Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu loài Trà hoa vàng (Camellia chrysantha) tại vườn thực nghiệm Khoa Sinh - KTNN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 54 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
===o0o===

PHẠM THỊ TUYẾT

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
VÀ CẤU TẠO GIẢI PHẪU LOÀI TRÀ HOA VÀNG
(CAMELLIA CHRYSANTHA) TẠI VƢỜN THỰC NGHIỆM
KHOA SINH - KTNN, TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ
Thị Lan Hƣơng

HÀ NỘI, 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
===o0o===

PHẠM THỊ TUYẾT

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
VÀ CẤU TẠO GIẢI PHẪU LOÀI TRÀ HOA VÀNG
(CAMELLIA CHRYSANTHA) TẠI VƢỜN THỰC NGHIỆM
KHOA SINH – KTNN, TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Sinh thái học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Đỗ Thị Lan Hƣơng

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận đƣợc hồn thành, bên cạnh sự cố gắng học hỏi, cầu thị của bản
thân trong suốt bốn năm học vừa qua, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô
TS. Đỗ Thị Lan Hƣơng đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt cả về kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng… trong quá trình nghiên cứu để tơi hồn thành khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn TS. Hà Minh Tâm cũng các thầy cô giáo trong
tổ thực vật, khoa Sinh - KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong q trình làm đề tài và hồn thiện khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những ngƣời đã động
viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Trong q trình nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế
nên tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của thầy cơ và các bạn sinh viên để
đề tài của tơi đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Phạm Thị Tuyết



LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ
CẤU TẠO GIẢI PHẪU LỒI TRÀ HOA VÀNG (CAMELLIA
CHRYSANTHA) TẠI VƯỜN THỰC NGHIỆM KHOA SINH - KTNN,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2” đƣợc hoàn thành dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Đỗ Thị Lan Hƣơng và sự cố gắng của bản thân. Tôi xin
cam đoan những kết quả trong khóa luận là kết quả nghiên cứu của bản thân
không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Nếu có gì sai sót tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận, tơi đã kế thừa thành
tựu của các nhà khoa học với sự trân trọng và biết ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Phạm Thị Tuyết


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu. .............................................................................. 2
3. Nội dung nghiên cứu. .............................................................................. 2
4. Ý nghĩa của đề tài. .................................................................................. 2
5. Bố cục khóa luận. ................................................................................... 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1. Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật trên thế giới. ........................... 4
1.2. Nghiên cứu hình thái giải phẫu thực vật ở Việt Nam. ............................. 6
1.3. Những nghiên cứu về loài cây Trà hoa vàng. ......................................... 8

1.3.1. Trên thế giới...................................................................................... 8
1.3.2. Ở Việt Nam....................................................................................... 9
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................11
2.1. Thời gian nghiên cứu...........................................................................12
2.2. Địa điểm nghiên cứu. ..........................................................................12
2.2.1. Vị trí địa lí. ......................................................................................12
2.2.2. Địa hình. ..........................................................................................12
2.2.3. Khí hậu. ...........................................................................................12
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu. .........................................................................13
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. ....................................................................13
2.4.1. Nghiên cứu ngoài thực địa. ...............................................................13
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm. .............................14
2.4.3 Phƣơng pháp kế thừa .........................................................................15
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. .......................................................16
3.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dƣỡng của loài Trà
hoa vàng....................................................................................................16


3.1.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của rễ lồi Trà hoa vàng. ......16
3.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu thân loài Trà hoa vàng ..........21
3.1.3. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của lá lồi Trà hoa vàng........28
3.2. Đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản (hoa và quả) loài Trà hoa vàng......33
3.2.1. Hình thái của hoa lồi Trà hoa vàng ..................................................33
3.2.2. Hình thái của quả lồi Trà hoa vàng ..................................................34
3.3. Giá trị tài nguyên của loài Trà hoa vàng. ..............................................35
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................42
1. Kết luận. ................................................................................................42
2. Đề nghị..................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................44



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 3. 1: Hình thái rễ Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết) ............................16
Hình 3. 2: Lát cắt ngang rễ cây Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết) ................17
Hình 3. 3. Một phần cấu tạo rễ sơ cấp Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết) ......18
Hình 3. 4: Cấu tạo thứ cấp cây Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết) ................19
Hình 3. 5: Một phần cấu tạo thứ cấp cây Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết). 19
Hình 3. 6: Một phần cấu tạo trụ giữa rễ Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết)....20
Hình 3. 7: Thân cây Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết). ...............................21
Hình 3. 8: Một phần cấu tạo thân sơ cấp cây Trà hoa vàng
(Nguồn: P.T Tuyết)...................................................................22
Hình 3. 9: Một phần cấu tạo trụ giữa thân cây Trà hoa vàng
(Nguồn: P.T Tuyết) ..................................................................24
Hình 3. 10: Lát cắt ngang vết lá cây Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết).........24
Hình 3. 11: Một phần vết lá Trà Hoa Vàng (Nguồn: P.T Tuyết) ...................24
Hình 3. 12: Một phần cấu tạo thân thứ cấp Trà hoa vàng
(Nguồn: P.T Tuyết). ..................................................................25
Hình 3. 13: Một phần cấu tạo thân cây Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết). ... 25
Hình 3.14: Một phần cấu tạo trụ giữa thân cây Trà hoa vàng
(Nguồn: P.T Tuyết). ..................................................................26
Hình 3. 15: Hình thái lá cây Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết) ....................28
Hình 3. 16: Cấu tạo cuống lá Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết). ..................29
Hình 3. 17: Một phần cấu tạo cuống lá Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết) ....29
Hình 3. 18: Một phần cấu tạo phiến lá cây Trà hoa vàng
(Nguồn: P.T Tuyết)...................................................................30
Hình 3.19: Cấu tạo biểu bì mặt dƣới phiến lá Trà hoa vàng
(Nguồn: P.T Tuyết)...................................................................30



Hình 3. 20: Cấu tạo gân chính lá Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết)..............32
Hình 3. 21: Một phần cấu tạo gân chính lá Trà hoa vàng
(Nguồn: P.T Tuyết)...................................................................32
Hình 3. 22: Một phần cấu tạo gân chính lá Trà hoa vàng
(Nguồn: P.T Tuyết). ..................................................................33
Hình 3. 23: Nụ và hoa cây Trà hoa vàng (Nguồn internet) ...........................33
Hình 3.24: Hình thái quả cây Trà hoa vàng (Nguồn internet). ......................34


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TN

: Thí nghiệm.

CNM

: Cây ngập mặn.

P.T Tuyết

: Phạm Thị Tuyết.


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, cơng nghệ hiện đại ngày càng phát triển chất lƣợng cuộc
sống cũng tăng do đó nhu cầu sử dụng của con ngƣời cao hơn. Do đó nhu
cầu sử dụng thuốc bằng các cây thảo dƣợc ngày càng nhiều. Nƣớc ta có 54
dân tộc anh em sống trên mọi miền của Tổ quốc, ở mỗi nơi ngƣời dân đều

có những tri thức bài thuốc sử dụng thuốc khác nhau, tiềm ẩn của nhiều cây
thuốc quý mà chúng ta chƣa biết đến. Số lƣợng cây thuốc đƣợc phát hiện
và nghiên cứu ngày càng nhiều, làm phong phú nguồn dƣợc liệu của nền y
học cổ truyền dân tộc. Phần lớn các cây thuốc đã đƣợc nghiên cứu thỏa
đáng đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn dƣợc liệu phục vụ cho việc chữa
bệnh của con ngƣời.
Trà hoa vàng (Camellia chrysantha), họ Chè (Theaceae), thuộc chi
Camellia là một trong những loài cây đƣợc dùng làm thuốc trong dân gian từ
rất lâu. Trà hoa vàng là thực vật chứa thành phần dinh dƣỡng cao nhất trong
tự nhiên. Ngoài tác dụng làm cảnh, cải thiện mơi trƣờng nó cịn có giá trị
dƣợc liệu rất quý. Trà hoa vàng đƣợc sử dụng nhƣ một loài cây cảnh quan,
các ứng dụng khác sử dụng các chất dinh dƣỡng trong lá, hoa cịn có tác dụng
hạ huyết áp, giảm tiểu đƣờng, hạ cholestrol, hạ mỡ máu, chống u bƣớu, tăng
cƣờng miễn dịch chƣa đƣợc khai thác do còn hạn chế về nguồn giống.
Gần đây Trà hoa vàng đã đƣợc sự chú ý của một số nhà khoa học và
nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh. Theo tiến sĩ John Welsburger - thành viên
cao cấp của tổ chức sức khỏe Hoa kỳ phát biểu “Dƣờng nhƣ những thành
phần chứa trong trà có khả năng làm giảm nguy cơ một số bệnh mãn tính nhƣ
đột quỵ, trụy tim, ung thƣ” [22].
Hiện nay, Trà hoa vàng đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc chặt phá
rừng bừa bãi và việc sử dụng tài nguyên, nếu khơng có kế hoạch bảo vệ và
đầu tƣ hợp lí thì chúng ta sẽ mất đi nguồn tài nguyên quý hiếm này.

1


Do nhu cầu sử dụng cây Trà hoa vàng ngày càng cao nên ở một số vùng
ngƣời dân đã tiến hành ƣơm trồng cây thuốc này theo kinh nghiệm chăm bón
và nhân giống trong dân gian, chất lƣợng và năng suất thu hoạch cây Trà hoa
vàng khơng cao.

Lồi Trà hoa vàng đã đƣợc biết đến từ rất lâu. Tuy nhiên nghiên cứu cả
hình thái và giải phẫu thì chƣa có nhiều. Để giúp cho những ngƣời quan tâm
đến Trà hoa vàng phân biệt chính xác lồi này, chúng tơi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài

“Bƣớc đầu nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo giải

phẫu lồi Trà hoa vàng (Camellia chrysantha) tại vƣờn thực nghiệm
Khoa Sinh - KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Mơ tả đặc điểm hình thái lồi Trà hoa vàng.
- Mơ tả hình thái và cấu tạo giải phẫu của cơ quan sinh dƣỡng (rễ, thân,
lá) loài Trà hoa vàng.
- Mơ tả đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản (hoa và quả) lồi Trà hoa
vàng.
- Trình bày giá trị sinh học của loài Trà hoa vàng.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các đặc điểm hình thái của loài Trà hoa vàng.
- Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo giải phẫu rễ, thân và lá loài Trà hoa vàng.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản (hoa và quả) loài Trà
hoa vàng.
- Nghiên cứu giá trị sinh học của loài Trà hoa vàng.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Bổ sung kiến thức về đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu và giá trị sinh
học của Trà hoa vàng. Cung cấp cho sinh viên và những ngƣời quan tâm một

2



thơng tin chính xác để tham khảo.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả của đề tài làm phong phú thêm dẫn liệu về hình thái, giải phẫu
để nhận biết lồi, thích nghi với bộ mơn: “Hình thái và giải phẫu học, Phân
loại thực vật, Sinh thái học….”. Phục vụ trực tiếp cho ngành y, dƣợc, sản xuất
và có giá trị kinh tế.
5. Bố cục khóa luận
Phần mở đầu: gồm 3 trang, từ trang 1đến trang 3.
Chƣơng 1: Tổng quan về tài liệu gồm 8 trang, từ trang 4 đến trang 11.
Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: từ trang 12 đến trang
15, gồm 4 trang.
Chƣơng 3: Kết quả và bàn luận gồm: từ trang 16 đến trang 41.
Kết luận và kiến nghị: gồm 2 trang từ trang 42 đến trang 43.
Tài liệu tham khảo: từ trang 44 đến trang 45.

3


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật trên thế giới
Thực vật là một trong nhƣng môn khoa học sinh học đƣợc rất nhiều tác
giả quan tâm và đi sâu vào nghiên cứu ngay từ ban đầu. Trong đó khoa học
nghiên cứu hình thái, giải phẫu học đƣợc phát triển tƣơng đối sớm và đóng
vai trị quan trọng. Cách đây 3000 năm các sách cổ của Trung Quốc nhƣ
“Kinh thi” đã mơ tả hình thái và giai đoạn sống của nhiều loài cây. Thế kỉ XI
trƣớc Công nguyên một pho sách cổ Ấn Độ “Su-sco- ru- ta”đã mơ tả hình
thái 760 lồi thuốc. Đến thế kỉ thứ III và VI trƣớc Công nguyên mới bắt đầu
có những hiểu biết có tính hệ thống về thế giới thực vật [16].
Thời kỳ Phục Hƣng, những nghiên cứu về thực vật ngày càng đƣợc tăng
lên. Tuy nhiên những nghiên cứu về thực vật của các nhà khoa học chỉ dựa

vào đặc điểm hình thái của cây.
Đặc biệt với sự phát minh kính hiển vi của Robert Hook ngƣời ta quan
sát đƣợc cấu tạo bên trong của thực vật điều mà trƣớc đó ngƣời ta khơng thể
nhìn thấy bằng mắt thƣờng. Cũng từ đây đã mở ra nhiều hƣớng mới trong
nghiên cứu về thực vật và đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu hình thái giải
phẫu học có giá trị ra đời.
Vào năm 1672 Grew đã sáng lập ra môn Giải phẫu thực vật và cùng với
Malpighi xuất bản quyền Giải phẫu thực vật. J.P.de Tournefort đã dựa vào
đặc điểm của tràng hoa, chia thành ba nhóm thực vật: cánh rời, cánh liền,
không cánh. Trong khi John Jay đã dựa vào cấu tạo của phôi, đặt cách phân
chia của thực vật thành Một lá mầm và Hai lá mầm.
Lineaus đã đƣa khái niệm về biến thái hình thái khi xem xét về nguồn
gốc của hoa lá, chồi của thực vật. Dựa vào đó nhà tự nhiên học ngƣời Đức
Goeth đã nâng lên thành học thuyết biến thái trong cơng trình “Thử giải thích
hiện tƣợng biến thái thực vật”. Theo ơng, sự thích nghi của thực vật với sự tác
động của môi trƣờng dẫn đến biến thái.

4


Giữa thế kỉ XIX cơng trình nghiên cứu về thực vật có hạt của
Hoffmeister đã xóa bỏ đƣợc ngăn cách giữa thực vật Hạt trần và Hạt kín. Ơng
cũng đã xác định quy luật chung cho thực vật trong chu trình sống dƣới sự
xen kẽ thế hệ giữa sinh sản vơ tính và sinh sản hữu tính góp phần quan trọng
trong việc giải thích sự tiến hóa của giới thực vật.
Năm 1784, Svendener đã chú ý đến việc áp dụng chức năng sinh lý khi
nghiên cứu giải phẫu thực vật. Năm 1884, Hanberclan đã phát triển hƣớng
nghiên cứu này trong tác phẩm “Giải phẫu sinh lý thực vật”.
Năm 1887, De Barry cho xuất bản tác phẩm “Giải phẫu so sánh các cơ
quan dinh dưỡng” trong đó mơ tả các loại mô của cơ thể thực vật. Cách phân

loại mô cong mang tính nhân tạo nhƣng cũng đánh dấu một bƣớc tiến bộ
trong việc nghiên cứu cấu trúc của cơ thể thực vật.
Cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, việc nghiên cứu về tế bào đã đƣợc
phát triển mạnh mẽ, Tchiliacov đã phát hiện ra sự phân chia gián tiếp của tế
bào và sau đó Gherasimov tìm đƣợc vai trò của tế bào. Năm 1898, Navasin đã
phát hiện ra q trình thụ tinh kép ở thực vật hạt kín. Nhờ sự phát minh ra
kính hiển vi điện tử ngƣời ta đã nghiên cứu đƣợc cấu trúc siêu hiển vi của tế
bào và đã tách việc nghiên cứu về tế bào thành một môn khoa học mới là tế
bào học.
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà sinh vật học Malpigi (ngƣời
Ý) và Grew (ngƣời Anh) đã công bố cơng trình nghiên cứu mang tên “Giải
phẫu thực vật” đƣợc xem là mở đầu cho khoa học giải phẫu hiện nay.
Vào nửa sau của thế kỉ XX việc nghiên cứu hình thái giải phẫu thực vật
học càng đƣợc đẩy mạnh và đƣợc áp dụng cho các ngành khác nhƣ phân loại,
sinh lý, sinh thái học thực vật. Các kết của nghiên cứu này đƣợc tập hợp trong
một số sách về giải phẫu thực vật của nhiều tác giả nhƣ “Giải phẫu các họ cây
Hai lá mầm và Một lá mầm” (1950, 1960, 1961) của C.R. Metcalefe và
L.Chalk, “Giải phẫu thực vật của Esau”…

5


Càng về sau này các tác giả càng đi sâu vào mô tả thành phần, cấu tạo
chi tiết các cơ quan sinh dƣỡng của cây. Takhtajan (1971) đã hệ thống hóa
nguồn gốc, sự tiến hóa của các cơ quan, các mơ của thực vật Hạt kín trong
cuốn “Những ngun lí tiến hóa hình thái của thực vật Hạt kín”. Kixeleva
(1977) mô tả khá kỹ cấu tạo giải phẫu cây Một lá mầm, cây Hai lá mầm và
một số hình thức biến thái của thân. Theo tác giả những cây leo có thân dài và
mềm dẻo. Tính mềm dẻo của chúng là do cấu tạo độc đáo của gỗ mà ra. Gỗ ở
cây leo khơng tạo thành vịng dày đặc thống nhất, mà bị phân cắt ra bởi các

tia tuỷ hay bởi các phần libe thành những vùng riêng biệt [11].
Nhƣ vậy những nghiên cứu về hình thái giải phẫu thực vật học ngày
càng phong phú đa dạng, đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhƣng các
vấn đề còn chung chung đặc biệt là về thực vật thân thảo và cây gỗ cịn rất
hạn chế.
1.2. Nghiên cứu hình thái giải phẫu thực vật ở Việt Nam
Việt Nam có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho thực vật nƣớc ta
đa dạng về số lƣợng cũng nhƣ thành phần lồi. Vì vậy nƣớc ta có hệ thực vật
đa dạng và nhân dân cũng có kiến thức về thực vật học khá phong phú. Lê
Quý Đôn (thế kỉ XVI) trong bộ “Vân đồi loại ngữ” đã mơ tả chi tiết khá
nhiều lồi cây.
Phan Ngun Hồng (1970) mơ tả hình thái và cấu tạo giải phẫu một số
cơ quan của các lồi ngập mặn theo hƣớng thích nghi với mơi trƣờng ngập
mặn của những loài cây ngập mặn ở Việt Nam. Năm 1999 với tác phẩm
“Rừng ngập mặn Việt Nam” tác giả đã mơ tả hình thái và nghiên cứu giải
phẫu các CNM một cách chi tiết các bộ phận cơ quan sinh dƣỡng và cơ quan
sinh sản để chứng minh khả năng thích nghi với mơi trƣờng ngập mặn. Theo
tác giả: Rễ CNM có hệ rễ hơ hấp với số lƣợng lớn, hệ thống mô mềm vỏ, mô
mềm ruột phát triển mạnh…; Thân có đặc trƣng nhất của phần gỗ CNM là số

6


mạch lớn, kích thƣớc mạch bé, thành mạch dày. Tính chất này giúp cây vận
chuyển nƣớc lên cao, nhanh hạn chế tác động của muối; Lá cây nhẵn bóng, có
lớp sáp cả hai mặt, lỗ khí thƣờng phân bố ở mặt dƣới. Trên lá có tuyến tiết
muối. Đặc biệt là có thêm từ 1 - 7 tầng hạ bì. Sống trong điều kiện yếm khí các
mơ xốp có tế bào xếp xít nhau nhƣng vẫn tạo ra khoảng trống chứa khí [8].
Nguyễn Khoa Lân (1980, 1996) nghiên cứu các đặc điểm giải phẫu thích
nghi cơ quan sinh dƣỡng của các lồi cây ngập mặn. Trong q trình nghiên

cứu 25 lồi CNM sống trong các điều kiện sinh thái khác nhau suốt từ Bắc
vào Nam. Tác giả kết luận: những rễ nằm trong đất thích nghi với việc chứa
khí, có mơ mềm xốp rất phát triển với các khoảng trống chứa khí lớn. Cấu
trúc mơ cơ phân bố đều khắp trong thân giúp chúng thích nghi với những tác
động thƣờng xuyên của sóng, gió, thủy triều.
Những năm gần đây việc nghiên cứu và giảng dạy mơn hình thái và giải
phẫu thực vật học đƣợc chú ý hơn trong các trƣờng phổ thông và đại học.
Năm 1980, Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản giáo trình: “Hình thái giải phẫu
thực vật” của Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Tề Chỉnh, cùng
với một số giáo trình khác nhƣ: “Hình thái học thực vật” của Nguyễn Bá…
đều mơ tả hình thái và giải phẫu chung của các cơ quan sinh dƣỡng, chƣa đi
sâu vào đối tƣợng lồi cụ thể về đặc điểm hình thái và giải phẫu thích nghi
của lồi [15].
Nguyễn Thị Hồng Liên (1999) nghiên cứu về sự thích nghi của cơ quan
sinh sản một số loài CNM. Trong nghiên cứu “Cấu tạo giải phẫu thích nghi
với cơ quan sinh sản của cây Trang” tác giả đã mô tả rất rõ ràng cấu tạo giải
phẫu cơ quan sinh sản từ khi là nụ hoa cho tới khi trụ mầm chính và rời khỏi
cây mẹ. Tác giả đã tìm ra đặc điểm thích nghi sinh sản trong cấu tạo giải phẫu
của một số cây họ Đƣớc trong điều kiện bãi lầy thƣờng xuyên chịu tác động
của sóng, gió, thủy triều [12].

7


Lê Xuân Tuấn (1999) nghiên cứu một số đặc điểm sinh trƣởng và giải
phẫu ở loài Bần chua, Trang, Tra làm chiếu tác giả đã mô tả đặc điểm chung
của thân cây hai lá mầm và chỉ ra một số sai khác. Trong đề tài này tác giả
không đề cập đến cấu tạo giải phẫu theo hƣớng thích nghi của các đối tƣợng
nghiên cứu trên.
Phan Thị Bích Hà (2002) nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu khả năng chuyển

cây ưa nước từ Miền Nam ra trồng trên một số rừng ngập mặn ở Miền Bắc”
tác giả đã chỉ ra đƣợc một số đặc điểm cấu trúc thích nghi với điều kiện hạn
sinh lí, chịu nhiều tác động cơ học nên lá cứng, dịn, yếu cơ học tăng, tế bào
biểu bì có thành dày, số lƣợng lá khí nhiều tăng cƣờng thốt hơi nƣớc hạn chế
sự đốt nóng lá và nghiên cứu về cấu tạo giải phẫu rễ, thân và lá của cây Dừa
nƣớc ở các vùng khác nhau.
Ngoài các nghiên cứu của tác giả trên các nghiên cứu về hình thái, giải
phẫu thích nghi phù hợp với chức năng của cơ quan dinh dƣỡng cũng đã đƣợc
nghiên cứu một cách cụ thể .
Đỗ Thị Lan Hƣơng (2004) “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo
giải phẫu thích nghi với chức năng của một số cây trong họ Bầu bí
(Cucurbitacsae), Củ nâu (Dioscoreaceae) và Khoai lang (Convolvulaceae)’’,
Luận văn thạc sĩ khoa học Sinh học; Năm 2012, “Nghiên cứu đặc điểm hình
thái và cấu tạo giải phẫu một số loại cây dây leo ở khu vực Bắc Việt Nam’’,
Luận án tiến sĩ [10].
Tác giả Nguyễn Văn Quyền (2008) “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải
phẫu thích nghi và sinh lý của một số loài thuộc họ Cau”.
1.3. Những nghiên cứu về loài Trà hoa vàng
1.3.1. Trên thế giới
Vào những năm 60 của thế kỉ XX, lần đầu tiên Trà hoa vàng đƣợc tìm
thấy ở Quảng Tây, Trung Quốc và đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà khoa học.

8


Từ đó nó đƣợc các nƣớc quan tâm nghiên cứu vì nó có một số cơng dụng đặc
biệt. Trà hoa vàng là một chi thực vật có nhiều chủng loại phong phú, có
nhiều tác dụng, theo thống kê trên thế giới có khoảng trên 300 lồi và nhiều
biến chủng khác nhau [21].
Trong lá Trà hoa vàng có chứa nhiều nguyên tố vi lƣợng nhƣ

Germanium (Ge), Selenium (Se), Mangan (Mn), Molypden (Mo), Kẽm (Zn),
vanadium ….các hợp chất trong lá Trà hoa vàng có tác dụng hạ huyết áp,
giảm tiểu đƣờng, hạ cholesterol, hạ mỡ máu, chống u bƣớu, tăng cƣờng hệ
miễn dịch và kéo dài tuổi thọ. Nghiên cứu lâm sàng chứng tỏ Trà hoa vàng
giúp giảm mỡ máu rõ rệt hơn alpha - Napthothiourea. Thuốc đã đƣợc thế giới
công nhận giúp giảm mỡ máu [22]. Ông Lipuren, chuyên gia y học dân tộc
nổi tiếng của Trung Quốc, một trong những cơng trình nghiên cứu đã đƣợc
khẳng định Trà hoa vàng “có những cơng dụng vơ giá”.
Trung Quốc đã xây dựng đƣợc khu bảo tồn gen các loại Trà hoa vàng (trên
20 loài và biến chủng) và đi sâu nghiên cứu các mặt cấu tạo gỗ, nhiễm sắc thể,
đặc trƣng hình thành phấn hoa nhân giống và lai giống Trà hoa vàng [14].
Ngoài ra, các nghiên cứu nƣớc ngoài cũng chỉ ra rằng, Trà hoa vàng cịn
có khả năng hấp thu CO2, H2S, Cl, FI và các thể khí độc hại khác, có tác dụng
bảo vệ mơi trƣờng mạnh, làm sạch khơng khí.
1.3.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam Trà hoa vàng có thể tìm thấy tại các tỉnh Trung Du và Miền
núi phía Bắc nƣớc ta nhƣ Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai, Cúc Phƣơng, …..
chúng thƣờng mọc ở độ cao 300 - 800m so với mặt biển, phần lớn là rừng thứ
sinh, xen giữa các nƣơng rẫy, ở một số địa phƣơng quá dốc hoặc một số nơi
đá lộ ra nhiều, ven khe suối cạn [21].
Mặc dù đã phát hiện Trà hoa vàng gần một thế kỷ nhƣng đến nay công
tác bảo tồn chƣa đƣợc chú ý, việc nghiên cứu và ứng dụng hầu nhƣ còn bỏ

9


ngỏ. Khơng chỉ hai lồi Trà hoa vàng có tên trong sách đỏ Việt Nam mà hàng
chục loài Trà hoa vàng khác đều đang trong tình trạng nguy cấp. Trƣớc mắt,
chủ yếu là bảo tồn tại chỗ, đồng thời nghiên cứu di thực về trồng khả nghiệm
tại Đà Lạt, Vƣờn Quốc gia Tam Đảo, …. Trong tƣơng lai để bảo tồn và quản

lý bền vững nguồn gen quý hiếm này, cần tập trung nghiên cứu và nhân giống
để bảo tồn với quy mơ lớn.
Đỗ Đình Tiến (2000) đã nghiên cứu về nhân giống bằng hom cũng
đƣợc thực hiện cho loài C. petelotii, C. tonkinensis và C. euphlebia đạt tỉ lệ
ra rễ từ 70%-86% [7]. Theo thống kê hiện nay có khoảng 169 loài trà, chia
làm 4 á chi và nhiều biến chủng. Việt Nam có khoảng 26 lồi trà chủ yếu ở
miền Bắc. Trong những năm gần đây nhiều nhà nghiên cứu nƣớc ngoài (Úc,
Pháp, Anh, ….) đã tới Việt Nam tìm hiểu và nghiên cứu về các giống đặc
biệt là Trà hoa vàng.
Trà hoa vàng lần đầu tiên đƣợc ngƣời Pháp phát hiện ở miền Bắc nƣớc ta
năm 1910, nhƣng cho đến nay những công tác về Trà hoa vàng khơng đáng
kể. Theo ƣớc tính ở nƣớc ta có khoảng gần 20 loài khác nhau. Những năm 90
của thế kỉ XX, Trà hoa vàng mới đƣợc quan tâm mới đƣợc điều tra nghiên
cứu về hình thái phân loại Trà hoa vàng [21].
Nghiên cứu về nhân mã hóa rARN 5.8s về loài trà hoa vàng C. petelotii
của vƣờn quốc gia Tam Đảo đƣợc thực hiện bởi Nguyễn Thị Nga và cộng sự
(2003) với mục đích xác định chính xác phân loại loài này với loài C.
chrysantha của Trung Quốc. Kết quả cũng chỉ dừng ở việc tách chiết đƣợc
AND tổng số và đã nhân đƣợc đoạn gen mã hóa rARN 5, 8s ở loài trà C.
petelotii với cặp mồi thiết kế đặc hiệu cho chi Camellia cịn cụ thể lồi
C.petelotii và C. chrysantha ở Trung Quốc có phải là cùng một lồi hay
khơng thì chƣa thấy đề cập [14].

10


Viện dƣợc liệu (bộ Y tế ) có cơng trình “Bước đầu khảo sát về thành
phần hóa học của một số loài Trà hoa vàng Camellia spp. ở Việt Nam’’. Kết
quả của đề tài khoa học này cũng mới chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn là xác
định đƣợc một số nhóm chất của 5/20 loại Trà hoa vàng bằng phƣơng pháp

sắc kí lớp mỏng.
Gần đây đề tài “Nghiên cứu khả năng bảo tồn ngoại vi (Ex situ) và nhân
giống một số loài Trà hoa vàng nhằm bảo vệ và phát triển” đã đƣợc thực hiện
cho hai loài C. tonkinensis C. euphlebia. Đề tài đã tìm hiểu điều kiện sống và
làm cơ sở cho việc xác định các biện pháp kĩ thuật gây trồng nó sau này.
Trên báo Lâm Đồng điện tử số ra ngày 6/8/2008 của tác giả Sơn Tùng
(2008) có tiêu đề “Camellia - siêu trà bị lãng quên” cho biết các công dụng về
giá trị dƣợc học của trà hoa vàng và cũng chỉ ra mức khai thác đúng mức tài
nguyên này ở Việt Nam còn bị bỏ ngỏ [21].
Theo cơng trình nghiên cứu của Phạm Hồng Hộ (2000) trong “Cây cỏ
Việt Nam” đã đƣa ra một số đặc điểm để nhận biết loài trà hoa vàng C.
chrysantha [8].
Phân bố: đƣợc phân bố ở Việt Nam chủ yếu là ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
và một số ít ở các tỉnh khác (Lâm Đồng, Tuyên Quang, Cúc Phƣơng, ….).
Ngồi ra cịn ở Trung Quốc.

11


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu
Tháng 8/2015 đến tháng 2/2017.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Vƣờn thực nghiệm khoa Sinh – KTNN Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2, phƣờng Xuân Hòa, thị xã Phúc n, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phịng thí nghiệm giải phẫu thực vật, Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2.
2.2.1. Vị trí địa lí
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ Sông Hồng thuộc Trung Du
và miền núi phía Bắc có tọa độ 20008’đến 20019’ vĩ độ Bắc; 105o109’ đến

105047’ kinh độ Đơng. Diện tích tự nhiên tính đến 31/12/2008 là 1.231, 6km2,
dân số là 1014488 ngƣời. Vĩnh Phúc tiếp giáp với các tỉnh: phía Tây Bắc tiếp
giáp với Tun Quang; phía Đơng Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Ngun; phía
Đơng Nam giáp với thành phố Hà Nội; phía Tây giáp với tỉnh Phú Thọ.
2.2.2. Địa hình
Địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam chia tỉnh thành ba vùng
có địa hình đặc trƣng đồng bằng, gị đồi, núi thấp và trung bình. Vùng đồng
bằng bao gồm phù sa mới và phù sa cũ. Địa hình đồi núi với diện tích là
24.900ha đây là vùng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và
hoa màu kết hợp với chăn ni gia súc. Địa hình núi thấp và núi trung bình có
diện tích tự nhiên là 56.300 ha, địa hình vùng núi phức tạp có nhiều sông
suối. Đây là ƣu thế của tỉnh Vĩnh Phúc so với các tỉnh quanh Hà Nội, vì có
nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung và
các khu du lịch sinh thái.
2.2.3. Khí hậu.
Vĩnh Phúc nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm

12


của vùng khí hậu Trung Du miền núi phía Bắc.
Nhiệt độ trung bình năm là 23,5 - 250C nhiệt độ thấp nhất là 38,50C,
nhiệt độ thấp nhất là 20C. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của yếu tố địa hình nên có
sự chênh lệnh khá lớn về nhiệt độ giữa vùng núi và vùng đồng bằng. Vùng
Tam Đảo có độ cao 1.000m so với mực nƣớc biển, nhiệt độ trung bình năm là
18, 40C.
Lƣợng mƣa: lƣợng mƣa trung bình năm đạt 1.400 - 1.600mm, trong đó
lƣợng mƣa trung bình năm của vùng Đồng bằng và vùng Trung du đo đƣợc
tại trạm Vĩnh yên là 1.323,8mm vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2140mm.
Lƣợng mƣa phân bố không đồng đều trong năm tập trung chủ yếu từ tháng

5 - 10 chiếm 80% tổng lƣợng mƣa của cả năm. Mùa khô từ tháng 11 năm nay
đến tháng 4 năm sau chiếm 20% tổng lƣợng mƣa trong năm.
Độ ẩm khơng khí: độ ẩm bình quân cả năm là 83% nhìn chung độ ẩm
của các tháng trong năm không chênh lệch nhiều giữa các vùng núi Trung Du
và đồng bằng. Lƣợng bốc hơi nƣớc trong năm bình quân là 1.040mm.
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Các cá thể thuộc loài Trà hoa vàng (Camellia chrysantha) đƣợc trồng tại
vƣờn thực nghiệm sinh học của Khoa Sinh - KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2 (Mẫu do vƣờn thuốc Tam Đảo cung cấp).
Loài Trà hoa vàng (Camellia chrysantha), họ Chè (Theaceae), bộ Chè
(Theaces), phân lớp Sổ (Dilleniidea).
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu ngoài thực địa
Lấy loài Trà hoa vàng đƣợc gieo từ hạt ƣơm trồng trong bầu đất từ 3 - 4
tháng tuổi có chiều cao từ 30 - 35 cm trồng ở vƣờn sinh học.

13


2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm
* Phƣơng pháp làm tiêu bản hiển vi để quan sát cấu trúc cơ quan bộ phận.
- Mẫu vi phẩu sau khi cắt đƣợc ngâm ngay vào nƣớc javen khoảng
15 - 20 phút.
- Rửa sạch mẫu bằng nƣớc cất và ngâm mẫu vào trong axit axetic
trong 5 phút.
- Rửa lại bằng nƣớc cất.
- Đƣa mẫu nhuộm trong dung dịch xanh metylen trong 30 giây đến 1 phút.
- Lấy mẫu ra rửa sạch bằng nƣớc cất.
- Nhuộm mẫu trong dung dịch carmin khoảng 20 phút đến 2 giờ.
- Lấy mẫu ra rửa sạch bằng nƣớc cất.

- Đƣa mẫu vật lên kính hiển vi quan sát.
- Ghi lại hình ảnh quan sát đƣợc bằng máy ảnh kỹ thuật số nối với kính
hiển vi quang học.
* Phƣơng pháp quan sát biểu bì lá.
- Bóc biểu bì lá để quan sát hiển vi, đun mẫu lá trong dung dịch HNO3
loãng 1 - 2 phút, cho đến khi lá có màu vàng và có nhiều bọt khí trên bề mặt
thì dừng lại.
- Lấy mẫu ra rửa sạch bằng nƣớc cất.
- Đƣa mẫu lá vào đồng hồ đựng nƣớc cất.
- Dùng kim mũi mác tách hai lớp biểu bì trên và dƣới ra.
- Dùng đầu bút lơng đánh nhẹ trên bề mặt (mặt trong của biểu bì) mẫu đã
đƣợc tách để rửa sạch phần thịt lá.
- Nhuộm mẫu bằng dung dịch xanh metylen từ 30 giây đến 1 phút.
- Lấy mẫu ra rửa sạch bằng nƣớc cất.
- Đặt mẫu lên lam kính tiến hành quan sát bằng kính hiển vi.

14


2.4.3 Phƣơng pháp kế thừa
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả về thông tin, tự liệu và số
liệu kết quả liên quan đến đề tài mà các cơng trình nghiên cứu đã báo cáo
tổng kết cơng khai công bố đăng tải trên các phƣơng tiện truyền thông.

15


Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dƣỡng của lồi
Trà hoa vàng

3.1.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của rễ loài Trà hoa vàng
3.1.1.1. Đặc điểm hình thái của rễ lồi Trà hoa vàng
Rễ là cơ quan dinh dƣỡng của cây, cùng với thân nó tạo thành một trục
thống nhất của cây. Rễ có khả năng phân nhánh, do đó với thể tích tƣơng đối
nhỏ nhƣng có diện tích bề mặt lớn, đảm bảo u cầu cung cấp nƣớc và muối
khoáng cho cây.
Sau khi kết thúc thời gian nghiên cứu chúng tôi nghiên cứu các đặc điểm
hình thái và cấu tạo của rễ lồi Trà hoa vàng. Qua quan sát chúng tôi thấy rễ
Trà hoa vàng tƣơng đối cứng do thành phần cấu tạo hóa gỗ có màu nâu đen.
Rễ cây Trà hoa vàng có dạng rễ cọc, rễ bên phát triển mạnh giúp hấp thụ tối
đa lƣợng nƣớc và muối khống trong đất.

Hình 3.1: Hình thái rễ loài Trà hoa vàng (Nguồn P.T Tuyết)

3.1.1.2. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu của rễ loài Trà hoa vàng
Cấu tạo giải phẫu của rễ loài Trà hoa vàng mang những đặc điểm cấu tạo
cơ bản của rễ cây Hai lá mầm.

16


×