Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết ngôn tình (Khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu của văn học Trung Quốc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************

LƯƠNG THỊ LỆ

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH
(KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM
TIÊU BIỂU CỦA VĂN HỌC TRUNG QUỐC)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc tôi xin gửi lời
cảm ơn tới ThS. Nguyễn Thị Vân Anh – người trực tiếp hướng dẫn, tận tình
chỉ bảo để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo trong
khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận văn học đã giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận của mình.
Mặc dù có những cố gắng tìm tòi nhất định, song khóa luận không
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả khóa luận rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của tất cả các thầy cô và các bạn sinh viên.
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2017


Sinh viên

Lương Thị Lệ


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trục tiếp của ThS.
Nguyễn Thị Vân Anh. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
- Những tư liệu được sử dụng trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không thể trùng khít với bất kì công trình
nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Lương Thị Lệ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 5
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH .......................... 6
1.1. Khái niệm tiểu thuyết ngôn tình.............................................................. 6

1.2. Nguồn gốc tiểu thuyết ngôn tình............................................................. 6
1.3. Phân loại tiểu thuyết ngôn tình ............................................................... 7
1.4. Sự phát triển của tiểu thuyết ngôn tình tại Việt Nam ............................. 9
Chương 2. ĐỀ TÀI, CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT .................................. 13
2.1. Đề tài ..................................................................................................... 13
2.1.1. Tình yêu khác giới ........................................................................... 13
2.1.2. Tình yêu đồng giới .......................................................................... 16
2.1.3. Tình yêu “dị” giới........................................................................... 19
2.2. Cốt truyện .............................................................................................. 21
2.2.1. Cốt truyện theo mô hình: hội ngộ - li tán – đoàn tụ ....................... 22
2.2.2. Cốt truyện tuyến tính....................................................................... 25
2.3. Nhân vật ................................................................................................ 28
2.3.1. Loại hình nhân vật .......................................................................... 29
2.3.2. Đặc điểm nhân vật .......................................................................... 36
Chương 3. KẾT CẤU VÀ NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT ................................. 46


3.1. Kết cấu .................................................................................................. 46
3.1.1. Kết cấu theo mô típ 5 chặng ........................................................... 46
3.1.2. Kết cấu quá khứ và hiện tại đan xen............................................... 49
3.2. Ngôn ngữ............................................................................................... 52
3.2.1. Ngôn ngữ đậm chất lãng mạn, bay bổng ........................................ 53
3.2.2. Ngôn ngữ giàu chất triết lý ............................................................. 56
3.2.3. Ngôn ngữ biểu thị yếu tố tình dục và nhục thể ............................... 59
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Đời sống ngày một nâng cao, yêu cầu về học thức của mỗi con người
ngày càng cần thiết. Phương tiện để học hữu hiệu, đạt kết quả tốt nhất đó
chính là sách. Sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân
cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu nói rằng: Sách là
ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
Sách không chỉ cung cấp kiến thức mà nó còn chứa đựng những tư
tưởng nhân văn, ý nghĩa sâu xa khiến người ta phải ngẫm nghĩ. Không chỉ
vậy sách còn là món ăn tinh thần trong cuộc sống, tô điểm chút thi vị cho
cuộc sống giúp ta cảm thấy thoải mái và yêu đời hơn. Tuy nhiên, để đạt được
hiệu quả tốt, cần phải có những quyển sách hay, phù hợp với lứa tuổi và việc
vần chú trọng nhiều đó chính là cách chọn sách. Yêu cầu này đã dẫn đến khái
niệm văn hóa đọc trong công chúng.
Hiện nay một vấn đề được đặt ra cho xã hội đó là văn hóa đọc của các
bạn trẻ trong thời đại mới đang có sự chuyển biến lớn. Thay vì đọc sách
nghiên cứu, học thuật thì có một bộ phận lớn các bạn trẻ săn lung và tìm đọc
tiểu thuyết ngôn tình. Theo một số khảo sát trong khoảng 10 năm gần đây,
tiểu thuyết ngôn tình nổi lên ở Việt Nam như một hiện tượng thu hút đông
đảo lượng người quan tâm, từ những người nghiên cứu chuyên nghiệp đến
các bạn đọc đại chúng. Tại các nhà sách, những cuốn tiểu thuyết ngôn tình
luôn là những cuốn sách được các bạn trẻ tìm mua nhiều nhất. Vì thế hiện
nay, ở bất cứ nhà sách nào chúng ta cũng đều dễ dàng nhìn thấy những kệ
sách bày bán tiểu thuyết ngôn tình, mà chủ yếu là tiểu thuyết ngôn tình Trung
Quốc chiếm một diện tích khá lớn, thậm chí ở một số nhà sách diện tích bày
bán còn lớn hơn so với những kệ sách văn học, ngoại ngữ, kinh tế... Dù trào
lưu ngôn tình từ khi xuất hiện cho đến nay đã đã tạo nên rất nhiều những

1


tranh cãi nhưng sức hút của ngôn tình theo từng ngày vẫn chưa có dấu hiệu

giảm nhiệt.
Vậy tại sao ngôn tình lại được bạn đọc đặc biệt là các bạn trẻ chào đón
nồng nhiệt như vậy? Ảnh hưởng của loại sách này đến bạn đọc như thế nào?
Chúng ta có cần định hướng lại văn hóa đọc cho các bạn trẻ và định hướng
bằng cách nào?
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Đặc trưng cơ
bản của tiểu thuyết ngôn tình (Khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu của
văn học Trung Quốc)”. Nghiên cứu đề tài này một mặt mang lại cho tác giả
khóa luận những hiểu biết cần thiết về thể loại tiểu thuyết ngôn tình. Một mặt
khác, qua đó cũng giúp chúng tôi trả lời được câu hỏi đã đặt ra ở trên.
2. Lịch sử vấn đề
Hiện nay bên cạnh dòng văn học chính thống, một vài bạn đọc trẻ tìm
đến văn học mạng như một thú giải trí, món ăn tinh thần nhẹ nhàng, đôi khi
có phần rời xa thực tế. Dòng văn học này bắt nguồn từ Trung Quốc, mà người
ta vẫn thường gọi là “ngôn tình”. Tiểu thuyết ngôn tình ngày nay đang tạo nên
một “cơn sốt” trong giới trẻ, đồng thời trở thành tâm điểm của nhiều cuộc
tranh luận. Đã có rất nhiều các nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn hóa,
nhà quản lý, nhà văn, nhà báo đưa ra những nhận xét, đánh giá trái chiều về
vai trò và tác động của tiểu thuyết ngôn tình tại Việt Nam.
Trên báo Người đưa tin – cơ quan của Hội Luật gia Việt Nam trong
chuyên mục “Thời sự - Xã hội” có bài viết “Cảnh báo truyện ngôn tình tạo xu
hướng lệc lạc cho giới trẻ” đăng ngày 27-12-2012.
Trên trang Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, bản tin số 260, chuyên
mục “Dọc đường văn học” có bài viết “Văn học trẻ và nguy cơ ngôn tình
hóa” đã đưa ra những ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình không chỉ với
người đọc mà còn ảnh hưởng tới những tác giả văn học trẻ Việt Nam.

2



Trên diễn đàn Dân trí Việt Nam trong chuyên mục “Văn hóa” đăng
ngày 23-05-2014, bài viết “Truyện ngôn tình Trung Quốc – “độc dược” bằng
chữ” cũng phân tích và chỉ ra tác hại của tiểu thuyết ngôn tình.
Trên trang website của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, chuyên mục
“Lăng kính văn hóa” đăng ngày 05-06-2014 đã đưa ra lời cảnh báo “Cần cẩn
trọng với ngôn tình”. Bài viết đã lý giải nguyên nhân vì sao ngôn tình hấp dẫn
bạn đọc và đưa ra lời cảnh báo, kêu gọi sự quan tâm và có những định hướng
trong công tác quản lý dòng văn học không chính thống này.
Gần đây nhất trên trang website của báo Văn nghệ quân đội, chuyên
mục “Bình luận văn nghệ” đăng ngày 12-11-2016 cũng đưa ra bài viết “Tiểu
thuyết ngôn tình Trung Quốc tại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa đại chúng”.
Bài viết này đã nhìn nhận tiểu thuyết ngôn tình như là một hiện tượng văn hóa
đại chúng từ đó chỉ ra hạn chế và những khía cạnh tích cực của ngôn tình.
Bên cạnh đó, hàng loạt các báo như Thanh niên, Công an nhân dân,
Thể thao văn hóa... cũng có các bài viết đánh giá và cảnh báo về ảnh hưởng
của tiểu thuyết ngôn tình. Tuy nhiên, đó đều là những nhận xét, đánh giá
chung chung, thiếu cụ thể. Đáng chú ý là hầu hết các ý kiến đó đều có cái
nhìn tiêu cực về thể loại này. Do vây, khóa luận này sẽ đi sâu nghiên cứu để
tìm ra những nét đặc trưng của thể loại tiểu thuyết ngôn tình. Trên cơ sở đó,
chúng tôi bước đầu lí giải vì sao tiểu thuyết ngôn tình lại có sức hấp dẫn đối
với các bạn trẻ, đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục mặt tiêu cực cũng như
phát huy những tác động tích cực của tiểu thuyết ngôn tình đối với đời sống
văn hóa hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu về tiểu thuyết ngôn tình và một số tác phẩm
ngôn tình cụ thể, chúng tôi muốn rút ra những đặc trưng cơ bản nhất của tiểu

3



thuyết ngôn tình, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục mặt tiêu cực cũng như
phát huy những tác động tích cực của tiểu thuyết ngôn tình đối với đời sống
văn hóa hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết ngôn tình trên một số bình
diện cơ bản. Trên cơ sở đó, tác giả khóa luận nêu lên những biểu hiện đặc thù
của tiểu thuyết ngôn tình so với tiểu thuyết truyền thống; chỉ ra những mặt
tích cực và hạn chế của thể loại này đối với đời sống văn hóa và văn học.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc trưng cơ bản về nội dung
và nghệ thuật của tiểu thuyết ngôn tình: đề tài, cốt truyện, nhân vật, kết cấu và
ngôn từ nghệ thuật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung khảo sát và phân tích một số tác phẩm tiểu thuyết
ngôn tình tiêu biểu của văn học Trung Quốc như:
- Bên nhau trọn đời, Yêu em từ cái nhìn đầu tiên – Cố Mạn
- Nhắm mắt lại khi anh đến, Độc quyền chiếm hữu – Đinh Mặc
- Ai sẽ theo em đến cuối cuộc đời, Ai hiểu được lòng em? – Lục Xu
- Đạo tình, Thú phi – Chu Ngọc
- Thượng Ẩn – Sài Kê Đản
- Bất khả kháng lực – Lam Lâm
- Mãi mãi là bao xa, Nụ hôn của sói, Ngủ cùng sói – Diệp Lạc Vô Tâm
- Song phi yến – Lạc Khuynh
- Phù sinh nhược mộng – Lưu Diên Trường Ngưng
- Mối tình đầu – Cửu Dạ Hồi
- Sẽ có thiên thần thay anh yêu em – Minh Hiểu Khê

4



- Hóa ra anh vẫn ở đây – Tân Di Ổ
- Quỷ Vương kim bài sủng phi – Chá Mễ Thố
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích tác phẩm và nhân vật.
- Phương so sánh, tổng hợp các nguồn tư liệu.
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận là công trình nghiên cứu có hệ thống về đặc trưng cơ bản
của tiểu thuyết ngôn tình. Từ đó bước đầu lý giải nguyên nhân, đề xuất giải
pháp phát huy tính tích cực và hạn chế tính tiêu cực của thể loại này trong đời
sống văn hóa đại chúng.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được
triển khai theo các chương sau:
Chương 1: Khái quát về tiểu thuyết ngôn tình
Chương 2: Đề tài, cốt truyện và nhân vật
Chương 3: Kết cấu và ngôn từ nghệ thuật

5


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH
1.1. Khái niệm tiểu thuyết ngôn tình
Khái niệm “ngôn tình” xuất phát từ những năm đầu thế kỉ XXI trên các
trang văn học mạng Trung Quốc. “Ngôn tình” là một từ gốc Hán Việt, “ngôn”
nghĩa là từ ngữ, “tình” ở đây chính là tình yêu, tình cảm, là ái tình. Như vậy

tiểu thuyết ngôn tình cắt nghĩa ra chính là dòng tiểu thuyết bàn về tình yêu mà
thường là tình yêu đôi lứa.
1.2. Nguồn gốc tiểu thuyết ngôn tình
Trung Quốc được biết đến là một trong những quốc gia có nền văn học
nói chung, thể loại tiểu thuyết nói riêng phát triển đến trình độ cao. Không chỉ
nổi tiếng với các nhà văn với các tác phẩm thuộc dòng văn học chính thống
mà Trung Quốc còn cho ra đời nhiều nhánh tiểu thuyết nhỏ cũng rất phát triển
trong đó có tiểu thuyết ngôn tình.
Tiểu thuyết ngôn tình không phải mới xuất hiện ở Trung Quốc như
nhiều người lầm tưởng, trái lại nó là một “mạch ngầm ngàn năm” trong dòng
chảy văn học của quốc gia này. Dấu hiệu đầu tiên của thể loại này là Tư Mã
Tương Như liệt truyện trong Sự kí Tư Mã Thiên. Truyện đề cập đến mối tình
phong hoa tuyết nguyệt giữa Trác Văn Quân và Tư Mã Tương Như. Đến đời
Đường, Trung Quốc nở rộ những truyện truyền kì tình yêu như Oanh Oanh
truyện (Nguyễn Chuẩn), Li hồn kí (Trần Huyền Hựu), Lí Oa truyện (Bạch
Hành Gian), Hoắc Tiểu Ngọc truyện (Tưởng Phòng)… Đây đều là những
truyện tình li kì, được lưu truyền rộng rãi. Đời Tống – Nguyên, truyện truyền
kì lại một lần nữa chứng tỏ sức hấp dẫn của nó với Tiễn đăng tân thoại của
Cù Hựu. Tiễn đăng tân thoại có khá nhiều truyện miêu tả tình yêu, chuyện
phòng the táo bạo… Đến đời Minh – Thanh, truyện truyền kì được thay thế

6


bằng tiểu thuyết tài tử - giai nhân. Độc giả thời kì này vô cùng hâm mộ các
tiểu thuyết có motip trên như Ngọc Kiều Lê, Kim Vân Kiều truyện, Định Tình
Nhân, Phi hoa diễm tưởng… Cuối đời Thanh, tiểu thuyết tài tử giai nhân suy
yếu, nhường chỗ cho một thể loại khác cũng mang phong vị của tình yêu là
tiểu thuyết uyên ương hồ điệp. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng:
“Tác giả phái uyên ương hồ điệp phần lớn lấy đề tài hôn nhân, tình yêu, viết

các mối tình trai gái không xa rời nhau như một đôi bướm, một cặp uyên
ương. Đó là một thể loại tiểu thuyết giai nhân mới, chịu ảnh hưởng của tiểu
thuyết giai nhân thời Minh – Thanh và các tác phẩm chủ nghĩa cảm thương
của giai cấp tư sản nước ngoài…”. Như vậy về bản chất dòng tiểu thuyết này
cũng là viết về những câu chuyện tình yêu, có điều tình yêu ở đây được viết
theo một hình thức mới hơn. Bước sang thế kỉ XXI, tiểu thuyết ngôn tình ra
đời tiếp nối tiểu thuyết tài tử giai nhân và tiểu thuyết uyên ương hồ điệp. Các
tác giả viết ngôn tình nổi tiếng có thể kể đến như Tân Di Ổ, Đồng Hoa, Tào
Đình, Cố Mạn, Đường Thất Công Tử, Phỉ Ngã Tư Tồn, Lâm Dịch Nhi, Minh
Hiểu Khê, Diệp Lạc Vô Tâm, Diệp Tử…
Như vậy, khi đặt tiểu thuyết ngôn tình vào dòng chảy lịch sử của nó
thì ngày nay ngôn tình chỉ là sự nối dài đại chúng của những câu chuyện tình
yêu luôn là đề tài vĩnh cửu của văn học không chỉ của Trung Quốc mà của
cả văn học toàn thế giới. Có khác giữa các dòng chảy thuộc các giai đoạn
này là tình yêu được thể hiện, được chuyển từ hình thức này sang hình thức
khác, bằng ngôn ngữ hàn lâm sang cao sang, hay bằng ngôn ngữ bình dân
đại chúng mà thôi.
1.3. Phân loại tiểu thuyết ngôn tình
Ngôn tình rất đa dạng, có đến hơn 50 loại ngôn tình với rất nhiều thuật
ngữ: dòng cổ đại (nói chuyện xưa), dòng đô thị hiện đại (nói chuyện hiện đại),
dòng xuyên không, dòng võng du….

7


Song về cơ bản có thể phân loại ngôn tình theo hai tiêu chí: thể loại và
kết thúc truyện.
Theo thể loại, ngôn tình gồm các thể loại chủ yếu: đam mỹ, xuyên
không, võng du, huyền nhuyễn, cổ đại, bách hợp, hiện đại, trọng sinh.
Xuyên không là thể loại tiểu thuyết mà trong đó các nhân vật chính vì

một lí do nào đó đã đi đến một khoảng thời gian, không gian, một thời đại
khác so với thời đại mà họ đang sống. Xuyên không có hai loại:
Loại 1: khi xuyên qua chỉ có linh hồn xuyên đến một thời đại khác.
Loại 2: cả thể xác và linh hồn đều xuyên qua đến một thời đại khác.
Có thể là hiện đại xuyên qua về cổ đại, hoặc ngược lại từ cổ đại về hiện
đại… Nhân vật chính sau khi xuyên qua thành nữ vương, hoàng hậu, công
chúa, tiểu thư, thái tử phi… gọi chung là tầng lớp quý tộc; hoặc thành nô tỳ, nữ
bộc, ngốc tử, vô diệm,… những con người bình thường không có gì nổi bật.
Đam mĩ là tình yêu đồng giới của đàn ông.
Bách hợp là tình yêu đồng giới giữa nữ và nữ.
Võng du là thể loại truyện thuộc dạng khoa học viễn tưởng, lấy bối
cảnh thường là các game online trên mạng với công nghệ cao, hình ảnh chất
lượng cao, kỹ sảo đồ sộ, mức chân thật cao, kỳ ảo, giàu chí tưởng tượng.
Nhân vật nữ chính trong võng du thường có nhân vật game online với level
cao hoặc thấp (tùy truyện) với kỹ năng cố định, thường lên level nhanh gặp
nam chính trong game rồi gặp và yêu nhau ngời đời thật.
Cổ đại là thể loại truyện lịch sử, bối cảnh thường là các giai đoạn lịch
sử Trung Quốc, hoặc là một khoảng thời gian lịch sử không rõ ràng, không có
trong lịch sử do tác giả tự sáng tạo ra. Nhân vật của thể loại cổ đại thường là
công chúa, ái phi (và ở đây thường là mĩ nhân nghiêng nước nghiêng thành,
tài sắc vẹn toàn..), nam chính thường là vua, hoặc những người sẽ trở thành
vua trong tương lai và có ngoại hình đẹp trai tài giỏi.

8


Huyền nhuyễn là thể loại truyện có chứa các yếu tố phép thuật, kỳ ảo…
được đặt trong bối cảnh siêu nhiên như tiên giới, ma giới…
Trọng sinh là thể loại truyện mà nhân vật chính chết đi sống lại vào một
thời điểm nào đó của cuộc đời hoặc “nhập” vào một cơ thể khác.

Phân loại theo kết thúc truyện, bao gồm:
HE (Happy ending): là các câu truyện kết thúc có hậu, 2 nhân vật chính
sẽ yêu nhau, kết hôn, sống với nhau trọn đời.
SE (Sad ending): là các câu truyện kết thúc không có hậu. Ví dụ: có
người chết, 2 nhân vật chính không đến được với nhau vì vấn đề nào đó.
OE (Open ending): kết thúc mở - chính là các kết cục cho người đọc tự
chọn một cái kết riêng cho mình, đó có thể là HE hoặc SE.
1.4. Sự phát triển của tiểu thuyết ngôn tình tại Việt Nam
Trong khoảng 10 năm gần đây, tiểu thuyết ngôn tình nổi lên ở Việt
Nam như một hiện tượng thu hút đông đảo lượt người quan tâm, từ những
người nghiên cứu chuyên nghiệp cho đến các bạn đọc đại chúng. Tào Đình
được cho là tác giả đầu tiên có sách ngôn tình xuất hiện ở Việt Nam với tiểu
thuyết khá đình đám qua bàn tay của dịch giả Trang Hạ mang tên Xin lỗi, em
chỉ là con đĩ (2006). Cùng với Tào Đình, là Trương Duyệt Nhiên. Sau đó là
sự đổ bộ của hàng loạt những tác giả Tân Di Ổ, Phỉ Ngã Tư Tồn, Đồng Hoa,
Minh Hiểu Khê, Diệp Lạc Vô Tâm… những tên tuổi khá nổi tiếng ngôn tình
Trung Quốc. Tất cả đều được độc giả Việt Nam đón nhận nồng nhiệt, tạo nên
“cơn sốt” tiểu thuyết ngôn tình.
Nếu gõ cụm từ “tiểu thuyết ngôn tình” lên trang tìm kiếm Goole thì chỉ
trong 0,57 giây sẽ cho sẽ đến 11.100.000 kết quả với đủ các lĩnh vực liên quan
như đường link dẫn đến các trang wed đọc truyện ngôn tình, các trang dành
riêng cho những những người yêu thích thể loại này như: ngontinh.com;
truyendich.com, gacsach.com; cungquanghang.com; tuthienquoc.wordpress.com,...

9


và hàng loạt các bài báo viết về ngôn tình. Một ngày có đến hàng trăm đến
hàng ngàn truyện được upload và truy cập.
Dạo một vòng các nhà sách Phương Nam (Quận 5), (quận 7), nhà sách

Nguyễn Thị Minh Khai (quận 10), nhà sách Nhân Văn (Tân Bình) hay nhà
sách Nguyễn Oanh (Gò Vấp), cứ đến khu "Văn học nước ngoài” là đập vào
mắt những cuốn truyện ngôn tình với đủ tên tác giả như Tình Không Lam Hề,
Quách Tiểu Mạt, Cố Tây Tước…
Ông H.T – quản lý nhà sách Minh Khai cho biết: “Hằng ngày lượng
bạn đọc đến xem và mua các loại sách này khá nhiều, có bạn thì ngồi tại chỗ
cả ngày, mà lứa tuổi từ 16 đến 25 và nữ giới là chiếm đa số”.
Anh Thiên Minh – nhân viên nhà sách Phương Nam cũng chia sẻ rằng
truyện ngôn tình thu hút được rất nhiều bạn trẻ tới đây, mặc dù giá hơi cao so
với những truyện của Việt Nam nhưng nhà sách vẫn bán rất chạy.
Anh kể: “Ban đầu mình cũng không biết truyện ngôn tình là gì, xong
mỗi ngày làm việc ở đây đều nghe các bạn hỏi “trong này có truyện ngôn tình
Trung Quốc không?” hoặc “truyện ngôn tình Trung Quốc bày bán nơi nào?
Mình mới tò mò và bắt đầu tìm hiểu xem truyện này như thế nào mà các bạn
trẻ lại quan tâm nhiều như thế”. Và bởi tính tò mò nên anh bật mí cũng từ đó
mà anh rất thích thể loại truyện này.
Cô Kim Hiền – người bán sách cũ tại chợ Rạch Ông (quận 8) cho biết,
hằng ngày cô thu mua những cuốn sách cũ và bán lẻ với giá rất thấp, thế
nhưng vẫn có lời vì khi mua chỉ tính bằng ký. Cô nói “các bạn ghé quầy sách
của cô cũng khá đông và tìm truyện… tình cảm Trung Quốc rất nhiều”. Nắm
được sở thích của bạn đọc nên cô đã cố gắng thu thập thể loại truyện này. Vì
giá rẻ mà sách cũng không… cũ mấy nên các bạn nữ thường ghé quầy để tìm
mua. Cô dí dỏm: “coi vậy mà mấy kiểu truyện này cũng hay phết! Lúc không

10


có khách là mình lại ngồi đọc cho nó đỡ buồn… Cơ mà đọc riết nó ghiền
luôn…”.
Còn với cô Ngọc Dung – chủ tiệm sách cũ trên đường Trần Nhân Tông

thì cho biết ở tiệm sách của cô còn có cả cho thuê truyện. Bán sách đã đành
rồi nhưng vì nghĩ các bạn sinh viên không có nhiều tiền nên ưu tiên cho thuê.
Một cuốn với giá từ 3.000- 5.000 một lần thuê và giữ giấy chứng minh hoặc
thẻ học sinh – sinh viên. Ở tiệm sách của cô và các bạn chủ hàng khác gần
bên cũng vậy, đa số các bạn sinh viên nữ đến tìm mua và thuê rất nhiều.
Không những thế, trong các thư viện của trường đại học, cao đẳng cũng
có khá nhiều truyện ngôn tình được bày ở khu "Văn học nước ngoài". Bạn
Đức Tuấn- sinh viên trường cao đẳng Phát thanh – Truyền hình II chia sẻ rằng
bạn biết đến thể loại truyện này trong một kì học môn "Văn học nước ngoài"
như Xin lỗi, em chỉ là con đĩ. Đây là truyện mà các bạn trong nhóm đã chọn
khi giáo viên cho ra đề thuyết trình cho các buổi học.
Trái ngược với những người yêu thích tiểu thuyết ngôn tình thì cũng có
rất nhiều độc giả, đặc biệt là thế hệ trung và cao tuổi phản đối việc xuất bản
và bày bán tiểu thuyết ngôn tình vì một số câu chuyện đề cập đến các vấn đề
tình dục, các mối quan hệ đồng tính luyến ái khiến lớp trẻ bị lệch lạc về suy
nghĩ, hoặc cũng có những câu chuyện chứa nội dung phản cảm.
Về phía các nhà nghiên cứu, tiểu thuyết ngôn tình đang trở thành tâm
điểm của nhiều cuộc tranh cãi về văn chương, về tình yêu, về cuộc sống và về
ti tỉ các thứ liên quan. Nhiều bài viết lên án gay gắt trào lưu đọc ngôn tình của
giới trẻ. Trung tuần tháng 9/2015, Cục Xuất bản còn có lệnh tạm dừng xuất
bản những tác phẩm ngôn tình Trung Quốc. Kèm theo đó là một loạt các bài
báo tẩy chay ngôn tình.

11


Trước sự lên án gay gắt với ngôn tình trên, hiện tượng này vẫn không
ngừng hạ nhiệt và vẫn làm mưa làm gió trên thị trường và trở thành một hiện
tượng đọc rất đáng được quan tâm hiện nay.


12


Chương 2
ĐỀ TÀI, CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT
2.1. Đề tài
Ðề tài là phạm vi hiện thực mà nhà văn chọn lựa và miêu tả, thể hiện
tạo thành chất liệu của thế giới hình tượng trong tác phẩm đồng thời là cơ sở
để từ đó nhà văn đặt ra những vấn đề mà mình quan tâm. Có thể nói, đề tài là
khái niệm trung gian giữa thế giới hiện thực được thẩm mĩ hóa trong tác phẩm
và bản thân đời sống.
Trong muôn vàn đề tài và những cảm hứng bất tận thì tình yêu là một
đề tài vĩnh cửu, luôn tồn tại song hành cùng với thời gian. Hễ có thơ có văn là
phải có tình yêu, nếu không muốn nói là chính nhờ tình yêu mà con người
mới dạt dào cảm hứng để sáng tác nên những vần thơ, những lời văn óng ả,
trau chuốt. Có thể khẳng định rằng ngay từ khi còn nhỏ con người đã biết yêu.
Xuất phát đầu tiên là tình mẫu tử, phụ tử, tình anh em… và rộng hơn là tình
yêu Tổ quốc. Trong vô vàn cung bậc tình cảm ấy tình yêu đôi lứa là một nốt
nhạc vang lên du dương khiến xao xuyến lòng người hơn bao giờ hết. Và đó
cũng chính là đề tài nổi bật của tiểu thuyết ngôn tình đang làm mưa làm gió
trong lòng giới trẻ hiện nay.
2.1.1. Tình yêu khác giới
Tình yêu có ở mọi lúc, mọi nơi mọi ngóc ngách trong ngôn tình. Vì thế
nói đến ngôn tình là nói đến những câu chuyện tình yêu lãng mạn trong đó có
tình yêu giữa hai người khác giới. Đó là tình yêu vừa xuất phát từ bản năng
con người lại vừa là kết quả của sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn đồng điệu, cùng
gắn bó, vượt qua mọi khó khăn để đi đến hôn nhân hạnh phúc. Đọc ngôn tình
ta sẽ luôn cảm nhận được niềm say mê ngợi ca tình yêu tự do, tình yêu đẹp và
nhiệt thành.


13


Tìm hiểu về ngôn tình có thể thấy rằng, tình yêu khác giới là một trạng
thái tâm lý rất tự nhiên của con người mà khởi điểm của tình yêu đó chính là
những ánh nhìn dành cho nhau trong những lần gặp gỡ. Có rất nhiều tác phẩm
mà các nhân vật ngay từ cái nhìn đầu tiên khi gặp người ấy đã rung động, đã
cảm mến không thể lý giải và cũng không thể cưỡng lại. Họ tự nhận thấy đối
phương chính là định mệnh của cuộc đời mình. Mà theo thuật ngữ ngôn tình
đây chính là tình yêu sét đánh.
Ta bắt gặp rất nhiều tác phẩm mà trong đó các nhân vật bị thu hút nhau
bởi chính ánh mắt đầu tiên khi gặp gỡ. Và họ chủ động tìm đến bên nhau để
giãi bày, để yêu và vun đắp cho tình yêu đơm hoa kết trái. Như tình yêu của
Trình Tranh và Vận Cẩm trong tiểu thuyết Hóa ra anh vẫn ở đây của Tân Di
Ổ. Trình Tranh và Vận Cẩm là đôi bạn học cùng lớp cấp 3. Hai người chẳng
những chưa bao giờ là một đôi thanh mai trúc mã mà còn là một cặp khác xa
nhau về mọi mặt. Anh chàng Trình Tranh giỏi giang, nổi bật, được chú ý
trong lớp bao nhiêu thì cô nàng Vận Cẩm nhạt nhòa, sống kín đáo và khép kín
bấy nhiêu. Chẳng ai có thể ngờ rằng chỉ vì một ánh mắt nhìn khi đi lướt qua
nhau ở hành lang lớp học mà lại làm trái tim anh chàng công tử Trình Tranh
kia ngã gục trước một Vận Cẩm hết sức bình thường.
Không chỉ là những câu chuyện tình yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên hết
sức nhẹ nhàng, tiểu thuyết ngôn tình còn mang đến cho người đọc những câu
chuyện tình yêu với đầy những sóng gió trắc trở. Có những câu chuyện tình
yêu đượm buồn, có những tình yêu thầm lặng chỉ chờ kết trái, có những tình
yêu vì nhiều lý do nào đó ba lần bảy lượt hợp tan lấy đi bao nước mắt của bạn
đọc. Như câu chuyện tình yêu của Tiểu Mễ với hai chàng trai Dực và Đường
Diệu trong Sẽ có thiên thần thay anh yêu em – Minh Hiểu Khê. Câu chuyện
bắt đầu trong sự cô đơn, đau đớn và tuyệt vọng của Tiểu Mễ khi người con
trai cô hết mực yêu thương là Dực qua đời một cách đột ngột. Cô chuyển đến


14


học ở một trường học hoàn toàn xa lạ khi học kỳ mới đã sắp kết thúc chỉ để
tìm ra người con trai đã nhận được trái tim hiến tặng của bạn trai mình. Cô
khao khát được yêu, được tiếp cận với trái tim của người yêu mình tronng
một chàng trai xa lạ bằng cách chạy 10.000m, làm bài luận, lội xuống nước
trong một ngày trời lạnh cóng để tìm chiếc khuyên tai cho anh ta… Và rồi cứ
ngỡ đó là tình yêu chân thành, tưởng chừng như không lay chuyển được,
tưởng chừng như Tiểu Mễ đã có thể vượt qua kí ức đau buồn xưa cũ. Thì tất
cả mọi chuyện lại biến thành nỗi đau, thành địa ngục với cả hai khi Tiểu Mễ
phát hiện ra trái tim đang đạp trong lồng ngực Đường Diệu kia chẳng phải là
của Dực như cô vẫn tưởng, còn Đường Diệu cũng đau đớn khi phát hiện ra lý
do Tiểu Mễ đến với mình chả khác gì một người thay thế. Yêu nhiều thì hận
nhiều, cả hai rơi vào suy sụp, đổ vỡ và xa cách. Song, như một tất yếu sau bao
đau đớn của hai trái tim yêu thương, phép màu của tình yêu lại đến với họ
một lần nữa. Mang theo một cốt truyện buồn, dường như niềm vui, nỗi buồn,
nụ cười và những giọt nước mắt cứ thế xen lẽ trong từng trang truyện khiến
người ta không thể thôi bị thúc ép đi đến tận cùng cuốn sách. Càng đọc Sẽ có
thiên thần thay anh yêu em, độc giả sẽ càng thấy bị cuốn đi trong khung cảnh
trữ tình đượm buồn mà tác giả Minh Hiểu Khê tạo ra bằng ngòi bút của mình
và hơn cả là bạn đọc tìm thấy được giá trị chân thực và sức mạnh của vỏn vẹn
hai chữ “tình yêu”.
Như vậy, có thể thấy đa số những cuốn tiểu thuyết ngôn tình là những
câu chuyện về tình yêu lãng mạn của những người trẻ, nhưng bên cạnh những
tình yêu toàn màu hồng, tình yêu như mộng, ngôn tình còn là những câu
chuyện tình yêu đầy sóng gió trắc trở nhưng điểm chung của hầu hết những
câu chuyện đó chính là tất cả đều có một kết thúc có hậu. Dù trải qua bao
sóng gió, biến cố các nhân vật luôn đấu tranh để bảo vệ tình yêu và hạnh

phúc, luôn chấp nhận hi sinh vì tình yêu, luôn chấp nhận vượt qua gian khó để

15


tình yêu cập bến bờ hạnh phúc. Điều nảy rất phù hợp với tâm lý và quan niệm
về tình yêu của giới trẻ. Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất của tình yêu, hầu hết các
bạn trẻ đều có một tình yêu “khắc cốt ghi tâm”, một tình yêu đủ sức để vượt
qua mọi thử thách trong cuộc sống. Chính vì vậy đề tài về tình yêu, nhất là
tình yêu lãng mạn, tình yêu đôi lứa chính là đề tài được giới trẻ yêu thích và
giành sự quan tâm khá lớn.
2.1.2. Tình yêu đồng giới
Tình yêu đồng giới hay đồng tính luyến ái được biết đến như một xu
hướng tình cảm từ thời xa xưa. Ngày nay, tình yêu đồng giới không chỉ là một
xu hướng tình cảm, tình dục, mà đó còn là một trào lưu mới của giới trẻ, một
hiện tượng tâm lý xã hội đang nổi lên và phát triển mạnh mẽ trong những năm
gần đây.
Đồng tính luyến ái được hiểu là có quan hệ yêu đương với người cùng
giới. Nó nằm trong nội hàm của thuật ngữ LGBT bao gồm những người đồng
tính luyến ái, song tính luyến ái và người chuyển giới. Đồng tính luyến ai ở
đây có thể là quan hệ yêu đương giữa giới nam còn được gọi là “pê-đê” (từ
tiếng Pháp là pédéraste) hay “gay” (IPA). Bên cạnh đó còn có đồng tính giới
nữ là người con gái bị lôi cuốn trên phương diện tình yêu, hay quan hệ tình
dục bởi người nữ khác cùng giới tính.
Đối với xã hội hiện tượng đồng tính luyến ái tuy đã được khoa học hiện
đại chứng minh và khẳng định đó không phải là bệnh tâm lý, nó là một trong
các thiên hướng tình dục bình thường của con người. Song trên thực tế, một
bộ phận xã hội vẫn luôn có thái độ kỳ thị, có thành kiến và phân biệt đối xử
đối với những người đồng tính và tình yêu đồng tính. Thậm chí là sử dụng
bạo lực đối với những người đồng tính.

Ngược lại với thành kiến xã hội, trong ngôn tình hiện tượng đồng tính,
tình yêu đồng tính được chấp nhận như những hiện tượng rất đỗi bình thường

16


và hơn cả nó trở thành những chủ đề lớn để các cây bút như Lan Lâm, Sài Kê
Đản, Công Tử Hoan Hỉ, Điệp Chi Linh… thỏa sức sáng tạo và khẳng định tên
tuổi của mình. Chính vì vậy mà trong ngôn tình ta bắt gặp hai thể loại nhỏ là
đam mỹ và bách hợp với rất nhiều các tác phẩm được giới trẻ đọc ngôn tình
thích thú.
Gần đây đang gây sốt không chỉ trong giới độc giả ngôn tình mà còn
trên màn ảnh đó là tác phầm đam mỹ mang tên Thượng Ẩn hay Nhỉ nhã
thượng ẩn liễu của tác giả Sài Kê Đản. Tác phẩm lấy bối cảnh học đường với
những cảm xúc đơn thuần và giản dị cùng với những trò nghịch ngợm đáng
yêu của hai nhân vật chính là cậu học trò nghèo Cố Hải và đại thiếu gia Bạch
Lạc Nhân. Lạc Nhân từ nhỏ sống cùng ba và bà nội, mẹ cậu tái hôn với Cố
Uy Đình – cha của Cố Hải, và muốn cậu về sống chung. Trong lúc đó chính
vì phản đối cuộc hôn nhân này của ba mình, Cố Hải đã bỏ nhà ra đi và vô tình
chuyển đến ngôi trường mà Lạc Nhân đang học. Tại đây, cả hai học chung
một lớp, gặp gỡ và chơi chung khiến họ nảy sinh cảm tình. Bên cạnh đó, hai
người bạn Dương Mãnh và Vưu Kỳ cũng xuất hiện những tình cảm khó nói.
Ngoài Sài Kê Đản với Thượng Ẩn thì Lam Lâm là cái tên nổi tiếng và
không thể không nhắc đến khi nói đến thể loại đam mĩ. Nhắc đến Lam Lâm,
là nhắc đến một cây bút làm rung rinh biết bao trái tim bạn đọc và khiến họ
bất ngờ với tác phẩm tiêu biểu Song Trình, Bất khả kháng lực. Trong đó Bất
khả kháng lực kể về Thư Niệm, cậu bé mồ côi được nhận nuôi từ nhỏ. Thư
Niệm làm bạn cùng với cậu chủ Tạ Viêm, dần trưởng thành và đảm nhiệm vị
trí quản gia. Vì gắn bó từ nhỏ nên Thư Niệm đã thầm mến cậu chủ nhỏ Tạ
Viêm, tình cảm càng lớn dần theo năm tháng. Khi Tạ Viêm biết được tâm tư

của Thư Niệm, thay vì tìm cách né tránh, anh đẩy Thư Niệm vào bế tắc, đưa
Thư Niệm ra nước ngoài. Kì lạ thay, lúc này Tạ Viêm mới hiểu được sự trống
vắng của Thư Niệm để lại và cậu nhận ra mình cũng đã có tình với chàng

17


quản gia Thư Niệm của mình. Cậu đã tìm Thư Niệm và hai người đã có một
kết cục tình yêu đẹp đẽ như mộng.
Bên cạnh những tác phẩm viết về tình yêu đồng tính nam thì đề tài tình
yêu đồng tính nữ cũng là mảnh đất màu mỡ cho những cây bút ngôn tình thỏa
sức tưởng tượng và sáng tạo. Về tình yêu đồng tính nữ hay bách hợp, bạn đọc
sẽ không thể nào không biết đến mối tình tay ba của Tử Thanh, Nhã Hề và
Triều Cẩm trong Phù sinh nhược mộng – Lưu Diên Trường Ngưng. Tác phẩm
đưa ta trở lại Đại Đường những năm khói, từ một nhiếp ảnh gia bình phàm trở
thành một dũng tướng đầu đội trời, chân đạp đất. Vì nàng mà người có thể
đánh đổi tất cả. Khuynh tẩn thiên hạ cũng nguyện cùng nàng mười ngón
tương khấu suốt một đời. Ở đâu có người ở đó chính là thế ngoại đào nguyên
của nàng. Không cần bất cứ thứ gì, một mảnh thiên địa chỉ cần một câu bạc
đầu giai lão. Một Yến Tử Thanh chung tình. Một Nhã Hề thâm tình. Một Sử
Triều Cẩm si tình. Ba người nhưng tình hữu độc chung, trong lòng chỉ giữ
một bóng hình. Kiếp này Tử Thanh là của Nhã Hề, nhưng nguyện trọn kiếp
sau giành hết cho Triều Cẩm.
Hay mối tình oan gia những cũng vô cùng hài hước, ngọt ngào trong
Song phi yến của một nàng thiên kim tiểu thư thừa tướng với một nàng là hòn
ngọc quý trên tay đại tướng quân. Lạc Khuynh đã đặt hai nhân vật này song
song với nhau; một bên tinh thông cầm kỳ thi họa, một bên am hiểu búa rìu cái
móc xiên; một người ngày thường chim sa cá lặn, một người dáng dấp bế
nguyệt tu hoa. Hai người họ, vốn không thể tranh trên tranh dưới, nếu cứ so đo
hơn kém, nhẹ thì đấu khẩu, nặng thì động thủ động cước, tóm lại một câu, như

nước với lửa, có ta thì không có nàng. Tuy nhiên, chính từ những lần gặp gỡ
đấu khẩu, động quyền động cước mà tình yêu nảy nở từ bao giờ chẳng biết.
Không chỉ có Song phi yến, Lạc Khuynh còn là tác giả bách hợp với
hàng loạt các tác phẩm khá nổi tiếng khác như: Cố Nhiên, Trọng sinh chi biểu

18


tiểu thư, Gả cho, Cách cách lai liễu… Mỗi câu chuyện mà Lạc Khuynh mang
đến cho bạn đọc đều vô cùng mới mẻ, hấp dẫn từ thanh mai trúc mã cho đến
oan gia ngõ hẹp, gương vỡ lại lành, từ nữ phẫm nam trang đến cả trạch đấu,
cung đình tranh đấu. Tất cả đều đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc trẻ.
Tuy nhiên với trái ngược với những người yêu thích tiểu thuyết ngôn
tình thì cũng có nhiều độc giả, nhất là độc giả lớn tuổi phản đối các các tác
phẩm thuộc đề tài này. Bởi họ cho rằng các tác phẩm này sẽ khiến giới trẻ có
những suy nghĩ lệch lạc về giới tính và là nguy cơ, mầm mống dẫn đến tình
trạng băng hoại về mặt đạo đức.
2.1.3. Tình yêu “dị” giới
Không chỉ viết về tình yêu khác giới, tình yêu đồng giới mà tiểu thuyết
ngôn tình còn đem đến cho người đọc một nội dung vô cùng khác lạ đó là viết
về đề tài tình yêu “dị” giới.
Khái niệm “dị” giới ở đây không phải được hiểu theo nghĩa thông
thường, “dị” không có nghĩa là khác mà ở đây là dị biệt, khác biệt.
Tình yêu “dị” giới trong ngôn tình được hiểu đó là tình yêu giữa hai
con người ở hai thế giới khác nhau, có thể là giữa con người của hiện tại với
đối phương ở quá khứ (trong thể loại xuyên không), giữa con người với thế
giới khác như yêu ma hay thần tiên...
Điển hình cho đề tài này đó là tác phẩm Độc quyền chiếm hữu của tác
giả Đinh Mặc. Tác phẩm kể về mối tình giữa nam chính Mục Huyền, một sĩ
quan chỉ huy của quân đội hoàng gia hành tinh Stan với một cô gái hết sức

bình thường Hoa Giao, 18 tuổi làm công việc phụ đạo vào mỗi buổi tối. Mục
Huyền mang trong mình 50% gen con người, 45% gen thú, 5% gen người
máy. Vậy nên bình thường anh giống như con người, nhưng có thể hóa thú và
mình đồng da sắt như người máy. Từ nhỏ Mục Huyền đã sống trong quân đội,
nên hình thành tính cách lạnh lùng, nghiêm chỉnh, cố chấp và kỉ luật. Anh yêu

19


Hoa Dao từ rất lâu, từ trước cả khi Hoa Dao biết đến sự tồn tại của anh, song
anh lại ngốc nghếch không biết cách thể hiện tình cảm của mình và phương
thức duy nhất của anh đó là làm tình. Còn Hoa Dao tưởng chửng như là một
cô gái Trái Đất yếu ớt, bình thường nhưng thân phận của cô lại khiến cho câu
chuyện rẽ sang một hướng khác. Tuy có hiểu nhầm, có không hiểu rõ về đối
phương thì cuối cùng Hoa Dao vẫn nhận ra và dành tình yêu tha thiết của
mình cho Mục Huyền. Hai người họ đã nắm tay nhau vượt qua mọi khó khăn,
nguy hiểm để ở cạnh nhau và bảo vệ cho tình yêu của mình đơm hoa kết trái.
Ngoài Độc quyền chiếm hữu thì Đinh Mặc còn được biết đến với hàng
loạt các câu chuyện tình yêu giữa người và thú, giữa người với bán thú và
giữa con người với thế giới người máy hiện đại trong các tác phẩm như: Mèo
hoang, Chiến thần (hay Dục vọng của người chinh phục), Người láng giềng
của ánh trăng, Ánh sáng yêu thương, Vì em tiêu diệt tất cả…
Bên cạnh các tác phẩm của Đinh Mặc, thì tác giả Đồng Hoa cũng góp
mặt trong đề tài tình yêu dị giới với tác phẩm cực kỳ nổi tiếng đã được
chuyển thể thành phim một cách thành công đó là tác phẩm Bộ bộ kinh tâm.
Tác phẩm không giống như câu chuyện tình yêu trong Độc quyền chiếm hữu
mà nó xoay quanh câu chuyện tình yêu của những con người ở hai thế giới
khác nhau một cô gái ở hiện tại với những chàng trai ở quá khứ. Cụ thể, Bộ
bộ kinh tâm kể về Trương Hiểu là nữ nhân viên văn phòng ở thế kỷ 21 do
không may gặp tai nạn ô tô sau đó bị hôn mê bất tỉnh. Từ đó cô bị du hành

thời gian (xuyên không) về thế kỷ 18 đời nhà Thanh, dưới thời vua Khang Hy
giữa lúc các hoàng tử của ông đanh tranh giành ngôi báu. Tại đây cô sống
dưới thân phận là Mã Nhĩ Thái Nhược Hy, con gái của một quý tộc người
Mãn Châu, em gái của Mã Nhĩ Thái Nhược Lan, vợ của Bát A Ca. Cô bị kẹt ở
lại đó trong suốt 21 năm.

20


×