Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tìm hiểu nhan đề tác phẩm thơ từ góc độ phong cách học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.58 KB, 71 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
_______***_______

LÊ VIỆT ANH

TÌM HIỂU NHAN ĐỀ TÁC PHẨM THƠ
TỪ GÓC ĐỘ PHONG CÁCH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI – 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
_______***_______

LÊ VIỆT ANH

TÌM HIỂU NHAN ĐỀ TÁC PHẨM THƠ
TỪ GÓC ĐỘ PHONG CÁCH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. GVC LÊ KIM NHUNG

HÀ NỘI – 2017



Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn nhiệt tình
và chu đáo của cô giáo ThS.GVC Lê Kim Nhung – Giảng viên tổ Ngôn ngữ,
cùng sự ủng hộ, góp ý của toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ văn – trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội 2.
Tác giảkhóa luận xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn trân
trọng nhất tới các thầy cô, đặc biệt là ThS.GVC Lê Kim Nhung, ngƣời đã giúp
đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tác giả khóa luận

Lê Việt Anh


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo ThS.GVC Lê Kim Nhung. Khóa luận tiếp thu và
kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, song không
trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.


Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tác giả khóa luận

Lê Việt Anh


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------------------1
1. Lí do chọn đề tài -------------------------------------------------------------------1
1.1.

Cơ sở lí luận --------------------------------------------------------------------1

1.2.

Cơ sở thực tiễn -----------------------------------------------------------------1

2. Lịch sử vấn đề ----------------------------------------------------------------------2
2.1.

Nghiên cứu nhan đề tác phẩm trong các giáo trình, tài liệu -------------2

2.2.

Nghiên cứu về đầu đề tác phẩm trong khóa luận của sinh viên khoa Ngữ


văn trƣờng ĐHSPHN2 -------------------------------------------------------------------5
3. Mục đích nghiên cứu --------------------------------------------------------------6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu--------------------------------------------------------------6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ---------------------------------------------------------6
6. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu---------------------------------7
7. Đóng góp của khóa luận ----------------------------------------------------------7
8. Bố cục của khóa luận -------------------------------------------------------------8

NỘI DUNG ----------------------------------------------------------------------------9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ----------------------------------------------------9
1.1. Khái quát về Phong cách học văn bản -----------------------------------------9
1.1.1. Khái niệm -----------------------------------------------------------------------9
1.1.2. Đối tƣợng, nhiệm vụ nghiên cứu---------------------------------------------9
1.2. Nhan đề văn bản ------------------------------------------------------------------10
1.2.1. Khái niệm -----------------------------------------------------------------------10


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

1.2.2. Đặc điểm-------------------------------------------------------------------------10
1.3. Vai trò định hƣớng giao tiếp của nhan đề văn bản --------------------------12
1.3.1. Tính định hƣớng trong giao tiếp của văn bản ------------------------------12
1.3.2. Những chỉ dẫn về nhan đề của tác phẩm -----------------------------------12
1.4. Đặc điểm của thơ -----------------------------------------------------------------16
1.4.1. Khái niệm -----------------------------------------------------------------------16
1.4.2. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ --------------------------------------------------17
1.4.2.1. Tính hàm súc -----------------------------------------------------------------17

1.4.2.2. Tính đa nghĩa -----------------------------------------------------------------18
1.4.2.3. Tính biểu cảm ----------------------------------------------------------------18
1.4.2.4. Tính hình tƣợng --------------------------------------------------------------20
1.4.2.5. Tính mới lạ --------------------------------------------------------------------22
1.4.2.6. Tính nhạc ----------------------------------------------------------------------22
1.4.3. Tứ thơ ----------------------------------------------------------------------------23
1.4.3.1. Khái niệm tứ thơ -------------------------------------------------------------23
1.4.3.2. Một số dạng tứ thơ chính ---------------------------------------------------24
CHƢƠNG 2: CÁCH ĐẶT NHAN ĐỀ TÁC PHẨM THƠ ---------------------28
2.1. Kết quả thống kê, phân loại -----------------------------------------------------28
2.2. Nhận xét chung -------------------------------------------------------------------30
2.3. Phân tích kết quả thống kê, phân loại -----------------------------------------32


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

2.3.1. Đặt nhan đề theo kiểu mở tứ--------------------------------------------------32
2.3.1.1. Nhan đề bài thơ là chi tiết, sự kiện chính, tiêu biểu của bài thơ ------32
2.3.1.2. Nhan đề bài thơ là ý, câu thơ tiêu biểu của bài thơ ---------------------35
2.3.1.3. Nhan đề bài thơ là bộc lộ cảm xúc ----------------------------------------41
2.3.1.4. Nhan đề bài thơ là đối tƣợng tâm tình trong bài thơ --------------------44
2.3.2. Đặt nhan đề theo kiểu giấu tứ ------------------------------------------------51
2.3.2.1. Nhan đề bài thơ là Vô đề, Không đề---------------------------------------52
2.3.2.2. Nhan đề bài thơ có ý nghĩa hàm ẩn, tƣợng trƣng -----------------------53
2.3.2.3. Nhan đề thể hiện gián tiếp hình thức và nội dung bài thơ -------------57

KẾT LUẬN ----------------------------------------------------------------------------61
TÀI LIỆU THAM KHẢO



Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
Văn học phản ánh cuộc sống qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Đó là cách
cảm nhận về thế giới hiện thực của mỗi tác giả với những quan niệm và thái độ
khác nhau. Khi sáng tác, nhà văn bao giờ cũng đặt tên cho sản phẩm tinh thần
của mình. Vì thế, nhan đề chính là điểm tiếp xúc đầu tiên giữa độc giả và tác
phẩm văn học.
Nhan đề có thể đƣợc đặt ngẫu nhiên nhƣng phần lớn là có chủ ý,nhằm thể hiện
một dụng ý nghệ thuật nào đó của nhà văn, nhà thơ. Tên tác phẩm tạo ấn tƣợng
ban đầu, tạo sự hấp dẫn, thu hút sự chú ý của ngƣời đọc. Nó gợi sự bí ẩn, kích
thích, tò mò để độc giả tìm hiểu tác phẩm nhằm lí giải đƣợc những băn khoăn
với nhan đề mà mình vừa đọc, từ đó suy ngẫm về nội dung tác phẩm.
Không chỉ tạo sự hấp dẫn, ấn tƣợng ban đầu, nhan đề còn làm nổi bật tƣ
tƣởng, chủ đề của tác phẩm.Nói khác đi, giữa nhan đề và nội dung có mối quan
hệ chi phối lẫn nhau. Do đó, nhan đề cũng chính là căn cứ xác định sự thống
nhất, tính hoàn chỉnh của văn bản. Nó không chỉ nhằm nhận diện văn bản mà
còn là một yếu tố giữ vai trò định hƣớng giao tiếp cho độc giả khi tiếp nhận tác
phẩm văn học.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Văn chƣơng là phạm trù của cái đẹp.Phàm đã là cơ thể của cái đẹp, nó khó có
thể lắp ghép tháo rời.Cái đẹp nào cũng có tên, tác phẩm nào cũng phải mang một

1



Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

vấn đề, một nhan đề.Nhan đề một bài thơ, đầu đề một truyện ngắn, một tiểu
thuyết chính là điểm tiếp xúc đầu tiên giữa độc giả và tác phẩm.
Tên tác phẩm dù đặt theo cách thức nào cuối cùng cũng để làm nổi bật lên chủ
đề - tƣ tƣởng của tác phẩm nghĩa là giữa tên và nội dung tác phẩm thơ, truyện có
mối quan hệ, chi phối nhau.
Trong nhà trƣờng phổ thông, giáo viên nói chung và giáo viên Ngữ văn nói
riêng gặp không ít trƣờng hợp phải chiết tự, cắt nghĩa tên bài học, tên tác phẩm
để học sinh nắm sâu và chắc kiến thức bởi nhiều tác phẩm, nhan đề bộc lộ cáicớ
nghệ thuật rất cần cho sự cảm thụ của học sinh ngay từban đầu.Vì vậy, tìm hiểu
nhan đề tác phẩm không chỉ cần thiết đối với việc phân tích, bình giảng tác phẩm
văn học ở trƣờng phổ thông mà còn có tác dụng phục vụ cho việc học tập nghiên
cứu của sinh viên Ngữ văn nói chung, bản thân ngƣời viết nói riêng. Hơn nữa,
các nhan đề tác phẩm mà khóa luận khảo sát, phân tích đều là những bài thơ tiêu
biểu của các tác giả tiêu biểu và phần lớn đƣợc đƣa vào giảng dạy trong giáo
trình, sách giáo khoa. Vì vậy, chúng tôi hy vọng, kết quả nghiên cứu của khóa
luận sẽ là những tƣ liệu cần thiết phục vụ cho việc học tập và giảng dạy môn
Ngữ văn trong nhà trƣờng phổ thông.
Tất cả những lý do trên khiến chúng tôi nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu nhan đề
tác phẩm thơ từ góc độ phong cách học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu nhan đề tác phẩm trong các giáo trình, tài liệu
Ngôn ngữ học văn bản thực sự làm cuộc cách mạng vì nó đã đƣa ngôn ngữ
học lên một tầm khoa học bao quát đối tƣợng của mình. Ngữ pháp học truyền
thống quan niệm câu là đơn vị lớn nhất của ngôn ngữ.Ngôn ngữ học văn bản ra


2


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

đời từ việc thấy những mặt hạn chế của ngữ pháp học truyền thống, đã đi vào
nghiên cứu ngôn ngữ ở cấp độ trên cấp trên câu, đó là đoạn văn và văn bản. Khi
xem xét “Tính toàn vẹn của văn bản”, giáo sƣ Đinh Trọng Lạc trong “Phong
cách học văn bản” nhận thấy tính toàn vẹn của văn bản đƣợc tạo dựng nên bởi sự
tác động qua lại của những nhân tố cơ bản sau: tính đồng nhất của của ý đồ giao
tiếp của tác giả, sự thống nhất của chủ đề văn bản, chức năng liên kết của quan
hệ logic và của quan hệ ngữ nghĩa, chức năng liên kết của “hình tƣợng tác giả”,
chức năng liên kết của phƣơng tiện tu từ và các biện pháp vốn đƣợc hiện thực
hóa cùng một lúc trong giới hạn một đơn vị văn bản và toàn bộ văn bản nói
chung, đặc biệt là vai trò liên kết của các “kiểu đề xuất”khác nhau trong văn bản.
“Kiểu đề xuất”cơ bản gồm các vị trí mạnh, nối tiếp, sự chờ đợi hụt hẫng.Tác giả
Đinh Trọng Lạc cho rằng đầu đề tác phẩm cũng nhƣ đề từ, mở đầu và kết thúc
chính là một vị trí mạnh.
Vẫn trong “Phong cách học văn bản”, khi tìm hiểu tính định hƣớng trong giao
tiếp của văn bản, tác giả Đinh Trọng Lạc cũng nói tới “Dấu hiệu đặc tả”trong đó
có phần “Những chỉ dẫn về đầu đề tác phẩm” [3;tr.177-178]. Tác giả quan niệm:
Đầu đề là một căn cứ để nhận ra tính hoàn chỉnh của một văn bản. Những văn
bản miệng thƣờng là không có đầu đề.Tác giả cũng phân tích một số ví dụ minh
họa cho vai trò định hƣớng giao tiếp của nhan đề tác phẩm văn học.Tác giả cho
rằng đầu đề rất quan trọng, có loại đầu đề “đa trị” (nhiều nghĩa) và có loại đầu
đề “đơn trị” (một nghĩa). Ở đầu đề đa trị ngƣời đọc phải đọc kỹ tác phẩm để hiểu
nghĩa chính hay cái mà tác giả muốn gửi gắm ở đây là gì.“Thiên đƣờng mù” là

thiên đƣờng nào? Ví dụ “9 bỏ làm 10” có phải nói về sự “tha thứ” hay là “bỏ đời
chồng thứ chín lấy đời chồng thứ mƣời”?Còn ở đầu đề “đơn trị”, Đinh Trọng

3


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

Lạc cho rằng cần phải hiểu “bù lại” nghĩa là đọc xong tác phẩm, suy nghĩ lại đầu
đề.
Trong báo “Văn nghệ”, số 11 ra ngày 15.3.1980, ở mục “Sổ tay ngƣời yêu
thơ”, tác giả Bùi Mạnh Nhị có bài viết “ Nhan đề bài thơ”. Ở bài viết này, tác giả
đã dẫn một số cách đặt đầu đề cho bài thơ và khẳng định nhan đề bài và việc đặt
tên cho tác phẩm rất quan trọng.
Tác giả Lê Quang Hƣng khi phân tích “Nghệ thuật bài thơ Đồng chí” trên báo
“Văn nghệ”, trang 7, ra ngày 18.7.1992, đã nhận xét: Từ “đồng chí” đã đƣợc tác
giả tách riêng thành một dòng với dấu cảm thán (!).Đây là chi tiết nghệ thuật
đáng chú ý. Nó đóng vai trò chiếc bản lề giữa các phần.Nhan đề bài thơ là “đồng
chí”, nghĩa là tên bài thơ là chi tiết nghệ thuật bộc lộ cảm xúc toàn bài .Vì vậy,
có thể nói lấy chi tiết nghệ thuật làm tên bài thơ là cách đặt nhan đề.
Giáo sƣ Hà Minh Đức trongcuốn “Lí luận văn học”, nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội, 1993, thì quan niệm dấu hiệu về chủ đề hay đƣợc bộc lộ qua tên gọi
(nhan đề, đầu đề, tiêu đề) của tác phẩm. Điều này có cơ sở ngay trong tâm trí
sáng tạo của mỗi nhà văn, sao cho tên gọi của tác phẩm có thể bao quát một cách
cô đọng nhất toàn bộ hiện thực đƣợc thể hiện.
Trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí”, NXBĐHQG, HN, năm 2001, trang 165 –
191, tác giả Vũ Quang Hào đã dành cả một chƣơng để nói về ngôn ngữ tít báo
(đầu đề báo). Tác giả đã trình bày một số vấn đề cơ bản nhƣ: chức năng, cấu

trúc, phân loại…đầu đề bài báo. Theo tác giả, có ba loại đầu đề:
-

Đầu đề thông báo: Loại đầu đề này chủ yếu cung cấp thông tin chính cho

độc giả.

4


Khóa luận tốt nghiệp

-

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

Đầu đề kích thích: Chỉ chứa một vài yếu tố liên quan đến chủ đề bài viết,

mục đích chính là làm cho độc giả tò mò, muốn đọc ngay lập tức.
-

Đầu đề hỗn hợp: Đây là loại đầu đề đƣợc sử dụng nhiều nhất vì có sự kết

hợp của cả hai loại trên: vừa cung cấp thông tin, vừa gợi sự tò mò.
Tác giả cũng đã nêu ra bốn dạng cấu trúc tít báo (tít báo là một từ, một ngữ,
một kết cấu cố định…); một số thủ pháp xây dựng tít báo, cụ thể nhƣ sau:
-

Dùng con số để nhấn mạnh, gây ấn tƣợng.


-

Dùng cấu trúc bỏ lửng, dấu lửng nằm ở giữa tít.

-

Dùng câu hỏi.

-

Dùng các đơn vị của ngôn ngữ dân gian.

-

Dựa theo tên tác phẩm văn học, điện ảnh.

-

Dùng các biện pháp tu từ ( so sánh, ẩn dụ…).

-

Dập lại những mẫu cấu trúc tít có sẵn.

-

Tạo ra những tít lạ, bất thƣờng.

Nhƣ vậy, tác giả đã nêu ra đƣợc các vấn đề cơ bản về tít báo nhƣng chỉ dừng
lại ở việc giới thiệu, miêu tả trong khuôn khổ một giáo trình dành cho sinh viên

ngành báo chí.
2.2. Nghiên cứu về đầu đề tác phẩm trong khóa luận của sinh viên khoa
Ngữ văn trường ĐHSPHN2
-

Khóa luận “Tìm hiểu cách đặt câu tiêu đề trong truyện ngắn Nguyễn Công

Hoan”của sinh viên NguyễnThị Thanh Bình, 2009.
-

Khóa luận “Cách đặt câu tiêu đề trong truyện ngắn Nam Cao” của sinh

viên Đỗ Thị Thanh Hƣơng, 2009.
-

Khóa luận “Vai trò định hƣớng giao tiếp của nhan đề tác phẩm trong

truyện ngắn Nam Cao, Nguyễn Công Hoan” của sinh viên Bùi Thị Dung,2013.

5


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

- Khóa luận “Cách đặt nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp” của sinh viên Trần Thị Nga, 2014.
Tóm lại, ở góc độ này hay góc độ khác mỗi nhà nghiên cứu đƣa ra những nhận
xét khác nhau về nhan đề tác phẩm. Các quan niệm có chung một điểm là đều

nhận thấy tầm quan trọng của nhan đề tác phẩm trong việc định hƣớng tiếp nhận,
dù là tác phẩm truyện, thơ hay bài báo. Có thể thấy, đây là một vấn đề thời sự,
đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu.Tuy nhiên các tác giả mới chỉ dừng lại ở
việc nhận xét, minh họa chứ chƣa nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu,
đặc biệt, việc nghiên cứu cách đặt nhan đề bài thơ là vấn đề còn bỏ ngỏ.Trên cơ
sở những gợi ý của các tác giả, chúng tôi đi sâu tìm hiểu cách đặt nhan đề của tác
phẩm thơ.Hy vọng đƣợc góp thêm một tiếng nói khẳng định vai trò định hƣớng
giao tiếp của nhan đề tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm thơ nói riêng từ góc
độ phong cách học văn bản.
3. Mục đích nghiên cứu
-Khẳng định, củng cố một vấn đề lý thuyết của ngôn ngữ học. Vấn đề tính
định hƣớng trong giao tiếp của nhan đề tác phẩm văn học.
-Góp phần khẳng định vai trò, chức năng định hƣớng giao tiếp của nhan đề bài
thơ thông qua việc khảo sát cách đặt nhan đề bài thơ của các tác giả Việt Nam
hiện đại tiêu biểu ChếLan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Bính…
-Góp phần phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu tác phẩm văn học trong
nhà trƣờng phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tập hợp các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài.

6


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

-Khảo sát, thống kê, phân loại cách đặt nhan đề tác phẩm trong một số bài thơ
tiêu biểu của ChếLan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Bính.
-Phân tích, đánh giá các cách đặt nhan đề rút ra kết luận về vai trò định hƣớng

giao tiếp của nhan đề tác phẩm khi tiếp nhận tác phẩm văn học.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
-Phƣơng pháp thống kê, phân loại.
-Phƣơng pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp.
-Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu.
6. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
-Đối tƣợng nghiên cứu: Tìm hiểu nhan đề tác phẩm thơ từ góc độ phong cách
học.
-Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ của đề tài, khóa
luận giới hạn phạm vi nghiên cứu trong một số tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại
tiêu biểu của các nhà thơ Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Bính trong các tập thơ
sau:
+ Nguyễn Bính – Thơ và đời, NXB Văn học, Hà Nội, 1998.
+ Tố Hữu – Trăm bài thơ, Nxb Văn học, Hà Nội, 1987.
+ Thơ ChếLan Viên – Nxb Giáo dục, HN, 1999.
7.Đóng góp của khóa luận
-Về mặt lý luận: Tìm hiểu về nhan đề tác phẩm và đóng góp làm sáng tỏ vai
trò định hƣớng giao tiếp của nhan đề trong tác phẩm văn chƣơng.

7


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

-Về mặt thực tiễn: Cung cấp, bổ sung các kiến thức trong việc giảng dạy và
học tập các tác phẩm văn học ở trƣởng phổ thông.
8. Bố cục của khóa luận
Khóa luận gồm 3 phần:

-Phần mở đầu.
-Phần nội dung.
+ Chƣơng 1: Cơ sở lí luận
+ Chƣơng 2: Cách đặt nhan đề tác phẩm thơ
- Phần kết luận.

8


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.Khái quát về phong cách học văn bản
1.1.1.Khái niệm
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc: “Phong cách học là một bộ phận của ngôn ngữ
học nghiên cứu những nguyên tắc lựa chọn, sử dụng tất cả những phƣơng tiện
dồi dào của ngôn ngữ (bao gồm cả những đơn vị ngôn ngữ, cả những đơn vị giao
tiếp tức những văn bản phát ngôn), cũng nhƣ tất cả những biện pháp sử dụng đặc
biệt – tức những biện pháp tu từ để sự diễn đạt ngôn ngữ đạt đƣợc hiệu quả cao
nhất trong mọi lĩnh vực của hoạt động giao tiếp xã hội.” [3;tr.9]
1.1.2. Đối tượng – nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của phong cách văn bản là những vấn đề mà ngôn ngữ
học văn bản đã đặt ra.Nhiệm vụ của phong cách học văn bản là cần có một cách
hiểu mới đối với văn bản vốn là một khái niệm cơ bản, quen thuộc của phong
cách học từ trƣớc tới nay. Phong cách học cần xem xét lại những khái niệm xuất
phát của phong cách học và những khái niệm cơ sở của phong cách học, xem

rằng những khái niệm này cần đƣợc hiểu lại, hiểu rộng hơn nhƣ thế nào, trƣớc sự
xuất hiện của một đối tƣợng khảo sát mới, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu: văn
bản. Tiếp theo, phong cách học cần đi sâu nghiên cứu các phạm trù cơ bản của
văn bản để có thể rút ra những kết luận trong việc sử dụng chúng nhằm mục đích
tu từ, trên cơ sở đối lập tu từ học trong cấu trúc nội tại.

9


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

Đối với phong cách học vốn nghiên cứu trƣớc hết chức năng giao tiếp của
ngôn ngữ thì văn bản là một trong những khái niệm cơ bản.Bởi vì hệ thống ngôn
ngữ trong quá trình giao tiếp chính là đƣợc hiện thực hóa trong các phát ngôn
(kiểu nói miệng của lời nói) hoặc trong các văn bản (kiểu viết của lời nói).Văn
bản xuất hiện với tƣ cách là một thể thống nhất phong cách học ngôn ngữ, một
khách thể phân tích phong cách học độc lập. Chính vì văn bản đƣợc đƣa vào hệ
thống các đơn vị có giá trị tu từ (hoặc có giá trị tu từ tiềm tàng) nhƣ vậy, cho nên
cần thiết phải tiến hành việc miêu tả văn bản từ quan điểm các khái niệm xuất
phát của phong cách học, cũng nhƣ việc nghiên cứu các phạm trù cơ bản của văn
bản và những khả năng sử dụng chúng nhằm mục đích tu từ.
1.2. Nhan đề văn bản
1.2.1. Khái niệm
Nhan đề (còn gọi là tiêu đề, tựa đề, đầu đề…) là tên gọi của văn bản, là một
bộ phận hợp thành của văn bản. “Từ điển tiếng Việt” đã định nghĩa: Đầu đề là
tên của một bài thơ, bài báo. Nhan đề là tên đặt cho một cuốn sách hoặc một bài
viết. Trong “Lý luận văn học”, Hà Minh Đức lại định nghĩa: Nhan đề là một dấu
hiệu chủ đề của tác phẩm.

Dấu hiệu của nhan đề: dòng chữ đặt ở vị trí đầu văn bản, nó đƣợc trình bày nổi
bật. Nhan đề văn bản có tác dụng giới thiệu sơ bộ, khái quát và cô đọng nội dung
văn bản.Nhan đề cũng chính là một căn cứ để nhận ra sự hoàn chỉnh kể cả nội
dung và hình thức của văn bản.
1.2.2.Đặc điểm
Không chỉ văn bản mới có tên gọi. Nhiều sự vật, hiện tƣợng trong tự nhiên và
xã hội, thông qua nhận thức và tìm hiểu của con ngƣời đều có tên gọi. Khái niệm

10


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

“tên gọi” đƣợc dùng với nhiều thuật ngữ không giống nhau tùy thuộc vào đối
tƣợng (đối với ngƣời hay sự vật thì đó là “tên”, với cửa hiệu hay nhà cửa, đƣờng
phố…là “biển hiệu”, đối với sản phẩm là “nhãn hiệu”, đối với các ấn phẩm thì
đó là “nhan đề”, “tiêu đề”, “đầu đề”, “tựa đề”).Các tên gọi khác về nhan đề của
văn bản có điểm chung: đều có chức năng định dạng và khu biệt. Nhƣng giữa
chúng cũng có sự khác nhau nhƣ sau: tên (ngƣời, sự vật), biển hiệu, nhãn
hiệu…là những tín hiệu có tính vô đoán, tách rời, độc lập; còn nhan đề văn bản
lại là một tín hiệu có lí do mang tính biểu trƣng. Theo F.Sausure “Có một đặc
tính là không bao giờ hoàn toàn võ đoán, không phải một cái gì đó trống rỗng”.
Ngoài ra, các tên gọi khác chỉ là đại diện cho sự vật và nằm ngoài văn bản; còn
nhan đề - đƣợc ngƣời viết đặt ra để gọi tên của tác phẩm của mình - lại là một
tín hiệu đại diện cho văn bản, mà văn bản là một hệ thống tín hiệu (ngôn ngữ)
đƣợc tổ chức lại, nên nhan đề lại là “tín hiệu” của “tín hiệu”, một thứ “siêu tín
hiệu”. Vì thế giữa phần nhan đề và nội dung văn bản (cuốn sách, tài liệu, vở
kịch...) có mối quan hệ chặt chẽ và tất yếu, hầu nhƣ ít mang tính ngẫu nhiên, võ

đoán nhƣ khởi thủy của các tên gọi khác. Trong thực tiễn, dạng ngôn ngữ tồn tại
bằng văn bản thì không phải văn bản nào cũng có nhan đề. Đó là những trƣờng
hợp văn bản là một bài dân ca, đồng dao, thậm chí là một câu tục ngữ, châm
ngôn hàm chứa một ý nghĩa súc tích tồn tại nhƣ những văn bản độc lập… Nhƣng
đó là những trƣờng hợp đặc biệt, ở đây, chúng ta chỉ khảo sát trƣờng hợp điển
hình: văn bản có nhan đề.
Nhƣ vậy, có thể thấy, nhan đề vừa là tên gọi của văn bản (tức mang chức năng
của một đơn vị định danh), vừa chứa đựng một nội dung khái quát, vừa là đại
diện vừa là đƣờng viền của nội dung văn bản. Nhiều văn bản, nhan đề chính là
nội dung cô đúc, nèn kín: “Tên gọi đặt ra cho truyện không phải là vô ích. Nó

11


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

chứa đựng trong bản thân nó chủ đề quan trọng nhất. Nó định ra toàn bộ cơ cấu
chuyện kể” [14;tr.5].
1.3. Vai trò định hƣớng giao tiếp của nhan đề văn bản
1.3.1.Tính định hướng trong giao tiếp của văn bản
Tính định hƣớng trong giao tiếp là một trong những phạm trù quan trọng nhất
của văn bản, bởi vì khi tạo lập ra một văn bản tác giả bao giờ cũng – hoặc tự giác
hoặc không tự giác– nhằm vào một nhóm ngƣời đọc nhất định.“Tính định
hƣớng” thể hiện thông qua các yếu tố ngôn ngữ (có thể là một từ, một câu hoặc
một đoạn) cũng có thể thông qua cấu trúc bố cục của văn bản.Những yếu tố đó
có vai trò định hƣớng quá trình tiếp nhận văn bản.
Trong “Phong cách học văn bản”, giáo sƣ Đinh Trọng Lạc đã đƣa ra một số
yếu tố có vai trò định hƣớng trong việc tiếp nhận văn bản mà tác giả gọi là

những “dấu hiệu đặc tả” (hay những “dấu ghi”) của văn bản nghệ thuật. Đó là
những “chỉ dẫn” về nhà xuất bản, về loại sách, về tác giả, về tính chất của bút
danh tác giả, về cách đặt đầu đề, về tính chất của văn bản, về thể loại văn bản…
1.3.2. Những chỉ dẫn về nhan đề của tác phẩm
Một văn bản hoàn chỉnh là một văn bản phải có nhan đề, bởi vì nhan đề có
các chức năng hết sức quan trọng trong kết cấu – nội dung chung của văn bản.
Lâu nay, khi nghiên cứu về tác phẩm văn học nói chung, ngƣời ta thƣờng ít
chú ý đến tín hiệu này. Những văn bản miệng thƣờng là không có nhan
đề.Nếu có chỉ trong những trƣờng hợp nhƣ báo cáo tham luận miệng trong các
hội nghị.Ngƣời nói “thông báo” nhan đề ngay trong đoạn mở đầu văn bản của
mình. Trong những văn bản viết nhan đề thƣờng đặt theo những cách rất khác

12


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

nhau, theo từng thể loại văn bản, theo từng hứng thú của ngƣời viết và cả theo
thời thƣợng của công chúng.
Nhan đề của văn bản nghệ thuật thƣờng đa dạng và phức tạp hơn nhan đề của
các thể loại văn bản khác. Có những nhan đề đặt theo đề tài: Chí Phèo, hay đặt
theo cảm xúc: Băn khoăn. Nhan đề có thể bộc lộ rõ chủ đề của văn bản Đất rừng
phương Nam(Đoàn Giỏi), Đi tìm bãi cá(Nguyễn Trinh), Nhớ (Nguyễn Đình
Thi),Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)...Có loại nhan đề không lộ rõ trực tiếp chủ
đề của văn bản mà có tính hàm ẩn. Nó đòi hỏi ngƣời đọc phải tự giải mã qua lần
tìm nội dung nhƣ Đôi mắt (Nam Cao), Hoa ngày thường (Chế Lan Viên), Hai
nửa vầng trăng (Hoàng Hữu), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp)…
Trong cái đa dạng của sự biểu hiện nội dung mà nhan đề là đại diện ấy, ta còn

gặp loại nhan đề có ý nghĩa nhƣ một điểm tựa cho nội dung hoặc nhƣ một đƣờng
viền giới hạn tác phẩm; chẳng hạn Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam), Hòn
Đất(Anh Đức)…Chính tính đại diện và dự báo ấy (tƣờng minh hoặc hàm ẩn) của
nhan đề mà ngƣời đọc có thể nhận ra đƣợc dù ở dạng khái quát nhất về đề tài,
chủ đề quen thuộc của từng tác giả và những vấn đề trung tâm của từng thời kì
văn học.Quả thực, nếu chỉ thống kê nhan đề của tác phẩm văn học thì cũng có
thể rút ra đƣợc nhiều điểm về con ngƣời và thời đại.
Với ngƣời viết, qua nhan đề tác phẩm, bạn đọc có thể thấy những vùng quen
thuộc, sở trƣờng của họ. Chẳng hạn qua các truyện ngắn của Thạch Lam (Hai
đứa trẻ, Cô hàng xóm, Đói, Cái chân què…) có thể thấy “xúc cảm của nhà văn
thƣờng bắt nguồn và nảy nở từ những chân cảm với ngƣời dân nghèo ở thành thị
và thôn quê” (Nguyễn Tuân). Với một dân tộc, nếu thử thống kê tên gọi tác
phẩm trong một giai đoạn nào đó, ta có thể hình dung đƣợc diện mạo của thời kì

13


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

văn học đó với những vấn đề nổi trội và căn bản nhất. Ví dụ, trƣớc năm 1975, đề
tài chủ yếu của văn học nƣớc ta thể hiện khá rõ qua nhan đề tiểu thuyết, thơ ca,
truyện kí…Chủ đề cảm hứng là đứng lên - cầm súng - ra trận - vào lửa - đánh
giặc nhƣ: Đất nước đứng lên (Nguyễn Ngọc), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi),
Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Ra trận (Tố Hữu)…Giai đoạn hiện
nay, đề tài, chủ đề cơ bản, nổi trội lại là cuộc sống với muôn mặt đời thƣờng của
nó:Ánh trăng (Nguyễn Duy),Bến không chồng (Dƣơng Hƣớng), Mảnh đất lắm
người nhiều ma(Nguyễn Khắc Trƣờng)…
Nhƣ vậy, giữa nhan đề và phần còn lại của văn bản, tức là nội dung cụ thể

đƣợc phản ánh trong văn bản, có mối quan hệ hai chiều. Điều này đúng nhƣ
I.R.Galperin đã nhận xét: nhan đề gọi hƣớng sự chú ý của bạn đọc vào điều bạn
sẽ trình bày trong quá trình đọc văn bản. Thƣờng độc giả sẽ chú ý đến tên gọi, cố
gắng tìm hiểu ý nghĩa của nó và liên hệ với nội dung văn bản.Việc đặt nhan đề
cho văn bản không phải là tất yếu.Và tác dụng chủ yếu của nhan đề là để nhận
diện văn bản hơn là phản ánh hƣớng, đích và cấu trúc nội dung của văn bản.
Nhan đề (đầu đề, tiêu đề) của tác phẩm (thơ cũng nhƣ văn xuôi) là một tín
hiệu nghệ thuật mang tính khái quát. Với nhà văn, trong quá trình sáng tác, đầu
đề có thể đến trƣớc, nhƣng có khi bài thơ, bài văn thành hình hài rồi nó mới đến.
Còn ngƣời đọc thì tiếp xúc với tác phẩm bắt đầu từ cái nhan đề đó.
Giáo sƣ Đinh Trọng Lạc nhận xét: “Tên bài thơ thƣờng chứa đựng tứ thơ của
toàn bài. Nó đảm nhiệm vai trò tâm điểm của vòng tròn đồng tâm, từ đó cảm xúc
tỏa ra trở về hội tụ.Nó “hƣớng dẫn” ngƣời đọc trong quá trình lĩnh hội tác
phẩm.Nó để lại cho ngƣời đọc những tung cảm và suy nghĩ sâu sắc”
[3;tr.178].Đầu đề bài thơ rất đa dạng.Mỗi dạng khơi gợi ở ngƣời đọc một cách

14


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

tiếp nhận, một lối rung cảm riêng. Có khi đầu đề là một cảm xúc vút lên (Bác ơi
– Tố Hữu, Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chẳng– Chế Lan Viên), có khi là một
nhận xét, một hình tƣợng khái quát (Sự sống chẳng bao giờ chán nản - Xuân
Diệu, Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân), có khi là âm vang kỉ niệm của một
ngọn núi, dòng sông, một địa danh (Núi đồi – Vũ Cao, Vàm Cỏ Đông – Hoài Vũ)
hoặc là những khúc ca (Bài ca chim chơ - rao – Thu Bồn, Khúc hát ru những em
bé trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm) ...Với văn xuôi nghệ thuật, tác giả cho

rằng: “Vai trò của nhan đề có tác dụng trong thủ pháp đùng yếu tố hồi chí trong
câu mở đầu […] Những nhan đề thành công nhất phải là những nhan đề chứa
đựng đƣợc các chủ đề tƣ tƣởng nghệ thuật của tác phẩm. Nó đảm nhiệm vai trò
điểm xuất phát và cũng là điểm kết thúc của quá trình lĩnh hội tác phẩm.Trong
quá trình này, ngƣời đọc thƣờng xuyên làm công việc liên hệ giữa các sự kiện,
hiện tƣợng đƣợc tƣờng thuật, miêu tả với cái đầu đề vốn lúc đầu khỏi gợi những
cách hiểu, cảm khác nhau so với lúc cuối” [3;tr.182-183]. Trong khi đọc và sau
khi đọc ngƣời ta luôn quay trở về cái nhan đề để điều chỉnh lại cách hiểu, để hiểu
rõ hơn, chính xác hơn, sâu hơn cái ý nghĩa tƣ tƣởng – nghệ thuật của tác phẩm.
Tuy nhiên cũng phải lƣu ý: tùy thuộc vào từng thể loại văn bản, sự gắn bó
khăng khít giữa nhan đề văn bản không có nghĩa nhan đề là một tấm biển cố
định. Một văn bản có thể có nhiều cách đặt nhan đề, lựa chọn nhan đề.Nhan đề là
sản phẩm mang tính chủ quan, tùy thuộc vào nội dung sở thích, ý đồ của ngƣời
viết.Vì thế, các tác giả bao giờ cũng cố gắng tìm kiếm nhan đề phù hợp với nội
dung. Nhiều văn bản có thể thay đổi nhan đề (nhƣ Chí Phèo của Nam Cao, Thân
phận tình yêu của Bảo Ninh…). Về phía ngƣời đọc có thể có những đánh giá
khác nhau về sự phù hợp giữa nội dung với đầu đề của tác phẩm.

15


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

Có trƣờng hợp nhan đề đƣợc đặt ra do ngẫu hứng, tình cờ, có hiện tƣợng nhƣ
vậy, nhƣng nhìn chung nhan đề không phải là tên gọi tùy tiện, ngẫu nhiên. Nhan
đề cũng nhƣ lời giới thiệu, lời tựa, lời bạt…trong kết cấu chung của cuốn sách,
có tính tự nghĩa và độc lập tƣơng đối. Mặt khác, nó lại là một bộ phận của văn
bản, là một tín hiệu vừa mang tính khách quan vừa tùy thuộc vào ý đồ, sở thích,

thị hiếu, thẩm mĩ của ngƣời sáng tạo. Những mặt này liên quan đến chức năng
thẩm mĩ, quảng cáo, khiêu gợi của nhan đề. Đặt nhan đề là cả một suy nghĩ,
thậm chí có sự cân nhắc, lựa chọn công phu, là cả một nghệ thuật. Nhà văn Nga
C.Pauxtopxki thừa nhận: “Ôi những cuộc tìm kiếm đầu để cực nhọc thƣờng
xuyên. Nghĩ ra đầu đề là một cái tài riêng. Có những ngƣời viết hay nhƣng lại
không biết đặt tên cho tác phẩm của mình và ngƣợc lại”. Nhan đề chính là tín
hiệu thẩm mĩ sáng chói nhất của tác phẩm nghệ thuật. Đó là dấu hiệu biết kết
cấu tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn của ngƣời nghệ sĩ.Những
tác phẩm nghệ thuật thành công đều chứng tỏ điều đó.
Ở góc độ nào, nhan đề cũng đƣợc chú ý, trong đó tính thẩm mĩ của nó rất
đƣợc coi trọng.Bởi vì, từ đặc điểm của mình, nhan đề có khả năng kích thích mặt
tích cực trong tâm lí của ngƣời đọc, khơi dậy trí tò mò ở độc giả.Suy cho cùng,
nhan đề là điểm xuất phát nhƣng cũng là kết thúc của quá trình lĩnh hội tác phẩm
văn học.
1.4. Đặc điểm của thơ
1.4.1. Khái niệm “thơ”
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thơ. Chúng tôi nêu ra định nghĩa của
Từ điển văn học: Thơ là hình thức sáng tác văn học, phản ánh cuộc sống, thể

16


Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

Khóa luận tốt nghiệp

hiện những tâm trạng, cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh
và nhất là giàu nhạc điệu.
1.4.2. Đặc điểm của ngôn ngữ thơ
1.4.2.1.Tính hàm súc

Hàm súc là súc tích, hàm chứa.Ngôn ngữ thơ phải thật cô đọng, ít lời mà nói
đƣợc nhiều ý, ý ở ngoài lời, gợi nhiều liên tƣởng.Có thể ví công việc làm thơ với
việc giải một bài toán tối ƣu,sao cho ít lời mà giá trị biểu hiện đƣợc nhiều
nhất.Thơ trung đại phƣơng Đông là mẫu mực cho tính chất hàm súc.Các thể thơ
Haikƣ (mƣời bảy âm tiết), Tanka (ba mƣơi mốt âm tiết) của Nhật Bản đã diễn tả
đƣợc nhiều nội dung tƣ tƣởng vô cùng sâu sắc. Ca dao Việt Nam có khi chỉ hai
câu: “Ra đường thấy cánh hoa rơi/ Hai tay bưng lấy, cũ người mới ta” nhƣng
cũng chứa đựng những hàm ẩn sâu xa về đạo lí, về triết lí nhân sinh của ngƣời
lao động. Mỗi từ ngữ trong câu thơ phải diễn tả đƣợc đúng điều mà nhà thơ nhìn
thấy, cảm thấy và những điều sẽ thấy.Lựa chọn đƣợc một từ ngữ “đắt” để diễn
đạt một ý cho có tính hàm súc không phải là việc dễ dàng.Trong một trƣờng liên
tƣởng của từ ngữ có nhiều từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa..., ngƣời viết cần
liệt kê vài từ để chọn. Tản Đà đã suy nghĩ rất nhiều khi chọn từ “khô” để đƣa vào
câu thơ: “Non cao những ngóng cùng trông/ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng
ngày” (Thề non nước). Nếu thay từ khô bằng từ tuôn, hay từ trôi thì hiệu quả sẽ
giảm đi rất nhiều.
Nguyễn Du là bậc thầy về dùng từ ngữ chính xác, hàm súc trong Truyện Kiều:
“Ghế trên ngồi tót sổ sàng”
Nhà phê bình Hoài Thanh bình: chỉ một từ tót thôi, Nguyễn Du đã giết chết
tên Giám Sinh họ Mã.

17


Lê Việt Anh – K39A Sư phạm Ngữ văn

Khóa luận tốt nghiệp

Một từ dùng chính xác đã không chỉ miêu tả đƣợc hình dáng, cử chỉ điệu bộ
mà còn lột tả đƣợc cả bản chất, tính cách nhân vật.Đó là những biểu hiện của

tính hàm súc trong ngôn ngữ thơ.
1.4.2.2.Tính đa nghĩa
Tính đa nghĩa của thơ không chỉ do yếu tố chủ quan của ngƣời tiếp nhận theo
nguyên lý: tác phẩm văn học = văn bản + ngƣời đọc. Tính đa nghĩa còn do đặc
trƣng của ngôn ngữ thơ.Quan điểm của nhà thơ càng kín đáo bao nhiêu càng có
lợi cho tác phẩm bấy nhiêu.Đặc trƣng của tƣ tƣởng nghệ thuật là toát ra từ hình
tƣợng, tình huống, chi tiết.Chúng kích thích, khêu gợi ngƣời đọc để họ tự rút ra
một tƣ tƣởng nào đó. Tính mơ hồ, đa nghĩa của ngôn ngữ thơ tạo điều kiện cho
ngƣời đọc đồng sáng tạo. Một số bài thơ tiêu biểu cho tính đa nghĩa nhƣ Thề non
nước (Tản Đà), Tống biệt hành(Thâm Tâm),Đây thôn Vĩ Dạ(Hàn Mặc Từ), Bánh
trôi nước (Hồ Xuân Hƣơng)…
1.4.2.3.Tính biểu cảm
Tính biểu cảm của ngôn ngữ thơ nằm trong bản chất thể loại. Thơ là một hình
thức giao tiếp đặc biệt: Từ trái tim đến trái tim. Có nhiều hình thức biểu cảm:
- Biểu cảm trực tiếp (thƣờng đi với thán từ):
“Hôm nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em!”
(Tương tư chiều - Xuân Diệu)
Khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã thốt lên:

18


×