Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Sương mù tháng giêng của Uông Triều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.33 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

VŨ THỊ MINH THU

DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG
TIỂU THUYẾT SƯƠNG MÙ THÁNG GIÊNG
CỦA UÔNG TRIỀU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. PHÙNG GIA THẾ

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc tới các thầy cô giáo trong
khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là PGS.TS Phùng
Gia Thế đã trực tiếp tạo mọi điều kiện, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho em trong
suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành khóa luận này.
Do còn hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên khóa
luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý từ
thầy cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả khóa luận


Vũ Thị Minh Thu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của cá nhân dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Phùng Gia Thế;
- Những số liệu và tài liệu được trích dẫn trong đây là trung thực;
- Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được
công bố trước đó.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả khóa luận

Vũ Thị Minh Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
7. Bố cục của khóa luận………………………………………………………………...4
NỘI DUNG……………………………………………………………………..6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LÍ THUYẾT DIỄN NGÔN VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TẠO CỦA UÔNG TRIỀU ..................................................... 6
1.1. Khái quát về diễn ngôn ............................................................................ 6

1.1.1. Khái niệm diễn ngôn từ ngôn ngữ học đến văn học .............................. 7
1.1.2. Vấn đề diễn ngôn trong văn học ......................................................... 11
1.1.3. Diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử ............................................ 15
1.1.4. Diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử - một bình diện quan trọng của diễn ngôn
trong sáng tác và nghiên cứu văn học ........................................................... 16
1.1.4.1. Tính đối thoại của diễn ngôn tiểu thuyết .......................................... 17
1.1.4.2. Diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử là diễn ngôn về cuộc sống đang tiếp
diễn chưa có hồi kết ..................................................................................... 20
1.1.4.3. Lịch sử được “nhào nặn” bằng các thủ pháp của khuynh hướng hậu
hiện đại......................................................................................................... 21
1.2. Hành trình sáng tạo của Uông Triều ...................................................... 23
1.2.1. Sáng tác của Uông Triều trong bối cảnh văn học đương đại ............... 23
1.2.2. Tiểu thuyết Sương mù tháng giêng - điểm nhấn trong sáng tác của Uông
Triều............................................................................................................. 25


CHƯƠNG 2: DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG SƯƠNG MÙ THÁNG GIÊNG
TỪ GÓC NHÌN NHÂN VẬT....................................................................... 27
2.1. Các kiểu loại nhân vật trong tác phẩm ................................................... 27
2.1.1. Kiểu nhân vật đa nhân cách ................................................................ 27
2.1.2. Kiểu nhân vật cô đơn ...................................................................................... 28
2.1.3. Kiểu nhân vật bản năng, tự nhiên........................................................ 31
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .......................................................................... 35
2.2.1. Từ diện mạo đến tính cách .................................................................. 35
2.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ..................................................... 37
CHƯƠNG 3: DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG SƯƠNG MÙ THÁNG GIÊNG
CỦA UÔNG TRIỀU NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGÔN TỪ VÀ GIỌNG
ĐIỆU ............................................................................................................ 41
3.1. Về phương diện tổ chức ngôn từ ............................................................ 41
3.1.1. Ngôn từ đậm chất tiểu thuyết .............................................................. 41

3.1.2. Ngôn từ đối thoại nghệ thuật - điểm mạnh chính sử không có ............ 44
3.1.3. Ngôn ngữ miêu tả vượt khuôn khổ chính sử ....................................... 49
3.2. Giọng đa thanh phức điệu - đặc trưng của tiểu thuyết ............................ 51
3.2.1. Giọng trang nghiêm, trầm tĩnh ............................................................ 52
3.2.2. Giọng điệu trữ tình, cảm xúc .............................................................. 53
3.2.3. Giọng chiêm nghiệm, triết lí. .............................................................. 55
KẾT LUẬN .................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Từ những năm 60 của thế kỉ XX nghiên cứu diễn ngôn đã trở thành
một vấn đề quan trọng của lí luận văn học, được phát triển mạnh mẽ ở châu
Âu. Diễn ngôn lúc đó trở thành một khái niệm trung tâm và được lưu hành
rộng rãi trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Sau thời kì thống trị
của chủ nghĩa cấu trúc, diễn ngôn được tái hiện với những hàm nghĩa mới
trong các công trình nghiên cứu hậu cấu trúc (giải cấu trúc) của M. Foucault,
R. Barthes, M. Bakhtin,… Xét riêng trong phạm vi văn học, thực tế đã chứng
minh, ở mỗi thời kì lịch sử, do những định chế của thời đại sẽ có những lối
diễn ngôn khác nhau; mỗi thể loại văn học, do những quy ước riêng sẽ kiến
tạo những kiểu diễn ngôn khác nhau; ở mỗi nhà văn, bên cạnh diễn ngôn đặc
thù thời đại, nhưng biến thể của diễn ngôn lại càng sinh động. Nghiên cứu
diễn ngôn trong văn học, do đó không đơn thuần chỉ là nghiên cứu trên bề mặt
mà “điểm rơi” của nó chính là vấn đề ngoài và sau văn bản, hứa hẹn mở ra
những chiều kích lí giải và khám phá khác nhau nhìn từ nhiều góc độ.
1.2. Tiểu thuyết lịch sử, xét trên phạm vi toàn thế giới, đã có từ lâu và đã
có những tác phẩm đạt đến tầm kinh điển, chẳng hạn như: Tam quốc diễn
nghĩa của La Quán Trung, Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo, Chiến
tranh và hòa bình của Lev Tolstoi,.. Trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII

cũng xuất hiện một bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng là Hoàng Lê nhất thống chí
của nhóm Ngô gia văn phái. Sang đầu thế kỷ XX, Trùng Quang tâm sử của
Phan Bội Châu thật sự mang tính chất của của tiểu thuyết lịch sử (dù nó vẫn
mang kiểu cấu trúc chương hồi của tiểu thuyết Minh - Thanh, Trung Quốc).
Theo thời gian, tiểu thuyết lịch sử trở thành một dòng chảy liên tục không thể
thiếu trong lịch sử văn học Việt Nam với hàng trăm tác phẩm của các nhà văn
nổi tiếng như Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân, Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc

1


Hải, Nguyễn Mộng Giác… Trong dòng chảy thể loại, tiểu thuyết Sương mù
tháng giêng của Uông Triều đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên văn
đàn Việt Nam. Uông Triều cũng là một trong số ít các nhà văn trẻ được đánh
giá là có nhiều triển vọng trong đời sống văn học đương đại, đặc biệt là ở
mảng đề tài lịch sử.
1.3. Nghiên cứu một tiểu thuyết lịch sử của một tác giả đương đại, tác
giả khóa luận còn có tham vọng khắc phục một phần sự chia cắt giữa văn học
nhà trường với đời sống văn học đương đại.
Đó là các lí do chủ yếu khiến chúng tôi lựa chọn việc nghiên cứu “Diễn
ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Sương mù tháng giêng của Uông Triều”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sương mù tháng giêng là tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng thẩm mĩ của
Uông Triều. Tác phẩm đã góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng nên tên
tuổi của tác giả trên văn đàn nghệ thuật. Cho đến nay, ý nghĩa tư tưởng cũng
như những cách tân về mặt nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết vẫn là lời thách đố
đầy quyến rũ và trở thành đề tài cho nhiều công trình nghiên cứu khoa học.
Có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu sau đây:
Trong bài: “Trong Sương mù tháng giêng” in trên báo Nhân Dân ra ngày

10/11/2015, tác giả Ngân Anh nêu nhận xét: Uông Triều, một “kẻ hiện đại
ham thích chuyện lịch sử” đã khơi mở những vấn đề ẩn khuất và lay động con
người. Bên cạnh những trang văn sáng ngời hào khí Đông A thì xuyên suốt
cuốn sách ken dày “tiếng kêu la, khóc lóc, thăm thiết”, “tiếng bước chân dồn
dập, gươm giáo sáng lóe”… Từ những con người nhỏ bé, vô danh đến những
binh lính và vĩ nhân trên hai chiến tuyến đều được cất lên tiếng nói của mình.
Nỗ lực đối thoại và phản biện lại với lịch sử, tiểu thuyết của Uông Triều đã
vén lớp “sương mù” của diễn ngôn lịch sử, tái hiện lại cuộc truy vấn giữa quá

2


khứ - hiện tại, kiến tạo một lịch sử “có thể xảy ra” [23]. Có thể nhận thấy,
trong bài viết này, Ngân Anh mới chỉ đề cập sơ bộ đến diễn ngôn lịch sử
trong tiểu thuyết Sương mù tháng giêng nhìn từ phương diện nhân vật mà
chưa bàn đến các phương diện khác của diễn ngôn trong tiểu thuyết này.
Trên tạp chí Văn nghệ quân đội số ra ngày 22/7/2015, Phùng Gia Thế
nhận xét về diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Sương mù tháng giêng của
Uông Triều: “Sương mù tháng giêng thể hiện rõ nét một đặc điểm trong cái
nhìn của Uông Triều: lịch sử là những diễn ngôn. Lịch sử là cái “có thể xảy
ra”, chứ không phải là cái hẳn (hay nhất định) đã diễn ra. Nhân vật muốn sống
cùng lịch sử, không có cách nào khác, anh ta phải tạo sinh những diễn ngôn
về lịch sử. Và, nếu mỗi “văn bản sử” là một diễn ngôn thì tiểu thuyết của
Uông Triều là diễn ngôn về các diễn ngôn. Lịch sử trong Sương mù tháng
giêng là sự trùng điệp của nhiều văn bản. Nói theo cách khác, nó là lịch sử
trong sương mù. Một tưởng tượng về lịch sử” [24]. Bài viết này có bàn về vấn
đề diễn ngôn trong tác phẩm của Uông Triều song chỉ dừng lại ở việc nêu ra
những đặc điểm chung nhất.
Trong cuốn Trút tình tri âm, Bùi Công Thuấn cũng đưa ra lời bàn luận
về diễn ngôn lịch sử trong Sương mù tháng giêng. Bùi Công Thuấn cho rằng:

“Uông Triều không viết lại lịch sử, nhà văn cũng không coi lịch sử như cái
móc áo để khoác trên đó những quan điểm của cá nhân mình. Anh coi trọng
chân lí lịch sử, coi trọng những tín niệm của cộng đồng dân tộc. Bằng cái nhìn
hiện đại, anh để cho các nhân vật lịch sử tự lên tiếng nói với người hôm nay
về những gì đã làm” [19].
Có thể nhận thấy, các bài nghiên cứu nói trên ít nhiều đã sơ bộ nói đến
diễn ngôn lịch sử trong Sương mù tháng giêng. Tuy nhiên, chưa có công trình
nào đi sâu phân tích, tìm hiểu vấn đề này. Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn
và triển khai nghiên cứu đề tài: Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Sương mù

3


tháng giêng của Uông Triều.
3. Mục đích nghiên cứu
Với tính chất nghiên cứu lý thuyết ứng dụng, khóa luận sẽ góp phần làm
sáng tỏ lý thuyết diễn ngôn ở thể tài tiểu thuyết lịch sử và phân tích đặc điểm
diễn ngôn lịch sử qua tiểu thuyết Sương mù tháng giêng của Uông Triều. Nếu
hoàn thành tốt, khóa luận sẽ là nguồn tư liệu khả tín cho những ai quan tâm
đến vấn đề này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Tìm hiểu và làm rõ cơ sở lý luận về lý thuyết diễn ngôn, vận dụng lý
thuyết diễn ngôn để tìm hiểu diễn ngôn trong tiểu thuyết lịch sử.
4.2. Chỉ ra được sự tương đồng và dị biệt trong diễn ngôn lịch sử với
diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử, từ đó đề nghị một cách hiểu rộng hơn về lịch sử.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Sương mù tháng giêng của Uông
Triều.
5.2 Phạm vi nghiên cứu

Tiểu thuyết Sương mù tháng giêng, Nhà xuất bản Trẻ, 2015
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống;
- Phương pháp thống kê - phân loại;
- Phương pháp phân tích - tổng hợp;
- Phương pháp liên ngành;
- Phương pháp so sánh.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
chính của khóa luận bao gồm:

4


Chương 1: Khái quát về lí thuyết diễn ngôn và hành trình sáng tạo của
Uông Triều.
Chương 2: Diễn ngôn lịch sử trong Sương mù tháng giêng nhìn từ góc độ
nhân vật.
Chương 3: Diễn ngôn lịch sử trong Sương mù tháng giêng nhìn từ
phương diện ngôn từ và giọng điệu.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LÍ THUYẾT DIỄN NGÔN
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA UÔNG TRIỀU
1.1. Khái quát về diễn ngôn
Khái niệm diễn ngôn đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực trong đó
có nghiên cứu văn học, song do nội hàm của nó khá phức tạp nên vẫn chưa

được giải thích một cách cặn kẽ. Nhiều nhà khoa học xác nhận đó là khái
niệm còn bỏ ngỏ, mỗi người nghiên cứu sử dụng theo cách hiểu riêng của
mình, người đọc phải dựa vào ngữ cảnh để hiểu cách dùng trong từng trường
hợp cụ thể. Vì thế, việc tìm cách xác định nó vẫn là một đòi hỏi bức thiết của
khoa học. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều
hướng đến mục đích là trả lời cho câu hỏi: diễn ngôn là gì và diễn ngôn trong
văn bản có đặc điểm gì? Tùy theo khuynh hướng nghiên cứu mà người ta
nhận được nhiều cách diễn giải khác nhau về khái niệm diễn ngôn.
Theo khảo chứng của Manfred Frank, từ diễn ngôn (discourse) bắt nguồn
từ tiếng La tinh: Discoursus, mà từ này có gốc động từ là “discurere” có nghĩa
là “tán láo chơi, nói huyên thuyên”. Như vậy, diễn ngôn là một lối nói, cách
nói, hoặc là một lượt nói có độ dài không xác định, sự triển khai không bị hạn
định bởi chủ ý nghiêm ngặt. Trong tiếng Pháp, “diễn ngôn” rất gần với tán
gẫu, nói chuyện phiếm, kể chuyện,… Còn theo tác giả Roland Barthes thì
diễn ngôn được hiểu với những hàm nghĩa sau: “Thứ nhất là sự giao tiếp bằng
lời, nói chuyện, hội thoại. Thứ hai là sự triển khai một vấn đề nào đấy bằng
cách nói hoặc viết theo một trật tự. Thứ ba, các nhà ngôn ngữ học thường sử
dụng thuật ngữ diễn ngôn để chỉ một đơn vị của văn bản - đơn vị ngôn ngữ
lớn hơn câu” [4;1].
Các ý nghĩa khác xa nhau, xung đột, mâu thuẫn nhau, do đó chưa có
một nội hàm thuật ngữ khoa học xác định. Sự phân hóa phức tạp về nghĩa của

6


thuật ngữ khi xuất hiện trong những khung lý thuyết khác nhau đã dẫn đến sự
chồng chéo của các tầng nghĩa, gây nên nhiều khó khăn cho các nhà nghiên
cứu. Có lẽ vì thế, việc làm cần thiết nhất đối với chúng ta khi tiếp cận thuật
ngữ này là đặt nó vào những bối cảnh sử dụng khác nhau, từ đó nghiên cứu
xem trong mỗi bối cảnh sử dụng khác nhau nét nghĩa nào của thuật ngữ diễn

ngôn đã được triển khai. Cho dù có sự phức tạp như thế, sự diễn giải có khác
nhau như thế thì theo chúng tôi, tựu trung có thể khái quát diễn ngôn thành
các khuynh hướng tiêu biểu sau:
1.1.1. Khái niệm diễn ngôn từ ngôn ngữ học đến văn học
Như đã nói, khái niệm diễn ngôn được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực như ngôn ngữ học, nghiên cứu văn hóa, xã hội, nghiên cứu văn
học… Diễn ngôn là một cấu trúc liên văn bản chủ thể. Diễn ngôn căn bản
không phải là các văn bản cụ thể, các loại biểu đạt các nội dung cụ thể mà là
cái cơ chế tạo thành các văn bản cụ thể đó. Nó chính là cái nguyên tắc ẩn
chìm chi phối sự hình thành các văn bản như là sự kiện xã hội. Diễn ngôn tồn
tại bên ngoài ta, chi phối ta. Việc ai nói, cái gì được nói/ không được nói và
nói như thế nào đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi những quyền lực, những luật lệ
bên trong và bên ngoài diễn ngôn. Điều này khiến cho chủ thể phát ngôn
không còn là chủ thể tự do biểu lộ những ý kiến cá nhân mà bị hạn chế và trói
buộc trong một diễn ngôn có trước. Triết học ngôn ngữ của thế kỷ XX đã phát
hiện mối quan hệ bất ngờ giữa ngôn ngữ và người nói chứ không phải người
nói điều khiển ngôn ngữ. Như vậy, diễn ngôn không chỉ là ngôn ngữ mà nó là
thực tiễn ngôn ngữ do quyền lực và văn hóa quy định.
Có hai hướng nghiên cứu diễn ngôn cơ bản đó là hướng nghiên cứu của
các nhà ngôn ngữ học và của các nhà xã hội học. Hướng nghiên cứu diễn
ngôn của các nhà ngôn ngữ học, khi có ngôn ngữ học cấu trúc của F. de
Saussure, ngôn ngữ vẫn thường được xem là đối lập với lời nói. Trong Giáo

7


trình ngôn ngữ học đại cương, Saussure phân biệt ngôn ngữ và lời nói. Ngôn
ngữ là một hệ thống, một kết cấu tinh thần trừu tượng, khái quát trong khi lời
nói là sự vận dụng ngôn ngữ trong những hoàn cảnh cụ thể, bởi các cá nhân
cụ thể. Ngôn ngữ mang tính cộng đồng còn lời nói mang tính cá nhân. Về sau,

một số nhà ngữ học nhận thấy sự thiên lệch trong nghiên cứu của Saussure,
họ thấy cần thiết phải nghiên cứu lời nói, nghiên cứu văn bản, nghiên cứu
diễn ngôn và diễn ngôn được đề xuất như đối tượng mới của ngôn ngữ học.
David Nunan khi giải quyết lí thuyết phát ngôn đã sử dụng một cách
nhất quán thuật ngữ “discourse” có tính truyền thống đối với ngôn ngữ học
Pháp theo ý nghĩa mới như là đặc điểm của lời nói do người nói nhận biết.
Nhà nghiên cứu này đã đối lập diễn ngôn với hệ thống ngôn ngữ khi ông
khẳng định: “Câu, một sáng thể phong phú vô hạn, là hành động nói của con
người trong đời sống hằng ngày. Từ điều này, chúng ta có thể kết luận rằng:
Với câu, chúng ta chuyển từ khu vực ngôn ngữ như một hệ thống các ký hiệu
sang một vũ trụ khác, khu vực ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp mà hình
thức diễn ngôn tả của nó là diễn ngôn” [16;4].
Khái niệm diễn ngôn văn học trong quan niệm của R. Bathes là “lối viết
là một hành động liên kết lịch sử (…), lối viết là một chức trách, nó là một
quan hệ giữa sáng tạo và xã hội; nó là hình thức bị bắt chộp trong ý đồ có tính
người của mình và gắn liền với những khủng hoảng lớn của lịch sử” [4;49].
Trong công trình Thi pháp văn xuôi [18;26], Tz. Todorov xem diễn ngôn
được hiểu là lời nói; kiểu diễn ngôn được tác giả đồng nhất với lời nói. Bài
viết đặc biệt chú ý đến chủ ý của diễn ngôn, đến địa vị và thái độ của chủ thể
diễn ngôn. Nghiên cứu cấu trúc của diễn ngôn, Todorov cho rằng mọi lý
thuyết về ngữ nghĩa, về các bộ phận diễn ngôn đều phải dựa trên sự phân biệt
giữa miêu tả và định danh, hai chức năng này của ngôn ngữ được phân phối
chủ yếu thành các đơn vị động từ và tính từ, ngoài ra có thể viện đến các

8


phạm trù thức, giọng, thì, dạng.
Trên đây, các nhà cấu trúc luận đã vận dụng mô hình ngôn ngữ để hiểu
diễn ngôn văn học. Họ xếp mọi hình thức diễn ngôn vào hệ thống ký hiệu.

Chính cái nhìn toàn trị về ngôn ngữ và chính quan niệm về tính chuyên chế
của mọi mặt đã khiến các nhà cấu trúc khẳng định rằng diễn ngôn không mô
phỏng thực tại, diễn ngôn do hệ tư tưởng tạo ra, rồi đến lượt mình diễn ngôn
tạo ra hiện thực.
Đặc biệt, diễn ngôn còn được các nhà ngữ văn học nghiên cứu, tiêu biểu
trong đó là M. Bakhtin. Với M. Bakhtin, quan niệm về diễn ngôn được đề cập
trong các tác phẩm Diễn ngôn sinh hoạt và diễn ngôn nghệ thuật (1926), Bình
về văn xuôi của V. Skhlovski (1926), Phương pháp hình thức trong nghiên
cứu văn học (1928). Đối với khoa học xã hội nhân văn, tác giả xác định đối
tượng nghiên cứu là “text” (văn bản), còn trong văn học thì tác giả gọi là
“slovo” (lời văn/ngôn từ/lời nói). Trong công trình Mấy vấn đề về thi pháp
Dostoievxki ông dùng là ngôn từ/lời văn hay trong công trình Mĩ học sáng
tạo, ông đề ra vấn đề thể loại lời nói. M. Bakhtin không đồng tình với việc F.
de Sausure chỉ dừng lại phân biệt ngôn ngữ với lời nói. Nếu chỉ quan tâm đến
ngôn ngữ, đến lời nói thì ta chỉ quan tâm đến nghĩa và cái biểu nghĩa, “cái
biểu đạt” và “cái được biểu đạt”; đơn vị chỉ là từ và câu. Trong giao tiếp hết
câu chưa phải là hết ý mà hết một phát ngôn của chủ thể mới là hết ý. Bakhtin
nhấn mạnh: Phát ngôn chính là đơn vị giao tiếp của lời nói bởi bản thân lời
nói chỉ có thể tồn tại trong thực tế dưới hình thức những phát ngôn cụ thể của
những lời nói riêng lẻ. Mặt khác, chính phát ngôn thể hiện bản chất sống động
của ngôn ngữ trong thực tiễn sử dụng vì thông qua những phát ngôn cụ thể
như thế, bản thân đời sống nhập vào ngôn ngữ. Nếu Sausure cho rằng ngôn
ngữ chung của xã hội (ngôn ngữ tồn tại trong từ điển) là đến lời nói của cá
nhân thì Bakhtin lại cho rằng lời nói của cá nhân không chỉ phụ thuộc vốn

9


ngôn ngữ chung của xã hội mà còn phụ thuộc vào môi trường văn hóa của
từng thời kỳ lịch sử. Với Sausure ngoài cấu trúc ra, các yếu tố khác như chủ

thể, hoàn cảnh lịch sử, ngữ cảnh,… đều không có ý nghĩa quan trọng trong
việc quy định nghĩa của diễn ngôn thì Bakhtin cho rằng, ý nghĩa diễn ngôn,
phương thức diễn ngôn (cách dùng từ gì, cụm từ gì…) không chỉ do cấu trúc
ngôn ngữ hay do cá tính người phát ngôn quy định mà còn do ngữ cảnh, do
các mối quan hệ nói trong xã hội quy định. Diễn ngôn gắn liền với ký hiệu
nên gắn liền với xã hội, nó mang tính xã hội. Con người phải nói theo các quy
tắc ngôn ngữ nhất định nếu muốn tồn tại trong xã hội.
Như vậy, đối với Bakhtin, diễn ngôn không phải là ngôn ngữ; hai khái
niệm này có nội hàm khác nhau, nền tảng tư tưởng khác nhau: Ngôn ngữ là
đối tượng của ngôn ngữ học truyền thống, còn diễn ngôn là đối tượng của
khoa học xã hội nhân văn. Trong ngôn ngữ học truyền thống, ngôn ngữ là
hình thức, công cụ còn tư tưởng là nội dung, có thể độc lập với hình thức.
Trong lí luận diễn ngôn, nội dung và hình thức cùng quan hệ của chúng như
cách hiểu truyền thống không còn có ý nghĩa nữa. Hay nói cách khác, chúng
ta không thể nào phân biệt nội dung và hình thức của diễn ngôn. Nội dung của
diễn ngôn tức là hình thức và hình thức tức là nội dung. Cái gọi là chỉnh thể
ngôn ngữ mà Bakhtin hay dùng thực chất là diễn ngôn. Sự phân cách ngôn
ngữ của Bakhtin thực chất là phân tích diễn ngôn, tác giả nghiên cứu cái phần
mà ngôn ngữ học không nghiên cứu - phần nội dung, ý nghĩa và sức mạnh do
ngôn ngữ mang lại. Bakhtin nêu xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ học, tức lấy
diễn ngôn (lời nói, văn bản) làm đối tượng nghiên cứu, hình thành khuynh
hướng “diễn ngôn học”, mở ra một hướng mới trong cách tiếp cận ngôn từ
văn học. Với tác giả, diễn ngôn là ngôn ngữ trong chỉnh thể sống động, cụ
thể, ngôn ngữ trong sử dụng, có tư tưởng, có tính hoạt động xã hội, tức tính
thực tiễn. Diễn ngôn là bất cứ lời nói nào được phát ra trong thực tế chứ

10


không phải là ngôn ngữ trong từ điển, nó không thể tách rời ý thức chủ quan

của người nói; nó là sản phẩm của giao tiếp, là sản phẩm của xã hội, là kết
quả của sự tác động qua lại về mặt xã hội của ba nhân tố: Tác giả, độc giả và
nhân vật. Bản chất diễn ngôn mang tính đối thoại bởi nó chính là mảnh đất
giao cắt, hội tụ, tranh biện của những tư tưởng, quan niệm khác nhau về thế
giới. Mỗi phát ngôn của chúng ta được hình thành và phát triển trong sự tác
động qua lại, thường xuyên, liên tục với những phát ngôn của các cá nhân
khác trong xã hội và văn hóa.
Như vậy, quan niệm diễn ngôn của Bakhtin thuộc lí luận văn học, triết
học, không thuộc ngôn ngữ học. Ông chủ trương từ góc độ bản thể tư tưởng,
góc độ triết học để nghiên cứu văn học, dùng diễn ngôn thay thế cho ngôn
ngữ.
Từ những quan niệm khác nhau về diễn ngôn, trong khóa luận này,
chúng tôi đồng tình với quan niệm diễn ngôn như sau: Diễn ngôn là những tổ
chức ký hiệu, những cấu trúc ngôn ngữ đầy ắp nội dung tư tưởng thể hiện
những nhãn quan giá trị hệ thống quan niệm thực về tại của một thời kỳ, của
một nhóm xã hội khác nhau. Nó là cấu trúc liên văn bản, liên chủ thể; một
sản phẩm của môi trường sinh thái văn hóa, nó chứa đựng bên trong một cấu
trúc biểu nghĩa khái quát mang nội hàm văn hóa, ý thức hệ. Nói đến diễn
ngôn là nói đến một sự kiện ngôn ngữ đồng thời là một sự kiện xã hội, một sự
kiện của văn hóa tư tưởng; là cách kiến tạo thế giới bằng ngôn từ và cách
kiến tạo này chịu sự chi phối của một quan niệm tư tưởng, một ý thức hệ nhất
định.
1.1.2. Vấn đề diễn ngôn trong văn học
Diễn ngôn văn học là diễn ngôn về một hình thái nghệ thuật ngôn từ
trong đó có sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, giữa hình thức và tư
tưởng. Ở diễn ngôn văn học, hệ thống biểu đạt bao gồm hình tượng, loại hình

11



ngôn ngữ, các phương tiện tu từ đều gắn với những nội dung văn hóa, tư
tưởng nhất định. Đồng thời, diễn ngôn văn học gắn chặt với lịch sử tư tưởng,
nó là một bộ phận của hệ tư tưởng, chịu sự chi phối của các hình thái ý thức
xã hội, của ý thức hệ, văn hóa, thẩm mỹ. Mỗi thời đại với tư tưởng khác nhau,
ý thức hệ khác nhau, tôn giáo khác nhau, thị hiếu thẩm mỹ khác nhau,… sẽ
tạo nên tri thức khác nhau, từ đó sẽ tạo nên diễn ngôn khác nhau và điều này
cũng chính là vấn đề “phong cách thời đại”. Văn học sử thi thời kỳ cách
mạng (Liên Xô, Việt Nam, Trung Quốc,..) diễn tả chủ yếu là cái hùng, nếu có
miêu tả cái bi thì cái bi này cũng là cái bi hùng, bi tráng chứ không phải là bi
lụy. Nó đòi hỏi văn học phải luôn mang trong mình một niềm tin vào cuộc
chiến đấu anh dũng của dân tộc, niềm tin vào cuộc sống tươi sáng ở ngày mai,
theo đúng “phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Chẳng hạn,
trong các sáng tác của M. Gorki, A. Tolsoy, M. Cholokhov,… của văn học
Xô-viết; Tố Hữu, Hữu Mai, Nguyễn Khải, Anh Đức, … của Việt Nam; Khúc
Ba, Dương Mạt, Lương Bân,… của Trung Quốc, v.v… đều có chung một tinh
thần, cảm hứng sáng tác như thế. Thế nhưng, ngày nay quan niệm về văn học
sử thi đã nhạt dần nhường chỗ cho văn học thế sự, nhấn mạnh hơn cái “tôi” cá
nhân, đi sâu hơn những “vùng tối”, “góc khuất”, “điểm mờ” của hiện thực
cũng như trong con người. Quan niệm này đã làm xuất hiện một số diễn ngôn
mang đặc trưng mới như: Đoạn đầu đài (Tsinghiz Aitomatov), Chuyện
thường ngày ở huyện (V. Auvetskin),… ở Nga; Linh sơn (Cao Hành Kiện),
Cao lương đỏ (Mạc Ngôn), Thiếu nữ đánh cờ vây (Sơn Táp),… ở Trung
Quốc; Rừng Na-uy, Nhảy nhảy nhảy (Haruka Murakami),… ở Nhật Bản; Thời
xa vắng (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Biết đâu địa ngục thiên
đường (Nguyễn Khắc Phê),… ở Việt Nam.
Có thể hiểu một cách ngắn gọn diễn ngôn trong văn học “là những quy
tắc phát ngôn, thường ẩn chìm trong vô thức cộng đồng quy định lối nói, cái gì

12



được nói và không được nói của mỗi thời” [11;23]. Diễn ngôn này có một số
đặc điểm như sau:
Diễn ngôn văn học có tính lịch sử. Điều đó có nghĩa, mỗi cộng đồng
trong mỗi thời đại khác nhau sẽ có những qui định riêng về lối nói và ý thức
nói. Thời đại này, cộng đồng này được nói những gì, nói đến đâu và nói như
thế nào, bằng hình thức nào cũng đều chịu sự qui định, chi phối bởi các yếu tố
thuộc về thể chế chính trị, tư tưởng triết học, ý thức tôn giáo, lí tưởng thẩm mĩ
thời đại,… Do đó, tri thức, cách nhìn nhận về thế giới của nó và do nó tạo ra
sẽ bị thay đổi theo thời gian. Đây chính là hệ quả của mối quan hệ giữa tri
thức và quyền lực trong diễn ngôn. Chẳng hạn như văn học giai đoạn 1930 1945 ở Việt Nam, ý thức hệ chính trị, tôn giáo ràng buộc quá nghiêm ngặt tạo
nên sức mạnh quyền lực hữu hình và vô hình chi phối đến ý thức sáng tác
khiến người ta không dám đả động đến giai cấp thống trị, hoặc muốn nói thì
bắt buộc phải lựa chọn cách nói khác, có thể là ẩn dưới lớp vỏ hình thức
truyện ngụ ngôn như: truyện về loài vật Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài
hoặc viết truyện trào phúng, hoạt kê như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng
Phụng,…
Diễn ngôn văn học có tính qui chiếu. Qui chiếu trong diễn ngôn diễn ra
trên hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất là mô phỏng hiện thực, tái tạo hiện thực bằng
hệ thống hình tượng. Cấp độ thứ hai là qui chiếu vào chính nó và các văn bản
khác tạo nên những kí mã thẩm mĩ của nhà văn và mở rộng khả năng liên văn
bản cho tác phẩm. Vì thế, đọc văn bản ở đây là đọc văn bản mở, đọc trong
tính liên bản và tính đối thoại của nó để nhận diện mã thẩm mĩ được nhà văn
kí gửi trong đó.
Diễn ngôn văn học có tính hư cấu. Hư cấu là đặc tính sáng tạo của nghệ
thuật nói chung, văn học nói riêng. Tính hư cấu giúp diễn ngôn vừa có khả
năng biểu hiện chân lí cuộc sống lại vừa có khả năng thể hiện cá tính sáng tạo

13



của chủ thể sáng tác. Từ đó, nó tạo ra một thế giới khả hữu, cung cấp tri thức
cũng như mở rộng hiểu biết và quan niệm của chúng ta về thực tại.
Diễn ngôn văn học được “lạ hóa”. Bản chất của hoạt động văn học là
không ngừng đổi mới và sáng tạo. Tuy nằm trong bộ khung tri thức của thời
đại nhưng với tính đặc thù vốn có, văn học luôn có xu hướng vượt thoát, phá
vỡ những khuôn khổ, hướng tới những chân trời mới. Đây chính là lí do khiến
diễn ngôn văn học được “lạ hóa”. Lạ hóa để tìm những giá trị vượt thời đại,
tìm kiếm những khung tri thức mới - không lặp lại, không lệ thuộc một cách
cứng nhắc các diễn ngôn đã tồn tại trước đó. Chẳng hạn như: Nguyễn Huy
Thiệp, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái,… Sở dĩ, họ trở thành những “hiện tượng văn
học” là do họ sáng tác với ý thức vượt thoát, nhờ đó không những họ luôn cố
gắng vươn lên trong nỗ lực tạo ra sự khác biệt với các tác giả khác mà hơn thế
là khả năng làm mới chính mình, “lạ hóa” chính bản thân chủ thể sáng tạo.
Diễn ngôn văn học mang tính phỏng nhại. Diễn ngôn văn học không chỉ
có khả năng dung chứa, hấp thụ trong nó các tổ chức diễn ngôn của các lĩnh
vực khác như: lịch sử, văn hóa, triết học,… diễn ngôn văn học còn hướng tới
nhận diện, phân biệt và đối thoại với các diễn ngôn khác. Thuộc tính này đã
dẫn tới tính chất phỏng nhại của diễn ngôn văn học được biểu hiện trong từng
giai đoạn. Chẳng hạn, giai đoạn 1945 - 1975, diễn ngôn văn học được “chính
trị hóa” do chịu sự chỉ đạo và chi phối bởi tư tưởng cách mạng (sử dụng tràn
ngập ngôn từ chính trị trong văn bản văn học: đồng chí, chất vấn, ý kiến, cách
mạng, phấn đấu,…). Tuy nhiên, biểu hiện của tính phỏng nhại trong diễn
ngôn văn học khá phong phú: Phỏng nhại về phong cách, thể loại, nội dung tư
tưởng,… Ví dụ, ta có thể tìm thấy trong rất nhiều sáng tác truyện ngắn, tiểu
thuyết của Nguyễn Huy Thiệp có hiện tượng nhại phong cách của diễn ngôn
thơ, ca dao, hò, vè…
Tóm lại, diễn ngôn trong văn học là lối nói, là qui tắc phát ngôn được qui

14



định bởi đặc điểm thời đại. Đối với một hiện tượng văn học cụ thể, sự qui
định ấy kết hợp với cá tính sáng tạo của chủ thể sáng tạo sẽ tạo nên một diễn
ngôn riêng biệt của mỗi nhà văn. Rộng hơn nữa, đối với mỗi thời kì, giai đoạn
văn học cụ thể sẽ có những nét chung và những nét riêng khu biệt chúng với
các thời kì, giai đoạn văn học khác tạo thành phong cách thời đại. Do đó có
thể xem phong cách thời đại chính là diễn ngôn.
1.1.3. Diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử
Diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử hay còn gọi là diễn ngôn khoa
học lịch sử là cách tổ chức ngôn từ, là những qui tắc phát ngôn trong bộ môn
khoa học về lịch sử (chính sử). Diễn ngôn này bao gồm một số đặc trưng sau:
Thứ nhất, nó phải đảm bảo tính chân thật lịch sử và tính khách quan,
chính xác của một bộ môn khoa học. Điều này có nghĩa, người viết sử phải
trung thành với những sự kiện lịch sử, không cho phép thêm hoặc bớt theo
chủ ý cá nhân và đặc biệt là không có quyền hư cấu lịch sử. Tính chính xác
của diễn ngôn này thể hiện ở việc sử quan tường thuật lại những sự kiện lịch
sử như nó vốn có. Vì vậy, ta thường gọi công việc của các sử quan là công
việc “ghi chép” lịch sử, chứ không phải là sáng tác lịch sử.
Thứ hai, mục đích cuối cùng của việc chép sử là để người đời sau biết
được người đời trước đã sống như thế nào, có những sự kiện nào đã diễn ra,
thời điểm nào diễn ra, nguyên nhân và ý nghĩa của sự kiện lịch sử ấy. Do đó,
để tiện cho việc ghi nhớ, các sự kiện lịch sử phải được diễn đạt một cách vô
cùng ngắn gọn và rành mạch. Và để đảm bảo cho tính ngắn gọn thì người
chép sử chỉ tập trung vào sự kiện và bản chất của sự kiện, loại bỏ chi tiết và
các tiểu tiết.
Thứ ba, nhân vật lịch sử trước hết phải là những con người có thật trong
lịch sử, như: Trần Thủ Độ, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Trần
Quang Khải, Trần Ích Tắc... Họ là những con người của sự kiện, con người


15


của chiến công hoặc là những “tội nhân” của lịch sử. Các nhân vật lịch sử
xuất hiện gắn với những việc mà họ đã làm và sử quan chỉ quan tâm những
việc làm đó của họ có can dự vào tiến trình phát triển của lịch sử hay không.
Ngoài ra, tất cả các biểu hiện thuộc về đời sống tâm lí và thế giới nội tâm của
họ đều nằm ngoài phạm vi quan tâm của chính sử. Nói tóm lại, nhân vật lịch
sử là những con người của lịch sử.
Thứ tư, ngoài các lời bàn của sử quan được viết theo điểm nhìn sử quan
dưới một số sự kiện, thì điểm nhìn của diễn ngôn khoa học lịch sử là điểm
nhìn bên ngoài, khách quan, trung tính. Người chép sử tường thuật lại diễn
biến lịch sử theo ngôi thứ ba, đứng ngoài sự kiện, không can dự vào cũng như
không bày tỏ thái độ cá nhân trước những sự kiện ấy. Ví dụ, sự kiện Ích Tắc
dưới thời nhà Trần đầu hàng giặc được Đại Việt sử kí toàn thư chép như sau:
“Thượng vị Văn Chiêu hầu là Lộng đầu hàng Thoát Hoan, rồi sau Chiêu Quốc
vương là Ích Tắc và bọn Phan Cự Địa, Lê Diễn, Trịnh Long đều đem cả nhà
đầu hàng nhà Nguyên” [28;508]. Rõ ràng, ở đây, sử quan chỉ đơn thuần đóng
vai trò là người tường thuật sự việc mà hoàn toàn không kèm theo thái độ,
đánh giá. Nếu có đánh giá thì cũng thường phải đánh giá theo quan điểm
chính thống của giai cấp cầm quyền chứ không được phép theo quan điểm cá
nhân.
Như vậy, diễn ngôn khoa học lịch sử là một loại diễn ngôn dùng trong
chuyên ngành khoa học lịch sử. Các đặc trưng của nó là nguyên tắc mà người
chép sử phải tuân thủ và ngược lại mọi hoạt động của người chép sử trong việc
tạo lập nên một văn bản lịch sử chính là việc tạo nên một loại diễn ngôn - diễn
ngôn khoa học lịch sử.
1.1.4. Diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử - một bình diện quan trọng của diễn
ngôn trong sáng tác và nghiên cứu văn học
Tiểu thuyết lịch sử đương nhiên là loại tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử.


16


Điểm khác nhau căn bản giữa tiểu thuyết lịch sử và khoa học lịch sử là, tuy
cùng viết về một thời kỳ nhưng một bên chỉ dựng lại các sự kiện, nhân vật
trong nét bản chất, “trung thực” như nó đã diễn ra, diễn đạt bằng một ngôn
ngữ khách quan, khoa học. Tiểu thuyết lịch sử lại khác. Từ quan niệm, lịch sử
là những góc nhìn nên trong tiểu thuyết lịch sử, nhà văn có thể tìm hiểu sự
kiện ấy, nhân vật ấy cả trong khoa học lịch sử, trong gia phả dòng họ, trong
huyền sử,…rồi “nhào luyện” lại, thậm chí “bịa” thêm để biến thành nhân vật
của tiểu thuyết - nhân vật nếm trải. Mỗi sự kiện, nhân vật trong khoa học lịch
sử được nhiều người tham gia đánh giá để có cái nhìn thống nhất, còn tiểu
thuyết lịch sử là do một cá nhân nhà văn viết về nó nên ở đó cho phép nhà văn
phát huy trí tưởng tượng, bộc lộ tình cảm, cách nhìn riêng, viết bằng một
giọng điệu riêng, miễn sao tạo nên sự hấp dẫn đối với người đọc. Điều này có
nghĩa, diễn ngôn trong tiểu thuyết lịch sử không giống diễn ngôn của khoa
học lịch sử. Do đó, nghiên cứu diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử sẽ giúp chúng ta
tìm hiểu phần nào hệ hình ý thức xã hội và cơ chế văn hóa, môi trường văn
hóa của thời kỳ. Bởi mỗi diễn ngôn thể hiện quan điểm, thể hiện cách nhìn,
trạng thái tinh thần của con người. Đằng sau mỗi diễn ngôn là quan điểm văn
hóa, là quyền lực văn hóa. Có thể thấy điều này ở mấy điểm sau.
1.1.4.1. Tính đối thoại của diễn ngôn tiểu thuyết
Đối thoại chính là đặc điểm quan trọng của diễn ngôn tiểu thuyết. Bởi
diễn ngôn tiểu thuyết là diễn ngôn về “người khác”. Theo Bakhtin, nếu thơ trữ
tình là diễn ngôn của chủ thể tác giả tự bộc lộ, kịch là diễn ngôn của nhân vật
tự thể hiện trên sân khấu thì tiểu thuyết là diễn ngôn của người khác. Tính đối
thoại trong diễn ngôn tiểu thuyết được triển khai trên nhiều cấp độ. Trong một
diễn ngôn thường có sự đối thoại của nhiều quan điểm khác nhau. Chính tính
đối thoại trong diễn ngôn lịch sử đã kéo người đọc cùng tham gia vào câu

chuyện tranh luận, buộc họ phải nghiền ngẫm, chiêm nghiệm cùng khám phá

17


ra bề sâu của cuộc đời và con người.
Đối thoại với lịch sử, các nhà tiểu thuyết muốn xác lập tiếng nói riêng
của mình trong việc lật lại những vấn đề mà khoa học lịch sử cho rằng “đã
xong”, đã có thể nói lời kết cho nó. Với tư duy hậu hiện đại, con người không
còn đặt niềm tin vào những điều được cho là bất biến, thậm chí người ta còn
phủ nhận thuyết “tuyệt đối” bằng việc đưa ra thuyết “tương đối”. Với lịch sử
cũng vậy, cần nhìn nhận nó trong sự vận động liên tục chứ không phải là một
cái gì đó bất biến, đông cứng và tĩnh tại. Các nhà văn - những người thức
nhạy với tư duy dân chủ - không “vừa lòng” với sự phán xét về lịch sử cũng
như không tin vào những niềm tin xưa cũ. Do đó, họ trăn trở đi tìm một lời
giải hay đúng hơn là đưa ra những giả định có thể có từ sự hấp thụ vốn tri
thức lịch sử, văn hóa dân tộc, để từ đó xác lập vị thế quan điểm, lập trường và
tiếng nói cá nhân về lịch sử và tâm thức cộng đồng.
Có thể thấy rõ điều ấy qua tiểu thuyết Sương mù tháng giêng của Uông
Triều. Với tác phẩm này, nhà văn Uông Triều đã mời bạn đọc vào cùng một
trường đối thoại xung quanh nhân vật Trần Khánh Dư. Nhân Huệ vương Trần
Khánh Dư, tướng tài lừng lẫy, được phong Phiêu kỵ tướng quân, quyền chức
phán thủ nhưng vì mối tình ngang trái với công chúa Thiên Thụy mà phải về
đất Chí Linh kiếm sống. Chính sử coi việc buôn bán của ông là hèn mọn, xem
ông là kẻ “có tính tham lam, thô bỉ” [28;508] nhưng Uông Triều lại cho rằng:
“ngài chỉ bạo liệt và không khéo” [31;148]. Tác giả đối thoại với Khánh Dư
để Nhân Huệ vương bày tỏ lòng mình rằng “dân đen hay tướng soái cũng phải
sống thôi(…). Ta không tin lời sáo rỗng, gian dối. Làm người, ai chẳng phải
nghĩ đến mình, cứ cho rằng việc buôn bán là hèn hạ, nhiều khi chăm chăm giữ
mình quá, hóa ra không phải kẻ thức thời” [31;147]. Nhà văn đã rất tỉnh táo

khi nhìn nhận về lịch sử và những mối quan hệ phức tạp của nó để từ đó phác
họa chân dung một Trần Khánh Dư cô đơn - nỗi cô đơn của một con người đi

18


trước thời đại (và rất nhiều vĩ nhân trong lịch sử cũng có nỗi cô đơn như thế).
Diễn ngôn tiểu thuyết dung nạp trong mình nhiều tiếng nói thuộc các
phong cách ngôn ngữ khác nhau của các hạng người khác nhau trong xã hội.
Ở đó, có phát ngôn của nhiều thành phần người khác nhau (thủ lĩnh, bình dân,
trẻ con, kẻ thù…) dẫn đến đối thoại của nhiều loại “lời” khác nhau (trang
trọng, giản dị, phổ thông…), cũng là lời mang nhiều yếu tố văn hóa, in đậm
nhiều dấu ấn văn hóa của một vùng miền. Chẳng hạn, trong tiểu thuyết Sương
mù tháng giêng có đoạn đối thoại:
“Hoan hỏi:
- Nước ngươi nhỏ như cái móng tay, sao không đầu hàng đi. Người có
biết câu: “châu chấu đá xe không”?
Bình Trọng đáp:
- Nước ta tuy nhỏ nhưng không chịu nhục
Hoan bảo:
- Quân ta thắng như trẻ tre, liệu các người chống đỡ được bao lâu. Ta
thấy ngươi là kẻ có tài, không nỡ giết. Quân tử phải biết tùy thời. Nếu ngươi
chịu theo ta, bình định xong ta sẽ cho ngươi làm vương xứ Bắc, phú quay
muôn đời.
Trần Bình Trọng đáp
- Phú quay muôn đời nhưng tiếng dơ khôn rửa. Ta thà làm quỷ nước
Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” [31;87]
Chắc chắn là trong sách khoa học lịch sử không thể có đối thoại kiểu
này.
Với một chất liệu quen thuộc đã trở thành kinh nghiệm cộng đồng như

lịch sử thì nhân tố quyết định đến thành công của tác phẩm nằm ở khả năng
làm mới lịch sử của mỗi nhà văn. Đôi khi người đọc quan tâm đến một tác
phẩm nào đấy cũng chỉ vì muốn xem nhà văn đó đối thoại với lịch sử như thế

19


nào.Và xét đến cùng, độc giả hiện nay đọc tiểu thuyết lịch sử với mục đích
chính là thử xem nhà văn xử lí chất liệu cũ như thế nào, có gì mới lạ trong tư
duy, quan niệm và cách đánh giá về lịch sử của nhà văn ấy hay không. Do đó,
đối thoại trở thành “phẩm chất” đầu tiên của một tác phẩm tiểu thuyết lịch sử.
1.1.4.2. Diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử là diễn ngôn về cuộc sống đang tiếp
diễn chưa có hồi kết
Nếu diễn ngôn sử thi quan tâm đến một thế giới thuộc về quá khứ tuyệt
đối, là thế giới của khởi nguyên, của cha ông thì diễn ngôn tiểu thuyết lại
hướng đến cuộc sống đời thường, hướng đến con người với những bề bộn, sự
vận động của xã hội. Những nhân vật này mang trong mình một diễn ngôn
riêng. Phần lớn các diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử thường kết thúc trong trạng
thái mở nên đòi hỏi độc giả phải có thái độ tiếp nhận một cách tích cực, chủ
động, phải có một vốn văn hóa nhất định để có thể diễn dịch được tác phẩm
một cách phong phú. Ngay cả khi viết về quá khứ, với cách nói, cách triển
khai ngôn ngữ của mình, các nhà tiểu thuyết cũng tạo cho người đọc cảm giác
như mình đang chứng kiến một câu chuyện của thì hiện tại. Điều này có thể
thấy rõ qua những diễn ngôn lịch sử như Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Minh sư
(Thái Bá Lợi),… Tiếp xúc với các tiểu thuyết này, chúng ta thấy lịch sử
không phải là quá khứ đông đặc, chết cứng mà là sống động, vận động đang
còn dang dở. Lịch sử không phải là cái đã qua, đã an bài mà nó hòa với hiện
tại, bị/được hiện đại hóa. Lịch sử đã được nhào nặn lại trong một cảm hứng
hết sức mới mẻ về những vấn đề đang được quan tâm như khát vọng tự do, bi
kịch của sự cách tân,… Người đọc ít có tâm thế yên ổn, bình thản khi nghe

một câu chuyện đã hoàn tất mà bị cuốn theo nhân vật để nếm trải cùng nhân
vật.
Với những đặc trưng riêng, diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử đã tạo cho mình
một thế mạnh không phải loại hình tự sự nào cũng có thể đảm nhiệm. Tiểu

20


×