Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

giao trinh đào tạo nghiệp vụ kiểm sát tap 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.81 KB, 120 trang )

GIÁO TRÌNH
ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT
TẬP 5


GIÁO TRÌNH: ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT TẬP 5

2


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

GIÁO TRÌNH
ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT
TẬP 5
LƯU HÀNH NỘI BỘ

HÀ NỘI, NĂM 2015

3


GIÁO TRÌNH: ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT TẬP 5

4


MỤC LỤC
Bài 1
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án


hình sự. ................................................................................................................................................................ 7
Bài 2
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam. ................................................................... 31
Bài 3
Kiểm sát thi hành án phạt tù. ............................................................................................................................ 43
Bài 4
Kiểm sát thi hành án tử hình và kiểm sát việc đặc xá. ...................................................................................... 76
Bài 5:
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án treo, án phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ,
trục xuất, các hình phạt bổ sung và vác biện pháp tư pháp .............................................................................. 93

5


GIÁO TRÌNH: ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT TẬP 5

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Bộ luật Hình sự

BLHS

Bộ luật Tố tụng Hình sự

BLTTHS

Luật thi hành án hình sự

Luật THAHS


Thi hành án hình sự

THAHS

Tòa án nhân dân

TAND

Viện kiểm sát nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát

VKS

6


Bài 1
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TRONG KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM
VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM
VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
- Các văn bản pháp lý quy định về tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự và về
nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát việc tuân
theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị, người có trách nhiệm trong tạm giữ, tạm giam
và thi hành án hình sự, bao gồm:

1. Hiến pháp năm 2013.
2. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
3. Luật Đặc xá năm 2007;
4. Luật Thi hành án hình sự năm 2010;
5. Bộ luật Hình sự năm 1999 (Đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2009).
6. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
7. Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21/12/1999 của Quốc hội về việc thi hành Bộ
luật Hình sự.
8. Nghị quyết số 33/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về việc thi hành Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
9. Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BCA ngày 07/4/2014 của Bộ Công an ban hành quy
chế về tạm giữ, tạm giam.
10. Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ ban hành quy chế
về tạm giữ, tạm giam.
11. Nghị định số 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
quy chế về tạm giữ, tgiam ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày
07/11/1998 của Chính phủ ban hành quy chế về tạm giữ, tạm giam.


GIÁO TRÌNH: ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT TẬP 5

12. Nghị định số 76/2008/NĐ-CP ngày 04/7/2008 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Đặc xá
13. Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/08/2008 của Chính phủ về xác định lại
giới tính
14. Nghị định số 09/2011/NĐ-CP ngày 25/1/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
chế độ ăn và khám, chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam quy định Điều 26 và
Điều 28 của quy chế ban hành kèm Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của
Chính phủ ban hành quy chế về tạm giữ, tạm giam

15. Nghị định số 64/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ quy định việc thi
hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh
16. Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định các biện
pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù
17. Nghị định số 81/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định chế độ
ăn, mặc, chăm sóc và quản lý học sinh trường giáo dưỡng
18. Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định về thi
hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
19. Nghị định số 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 của Chính phủ quy định về tổ
chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc ý tế đối với phạm
nhân. Nghị định số 09/2012/NĐ-CP ngày 17/2/2012 của Chính phủ quy định về tổ chức
quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo qđịnh
Luật Thi hành án hình sự 2010
20. Nghị định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17/2/2012 của Chính phủ quy định chi tiết
biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên
phạm tội.
21. Nghị định số 20/2012/NĐ-CP ngày 20/3/2012 của Chính phủ quy định cơ sở dữ
liệu về thi hành án hình sự
22. Nghị định số 47/2013/NĐ-CP ngày 13/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định
về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc
23. Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng 1 số quy định của Bộ luật Hình sự về thời
hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

8


Bài 1: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM
24. Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần V “thi hành
bản án và quyết định của Tòa án” của BLTTHS.
25. Nghị quyết số 02/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao Bổ sung 1 số hướng dẫn của Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP và
Nghị quyết 02/2007/NQ-HĐTP
26. Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 6/11/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 Bộ luật Hình sự về án treo
27. Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 06/9/1989 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công
an), Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác giam, giữ, cải tạo và kiểm sát việc giam,
giữ, cải tạo.
28. Thông tư liên bộ số 11/1993/BNV-QP-TC-GD-LĐ-TBXH ngày 20/12/1993 của
Liên Bộ Nội vụ, Quốc phòng, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh
và Xã hội hướng dẫn việc giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, dạy văn hóa, nghề,
chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân
29. Thông tư liên tịch số 112/2002/TTLT-BQP-BCA ngày 16/8/2002 của Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an hướng dẫn các đồn biên phòng không có buồng tạm giữ được gửi
người bị tạm giữ đến giam giữ tại các Nhà tạm giữ, Trại tạm giam thuộc Bộ Công an
quản lý.
30. Thông tư liên tịch số 05/2003/TTLT- BCA-BTC-BYT ngày 24/2/2003 của Bộ Công
an, Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn công tác quản lý, chăm sóc, điều trị, tư vấn người
bị tạm giam, phạm nhân, trại viên, học sinh bị nhiễm HIV/AIDS trong nhà tạm giữ, trại
tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Công an quản lý.
31. Thông tư liên tịch số 100/2003/TTLT- BQP-BTC-BYT ngày 22/8/2003 của Bộ
Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn công tác quản lý, chăm sóc, điều trị, tư
vấn người bị tạm giam, phạm nhân nhiễm HIV/AIDS trong nhà tạm giữ, trại tạm giam,
trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý.
32. Thông tư liên tịch số 07/2004/TTLT-BCA-VKSNDTC ngày 29/4/2004 của Bộ
Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số quy định về thi
hành án phạt tù đối với phạm nhân chấp hành hình phạt tại nhà tạm giữ.
33. Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BTP ngày

10/8/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ
Quốc phòng, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng
hình sự về khiếu nại, tố cáo.

9


GIÁO TRÌNH: ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT TẬP 5

34. Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày
7/9/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ
Quốc phòng hướng dẫn về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát
trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
35. Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-BCA-BYT ngày 09/8/2010 của Bộ Công an,
Bộ Y tế hướng dẫn việc khám, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân,
trại viên cơ sở giáo dục, học sinh trường giáo dưỡng tại bệnh viên của Nhà nước.
36. Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-BTC-BCA-BQP ngày 12/1/2010 của Bộ Tài
chính, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ lao động và sử dụng
kết quả lao động, dạy nghề phạm nhân trong các trại giam.
37. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH
ngày 12/7/2011 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công
an, Bộ tư pháp, Bộ lao động thương binh xã hội hướng dẫn thi hành một số quy định
của Bộ luật Tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên.
38. Thông tư liên tịch số 40/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 28/12/2011 của Bộ lao
động thương binh xã hội, Bộ Y tế quy định các điều kiện lao động có hại và các công
việc không được sử dụng lao động nữ, lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12
tháng tuổi.
39. Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày 6/2/2012 của
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ tư pháp, Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn việc tổ
chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự,

chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân.
40. Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BCA-BQP-BNG ngày 13/2/2012 của Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ ngoại giao hướng dẫn việc thăm, gặp, tiếp xúc lãnh sự đối
với phạm nhân.
41. Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày
10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung
cấp thông tin lý lịch tư pháp.
42. Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày
14/08/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách của án treo.
43. Thông tư liên tịch số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày
16/08/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát

10


Bài 1: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM
nhân dân tối cao hướng dẫn việc giảm, miễn thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không
giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại.
44. Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày
9/10/2012 của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật
thi hành án hình sự về truy nã.
45. Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC ngày
22/02/2013 của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án
đối với người đang chấp hành án phạt tù.
46. Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC–VKSNDTC ngày
15/05/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát

nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt
tù đối với phạm nhân.
47. Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BCA-BQP- TANDTC –VKSNDTC ngày
15/05/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định về tạm đình chỉ chấp hành án phạt
tù đối với phạm nhân.
48. Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BCA-BQP- TANDTC –VKSNDTC ngày
30/05/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện trích xuất phạm nhân để phục vụ điều tra, truy
tố, xét xử.
49. Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-VKSTC-BQP ngày 17/2/2014 của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện việc bắt, tạm giữ hình sự và
kiểm sát việc bắt, tạm giữ hình sự tại các đồn biên phòng.
50. Thông tư số 08/2001/TT-BCA ngày 12/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng
dẫn thực hiện một số điều của Quy chế về tạm giữ, tạm giam.
51.Thông tư số 15/2003/TT-BCA (V19) ngày 10/9/2003 của Bộ Công an hướng dẫn
hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công
an nhân dân.
52.Thông tư số 01/2006/TT-BCA ngày 12/01/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thực
hiện một số nội dung của Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
53. Thông tư số 16/2011/TT-BCA ngày 14/4/2011 của Bộ Công an quy định về công
tác Cảnh sát quản giáo.

11


GIÁO TRÌNH: ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT TẬP 5

54. Thông tư số 36/2011/TT-BCA ngày 26/5/2011 của Bộ Công an ban hành nội quy
trại giam.

55. Thông tư số 37/2011/TT-BCA ngày 03/6/2011 của Bộ Công an quy định phân
loại và giam giữ phạm nhân theo loại.
56. Thông tư số 40/2011/TT-BCA ngày 27/6/2011 của Bộ Công an quy định tiêu
chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân.
57. Thông tư số 46/2011/TT-BCA ngày 30/6/2011 của Bộ Công an quy định việc
phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại với thân
nhân.
58. Thông tư số 58/2011/TT-BCA ngày 09/8/2011 của Bộ Công an quy định về đồ
vật cấm đưa vào trại giam và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm.
59. Thông tư số 63/2011/TT-BCA ngày 07/9/2011 của Bộ Công an quy định các loại
biểu mẫu, sổ sách về công tác thi hành án hình sự.
60. Thông tư số 68/2011/TT-BCA ngày 07/10/2011 của Bộ Công an quy định về hoạt
động vũ trang bảo vệ trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ và dẫn giải phạm nhân.
61. Thông tư số 01/2012/TT-BCA ngày 3/1/2012 của Bộ Công an quy định và ban
hành các loại biểu mẫu, sổ theo dõi sử dụng trong công tác quản lý tạm giữ, tạm giam.
62. Thông tư số 25/2012/TT-BCA ngày 02/5/2012 của Bộ Công an quy định Thủ
trưởng, phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự; cơ quan thi hành án hình
sự trong Công an nhân dân.
63. Thông tư số 39/2012/TT-BCA ngày 04/7/2012 của Bộ Công an quy định việc
quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình.
64. Thông tư số 219/2013/TT-BQP ngày 20/12/2013 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn
thực hiện chế độ, chính sách đối với người bị tạm đình chỉ công tác, người bị tạm giữ,
tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng quản lý để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
65. Thông tư số 28/2014/TT-BCA ngày 7/7/2014 của Bộ Công an quy định công tác
điều tra hình sự trong Công an nhân dân.
66. Quyết định số 159/QĐ-BNV ngày 2/4/1996 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an)
quy định việc thành lập cơ sở chấp hành hình phạt của người bị kết án tù trong trại
tạm giam.
67. Quyết định số 767/2000/QĐ-BCA(All) ngày 19 tháng 9 năm 2000 của Bộ trưởng
Bộ Công an ban hành Quy chế về quay phim, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, phỏng vấn

tại khu vực nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam do Bộ Công an quản lý

12


Bài 1: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM
68. Quyết định số 862/2001/QĐ-BCA ngày 6/9/2001 của Bộ Công an về việc ban
hành nội quy nhà tạm giữ, trại tạm giam.
69. Quyết định số 144/2003/QĐ-ĐT ngày 7/11/2003 của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao về việc ban hành Quy chế xử lý tin báo tố giác tội phạm thuộc thẩm
quyền điều tra của cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
70. Quyết định số 724/2004/QĐ-BCA(X13) ngày 02 tháng 8 năm 2004 của Bộ trưởng
Bộ Công an về việc thành lập đội cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, nhà tạm giữ thuộc
công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
71. Quyết định số 141/2005/QĐ-VKSTC ngày 21/01/2005 của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của ngành
Kiểm sát.
72. Quyết định số 810/2006/QĐ-BCA-C11 ngày 04/07/2006 của Bộ Công an quy
định quy trình bảo vệ phiên tòa, giải bị cáo, dẫn giải người làm chứng ra tòa và quy
trình thi hành án tử hình.
73. Quyết định số 1502/2008/QĐ-BCA-C11 ngày 10/09/2008 của Bộ Công an quy
định quy trình bắt, áp giải bị can, bị cáo, người có quyết định thi hành án phạt tù, dẫn
giải người làm chứng của lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc CAND
theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
74. Quyết định số 01/QĐ-VKSTC-V9 ngày 10/12/2010 của Viện kiểm sát nhân dân
tối cao quy định về việc phân công nhiệm vụ kiểm sát thi hành án
75. Quyết định số 851/QĐ-C81 ngày 10/4/2012 của Bộ Công an quy định việc tổ
chức hoạt động căng tin trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.
76. Quyết định số 35/QĐ-VKSTC-V4 ngày 29/01/2013 của Viện kiểm sát nhân dân tối
cao ban hành Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự

77. Hướng dẫn 1812/BCA ngày 15/10/2004 của Bộ Công an hướng dẫn tổ chức
quản lý, giáo dục phạm nhân tại Nhà tạm giữ.
78. Hướng dẫn 8128/V26 ngày 15/10/2004 của Bộ Công an hướng dẫn tổ chức cho
phạm nhân gặp thân nhân, nhận, gửi thư, nhận tiền quà, liên lạc với thân nhân bằng
điện thoại và hoạt động căngtin trong trại giam.
79. Hướng dẫn 2537/V26(P4-P6) ngày 22/6/2009 của Bộ Công an hướng dẫn công
tác quản lý, giáo dục phạm nhân giam riêng.
80. Hướng dẫn 2560/C81-C83 ngày 27/9/2010 của Tổng cục VIII – Bộ Công an về
việc hướng dẫn tạm thời gửi thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự.

13


GIÁO TRÌNH: ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT TẬP 5

81. Hướng dẫn 9191/C81-C84 ngày 21/10/2011 của Tổng cục VIII-Bộ Công an
hướng dẫn một số nội dung cơ bản của công tác giáo dục và thực hiện chế độ, chính
sách, pháp luật đối với người bị tạm giam, tạm giữ.
82. Hướng dẫn 2746/C81-C84 ngày 22/10/2012 của Tổng cục VIII-Bộ Công an
hướng dẫn thực hiện việc giam giữ với các đối tượng bị tạm giữ, tạm giam và phạm
nhân đã chuyển đổi giới tính hoặc đồng tính gây khó khăn cho việc phân loại giam giữ
ở các Nhà tạm giữ, Trại tạm giam và Trại giam.
83. Công văn số 58/TC VIII ngày 14/01/2010 của Tổng Cục VIII Bộ Công an hướng
dẫn thủ tục đưa phạm nhân đi chấp hành án và trích xuất.
84. Công văn số 1455/VKSTC-V4 ngày 20/5/2011 của Vụ 4 Viện kiểm sát nhân dân
tối cao hướng dẫn áp dụng khoản 1 Điều 28 Luật tổ chức VKSND năm 2002 để trả tự
do cho người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái
pháp luật.
85. Công văn số 625/C44-P2 ngày 24/10/2011 của Cơ quan CSĐT Bộ Công an
hướng dẫn việc trích xuất bị can, bị cáo.

86. Hướng dẫn 148/C81-C86 ngày 30/01/2013 của Tổng cục VIII-Bộ Công an hướng
dẫn Hướng dẫn về việc dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm
nhân theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày 6/2/2012
của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ tư pháp, Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn việc
tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự,
chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân.1
2. MỘT SỐ VỀ ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM
GIAM VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
2.1. Khái niệm
2.1.1. Khái niệm hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, việc tạm giữ, tạm giam người đã thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là một yêu cầu cần thiết nhằm đảm bảo cho quá
trình điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, việc tạm giữ, tạm giam người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, các chế độ về tạm giữ, tạm giam phải
được đảm bảo thực hiện, các quyền mà pháp luật không tước bỏ của người bị tạm giữ,
tạm giam phải được tôn trọng.
1

Các văn bản trong phần này được sử dụng cho tất cả các chuyên đề thuộc phần 5 của giáo trình: “ Kiểm sát tạm
giữ, tạm giam và thi hành án hình sự”.

14


Bài 1: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM
Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam là việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động
tư pháp của VKSND theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nhằm đảm bảo việc
tạm giữ, tạm giam đúng theo quy định của pháp luật; chế độ tạm giữ, tạm giam được
chấp hành nghiêm chỉnh; tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người

bị tạm giữ, tạm giam và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn
trọng; quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong tạm giữ,
tạm giam được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Hoạt động kiểm sát việc tạm giữ nhằm bảo đảm mọi trường hợp tạm giữ phải
đúng đối tượng theo quy định của pháp luật. Người bị tạm giữ phải đúng là người bị
bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định
truy nã, người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có lệnh, quyết định tạm giữ
của cơ quan và người có thẩm quyền. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được
Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn. Trong thời hạn tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi
tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người đã bị tạm giữ. Khi nhận được quyết định trả
tự do, quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giữ thì cơ quan, đơn vị và người có trách
nhiệm trong việc tạm giữ phải chấp hành ngay. Người bị tạm giữ phải được quản lý
chặt chẽ, không để trốn khỏi nhà tạm giữ, trại tạm giam; việc quyết định kỷ luật của
Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam phải theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, hoạt động này còn nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản, danh dự,
nhân phẩm của người bị tạm giữ và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ
được tôn trọng, giữ nghiêm trật tự kỷ luật, nghiêm cấm nhục hình, xâm phạm sức khoẻ
người bị tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào; đồng thời cũng đảm bảo các chế độ đối với
người bị tạm giữ phải được thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Hoạt động kiểm sát việc tạm giam nhằm bảo đảm bị can, bị cáo bị tạm giam phải có
lệnh hoặc quyết định hợp pháp của cơ quan và người có thẩm quyền. Trong thời gian tạm
giam phải có lệnh, quyết định còn hiệu lực theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Kiểm sát việc tạm giam phải phát hiện kịp thời các trường hợp đang bị tạm giam mà án
phạt tù đã có hiệu lực pháp luật nhưng Toà án cấp sơ thẩm chậm ra quyết định thi hành
bản án hoặc thiếu thủ tục thi hành bản án để yêu cầu khắc phục. Việc quản lý người bị tạm
giam phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, không giam chung những người
trong cùng vụ án, chống thông cung, liên lạc, phá buồng giam, trốn khỏi nơi giam, vi
phạm trật tự kỷ luật, phạm tội mới... Viện kiểm sát phải kịp thời phát hiện những sơ hở,
thiếu sót trong công tác quản lý người bị tạm giam để yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ, Giám
thị trại tạm giam có biện pháp chấn chỉnh và tổ chức phòng ngừa vi phạm, tội phạm có thể

xảy ra. Kiểm sát việc tạm giam cũng nhằm đảm bảo quyết định kỷ luật đối với người bị
tạm giam của Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam phải theo quy định của pháp

15


GIÁO TRÌNH: ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT TẬP 5

luật; đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giam
và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng, chống truy bức,
nhục hình người bị tạm giam. Nhà tạm giữ, trại tạm giam phải thực hiện đầy đủ các chế
độ đối với người bị tạm giam theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Khái niệm hoạt động kiểm sát thi hành án hình sự
Theo Đại Từ điển tiếng Việt năm 2008, “thi hành” là: "Thực hiện điều đã chính thức
quyết định". Như vậy, thi hành án hình sự là thực hiện các bản án, quyết định hình sự của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trên thực tế. Từ đó, có thể hiểu, thi hành án hình sự là
việc các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các cá nhân có liên quan đưa bản án và
quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án ra thi hành làm cho nó phát
huy hiệu lực trên thực tế.
Kiểm sát thi hành án hình sự là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thực hiện
chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của TAND, Cơ quan quản lý thi hành án
hình sự, Cơ quan thi hành án hình sự, Cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi
hành án hình sự trong việc thi hành bản án, quyết định về hình sự nhằm đảm bảo các
bản án, quyết định đó được thi hành đúng pháp luật, đầy đủ, kịp thời.
2.2. Đối tượng kiểm sát
Theo quy định tại Điều 2 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi
hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-VKSTC - V4 ngày 29-01-2013
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây viết tắt là Quy chế số 35) thì
đối tượng của công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự là việc
tuân theo pháp luật của Tòa án, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam; Cơ quan quản lý thi hành

án hình sự; Cơ quan thi hành án hình sự; Cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ
thi hành án hình sự và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam và thi hành
án hình sự theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, việc tuân theo pháp luật của Tòa án
Điều 20 Luật THAHS quy định Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn trong thi hành án
hình sự: Ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình;
ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án phạt tù; miễn, giảm thời hạn
chấp hành án; kéo dài thời hạn trục xuất; rút ngắn thời gian thử thách đối với người
được hưởng án treo; xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người chấp hành án
tử hình; gửi bản án, quyết định được thi hành và quyết định, tài liệu có liên quan cho
cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật THAHS; thực hiện chế độ thống kê,
báo cáo về thi hành án hình sự theo thẩm quyền và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy
định của Luật THAHS.

16


Bài 1: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM
Thứ hai, Nhà tạm giữ
Nhà tạm giữ là nơi tạm giữ những người bị tạm giữ (những người bị bắt trong
trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc
người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ). Nhà tạm giữ
được tổ chức ở Công an cấp huyện, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và cấp tương đương, riêng Đồn biên phòng ở biên giới, hải đảo xa trung tâm hành
chính cấp huyện thì được lập buồng tạm giữ. Trong nhà tạm giữ, ngoài các buồng để
tạm giữ còn có một số buồng để tạm giam bị can, bị cáo thuộc quyền điều tra, truy tố, xét
xử của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cấp huyện theo khoản 1 Điều 3 Quy chế tạm
giữ, tạm giam theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP). Theo quy định tại Điều 1 Nghị định
98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy
chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998

của Chính phủ thì đối với nhà tạm giữ thường xuyên có từ 30 người bị tạm giữ, tạm
giam trở lên được bố trí thêm buồng để quản lý phạm nhân phục vụ việc nấu ăn, đưa
cơm, vận chuyển quà và đồ dùng sinh hoạt, làm vệ sinh, sửa chữa nhà tạm giữ, phục vụ
các yêu cầu nghiệp vụ giam, giữ và phải treo biển "Buồng quản lý phạm nhân”.
Thứ ba, Trại tạm giam
Theo Quy chế về tạm giữ, tạm giam, ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP
ngày 07/11/1998 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số
98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 của Chính phủ thì Trại tạm giam là nơi giam, giữ
người bị tạm giam, những người bị kết án tù hoặc tử hình đang chờ thi hành án. Trong
trại tạm giam có một số buồng để tạm giữ người bị tạm giữ. Theo Điều 10 Quy chế về
tạm giữ, tạm giam thì Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, mỗi Công an tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi là Công an cấp tỉnh), Quân khu, Quân đoàn và cấp
tương đương trong Quân đội nhân dân được tổ chức một hoặc hai trại tạm giam.
Như vậy, trại tạm giam được tổ chức ở Bộ Công an và ở Công an tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương. Theo Quy chế về tạm giữ, tạm giam thì trại tạm giam được tổ
chức có buồng riêng để giam người có án tử hình và có một số buồng để tạm giữ những
người có quyết định tạm giữ, người đã có quyết định thi hành án phạt tù đang chờ
chuyển đi trại giam. Ngoài ra, trong mỗi trại tạm giam còn có một cơ sở chấp hành hình
phạt tù (gọi là Phân trại quản lý phạm nhân) để thường xuyên phục vụ việc nấu ăn, đưa
cơm, vận chuyển quà, đồ dùng sinh hoạt, làm vệ sinh, sửa chữa, xây dựng trại tạm giam,
nhà tạm giữ và phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ giam, giữ (Theo quy định tại Điều 1 Nghị
định 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày
07/11/1998 của Chính phủ và khoản 2 Điều 171 Luật Thi hành án hình sự năm 2010).

17


GIÁO TRÌNH: ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT TẬP 5


Thứ tư, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự
Khoản 1 Điều 10 Luật THAHS quy định cơ quan quản lý thi hành án hình sự bao
gồm: Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an và cơ quan quản lý thi
hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi
hành án hình sự được quy định tại Điều 11, Điều 12 Luật THAHS.
Thứ năm, Cơ quan thi hành án hình sự
Khoản 2 Điều 10 Luật THAHS quy định cơ quan thi hành án hình sự, bao gồm:
Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu
(sau đây gọi là trại giam); Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh); Cơ
quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây
gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện); Cơ quan thi hành án hình sự
quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu).
Thứ sáu, Cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật THAHS thì cơ quan được giao một số nhiệm
vụ thi hành án hình sự bao gồm: Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ
Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu; Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn; Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương.
Thứ bảy, Người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự
Trong hoạt động tạm giữ, tạm giam, người có trách nhiệm bao gồm: Ở nhà tạm giữ
có Trưởng Nhà tạm giữ, phó Trưởng Nhà tạm giữ, các cán bộ, chiến sỹ khác thực hiện
nhiệm vụ trong Nhà tạm giữ, có trách nhiệm thực hiện các công tác trong tạm giữ, tạm
giam tại Nhà tạm giữ. Trong trại tạm giam, có Giám thị, Phó giám thị, Quản giáo, nhân
viên, kỹ thuật viên, Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ vũ trang canh gác bảo vệ.
Trong hoạt động thi hành án hình sự, người có trách nhiệm bao gồm: Chánh án
Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Chánh án Tòa án nơi được ủy thác thi hành án, Giám thị trại
giam, các cán bộ, chiến sỹ khác trong trại giam...
2.3. Phạm vi kiểm sát
Theo quy định tại Điều 3 Quy chế số 35, công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam
và thi hành án hình sự thực hiện từ khi có người bị tạm giữ, tạm giam, bản án, quyết

định có hiệu lực được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án hình sự và kết
thúc khi chấm dứt việc tạm giữ, tạm giam và việc thi hành án hình sự theo quy định
của pháp luật.

18


Bài 1: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM
Điều 2 Luật THAHS quy định về bản án, quyết định được thi hành, bao gồm: bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành (bản án hoặc phần
bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc
thẩm; Bản án của Tòa án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của
Tòa án). Bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự; Quyết định của Tòa án Việt Nam tiếp nhận người đang chấp
hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành.
Quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước
ngoài; Bản án, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, giáo dục
tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng.
3. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN KHI THỰC
HIỆN CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TẠM GIỮ,
TẠM GIAM VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc tạm giữ,
tạm giam
Căn cứ Điều 22 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 thì khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm
giam, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Thứ nhất, trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam; hỏi người bị tạm giữ,
tạm giam về việc tạm giữ, tạm giam.
Theo quy định tại Điều 1 Quy chế số 35 ngày 29/01/2013 của Viện kiểm sát nhân
dân tối cao ban hành về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình
sự, có hai phương thức khi Viện kiểm sát tiến hành kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm

giam, bao gồm: Định kỳ kiểm sát trực tiếp và đột xuất kiểm sát.
Định kỳ kiểm sát trực tiếp nhà tạm giữ, trại tạm giam là hình thức kiểm sát theo kế
hoạch, trong đó có sự xác định trước về thời gian kiểm sát.
- Đối với nhà tạm giữ, hàng ngày Kiểm sát viên phải kiểm sát việc bắt, tạm giữ,
tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; ba tháng trực tiếp kiểm sát một
lần theo từng nội dung và sáu tháng một lần trực tiếp kiểm sát toàn diện về việc bắt,
tạm giữ, tạm giam.
- Đối với trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu, hàng
tuần kiểm sát về thủ tục trong việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng
hình sự, ba tháng một lần trực tiếp kiểm sát theo từng nội dung, sáu tháng một lần kiểm
sát toàn diện về tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

19


GIÁO TRÌNH: ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT TẬP 5

- Đối với trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng,
hàng tháng kiểm sát về thủ tục trong việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật
Tố tụng hình sự; một năm trực tiếp kiểm sát toàn diện hai lần về việc tạm giữ, tạm
giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Như vậy, khi kiểm sát thường kỳ tại Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Viện kiểm sát có
thể tiến hành những nội dung liên quan đến hoạt động tạm giữ, tạm giam và kiểm sát
cả những nội dung liên quan đến quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù
(trong trường hợp có người chấp hành án phạt tù đang chấp hành án tại Nhà tạm giữ,
Trại tạm giam). Viện kiểm sát có thể kiểm sát những vấn đề mà Viện kiểm sát thấy cần
thiết hoặc kiểm tra việc thực hiện kháng nghị mà Viện kiểm sát đã ban hành trước đây
của Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam.
Trước khi tiến hành kiểm sát trực tiếp thường kỳ, Kiểm sát viên xây dựng dự thảo
quyết định kiểm sát và kế hoạch kiểm sát trình lãnh đạo Viện kiểm sát ký ban hành. Kế

hoạch kiểm sát phải cụ thể, chi tiết về nội dung, nêu rõ những điểm cần quan tâm
(những lĩnh vực mà Kiểm sát viên đã có thông tin về vi phạm hoặc thường hay xảy ra
vi phạm) và thời gian kiểm sát. Trong trường hợp cần cung cấp số liệu, hồ sơ, tài liệu
liên quan phục vụ cho cuộc kiểm sát, Kiểm sát viên phải nêu rõ trong kế hoạch. Kế
hoạch này phải được lãnh đạo đơn vị duyệt trước khi ban hành.
Sau mỗi cuộc kiểm sát, Viện kiểm sát phải có kết luận bằng văn bản. Sau khi thu
thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung công tác kiểm sát, Kiểm sát viên
tổng hợp tình hình chấp hành pháp luật trong công tác quản lý tạm giữ, tạm giam tại
nhà tạm giữ, trại tạm giam, đối chiếu với các quy định của pháp luật để xác định
những ưu điểm, tồn tại, vi phạm, xác định nguyên nhân, tiến hành phân loại các loại vi
phạm, tính chất, mức độ, hậu quả của vi phạm theo quy định của các văn bản pháp
luật hiện hành. Trên cơ sở đó, xác định áp dụng biện pháp kiến nghị, kháng nghị hay
yêu cầu khởi tố, làm cơ sở ban hành kết luận kiểm sát.
Đột xuất kiểm sát là việc trực tiếp kiểm sát khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp
luật nghiêm trọng xảy ra ở nhà tạm giữ, trại tạm giam và Viện kiểm sát nhận thấy cần
thiết phải tiến hành kiểm sát. Những dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng xảy ra
ở nhà tạm giữ, trại tạm giam như có vi phạm về căn cứ, về thời hạn, về thủ tục tạm giữ,
tạm giam; có vi phạm về việc thực hiện các chế độ quản lý, các chế độ ăn, ở, sinh hoạt,
chữa bệnh... của người bị tạm giữ, tạm giam. Trường hợp Viện kiểm sát nhận thấy cần
thiết phải tiến hành kiểm sát như trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam trốn, phạm
tội mới, chết do dịch bệnh, chết bất thường không rõ nguyên nhân, tự tử... Việc kiểm
sát đột xuất nhà tạm giữ, trại tạm giam có thể được tiến hành ngay khi phát hiện có vi

20


Bài 1: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM
phạm pháp luật xảy ra mà không kể đó là thời điểm nào. Việc kiểm sát đột xuất do
Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được ủy quyền thuộc Viện kiểm sát
cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp tiến hành. Sau khi kiểm sát, Viện kiểm sát phải có kết

luận bằng văn bản xác định nguyên nhân và hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật
gây ra; đồng thời, yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam có biện pháp
chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm.
Trong quá trình kiểm sát, Viện kiểm sát có thể gặp trực tiếp người bị tạm giữ, tạm
giam đề hỏi những vấn đề thuộc lĩnh vực giam, giữ như hỏi về các chế độ tạm giữ, tạm
giam về việc được hưởng các quyền lợi vật chất và tinh thần, các quyền không bị tước
bỏ có được tôn trọng hay không... không được hỏi về các lĩnh vực khác như về nội
dung vụ án, về các tình tiết mà Cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra...
Gặp, hỏi người bị tạm giữ, tạm giam có thể biết rõ hơn được thực tế mọi chế độ,
quyền lợi của họ có được Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật không? Đây cũng là việc làm thường đem lại thông tin
đáng tin cậy để đối chiếu, đánh giá cùng với các thông tin khác.
Thứ hai, kiểm tra hồ sơ tạm giữ, tạm giam
Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải lập hồ sơ, sổ sách theo dõi người bị tạm giữ, tạm
giam. Hồ sơ, sổ sách theo dõi người bị tạm giữ, tạm giam bao gồm như biên bản bắt
hoặc báo cáo bắt giữ, Quyết định tạm giữ hoặc lệnh tạm giam đang còn hiệu lực; quyết
định phê chuẩn của Viện kiểm sát (đối với trường hợp phải có sự phê chuẩn), danh chỉ
bản, biên bản giao nhận người bị bắt, hồ sơ về tư trang, tài sản, tiền mang theo của
người bị bắt (nếu có); hồ sơ tài liệu hoặc sức khỏe, quyết định xử lý kỷ luật giam giữ,
thủ tục trích xuất và các tài liệu khác có liên quan.
Khi kiểm sát thường kỳ hoặc bất thường nhà tạm giữ, trại tạm giam thì việc kiểm tra
hồ sơ, tài liệu chỉ giới hạn bao gồm những tài liệu, hồ sơ, sổ sách có liên quan đến việc
quản lý, giam, giữ mà Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam đang quản lý xem có
phản ánh đầy đủ về hình thức, nội dung giữa lệnh, quyết định và sổ sách không...?
Kiểm tra hồ sơ của người bị tạm giữ, tạm giam để giúp cho Kiểm sát viên khái quát
được tình hình chấp hành pháp luật từ việc tiếp nhận cho đến khi trả tự do người bị
tạm giữ, tạm giam, người bị kết án chấp hành xong bản án.
Kiểm tra hồ sơ để giúp cho Kiểm sát viên biết rõ được quá trình thực hiện thủ tục,
các chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam, qua đó thu thập các vi phạm từ việc
nghiên cứu hồ sơ để có cơ sở chắc chắn chứng minh vi phạm là có thật. Trong mỗi vi

phạm đã phát hiện và xác minh có thể lập thành biên bản, vi phạm thu thập được qua
nghiên cứu hồ sơ cũng cần được phân loại thành từng dạng để phục vụ cho việc tổng

21


GIÁO TRÌNH: ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT TẬP 5

hợp kết quả kiểm sát. Do đó khi kiểm sát trực tiếp bắt buộc Kiểm sát viên phải nghiên
cứu hồ sơ.
Thứ ba, yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam tự kiểm tra việc tạm
giữ, tạm giam và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài
liệu có liên quan đến việc tạm giữ, tạm giam; thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam;
trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ,
tạm giam
Viện kiểm sát thực hiện quyền yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm
giam tự kiểm tra việc tạm giữ, tạm giam và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm
sát trong trường hợp khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc đã có vi phạm
xảy ra ở nơi tạm giữ, tạm giam và căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm đó mà Viện
kiểm sát thấy không cần thiết hoặc chưa có điều kiện để tiến hành phương thức trực
tiếp kiểm sát hoặc trong trường hợp Viện kiểm sát cần nắm rõ thông tín nào đó trong
việc tạm giữ, tạm giam. Sau khi nhận được thông báo về kết quả tự kiểm tra, Viện kiểm
sát có thể yêu cầu Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam cung cấp hồ sơ, tài liệu
có liên quan đến việc tạm giữ, tạm giam để kiểm tra kết quả đó. Đồng thời, trả lời về
quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam
theo quy định của pháp luật.
Việc yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc tạm giữ, tạm giam của
Viện kiểm sát phải được Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam thực hiện ngay;
yêu cầu thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam, yêu cầu trả lời về quyết định, biện
pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam được thực hiện

trong thời hạn 15 ngày; yêu cầu tự kiểm tra việc tạm giữ, tạm giam và thông báo kết
quả cho Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
nhận được yêu cầu.
Thứ tư, quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam không có căn cứ
và trái pháp luật
Trong quá trình kiểm sát, Viện kiểm sát có trách nhiệm phát hiện và xử lý kịp thời
oan, sai và vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam theo thẩm quyền, ra quyết
định trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật. Ra
quyết định trả tự do cho người bị giam, giữ không có căn cứ và trái pháp luật là quyền
hạn của Viện kiểm sát, được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 2014 và được hướng dẫn tại khoản 1, 2 Điều 36 Quy chế số 35.
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ,
tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật trong các trường hợp sau:

22


Bài 1: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM
- Trong tạm giữ: Trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn việc bắt khẩn cấp;
người bị tạm giữ không có quyết định của cơ quan và người có thẩm quyền; người đã
được Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định tạm giữ, người bị tạm giữ đã có quyết định trả
tự do; người mà Viện kiểm sát không phê chuẩn gia hạn tạm giữ, người đã hết thời hạn
tạm giữ mà không có quyết định hợp pháp nào khác.
- Trong tạm giam: Người bị tạm giam nhưng không có lệnh, lệnh không có phê
chuẩn của Viện kiểm sát (đối với những trường hợp luật quy định phải có phê chuẩn
của Viện kiểm sát); người đã được Viện kiểm sát quyết định không gia hạn tạm giam;
người đã có quyết định huỷ bỏ việc tạm giam; người đã có quyết định trả tự do hoặc
áp dụng biện pháp ngăn chặn khác; người đã có quyết định đình chỉ điều tra hoặc
quyết định đình chỉ vụ án mà không bị giam giữ về hành vi phạm tội khác; người đã
được Toà án xét xử và quyết định trả tự do; tuyên không phạm tội, được miễn trách

nhiệm hình sự; miễn hình phạt, hình phạt không phải là tù giam, thời hạn phạt tù bằng
hoặc ngắn hơn thời gian đã bị tạm giam.
Đối với Quyết định trả tự do của Viện kiểm sát, Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại
tạm giam phải thi hành ngay, nếu không nhất trí với quyết định trả tự do của Viện
kiểm sát thì vẫn phải thi hành, nhưng có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp trên có
thẩm quyền. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng
Viện kiểm sát cấp trên phải giải quyết.
Thứ năm, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền trong việc
tạm giữ, tạm giam đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm
pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và yêu
cầu xử lý người vi phạm pháp luật
Khi phát hiện vi phạm nghiêm trọng, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị với cơ
quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết
định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam; chấm dứt việc làm vi phạm
pháp luật và yêu cầu xử lý người có hành vi vi phạm. Cụ thể trong các trường hợp sau:
+ Những nội quy, quy chế, quyết định của Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm
giam về việc tạm giữ, tạm giam có nội dung trái pháp luật.
+ Lệnh tạm giam, quyết định tạm giam trái pháp luật của Chánh án, Phó Chánh án,
Thẩm phán và Hội đồng xét xử trong giai đoạn xét xử.
+ Những việc làm trái pháp luật của cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong
việc tạm giữ, tạm giam.

23


GIÁO TRÌNH: ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT TẬP 5

Đối với những kháng nghị này của Viện kiểm sát nhân dân phải được giải quyết
trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị; nếu không nhất trí với
kháng nghị đó thì các cơ quan này có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp trên trực

tiếp; Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
nhận được khiếu nại. Quyết định của Viện kiểm sát cấp trên là quyết định có hiệu lực
pháp luật.
Ngoài ra, khi phát hiện những việc được xác định là nguyên nhân, điều kiện dẫn
đến vi phạm pháp luật hoặc những việc nếu không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến
vi phạm pháp luật, Viện kiểm sát kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền và người có
trách nhiệm có biện pháp tích cực để khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật.
Thứ sáu, khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện
vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật
Trong khi thực hiện hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, nếu phát hiện có
dấu hiệu tội phạm thuộc các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là
cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp trong quản lý giam giữ thì Kiểm sát viên có trách
nhiệm ghi lại đầy đủ các tình tiết có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, có thể
chụp ảnh hiện trường nơi xảy ra sự việc, xem xét các dấu vết, lấy lời khai hoặc ghi âm
lời khai của người bị hại, những người có liên quan, báo cáo Cơ quan điều tra Viện
kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét, kiểm tra xác minh và quyết định việc khởi tố vụ
án hình sự. Nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm nhưng không thuộc trường hợp trên
thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự theo quy định của
pháp luật.
Thứ bảy, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong
kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 22 và Điều 23 Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân, Viện kiểm sát có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động
tạm giữ, tạm giam. Theo đó, cơ quan, người có thẩm quyền trong việc tạm giữ, tạm
giam phải chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân khiếu nại, tố cáo của người bị tạm giữ,
tạm giam trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được khiếu nại, tố cáo. Do đó, sau khi
tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam
có trách nhiệm nghiên cứu, phân loại, nếu xét thấy cần thiết có thể trực tiếp gặp gỡ, đối
thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người tố cáo, người bị tố cáo và những
người có liên quan để xác minh nội dung những khiếu nại, tố cáo; trực tiếp giải quyết

những khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về
tạm giữ, tạm giam. Viện kiểm sát cũng có quyền kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu xử lý

24


Bài 1: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM
những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và
chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam, chuyển đến cơ quan, đơn vị khác giải quyết
những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và theo dõi kết quả giải quyết của cơ quan,
đơn vị đó.
3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát thi hành án
hình sự
Căn cứ các điều 25, 26 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và Điều 141
Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm
sát trong kiểm sát việc thi hành án hình sự, khi kiểm sát thi hành án hình sự, Viện kiểm
sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Thứ nhất, yêu cầu Tòa án ra quyết định thi hành án hình sự; yêu cầu Tòa án, cơ
quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án
hình sự tự kiểm tra việc thi hành án hình sự và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện
kiểm sát; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành án hình sự
Khoản 1 Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Trong thời hạn 7 ngày kể từ
ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết
định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ
thẩm ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành
án”. Việc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án, mặc dù vấn đề
này không được quy định trong Luật Thi hành án hình sự nhưng đã được quy định tại
Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự và được hướng dẫn tại điểm 2 mục I Nghị quyết số
02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm "Thi hành bản án và quyết

định của Tòa án" của Bộ luật Tố tụng hình sự. Do đó, Viện kiểm sát kiểm sát việc Tòa
án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp
ra quyết định thi hành án theo đúng thẩm quyền, đảm bảo đúng nội dung quyết định
của bản án trong thời hạn luật định. Tuy nhiên, ở đây chỉ dừng lại ở quyền yêu cầu,
Viện kiểm sát không có quyền trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án
trong việc ra quyết định thi hành án. Đối với quyền yêu cầu này của Viện kiểm sát, Tòa
án phải thực hiện ngay.
Với quan điểm coi thi hành án là một giai đoạn gắn kết chặt chẽ với các giai đoạn
khác của quá trình giải quyết các vụ án, để bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực
trong đời sống thực tế phải thông qua việc thi hành. Việc tổ chức thi hành bản án,
quyết định của Tòa án trước hết thuộc trách nhiệm của Tòa án và cơ quan thi hành án
hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự. Do đó, Viện

25


×