Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

TÀI LIỆU ôn THI TRUNG cấp CHÍNH TRỊ môn NGHIỆP vụ CÔNG tác mặt TRẬN tổ QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.54 KB, 40 trang )

TÀI LIỆU ÔN THI TRUNG CẤP CHÍNH TRỊ MÔN NGHIỆP VỤ
CÔNG TÁC MẶT TRẬN TỔ QUỐC

1


BÀI 1: NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG KHỐI
ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở CƠ SỞ
Nội dung giới hạn
1.1 Vị trí vai trò chức năng , nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hđộng của MTTQ VN
1.5 Nội dung phương thức hoạt động của MTTQ ở cấp xã. Liên hệ phương thức phối hợp và
thống nhất hành động giữa các thành viên MT
ĐÁP ÁN
1.1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam
*Vị trí của MTTQ VN
- MTTQ VN để tâp hợp mọi lực lượng yêu nươc làm cách mạng giải phóng dân tộc. trong suất
chặng đường hơn 80 năm qua, lịch sử cách mạng VN luôn có sự đóng góp to lớn của tổ chức
MTTQVN
- MTTQ VN là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước CHXHCNVN. do ĐCS lãnh đạo
là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân .
- MTTQ VN là liên minh chính trị, là liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị bao gồm đảng,
nhà nước, MTTQ và các đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị xh tổ chức xh và các cá nhân tiêu biểu
trong các cấp, các tầng lớp xh, dân tộc tôn giáo, người VN định cư ỏ nước ngoài.
- Thể hiện ý chí ,nguyện vọng tập hợp khối Đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, hiệp thương và thống nhất hành động của các tổ chức.
- Vị trí của mttq VN còn được thể hiện rõ tại điều 9 trong hiến pháp nước CHXHCNVN (2013)
* Vai trò của MTTQ VN
Từ những văn bản chính trị, pháp lý có thể thấy vai trò của mttq VN trong hê thống chính trị
được thể hiện:
- Tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phát huy sức mạnh của dân tộc ,quyền làm chủ


của nhân dân chăm lo lợi ích của đoàn viên ,hội viên thực hiên dân chủ xây dựng xh lành mạnh bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân
- Tham gia xây dựng đảng, nhà nước, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa
vụ của công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nd với đảng, nhà nước .

2


- Có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân, là cơ sở chính tri của đảng và chính
quyền nhân dân
- Vai trò của MTTQ VN không phải từ mặt trận khẳng định mà do chính nhân dân, chính lịch
sử thừa nhận
- Thực hiện hiêp thương dân chủ phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên góp
phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia toàn vẹn lãnh thổ, thực hiên thắng lợi sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước .
*Chức năng của MTTQ VN
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chức năng đại diện cho lợi ích của nhân dân, bảo vệ quyền
lợi hợp pháp chính đáng cho các thành viên.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như các tổ chức đoàn thể nhân dân, trước hết là tổ chức của
nhân dân nên có chức năng đại diện, bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của các tầng lớp nhân dân
trước các cơ quan quyền lực là Đảng và Nhà nước.
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chức năng tập hợp, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết
toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
và toàn xã hội; trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tập hợp, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết trên cơ sở vì lợi ích chung của dân tộc và
bằng cách vận động, thuyết phục, hiệp thương dân chủ - thống nhất hành động.
+ Chức năng tuyên truyền, thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Đây thực chất là chức năng dân vận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (và cũng là chức năng vận

động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước thông
qua các tổ chức thành viên và các cuộc vận động chung của các tổ chức quần chúng); tuyên truyền,
thuyết phục, tổ chức vận động các phong trào cách mạng mang tính toàn dân. Đây cũng là một trong
những yếu tố quy định vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở của chính quyền nhân dân.
+ Chức năng tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.
Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân là trách nhiệm của mọi
thành viên hệ thống chính trị và xã hội. Thực hiện chức năng này, không chỉ đảm bảo góp phần làm
cho Đảng và Nhà nước mạnh hơn, qua đó thực thi chủ quyền của nhân dân tốt hơn mà còn làm cho bản
thân tổ chức Mặt trận mạnh hơn bởi vì Đảng là thành viên và cũng là hạt nhân lãnh đạo Mặt trận, còn
Nhà nước là thiết chế đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của mọi thành viên hệ thống chính trị
(pháp luật, chính sách, tài chính...).

3


- Chức năng giám sát và phản biện xã hội.
Quyền giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được khẳng định trong Điều 9 Hiến pháp
năm 2013. Trong đó điều kiện một đảng duy nhất càm quyền, hoạt động phản biển xã hội là nhu cầu tự
thân đối với việc nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tránh được sự chủ quan, duy ý
chí trong việc xác định đường lối, chủ trương, chính sách.
*Nhiêm vụ của MTTQ VN.
Điều 2 luật MTTQ VN quy định nhiệm vụ của MTTQ VN là
- Tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tăng cường sự nhất chí về chính trị và tinh thần
trong nhân dân.
- Tuyên truyền vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ thực hiện đường lối chủ trương của
chính sách và hiến pháp pháp luật.
- Giám sát việc hoạt động của cơ quan NN đại biểu dân cử, cán bộ và công chức nhà nước.
- Tập hợp ý kiến kiến nghị của nhân dân để phản ánh kiến nghị với đảng và nhà nước.
- Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân cùng NN chăm lo bảo vệ quyền và lợi
ích chính đáng của nhân dân.

- Tham gia phát triển tình hữu nghị hợp tác giữa nhân dân VN với nhân dân các nước trên khu
vực và trên thế giới
* Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của MTTQ VN.
Điều 3 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định: " Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và
hoạt động theo Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. Tổ chức,
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân
chủ, phối hợp và thống nhất hành động". Như vậy, Luật MTTQVN quy định các nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của MTTQ Vn bao gồm:
+ Nguyên tắc tự nguyên, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp là cơ quan chấp hành của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, do
Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó hiệp thương cử ra, có trách nhiệm tổ chức thực
hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Các thành viên gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên cơ sở tự nguyên, tán thành Điều lệ
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp xem xét, công nhân.
+ Trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên đều có quyền
trình bày ý kiến của mình, cùng trao đổi, bàn bạc, hiệp thương dân chủ để đạt sự nhất trí, không dùng

4


mệnh lênh, áp đặt. Nếu có những ý kiến khác nhau trên những vấn đề cụ thể thì cùng nhau trao đổi,
thuyết phục, giúp nhau giải quyết.
+ Khi phối hợp và thống nhất hành động, các thành viên phải thỏa thuận với nhau về chương
trình hành động chung và có nghĩa vụ phối hợp, giúp đỡ nhau để thực hiện chương trình hành động
đã được thỏa thuận, đồng thời các tổ chức thành viên của Mặt trận vẫn giữ tính độc lập của tổ chức
mình.
2. Nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã
1.2.1. Phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên trong Mặt trận
Phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên không chỉ là phương thức hoạt động mà
còn là nguyên tắc làm việc của Mặt trận. Phương thức này được thực hiện từ TW đến cơ sở, trên các

lĩnh vực hoạt động của Mặt trận về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại
nhân dân và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Nội dung phối hợp và thống nhất hành động
giữa các thành viên ở cơ sở cụ thể như sau:
-. Phối hợp trong tổ chức và thực hiện các phong trào, các cuộc vận động
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” Thông tri Số:
17/TTr-MTTW-BTT Hướng dẫn tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động: "Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá ở khu dân cư" trong giai đoạn mới.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”nay là Cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựngnông thôn mới, đô thị văn minh ”triển khai thực hiện trong thời gian qua đã
không ngừng phát triển và có ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc; mang tính toàn dân, toàn diện, toàn
quốc; góp phần quan trọng cùng Đảng, Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới. Phát huy những kết quả đã
đạt được của Cuộc vận động, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, Ban
Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn tiếp tục nâng cao chất lượng
Cuộc vận động.
Thực hiện các nội dung của Cuộc vận động: Trên cơ sở 06 nội dung trước đây của Cuộc vận động,
có điều chỉnh, bổ sung một số nội dung nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
và phù hợp với Luật Thi đua khen thưởng, thành 05 nội dung cụ thể sau:
1. Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao
đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng.
Vận động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu hợp pháp;
thực hiện quy hoạch và chỉnh trang khu dân cư; hiến đất, góp công xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông nông thôn và đường bê tông trong khu phố. Vận động, hướng dẫn và hỗ trợ các hộ gia đình đăng
ký sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn. Vận động người thân ở xa quê đóng góp xây dựng quê

5


hương. Từ hỗ trợ của quỹ “Vì người nghèo”, các chương trình, dự án và hỗ trợ từ cộng đồng giúp các
hộ nghèo nâng cấp nhà ở, cải thiện đời sống.
- Ở nông thôn, vận động nông dân tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; hỗ trợ

liên kết giữa các hợp tác xã và hộ nông dân với doanh nghiệp để phát triển các chuỗi liên kết có sức
cạnh tranh và hiệu quả cao; phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; phát huy nghề truyền thống của
địa phương; tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu
quả

kinh

tế.

- Ở đô thị, vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về quy hoạch đô thị; phát triển, đa dạng
hoá ngành nghề dịch vụ và sản xuất kinh doanh, bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống; xây
dựng văn minh và đạo đức trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không bán hàng không có xuất xứ theo
quy định của pháp luật, hàng giả, hàng kém chất lượng.
2. Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực,
chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng gia đình văn hóa; phát huy truyền thống đền ơn, đáp
nghĩa, tương thân, tương ái.
Vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hoá, ứng xử văn minh, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị
đoan; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các vùng, miền, bảo vệ các công trình văn hoá lịch sử.
Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; khuyến khích học nghề và phát
triển nguồn nhân lực, tích cực xây dựng xã hội học tập. Vận động nhân dân tập luyện thể dục, thể thao;
phòng chống các dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe; mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Tích cực xây
dựng gia đình hạnh phúc, nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp
nghĩa, chăm sóc các gia đình chính sách, người có công, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng. Tích
cực tham gia công tác nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ gia đình bị thiên tai, người bị nhiễm chất độc da
cam-đioxin, người già yếu không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
3. Đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi
trường sáng, xanh, sạch, đẹp.
Vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; xử lý chất thải
sản xuất và sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường; trồng cây xanh; xây dựng các mô hình cổng nhà sân

vườn, đường làng ngõ xóm, khu phố sáng - xanh - sạch - đẹp. Hướng dẫn để người dân biết cách ứng
phó với biến đổi khí hậu và tham gia giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi
trường.
Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, phường hiệp thương với các tổ chức thành viên để phân công thực hiện

6


các công trình, phần việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở xã, phường và ở từng
khu dân cư.
4. Đoàn kết chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Vận động nhân dân thực hiện
tốt hương ước, quy ước của cộng đồng; sống và làm việc theo pháp luật, tích cực phòng chống tội
phạm, các tệ nạn xã hội; giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, không vi phạm quy định của pháp luật
về an toàn giao thông, về an toàn thực phẩm. Phát huy vai trò các tổ hòa giải, giải quyết hiệu quả
những mâu thuẫn, bất hòa trong nội bộ nhân dân, tạo không khí hòa thuận ở khu dân cư.
5. Đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây
dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh.
Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Hoạt động của Ban
thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng đạt hiệu quả cao. Tích cực tham gia góp ý với cán
bộ đảng viên, với chi bộ, chi đoàn, chi hội các đoàn thể trong các cuộc họp khu dân cư và sinh hoạt
đoàn thể; giám sát chính quyền xã, phường trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức thực hiện các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương. Tích cực đấu tranh với những hành vi tham nhũng, lãng phí của cán bộ, đảng viên;
đấu tranh với các phần tử lợi dụng dân chủ, có hành vi gây rối trật tự xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc.
- Cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", và xây dựng "Quỹ vì người nghèo" cần bám sát các
nội dung sau:
+ Nắm chắc những hộ nghèo và số hộ nghèo có nhà tạm, dột nát ở khu dân cư để có kế hoạch
giúp đỡ, hỗ trợ sát hợp, kịp thời.
+ Cuộc vận động được tiến hành thường xuyên nhưng tập trung vào tháng cao điểm từ ngày

17-10 đến ngày 18-11 háng năm. Tiến hành cuộc vận động có trọng tâm, trọng điểm hướng vào những
người có thu nhập không cao, những cơ sở sản xuất kinh doanh có lãi đóng trên địa bàn, coi trọng vận
động giúp đỡ tại chỗ của cộng đồng bà con dòng họ. Nếu khu dân cư quá khó khăn thì đề xuất kiến
nghị với Mặt trận cấp trên để hỗ trợ từ "Quỹ vì người nghèo".
- Tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân ngày 18-11 hằng năm.
+ Ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức tập trung ở khu dân cư vào dịp kỷ niệm
ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất VN ngày 18-11 hằng năm, nhằm tuyên truyền giáo dục về
truyền thống cách mạng vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất VN, về vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ
quốc VN trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và góp phần đẩy mạnh Cuộc vận
động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".

7


+ Thành phần tham dự gồm đại diện các hộ gia đình, các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền,
Mặt trận, các đoàn thể, các vị chức sắc tôn giáo, các nhân sỹ, trí thức đang làm việc, sinh sống ở khu
dân cư. Chương trình ngày hội tùy khả năng và sáng tạo của mỗi khu dân cư gồm hai phần: phần lẽ với
nhội dung chủ yếu là ôn lại lịch sử truyền thống của Mặt trận Tổ quốc VN, báo cáo kết quả thực hiện
Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", khen thưởng, đăng ký
thi đua và phần hội là các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống của địa
phương.
- Trong công tác xây dựng củng cố chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
- Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức nhà nước. Tập
trung triển khai, tổ chức thực hiện hai nghị quyết liên tịch là:
+ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17-4-2008 của Chính phủ
và UBTWMTTQVN hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26, pháp
lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của UBTV Quốc hội trong đó quy định "hai năm 1 lần
trong mỗi nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ban thường trực UBMTTQ VN cùng cấp tổ chức
lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, phó chủ tich
UBND cấp xã".

+ Nghị quyết liên tịch số 05/2006/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 21-4-2006 của Chính phủ
và UBTWMTTQVN ban hành "Quy chế Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức ở khu
dân cư".
- Tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương:
+ Chỉ đạo Ban Thanh tra nhâ dân tổ chức tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của
công dân để chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
+ Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việ giải quyết khiếu nại, tố cáo ở
địa phương.
+ Giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
II. LIÊN HỆ THỰC TIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA MTTQ CẤP XÃ Ở ĐỊA PHƯƠNG
1. Đặc điểm tình hình địa phương
…..được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-HĐBT ngày 13/01/1995 của Họi đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ): có tổng diện tích tự nhiên 193,68 ha, với vị trí tiếp giáp: phía Bắc giáp phường
Nông Trang, phía Nam giáp phường Tiên Cát, phía Đông Bác giáp phường Tân Dân, phía Tây giáp
phường Minh Nông.
Cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng, tạo
đủ việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Trên địa bàn phường có 230 doanh nghiệp hoạt động

8


trên các lĩnh vực như sản xuất, thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải, xây dựng....các doanh nghiệp
tư nhân không ngừng phát triển về số lượng và quy mô.. đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát
triển của phường, góp phần thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước;
Dân số (tính đến năm 2015) toàn phường có 4.860 hộ với trên 18.640 nhân khẩu, được phân bố
sinh hoạt thành 22 khu hành chính. Đảng bộ có 1.220 đảng viên, tổ chức sinh hoạt ở 30 chi bộ trực
thuộc; trình độ dân trí trong phường ở mức độ cao so với các địa phương trong thành phố;
Công tác quốc phòng an ninh được đảm bảo, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội,
không để điểm nóng, điểm nổi cộm, khiếu kiện đông người, khiếu kiện kéo dài, phức tập trên địa bàn;

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động, xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận xã hội. Công tác tuyên truyền,
vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện Quyết định 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị, góp
phần tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.

2. Kết quả đạt được.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường, …luôn xác định vai trò là thành viên trong hệ thống chính
trị địa phương, …., có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, vận động, giáo dục
quần chúng và thu hút các lực lượng xã hội vào các phong trào cách mạng thực hiện các nhiệm vụ
chính trị của Đảng ủy – chính quyền phường. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc phường….còn thực hiện
tốt và hiệu quả vai trò chi phối, tác động đến quá trình thực hiện quyền lực nhà nước của HĐNDUBND , …., thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động của HĐND-UBND , và các công chức nhà
nước trong quá trình thực thi công vụ, tích cực tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước, góp phần nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ủy- chính quyền, đoàn thể nhân dân phường….
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường, …đã tích cực tham gia xây dựng Đảng bộ, chính quyền
phường….nhằm phát huy dân chủ, thực hiện quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc trong công
tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và
nhân dân; góp phần xây dựng KT-XH địa phương phát triển vững mạnh, góp phần bảo đảm cho sự
nghiệp đổi mới đất nước thành công.
Mặt trận Tổ quốc ….đã thực hiện tốt vai trò quan trọng trong góp phần xây dựng các chủ
trương, nghị quyết của Đảng bộ …, Trong nhiệm kỳ, MTTQ phường đã tổ chức góp ý kiến vào dự
thảo các văn kiện trình đại hội đảng bộ phường, thành phố, tỉnh…..; góp ý kiến vào đề án nhân sự ban
chấp hành đảng bộ phường…; vận động nhân dân đóng góp vào dự thảo các văn kiện trình đại hội; góp
ý kiến vào dự thảo nghị quyết của đảng bộ các cấp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân

9


dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc; góp ý việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy;
góp ý với đảng viên trong việc thực hiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,

về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, mối
quan hệ giữa đảng viên và nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc góp phần phát huy sức mạnh tham gia xây dựng chính quyền HĐND-UBND
cấp mình, đã và hoàn thành tốt công tác tham gia tổ chức bầu cử Quốc hội khóa XIV và bầu cử hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, tổ chức hiệp thương với các tổ chức thành viên, giới thiệu
những người đủ tiêu chuẩn tham gia vào hoạt động của chính quyền, góp phần quan trọng vào thành
công của cuộc bầu cử
MTTQ … đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân trong phường xây dựng môi trường
cảnh quan toàn phường, các cơ quan đóng trên địa bàn phường, các khu dân cư sáng, xanh, sạch đẹp.
Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia Bảo hiểm Y tế. Phối hợp với Đoàn Thanh niên phường và các
đoàn thể tuyên truyền, vận động Nhân dân trong xã tiếp tục thực hiện chương trình, hoạt động, các cuộc vận
động của các đoàn thể như chương trình Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, chương trình người việt
nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam …Tham gia Chương trình mục tiêu giảm nghèo, huy động từng khu dân
cư tự giúp nhau hỗ trợ ít nhất một hộ nghèo, hộ cận nghèo đặc biệt khó khăn xóa nhà ở tạm, xây dựng
nhà Đại đoàn kết chào mừng Đại hội Mặt trận các cấp. Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức
thành viên tuyên truyền, vận động đóng góp, ủng hộ Qũy Vì người nghèo đã được sự tham gia ủng hộ
của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong phường….
Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể phối hợp Chính quyền các cấp hỗ trợ hộ nghèo vay vốn
Ngân hàng phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xã. …phát huy
tinh thần làm chủ trong việc xây dựng và bảo vệ Đảng; giám sát hoạt động của cấp ủy đảng để kịp thời
phát hiện những sai sót, khiếm khuyết trong công tác lãnh đạo ở xã, phường...; qua đó, làm cho Đảng
ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhân dân, phát huy trí tuệ của nhân dân trong quá trình lãnh đạo của
Đảng, từ đó nâng cao sức mạnh và trí tuệ của Đảng.
- MTTQVN tích cực tổ chức thực hiện các cuộc vận động các phong trào thi đua yêu nước có
hiệu quả, như phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh năm 2016, ;
đoàn kết phát huy truyền thống " uống nước nhớ nguồn" "tương thân tương ái" hoạt động "đền ơn đáp
nghĩa" và nhân đạo từ thiện; Đang xây dựng kế hoạch để chuẩn bị chu đáo để Tổ chức ngày hội đại
đoàn kết toàn dân 18-11- 2016
- MTTQ chỉ đạo tôt hướng dẫn hoạt động của Ban công tác mặt trận ,ban thanh tra nhân dân,và
cac tổ chức đoàn thể thực hiện tốt chức nang nhiệm vụ của mình .

3.Hạn chế;

10


- Công tác tuyên truyền giáo dục đoàn viên, hội viên và nhân dân chưa sâu rộng. Tỷ lệ tập hợp quần
chúng vào tổ chức còn thấp.
- Hiệu quả một số phong trào, hoạt động còn thấp; việc sơ kết, tổng kết, nhân điển hình tiên tiến chưa
được quan tâm thực hiện tốt; vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận ..đôi khi còn mờ nhạt.
- Việc tổ chức sinh hoạt các chi đoàn, chi hội ở một số địa bàn dân cư còn hạn chế; nội dung sinh hoạt
chưa thật sự hấp dẫn và phù hợp với đoàn viên, hội viên.
- Công tác phát triển đảng viên trong các đoàn thể ở địa bàn khu dân cư, số lượng các thanh niên ở lại
sinh hoạt tại địa phương còn ít .
- Cán bộ Mặt trận, các đoàn thể đa số lớn tuổi, kiêm nhiệm, thiếu về số lượng, chưa phát huy năng
lực, sức ì lớn, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Công tác hiêp thương dân chủ để giơi thiệu đại biêu ra ứng cử đại biểu HĐND còn gặp nhiều lúng
túng
4.Nguyên nhân hạn chế;
- Do trình độ lãnh đạo quản lý của 1 số cán bộ còn hạn chế, vì vậy công tác vận động Nhân dân còn
chưa sâu, chưa nêu cao được vai trò giám sát của MTTQ...
- Trình độ dân trí ở 1 số khu dân cư thấp, chủ yếu làm ăn kinh doanh nên thờ ơ với các cuộc vận động
của chính quyền, tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết của bà con, có nơi có chỗ còn kém, vô cảm
nên kết quả vận động không cao.
- Các đồng chí phó chủ tịch MTTQ phường còn kiêm nhiệm, nhiệm vụ không phù hợp (như đ/c chủ
tịch ND kiêm PCT MTTQ là không phù hợp). Từ đó kết quả lãnh đạo chỉ đạo một số nhiệm vụ còn
hạn chế.
- Công tác củng cố kiện toàn tổ chức, cán bộ Mặt trận, các đoàn thể, tuy đã được quan tâm nhưng chưa
chú trọng làm tốt khâu tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dẫn đến hụt hẫng cán bộ.
- Chế độ, chính sách đối với cán bộ Mặt trận, các đoàn thể ở cơ sở chưa thỏa đáng. Nội dung tuyên
truyền vận động,còn đơn điệu sơ sài chưa thuyết phục..

5.Giải pháp;
- Đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, nâng cao hiệu quả tuyên
truyền vận động tập hợp các tầng lớp nhân dân ,củng cố và phát triển sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc .
- Phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên trong mặt trận va chính quyền cơ sở.

11


- Phát huy vị trí ,vai trò nhiệm vụ của MTTQ nêu cao quyền làm chủ của nhân dân ,đại diện cho ý chí
nguyện vọng cho nhân dân trong quyên giám sát và phản biện .
- Hướng dẫn hoạt động tự quản của nhân dân thông qua ban công tác mặt trận ở khu dân cư .
- Đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn, hoàn thiện cơ chế nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống
MTTQ.
- Thực hiện tốt kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ
- Phát triển cơ cấu kinh tế tìm những giải pháp nhanh chóng xóa đói giảm nghèo.xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ của Mặt trận Tổ quốc phường, … phải thực sự mạnh, có bản lĩnh, có trình
độ chuyên môn, am hiểu đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực phân
tích, đánh giá đúng vấn đề; nắm và hiểu được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
- Đảng ủy- chính quyền Lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận, các đoàn thể phải thật sự đổi mới, bám sát các
nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, cơ sở. Thường xuyên đi sâu, đi sát cơ sở và từng đối tượng
quần chúng, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời phản ánh với cấp ủy, chính quyền
phường, xem xét giải quyết.
BÀI 2: NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN VÀ VẬN ĐỘNG CÔNG NHÂN Ở CƠ SỞ
3.3. Giải pháp chủ yếu tăng cường công tác vận động công nhân ở cơ sở
Có 4 giải pháp:
* Bảo đảm việc làm, đời sống cho công nhân và người lao động
- Cấp ủy, lãnh đạo đơn vị cùng tổ chức đoàn thể nhân dân nhất là công đoàn cần tranh thủ sự giúp đỡ
của cấp trên để đảm bảo, việc làm, thu nhập ổn định, đảm bảo đời sống cho công nhân và người lao

động, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần theo đường lối, quan điểm của Đảng, phát
triển những ngành nghề cần thiết sử dụng số lượng lớn lao động, tạo nhiều việc làm đem lại hiệu quả.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để giải quyết việc làm ở trong nước, từng địa phương, hạn chế tập trung
công nhân vào các thành phố, đô thị lớn. phát triển kinh tế gia đình, phát huy khả năng của công nhân,
tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho gia đình công nhân.
- Thực hiện tốt chủ trương của Đảng về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu kinh tế, chỉ đạo
chặt chẽ, hạn chế những tiêu cực, tạo điều kiện cho công nhân ở doanh nghiệp mua cổ phần.

12


- Tập trung bổ sung, sửa đổi, xây dựng một số chính sách như: các quy định về ký hợp đồng lao động,
thỏa ước lao động, cải thiện điều kiện lao động, bảo hộ lao động, …; luật tiền lương tối thiểu; nhà ở;
các loại bảo hiểm; thi đua khen thưởng….
* Thực hiện tốt quy chế dân chủ
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của công nhân trong các đơn vị sản
xuất kinh doanh trong các thành phần kinh tế.
Thực hiện nghiêm pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong các danh nghiệp tư nhân
và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tăng cường đối ngoại, thương lượng giữa người sử
dụng lao động và người lao động.
Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc quyền, đặc lợi trong bộ
máy Đảng và nhà nước, trong các doanh nghiệp nhà nước quản lý ngay tại đơn vị cơ sở.
Nâng cao trình độ lý luận chính trị, ý thức công dân, tinh thần dân tộc, gắn bó với Đảng, với chế độ
XHCN, ý chí vươn lên của công nhân. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình”
của các thế lực thù địch trong giai cấp công nhân ngay tại cơ sở.
* Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng ở cơ sở, đề cao trách nhiệm của chính quyền,
phát huy vai trò của tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong công tác vận động
công nhân.
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác vận động công nhân.
Tập trung lãnh đạo thực hiện các chủ trương, chính sách về: đào tạo, trí thức hóa công nhân; chuyển

một bộ phận lớn lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; về xuất khẩu lao động; nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân…
Chú ý nhiều hơn tới việc bồi dưỡng, phát triển Đảng trong công nhân để tăng tỷ lệ đảng viên xuất thân
từ công nhân trong Đảng.
Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, đẩy mạnh việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng những
cán bộ xuất thân từ công nhân.
Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành TW khóa X về nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong
doanh nghiệp.
- Đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác vận động công nhân của chính quyền và
ban lãnh đạo, quản lý đơn vị.

13


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và chính quyền các cấp nhằm đề cao và phát huy
trách nhiệm của các tổ chức này đối với công tác vận động công nhân.
Chính quyền địa phương, lãnh đạo, quản lý đơn vị cần thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng
về công tác dân vận của chính quyền.
- Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn và các tổ chức chính tri – xã hội khác trong công tác vận động
công nhân.
Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, phát huy vai trò của công đoàn trong công tác vận động công
nhân.
Đổi mới mạnh mẽ tổ chưc, nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh
nghiệp.
HLH PN VN phối hợp với Liên đoàn LĐVN nâng cao hiệu quả nữ công của công đoàn tại các doanh
nghiệp…
Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chưc ĐTNCS HCM và HLH PN VN trong các doanh
nghiệp.
* Nâng cao năng lực cán bộ các đoàn thể nhân dân đáp ứng yêu cầu vận động công nhân trong thời

kỳ đổi mới.
Các cấp ủy, tổ chức đảng cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ các đoàn thể nhân dân trong các
doanh nghiệp đủ số lượng, cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu công tác vận động công nhân trong thời kỳ
mới.
Tập trung vào các khâu chủ yếu: quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ và thực hiện
chính sách.

LIÊN HỆ:
+ Đặc điểm tình hình tổ chức Công đoàn của cơ quan, đơn vị:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh PT. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội
(bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người
có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội . Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của
pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ

14


đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cơ
cấu tổ chức bộ máy của Sở hiện nay gồm 1 GĐ, 3 PGĐ và Các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc
Sở. Biên chế của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gồm biên chế hành chính và biên chế sự
nghiệp do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội và Giám đốc Sở Nội vụ.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Sở Lao động, các tổ chức đoàn thể ở Sở đã hoạt động khá nề
nếp và có hiệu quả, đó là các tổ chức như Công đoàn Sở, Đoàn thanh niên, Ban nữ công, Chi hội
khuyến học. Trong đó hoạt động của Công đoàn Sở lao động trong nhiều năm đã có nhiều kết quả đáng
khen ngợi.
+ Kết quả:

Công đoàn Sở LĐTBXH hiện nay có …. Đoàn viên, Được sự quan tâm của Công đoàn viên
chức Tỉnh….sự chỉ đạo trực tiếp của đảng ủy, sự phối kết hợp chặt chẽ của chính quyền, đoàn thể Sở
trong nhữn năm qua đã thu được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là tổ chức công đoàn; các đoàn viên
trong công đoàn thực hiện nghiêm các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, những
quy định của cơ quan, hoàn thành tốt các nhiệm vụ. cac phong trào thi đua yêu được triển khai và sự
đồng tình hưởng ứng của các đoàn viên trong công đoàn, Đời sống của cán bộ, công chức, và người
lao động trong các cơ quan, được cải thiện. Tư tưởng của đội ngũ CBCC,VC luôn kiên định,tin tưởng
vào đường lối đổi mới của Đảng, dề cao vị trí vai trò người công nhân trong điều kiện mới, an tâm
công tác, tích cực học tập, rèn luyện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ giao.
BCH Công đoàn thường xuyên tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục với những việc làm
thiết thực nhằm nâng cao đời sỗng vật chất tình thần cho các đoàn viên, thực hiện tốt phong trào thi
đua yêu nước cho doàn viên công đoàn như: Phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà, phong trào
Phụ nữ Sở LĐ tự tin tự trọng, trung hậu, đảm đang, giỏi việc nước, đảm việc nhà, cũng như thi đua học
tạp nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp…thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động nang cao
chất lượng hoạt động cán bộ đoàn viên trong công đoàn, làm tốt công tác nữ công, công tác tài
chính….
BCH Công đoàn Sở do đồng chí Chánh văn phòng làm chủ tịch đã làm tốt công tác phối kết
hợp dưới sự lãnh đạo của đảng ủy, phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ quan, sự vào cuộc của các
đoàn thể ở cơ quan …như, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban nữ công cũng đã từng bước hoạt động có
hiệu quả. Công đoàn đã góp phần cùng Đảng ủy, chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở Sở….;
phối hợp với các tổ chức, đoàn thể cùng cấp vận động cán bộ công chức gương mẫu thực hiện đường
lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Vận động đoàn viên công đoàn tích cực “Học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; hình thành đội ngũ cán bộ công chức “Trung
thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”. Vào tổ chức công đoàn, mỗi đoàn viên ý thức được rằng mình là

15


thành viên trong tổ chức của giai cấp công nhân và trí thức, là những cán bộ gương mẫu trước nhân
dân, từ đạo đức, tác phong đến thực hiện quy tắc ứng xử của CBCC;

Tổ chức công đoàn chủ động phối hợp với dưới sự lãnh đạo của đảng bộ cơ quan triển khai tốt
hội nghị cán bộ công chức viên chức hằng năm, thực hiện tốt việc thực hiện dân chủ ở cơ quan theo
đúng tinh thần Nghị định 04 về thực hiện dân chủ; công khai hóa, minh bạch hóa các chế độ chính
sách của Nhà nước, các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng, nên đã ngăn chặn có hiệu quả tình trạng hách
dịch, quan liêu, cửa quyền đối với người dân. Tác động vào quá trình công ngiệp hóa hiện đại hóa. và
thực hiện tốt Điều lệ Công đoàn, trong kế hoạch cải thiện điều kiện sống,. Thông qua các hoạt động xã
hội của mình, công đoàn luôn quan tâm động viên thăm hỏi giúp đỡ đoàn viên khi hữu sự, xây dựng
quỹ phúc lợi, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT; chăm lo và bảo vệ quyền lợi
hợp pháp chính đáng của người lđộng nhất là công tác bảo hiểm xã hội.
Trong năm 2016 đã nâng lương cho 6 trường hợp, trong đó nâng lương trước thời hạn 1 người;
chuyển ngạch 2 người, thanh toán nghỉ thai sản cho 1 người. Thực hiện tốt các chế độ Bảo hiểm xã
hội, Bảo hiểm y tế. Công đoàn tham gia với cơ quan tạo điều kiện cho các đoàn viên đi học các lớp về
chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ.
CĐCS đã tổ chức thăm hỏi động viên kịp thời một số trường hợp có hoàn cảnh khó khăn bệnh tật
hiểm nghèo, chi tiền tổ chức các ngày kỷ niệm 08/3, 20/10, thành lập ngành lao động, tặng quà các
cháu con em đoàn viên nhân dịp trung thu, dịp tết nguyên đán…
Các hoạt động xã hội từ thiện được các cấp công đoàn vận động thực hiện đạt nhiều kết quả thiết
thực và đóng góp các quỹ xã hội, ủng hộ đóng góp Quỹ Mái ấm công đoàn và quỹ Vì nữ công nhân lao
động nghèo, vận động quỹ vì người nghèo do MTTQ phát động vượt chỉ tiêu hơn 8 triệu đồng
Để thu hút, vận động đoàn viên công đoàn, công đoàn Sở… còn làm tốt công tác đaò tạo bồi
dưỡng , nâng cao trình độ mọi mặt cho các đoàn viên, đội ngũ cán bộ, công chưc viên chức có trình độ
học vấn, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng cho nhu cầu công tác, năm 2016 có 6 đồng chí tốt nghiệp thạc
sĩ, cử 8 đồng chí tham gia học tập lớp trung ấp lý luận hành chính, cử 16 lượt người tham gia vào các
lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng cho nhu cầu công việc đề ra.
Bên cạnh những mặt đã làm được, hoạt động của Công đoàn Sở vẫn còn tồn tại một vài
hạn chế: so vơi yêu cầu công ngiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong giai đọan hiện nay thì công
tác vận động đoàn viên vẫn còn những hạn chế yếu kém sau:
Đảng ủy, chính quyền sở….đôi khi còn xem nhẹ công tác công đoàn, chưa tích cực vận động
các tầng lớp Nhân dân ở cơ sở, công tác phối kết hợp giữa các ban ngành còn hạn chế, chưc thực sự

phát huy đề cao hết tầm quan trọng của giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay.

16


Đội ngũ can bộ làm công tác công đoàn hoạt động còn kiêm nhiệm nên việc điều hành triển khi
công việc còn chậm chưa phát huy hết vai trò của tổ chức công đoàn trong cơ quan.
Mặc dù đội ngũ CBCC, VC trong đơn vị có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng vẫn còn tình
trạng phân công công việc không đúng với trình độ chuyên môn được đào tạo, kỹ năng nghề nghiệp,
khả năng vận động, thái độ, tinh thần trách nhiệm chưa cao.
Đời sông vật chất, tình thần của các đoàn viên đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, đặc biệt
là đội ngũ can bộ hợp đồng thu nhập còn thấp
- Nguyên nhân
Ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận nhỏ cán bộ công chức, đoàn viên công đoàn còn yếu, ý
thức chính trị còn hạn chế. Còn hiện tượng chây ỳ, trì chệ trong công việc cũng như trong nhận thức.
Do tác động của suy giảm kinh tế chung của cả nước, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp;
giá cả thị trường biến động; đời sống của một bộ phận CBCCVC, nhất là người có thu nhập thấp gặp
khó khăn; những hiện tượng tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức
gây nên nhiều bức xúc trong xã hội nhưng giải quyết chưa triệt để tác động không tốt đến tư tưởng,
tâm tư tình cảm cán bộ, đoàn viên.
* Giải pháp:
Tằng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nang cao ý thức chính trị cho các đoàn viên trong công
đoàn.
Nâng cao sự chỉ đạo của Đảng ủy, sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền, với các ban ngành
đoàn thể nhân dân. thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy, phối hợp chặt chẽ với thủ trưởng cơ
quan và các đoàn thể có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra
Làm tốt công tác công đoàn gắn với việc phát triển kinh tế- xã hội công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước, chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng cho người lao động, không ngừng nâng cao
đời sống vật chất cho các đoàn viên trong công đoàn
Nguyện vọng của cán bộ, đoàn viên mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục thực hiện đúng đắn

đường lối đổi mới, đưa đất nước phát triển bền vững; đồng thời có các chủ trương, biện pháp tích cực,
có hiệu lực nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, thực
hiện có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của công đoàn
đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ CB,

17


Vận động thực hiện tốt công tác xã hội, nhân đạo từ thiện, xây dựng Qũy tương trợ của CĐCS,
Quỹ mái ấm công đoàn.
Tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Tham gia xây dựng và thực hiện tốt Nghị định dân chủ cơ sở, Tham gia kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các chế độ chính sách cho đoàn viên, CB,CC và người lao động. Tham gia xây dựng cơ quan
văn hóa, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng,
lãng phí. Phối hợp với cơ quan cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần của CB,ĐV;
thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng chống HIV/ADS và các tệ nạn xã hội trong CB, ĐV.
Thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh. Nâng cao chất lượng
hoạt động của Ủy ban kiểm tra, công tác nữ công, Thực hiện tốt công tác tài chính công đoàn theo quy
định. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công đoàn.
Tham gia tích cực công tác xây dựng Đảng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết
nạp.
Tổ chức phát động và triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước,
công đoàn cấp trên phát động để động viên cán bộ, đoàn viên thi đua thực hiện.

BÀI 3 . NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC HỘI NÔNG DÂN
Giới hạn:
Mục 2.1. Nghiệp vụ tuyên truyền giáo dục xd người nông dân mới đáp ứng…………


2.1. Nghiệp vụ tuyên truyền, giáo dục xây dựng người nông dân mới, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tuyên truyền, giáo dục là một mặt quan trọng trong công tác vận động nông dân cũng như
công tác quần chúng nói chung vì vậy:
- Tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng sâu rộng trong nông dân.
Nghĩa là, tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, những khó khăn, thuận lợi đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn để phát huy tinh thần
tự giác, hăng hái cách mạng, nâng cao lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính; tin tưởng vào
mục tiêu, lý tưởng cách mạng, vào sự lãnh đạo của Đảng.

18


- Giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc,
đấu tranh chống những lề thói cổ hủ, lạc hậu.
Sự tác động hai mặt của kinh tế thị trường yêu cầu công tác vận động nông dân cần phải một
mặt vừa vận động nông dân giữ gìn những giá trị đạo đức tốt đẹp ( Những gt đạo đức tốt đẹp như tính
chăm chỉ, cần cù, tinh thần tương thân, tương ái) tránh lối sống thực dụng, ích kỷ coi trọng đồng tiền.
- Giáo dục, bồi dưỡng văn hoá, khoa học - công nghệ, tay nghề cho nông dân.
+ Mở các lớp dạy nghề cho nông dân;
+ Mở các lớp chuyển giao về khoa học – kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi cho nông dân.
+ Mở các lớp tuyên truyền về dân số kế hoạch hóa gia đình, các lớp tập huấn phòng chống ma
túy
=> Công tác tuyên truyền, giáo dục vừa là công tác cấp bách, vừa là công tác lâu dài, thường
xuyên, bằng nhiều biện pháp.
- Xây dựng người nông dân mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
+ Có ý thức làm chủ và ý thức trách nhiệm công dân, biết gắn lợi ích cá nhân với lợi ích cộng
đồng và lợi ích toàn xã hội.

+ Giàu lòng yêu nước có tinh thần quốc tế chân chính gắn bó với độc lập và CNXH.
+ Có trình độ học vấn, khoa học – Kỹ thuật đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn.
+ Có đời sống và tinh thần ngày càng cao, có sức khỏe, sống có văn hóa và tình nghĩa; Phát
huy được những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân
loại, chống những hủ tục lạc hậu, lối sống không tiến bộ như: Thực dụng, ích kỷ...
Lhệ nghiệp vụ ttruyền, gd xd người nông dân mới, đáp ứng yêu cầu...
* Đặc điểm tình hình
....là xã nằm ở phía Tây Nam thành phố Việt Trì..., cách trung tâm TP 10Km, với tổng diện tích
đất tự nhiên là 1.500,3 ha, Dân số 4.780 nhân khẩu dân tộc sinh sống chủ yếu là dân tộc Kinh .Xã có
15 khu dân cư. Đảng bộ xã ...hiện có 19 chi bộ (gồm 15 chi bộ nông thôn và 4 chi bộ khối sự nghiệp)
với 250 đảng viên. Hội nông dân có 15 chi hội, Mỗi chi hội có 1 chi hội trưởng, với lực lượng hội viên
đông đảo. Hội nông dân có vtrò, vị trí rất quan trọng trong nhiệm vụ xd phát triển ktế-xh, giữ vững
chính trị, an ninh quốc phòng of địa phương.
Là tổ chức chính trị xh, đại diện gc nông dân tham gia xd Đ, NN và khối địa đoàn kết toàn dân
tộc. Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp of nông dân. Đồng thời, thực hiện tốt

19


nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, vận động, tập hợp hội viên trong các phong trào nông dân ptriển ktexh.
Thuận lợi: Luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên và sự sát sao của cấp ủy
đảng chính quyền địa phương. Công tác hội và ptrào nông dân luôn đi vào chiều sâu theo hướng đổi
mới thiết thực góp phần hoàn thành mọi nhiệm vụ công tác hội và ptrào nông dân, tập trung mũi nhọn
vào ptriển ktế hộ gđình; tích cực tham gia phối hợp xd các mô hình về áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
trong sx nông, lâm nghiệp và vệ sinh môi trường, góp phần vào việc xoá đoái, giảm nghèo và ptriển
ktế-xh địa phương.
Cán bộ hội viên nông dân luôn tin tưởng vào chủ trương đường lối lđạo của Đ, chính sách pháp
luật of nhà nước, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, vh-xh của nông dân ngày càng được nâng lên.
Tuy nhiên, bên canh những thuận lợi đó, ....vẫn là 1 xã khó khăn về kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo còn

cao so với mặt bằng chung toàn thành phố, Trình độ dân trí không đồng, việc xd kết cấu hạ tầng, quy
hoạch và phát triển sx tập trung gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, gây khó khăn trong sx vụ chiêm xuân, ô
nhễm, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến cuộc sống of hội viên, nông dân.
Song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao of BCH Hội nông dân TP, sự giúp đỡ of các
cơ quan, ban ngành TP. Hội nông dân xã đã tập trung chỉ đạo các chi hội, cùng với sự nỗ lực of toàn
thể nhân dân cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành nhiệm vụ công tác Hội nông dân.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm trên địa bàn xã được ổn định và phát triển bền
vững, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng, đạt và vượt các mục tiêu, Nghị quyết đề ra,
phát huy tiềm năng và nội lực, từng bước xây dựng hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ưu điểm
Ban chấp hành Hội nông dân xã gồm 9 uỷ viên BCH, Ban thường vụ gồm 3 đ/c trong đó 1 đ/c
là chủ tich, 1 phó chủ tịch, 1 uỷ viên BTV. Hội nông dân gồm có 15 chi hội , mỗi chi hội gồm 150-200
hội viên cùng tham gia sinh hoạt tại các chi hội thôn, xóm. Mối chi hội có 1 chi hội trưởng để vân
động và tổ chức cho hội viên t/h theo chương trình hđộng of các cấp hội, đồng thời có trách nhiệm
truyền đạt nững tâm tư, ý chí, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất of hội viên lên các cấp Hội để kịp thời
có những chính sách phù hợp.
Trình độ năng lực: Chủ tịch Hội nông dân – trình độ chuyên môn Đại học nông lâm; Phó chủ
tịch Hội: Trình độ chuyên môn: T/cấp kinh tế; 4 uỷ viên có trình độ: Trung cấp; 02 uỷ viên có trình độ
12/12.

20


Đa số các uỷ viên trong BCH Hội nông dân luôn có lập trường quan điểm vững vàng, kiên định
mục tiêu lý tưởng của Đảng, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê nin, Tư tưởng HCM, đườg
lối, chính sách của Đảng, pháp luật of Nhà nước, luôn xác định rõ vai trò trách nhiệm of Hội nồn dân,
t/h đường lối of Đảng, chính sách pluật of Nhà nước. Luôn t/h các Nghị quyết, chỉ thị of Đảng of Hội
nông dân các cấp.

Hội nông dân xã luôn tích cực, chủ động trong hoạt động của mình, xây dựng các kế hoạch
hành động cụ thể. Tích cực tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên nông dân t/h tốt các Nghị quyết,
chủ trương of Đ, chính sách pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp nông thôn, triển khai Nq, Hội
nghị BCH, Hội nông dân of xã, tuyên truyền kết quả Đại hội Đảng bộ xã lần thứ 18 nhiệm kỳ 20162020.
Xác định trách nhiệm của Hội Nông dân xã, của cán bộ và hội viên nông dân trong việc nâng
cao nhận thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khả năng nắm bắt và ứng dụng thông tin, tiến bộ
khoa học kỹ thuật, kiến thức hội nhập quốc tế, tích cực sáng tạo trong thực hiện chủ trương, đường lối
của Đảng, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết do Hội Nông dân các cấp đề ra. Nhằm tạo ra ý chí tự lực, tự
cường, không cam chịu đói nghèo, vươn lên làm giàu và thực sự trở thành chủ thể trong phát triển
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng công tác
tuyên truyền, vận động nông dân đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ công tác hội và phong trào nông
dân. Chú trọng đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động bám vào thực tiễn công tác hội theo
hướng thiết thực, hiệu quả, tuyên truyền vận động nông dân chú ý đến lợi ích thiết thực, tập trung
hướng vào việc bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân. Hình
thức, phương pháp tuyên truyền, vận động đa dạng, phù hợp với lợi ích, phong tục tập quán địa
phương, vừa tuyên truyền vừa kết hợp vận động với phát huy nội lực trong hội viên, nông dân, khơi
dậy và giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Đa số cán bộ, hội viên nông dân gương mẫu thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, tổ
chức hội đã thực hiện việc đưa Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn
bản, chính sách của hội ngày càng đi vào cuộc sống của người nông dân. Hoạt động tuyên truyền vận
động của hội đã khẳng định rất rõ ràng và cụ thể góp phần quan trọng tạo nên các phong trào hành
động cách mạng. Hình thức tuyên truyền thông qua sinh hoạt chi, tổ hội định kỳ, sinh hoạt CLB, hội
thi: “Kiến thức nhà nông”; nêu gương nông dân điển hình tiên tiến, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, tham
gia trao đổi về phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng gắn với tổ chức các hđộng văn hoá, văn nghệ, thể thao,các hoạt động xh.
Thông qua học tập đã tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ, hội
viên nông dân trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Cán bộ hội chuyên trách đã đổi mới phương
thức lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng trọng tâm, trọng điểm, hướng về cơ sở, sâu sát phong trào, thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đối với hội viên đã chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách,


21


pháp luật của Nhà nước, đầu tư phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa,
tham gia tích cực trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng tổ chức hội vững mạnh. Hàng năm, xã có
4.005/4.780 gia đình được công nhận gia đình văn hóa, đạt tỉ lệ 84%. Từ phong trào đã xuất hiện
những tấm gương sáng trong lao động sản xuất và giúp đỡ người nghèo, xây dựng nhà tình thương,
vườn tình nghĩa, hàng năm hội giúp đỡ trên 30 hộ thoát nghèo…
Hạn chế: Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần
khắc phục trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền như: Công tác tuyên truyền miệng
nhiều nội dung còn mang tính hình thức; trình độ của một số báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ
làm công tác tuyên truyền của hội còn hạn chế, phương pháp truyền đạt thiếu tính thuyết phục; việc
nắm tình hình tư tưởng, định hướng dư luận của hội viên nông dân nhiều việc còn thiếu kịp thời. Việc
ttruyền ở một số chi hội còn nhiều khó khăn.
Giải pháp:
Tăng cường sự lđạo, chỉ đạo of các cấp uỷ Đảng đối với chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể
chính trị-xh trong công tác vận động nông dân.
Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cấp uỷ, cán bộ, đảng viên ở cơ sở về vtrò, tầm qtrọng công tác
vận động nông dân trong thời kỳ mới.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên và
nông dân.
Tăng cường xd lực lượng nòng cốt trong hội viên nhằm làm cho mỗi hội viên có uy tín trong
nông dân thật sự gương mẫu, tiên phong - người nông dân mới, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn.
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nhằm nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua, các
cuộc vận động từ cơ sở; chăm lo bảo vệ lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của hội viên; góp phần
nâng cao dân trí, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý thức, trách nhiệm, tinh thần tự lực, tự
cường của các tầng lớp nhân dân.
Tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động phối hợp với MTTQ và các đoàn thể chính
trị - xã hội, với các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị; xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy

chế phối hợp giữa các hội với chính quyền, lãnh đạo chuyên môn.
Mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên phải tự đổi mới chính bản thân mìnhkhông ngừng học tập nâng
cao nhận thức lý luận chính trị, tìm hiểu kiến thức pháp luật,
BÀI 4: THANH NIÊN- KHÔNG CÓ TRONG GIỚI HẠN

22


BÀI 5: NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ VÀ VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ Ở
CƠ SỞ
Giới hạn: Nội dung hoạt động của hội phụ nữ ở cơ sở (mục 1.3)
1.3. Vị trí, vai trò, nội dung hoạt động của Hội Phụ nữ cơ sở
1.3.1.Vị trí, vai trò của Hội Phụ nữ ở cơ sở
- Vị trí
Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở là cấp cuối cùng trong hệ thống tổ chức 4 cấp của Hội Liên hiệp Phụ
nữ VN. Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở là cơ sở nền tảng của tổ chức hội, được thành lập theo đơn vị
xã, phương, thị trấn và tương đương (gọi tắt là cấp cơ sở).
- Vai trò
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở là cầu nối giữa tổ chức hội với hội viên, là nơi tổ chức, vận động hội
viên, phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các
hoạt động của Hội.
+Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở còn là chỗ dựa vững chắc của hội viên.
1.3.2. Nội dung hoạt động của Hội phụ nữ ở cơ sở
- Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ
+ Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà
nước, nghị quyết của Hội cho cán bộ, hội viên, phụ nữ.
-> Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị- tư tưởng; đổi mới phương pháp tuyên truyền, học tập
NQ…
+ Khuyến khích, tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ
năng nghề nghiệp, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, bình đẳng giới, khoa học công nghệ, văn hóa,

xã hội, công nghệ thông tin, ...
+ Giáo dục truyền thống, phẩm chất đạo đức cho chị em phụ nữ
-> Giáo dục truyền thống: tinh thần tự tôn dân tộc, nhân hậu, tương thân tương ái, ý thức cộng
đồng
-> Phẩm chất đạo đức: đạo đức nghề nghiệp, chăm chỉ, cần cù, sáng tạo
+ Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, nhân điển hình phụ nữ tiên tiến.
- Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về
bình đẳng giới.

23


+ Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên, phản ánh với các cơ quan chức năng xem xét giải
quyết những vấn đề bức xúc của hội viên phụ nữ ở địa phương trong việc thực hiện luật pháp, chính
sách về bình đẳng giới.
+ Tham gia xây dựng và giám sắt việc thực hiện chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách
của Nhà nước về bình đẳng giới do chính quyền và các cơ quan chức năng ở cơ sở thực hiện.
- Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập.
+ Phát huy tính chủ động, nỗ lực, ý thức quyết tâm xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng,
tinh thần tương thân tương ái trong phụ nữ.
-> Các cấp Hội tích cực phối hợp với Ngân hàng NN và PTNT, Ngân hàng chính sách XH giúp
phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế
+ Dạy nghề, tư vấn nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nữ.
-> Các cấp Hội đã vận động cán bộ, hội viên thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng
cánh đồng luân canh tổng hợp trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa
-> Hội LHPN tỉnh đã tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho phụ nữ tại Trung tâm dạy nghề (lớp dạy
nghề chăn nuôi thú y, trồng hoa cây cảnh…). Hội đã tập huấn, hỗ trợ kiến thức cho thành viên CLB nữ
chủ doanh nghiệp nhỏ;…
- Vận động phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
+ Vận động phụ nữ và các thành viên gia đình xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,

hạnh phúc, giữ gìn và phát huy các giá trinh văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
+ Thực hiện luật pháp, chính sách về hôn nhân và gia đình, về bình đẳng giới; nếp sống văn
minh, xóa bỏ các hủ tục.
+ Giúp phụ nữ có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện chính sách dân
số, phòng chống HIV/AIDS.
+ Tham gia chủ động, tích cực vào việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ hòa
giải tại cộng đồng.
- Xây dựng và phát triển tổ chức hội vững mạnh
+ Tập trung củng cố chi hội, tổ phụ nữ, thu hẹp diện yếu kém, kiên quyết không để cơ sở trẳng,
thực hiện phương châm ở dâu có phụ nữ ở đó có tổ chức hội.
+ Nâng cao chất lượng cán bộ cơ sở thông qua đào tạo bồi dưỡng, chú trọng phát hiện cán bộ
đảm bảo tiêu chuẩn để giới thiệu vào các cơ quan lãnh đạo.
+ Chủ động tạo nguồn kinh phí hoạt động, thực hiện đúng hướng dẫn về thu nộp hội phí.
+ Thực hiện tốt vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tham
gia xây dựng Đảng, chính quyền cơ sở.

24


- M rng quan h v hp tỏc quc t vỡ bỡnh ng, phỏt trin v hũa bỡnh.
+ Nõng cao nhõn thc ca cỏn b, hi viờn, ph n v ng li chớnh sỏch i ngoi ca
ng, Nh nc v hot ng i ngoi ca Hi.
+ Tham gia cỏc hot ng on kt, hu ngh, hp tỏc gúp phn bo v an ninh biờn gii, xõy
dng ng biờn hũa bỡnh, hu ngh v phỏt trin.
+ Tham gia phong tro u tranh ca ph n v nhõn dõn th gii vỡ hũa bỡnh, c lp dõn tc,
tin b xó hi, bo v mụi trng.
2. NGHIP V CễNG TC HI PH N V VN NG PH N C S
2.1. Nghip v cụng tỏc tuyờn truyn, vn ng ph n
Để công tác vận động phụ nữ, giải phóng phụ nữ đạt kết quả cao
hơn trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nớc và thiết thực đa Nghị

quyết Đại hội X của Đảng vào cuộc sống, ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị
BCH Trung ơng Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW
về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất n ớc. Nghị quyết
đề ra quan điểm nh sau:
Th nht, phỏt huy vai trũ, tim nng to ln ca ph n trong s nghip CNH,HH, xõy
dng v bo v T quc; nõng cao a v ph n, thc hin bỡnh ng gii trờn mi lnh vc
chớnh tr, kinh t, vn hoỏ, xó hi l mt trong nhng mc tiờu quan trng ca cỏch mng
Vit Nam trong thi k mi.
Th 2, Cụng tỏc ph n phi sỏt hp vi tng i tng, vựng min, phỏt huy c tinh
thn lm ch, tim nng, sc sỏng to v kh nng úng gúp cao nht ca cỏc tng lp ph
n; ng thi phi chm lo cho ph n tin b v mi mt, quan tõm y quyn v li
ớch hp phỏp, chớnh ỏng ph n cú iu kin thc hin tt vai trũ ngi cụng dõn, ngi
lao ng, ngi m, ngi thy u tiờn ca con ngi.
quan im ny ng ta khng nh lc lng lao ng n nc ta rt ụng o
(48,6%), hot ng trong mi lnh vc, vựng min, v ó phỏt huy tinh thn lm ch, tim
nng sỏng to. Nhng thc t cng gp nhiu khú khn, thỏch thc nht nh. Do ú cụng tỏc
ph n cn cú ni dung, hỡnh thc, phng phỏp phự hp.
Th 3. Xõy dng, phỏt trin vng chc i ng cỏn b n tng xng vi vai trũ to ln
ca ph n l yờu cu khỏch quan, l ni dung quan trng trong chin lc cụng tỏc cỏn b
ca ng.
Th 4, Cụng tỏc ph n l trỏch nhim ca c h thng chớnh tr, ca ton xó hi v
tng gia ỡnh.

25


×