Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Kết quả sinh kế của người dân sau thu hồi đất trường hợp của dự án khu đô thị việt sinh an bình, huyện ba tri, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 15 trang )

TÓM TẮT
Nghiên cứu này xem xét tác động của thu hồi đất đối với thu nhập của hộ dân
thuộc dự án khu đô thị Việt Sinh An Bình, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tác giả sử
dụng phương pháp sai biệt kép (DID: Difference in different approach) kết hợp
phương pháp hồi quy đa biến OLS nhằm đo lường tác động của thu hồi đất đối với
thu nhập của hộ dân. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thu hồi đất có ảnh hưởng đến
mức sống của người bị thu hồi đất thông qua việc làm tăng chi tiêu trong đời sống
của họ; tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy thu hồi đất tác động đến thu nhập
của hộ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy tác động tích cực của các yếu tố sau đây
đến mức sống của hộ bị thu hồi đất như vốn vật chất; nếu có người trong gia đình là
công chức, viên chức; nếu có dân chủ, công bằng trong thu hồi đất; chủ hộ là công
chức, viên chức nhà nước; số năm đi học trung bình của hộ. Dựa trên những kết luận
đó, đề tài đã đề xuất một số gợi ý những chính sách cho chính quyền địa phương để
đề ra những giải pháp tích cực cho những hộ dân bị thu hồi đất.
Từ khóa: sai biệt kép, nguồn lực sinh kế, Khu đô thị Việt Sinh An Bình huyện
Ba Tri

-iii-


ABSTRACT
This study examines the impact of land acquisition to the income of the
households having lived in Viet Sinh An Binh Urban, Ba Tri District, Ben Tre
Province. The authors use the difference in different approach combined with the
multivariate regression method in order to measure the impact of land acquisition to
the income of the households. Research results indicate that land acquisition has
impacted on the standard of their living due to the increased spending in their lives;
however, there is no evidence that land acquisition has impacted on household
income. In addition, the study also finds the positive effect of the following elements
to the living standard of households including physical capital; there are civil servants
or employees in their family; there is democracy and fairness in land acquisition; any


family headed by a civil servant, government officers; or the average years of
schooling of the household. Therefore, the study has proposed some suggestions
about policies for local authorities to propose positive solutions for households.
Keywords: Difference in difference, livelihood resources, Viet Sinh An Binh
Urban, Ba Tri district.

-iv-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .....................................................................2
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................8
3.1. Mục tiêu tổng quát .........................................................................................8
3.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................8
4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ..............................................................................................8
4.1. Về nội dung nghiên cứu.................................................................................9
4.2. Về không gian nghiên cứu .............................................................................9
4.3. Về thời gian nghiên cứu ................................................................................9
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................................................9

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................9
6.1. Phương pháp thống kê mô tả .........................................................................9
6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................9
7. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN ........................................................10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................11
2.1. Một số khái niệm .............................................................................................11
2.1.1. Khái niệm thu hồi đất ...............................................................................11

-v-


2.1.2. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất ..........................11
2.1.3. Đền bù.......................................................................................................12
2.1.4. Cơ sở tính toán lập phương án bồi thường tại dự án ................................12
2.2. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững ..............................................................12
2.2.1. Khái niệm về sinh kế ................................................................................12
2.2.2. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững .......................................................15
2.2.2.1. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của UNDP .............................15
2.2.2.2. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE .............................16
2.2.2.3. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của DFID ..............................17
2.2.3. Lý thuyết về thu nhập ...............................................................................19
2.3. Những khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về thu hồi đất và tái định cư .......20
2.4. Khung phân tích của đề tài...............................................................................21
2.5. Tóm tắt Chương 2 ............................................................................................22
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................24
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ..........................................................................24
3.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp ...........................................................................24
3.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp ............................................................................24
3.2. Phương pháp chọn quan sát và xác định cỡ quan sát .......................................25
3.2.1. Phương pháp chọn quan sát ......................................................................25

3.2.2. Xác định cỡ quan sát ................................................................................25
3.3. Làm sạch và xử lý dữ liệu ................................................................................26
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................26
3.5. Đo lường tác động của thu hồi đất đến thu nhập của hộ ..................................27
3.6. Tóm tắt Chương 3 ............................................................................................33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................35
4.1. Tổng quan về dự án xây dựng khu đô thị Việt Sinh An Bình, huyện Ba Tri, tỉnh
Bến Tre ....................................................................................................................35
4.1.1. Giới thiệu dự án ........................................................................................35
4.1.2. Mục tiêu dự án ..........................................................................................36

-vi-


4.2. Tổng quan về tình hình thu hồi đất của dự án nghiên cứu ...............................36
4.3. Mô tả đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ ............................................................37
4.3.1. Các nguồn lực sinh kế ..............................................................................37
4.3.1.1. Nguồn nhân lực .................................................................................37
4.3.1.2. Nguồn lực xã hội ...............................................................................46
4.3.1.3. Nguồn lực tự nhiên............................................................................46
4.3.2. Những vấn đề khác liên quan đến chính sách thu hồi đất ........................47
4.4. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của hộ sau thu hồi đất ............54
4.4.1. Quan hệ giữa các tài sản sinh kế của hộ gia đình .....................................54
4.4.2. Mối liên hệ giữa các biến .........................................................................54
4.5. Mô hình hồi quy đa biến OLS về những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và chi
tiêu của hộ sau thu hồi đất.......................................................................................57
4.5.1. Mô tả các biến trong các mô hình hồi qui đa biến ...................................57
4.5.2. Mô hình OLS với thu nhập .......................................................................58
4.5.3. Mô hình OLS với chi tiêu .........................................................................60
4.6. Tóm tắt Chương 4 ............................................................................................62

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................64
5.1. Kết luận ............................................................................................................64
5.2. Những hạn chế của nghiên cứu ........................................................................66
5.3. Các hàm ý chính sách ......................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................68
PHỤ LỤC .................................................................................................................71

-vii-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB:

Ngân hàng phát triển Châu Á

CARE:

Tổ chức nghiên cứu và giáo dục

DFID:

Bộ phát triển toàn cầu Vương quốc Anh

DID:

Difference in different approach (Khác biệt trong khác biệt)

IDS:

Viện nghiên cứu phát triển


UNDP:

Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc

World Bank:

Ngân hàng thế giới

-viii-


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Khung lý thuyết sinh kế bền vững của UNDP

16

Hình 2.2

Khung lý thuyết sinh kế bền vững của CARE

17


Hình 2.3

Khung lý thuyết sinh kế bền vững của DFID

18

Hình 2.4

Khung phân tích nghiên cứu

22

Hình 4.1

Trình độ học vấn của chủ hộ

40

Hình 4.2

Số người phụ thuộc trong hộ

42

Hình 4.3

Số lao động có việc làm trong hộ

44


Hình 4.4

Nghề nghiệp của lao động chính

45

Hình 4.5

Diện tích đất bình quân của hộ

46

Hình 4.6

Sử dụng tiền bồi thường

53

-ix-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1


Phương pháp khác biệt trong khác biệt

29

Bảng 3.2

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ

31

Bảng 4.1

Qui mô hộ

38

Bảng 4.2

Tuổi của chủ hộ

38

Bảng 4.3

Trình độ học vấn của chủ hộ

39

Bảng 4.4


Số người phụ thuộc

41

Bảng 4.5

Số lao động có việc làm trong hộ

41

Bảng 4.6

Nghề nghiệp của lao động chính

43

Bảng 4.7

Kỹ năng của lao động chính

45

Bảng 4.8

Diện tích đất bình quân của hộ

46

Bảng 4.9


Nguồn thông tin dự án

47

Bảng 4.10

Đánh giá phương án tổng thể bồi thường giải phóng mặt bằng

48

Bảng 4.11

Thông tin về phương án bồi thường giải phóng mặt bằng

49

Bảng 4.12

Nhận biết về mục đích thu hồi đất

49

Bảng 4.13

Qui trình và hình thức bồi thường giải phóng mặt bằng

50

Bảng 4.14


Về giá bồi thường

51

Bảng 4.15

Về mức độ hài lòng

52

Bảng 4.16

Sử dụng tiền bồi thường

53

Bảng 4.17

Thu nhập hộ theo số năm đi học của lao động chính

55

Bảng 4.18

Thu nhập hộ và tổng chi tiêu hộ theo nghề nghiệp của lao
động chính

56


Bảng 4.19

Tình trạng tín dụng với thu nhập hộ và tổng chi tiêu hộ

56

Bảng 4.20

Mô tả các biến trong mô hình hồi qui đa biến

57

Bảng 4.21

Mô hình OLS với thu nhập

60

Bảng 4.22

Mô hình OLS với chi tiêu

62

-x-


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

Trong Chương 1 tác giả nêu tính cấp thiết của đề tài, tổng quan tài liệu liên
quan, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc dự
kiến của luận văn.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu cầu của Nhà nước về đất đai cho
các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình phúc lợi xã hội trong giai đoạn
hiện nay cũng như về sau là rất lớn. Việc thu hồi đất phục vụ cho mục tiêu phát triển
đất nước là không thể tránh khỏi. Khi thu hồi đất tất yếu sẽ liên quan đến quyền lợi
của người sử dụng đất và quyền lợi đó sẽ được giải quyết thỏa đáng như thế nào là
vấn đề mà người dân đặc biệt quan tâm.
Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và đã được các địa phương vận
dụng để giải quyết vấn đề bồi thường, tái định cư, bảo đảm việc làm, thu nhập và đời
sống của người dân có đất bị thu hồi. Song, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp,
không chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt nơi ở mới,
đặc biệt đối với người bị thu hồi đất đã và đang diễn ra tại nhiều địa phương. Nguyên
nhân này một phần do nhiều nơi thực hiện đền bù, tái định cư, đào tạo, giải quyết việc
làm cho người dân có đất bị thu hồi còn chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng khiếu kiện
gây mất an ninh trật tự, xã hội. Bên cạnh đó, bản thân người dân bị thu hồi đất còn
thụ động trông chờ vào Nhà nước, chưa tích cực tự đào tạo để thích ứng.
Không nằm ngoài những vấn đề chung đó, huyện Ba Tri là một trong ba huyện,
thành phố thuộc Cù lao Bảo của tỉnh Bến Tre với đặc điểm sông ngòi chằng chịt, để
phá thế cô lập về mặt địa lý nhằm phát triển kinh tế thì nhu cầu của Nhà nước về đất
đai là rất lớn, không chỉ cho các dự án đầu tư sản xuất mà còn cho nhu cầu xây dựng
các công trình cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông thủy lợi…. Từ năm 2009 đến nay,
huyện đã và đang triển khai nhiều công trình dự án lớn như đường Huỳnh Văn Anh,
đường huyện 173, Cụm công nghiệp Thị trấn – An Đức, Trung tâm hành chính huyện,

-1-



xã, các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trạm Y tế, nhà văn hóa ở các
xã, dự án Đê biển, dự án xây dựng khu đô thị Việt Sinh An Bình,… Tổng số hộ bị
thu hồi đất lên đến 495 hộ, với tổng diện tích bị thu hồi là 600.881 m2 đất [14].
Trước khi triển khai các công trình dự án, thì công tác thu hồi đất giải phóng
mặt bằng là khâu đầu tiên. Đối với dự án xây dựng khu đô thị Việt Sinh An Bình, một
số hộ dân sau khi nhận được tiền đền bù, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nên thu
nhập cũng tốt hơn. Tuy nhiên, các hộ bị thu hồi đất phần lớn là những hộ sản xuất nông
nghiệp. Sau khi bị thu hồi đất, có một số hộ đã chuyển đổi sang ngành nghề khác,
nhưng cũng có những hộ phải đối mặt với mất việc làm. Việc thu hồi đất không chỉ
làm các hộ nông dân mất đi tài sản sinh kế đặc biệt quan trọng là đất đai, mà còn làm
mất đi nguồn thực phẩm, thu nhập của hộ gia đình, gây ra sự xáo trộn xã hội. Không
còn đất sản xuất nông nghiệp, với trình độ có hạn, quen lao động chân tay, người nông
dân phải tìm mọi cách xoay sở với cuộc sống mới. Có nhiều người phải ra thành thị
tìm kiếm việc làm và phải đối mặt với những rủi ro cuộc sống nơi đô thị, một số lao
động tìm kiếm việc làm tại các địa phương khác hoặc mở các dịch vụ (mở quán nước,
dịch vụ ăn uống ở vỉa hè). Sau khi bị thu hồi đất đời sống của người dân sẽ bị ảnh
hưởng như thế nào? trở ngại và khó khăn nào họ phải đối mặt? giải pháp nào góp phần
đảm bảo cho người dân có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất cũng bằng với thời điểm
trước khi bị thu hồi đất. Việc đánh giá, so sánh đúng thực trạng trước và sau thu hồi đất
là rất quan trọng, nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững và ổn định xã hội.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Kết quả
sinh kế của người dân sau thu hồi đất: Trường hợp của dự án khu đô thị Việt
Sinh An Bình, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre”.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Cho đến nay, đã có không ít đề tài nghiên cứu đề cập ít nhiều đến những vấn
đề lý luận và thực tiễn liên quan đến sinh kế của người dân sau thu hồi đất ở những
góc độ và giai đoạn khác nhau, cụ thể như:
 Luận văn thạc sĩ “Nhận dạng và ước lượng thiệt hại vô hình của người dân
bị thu hồi đất dự án Thảo cầm viên, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh” tác giả


-2-


thu thập dữ liệu của 150 mẫu phỏng vấn hộ bị thu hồi đất, sử dụng phương pháp đánh
giá ngẫu nhiên (CVM), phương pháp định lượng và công cụ mức sẵn sàng chấp nhận
bồi thường để đánh giá thiệt hại vô hình của hộ bị thu hồi đất. Từ kết quả nghiên cứu,
đề tài rút ra kết luận: thiệt hại của người dân bị thu hồi đất bao gồm thiệt hại hữu hình
và thiệt hại vô hình; tuy nhiên trong thời gian vừa qua các chính sách giải tỏa, đền bù
và tái định cư chỉ tập trung bồi thường những thiệt hại hữu hình mà chưa chú trọng
đến thiệt hại vô hình. Thiệt hại vô hình bao gồm: việc chuyển sang nơi ở mới hộ khó
thích nghi với môi trường sống mới, phải chuyển đổi việc làm, có trường hợp bị thất
nghiệp, đào tạo chuyển đổi việc làm ít được chú trọng, điều kiện tiếp cận giáo dục
thay đổi, nguy cơ mất nguồn vốn tự nhiên và vốn nhân tạo, mất không gian văn hóa,
mất quyền sử dụng những tài sản cộng đồng, thay đổi điều kiện tiếp cận các dịch vụ
xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng lo lắng.
 Luận văn thạc sĩ “Đời sống người dân sau thu hồi đất ở khu công nghiệp
Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh” thu thập dữ liệu 100 mẫu
điều tra phi xác suất ở hai thời điểm khác nhau (Năm 2006 và năm 2010), bằng việc
sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp hồi quy tương quan tác giả đã
đưa ra một số kết luận: Sau 5 năm thu hồi đất số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp
giảm xuống, các ngành nghề phi nông nghiệp, dịch vụ thương mại tăng lên, các biến
trình độ học vấn của chủ hộ, số lao động trong hộ, mục đích sử dụng tiền đền bù vào
đầu tư sản xuất kinh doanh và hộ có lao động làm việc trong khu công nghiệp làm
tăng xác suất cải thiện thu nhập của hộ trong khi tỷ lệ người phụ thuộc và diện tích
đất bị thu hồi làm giảm xác suất cải thiện thu nhập. Vấn đề thiếu đất sản xuất, thiếu
định hướng nghề nghiệp, thiếu vốn, thiếu định hướng trong việc sử dụng tiền đền bù,
không tiếp cận được các nguồn tín dụng chính thức là những khó khăn của hộ sau thu
hồi đất. Một bức xúc khác của hộ bị thu hồi đất là có sự khác biệt lớn giữa giá đền bù
theo quy định và giá thị trường.
 Luận văn thạc sĩ “Sinh kế của người dân sau tái định cư, trường hợp nghiên

cứu: Chung cư Khang Gia, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh” tiến hành khảo
sát 72 hộ vùng nghiên cứu thỏa mãn yêu cầu và sử dụng phương pháp thống kê mô

-3-


tả và mô hình kinh tế lượng để phân tích. Qua nghiên cứu đề tài cho thấy sinh kế diễn
biến không đồng đều giữa các hộ, có hộ sau tái định cư có sinh kế không đổi hoặc tốt
hơn, có những hộ sinh kế xấu đi, tình trạng xấu đi nhiều hơn tình trạng ổn định và tốt
hơn. Bên cạnh đó, đề tài nhận dạng các yếu tố người phụ thuộc, học vấn và nghề
nghiệp của lao động chính có tác động lớn đến thay đổi sinh kế sau tái định cư và chỉ
ra những khó khăn kinh tế - xã hội gặp phải, đó là chi phí sinh hoạt và chi phí dịch
vụ tại chung cư mà hộ phải chi tiêu hàng tháng là khá đắt đỏ, bên cạnh là những khó
khăn về giáo dục và y tế mà hộ phải đối mặt. Từ kết quả đưa ra, nghiên cứu đã đề
xuất một số chính sách nhằm nâng cao chất lượng sinh kế của các hộ như: Nhà nước
cần hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp để hộ sớm có cuộc sống ổn định và
lâu dài, sớm tái hòa nhập cộng đồng dân cư; có thể mở lớp dạy nghề ngắn hạn miễn
phí, sau đó tư vấn giới thiệu việc làm cho họ; hỗ trợ cho hộ vay vốn tín dụng ưu đãi
từ Ngân hàng Chính sách xã hội để có vốn làm ăn, phát triển kinh tế gia đình; xem
xét giảm chi phí dịch vụ tại chung cư; tổ chức các dịch vụ cần thiết tại chung cư như
y tế, giáo dục, khu vui chơi giải trí….
 Luận văn thạc sĩ “Đời sống của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án khu
công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh” khảo sát 102 mẫu điều tra phỏng vấn hộ bị
thu hồi đất khu vực nghiên cứu. Đề tài đưa ra những kết luận như sau: Thu hồi đất có
tác động tích cực lẫn tiêu cực, thu hồi đất là một cơ hội cho người dân có nhà ở khang
trang hơn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đầy đủ hơn, thu nhập của một bộ phận gia
đình (36,3%) có cải thiện hơn so với trước. Bên cạnh đó, người dân phải đối phó với
những thách thức nhất định, 28,4% hộ không có cải thiện thu nhập và 35,3% hộ bị
giảm thu nhập, hộ không có khả năng tự tìm nơi ở mới sau khi bị giải tỏa, môi trường
sống và quan hệ xã hội bị phá vỡ, một số hộ có tình trạng khi có tiền đền bù, con cái

nảy sinh tệ nạn đua đòi, bỏ học…. Qua khảo sát, người dân bày tỏ nhiều bức xúc liên
quan đến chính sách đền bù, việc áp giá đền bù chưa thỏa đáng, đây là nguyên nhân
gây nên khiếu kiện đông người và vượt cấp của người dân. Qua đó cho thấy, tái định
cư không chỉ đơn thuần là việc đưa một bộ phận hay một cộng đồng dân cư từ nơi
này đến nơi ở khác, không chỉ là chăm lo chỗ ở cho một bộ phận dân cư bị di dời mà

-4-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Nguyễn Thị Thuận An (2012), Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải
phóng mặt bằng tới sinh kế của người dân tại dự án xây dựng khu đô thị mới
quận Hải An, thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ Địa chính, Trường Đại
học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2]. Nguyễn Dũng Anh (2014), Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình
công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Thành phố Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
[3]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị định của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Số 197/2004/NĐ-CP.
[4]. Nguyễn Văn Dương (2011), Nhận dạng và ước lượng thiệt hại vô hình của
người dân bị thu hồi đất dự án Thảo cầm viên, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí
Minh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[5]. Nguyễn Thị Khánh Hòa (2012), Sinh kế của người dân sau tái định cư, trường
hợp nghiên cứu:Chung cư Khang Gia, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh,
Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[6]. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam -Viện tài nguyên, môi trường
và phát triển cộng đồng (2010), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đảm bảo sinh
kế bền vững cho người nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa,
đô thị hóa, Báo cáo chuyên đề, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

-Viện tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, Hà Nội.
[7]. Phạm Anh Linh (2015), Sinh kế của người dân sau thu hồi đất, trường hợp nghiên
cứu: dự án cầu và tuyến tránh Chợ Lách trên quốc lộ 57, huyện Chợ Lách, tỉnh
Bến Tre, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[8]. Bùi Thị Tuyết Mai (2012), Đời sống của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án
khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường
Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

-68-


[9]. Phan Thị Nữ (2012), “Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở
nông thôn Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Huế, 72 B(3), tr. 215-24.
[10]. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng năm 2003.
[11]. Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013.
[12]. Shahidur R. Khandker, G.B.K.V.H.A.S., (2010), Cẩm nang đánh giá tác động,
các phương pháp định lượng và thực hành, tr. 73-79 và 189-192.
[13]. Nguyễn Văn Sửu (2010), Tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sinh
kế nông dân Việt Nam: trường hợp mộ làng ven đô Hà Nội, In Việt Nam: Hội
nhập và phát triển, Tập 3, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. tr. 491-512.
[14]. Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Ba Tri (2015), Biểu thống kê các công trình
giải phóng mặt bằng từ năm 2009 đến tháng 12/2015.
[15]. Nguyễn Minh Tuấn (2012), Các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của người dân bị
thu hồi đất sống ở khu công nghiệp Giang Điền huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[16]. Nguyễn Huỳnh Sơn Vũ (2011), Đời sống người dân sau thu hồi đất ở khu công
nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc
sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh


[17]. DFID (1999), Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, UK.
[18]. Kahn, H. A., and C. T. Sempos, (1989), Statistical Methods in Epidemiology,
New York: Oxford University Press.
Trang web

[19]. ADB (1995), Involuntary Resettlement,
/>Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2016.
[20]. Krantz, L. (2001), The sustainable livelihood approach to poverty reduction,
Swedish

international

development

cooperation

agency

(Sida),

Truy cập ngày
09 tháng 4 năm 2016.

-69-


[21]. Nguyễn Văn Sửu (2014), Khung sinh kế bền vững: Một cách phân tích toàn
diện

về


phát

triển



giảm

nghèo,

Truy cập
ngày 09 tháng tư năm 2016.
[22]. World Bank (2001), OP 4.12 - Involuntary Resettlement: These policies were
prepared for use by World Bank staff and are not necessarily a complete
treatment

of

the

subject,

/>/EXTOPMANUAL/0,contentMDK:20064610~menuPK:64701637~pagePK:6
4709096~piPK:64709108~theSitePK:502184,00.html, Truy cập ngày 16 tháng
11 năm 2016.

-70-




×