Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các trường đại học công lập ở việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.22 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TƠ HỒNG THIÊN

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
TỔ CHỨC HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TẠI
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CƠNG LẬP Ở
VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chun ngành: Kế tốn
Mã ngành: 62.34.03.01

Tp Hồ Chí Minh, năm 2017


Cơng trình được hồn thành tại: Trƣờng đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Phạm Văn Dược
2. PGS. TS. Trần Phước
Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
trường họp tại:
Vào hồi giờ



ngày

tháng

năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các
trường đại học cơng lập là cơ chế, chính sách của Nhà nước mở
ra, tạo cơ hội cho các trường đại học công lập (ĐHCL) nâng cao
tính tích cực chủ động, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài
sản của đơn vị.
Phát huy hơn nữa khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của các trường ĐHCL, ngày 24 tháng 10 năm 2014 Thủ tướng
Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 77/NQ - CP, thí điểm
đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học
công lập giai đoạn 2014 – 2017. Theo tinh thần của nghị quyết
này, về mặt tài chính các trường ĐHCL ở Việt Nam phải chủ
động cân đối nguồn thu, nguồn chi theo hướng từ một nguồn thu
có sự tài trợ của ngân sách Nhà nước sang cơ chế nguồn thu dựa
hoàn toàn vào học phí cũng như nguồn thu từ các hoạt động dịch
vụ khác của nhà trường.
Hệ thống thông tin (HTTT) kế tốn là một trong những

cơng cụ đắc lực cung cấp thơng tin kế tốn đầy đủ, kịp thời
khơng chỉ phục vụ cho lãnh đạo nhà trường thực hiện chức năng
quản lý kinh tế, tài chính tại đơn vị một cách hiệu quả, giúp cho
việc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, tình hình
chấp hành chế độ tài chính, sử dụng hiệu quả nguồn thu; mà cịn
cung cấp thơng tin về tài chính cho các nhà tài trợ nhằm tiếp cận
được nguồn vốn vay để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất. Tuy nhiên, do nhiều năm phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ
phía ngân sách Nhà nước (NSNN) nên mọi hoạt động của các
trường ĐHCL phải tuân theo các quy định về sử dụng NSNN,
khơng có tính chủ động và chính điều này đã làm cho HTTT kế


2

tốn tại các trường ĐHCL kém linh hoạt, thơng tin kế tốn chủ
yếu là phục vụ cơng tác báo cáo.
Để có được thơng tin kế tốn đáp ứng nhu cầu sử dụng
trong điều kiện tự chủ tài chính tồn diện, đòi hỏi các trường
ĐHCL phải tổ chức được một HTTT với những nội dung cần
thiết và điều quan trọng là phải xác định được những nhân tố
tác động đến tổ chức HTTT kế tốn, từ đó có những giải pháp
cụ thể cho việc tổ chức và hoàn thiện HTTT kế toán tại đơn vị.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay ở thế giới cũng như ở Việt
Nam phần lớn các nghiên cứu đã được công bố tập trung vào
khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán ở các đơn
vị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa tìm thấy cơng trình nào
nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến tổ chức HTTT kế
toán tại các trường ĐHCL. Từ thực tiễn trên cho thấy, nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại các

ĐHCL là việc làm cấp thiết và có giá trị thiết thực trong giai đoạn
hiện nay ở Việt Nam, nhằm giúp các trường ĐHCL có được
nguồn tài liệu về tổ chức HTTT kế toán cũng như nhận diện được
các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán của đơn vị.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu
Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng, đồng thời xác định
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức HTTT kế toán
tại các trường ĐHCL ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất những
kiến nghị có liên quan giúp các trường ĐHCL ở Việt Nam tổ
chức và hoàn thiện HTTT của đơn vị mình, nhằm hướng tới
việc cung cấp thơng tin kế tốn đáp ứng được yêu cầu thông tin
trong điều kiện tự chủ tồn diện về tài chính theo định hướng
chung của Nhà nước.


3



Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu như đã nêu
trên, luận án đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu cần được giải quyết:
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tổ chức HTTT
kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này đến tổ
chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam như thế
nào?
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố ảnh
hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt
Nam và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến tổ chức
HTTT kế toán.
 Phạm vi nghiên cứu
Tổ chức HTTT kế toán là một phạm vi rộng lớn bao
gồm nhiều công việc khác nhau, do vậy trong phạm vi nghiên
cứu này, luận án chỉ tập trung vào nội dung tổ chức HTTT kế
toán tại các trường ĐHCL bao gồm tổ chức hệ thống dữ liệu
đầu vào, tổ chức hệ thống xử lý dữ liệu, tổ chức hệ thống lưu
trữ dữ liệu, tổ chức hệ thống thông tin đầu ra. Riêng hệ thống
thông tin đầu ra chỉ nghiên cứu về hệ thống báo cáo tài chính
(BCTC) chứ khơng nghiên cứu các báo cáo kế tốn quản trị.
Về phạm vi khảo sát, luận án tiến hành khảo sát những
người đang làm cơng tác kế tốn tại các trường ĐHCL trên
phạm vi cả nước. Trong đó, tập trung nhiều nhất là các trường
ĐHCL lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, kế đến là một số trường
ĐHCL đại diện ở khu vực miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên
và Đồng bằng sông Cửu Long.


4

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện thông qua hai giai đoạn: nghiên
cứu tổng thể bằng phương pháp nghiên cứu định tính (để khám
phá) và nghiên cứu kiểm định bằng phương pháp nghiên cứu
định lượng.
5. Những đóng góp của luận án
Từ kết quả của cơng trình nghiên cứu trên, luận án đã

mang lại những đóng góp có ý nghĩa khoa học và thực tiễn như
sau:
Ý nghĩa về mặt lý luận:
- Hệ thống hóa lý luận về HTTT kế toán, về nội dung tổ chức
HTTT kế toán tại các trường ĐHCL và các nhân tố ảnh hưởng
đến tổ chức HTTT kế tốn.
- Trình bày các tiêu chí đánh giá về tổ chức HTTT kế toán tại
các trường ĐHCL và các thang đo của các nhân tố ảnh hưởng
đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL.
- Xây dựng mơ hình nghiên cứu của luận án gồm 7 nhân tố ảnh
hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL: (1)
nhân viên kế toán; (2) nhà quản lý kế tốn (3) cơng nghệ thơng
tin; (4) mơi trường làm việc; (5) hệ thống văn bản pháp quy; (6)
chuyên gia tư vấn; (7) ban giám hiệu.
- Kiểm định mơ hình phản ánh mối liên hệ giữa các nhân tố đến
tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL, đồng thời xác định
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổ chức HTTT kế toán
tại các trường ĐHCL ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án góp phần giải quyết một số vấn đề sau:
- Đánh giá thực tế về tổ chức HTTT kế toán tại các trường
ĐHCL và các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán tại các đơn


5

vị này thông qua khảo sát ý kiến của những người đang trực
tiếp điều hành và vận hành HTTT kế toán.
- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 4 nhân tố có mức độ ảnh hưởng
đáng kể đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL, ảnh

hưởng mạnh nhất là nhà quản lý kế toán, kế đến là hệ thống văn
bản pháp quy, tiếp theo là công nghệ thông tin, cuối cùng là
nhân tố ban giám hiệu.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án bao gồm 5
chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu đã công bố
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ
CÔNG BỐ
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu nƣớc ngồi
1.1.1. Nội dung các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến đề tài
luận án
Luận án trình bày tóm lược các cơng trình nghiên cứu ở
nước ngồi theo hai dịng nghiên cứu: (1) những nghiên cứu về
HTTT kế toán ở doanh nghiệp và (2) những nghiên cứu về
HTTT kế toán ở các trường đại học. Luận án đã trình bày các
nghiên cứu của Xu và cộng sự (2003), Noor & Molcolm (2007),
Mahdi Saleh (2010), Komala (2012), Snežana Knežević,
Aleksandra Stanković và Rajko Tepavac (2012), Ahmad AlHiyar và cộng sự (2013), Ahmad Adel Jamil Abdallah (2013),
Meiryani (2014), Nabizadeh & Omrani (2014), Rapina (2014),


6

Deni Iskandar (2015), Nunung Nurhayati (2014), Inta Budi
Setya Nusa (2015), Reich & Abraham (2006), Ajayi & Omirin

(2007), Ahmad A. Rabaa’i (2009), Adeyeme (2011), Momoh &
Abdulsalam (2014).
1.1.2. Nhận xét về những nghiên cứu đã đƣợc cơng bố ở
nƣớc ngồi về HTTT kế tốn
Nhìn chung, các nghiên cứu trước ở nước ngồi có
những đặc điểm như sau: (1) mục tiêu của các nghiên cứu là
muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của HTTT kế toán trong
một đơn vị và sự cần thiết của thơng tin kế tốn có chất lượng
sẽ góp phần cho việc ra các quyết định đúng đắn cho người sử
dụng; (2) phần lớn các nghiên cứu trước tập trung vào nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán tại các doanh
nghiệp. Đối với các trường đại học, các nghiên cứu chỉ xoay
quanh các vấn đề về việc sử dụng thơng tin quản lý, thơng tin
kế tốn phục vụ cho việc ra các quyết định; (3) phương pháp
nghiên cứu chủ yếu là phương pháp định lượng. Bên cạnh đó,
cũng có vài cơng trình sử dụng phương pháp định tính; (4) mặc
dù, trong các nghiên cứu đã trình bày trên đây chưa có nghiên
cứu nào đề cập trực tiếp về các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT
kế toán ở các trường đại học, nhưng cũng cho thấy nhu cầu sử
dụng HTTT kế toán đối với các trường đại học cũng khơng
khác gì đối với các doanh nghiệp.
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.2.1. Nội dung các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến đề tài
luận án
Luận án trình bày các cơng trình nghiên cứu ở trong
nước theo ba dòng nghiên cứu: (1) những nghiên cứu về HTTT
kế toán ở các doanh nghiệp, (2) những nghiên cứu về HTTT kế


7


tốn ở các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) và (3) những
nghiên cứu về HTTT kế toán ở các trường ĐHCL. Luận án đã
trình bày các nghiên cứu của Đinh Thị Mai (2010), Nguyễn
Hữu Đồng (2012), Nguyễn Bích Liên (2012), Phan Thị Thu
Mai (2012), Lê Thị Thanh Hương (2012), Hồ Mỹ Hạnh
(2013), Lê Thị Minh Huệ (2013), Võ Văn Nhị và cộng sự
(2014), Nguyễn Thị Hồng Nga (2014), Nguyễn Thị Minh
Phương (2014), Đậu Thị Kim Thoa (2015).
1.2.2. Nhận xét về những nghiên cứu đã đƣợc công bố ở
trong nƣớc về HTTT kế tốn
Nhìn chung các nghiên cứu đã thực hiện có những đặc
điểm như sau: (1) phần lớn các cơng trình sử dụng phương pháp
nghiên cứu truyền thống và cách tiếp cận chủ yếu bằng phương
pháp nghiên cứu định tính làm cơ sở phân tích, từ đó đưa ra các
kiến nghị và giải pháp; (2) có một vài cơng trình nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn tại các cơng
ty, đơn vị HCSN và đã sử dụng phương pháp định lượng để
phân tích. Tuy nhiên, những nghiên cứu này lại đi sâu vào phân
tích về những nhân tố tác động đến chất lượng thơng tin kế tốn
mà khơng đề cập gì đến HTTT kế tốn, trong khi thơng tin kế
tốn là sản phẩm được tạo ra từ HTTT kế toán; (3) các nghiên
cứu về HTTT kế tốn tại các trường ĐHCL cịn rất ít, chủ yếu
sử dụng phương pháp định tính để phân tích và chưa đi sâu vào
phân tích những nhân tố tác động đến HTTT kế toán.
1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Các nghiên cứu trước còn khoảng hở cần phải được
thực hiện trong nghiên cứu này là:
 Đối với các nghiên cứu được cơng bố ở nước ngồi



8

(1) Chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về các vấn đề có liên
quan đến HTTT kế tốn tại các đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất
kinh doanh, chưa đi sâu vào lĩnh vực giáo dục; (2) hầu như rất ít
nghiên cứu thực hiện bước nghiên cứu tổng thể bằng phương
pháp định tính để khám phá ra nhân tố mới cũng như thang đo
mới mà chủ yếu kế thừa và vận dụng các kết quả của nghiên
cứu trước; (3) các tác giả của nghiên cứu trước đã đưa ra những
lý luận về nội dung tổ chức của HTTT kế toán gồm 4 thành
phần là: hệ thống đầu vào, hệ thống xử lý, hệ thống lưu trữ, hệ
thống đầu ra, nhưng chỉ tập trung vào nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn (đầu ra) chưa đề
cập đến các thành phần còn lại của hệ thống; (4) một số biến đo
lường không phù hợp trong điều kiện áp dụng ở Việt Nam nhất
là đối với hoạt động đặc thù của các trường ĐHCL.

Đối với các nghiên cứu được công bố ở trong nước
(1) Một vài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để
phân tích sự tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin
kế tốn hoặc BCTC ở cơng ty và đơn vị HCSN nói chung, chưa
phát hiện ra nghiên cứu nào về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ
chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL; (2) các nghiên cứu
về HTTT kế toán tại các trường ĐHCL chỉ tiếp cận chủ yếu là
sử dụng phương pháp truyền thống (thống kê, phân tích và so
sánh) để giải quyết vấn đề, từ đó đề xuất các giải pháp, vì vậy
kết quả chưa được thuyết phục và nhất là chưa xác định được
mức độ ảnh hưởng của những nhân tố tác động đến tổ chức
HTTT kế toán.

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Lý thuyết nền vận dụng trong luận án


9

Luận án trình bày 5 lý thuyết nền: (1) lý thuyết về
HTTT, (2) lý thuyết thông tin bất cân xứng, (3) lý thuyết hành
vi quản lý, (4) lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, (5) lý thuyết ngẫu
nhiên.
2.2. Tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn
Trình bày các cơ sở lý thuyết về tổ chức HTTT kế toán,
các cơ sở pháp lý chi phối đến tổ chức HTTT kế toán tại các
trường ĐHCL ở Việt Nam, đồng thời dựa vào kết quả của các
nghiên cứu trước đã được công bố trong và ngồi nước có liên
quan đến HTTT kế tốn làm nền tảng lý thuyết về HTTT kế
tốn, chất lượng thơng tin kế tốn, từ đó đề xuất 4 nội dung tổ
chức HTTT kế toán là tổ chức hệ thống dữ liệu đầu vào, tổ
chức hệ thống xử lý dữ liệu, tổ chức hệ thống lưu trữ dữ liệu
và tổ chức hệ thống BCTC. Đồng thời xây dựng các tiêu chí
đánh giá tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL Việt Nam.
2.3. Tổng quan về trƣờng đại học cơng lập
Trình bày các quy định về cơ chế hoạt động của các
trường ĐHCL trong điều kiện tự chủ tài chính, đồng thời chỉ ra
điểm tương đồng về cơ chế hoạt động giữa trường ĐHCL và
doanh nghiệp.
2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức HTTT kế toán
Luận án đã tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu
trước và đưa ra những lý luận về quan điểm tiếp cận, để trên cơ
sở đó chọn ra 6 nhân tố đưa vào phân tích tìm mức độ ảnh

hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt
Nam. Các nhân tố này được điều chỉnh tên gọi cho phù hợp với
điều kiện thực tiễn ở Việt Nam nói chung và với các trường
ĐHCL nói riêng, các nhân tố gồm: (1) nhân lực và quản lý kế
tốn; (2) cơng nghệ thơng tin; (3) môi trường làm việc; (4) hệ


10

thống văn bản pháp quy; (5) chuyên gia tư vấn; (6) ban giám
hiệu. Luận án cũng đã trình bày các cơ sở lý thuyết để xây dựng
các tiêu chuẩn đo lường của 6 nhân tố trên.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung chính của chương này là thiết kế các thang
đo của tổ chức HTTT kế toán và các nhân tố ảnh hưởng, xây
dựng mơ hình nghiên cứu và đặt các giả thuyết nghiên cứu,
đồng thời mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
trong luận án.
3.1. Phƣơng pháp định tính
3.1.1. Phƣơng pháp suy diễn
Tìm hiểu các nghiên cứu trước của các tác giả trong và
ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán, chọn
lọc và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của các
trường ĐHCL ở Việt Nam.
3.1.2. Phƣơng pháp chuyên gia
Tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát để xin ý kiến
chuyên gia về những vấn đề liên quan đến tổ chức HTTT kế
toán và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại
các trường ĐHCL ở Việt Nam, bảng câu hỏi này được chính
tác giả mang đến gặp trực tiếp từng chuyên gia và tiến hành

phỏng vấn. Thời gian thực hiện khảo sát chuyên gia là 2 tháng,
từ tháng 09/2015 đến 10/2015.
3.2. Phƣơng pháp định lƣợng
3.2.1. Thiết kế thang đo
3.2.1.1. Thang đo tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL
ở Việt Nam
V - Hệ thống dữ liệu đầu vào gồm 4 biến: V1, V2, V3, V4
X - Hệ thống xử lý dữ liệu gồm 5 biến: X1, X2, X3, X4, X5


11

L - Hệ thống lưu trữ dữ liệu gồm 6 biến: L1, L2, L3, L4, L5, L6
R - Hệ thống BCTC gồm 11 biến: R1, R2, R3, R4, R5, R6, R7,
R8, R9, R10, R11
3.2.1.2. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT
kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam
NL - Nhân lực và quản lý kế toán gồm 10 biến: NL1, NL2,
NL3, NL4, NL5, NL6, NL7, NL8, NL9, NL10
CN - Công nghệ thông tin gồm 7 biến: CN1, CN2, CN3, CN4,
CN5, CN6, CN7
MT - Môi trường làm việc gồm 6 biến: MT1, MT2, MT3, MT4,
MT5, MT6
VB - Hệ thống văn bản pháp quy gồm 3 biến: VB1, VB2, VB3
CG - Chuyên gia tư vấn gồm 4 biến: CG1, CG2, CG3, CG4
QL - Ban giám hiệu gồm 3 biến: QL1, QL2, QL3
3.2.2. Mơ hình nghiên cứu của luận án
Hình 1 - Mơ hình nghiên cứu của luận án
Nhân lực & quản lý kế tốn
Cơng nghệ thơng tin


Tổ chức
HTTT kế tốn

Mơi trường làm việc

tại các trƣờng

Hệ thống văn bản pháp quy

ĐHCL ở Việt

Chuyên gia tư vấn

Nam

Ban giám hiệu

Nguồn: Tác giả tự xây dựng
Luận án đề xuất phương trình hồi quy dự kiến dưới dạng
phương trình hồi quy tuyến tính bội như sau:


12

TCHTTT = 𝛃0 + 𝛃1NL + 𝛃2CN + 𝛃3MT + 𝛃4VB + 𝛃5CG +
𝛃6QL + ei
3.2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
3.2.3.1. Phương pháp và đối tượng khảo sát
Dữ liệu của luận án thu thập bằng phương pháp khảo sát

(Surveys). Đối tượng khảo sát là các trưởng, phó Phịng Kế
hoạch - Tài chính, kế tốn tổng hợp, chun viên kế tốn có kinh
nghiệm đang làm việc tại các trường ĐHCL trên phạm vi cả
nước.
3.2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu
 Phương pháp chọn mẫu
Luận án đã sử dụng 2 phương pháp chọn mẫu được xem
là thích hợp, đó là chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện và
phát triển mầm.
 Kích thước mẫu
Kích thước mẫu được tính theo cơng thức là n ≥ 50 +
8*p (p: số biến độc lập trong mơ hình), tức mẫu cần thiết đưa
vào phân tích là tương đương 100 (50 + 8*6). Với cách tính trên,
tác giả đã gửi 250 phiếu khảo sát đến những người đang làm
cơng tác kế tốn tại hơn 70 trường ĐHCL trên phạm vi cả nước.
Kết quả chỉ thu về 167 phiếu trả lời, sau khi kiểm tra loại bỏ các
phiếu khơng hợp lệ, số cịn lại là 157 phiếu hợp lệ đưa vào phân
tích.
3.2.4. Cơng cụ và quy trình phân tích dữ liệu
Cơng cụ phân tích dữ liệu sử dụng trong luận án là
phần mềm SPSS 18 với các quy trình được thực hiện như sau:
đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám
phá (EFA), phân tích tương quan và hồi quy đa biến.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN


13

4.1. Kết quả nghiên cứu
4.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính

Có 100% ý kiến chun gia đồng ý về 4 nội dung tổ
chức HTTT kế toán là hệ thống dữ liệu đầu vào; hệ thống xử
lý dữ liệu; hệ thống lưu trữ dữ liệu; hệ thống BCTC và hoàn
toàn nhất trí về 6 nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế
toán bao gồm: nhân lực và quản lý kế tốn; cơng nghệ thơng
tin; mơi trường làm việc; hệ thống văn bản pháp quy;
chuyên gia tư vấn; ban giám hiệu. Ngoài ra, 66,7% ý kiến
chuyên gia đề nghị bổ sung hệ thống kiểm sốt vào thành phần
của nhân tố mơi trường làm việc.
4.1.2. Kết quả nghiên cứu định lƣợng
4.1.2.1. Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo
Các thang đo thuộc các biến độc lập và biến phụ thuộc
đều có hệ số Cronbach alpha cao. Bên cạnh đó, trong quá trình
phân tích có 3 biến đo lường cần phải được loại ra khỏi thang
đo và không tiếp tục đưa vào phân tích tiếp đó là V1, L5 và
QL3 do có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh dưới 0.3.
4.1.2.2. Phân tích nhân tố
Sau khi lần lượt loại các biến đo lường có trọng số nhân
tố khơng đạt u cầu, số lượng nhân tố trích được là 7 nhân tố
do nhân tố nhân lực và quản lý kế toán đã tách thành 2 nhân tố
riêng biệt, một nhân tố gồm các biến đo lường có liên quan đến
nhân viên kế tốn, cịn nhân tố kia bao gồm các biến đo lường
về quản lý kế tốn. Tổng phương sai trích của 7 nhân tố trích có
giá trị >1 và đạt 71,04%, điều này có nghĩa 71,04% sự thay đổi
của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát và số
lượng nhân tố xác định là hoàn toàn đạt yêu cầu.
4.1.2.3. Đánh giá thang đo tổ chức HTTT kế toán


14


Mục tiêu của việc phân tích EFA đối với thang đo tổ
chức HTTT kế toán là để kiểm tra sự phù hợp của các biến đo
lường trước khi thực hiện các bước phân tích tiếp theo, chứ
khơng nhằm vào việc xác định lại các thang đo thành phần. Kết
quả phân tích EFA cho thấy, các thành phần của thang đo tổ
chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL đạt yêu cầu và có ý
nghĩa phân tích cao, nên thang đo có giá trị.
4.1.2.4. Xây dựng lại mơ hình theo các nhân tố mới
Do có sự thay đổi về số nhân tố ảnh hưởng, nên mơ
hình nghiên cứu cũng được xây dựng lại theo 7 nhân tố ảnh
hưởng, đồng thời đặt lại các giả thuyết cho phù hợp.
Hình 2 - Mơ hình nghiên cứu của luận án sau phân tích EFA
Nhân viên kế tốn
Nhà quản lý kế tốn
Cơng nghệ thơng tin

Tổ chức
HTTT kế
tốn tại các

Mơi trường làm việc

trƣờng

Hệ thống văn bản pháp quy

ĐHCL ở
Việt Nam


Chuyên gia tư vấn
Ban giám hiệu

Nguồn: Tác giả tự xây dựng
Với mơ hình nghiên cứu mới này, 7 giả thuyết cần được
kiểm định gồm: H1: Nhân viên kế tốn có ảnh hưởng đáng kể
đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam;
H2: Nhà quản lý kế tốn có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức
HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam; H3: Công nghệ


15

thơng tin có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức HTTT kế toán tại
các trường ĐHCL ở Việt Nam; H4: Mơi trường làm việc có ảnh
hưởng đáng kể đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL
ở Việt Nam; H5: Hệ thống văn bản pháp quy có ảnh hưởng đáng
kể đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam;
H6: Chuyên gia tư vấn có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức HTTT
kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam; H7: Ban giám hiệu có
ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường
ĐHCL ở Việt Nam.
 Thiết kế lại phương trình hồi quy tuyến tính
TCHTTT = 𝛃0 + 𝛃1NV+ 𝛃2TP + 𝛃3CN + 𝛃4MT + 𝛃5VB +
𝛃6CG+ 𝛃7QL + ei
4.1.2.5. Phân tích tương quan và hồi quy
Bảng 1 – Kết quả hồi quy giữa TCHTTT kế toán và các nhân tố
Unstandardized Standardized
Coefficients


Collinearity

Coefficients

Model

Statistics
t

Sig.

Std.
B

Beta

Tolerance

VIF

Error
1

(Constant)

.885

.279

3.169 .002


NV

.046

.052

.060

.891 .374

.691

1.447

TP

.299

.059

.350

5.094 .000

.664

1.506

CN


.178

.052

.239

3.393 .001

.634

1.579

MT

-.062

.044

.161

.639

1.565

VB

.195

.046


.275

4.238 .000

.749

1.335

CG

.018

.043

.031

.422 .674

.569

1.758

QL

.123

.040

.209


3.101 .002

.694

1.442

-.099 -1.409

Nguồn: Kết quả thống kê từ SPSS


16

Kết quả Bảng 1 cho thấy, giá trị Sig. của kiểm định t
các biến TP, CN, VB và QL đều nhỏ hơn 5%, tức bác bỏ giả
thuyết H0 là hệ số hồi quy của TP, CN, VB và QL trong tổng
thể bằng 0. Hệ số hồi quy của 4 biến TP, CN, VB và QL lần
lượt là 0.299, 0,178, 0,195, 0.123. Điều này có nghĩa là sự tác
động của các nhân tố nhà quản lý kế tốn (TP), cơng nghệ thông
tin (CN), văn bản pháp quy (VB), ban giám hiệu (QL) đến tổ
chức HTTT kế toán (TCHTTT) của các trường ĐHCL ở Việt
Nam là có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, mơ hình hồi quy tuyến tính về sự tác động của
các nhân tố đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở
Việt Nam có dạng như sau:
TCHTTT = 0.885 + 0.299 TP + 0.178 CN + 0.195 VB + 0.123 QL

Luận án cũng thực hiện các kiểm định để cho thấy sự
phù hợp của mơ hình: kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định tự

tương quan phần dư, kiểm định phân phối chuẩn phần dư, kiểm
định giả thuyết liên hệ tuyến tính. Các kết quả kiểm định đều
đạt yêu cầu, cho thấy mơ hình hồi quy của luận án là phù hợp.
4.2. Một số bàn luận từ kết quả nghiên cứu
4.2.1. Bàn về thực trạng tổ chức HTTT kế tốn tại các
trƣờng ĐHCL ở Việt Nam
Qua phân tích thực trạng cho thấy, nhìn chung các
trường ĐHCL ở Việt Nam đã tổ chức được HTTT kế toán tại
đơn vị với 4 hệ thống là hệ thống dữ liệu đầu vào, hệ thống xử
lý dữ liệu, hệ thống lưu trữ dữ liệu, hệ thống BCTC. Tuy nhiên,
nếu đi sâu vào chi tiết của từng hệ thống thì mỗi hệ thống vẫn
cịn những hạn chế cần phải được khắc phục.
4.2.2. Bàn về những nguyên nhân dẫn đến thực trạng tổ
chức HTTT kế toán tại các trƣờng ĐHCL ở Việt Nam


17

Thứ nhất, việc tổ chức HTTT kế toán tại các trường
ĐHCL phụ thuộc vào người đứng đầu bộ máy kế toán, bởi họ là
người trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của bộ phận
kế toán từ việc tổ chức hệ thống dữ liệu đầu vào, gồm những
loại chứng từ nào, cách thức thu thập ra sao, sắp xếp như thế
nào cho hợp lý để dễ dàng sử dụng khi cần thiết, cho đến tổ
chức và phân công xử lý dữ liệu, lưu trữ dữ liệu và cung cấp
thơng tin trên BCTC, vì vậy nếu nhà quản lý kế tốn của đơn vị
nào khơng được đào tạo chun mơn, khơng am hiểu và kinh
nghiệm về HTTT kế tốn cũng như ý thức tuân thủ pháp luật
không cao sẽ dẫn tới việc tổ chức HTTT kế toán tại đơn vị
không đáp ứng được những yêu cầu cần thiết.

Thứ hai, nhân tố hệ thống văn bản chi phối mọi hoạt
động kế toán như: Luật kế toán, Chế độ kế toán và các văn bản
có liên quan. Điều này dễ dàng nhận thấy, bởi kế toán ở Việt
Nam là kế toán tn thủ, tức mọi cơng tác kế tốn phải tn thủ
theo các quy định, hướng dẫn của Nhà nước. Theo thực tế hiện
nay, một số quy định về kế toán trong hệ thống văn bản pháp
luật áp dụng cho các trường ĐHCL còn những vấn đề chưa phù
hợp với điều kiện hoạt động đã dẫn tới việc tổ chức HTTT kế
toán tại đơn vị kém hiệu quả.
Thứ ba, một HTTT kế tốn có chất lượng là phải thốt
ra việc ghi chép thủ cơng mà phải tin học hóa, tức sử dụng các
phần mềm vi tính từ việc tiếp nhận thơng tin đến cung cấp
thơng tin. Vì vậy, những đơn vị nào chưa trang bị phần mềm kế
toán, phần mềm quản lý và hệ thống mạng internet ổn định sẽ
gặp khó khăn trong việc tổ chức một HTTT kế toán đáp ứng
được yêu cầu thực tế.


18

Cuối cùng là nhân tố ban giám hiệu. Việc tổ chức một
HTTT kế tốn được thuận lợi hay khơng cũng nhờ vào sự hỗ trợ
từ phía ban giám hiệu nhà trường, nếu như họ am hiểu về kế
tốn thì sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức
HTTT kế tốn từ khâu u cầu thơng tin, tuyển dụng nhân sự kế
toán theo yêu cầu của nhà quản lý kế toán, đầu tư hệ thống
mạng hoạt động ổn định, mua sắm các trang thiết bị văn phịng,
máy móc thiết bị điện tử, phần mềm kế toán phục vụ cho cơng
tác kế tốn, cho đến việc sử dụng và cung cấp thơng tin kế tốn.
Ngược lại, nếu khơng được sự ủng hộ của ban giám hiệu thì

cơng việc tổ chức HTTT tại các trường ĐHCL của kế toán
trưởng sẽ không được thuận lợi từ khâu thiết lập hệ thống dữ
liệu đầu vào cho đến giai đoạn cung cấp thông tin dưới dạng
BCTC.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua thực tế cho thấy, phần lớn các trường ĐHCL hoạt
động chủ yếu dựa vào nguồn thu từ ngân sách tài trợ cho các
hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và nhất là đầu tư xây
dựng cơ bản. Do vậy, mọi hoạt động thu chi phải tuân thủ theo
các định chế về tài chính của Nhà nước, tính chủ động chưa
cao, kéo theo HTTT kế toán cũng kém chất lượng và không đa
dạng, mà cụ thể là các báo cáo kế tốn chỉ mang tính chất là báo
cáo cho cơ quan chủ quản chứ không phục vụ cho các đối tượng
ngồi trường.
Bằng kinh nghiệm thực tiễn trong cơng tác điều hành
bộ máy kế toán của một trường ĐHCL, kết hợp với việc nắm
bắt chủ trương của Nhà nước về việc từng bước giao quyền tự
chủ toàn diện về tài chính cho các trường ĐHCL, tác giả nhận


19

thấy rằng các trường ĐHCL cần phải tổ chức lại hoặc hồn
thiện HTTT kế tốn để nhằm tạo ra được thơng tin kế tốn có
chất lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng là một vấn đề cấp thiết
trong giai đoạn hiện nay. Hơn thế nữa, sau khi tìm hiểu các
cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến
HTTT kế toán, tác giả đã phát hiện ra khoảng hở trong nghiên
cứu đó là hầu hết các nghiên cứu trước chỉ tập trung vào nghiên

cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến HTTT kế toán ở những đơn
vị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà chưa tìm thấy cơng trình
nào nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến tổ chức HTTT
tại các trường ĐHCL.
Từ những vấn đề vừa nêu trên, tác giả đã quyết định
khám phá sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến tổ chức
HTTT kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt Nam với mục tiêu là
tìm hiểu kỹ các thành phần chủ yếu để tổ chức HTTT kế toán
tại các đơn vị này và điều quan trọng là tìm ra những nhân tố
nào có ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế tốn với mức độ ảnh
hưởng ra sao, nhằm giúp các trường ĐHCL có cơ sở để tổ chức
hoặc hồn thiện HTTT kế tốn tại đơn vị mình. Ban đầu, tác giả
đề xuất 6 nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán tại các
trường ĐHCL gồm: (1) nhân lực và quản lý kế tốn; (2) cơng
nghệ thơng tin; (3) mơi trường làm việc; (4) hệ thống văn bản
pháp quy; (5) chuyên gia tư vấn; (6) ban giám hiệu, nhưng sau
đó trong q trình phân tích nhân tố khám phá đã nâng số nhân
tố lên 7 nhân tố do nhân tố nhân lực và quản lý kế toán đã tách
thành 2 nhân tố là nhân viên kế toán và nhà quản lý kế tốn. Sau
khi phân tích hồi quy, trong số 7 nhân tố đưa vào phân tích có 4
nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức HTTT kế toán được
xếp từ mạnh đến yếu gồm: (1) nhân tố nhà quản lý kế toán, (2)


20

nhân tố hệ thống văn bản pháp quy, (3) nhân tố công nghệ
thông tin và (4) nhân tố ban giám hiệu.
Như vậy, để tổ chức và hoàn thiện HTTT kế tốn tại
đơn vị mình, các trường ĐHCL phải quan tâm đến việc tổ chức

hệ thống dữ liệu đầu vào, tổ chức hệ thống xử lý dữ liệu, tổ
chức hệ thống lưu trữ dữ liệu và quan trọng nhất là phải tổ chức
được hệ thống BCTC thỏa mãn 4 đặc tính chất lượng là dễ hiểu,
phù hợp, trung thực và so sánh được. Ngồi ra, để tổ chức
HTTT kế tốn một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao, các
trường ĐHCL cũng phải chú trọng đến từng góc độ của 4 nhân
tố trên theo từng cấp độ ảnh hưởng.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Về tổ chức HTTT kế toán
5.2.1.1 Hệ thống dữ liệu đầu vào
Các trường ĐHCL cần bổ sung một số chứng từ nhằm
mục đích kiểm sốt các nguồn thu, đồng thời một số chứng từ
quản lý các khoản chi cũng cần được thiết kế lại cho phù hợp
với điều kiện quản lý tài chính của từng trường đáp ứng yêu cầu
tự chủ tài chính. Mặt khác, các trường ĐHCL nên xem xét từng
bước áp dụng chứng từ điện tử đối với một số loại chứng từ
phát sinh thường xuyên như: biên lai thu học phí, chứng từ
thanh tốn thù lao giảng dạy.
5.2.1.2. Hệ thống xử lý dữ liệu
 Đối với Bộ tài chính
Sửa đổi, bổ sung hệ thống tài khoản hiện hành mà các
trường ĐHCL đang sử dụng theo hướng phân chia thành các
loại: Loại 1, 2 - Tài sản; Loại 3 - Nợ phải trả; Loại 4 - Nguồn
kinh phí và vốn chủ sở hữu; Loại 5 - Các khoản thu và doanh
thu các hoạt động; Loại 6 - Các khoản chi thường xuyên và chi


21

phí sản xuất kinh doanh; Loại 8 - Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp; Loại 9 – Xác định chênh lệch thu - chi các hoạt động.
 Đối với các trường ĐHCL
Đề nghị các trường ĐHCL tự mở các tài khoản để theo
dõi khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược của đơn vị khác do cho
thuê cơ sở vật chất và khoản tiền mang đi ký quỹ, ký cược do
phải đi thuê cơ sở vật chất.
5.2.1.3. Hệ thống lưu trữ dữ liệu
Các trường ĐHCL cũng cần mạnh dạn trong việc mở
thêm các sổ cái, sổ chi tiết ngoài hệ thống sổ của Bộ Tài chính
ban hành để đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu.
5.2.1.4. Hệ thống BCTC
Luận án xin đề xuất với Bộ Tài chính là trong dài hạn
cho phép các trường ĐHCL bổ sung 2 loại BCTC là Bảng cân
đối kế toán và Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ có nội dung tương
tự như đối với doanh nghiệp, đồng thời điều chỉnh nội dung của
Thuyết minh báo cáo tài chính cho phù hợp với việc ban hành
bổ sung 2 loại báo cáo trên.
5.2.2. Về những nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức HTTT kế
toán
Trong số 7 nhân tố đưa vào phân tích, có 4 nhân tố có
ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức HTTT kế toán tại các trường
ĐHCL ở Việt Nam đó là nhà quản lý kế tốn, hệ thống văn bản
pháp quy, cơng nghệ thơng tin và ban giám hiệu, cịn lại 3 nhân
tố có mối quan hệ tương quan. Vì vậy, trong phần này luận án
đưa ra những kiến nghị về nhóm 4 nhân tố có ảnh hưởng đáng
kể và nhóm 3 nhân tố có mối quan hệ tương quan nhằm giúp
các trường ĐHCL nhận diện được những vấn đề còn tồn tại ở
đơn vị mình ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế tốn.



22

5.2.2.1. Nhóm nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức
HTTT kế toán
 Nhà quản lý kế toán
Các trường ĐHCL cần bố trí kế tốn trưởng có trình độ
chun mơn về kế tốn từ bậc đại học trở lên, am hiểu về HTTT
kế tốn, có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và quan trọng là
có ý thức tuân thủ pháp luật. Tạo điều kiện cho kế toán trưởng
tại đơn vị tham dự các lớp tập huấn, hội thảo về chun mơn do
các hội nghề nghiệp kế tốn tổ chức để thường xuyên cập nhật
kiến thức, trao đổi kinh nghiệm cũng như bổ sung những quy
định mới liên quan đến lĩnh vực kế tốn; học các khóa đào tạo
dài hạn để nâng cao trình độ chun mơn.
 Hệ thống văn bản pháp quy
Bộ Tài chính cần phải ban hành mới chế độ kế toán áp
dụng cho các đơn vị HCSN; quy định mới về các vấn đề có liên
quan đến tài sản cố định ở các đơn vị HCSN bởi các quy định
trước đây khơng cịn phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
Bên cạnh đó, các trường ĐHCL cần ban hành, sửa đổi, bổ sung
Quy chế chi tiêu nội bộ để quy định rõ ràng các khoản chi tiêu
cho mọi hoạt động trong đơn vị một các rõ ràng, cụ thể và nhất
là phù hợp với tình hình thực tế của từng trường.
 Công nghệ thông tin
Để ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong tổ chức HTTT
kế tốn, các trường ĐHCL cần thực hiện qua 2 cấp độ tùy thuộc
vào điều kiện phát triển của từng trường:
- Tự động hóa cơng tác kế tốn, một số chứng từ do kế toán lập
sẽ in ra từ phần mềm kế toán và dữ liệu tự động nhập vào hệ
thống xử lý, cịn chứng từ bên ngồi hay do các phịng ban khác

sẽ được nhập liệu vào hệ thống thông qua máy tính.


23

- Tự động hóa cơng tác quản lý, tất cả các phần mềm trong nội
bộ trường được phần quyền khai thác và chia dữ liệu cho nhau.
Phần mềm kế toán có thể khai thác, truy xuất, chia sẻ dữ liệu và
cung cấp thông tin cần thiết qua hệ thống này. Với mơ hình này,
dữ liệu đầu vào của HTTT kế tốn có thể là chứng từ bằng giấy,
chứng từ điện tử hoặc dữ liệu do các hệ thống khác chuyển đến.
Quá trình xử lý dữ liệu nằm trong quy trình khép kín và có liên
quan chặt chẽ giữa các bộ phận, các phịng ban.
 Ban giám hiệu
Về góc độ quản lý của lãnh đạo nhà trường, cần phải có
sự hỗ trợ, quan tâm đến bộ phận kế tốn, vì đây là bộ phận tham
mưu trong lĩnh vực quản lý tài chính, nhất là trong điều kiện tự
chủ tồn diện về tài chính thì vai trị của bộ phận này là rất quan
trọng. Luận án xin đưa ra một số kiến nghị đối với Ban giám
hiệu các trường ĐHCL như sau: cần nhận thức đầy đủ hơn về
tầm quan trọng của việc tổ chức HTTT kế toán tại đơn vị là
nhằm tạo ra được thơng tin kế tốn có chất lượng. Để thực hiện
được điều này, lãnh đạo nhà trường cần phải dành thời gian tìm
hiểu về việc tổ chức HTTT kế tốn và vai trị của HTTT kế tốn
tại đơn vị. Một khi đã nhận thức được những vấn đề này thì
lãnh đạo nhà trường sẽ dễ dàng đưa ra những chính sách hỗ trợ
như: đầu tư chi phí, mua sắm trang thiết bị, tuyển dụng nhân sự
kế toán phù hợp.
5.2.2.2. Nhóm nhân tố có mối quan hệ tương quan với tổ
chức HTTT kế toán

 Nhân viên kế toán
Nhân viên kế tốn có vai trị khơng kém phần quan
trọng đối với tổ chức HTTT kế tốn vì họ là những người trực
tiếp vận hành HTTT kế toán tại đơn vị. Vì vậy, các trường


×