Tải bản đầy đủ (.pdf) (251 trang)

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh bình định giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.52 MB, 251 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP
GÓI THẦU: QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2015 – 2025
VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030

THÁNG 10/2016


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP
GÓI THẦU: QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2015 – 2025
VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030

CƠ QUAN CHỦ TRÌ
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
BÌNH ĐỊNH

ĐƠN VỊ TƢ VẤN
TRUNG TÂM BẢO TỒN ĐA
DẠNG SINH HỌC

THÁNG 10/2016


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BĐKH
BTTN
BVMT
ĐDSH
GRDP
HST
IUCN
KCN
KKT
RNM
UBND

Biến đổi khí hậu
Bảo tồn thiên nhiên
Bảo vệ môi trƣờng
Đa dạng sinh học
Cơ cấu tổng sản phẩm
Hệ sinh thái
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế
Khu công nghiệp
Khu kinh tế
Rừng ngập mặn
Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN THỨ NHẤT. ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO
TỒN ĐDSH CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH ......................................................................................7
I. TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN

CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐDSH CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH .......................................................7
1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................................7
1.1. Vị trí địa lý ..........................................................................................................................7
1.2. Địa hình ...............................................................................................................................8
1.3. Đất đai ...............................................................................................................................11
1.4. Tài nguyên biển .................................................................................................................14
1.5. Đặc điểm khí hậu, thủy văn...............................................................................................15
2. Điều kiện kinh tế ..................................................................................................................21
2.1. Tăng trƣởng kinh tế ...........................................................................................................21
2.2. Phát triển các ngành kinh tế ..............................................................................................21
2.3. Phát triển hạ tầng cơ sở .....................................................................................................24
3. Điều kiện xã hội ...................................................................................................................26
3.1. Dân số và đô thị hóa ..........................................................................................................26
3.2. Dân tộc ..............................................................................................................................28
3.3. Y tế, văn hóa .....................................................................................................................28
3.4. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 ..................................29
3.4.1. Quan điểm phát triển ......................................................................................................29
3.4.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 của một số ngành, lĩnh vực ...........................................30
3.4. Công tác đầu tƣ cho bảo tồn ĐDSH của tỉnh ....................................................................34
3.5. Sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo tồN ĐDSH của tỉnh. ......................37
II. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG ĐDSH .....................................................41
1. Hiện trạng các Hệ sinh thái tự nhiên và phân vùng sinh thái ...............................................41
1.1. Phân loại các hệ sinh thái tự nhiên ....................................................................................41
1.1.1. Hệ sinh thái rừng tự nhiên ..............................................................................................42
1.1.2. Hệ sinh thái rừng thứ sinh ..............................................................................................44
1.1.3. Hệ sinh thái rừng tre nứa, các thảm cỏ, cây bụi thứ sinh ...............................................45
1.1.4. Hệ sinh thái nông nghiệp................................................................................................46
1.1.5. Hệ sinh thái thủy vực nội địa .........................................................................................47
1.1.6. Hệ sinh thái đầm.............................................................................................................49
1.1.7. Hệ sinh thái rạn san hô ...................................................................................................51

1.1.8. Hệ sinh thái dân cƣ, đô thị, KCN ...................................................................................52
1.2. Hiện trạng đa dạng loài .....................................................................................................53
1.2.1. Hiện trạng đa dạng loài thực vật ....................................................................................53
1.2.2. Đa dạng loài động vật trên cạn .......................................................................................69


1.2.3. Đa dạng các loài động vật ở nƣớc ..................................................................................99
2. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng, bảo vệ hành lang ĐDSH ...............................................110
3. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng các khu bảo tồn trong tỉnh ..............................................110
3.1. Hiện trạng khu BTTN An Toàn ......................................................................................111
3.2. Khu rừng lịch sử, văn hóa, cảnh quan Núi bà, huyện Phù Cát .......................................116
3.3. Khu rừng lịch sử văn hóa cảnh quan Vƣờn cam Nguyễn Huệ, Vĩnh Thạnh ..................118
3.4. Khu rừng lịch sử cảnh quan Quy Hòa-Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn ...................118
3.5. Khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa Đầm Trà Ổ ....................................................................119
4. Hiện trạng và nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ của địa phƣơng ..............................................121
5. Các khó khăn, thách thức về bảo tồn ĐDSH .....................................................................123
III. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ ĐDSH CỦA TỈNH...............................................................124
1. Hệ thống quản lý, bảo tồn ĐDSH tại Bình Định ...............................................................124
1.1. Phân tích hệ thống quản lý bảo tồn ĐDSH tại Bình Định ..............................................124
1.2. Đánh giá các chủ trƣơng chính sách có liên quan đến công tác bảo tồn ĐDSH .............126
1.3. Chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn ĐDSH quốc gia chi phối đối với quy hoạch bảo
tồn ĐDSH tỉnh .......................................................................................................................128
2. Tác động của các chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có liên quan
đến quy hoạch bảo tồn ĐDSH của tỉnh ..................................................................................129
3. Đánh giá các thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH............... Error!
Bookmark not defined.
IV. TỔNG QUAN CÁC PHƢƠNG PHÁP BẢO TỒN CHUYỂN CHỖ, BẢO VỆ VÀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG HST TỰ NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO TỈNH BÌNH ĐỊNH .......................................................................................................131
1. Tổng quan các phƣơng pháp bảo tồn chuyển chỗ trên thế giới và Việt Nam ....................131

1.1. Trên thế giới ....................................................................................................................131
1.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................................134
2.1. Trên thế giới ....................................................................................................................138
2.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................................140
3. Bài học kinh nghiệm cho công tác quy hoạch bảo tồn ĐDSH tại Bình Định ....................144
3.1. Nhận x t tổng quan về những kết quả đạt đƣợc trong thời gian qua ..............................144
3.2. Những tồn tại hạn chế trong công tác quy hoạch ............................................................145
V. DỰ BÁO VỀ DIỄN BIẾN ĐDSH CỦA TỈNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐDSH TRONG GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH ...............................146
1. Diễn biến ĐDSH của địa phƣơng trong giai đoạn quy hoạch ............................................146
1.1. Diễn biến diện tích rừng qua các năm .............................................................................146
1.2. Diễn biến về HST rừng ...................................................................................................147
1.3. Diễn biến ĐDSH các vùng đất ngập nƣớc nội địa ..........................................................149
1.3.1. Các hồ chứa nƣớc lớn trong nội địa .............................................................................149
1.3.2. Các đầm ven biển .........................................................................................................149
1.4. Sự suy giảm của các loài động, thực vật trong tự nhiên .................................................151
1.5. Những nguyên nhân cơ bản làm suy giảm ĐDSH trên địa bàn tỉnh ...............................153


1.5.1. Nguyên nhân trực tiếp ..................................................................................................153
1.5.2. Nguyên nhân gián tiếp .................................................................................................155
1.6. Dự báo diễn biến đa dạng sinh học .................................................................................156
2. Dự báo ảnh hƣởng của các phƣơng án phát triển kinh tế xã hội toàn quốc, vùng và tỉnh đối
với bảo tồn ĐDSH của tỉnh ....................................................................................................156
3. Dự báo tác động của BĐKH đối với bảo tồn ĐDSH của tỉnh ...........................................157

PHẦN THỨ HAI. QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐDSH CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI
ĐOẠN 2015- 2025 VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030 ....................................... 161
I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐDSH .................................................. 161
II. MỤC TIÊU BẢO TỒN ĐDSH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025 ................ 161

1. Mục tiêu chung ....................................................................................................... 161
2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 161
III. TẦM NHÌN BẢO TỒN ĐDSH ĐẾN NĂM 2030 ............................................... 162
IV. XÂY DỰNG CÁC PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG
ÁN TỐI ƢU ............................................................................................................... 162
1. Nội dung Quy hoạch bảo tồn ĐDSH ..................................................................... 162
2. Các tiêu chí, nguyên tắc quy hoạch khu bảo tồn ĐDSH ........................................ 163
3. Các phƣơng án quy hoạch ...................................................................................... 164
3.1. Phƣơng án 1 ........................................................................................................ 164
3.2. Phƣơng án 2 ........................................................................................................ 168
3.3. Lựa chọn phƣơng án............................................................................................ 168
V. THIẾT KẾ QUY HOẠCH .................................................................................... 172
1. Xây dựng quy hoạch bảo vệ hành lang ĐDSH tỉnh Bình Định ............................. 172
2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển bền vững các HST đặc thù của tỉnh Bình Định .. 175
2.1. Quy hoạch bảo vệ và phát triển HST rừng tự nhiên đặc thù của tỉnh ................. 175
2.2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển HST tự nhiên ven biển ..................................... 176
2.3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển HST tự nhiên thủy vực nội địa ......................... 180
2.4. Phát triển bền vững đất chƣa sử dụng ................................................................. 182
VI. QUY HOẠCH CÁC KHU BẢO TỒN ................................................................ 182
1. Giai đoạn đến năm 2025 ........................................................................................ 182
1.1. Khu Dự trữ thiên nhiên An Toàn cấp quốc gia ................................................... 182
1.2.1. Khu bảo vệ cảnh quan Núi Bà ......................................................................... 183
1.2.2. Khu bảo vệ cảnh quan Vƣờn cam Nguyễn Huệ ............................................... 185
1.2.3. Khu bảo vệ cảnh quan Quy Hòa – Ghềnh Ráng .............................................. 188
1.2.4. Khu bảo tồn Loài- sinh cảnh Đầm Trà Ổ cấp tỉnh ........................................... 190
1.2.5. Thành lập mới Khu bảo tồn Loài-sinh cảnh biển Nam Quy Nhơn cấp tỉnh .... 192
2. Giai đoạn đến năm 2030 ........................................................................................ 195
VII. QUY HOẠCH BẢO TỒN CHUYỂN CHỖ ...................................................... 197



1. Quy hoạch hệ thống vƣờn thực vật ........................................................................ 197
1.1. Xây dựng vƣờn Thực vật .................................................................................... 197
1.2. Xây dựng lâm viên Quy Nhơn trên núi Bà Hỏa.................................................. 197
2. Quy hoạch hệ trung tâm cứu hộ động vật hoang dã ............................................... 197
3. Quy hoạch Bảo vệ và phát triển các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm ...... 198
4. Quy hoạch bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi .................................................. 200
5. Quy hoạch các vùng đƣợc ƣu tiên Kiểm soát và phòng chống các loài ngoại lai xâm
hại ............................................................................................................................... 203
VIII. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƢU TIÊN BẢO TỒN .......................................... 206
IX. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH ................................................. 206
1. Giải pháp về vốn đầu tƣ ......................................................................................... 206
2. Giải pháp về công tác quản lý ................................................................................ 207
3. Giải pháp về khoa học công nghệ .......................................................................... 208
4. Giải pháp về hợp tác bảo tồn .................................................................................. 209
5. Giải pháp tuyên truyền ........................................................................................... 209
6. Giải pháp về tổ chức thực hiện .............................................................................. 209
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 211
II. KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 212
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 214
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 220


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Kết quả phân vùng lãnh thổ tỉnh Bình Định ................................................... 10
Bảng 2. Diện tích, cơ cấu các loại đất của tỉnh Bình Định .......................................... 12
Bảng 3. Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc Quy Nhơn......................... 15
Bảng 4. Lƣợng mƣa tại trạm quan trắc Quy Nhơn ...................................................... 16
Bảng 5. Sự gia tăng dân số tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2014.............................. 27
Bảng 6. Cấu trúc hệ thống hệ thực vật bậc cao có mạch tỉnh Bình Định .................... 53
Bảng 7. Danh sách các thực vật bậc cao quý hiếm tỉnh Bình Định ............................. 56

Bảng 8. Cấu trúc hệ thống khu hệ thực vật nổi tỉnh Bình Định ................................... 68
Bảng 9. Cấu trúc hệ thống khu hệ chim tỉnh Bình Định .............................................. 69
Bảng 10. Danh sách các loài chim quý hiếm thuộc khu hệ chim tỉnh Bình Định ....... 71
Bảng 11. Cấu trúc hệ thống khu hệ thú tỉnh Bình Định ............................................... 83
Bảng 12. Danh sách các loài thú quý hiếm có tên ....................................................... 84
Bảng 13. Cấu trúc hệ thống khu hệ Lƣỡng cƣ tỉnh Bình Định .................................... 89
Bảng 14. Danh sách các loài Lƣỡng cƣ quý hiếm thuộc tỉnh Bình Định .................... 90
Bảng 15. Cấu trúc hệ thống khu hệ lƣỡng cƣ tỉnh Bình Định ..................................... 92
Bảng 16. Danh sách các loài bò sát quý hiếm thuộc tỉnh Bình Định ........................... 94
Bảng 17. Cấu trúc hệ thống khu hệ côn trùng trên cạn tỉnh Bình Định ....................... 97
Bảng 18. Danh sách các loài côn trùng quý hiếm thuộc tỉnh Bình Định ..................... 98
Bảng 19. Cấu trúc hệ thống khu hệ cá tỉnh Bình Định ................................................ 99
Bảng 20. Cấu trúc hệ thống khu hệ động vật nổi tỉnh Bình Định .............................. 106
Bảng 21. Danh sách các loài động vật đáy quý hiếm tỉnh Bình Định ....................... 108
Bảng 22. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng ................................................ 112
Bảng 23. Tổng hợp các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ thực vật trên cả nƣớc .................. 135
Bảng 24. Số lƣợng và diện tích các khu bảo tồn sau khi đã đƣợc rà soát .................. 141
Bảng 25. Các vùng đất ngập nƣớc có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế theo 8 vùng địa
lý ................................................................................................................................. 142
Bảng 26. Hệ thống khu bảo tồn biển .......................................................................... 143
Bảng 27. Biến động diện tích rừng từ năm 2004 đến năm 2009 ............................... 146
Bảng 28. Giá trị tài nguyên thực vật .......................................................................... 151
Bảng 29. Loài thực vật quý, hiếm có nguy cơ bị đe dọa phân hạng theo IUCN và Sách
Đỏ VN ........................................................................................................................ 152
Bảng 30. Loài động vật quý, hiếm có nguy cơ bị đe dọa phân hạng theo IUCN và Sách
Đỏ VN ........................................................................................................................ 152
Bảng 31. Số vụ đánh bắt hủy diệt và tang vật tịch thu từ 2011 - 2014 ...................... 154
Bảng 32. Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Bình Định đến năm 2025 ......................... 166
Bảng 33. Giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Bình Định ............................................. 201
Bảng 34. Giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định ............................................... 202



DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Bản đồ tỉnh tỉnh Bình Định ............................................................................... 7
Hình 2. Tình hình tăng dân số đô thị tỉnh Bình Định từ năm 2010 - 2014 .................. 27
Hình 3. Rừng tự nhiên khu vực rừng đặc dụng An Toàn (nguồn: TT BT ĐDSH)....... 44
Hình 4. Rừng thứ sinh khu An Toàn (nguồn: TTBT ĐDSH) ....................................... 45
Hình 5. HST đầm Trà Ổ (nguồn TT BT ĐDSH) .......................................................... 50
Hình 6. Đảo Hòn Khô (nguồn: TT BT ĐDSH) ............................................................ 52
Hình 7. Tƣơng quan các bậc taxon trong hệ thực vật bậc cao có mạch....................... 54
Hình 8. Tƣơng quan phân bố của các bậc taxon thực vật nổi tỉnh Bình Định ............. 69
Hình 9. Tỉ lệ % các bậc taxon của khu hệ thú tỉnh Bình Định..................................... 83
Hình 10. Phân bố các bậc taxon trong bậc bộ của khu hệ lƣỡng cƣ tỉnh Bình Định ... 90
Hình 11. Phân bố các bậc taxon trong bậc bộ của khu hệ bò sát tỉnh Bình Định ........ 93
Hình 12. Phân bố các bậc taxon trong bậc bộ của khu hệ côn trung trên cạn ............. 98
Hình 13. Phân bố các bậc taxon trong bậc bộ của khu hệ cá tỉnh Bình Định ............ 100
Hình 14. Phân bố các bậc taxon trong bậc bộ của khu hệ động vật nổi tỉnh Bình Định
.................................................................................................................................... 107
Hình 15. Diễn biến độ che phủ của rừng nƣớc ta qua từng năm ............................... 141
Hình 16. Nƣớc thải nuôi tôm trên cát chƣa đầu tƣ hệ thống xử lý ............................ 151
Hình 17. Khu bảo tồn Loài- sinh cảnh Đầm Trà Ổ .................................................... 191
Hình 18. Khu Dự trữ thiên nhiên Đầm Thị Nại ......................................................... 196


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự
nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vƣợng của loài
ngƣời và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mối đe
dọa tới ĐDSH ở Việt Nam. Việc gia tăng dân số và mức tiêu dùng là áp lực dẫn tới

khai thác quá mức tài nguyên sinh vật. Sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng đã
làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên. Thay đổi phƣơng thức sử dụng đất, xây dựng
nhiều cơ sở hạ tầng đã giảm diện tích sinh cảnh tự nhiên, tăng sự chia cắt các hệ sinh
thái, làm suy giảm môi trƣờng sống của nhiều loài động vật hoang dã. Việc khai thác
và đánh bắt quá mức, tình trạng buôn bán trái ph p động vật, thực vật quý, hiếm; ô
nhiễm môi trƣờng, biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh
học ở Việt Nam..
Ngoài ra, công tác quản lý ĐDSH ở Việt Nam còn nhiều bất cập, thể hiện ở cơ
quan nhà nƣớc quản lý ĐDSH còn phân tán, chƣa đủ mạnh; các quy định pháp luật
bảo vệ ĐDSH chƣa hệ thống, thiếu đồng bộ; sự tham gia của cộng đồng chƣa đƣợc
huy động đúng mức; quy hoạch phát triển ĐDSH bền vững cấp quốc gia, vùng và tỉnh
còn yếu; đầu tƣ cho công tác bảo tồn và phát triển ĐDSH còn nhiều hạn chế.
Bình Định là một tỉnh ven biển miền Nam Trung Bộ với diện tích 6.050 km2,
phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia
Lai, phía Đông giáp biển Đông.
Bình Định nằm ở phía đông dãy Trƣờng Sơn Nam, có địa hình phức tạp, có
hƣớng dốc chủ yếu từ tây sang đông với sự phân bậc địa hình rất rõ rệt. Nếu ở cao
nguyên phía tây giáp tỉnh Gia Lai có độ cao trung bình 600-700 m thì ở đồng bằng
Bình Định chỉ có cao độ 20-30 m, vùng ven biển cao độ 2-3 m.
Vùng núi thấp và trung bình thuộc dãy Trƣờng Sơn Đông, nằm ở ranh giới phía
tây của tỉnh giáp với tỉnh Gia Lai và các nhánh núi chạy đâm ra biển nằm phía bắc
giáp với Quảng Ngãi và phía nam giáp với Phú Yên với diện tích 240.758 ha chiếm
khoảng 40% diện tích tự nhiên của tỉnh. Vùng này có độ cao trung bình 700 m đến
800 m, có những đỉnh cao 989 m, 1046 m, 1138 m nằm trên đƣờng phân thuỷ giữa
sông Kôn và sông Ba ở phía tây trên lãnh thổ tỉnh Gia Lai.
Vùng đồng bằng chạy dọc theo ven biển, k o dài không liên tục theo hƣớng bắcnam với tổng diện tích 179.743 ha chiếm khoảng 29,8% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Đới bờ tỉnh Bình Định đặc trƣng bởi những vùng đất trũng, thấp dƣới mực nƣớc
biển, ở đó có sự đa dạng về các hệ sinh thái biển với sự hiện diện của rạn san hô, thảm
cỏ biển, rừng ngập mặn, các dạng cửa sông, đầm ven biển.
Do vị trí địa lý và địa hình nhƣ vậy đã tạo nên hệ sinh thái đặc biệt phong phú

về các loài động, thực vật và tập trung rất cao tính đa dạng sinh học (ĐDSH). Khu vực
1


có hệ sinh thái rừng tự nhiên độc đáo mang tính điển hình của vùng rừng núi thuộc
Đông Trƣờng Sơn. Tại đây có Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn, huyện An Lão với
diện tích 22.545 ha, là nơi cƣ trú của rất nhiều loài đặc hữu của vùng Đông Trƣờng
Sơn nhƣ Mang lớn, Vƣợn má hung, Chà vá chân xám ...Khu vực vùng ven biển có hệ
sinh thái đầm đặc trƣng của ven biển miền Trung nhƣ đầm Thị Nại, đầm Trà Ổ và Đề
Gi; hệ sinh thái rạn san hô là nơi cƣ trú của nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế
cao và là nơi có các động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm cần đƣợc bảo vệ, đồng thời là
vùng phục vụ cho phát triển kinh tế biển ven bờ. Với hệ thống sông, hồ tƣơng đối
phong phú, ngoài chức năng bảo đảm nguồn nƣớc cho các nhà máy thủy điện, còn có
tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản và thu hút du lịch.
Tuy vậy, trong những năm gần đây, do việc đẩy mạnh các hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh đã làm cho diện tích rừng tự nhiên có chất lƣợng bị thu hẹp,
mục đích sử dụng đất bị chuyển đổi, tài nguyên sinh vật bị khai thác không hợp lý, ô
nhiễm môi trƣờng có chiều hƣớng gia tăng. Bên cạnh đó, nạn cháy rừng, săn bắn chim
thú trái ph p, đánh bắt thủy, hải sản bằng các biện pháp hủy diệt; việc sử dụng phân
hóa học, thuốc bảo vệ thực vật không theo quy định; sự xuất hiện một số loài sinh

vật ngoại lai xâm hại có sức sống mạnh, cạnh tranh và giành môi trƣờng sống của
các loài bản địa, đã góp phần làm suy giảm đa dạng sinh học tỉnh Bình Định.
Công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH của tỉnh còn hạn chế, chƣa có cơ quan chuyên
môn đầu mối quản lý thống nhất. Luật ĐDSH đang đƣợc triển khai thực hiện, chủ yếu
đang trong giai đoạn tuyên truyền, phổ biến Luật tới cộng đồng. Các chủ trƣơng,
chính sách đƣợc ban hành nhƣng thiếu các biện pháp kiểm tra của các cấp quản lý,
việc đầu tƣ cho bảo tồn đa dạng sinh học còn hạn chế. Chƣa huy động đƣợc cộng
đồng tham gia bảo tồn và phát triển ĐDSH một cách sâu rộng.
Để phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn ĐDSH, bảo vệ môi

trƣờng và phát triển kinh tế của tỉnh, việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng “Quy hoạch
bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bình Định giai đọan 2015- 2025, định hƣớng đến năm
2030” đã đƣợc Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 128/QĐ-UBND ngày
19/1/2015, là cần thiết và cấp bách.
Trong báo cáo Lập Quy hoạch bảo tồn da dạng sinh học tỉnh Bình Định ngoài
phần mở đầu và kết luận, bố cục gồm 2 Phần chính:
Phần thứ nhất: Đánh giá các điều kiện phục vụ lập Quy hoạch bảo tồn ĐDSH
của tỉnh Bình Định, gồm các nội dung:
- Tổng quan về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến công tác
bảo tồn ĐDSH của tỉnh.
- Đánh giá tổng quan về hiện trạng ĐDSH.
- Hiện trạng quản lý ĐDSH của tỉnh.
2


- Tổng quan các phƣơng pháp bảo tồn chuyển chỗ, bảo vệ và phát triển bền
vững HST tự nhiên trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho địa phƣơng.
- Dự báo về diễn biến ĐDSH của địa phƣơng và các yếu tố ảnh hƣởng đến
công tác bảo tồn ĐDSH của tỉnh trong giai đoạn quy hoạch
Phần thứ hai: Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Bình Định, gồm các nội dung:
- Quan điểm, mục tiêu, phƣơng pháp lập quy hoạch
- Tầm nhìn bảo tồn ĐDSH
- Xây dựng các phƣơng án quy hoạch và lựa chọn phƣơng án tối ƣu
- Thiết kế quy hoạch:
+ Quy hoạch hành lang ĐDSH
+ Quy hoạch bảo vệ và phát triển bền vững các HST đặc thù của địa
phƣơng
+ Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn
+ Quy hoạch bảo tồn chuyển chỗ
+ Danh mục các dự án ƣu tiên bảo tồn

+ Giải pháp thực hiện quy hoạch
2. Căn cứ lập Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Bình Định
a) Căn cứ pháp lý
- Luật Thủy sản năm 2003
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
- Luật ĐDSH năm 2008
- Luật đất đai năm 2013
- Luật Bảo vệ Môi trƣờng sửa đổi năm 2014
- Luật Xây dựng năm 2014
- Luật Tài nguyên, môi trƣờng biển và hải đảo năm 2015
- Luật khí tƣợng thủy văn 2015
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính Phủ về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ về việc thu
thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trƣờng;
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính Phủ quy định chi
tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật ĐDSH;
3


- Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 về an toàn sinh học đối với sinh vật
biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen;
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ Về tổ chức và quản lý hệ thống
rừng đặc dụng;
- Nghị Quyết 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp

bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/ 02/2015 của Chính phủ về Quy định
chi tiết thi hành một số Điều của Luật BVMT;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trƣờng, đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động
môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng;
- Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 - 2015);
- Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
- Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/ 2003 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lƣợc quản lý hệ thống khu BTTN Việt Nam đến năm 2010;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/08/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về
phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về đa đạng sinh học đến năm 2010 và định
hƣớng đến năm 2020 thực hiện công ƣớc ĐDSH và Nghị định thƣ Cartagena về An
toàn sinh học”;
- Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020;
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc Phê duyệt Chiến lƣợc Bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH của cả nƣớc đến năm 2020, định hƣớng
đến năm 2030;
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày ngày 30/10/2014 của Thủ tƣớng Chính
phủ về phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nƣớc đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030


4


- Thông tƣ số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/12/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tƣ hƣớng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Thông tƣ số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tƣ hƣớng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ
yếu;
- Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 12/7/2010 của UBND tỉnh về phê duyệt
Kế hoạch hành động bảo vệ ĐDSH tỉnh Bình Định giai đoạn đến 2015 và định hƣớng
đến năm 2020;
- Quyết định số 526/QĐ-UBND ngày 24/9/2012 Quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 580/QĐ-UBND ngày 11/3/2013 của UBND tỉnh Bình Định
phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững Khu BTTN An Toàn, tỉnh Bình
Định đến năm 2020;
- Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 29/3/2013 của UBND tỉnh Bình Định
phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật Dự án Nâng cao năng lực tăng cƣờng giám sát
ĐDSH, thực thi pháp luật và chuẩn bị cơ chế chia sẻ lợi ích tại rừng đặc dụng An
Toàn, tỉnh Bình Định;
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày ngày 30/10/2014 của Thủ tƣớng Chính
phủ về phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nƣớc đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030
- Quyết định số 2937/QÐ-UBND ngày 24/8/2015 phê duyệt điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất) trên địa
bàn tỉnh Bình Định;
- Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2015 của UBND về quy

hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến
2030);
- Quyết định số 128/QĐ-UBND ngày 19/1/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Định về Phê duyệt đề cƣơng nhiệm vụ Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Bình Định giai
đoạn 2015-2025 định hƣớng đến 2030;
- Quyết định số 2140/QĐ-UBND ngày 21/6/2016 của UBND tỉnh Bình Định về
việc phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 07/9/2016 tỉnh Bình Định về việc tăng cƣờng các
biện pháp cấp bách bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định.
b) Cơ sở khoa học
5


Việc nghiên cứu, xây dựng báo cáo “Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh
Bình Định giai đoạn 2015-2025 và định hƣớng đến năm 2030 liên quan đến nhiều
mặt: pháp lý, kỹ thuật, tổ chức,…do đó phƣơng pháp luận là đánh giá đƣợc điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh có liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học; đánh giá
đƣợc hiện trạng đa dạng sinh học gồm đa dạng về hệ sinh thái, đa dạng loài sinh vật
và đa dạng nguồn gen; về công tác quản lý; về các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng
sinh học; các tác động của chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
tới bảo tồn đa dạng sinh học; diễn biến về đa dạng sinh học trong thời gian qua và dự
báo những tác động đến đa dạng sinh học trong thời kỳ quy hoạch. Trên cơ đó, tiến
hành quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học với các mục tiêu, chƣơng trình dự án và các
giải pháp thực hiện nhằm bảo tồn hệ sinh thái chính, về loài sinh vật và gen trên địa
bàn tỉnh Bình Định.
Từ cách tiếp cận trên, các bƣớc để thực hiện báo cáo quy hoạch gồm:
Bước 1: Thu thập tài liệu, bản đồ có liên quan và điều tra khảo sát bổ sung
- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, các kế hoạch,
quy hoạch phát triển các ngành đã có; các văn bản pháp lý liên quan đến bảo tồn đa

dạng sinh học.
- Điều tra khảo sát bổ sung số liệu liên quan đến đa dạng sinh học của tỉnh.
Các số liệu này là cơ sở cho việc thực hiện bƣớc tiếp theo là đánh giá hiện trạng
về đa dạng sinh học cũng nhƣ các vấn đề quản lý liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh
học.
Bước 2: Phân tích đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và các vấn đề quản lý đa
dạng sinh học
- Dựa vào các số liệu khảo sát phân tích đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học,
đánh giá thực trạng quản lý và các vấn đề khác liên quan đến đa dạng sinh học
Bước 3: Xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học với các nội dung quy
hoạch hành lang đa dạng sinh học; phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên chính
của tỉnh; quy hoạch các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ; quy hoạch các khu bảo tồn; quy
hoạch bảo tồn và phát triển vững các loài sinh vật nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên
bảo vệ; kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại; xây dựng các chƣơng trình quản lý phù
hợp nhằm nâng cao năng lực bảo tồn và bảo vệ an toàn sinh học; xây dựng các giải
pháp cũng nhƣ các đề xuất các chƣơng trình, dự án nhằm thực hiện quy hoạch có hiệu
quả.

6


PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO TỒN
ĐDSH CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
I. TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI LIÊN
QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐDSH CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH

Hình 1. Bản đồ tỉnh tỉnh Bình Định

1. Điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý
Bình Định là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, diện tích 6.050,58 km2, đƣợc
giới hạn bởi tọa độ địa lý ở phần đất liền:
13030’45” - 14042’15” vĩ độ Bắc; 108036’30” - 109018’15” kinh độ Đông
7


Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Nam giáp tỉnh Phú Yên; phía Tây giáp
tỉnh Gia Lai; phía Đông giáp biển Đông
Bình Định nằm trên trục quốc lộ 1A và đƣờng sắt Bắc - Nam, cách thủ đô Hà
Nội 1.060 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 644 km. Bình Định có sân bay Phù Cát,
cảng biển Quy Nhơn, có Quốc lộ 19 nối liền cảng này với các tỉnh Tây Nguyên, thuận
lợi cho giao lƣu kinh tế - xã hội với Lào và Campuchia... Với vị trí địa lý thuận lợi, lại
là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Bình Định có nhiều cơ hội
trao đổi hàng hóa, giao lƣu hợp tác phát triển với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và
cả nƣớc, đồng thời có điều kiện thuận lợi trong hội nhập quốc tế và khu vực.
1.2. Địa hình
Bình Định nằm ở phía đông dãy Trƣờng Sơn Nam, có địa hình phức tạp, có
hƣớng dốc chủ yếu từ tây sang đông với sự phân bậc địa hình rất rõ rệt. Nếu ở cao
nguyên phía tây giáp tỉnh Gia Lai có độ cao trung bình 600-700 m thì ở đồng bằng
Bình Định chỉ có cao độ 20-30 m, vùng ven biển cao độ 2-3 m. Toàn tỉnh Bình Định
có thể chia thành 5 dạng địa hình sau:
a) Vùng núi thấp và trung bình
Đây là vùng núi thuộc dãy Trƣờng Sơn Đông, nằm ở ranh giới phía tây của tỉnh
giáp với tỉnh Gia Lai và các nhánh núi chạy đâm ra biển nằm phía bắc giáp với Quảng
Ngãi và phía nam giáp với Phú Yên với diện tích 240.758 ha chiếm khoảng 40% diện
tích tự nhiên của tỉnh. Vùng này có độ cao trung bình 700 m đến 800 m, có những
đỉnh cao 989 m, 1046 m, 1138 m nằm trên đƣờng phân thuỷ giữa sông Kôn và sông
Ba ở phía tây trên lãnh thổ tỉnh Gia Lai; các đỉnh 1.045 m, 1.053 m, 1.202 m nằm trên
đƣờng phân thuỷ giữa sông Kôn, sông An Lão với sông Vệ, sông Re trên đất Quảng

Ngãi; các đỉnh 815 m, 1122 m trên đƣờng phân thuỷ giữa sông Hà Thanh (huyện Vân
Canh) với sông Kỳ Lộ của tỉnh Phú Yên. Địa hình vùng núi bị phân cắt mạnh bởi các
thung lũng đầu nguồn của các sông Lại Giang, Hà Thanh và sông Kôn. Độ dốc sƣờn
trung bình 30-400, có nơi đến 60-700. Vùng núi có độ che phủ rừng rất lớn, đạt đến
54,7-62,4%, có nơi còn gặp những mảng rừng nguyên sinh nhƣ ở An Toàn - An Lão,
Vĩnh Sơn -Vĩnh Thạnh, Canh Phong - Vân Canh, đây cũng là nơi bắt nguồn những
con sông lớn của Bình Định.
b) Vùng đồi gò trung du
Đây là vùng trung gian xen kẹp giữa vùng núi và vùng đồng bằng, nằm dọc
theo thung lũng của các sông lớn với diện tích 160.110 ha, chiếm khoảng 10% diện
tích tự nhiên của tỉnh. Độ cao trung bình khoảng 40-60 m đến 200 m, có một số đồi
cao 200-400 m phổ biến ở địa phận các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ, trung lƣu sông Kôn.
Độ dốc sƣờn đồi thƣờng thấp, khoảng 15-25o. Trên vùng đồi lớp phủ thực vật kém
phát triển, ngoại trừ các diện tích rừng trồng. Có nhiều nơi trong vùng này có thể phát
8


triển cây lâu năm, xây dựng vƣờn rừng, vƣờn đồi theo phƣơng thức nông, lâm kết
hợp.
c) Vùng đồng bằng
Vùng đồng bằng chạy dọc theo ven biển, kéo dài không liên tục theo hƣớng
bắc- nam với tổng diện tích 179.743 ha chiếm khoảng 29,8% diện tích tự nhiên của
tỉnh. Ở phần phía bắc của tỉnh các đồng bằng thƣờng nhỏ, hẹp nằm xen kẽ với gò đồi
(Hoài Nhơn, Phù Mỹ), ở phần phía nam của tỉnh đồng bằng rộng lớn hơn (An Nhơn,
Tuy Phƣớc), đây cũng là nơi sản xuất lúa chủ yếu của tỉnh. Bề mặt địa hình vùng này
tƣơng đối bằng phẳng, nghiêng dần về phía biển với độ dốc không quá 5-70. Cao trình
đồng bằng thay đổi trong khoảng 20-30 m đến 1-2 m so với mực nƣớc biển, có một số
vùng đất trũng thấp hơn mực nƣớc biển nhƣ đầm Trà Ổ, đầm Đề Gi. Ngƣợc lại, giữa
vùng đồng bằng đôi khi có những gò đồi (Phù Mỹ, Phù Cát), những khối núi sót, nhất
là ở Tuy Phƣớc, Phù Cát. Vùng đồng bằng Bình Định có độ phân cắt ngang lớn, hệ

thống sông suối tự nhiên dày đặc cùng với nhiều kênh mƣơng tƣới tiêu. Đồng bằng là
vùng tập trung đông dân cƣ với các loại cây trồng chủ yếu là cây nông nghiệp.
d) Cồn cát ven biển
Đây là dạng địa hình khá đặc biệt của tỉnh Bình Định, bao gồm các cồn cát,
đụn cát có nguồn gốc biển - gió đƣợc hình thành cách đây 6000 năm và hiện nay đang
tiếp tục phát triển về phía tây. Dải cồn cát này kéo dài khoảng 100km gần nhƣ suốt
dọc bờ biển Bình Định, đôi nơi bị phân cắt bởi những khối núi nhô ra sát biển (núi Sui
Lam ở Hoài Nhơn, núi Bà ở Phù Cát). Địa hình dải cồn cát có cấu tạo bất đối xứng,
sƣờn phía tây rất dốc, nhiều nơi trên 300, còn sƣờn phía đông thoải hơn và nghiêng
dần về phía biển. Chiều rộng của dải cồn cát thay đổi, từ vài chục mét - trăm mét nhƣ
ở ven biển Hoài Nhơn, đến 2-2,5 km nhƣ ở ven biển Phù Mỹ.
Bề mặt của dãy cồn cát không bằng phẳng, có nhiều dải trũng và đụn cao xen
kẽ nhau, có nơi đụn cát nhô cao đến 20-30 m (bắc Phù Mỹ). Sự hình thành dải cồn cát
dọc bờ biển đã để lại một dải đất thấp phía nội đồng với sự xuất hiện các đầm Trà Ổ,
Đề Gi, Thị Nại và các vùng đất thấp ngập nƣớc khác, đồng thời làm chuyển dịch dần
các cửa sông nhƣ Lại Giang, Châu Trúc về phía bắc; các sông nhƣ Lạch Mới, Đại An
về phía nam. Dải cồn cát ven biển là vùng đất có nhiều tiềm năng cho phát triển rừng
cây phi lao phòng hộ; cây dài ngày nhƣ dừa, điều; cây nông nghiệp, rau màu và nuôi
thuỷ sản.
e) Vùng đất trũng ven biển
Đới bờ tỉnh Bình Định đặc trƣng bởi những vùng đất trũng, thấp dƣới mực nƣớc
biển, ở đó có sự đa dạng về các hệ sinh thái biển với sự hiện diện của rạn san hô, thảm
cỏ biển, rừng ngập mặn, các dạng cửa sông, đầm ven biển.
Ven bờ biển tỉnh Bình Định gồm có 33 đảo lớn nhỏ đƣợc chia thành 10 cụm
đảo hoặc đảo đơn lẻ. Trong các đảo của tỉnh, chỉ đảo Cù Lao Xanh là có dân cƣ sinh
9


sống, các đảo còn lại là những đảo nhỏ, một số đảo không có thực vật sinh sống chỉ
toàn đá và cát.

Bảng 1. Kết quả phân vùng lãnh thổ tỉnh Bình Định

Tên vùng

Địa điểm phân bố chủ yếu

Vùng A:

Sông An Lão

Đồi núi thấp và trung

Sông Kim Sơn

bình

Sông Kôn
Sông La Tinh
Sông Hà Thanh
Quanh đầm Trà ổ
Quanh đầm Đề Gi
Núi Bà
Vùng B:

Hạ du sông Lại Giang

Đồng bằng

Lƣu vực đầm Trà ổ
Lƣu vực sông Bình Trị

Lƣu vực đầm Đề Gi
Hạ du sông Kôn
Gò cát Phù Cát
Thung lũng sông An Lão
Thung lũng sông Kim Sơn
Thung lũng sông Kôn
Thung lũng sông Hà Thanh

Vùng C:
Đất ngập nƣớc

Đầm Trà ổ
Đầm Đề Gi
Đầm Thị Nại
Hồ Núi Một
Hồ A Vĩnh Sơn
Hồ Thuận Ninh
Hồ Hội Sơn
Các hồ khác

Vùng D:
Cồn cát

Ven biển Hoài Nhơn
Ven biển Phù Mỹ
Ven biển Phù Cát
Phía đông đầm Thị Nại

Vùng E:
Hải đảo


Cù lao Xanh
Hòn Khô

Nguồn: Báo cáo Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học tỉnh Bình Định
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
10


1.3. Đất đai
Lớp phủ thổ nhƣỡng ở Bình Định tƣơng đối phong phú về chủng loại đất và có
sự phân biệt rõ nét giữa các khu vực đồi núi đầu nguồn, khu vực đồng bằng và duyên
hải.
Khu vực đầu nguồn các sông lớn đặc trƣng bởi địa hình núi thấp, cao nguyên
và đồi gò có lớp phủ thổ nhƣỡng. Đại bộ phận phát triển tại chỗ trên các sản phẩm
phong hóa của các loại đá mẹ khác nhau chủ yếu là magma axit, một phần trên các
loại đá trầm tích và biến chất. Ngoài ra tại các thung lũng nhỏ hẹp và bãi bồi ven sông
suối cũng có các loại đất bồi tụ phát triển trên các sản phẩm sƣờn tích và phù sa sông,
suối. Lớp phủ thổ nhƣỡng ở khu vực đồi núi đặc trƣng bởi các loại đất đỏ vàng ở vùng
đồi; ở độ cao trên 900 m là đất mùn vàng đỏ trên núi; đất xám bạc màu, đất dốc tụ, đất
phù sa tại vùng thung lũng.
Khu vực đồng bằng đặc trƣng bởi lớp phủ thổ nhƣỡng phát triển trên sản phẩm bồi
tụ phù sa của các sông: sông Lại Giang, sông La Tinh, sông Kôn và sông Hà Thanh.
Ngoài ra còn có các loại đất xám bạc màu, đất vàng nhạt phát triển trên các trầm tích bở
rời kỷ đệ tứ và một diện tích nhỏ đất vàng phát triển trên các đồi núi sót rải rác. Các loại
đất chính thuộc về nhóm đất phù sa và nhóm đất xám bạc màu. Do tác động của canh tác
lúa nƣớc và các hệ thống tƣới các nhóm đất này đã bị ngập nƣớc và gley hóa phần nào.
Vùng ven biển có lớp phủ thổ nhƣỡng phát triển trên các sản phẩm aluvi, aluvibiển, biển hoặc gió. Do ảnh hƣởng của biển nên hình thành các loại đất bị nhiễm mặn,
mức độ nhiễm mặn biến động rất mạnh và phụ thuộc vào mùa.
Nhóm đất phát triển trên basal bao gồm các loại đất nâu tím, nâu đỏ, nâu vàng

ở độ cao dƣới 900 m và đất mùn nâu đỏ ở độ cao trên 900 m phân bố chủ yếu ở phía
Tây huyện Vĩnh Thạnh và huyện An Lão. Đặc điểm chung của nhóm đất này là có địa
hình ít dốc hơn nhóm đất phát triển trên đá granit, đá mẹ phong hóa tạo ra tầng đất
dày, thành phần cơ giới nặng, cấu trúc tốt, độ phì tƣơng đối cao. Do tầng đất dày, đất
lại khá tơi xốp nên khả năng thấm hút nƣớc cao. Cấu trúc của đất tƣơng đối bền vững
với quá trình xói mòn. Trên nhóm đất này có thảm rừng mƣa nhiệt đới phát triển rất
tốt, nhƣng do địa hình tƣơng đối bằng phẳng và độ phì nhiêu cao nên nhóm đất này
đang đƣợc khai thác mạnh mẽ để sản xuất nông nghiệp.
Nhóm đất phát triển trên granit bao gồm đất xám, đất vàng đỏ ở địa hình thấp
và đất mùn vàng nhạt ở địa hình cao chiếm đại bộ phận diện tích tự nhiên của Bình
Định.
Hiện trạng và định hướng sử dụng đất
Căn cứ vào Niên giám thống kế tỉnh năm 2014 và Bản đồ quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2030, hiện trạng và định hƣớng sử dụng đất của Bình Định năm 2012
đƣợc trình bày ở bảng sau:
11


STT

Bảng 2. Diện tích, cơ cấu các loại đất của tỉnh Bình Định
Quy hoạch đến năm 2020
Hiện trạng sử dụng
(Bản đồ quy hoạch sử dụng
đất năm 2013
đất đến năm 2020, tỷ lệ
(Nguồn:
Niên
giám
Loại đất

1/100.000 do UBND tỉnh
thống kế, 2014)
xác lập, 2012)
Diện
tích.(ha)

I

1

Cơ cấu %

Diện tích
(ha)

Cơ cấu %

TỔNG DIỆN TÍCH
605.058
TỰ NHIÊN

100,00

605.058

100,00

Đất nông nghiệp

497.823


82

507.752

83,92

Đất trồng lúa

54.509

9,0

51.002

8,42

Đất trồng cây lâu năm

29.888

4,9

30.610

5,0

Đất rừng phòng hộ

186.439


30,8

192.910

31,88

Đất rừng đặc dụng

30.785

5,1

27.865

4,6

Đất rừng sản xuất

145.808

24,1

160.323

26,5

Đất làm muối

203


Trong đó:
1.1.

1.2.

1.3.

1.4.

1.5.

1.6
191

1.7
Đất nuôi trồng thủy sản 2.843
2
2.1.
2.2.

Đất phi nông nghiệp

0,46

70.356

11,6

Đất ở

8.797
Đất chuyên dùng
30. 872
Đất xây dựng trụ sở cơ
272
quan, công trình sự
nghiệp

2.686

0,44

90.127

14,95

364

0,50

7.527

1,24

5.651

0,9

1,5
0,3


Đất quốc phòng - an
7.299
ninh

1,2

Đất sản xuất, kinh
12


doanh phi nông nghiệp
2.3
2.4
2.5

3
3.1.

3.2
3.3

5.684

0,9

Đất tôn giáo, tín
257
ngƣỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa 5.783

địa
Đất sông suối và mặt
24.585
nƣớc chuyên dùng

0,3

Đất chƣa sử dụng

239

0,27

6.062

1,0

6,1

7.179

1,18

1,6

7.179

0,9

36.879


Đất đồng bằng chƣa sử
dụng
9.630
Đất đồi núi chƣa sử
24.860
dụng
Núi đá không có rừng
2.389

Theo bảng trên cho thấy đất nông nghiệp đến năm 2013 chiếm 82% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh và đến năm 2020 sẽ tăng đến 83,92%, trong đó đất rừng phòng hộ từ
150.042 ha (năm 2010) tăng lên 192.190 ha (năm 2020), rừng đặc dụng không thay
đổi (chiếm 5,49% diện tích tự nhiên), đất rừng sản xuất tăng từ 132.891 ha (năm
2010) lên 160.323 ha (năm 2020). Dẫn liệu này cho thấy tỉnh ƣu tiên mở rộng diện
tích 3 loại rừng, đây là điều kiện để tăng diện tích rừng đƣợc phủ tăng, diện tích rừng
phòng hộ tăng nhằm chống xói mòn, rửa trôi, tăng độ phì của đất, bảo vệ các công
trình vùng thấp. Trong khi đó đất rừng đặc dụng có giảm xuống. Đất phi nông nghiệp
tăng từ 11,6 đến 15% chủ yếu là sử dụng tích đất chƣa sử dụng đến năm 2020 phục vụ
cho phát triển đô thị, tăng đất nông nghiệp, khu công nghiệp. Đất đô thị tăng từ 0,3 lên
0,66% cũng có tác động đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Sự biến động tăng và giảm diện tích là do:
- Đất nông nghiệp tăng nguyên nhân chủ yếu là do tăng diện tích đất lâm
nghiệp. Đất lâm nghiệp tăng là do đƣợc đầu tƣ trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ,
các huyện trong tỉnh. Chủ yếu là do chuyển từ đất chƣa sử dụng sang.
- Đất phi nông nghiệp tăng nguyên nhân là có nhiều dự án đầu tƣ sản xuất kinh
doanh, tăng nhu cầu về đất ở, các công trình phục vụ mục đích công cộng. Chủ yếu là
chuyển từ đất chƣa sử dụng sang.
- Đất chƣa sử dụng giảm là do chuyển đất chƣa sử dụng vào mục đích trồng
rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ở các huyện trong tỉnh, chuyển sang đất

phi nông nghiệp, chủ yếu là chuyển từ đất đồi núi chƣa sử dụng sang.

13


1.4. Tài nguyên biển
Bình Định là tỉnh ven biển miền Trung Nam bộ, có chiều dài bờ biển là 134
km. Đới bờ tỉnh Bình Định đặc trƣng bởi những vùng đất trũng, thấp hơn mực nƣớc
biển, ở đó sự đa dạng về các hệ sinh thái ven biển với sự hiện diện của rạn san hô,
thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, đầm ven biển và chứa đựng nguồn tài nguyên thủy hải
sản có giá trị kinh tế cao và nơi cƣ trú của một số loài sinh vật quý, hiếm.
Tại các đầm ven biển bao gồm đầm Thị Nại, Trà Ổ và Đề Gi là những đầm có
tính đa dạng sinh học cao. Theo tài liệu nghiên cứu trƣớc đây (Báo cáo Kế hoạch hành
động bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh, năm 2004), các đầm có khu hệ động, thực vật rất
phong phú. RNM đã tồn tại tại các đầm Thị Nại, Đề Gi. Đầm Thị Nại là nơi nuôi
trồng thủy, hải sản và là nơi sinh sống quan trọng của nhiều loài đặc biệt là chim nƣớc
và chim di cƣ.
RNM trƣớc năm 1975 có trên 1.000 ha phân bố ven một số đầm. Hiện nay diện
tích RNM có giảm xuống. RNM phân bố dọc theo bờ sông, lạch, ven bờ đìa nuôi
tôm, vùng cồn chim về phía tây đầm Thị Nại.
Thảm cỏ biển có khoảng 200 ha tại đầm Thị Nại. Độ phủ của thảm cỏ dao động
từ 20-100%. Vùng đáy mềm của đầm cùng với thảm cỏ biển là môi trƣờng thuận lợi
cho sự phong phú của các loài thân mềm, giáp xác.

Kết quả nghiên cứu khu hệ rong ở vùng biển quanh các dảo Cù lao Xanh, Hòn
Đất, hòn Khô và đầm Thị Nại (2003-2004) đã xác định tới 71 loài rong. Các loài rong
giàu iốt, axit alginic...nên đƣợc làm làm thực phẩm (rong cải biển, rong mứt, rong
đông...), làm thức ăn gia súc, phân bón (rong lục Chlorophyta, rong đỏ Rhodophyta).
Vùng ven bờ tỉnh Bình Định nằm trong khu vực miền Trung là nơi có điều kiện
thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các rạn san hô bởi nhiệt độ nƣớc thƣờng

xuyên cao và ít chịu ảnh hƣởng của hệ thống sông ngòi. Rạn san hô phân bố tập trung
nằm trong tam giác Hòn Khô, Hòn Đất, Cù Lao xanh với diện tích khoảng 62 ha,
chiếm 54,7 % tổng diện tích rạn. Rạn san hô là nơi sinh sống của loài thủy hải có giá
trị kinh tế, đặc biệt là bãi đẻ của loài rùa biển quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Nguồn lợi thủy, hải sản ở vùng biển Bình Định khá đa dạng và phong phú với
trên 500 loài cá, trong đó có 38 loài có giá trị kinh tế. Tỷ lệ cá nổi chiếm 65 % với trữ
lƣợng khoảng 38.000 tấn, khả năng khai thác 21.000 tấn. Tỷ lệ cá đáy chiếm 35 % với
trữ lƣợng khoảng 22.000 tấn, khả năng khai thác 11.000 tấn. Tôm biển có 20 loài với
trữ lƣợng khoảng 1.000 – 1.500 tấn. Mực có trữ lƣợng khoảng 1.500 – 2.000 tấn.
Là tỉnh duyên hải Miền Trung, Bình Định có vị trí địa lý thuận lợi là gần các
vùng biển Hoàng Sa, Trƣờng Sa là ngƣ trƣờng cá nổi lớn, cá di cƣ xa có giá trị kinh tế
và xuất khẩu, đặc biệt là Cá ngừ vằn có trữ lƣợng 618.000 tấn, khả năng khai thác
216.000 tấn. Cá ngừ đại dƣơng có trữ lƣợng 52.500 tấn, khả năng khai thác 17.000
tấn.
14


Vùng biển Bình Định có trữ lƣợng cao về nguồn lợi tôm hùm giống, phong phú
về thành phần loài với các loài tôm hùm có gía trị kinh tế nhƣ Tôm hùm bông
(Panulirus ornatus), Tôm hùm lông (Panulirus stimpsoni), Tôm hùm đỏ (Panulirus
longipes), Tôm hùm sỏi (Panulirus homarus). Về khai thác tôm hùm giống: Toàn tỉnh
có 1.369 tàu cá cở nhỏ chuyên khai thác tôm hùm giống với sản lƣợng hàng năm
khoảng 455.460 con (năm 2008).
Tại Bình Định, cá Chình gắn liền với đầm Trà Ổ - một trong những đầm thể
hiện những nét đặc trƣng về một hệ sinh thái của vùng đất ngập nƣớc ở khu vực miền
Trung Việt Nam, là điểm tập kết quan trọng của cá Chình trƣớc khi ra biển sinh sản
và trở về sông suối, nơi sống chính của nó và đã đƣợc quy hoạch là khu bảo tồn vùng
nƣớc nội địa. Các loài cá Chình có giá trị kinh tế và khoa học nhƣ Cá chình
mun (Anguilla bicolor pacifica), Cá chình bông (Anguilla marmorata), Cá chình
nhọn (Anguilla malgumora) là đặc sản của vùng đầm Trà Ổ từ xƣa cho nay.

Yến sào tự nhiên khai thác từ các hang ven biển Quy Nhơn là một trong những
sản vật quý giá, nổi tiếng của Bình Định. Với chiều dài bờ biển trên 134 km với 33
đảo lớn nhỏ và nhiều hang động tự nhiên, Bình Định có tiềm năng về điều kiện tự
nhiên để phát triển nghề nuôi yến với quy mô công nghiệp và đây cũng là một trong
những hƣớng hợp tác đầu tƣ phát triển tại Bình Định (Nguồn Sở KH&ĐT).
Riêng năm 2013, tỉnh Bình Định khai thác đƣợc trên 180.940 tấn hải sản, vƣợt
12% so với kế hoạch. 4 tháng đầu năm 2014 toàn tỉnh khai thác trên đƣợc 50.000 tấn
hải sản các loại.
1.5. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
a) Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến sự sinh trƣởng phát triển
của cây rừng, cây trồng nông nghiệp. Ở Bình Định nhiệt độ không khí thay đổi rõ rệt
theo độ cao địa hình và theo mùa trong năm.
Theo số liệu quan trắc nhiều năm tại Quy Nhơn, nhiệt độ trung bình từ năm 2010
đến 2014 là 27,28 0C, cực đại là 40,70C, cực tiểu là 150C, trong đó vùng đồng bằng ven
biển, nhiệt độ trung bình là 26-270C với tổng nhiệt độ 9.600-9.8500C. Ở thung lũng
sông Kôn, nhiệt độ trung bình năm 240-260C, tổng nhiệt độ dao động 8.800-9.5000C.
Tại khu vực hồ A thủy điện Vĩnh Sơn, mức cao địa hình 750-850 m, nhiệt độ trung bình
năm 200-220C với tổng nhiệt 7.300-8.0000C, còn ở thƣợng nguồn sông Kôn trên những
đỉnh núi cao hơn 1000m nhiệt độ trung bình năm đạt 18-200C.. Nhiệt độ trung bình
tháng trong năm biến đổi rõ rệt. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (6,7,8) khoảng
29-300C, các tháng lạnh nhất từ 23-240C. Chế độ nhiệt ở vùng đồng bằng trong năm
hình thành hai mùa rõ rệt. Mùa lạnh trung bình dài 121 ngày, mùa nóng 253 ngày.
Bảng 3. Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc Quy Nhơn
15


Đơn vị tính: °C
Năm
2010

2011
2012
2013
2014
Bình quân năm
27,4
26,9
27,7
27,2
27,2
Tháng 1
24,5
22,9
23,7
23,8
22,2
Tháng 2
25,7
23,8
24,5
25,5
23,2
Tháng 3
26,2
23,8
26,2
26,9
25,7
Tháng 4
28,3

26,3
27,9
28,3
28
Tháng 5
29,9
28,9
29,7
28,9
29
Tháng 6
30,2
30,5
31,2
29,8
30,8
Tháng 7
29,6
30,4
30
29,3
30,6
Tháng 8
29,4
30,2
30,6
29,4
30,1
Tháng 9
29,1

29,3
28,3
28,3
29,3
Tháng 10
26,9
27
27,4
26,7
27,1
Tháng 11
24,6
26,2
27,1
26,3
26,9
Tháng 12
24,5
23,6
25,9
23,1
23,7
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định, 2014)
b) Lượng mưa
Do chịu ảnh hƣởng trực tiếp của biển ở phía đông và dãy Trƣờng Sơn ở phía
tây nên chế độ mƣa ở Bình Định mang tính đặc thù, phân phối không đều theo mùa và
phân hóa rõ rệt theo vùng lãnh thổ. Mùa mƣa diễn ra lệch so với chế độ mƣa của cả
nƣớc.
Bảng 4. Lƣợng mƣa tại trạm quan trắc Quy Nhơn


Đơn vị tính: mm
Năm
2010
2011 2012 2013
2014
Cả năm
2684,9 1524,9 1483 1905,3
1627,9
Tháng 1
110,4
24
104,4 118,9
19,6
Tháng 2
10,7
40,1
70
1,7
Tháng 3
6,4
71
17,4
22,1
9,8
Tháng 4
9,1
5
170,8 38,9
26,7
Tháng 5

54,9
64,5
9,7
255,6
13,4
Tháng 6
54,2
14,8
51,2
40,7
1,2
Tháng 7
125,9
84,8 114,2 207,9
37
Tháng 8
140,3
36,6 103,2 100,5
108,4
Tháng 9
105,6
266,1 378,4 182,6
244,1
Tháng 10
539,6
448,2 177,3 428,6
480,9
Tháng 11
1511,2 359,1 229,2 426,5
286,1

Tháng 12
27,3
140,1 87,1
13
399
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định, 2014)
Nếu lấy lƣợng mƣa tháng trung bình 100 mm để phân biệt mùa mƣa, mùa ít
mƣa thì ở Bình Định có 4 tháng mùa mƣa (các tháng 8-11) và 8 tháng ít mƣa (tháng
12 năm trƣớc đến tháng 7 năm sau). Nhìn chung biến trình năm của lƣợng mƣa hình
thành 2 cực đại: cực đại chính vào tháng 10 và cực đại phụ vào tháng 5-6, phản ánh
hoạt động của mùa mƣa chính, gây ra lũ chính vụ và mùa mƣa phụ gây ra lũ tiểu mãn.
16


×