Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Dạy học phép nhân, phép chia số tự nhiên cho học sinh tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-----------------

PHẠM THỊ HỒNG

DẠY HỌC PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA
SỐ TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƢỚNG
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Toán Tiểu học

HÀ NỘI, 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-----------------

PHẠM THỊ HỒNG

DẠY HỌC PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA
SỐ TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƢỚNG
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Toán Tiểu học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


PGS.TS Nguyễn Năng Tâm

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS. TS Nguyễn Năng Tâm, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, khoa Giáo dục Tiểu học – Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo
điều kiện , giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù em đã cố gắng, nỗ lực để hoàn thành, song do thời gian và năng lực của
em có hạn nên khóa luận có những hạn chế và thiếu sót nhất định. Em kính mong
nhận được sự chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn để khóa luận của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Phạm Thị Hồng


LỜI CAM ĐOAN
Kết quả nghiên cứu đề tài “Dạy học phép nhân, phép chia số tự nhiên cho học
sinh tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực” là thành quả của việc tự tìm hiểu,
tự nghiên cứu dưới sự chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn và tham khảo tài liệu có
liên quan.
Em xin cam đoan khóa luận “Dạy học phép nhân, phép chia số tự nhiên cho
học sinh tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực” là kết quả nghiên cứu của
riêng em, đề tài không trùng với đề tài của tác giả khác.

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Phạm Thị Hồng


CHÚ THÍCH

GV:

Giáo viên

HD:

Hướng dẫn

HS:

Học sinh

MT:

Mục tiêu

PP:

Phương pháp

PPDH: Phương pháp dạy học
SGK:


Sách giáo khoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ....................................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3
7. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................... 3
NỘI DUNG ..................................................................................................... 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................... 4
1.1. Sự cần thiết và vai trò của dạy học phép nhân, phép chia số tự nhiên ........ 4
1.2. Đặc điểm của học sinh tiểu học............................................................................ 6
1.2.1. Đặc điểm của quá trình nhận thức ở học sinh tiểu học .................... 6
1.2.2. Hoạt động học của học sinh tiểu học ............................................... 8
1.3. Một số vấn đề chung về PPDH phát huy tính tích cực ................................... 9
1.3.1. Quan niệm PPDH tích cực............................................................... 9
1.3.2. Bản chất của PPDH tích cực ........................................................... 9
1.3.3. Dấu hiệu đặc trưng của PPDH tích cực ........................................... 9
1.3.4. Đặc điểm của PPDH tích cực ......................................................... 11
1.4. Một số khái niệm .................................................................................................. 11


1.4.1. Khái niệm số tự nhiên .................................................................... 11
1.4.2. Khái niệm phép nhân, phép chia số tự nhiên ................................. 13
1.5. Nội dung dạy học phép nhân, phép chia số tự nhiên ở Tiểu học ................ 18

1.5.1. Nội dung dạy học phép nhân............................................................ 20
1.5.2. Nội dung dạy học phép chia ............................................................. 25
1.6. Phƣơng pháp dạy học phép nhân, phép chia số tự nhiên trong môn Toán
ở Tiểu học theo hƣớng phát huy tính tích cực ....................................................... 29
1.6.1. Phương pháp thảo luận nhóm ......................................................... 30
1.6.2. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề ................................... 31
1.6.3. Nguyên tắc chung trong việc vận dụng PPDH tích cực.................. 32
Chƣơng 2. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH VÀ GIÁO ÁN MINH HỌA DẠY HỌC
PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC .......................................... 35
2.1. Nguyên tắc đề xuất quy trình............................................................................. 35
2.1.1. Phù hợp với logic dạy học ................................................................ 35
2.1.2. Phù hợp với đặc trưng học tập của học sinh tiểu học ...................... 36
2.1.3. Phù hợp với đặc trưng của quan điểm phát huy tính tích cực ......... 36
2.1.4. Phù hợp với thực tiễn ở trường Tiểu học ......................................... 36
2.1.5. Đảm bảo tính khoa học và tính vững chắc....................................... 37
2.2. Đề xuất quy trình thiết kế dạy học phép nhân, phép chia số tự nhiên cho
học sinh tiểu học ........................................................................................................... 37
2.2.1. Đề xuất quy trình .............................................................................. 37


2.2.2. Một số hoạt động dạy học thiết kế sử dụng phương pháp phát huy
tính tích cực................................................................................................ 40
2.3 Giáo án minh họa .................................................................................................. 45
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 54


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Cấp học tiểu học là một cấp học nền tảng của giáo dục quốc dân. Chất lượng
giáo dục này quyết định rất nhiều vào kết quả đào tạo giáo dục nói chung. Vì
vậy, giáo dục đào tạo ở cấp học Tiểu học phải được chú trọng. Đặc biệt trong đó
là dạy học môn Toán.
Số học là mạch kiến thức cơ bản, cốt lõi của chương trình môn Toán tiểu
học. Mạch số học được tạo thành từ bốn phần: số học các số tự nhiên, số học các
phân số, số học các số thập phân và một số yếu tố đại số; trong đó số học các số
tự nhiên giữ vai trò trung tâm.
Trong dạy học số học các số tự nhiên, dạy học bốn phép tính trên tập số tự
nhiên được xem là trọng tâm. Đầu tiên học sinh được học hai phép tính là phép
cộng và phép trừ. Tiếp sau là phép nhân và phép chia. Việc dạy học phép nhân,
phép chia trên tập số tự nhiên là một nội dung cơ bản, quan trọng trong nội dung
số học ở tiểu học. Nội dung dạy học phép nhân, chia số tự nhiên được dạy xuyên
suốt ở lớp 2, 3, 4, 5. Qua việc rèn luyện các kĩ năng thực hành phép nhân, chia
giúp cho học sinh nắm chắc một số tính chất cơ bản của phép tính, thứ tự thực
hiện phép tính trong các biểu thức có nhiều phép tính, mối quan hệ giữa các phép
tính (đặc biệt là giữa phép cộng và phép nhân, phép nhân và phép chia). Đồng
thời dạy học phép nhân, phép chia trên tập hợp số tự nhiên nhằm củng cố các kiến
thức có liên quan đến môn Toán như đại lượng, giải toán và các yếu tố hình học.
Nước ta đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng kế
thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông hiện hành, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa
Việt Nam và phù hợp với xu thế Quốc tế, đồng thời đổi mới toàn diện mục tiêu,
SVTH: Phạm Thị Hồng – K39E Khoa Giáo dục Tiểu học

1


nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục theo yêu cầu phát triển
phẩm chất và năng lực học sinh… Để đạt được mục tiêu đó không thể không bàn

đến đổi mới phương pháp hình thức dạy học phát huy tính tích cực cho học sinh.
Việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực trong dạy học phép nhân,
phép chia trên các số tự nhiên góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả dạy học;
phát triển tư duy, năng lực thực hành, khả năng phân tích, suy luận logic và
phẩm chất không thể thiếu được của người lao động mới.
Ở các trường Tiểu học hiện nay, kĩ năng tính toán là một trong số những kĩ
năng rất được coi trọng, trong đó có kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia.
Tuy nhiên khả năng tính toán của nhiều học sinh chưa thực sự tốt, nhiều em còn
chưa nắm vững quy trình thực hiện phép tính, còn mắc nhiều sai sót và chưa biết
áp dụng những kĩ năng tính toán vào giải quyết vấn đề, áp dụng vào cuộc sống.
Nhiều giáo viên cũng chưa có phương pháp phù hợp để phát triển khả năng tính
toán nói chung, khả năng thực hiện phép nhân và phép chia cho học sinh nói
riêng.
Các lí do trên em thấy việc đề xuất đề tài: “Dạy học phép nhân, phép chia số
tự nhiên cho học sinh tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực” là cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng quan điểm dạy học phát huy tính tích cực, phân tích nội dung phép
nhân, phép chia số tự nhiên trong môn Toán ở Tiểu học nhằm tích cực hóa hoạt
động nhận thức, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Dạy học phép nhân, phép chia số tự nhiên cho học
sinh tiểu học.

SVTH: Phạm Thị Hồng – K39E Khoa Giáo dục Tiểu học

2


Khách thể nghiên cứu: Hoạt đọc


toán dạng Gấp một số lên - HS nhắc lại tên bài
nhiều lần.

theo hàng dọc

- GV ghi tên bài lên bảng

- HS ghi tên bài vào
vở

2.2. Hình

- GV đưa ra bài toán: Đoạn

thành kiến

thẳng AB dài 2cm, đoạn

thức

thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn

(10-12ph)

thẳng AB. Hỏi đoạn thẳng CD

SVTH: Phạm Thị Hồng – K39E Khoa Giáo dục Tiểu học

- HS lắng nghe


46


MT: HS

PP phát

dài bao nhiêu xăng-ti-mét?

nắm được

hiện và

- GV hỏi:

+ Đoạn thẳng AB

gấp một số

giải quyết

+ Bài toán cho biết gì ?

dài 2cm, đoạn thẳng

lên nhiều

vấn đề

CD dài gấp 3 lần

đoạn thẳng AB

lần ta lấy số
đó nhân với

PP vấn đáp + Bài toán hỏi gì ?

+ Đoạn thẳng CD
dài bao nhiêu xăng-

số lần
- GV tóm tắt bài toán bằng sơ

ti-mét

đồ lên bảng :
2 cm

A

B

C

D
? cm

- GV: Nếu độ dài đoạn thẳng
AB được biểu diễn bằng 1
PP thảo


phần thì độ dài đoạn thẳng

- HS: Cộng 3 lần độ

luận nhóm

CD được biểu diễn bằng 3

dài đoạn thẳng AB:

phần bằng nhau như thế. Vậy

2+2+2=6

độ dài đoạn CD được tính như
thế nào?
- GV: 2 + 2 + 2 là tổng của 3

- HS: Có thể biểu

độ dài đoạn thẳng AB, ta có

diễn bằng phép

thể biểu diễn bằng phép toán

nhân:

nào ?


2×3=6

- GV yêu cầu HS phát biểu

- HS: Muốn tính độ

bằng lời

dài đoạn thẳng CD

SVTH: Phạm Thị Hồng – K39E Khoa Giáo dục Tiểu học

47


ta lấy độ dài đoạn
thẳng AB nhân với 3
- GV: số 3 biểu diễn gì ?

- HS: 3 là số lần gấp

- GV: Đó là 1 bài toán có lời
văn ví dụ về gấp một số lên

- HS: số được gấp là

nhiều lần, với số được gấp là

2 và số lần gấp là 3


gì ? Và số lần gấp là bao

(lần)

nhiêu ? Vậy em hiểu như thế

- HS: Gấp một số

nào là gấp một số lên nhiều

lên nhiều lần là lấy

lần ?

số đó nhân với số

- GV tổng kết: Gấp một số lên lần
nhiều lần là ta lấy số đó nhân
với số lần.
- GV yêu cầu HS phát biểu

- HS phát biểu, cả
lớp đọc đồng thanh

* Bài tập 1 (HD HS tóm tắt và

2.3. Luyện
tập (18ph)


PP phát

giải bài toàn)

MT: HS áp

hiện và

- GV cho HS đọc đề bài

dụng kiến

giải quyết

- GV hỏi:

thức gấp

vấn đề

+ Bài toán cho biết gì ?

một số lên
nhiều lần,
phân biệt

+ HS: Năm nay em
6 tuổi; tuổi chị gấp 2

PP vấn đáp


lần tuổi em
+ Bài toán hỏi gì ?

dạng toán
nhiều hơn

- 2 HS đọc

+ HS: Năm nay chị
bao nhiêu tuổi

+ Bài toán này thuộc dạng

SVTH: Phạm Thị Hồng – K39E Khoa Giáo dục Tiểu học

+ HS: Gấp một số
48


một số đơn

toán nào ?

lân nhiều lần.

vị và gấp

+ Đâu là số đã cho ?


+ HS: 6 tuổi

một số lần

+ Số lần gấp là bao nhiêu ?

+ HS: 2 lần

để làm bài

- GV yêu cầu HS tóm tắt bài - HS tóm tắt vào

tập.

toán.

nháp

- GV chốt: Nếu coi tuổi em là
một đoạn thẳng thì tuổi của
chị là hai đoạn thẳng như thế + HS quan sát, sửa
( GV toám tắt trên bảng)

lại nếu cần

Tóm tắt
Tuổi em :

6 tuổi


Tuổi chị :
? tuổi

- GV gọi HS nhắc lại ghi nhớ

- 2 HS nhắc lại ghi
nhớ

- GV tổ chức cho HS giải bài - HS giải bài toán
toán vào vở

vào vở

- GV tổ chức cho HS đổi chéo - HS đổi vở kiểm tra
vở cho bạn cùng bàn để kiểm
tra
- GV chốt đáp án
Năm nay tuổi của chị là :
6 × 2 = 12 ( tuổi)
Đáp số : 12 tuổi

SVTH: Phạm Thị Hồng – K39E Khoa Giáo dục Tiểu học

49


- GV tổ chức cho HS kiểm tra - HS quan sát, đối
lại bài giải của mình và sửa chiếu
sai nếu có
* Bài tập 2 ( HS tự tóm tắt và

PP vấn đáp giải bài toán có lời văn liên
quan dến gấp một số lên
nhiều lần)
- GV cho HS đọc đề bài

- 2 HS đọc đề bài

- GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
PP trò chơi

+ HS: Con hái được
7 quả cam, mẹ hái
được gấp 5 lần số
cam của con

+ Bài toán hỏi gì ?

+ HS: Mẹ hái được
bao nhiêu quả cam ?

+ Bài toán thuộc dạng toán

+ HS: Gấp một số

nào ?

lân nhiều lần

- GV tổ chức cho HS giải bài

toán: 3 HS đại diện cho 3 tổ - HS giải bài toán
lên bảng làm, HS còn lại làm
vào vở

- HS nhận xét, chọn

- GV tổ chức cho HS nhận ra bài làm đúng nhất
PP vấn đáp xét, khen ngợi
- GV chốt đáp án và chuyển
sang bài tập 3
SVTH: Phạm Thị Hồng – K39E Khoa Giáo dục Tiểu học

50


* Bài tập 3 ( Phân biệt khái
niệm nhiều hơn một số đơn vị
và gấp một số lần)
- GV treo phiếu học tập lên
bảng

- HS đọc yêu cầu

- GV gọi HS đọc yêu cầu
PP hoạt

- GV: Các em hãy quan sát

động nhóm mẫu và cho cô biết : số đã cho
PP trò chơi là 3, nhiều hơn 5 đơn vị ta


- HS: 8

được mấy ?
- GV: Làm thế nào để được - HS: 3 + 5 vì nhiều
8? Vì sao?

hơn 5 đơn vị ta thực
hiện phép cộng.

- GV chốt: đây chính là dạng
toán nhiều hơn một số lần
(Tương tự với gấp 5 lần số đã
cho)
- GV lưu ý cho HS 2 dạng
toán trên
- GV tổ chức cho HS chơi;
GV chia 2 đội chơi, mỗi đội 3
thành viên. Luật chơi là các
bạn lên nối tiếp nhau điền vài
các cột, mỗi bạn điền 1 cột.
Bạn thứ nhất điền xong
SVTH: Phạm Thị Hồng – K39E Khoa Giáo dục Tiểu học

51


chuyển bút cho bạn thứ 2, cứ - HS chuẩn bị trong
như thế cho đến khi kết thúc 1 ph
trò chơi, thời gian là 2 phút.

- GV tổ chức cho HS chơi

-HS thực hành chơi

- Gv tổ chức cho HS nhận xét,
đánh giá
- GV kết luận, khen ngợi
3. Củng cố-

- GV: Qua tiết học hôm nay

dặn dò

em đã học được những gì ?

(3ph)

- GV cho HS nhắc lại ghi nhớ

MT:HS

- GV tổng kết, nhận xét tiết

nắm lại kiến

học

thức trọng

- GV dặn dò HS về nhà ôn lại


tâm của bài

bài học hôm nay và chuẩn bị

- HS lắng nghe

cho tiết học sau

SVTH: Phạm Thị Hồng – K39E Khoa Giáo dục Tiểu học

52


KẾT LUẬN
Với tư cách là một môn học trong nhà trường, Toán học có khả năng trang bị
cho học sinh một hệ thống tri thức và phương pháp riêng để nhận thức thế giới
khách quan, là công cụ để học tập tốt các môn học khác và hoạt động hiệu quả
trong thực tiễn. Do vậy, nội dung và phương pháp dạy học toán không ngừng
được cải thiện để thực hiện mục tiêu của môn học, cấp học đề ra. Đề tài “Dạy
học phép nhân, chia các số tự nhiên cho học sinh tiểu học theo hướng phát huy
tính tích cực” được nghiên cứu cũng không nằm ngoài mục tiêu trên.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài này em rút ra được một số kết luận sau :
1. Giáo viên phải là người nắm vững bản chất Toán học của các mạch kiến
thức, nắm được sự thể hiện nội dung kiến thức trong SGK thì mới truyền thụ cho
học sinh những kiến thưc đúng, việc dạy học sẽ hiệu quả.
2. Bằng việc tìm hiểu cách sắp xếp nội dung dạy học trong SGK, giáo viên sẽ
thấy mối quan hệ giữa các bài học, các khối lớp học. Từ đó chú ý huy động vốn
kiến thức học sinh đã có để học bài mới, đồng thời trang bị cho học sinh lượng
kiến thức cần làm cơ sở cho bài học tiếp theo.

3. Việc nắm bắt đặc điểm nhận thức cũng như đặc điểm hoạt động học của
học sinh cũng như đặc điểm các phương pháp dạy học và định hướng đổi mới
phương pháp sẽ giúp giáo viên lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học đúng,
hiệu quả và phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh.
4. Việc tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy học Toán nói chung, nội dung
phương pháp dạy học phép nhân, phép chia các số tự nhiên nói riêng là rất cần
thiết, là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên Tiểu học.

SVTH: Phạm Thị Hồng – K39E Khoa Giáo dục Tiểu học

53


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. GS.TSKH Nguyễn Bá Kim- Phương pháp dạy học môn Toán, Nhà Xuất
Bản Đại Học Sư Phạm 2006
[2]. Phạm Minh Hạc (1989), Giáo trình tâm lí học tập I, Nhà Xuất Bản Giáo Dục
[3]. Phạm Minh Hạc (1989), Giáo trình tâm lí học tập II, Nhà Xuất Bản Giáo Dục
[4]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), Sách giáo khoa Toán lớp 2, Nhà Xuất Bản
Giáo Dục 2012
[5]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), Sách giáo khoa Toán lớp 3, Nhà Xuất Bản
Giáo Dục 2012
[6]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), Sách giáo khoa Toán lớp 4, Nhà Xuất Bản
Giáo Dục 2012
[7]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), Sách giáo khoa Toán lớp 5, Nhà Xuất Bản
Giáo Dục 2012
[8]. Vũ Dương Thụy – Đỗ Trung Hiệu, Các phương pháp giải Toán ở Tiểu
học, Nhà Xuất Bản Giáo Dục 1999
[9]. Trần Diên Hiển, Giáo trình Lý thuyết số, Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm
2003

[10]. Trần Diên Hiển (chủ biên), Các Tập Hợp Số, Nhà Xuất Bản Giáo dục –
Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm 2003

SVTH: Phạm Thị Hồng – K39E Khoa Giáo dục Tiểu học

54



×