Ngày soạn: 02/10/2008 Tiết 11
DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được các đặc điểm di truyền của gen trên NST (X và Y)
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của gen nằm trên NST
thường và NST giới tính.
- Nêu được một số ứng dụng của sự di truyền liên kết giới tính.
- Đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân, phương pháp xác định tính trạng do gen ngoài nhân hay
gen trong nhân quy định.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng kĩ năng nhận biết, suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức giải toán sinh học.
3. Thái độ:
- Học sinh yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá các quy luật biểu hiện tính trạng.
II. Thiết bị dạy học
- Hình 12.1 12.2. Bảng sơ đồ lai kiểu hình – kiểu gen/NST.
- Máy tính, máy chiếu và phiếu học tập.
III. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức bài học
1. Ổn định tổ chức lớp:
12A: .............................................. 12B: ........................................... 12C:........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen? Tần số hoán vị gen phụ thuộc vào đâu?
- Làm thế nào để chứng minh 2 gen có khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên 1 NST?
3. Bài mới: Người ta đã nhận thấy giới tính được quy định bởi 1 cặp NST gọi là NST giới tính. Ví
dụ, bộ NST của ruồi giấm 2n = 8 …
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
HS: Mục I.1a, hình 12.1 – SGK → Thảo luận
- Thế nào là NST giới tính?
- NST thường và NST giới tính khác nhau như
thế nào?
- Đặc điểm của các gen nằm trên vùng tương
đồng hoặc không tương đồng?
HS: Mục I.1b – SGK → Thảo luận
- Ở người, cặp NST giới tính của nam, nữ có
điểm gì giống và khác nhau?
- Tế bào sinh dục ♀
GP
→
mấy loại trứng?
- Tế bào sinh dục ♂
GP
→
mấy loại TT?
GV: Lưu ý HS khi làm toán về di truyền liên kết
giới tính cần chú ý loài sinh vật và kiểu xác định
NST giới tính của loài.
I. Di truyền liên kết với giới tính
1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định
giới tính bằng NST
a) NST giới tính
- NST có chứa gen quy định giới tính.
- Cặp NST giới tính:
+ Cặp XX gồm 2 chiếc tương đồng, hình que.
+ Cặp XY: Y hình móc → có vùng tương đồng,
có vùng không tương đồng với X.
b) Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính
bằng NST
- Kiểu XX, XY:
+ ♀ XX, ♂ XY: ĐV có vú, ruồi giấm …
+ ♀ XY, ♂ XX : chim, bướm …
- Kiểu XX, XO:
+ ♀ XX, ♂ XO: châu chấu, rệp, bọ xít …
+ ♀ XO, ♂ XX : Bọ nhậy …
2. Di truyền liên kết với giới tính
- 1 -
HS: Mục I.2a, hình 12.2 – SGK → Thảo luận
- Xác định kết qủa ở F
1
, F
2
và tìm điểm khác so
với kết quả TN0 lai thuận nghịch của MenDen?
- Hình 12.2 cho thấy gen quy định màu mắt nằm
trên NST giới tính nào?
- Đặc điểm di truyền của gen/NST X?
HS: Mục I.2b SGK
- VD về hiện tượng di truyền của 1 số tính trạng
do gen/NST Y quy định?
- Phương pháp phát hiện gen/NST Y?
- Tính chất di truyền của gen/NST Y?
- Thế nào là di truyền liên kết giới tính?
- Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với
giới tính?
HS: Mục II – SGK → Thảo luận
- Nhận xét về kết quả lai thuận nghịch, đặc điểm
biểu hiện kiểu hình của F1 so P?
- Đặc điểm của sự thụ tinh, vai trò tế bào chất
của trứng?
- Đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân? So với
gen nhân?
a) Gen trên NST X
- Thí nghiệm: SGK
- Nhận xét: Kết quả lai thuận nghịch khác nhau,
khác kết quả của lai thuận nghịch của MenDen.
- Giải thích: Gen quy định màu mắt nằm trên
NST X mà không có alen trên Y → con ♂ XY
chỉ cần 1 gen lặn/NST X đã biểu hiện kiểu hình.
- Đặc điểm DT của gen/NST X: Di truyền chéo
b) Gen trên NST Y
- VD: người bố có túm lông tai sẽ truyền đặc
điểm này cho tất cả các con trai mà con gái thì
không bị tật này
- Giải thích: Gen quy định tính trạng/NST Y,
không có alen tương ứng trên X → Di truyền
cho cá thể mang kiểu gen XY.
- Đặc điểm DT của gen/NST Y: Di truyền thẳng
d) Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết
với giới tính
- Phân biệt sớm giới tính vật nuôi để tiện cho
việc chăn nuôi đem lại lợi ích kinh tế cao.
- Phát hiện sớm các bệnh do sự rối loạn cơ chế
phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính.
II. Di truyền ngoài nhân
- Thí nghiệm: SGK, F
1
có kiểu hình giống mẹ.
- Giải thích:
+ Nhân hợp tử: sự kết hợp nhân giao tử ♂ với
nhân giao tử ♀.
+ Hợp tử: Phát triển trên tế bào chất của trứng,
tế bào chất chứa gen (gen lục lạp, gen ti thể).
- Đặc điểm di truyền ngoài nhân: Di truyền
theo dòng mẹ, không tuân theo quy luật chặt chẽ
4.Củng cố
- Phương pháp phát hiện các quy luật di truyền: liên kết giới tính, di truyền tế bào chất, di truyền
phân li độc lập?
5. Hướng dẫn về nhà
- Ở người, bệnh mù màu đỏ lục do gen lặn/NST Y quy định, một phụ nữ bình thường có em trai bị
bênh mù màu lấy 1 người chồng bình thường, xác suất cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng bình
thường là bao nhiêu? Biết bố mẹ của cặp vợ chồng này không bị bệnh?
- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị nội dung bài mới, tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen.
V. Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................ .....
.......................................................................................................................................................... .......
..................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
- 2 -
Ngày soạn: 03/10/2008 Tiết 12
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Giải thích được thế nào là mức phản ứng, cách xác định mức phản ứng.
- Giải thích được mối qua hệ giữa kiểu gen và môi trường trong việc hình thành kiểu hình.
- Hình thành năng lực khái quát hoá.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng kĩ năng nghiên cứu khoa học: quan sát nhận biết, thu thập số liệu, đưa ra giả thuyết và
làm thí nghiệm chứng minh giả thuyết.
3. Thái độ:
- Học sinh yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá các quy luật biểu hiện tính trạng.
II. Thiết bị dạy học
- Hình 13 SGK, các hình ảnh liên quan sưu tầm từ Internet.
- Máy tính, máy chiếu và phiếu học tập.
III. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức bài học
1. Ổn định tổ chức lớp:
12A: .............................................. 12B: ........................................... 12C:........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Ở người, bệnh mù màu đỏ lục do gen lặn/NST Y quy định, một phụ nữ bình thường có em trai bị
bênh mù màu lấy 1 người chồng bình thường, xác suất cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng bình
thường là bao nhiêu? Biết bố mẹ của cặp vợ chồng này không bị bệnh?
- Làm thế nào để nhận biết được một bệnh nào đó ở người là do gen lặn trên NST giới tính hay do
gen trên NST thường quy định?
3. Bài mới: GV yêu cầu học sinh giải thích câu tục ngữ "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống".
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
HS: Mục I SGK → Thảo luận
- Tính trạng trên cơ thể sinh vật là do gen quy
định có hoàn toàn đúng hay không? Tại sao?
- Sơ đổ thể hiện mối quan hệ gen và tính trạng?
Xác định các yếu tố chi phối từng giai đoạn?
HS: Mục II SGK → Thảo luận
- Nhận xét về sự hình thành màu lông thỏ? Biểu
hiện màu lông ở các vị trí trên cơ thể phụ thuộc
vào yếu tố nào?
- T
0
có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động
của gen tổng hợp Melanin?
- Kết luận về vai trò của kiểu gen và ảnh hưởng
của môi trường đến sự hình thành tính trạng?
I. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Gen/ADN → mARN→ Protein → Tính trạng
II. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
1. Ví dụ: Thỏ Himalaya
- Có màu lông đen tại vị trí các đầu mút của tai,
bàn chân, đuôi, mõm ...
- Những vị trí khác có màu lông trắng muốt
2. Giải thích
- Các tế bào ở đầu mút cơ thể có T
0
thấp hơn →
có khả năng tổng hợp được sắc tố Melanin →
lông màu đen
- Các vùng khác có T
0
cao hơn → không tổng hợp
được Melanin → lông màu trắng
⇒ làm giảm T
0
thì vùng lông trắng sẽ chuyển sang
màu đen.
- 3 -
- Bố mẹ có truyền đạt cho con cái những tính
trạng đã hình thành sẵn hay không?
- Ví dụ về mức độ biểu hiện của kiểu gen phụ
thuộc vào môi trường?
HS: Mục III, hình 13 SGK → Thảo luận
- Nhận xét về kiểu hình của kiểu gen 1 ở những
môi trường khác nhau?
- Mức phản ứng là gì? VD minh họa?
- Đặc điểm của mức phản ứng? VD về mức phản
ứng rộng, hẹp?
- Ý nghĩa của mức phản ứng trong trồng trọt và
chăn nuôi?
- Cách xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen?
- Tại sao các nhà khoa học lại khuyên nông dân
không nên trồng 1 giống lúa duy nhất trên một
diện tích rộng?
- Hình 13 SGK thể hiện điều gì?
- Nhận xét về chiều cao cây của 2 kiểu gen ở mỗi
độ cao nước biển?
- Thế nào là sự mềm dẻo kiểu hình? Mức độ
mềm dẻo kiểu hình phụ thuộc yếu tố nào?
- Ý nghĩa của sự mềm dẻo kiểu hình?
→ Tính chất, đặc điểm của sự mềm dẻo kiểu
hình?
3. Kết luận
- Môi trường có ảnh hưởng đến sự biểu hiện tính
trạng của kiểu gen.
III. Mức phản ứng của kiểu gen
1. Khái niệm
- Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen
tương ứng với các môi trường khác nhau.
2. Đặc điểm
- Mức phản ứng do gen quy định; cùng 1 kiểu
gen, mỗi gen có mức phản ứng riêng.
- Tính trạng có mức phản ứng rộng (TT số lượng).
Tính trạng có mức phản ứng hẹp (TT chất lượng).
Mức phản ứng càng rộng, sinh vật càng dễ thích
nghi
3. Phương pháp xác định mức phản ứng
- Tạo ra các cá thể có cùng 1 kiểu gen: Tự thụ
phấn, nhân giống vô tính, giao phối cận huyết ...
4. Sự mềm dẻo về kiểu hình
- Hiện tượng 1 kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình
trước những điều kiện môi trường khác nhau.
- Kiểu gen quy định mức độ mềm dẻo kiểu hình.
- Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình
trong 1 phạm vi nhất định.
4. Củng cố
- Nói: cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng "má lúm đồng tiền" có chính xác không? Tại sao? Nếu
cần thì ta phải sửa lại câu nói đó như thế nào?
- Tại sao cần đặc biệt quan tâm đến bà mẹ khi mang thai.
5. Hướng dẫn về nhà
- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị nội dung bài thực hành lai giống và lên tiêu bản NST tinh hoàn châu chấu.
V. Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................ .....
.......................................................................................................................................................... .......
........................................................................................................................................................ .........
..................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................... ..............
................................................................................................................................................. ................
...............................................................................................................................................
- 4 -