Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Dạy học nội dung yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học dựa vào dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 110 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-----------------------------------

TRƢƠNG THỊ MỸ HẠNH

DẠY HỌC NỘI DUNG YẾU TỐ THỐNG KÊ
TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
DỰA VÀO DỰ ÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Toán ở Tiểu học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

ThS. PHẠM HUYỀN TRANG

HÀ NỘI - 2017
i


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ từ phía các thầy cô
giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình tìm tòi và nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt, em xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn chân thành và sâu
sắc nhất tới cô giáo, ThS. Phạm Huyền Trang - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn,
chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã rất cố gắng nhƣng do thời gian
và năng lực có hạn nên khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy,
em rất mong nhận đƣợc sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và
các bạn để khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.


Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô cùng
các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Trương Thị Mỹ Hạnh

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Dạy học nội dung yếu tố thống kê trong
môn Toán ở Tiểu học dựa vào dự án” là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của ThS. Phạm Huyền Trang.
Các kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận này là trung thực,
không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, những trích dẫn tài
liệu tham khảo trong khóa luận là đƣợc phép sử dụng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.

Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Trương Thị Mỹ Hạnh

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... .ii

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT .......................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
7. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
8. Cấu trúc khóa luận ......................................................................................... 5
NỘI DUNG............................................................................................................ 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC DẠY HỌC
NỘI DUNG YẾU TỐ THỐNG KÊ TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
DỰA VÀO DỰ ÁN .............................................................................................. 6
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 6
1.1.1. Khái quát về yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học hiện
hành .................................................................................................................6
1.1.1.1. Mục tiêu dạy học yếu tố thống kê ở Tiểu học............................... 6
1.1.1.2. Nội dung chương trình yếu tố thống kê trong môn Toán ở
Tiểu học........................................................................................................ 7
1.1.2. Một số vấn đề lí luận liên quan đến dạy học dựa vào dự án...........16
1.1.2.1. Một số thuật ngữ liên quan đến dạy học dựa vào dự án ........... 16

iii


1.1.2.2. Một số vấn đề về dự án và dạy học dựa vào dự án.................... 19
1.1.3. Một số đặc điểm nhận thức và tư duy của học sinh tiểu học...........27

1.1.3.1. Tri giác ......................................................................................... 27
1.1.3.2. Chú ý ............................................................................................. 28
1.1.3.3. Trí nhớ .......................................................................................... 29
1.1.3.4. Tư duy ........................................................................................... 30
1.1.3.5. Tưởng tượng ................................................................................. 30
1.1.4. Dạy học yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học dựa vào
dự án .............................................................................................................. 31
1.1.4.1. Dạy học nội dung yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học
dựa vào dự án ......................................................................................................31
1.1.4.2. Vai trò của việc dạy học nội dung yếu tố thống kê trong môn
Toán ở Tiểu học dựa vào dự án .........................................................................32
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 33
1.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về nội dung yếu tố thống
kê, mức độ yêu cầu cần đạt đối với học sinh trong dạy học nội dung
này .................................................................................................................33
1.2.2. Thực trạng của việc sử dụng phương pháp, hình thức dạy học
trong dạy học nội dung yếu tố thống kê ...................................................... 35
1.2.3. Thực trạng của việc dạy học yếu tố thống kê trong môn Toán
tiểu học dựa vào dự án .................................................................................36
1.2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về khái niệm dạy học
dựa vào dự án ............................................................................................ 36
1.2.3.2. Thực trạng đánh giá của giáo viên về hiệu quả của việc sử
dụng dự án trong dạy học nội dung yếu tố thống kê. .............................. 37
1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên đối với việc dạy
học nội dung yếu tố thống kê........................................................................38

iv


1.2.4.1. Thuận lợi ...................................................................................... 38

1.2.4.2. Khó khăn....................................................................................... 39
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 40
Chƣơng 2. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH DẠY HỌC NỘI DUNG YẾU TỐ
THỐNG KÊ TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC DỰA VÀO DỰ ÁN ....... 42
2.1. Nguyên tắc đề xuất quy trình và một số tiêu chí chọn lựa nội dung
để vận dụng dạy học dựa vào dự án nội dung yếu tố thống kê trong
môn Toán ở Tiểu học ....................................................................................... 42
2.1.1. Nguyên tắc đề xuất quy trình dạy học nội dung yếu tố thống kê
dựa vào dự án ............................................................................................... 42
2.1.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ............................................ 42
2.1.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý thuyết và thực
tiễn .............................................................................................................. 42
2.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức (phù hợp với khả năng
thực hiện của học sinh) ............................................................................. 43
2.1.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động của
giáo viên và hoạt động của học sinh ........................................................ 43
2.1.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn thực
tiễn của nhà trường, địa phương.............................................................. 44
2.1.1.6. Nguyên tắc đảm bảo sự đánh giá thường xuyên, liên tục,
khách quan. ................................................................................................ 44
2.1.2. Xác định những tiêu chí chọn lựa nội dung để vận dụng dạy
học dựa vào dự án ........................................................................................ 44
2.1.2.1. Nội dung phải chứa đựng tình huống thực tiễn/có mối
liên hệ với thực tiễn.................................................................................. 44
2.1.2.2. Nội dung phải có tính vấn đề, cần được giải quyết.................... 45
2.1.2.3. Nội dung mang tính liên môn, đa ngành ..................................... 45

v



2.1.2.4. Nội dung đảm bảo tính vừa sức................................................... 45
2.2. Đề xuất quy trình dạy học nội dung yếu tố thống kê trong môn
Toán ở Tiểu học dựa vào dự án. ..................................................................... 46
2.2.1. Xác định vấn đề, hình thành dự án ................................................... 46
2.2.2. Lập dự án ............................................................................................ 47
2.2.2.1. Lập kế hoạch dự án ...................................................................... 47
2.2.2.2. Giao nhiệm vụ cho HS .................................................................. 47
2.2.3. Thực hiện dự án..................................................................................49
2.2.4. Tổng hợp và đánh giá ........................................................................50
2.3. Một số ví dụ minh họa.............................................................................. 51
2.3.1. Dự án “Nhà thống kê nhỏ tuổi” (lớp 3) ...........................................51
2.3.2. Dự án “Cây lớn lên từng ngày” (lớp 4) ...........................................58
2.3.3. Dự án “Bé là nhà điều tra dân số” (lớp 4) ......................................64
2.3.4. Dự án “Em tập làm sữa chua” (lớp 5) .............................................70
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 74
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .......................................................... 75
3.1. Mục đích thực nghiệm.............................................................................. 75
3.2. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 75
3.2.1. Công tác chuẩn bị...............................................................................75
3.2.1.1. Chuẩn bị giáo án.......................................................................... 75
3.2.1.2. Xác định thời gian, đối tượng tham gia thực nghiệm ................ 75
3.2.2. Tổ chức thực nghiệm ..........................................................................82
3.2.3. Tổ chức đánh giá ................................................................................83
3.2.3.1. Nội dung bài kiểm tra .................................................................. 83
3.2.3.2. Đáp án và thang điểm.................................................................. 86
3.2.3.3. Hình thức kiểm tra ....................................................................... 88
3.3. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 88

vi



3.3.1. Về định tính ......................................................................................... 88
3.3.2. Về định lượng...................................................................................... 89
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 90
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 93
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 96

vii


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

DHDVDA

Dạy học dựa vào dự án

GD - ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDTH

Giáo dục tiểu học

GV


Giáo viên

HTDH

Hình thức dạy học

HS

Học sinh

HSTH

Học sinh tiểu học

PP

Phƣơng pháp

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

TP

Thành phố


VNEN

Mô hình trƣờng học mới

YTTK

Yếu tố thống kê

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Nhận thức của giáo viên về khái niệm dạy học dựa vào dự án .......36
Bảng 1.2: Hiệu quả của việc sử dụng dự án trong dạy học nội dung yếu
tố thống kê cho học sinh tiểu học ......................................................37
Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm (3A) và lớp đối chứng
(3B) ....................................................................................................89

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Nhận thức của giáo viên tiểu học về nội dung yếu tố thống kê....... 33
Hình 1.2: Nhận thức của giáo viên tiểu học về mức độ yêu cầu cần đạt
đối với học sinh trong dạy học nội dung yếu tố thống kê .................. 34
Hình 1.3: Mức độ sử dụng các phƣơng pháp, hình thức dạy học trong
dạy học mạch kiến thức thống kê ........................................................ 35

Hình 3.1: Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm (3A) và lớp đối chứng
(3B) ....................................................................................................89

x


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển nhƣ vũ bão của xã hội cùng với quá trình toàn cầu hóa,
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã và đang đặt ra yêu cầu bức thiết là
phải nâng cao chất lƣợng Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) nhằm bồi dƣỡng
nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Do đó, đổi mới giáo dục là một xu thế mang
tính toàn cầu với mục đích đào tạo ra lớp ngƣời tự tin, năng động, giàu kĩ
năng làm việc hợp tác, có khả năng giải quyết tốt các vấn đề phức tạp, những
khó khăn đa chiều không ngừng nảy sinh trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy,
việc đổi mới nền giáo dục nƣớc nhà là một tất yếu khách quan, là yêu cầu
đang đặt ra đối với tất cả các ngành học, cấp học của hệ thống giáo dục.
Hiện tại, ngành giáo dục nƣớc ta đã hoàn thành xong chƣơng trình phổ
thông tổng thể, đang trong giai đoạn hoàn thiện chƣơng trình bộ môn. Cấp
Tiểu học - cấp học nền tảng là cấp học chú trọng đổi mới đầu tiên. Các
phƣơng pháp dạy học (PPDH) tích cực, hình thức dạy học (HTDH) phong
phú đƣợc áp dụng để thực hiện một cách hiệu quả mục tiêu giáo dục nói
chung, giáo dục tiểu học (GDTH) nói riêng. Bên cạnh đó, dạy học dựa vào dự
án (DHDVDA) là quá trình hiện thực hóa quan điểm dạy học gắn lí thuyết với
thực hành, phát huy tính chủ động, tích cực của ngƣời học do đó sẽ góp phần
tích cực vào việc bồi dƣỡng những con ngƣời mới đầy năng động, hoạt
bát,...nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Trong chƣơng trình Tiểu học trƣớc năm 2000, môn Toán chỉ có các
mạch kiến thức bao gồm: Số học và yếu tố đại số, yếu tố hình học, đại lƣợng
và đo đại lƣợng, giải toán có lời văn. Nội dung yếu tố thống kê (YTTK) cũng

có nhƣng mới chỉ ẩn tàng trong các nội dung trên. Khoa học thống kê hiện
nay đang phát triển rất mạnh mẽ, trong đời sống hàng ngày, các tri thức thống
kê luôn tồn tại xung quanh chúng ta do đó việc đƣa chúng vào dạy trong

1


chƣơng trình sẽ giúp siết chặt mối liên hệ giữa các kiến thức toán học với thực
tiễn đồng thời trang bị cho học sinh (HS) các kĩ năng để thu thập, phân loại và
xử lí dữ liệu nhằm khám phá thế giới muôn màu muôn vẻ.
Đứng trƣớc yêu cầu đó, chƣơng trình Tiểu học hiện hành đã chú ý đến
vấn đề xây dựng YTTK thành một mạch kiến thức riêng. Với tƣ cách là một
mảng kiến thức có nhiều ứng dụng trong thực tiễn vì vậy vấn đề dạy học nội
dung này sao cho hiệu quả rất cần đƣợc quan tâm nghiên cứu.
Thực tế, việc dạy học YTTK trong chƣơng trình môn Toán ở Tiểu học
vẫn chƣa đƣợc quan tâm xem xét đúng mức. Biểu hiện rõ nét nhất là việc dạy
học nội dung này còn nặng về lí thuyết, giáo viên (GV) vẫn giữ vai trò chủ
đạo trong quá trình dạy học, truyền thụ kiến thức theo lối áp đặt, ít tạo cho HS
cơ hội thực hành, chƣa chú trọng phát huy tính chủ động, tích cực của HS dẫn
đến hệ quả là các em rất lúng túng trong việc xử lí các tình huống thực tiễn
liên quan đến tri thức thống kê. Những hạn chế này xuất phát từ sự ảnh hƣởng
của lối dạy học truyền thống, của các phƣơng pháp, hình thức dạy học chƣa
thực sự phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Do vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này là cần dạy học YTTK nhƣ thế
nào để đạt đƣợc hiệu quả thiết thực, giúp HS vận dụng nhuần nhuyễn tri thức
đƣợc học vào cuộc sống chứ không đơn thuần dừng lại nơi sách vở. Chính
điều này sẽ góp phần rèn luyện tƣ duy thống kê cho HS.
Nhƣ đã đề cập ở trên, ƣu điểm nổi trội của DHDVDA là góp phần thực
hiện quan điểm dạy học gắn lí thuyết với thực hành, phát huy tính chủ động,
tích cực của ngƣời học. Do đó việc dạy học YTTK trong môn Toán ở Tiểu

học dựa vào dự án là thiết thực để góp phần dạy học hiệu quả nội dung này.
Những lí do trên đây là căn cứ để tôi lựa chọn đề tài: “Dạy học nội dung
yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học dựa vào dự án”.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất quy trình dạy học nội dung YTTK trong môn Toán ở Tiểu học
dựa vào dự án nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung này.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Quy trình dạy học nội dung YTTK trong môn
Toán ở Tiểu học dựa vào dự án.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học YTTK trong môn Toán ở
Tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng đƣợc quy trình dạy học nội dung YTTK trong môn Toán
ở Tiểu học dựa vào việc tổ chức cho HS giải quyết những nhiệm vụ học tập
phức hợp, đòi hỏi sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, phát huy sự sáng
tạo, năng lực của HS thì bƣớc đầu góp phần nâng cao hiệu quả dạy học YTTK
cho học sinh tiểu học (HSTH).
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học nội dung
YTTK trong môn Toán ở Tiểu học dựa vào dự án.
- Đề xuất quy trình dạy học nội dung YTTK trong môn Toán ở Tiểu học
dựa vào dự án.
- Thực nghiệm sƣ phạm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
6.1.1. Quan điểm tiếp cận lịch sử - logic

Kế thừa các thành tựu nghiên cứu về dự án và DHDVDA.
6.1.2. Quan điểm tiếp cận hệ thống cấu trúc
Xem xét việc dạy học các YTTK là một thành phần của dạy học Toán ở
Tiểu học và xem xét DHDVDA là một hƣớng đi mới trong dạy học nội dung
YTTK nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS.

3


6.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Phƣơng pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu các
tài liệu, sách báo có liên quan đến việc dạy học nội dung yếu tố thống kê ở
Tiểu học, dạy học dựa vào dự án; nghiên cứu các tài liệu về triết học, tâm lí
học, giáo dục học,...có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phƣơng pháp quan sát: Dự giờ, quan sát hoạt động dạy của giáo
viên, hoạt động học của học sinh.
- Phƣơng pháp điều tra: Điều tra, thu thập các ý kiến của giáo viên về
thực trạng dạy và học nội dung YTTK trong môn Toán ở Tiểu học, quan điểm
của giáo viên về DHDVDA nội dung này.
6.2.3. Các phương pháp khác:
- Phƣơng pháp xử lí số liệu thống kê: Xử lí các số liệu thu thập đƣợc
từ việc điều tra, khảo sát thực trạng.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Do thời gian và năng lực còn hạn chế nên khóa
luận chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nội dung YTTK trong môn Toán ở
Tiểu học và quy trình dạy học nội dung này dựa vào dự án.
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
+ Địa bàn điều tra khảo sát thực trạng:

Trƣờng Tiểu học Tiền Phong B - Mê Linh - Thành phố (TP) Hà Nội.
Trƣờng Tiểu học Kim Nỗ - Đông Anh - TP. Hà Nội.
Trƣờng Tiểu học Bắc Hồng - Đông Anh - TP. Hà Nội.
Trƣờng Tiểu học Nam Hồng - Đông Anh - TP. Hà Nội.
+ Địa bàn nơi thực nghiệm:
Trƣờng Tiểu học Tiền Phong B - Mê Linh - TP. Hà Nội.

4


8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khóa luận bao gồm
các chƣơng sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học nội dung yếu tố
thống kê trong môn Toán ở Tiểu học dựa vào dự án.
Chƣơng 2: Đề xuất quy trình dạy học nội dung yếu tố thống kê trong
môn Toán ở Tiểu học dựa vào dự án.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

5


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC DẠY HỌC
NỘI DUNG YẾU TỐ THỐNG KÊ TRONG MÔN TOÁN
Ở TIỂU HỌC DỰA VÀO DỰ ÁN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái quát về yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học hiện hành
1.1.1.1. Mục tiêu dạy học yếu tố thống kê ở Tiểu học

Thống kê là việc thu thập, lƣu giữ, phân tích và xử lí các số liệu cần
thiết cho một mục đích, một hoạt động nào đó trong một khoảng thời gian
nhất định.
Mục đích dạy học yếu tố thống kê trong trƣờng phổ thông nói chung và
trong trƣờng Tiểu học nói riêng là nhằm tăng cƣờng ứng dụng toán học vào
thực tiễn, hình thành cơ sở toán học ban đầu để học sinh tiếp tục học ở bậc
học sau.
Mục tiêu dạy học yếu tố thống kê trong trƣờng Tiểu học là cung cấp
những hiểu biết ban đầu về thống kê mô tả, rèn luyện một số ứng dụng toán
học vào thực tiễn, hình thành tƣ duy “thống kê” cho học sinh. Cùng với các
kiến thức toán học khác góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, bồi
dƣỡng các phẩm chất và đức tính cần thiết của con ngƣời mới.
- Về kiến thức
Giúp học sinh làm quen với các biểu tƣợng ban đầu về thống kê mô tả:
+ Dãy số liệu thống kê
+ Bảng số liệu thống kê
+ Biểu đồ thống kê (biểu đồ tranh, biểu đồ cột, biểu đồ quạt)
+ Số trung bình cộng

6


- Về kĩ năng
Hình thành, rèn luyện và củng cố một số kĩ năng phù hợp với trình độ
nhận thức của học sinh nhƣ:
+ Kĩ năng thu thập và ghi chép số liệu thống kê.
Ví dụ: Đo và ghi lại số đo chiều cao, cân nặng của các bạn trong tổ,...
+ Kĩ năng đọc và phân tích những số liệu thống kê từ dãy số liệu, bảng
thống kê hoặc biểu đồ thống kê.
Ví dụ: Dựa vào biểu đồ thống kê số quyển sách mà các bạn đã đọc

đƣợc trong một năm, học sinh phải nêu đƣợc các thông tin nhƣ số quyển sách
mà từng bạn đã đọc, nhận xét xem bạn nào đọc đƣợc nhiều sách nhất, ít sách
nhất, so sánh số lƣợng sách đọc giữa các bạn,...
+ Kĩ năng lập dãy số liệu theo yêu cầu cho trƣớc, lập bảng thống kê đơn
giản, lập biểu đồ ở mức độ tiếp tục hoàn thành một biểu đồ;
Ví dụ: Viết dãy số liệu theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn.
+ Kĩ năng xử lí các số liệu thống kê.
+ Kĩ năng giải một số bài toán thực tiễn có liên quan đến kiến thức đã
học.
- Về thái độ
Góp phần rèn luyện óc phân tích, làm việc có kế hoạch và khoa học;
tính cẩn thận, tỉ mỉ; thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các kiến thức toán học
với thực tiễn cuộc sống, từ đó gây dựng sự hứng thú, lòng say mê học toán
cho học sinh.
1.1.1.2. Nội dung chương trình yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học
 Chƣơng trình hiện hành
Trong chƣơng trình hiện hành ở cấp Tiểu học, tới học kì II lớp 3, yếu tố
thống kê mới chính thức đƣợc đƣa vào chƣơng trình, yếu tố này đƣợc phân bổ
nhƣ sau:

7


Lớp Tuần Tiết

127

128

Tên bài dạy


Nội dung

Làm quen với

- Giới thiệu và làm quen với dãy số

thống kê số liệu

liệu:

(trang 134)

+ Các khái niệm cơ bản của dãy số

Làm quen với

liệu, thứ tự của các số liệu trong dãy.

thống kê số liệu

+ Cách đọc và phân tích số liệu trong

(tiếp theo)

dãy.

(trang 136)

+ Thực hành đọc, phân tích, xử lí các

số liệu thống kê. Lập dãy số liệu từ

3

một quan sát cụ thể.

26

- Giới thiệu bảng số liệu thống kê:
gồm các hàng và cột.

129

Luyện tập
(trang 138)

- Tập nhận xét bảng số liệu:
+ Biết cách đọc các số liệu trong
bảng.
+ Biết cách xử lí các số liệu trong
bảng.
- Thực hành lập bảng số liệu đơn
giản từ một quan sát cụ thể.

22

4

5


23

24
25

Tìm số trung

- Tiếp tục giới thiệu về bảng thống

bình cộng

kê với yêu cầu củng cố kĩ năng đọc,

(trang 26)

phân tích và xử lí bảng thống kê số

Luyện tập

liệu.

(trang 28)

- Bƣớc đầu làm quen với số trung

Biểu đồ
(trang 28)
Biểu đồ

bình cộng:

+ Khái niệm số trung bình cộng.
+ Qui tắc tìm số trung bình cộng của

8


26

6

27

28

32

150

(tiếp theo)

hai hay nhiều số cho trƣớc.

(trang 30)

+ Thực hành tìm số trung bình cộng

Luyện tập

của các số liệu từ một quan sát cụ


(trang 33)

thể.

Luyện tập chung - Biểu đồ:
(trang 35)

+ Giới thiệu cấu tạo của biểu đồ

Luyện tập chung tranh, biểu đồ cột.
(trang 36)

+ Tập đọc các số liệu trên mỗi loại

Ôn tập về

biểu đồ.

biểu đồ
(trang 164)

+ Tập nhận xét trên biểu đồ.
+ Thực hành lập biểu đồ từ một quan

Ôn tập về tìm số sát cụ thể.
34

161

trung bình cộng

(trang 175)
Giới thiệu về

20

97

biểu đồ
hình quạt
(trang 101)

- Biểu đồ quạt:
+ Giới thiệu về cấu tạo của biểu đồ
quạt và ý nghĩa thực tế của nó.
+ Tập đọc biểu đồ hình quạt.
+ Tập nhận xét trên biểu đồ.

5
Ôn tập về
34

168

biểu đồ
(trang 173)

+ Thực hành lập biểu đồ từ một quan
sát cụ thể.
- Ôn tập, củng cố về đọc, nhận xét,
lập bảng số liệu và biểu đồ thống kê

số liệu.

9


Từ bảng trên, ta có thể hệ thống hóa nội dung YTTK trong chƣơng
trình môn Toán ở Tiểu học thành 4 chủ đề nhƣ bảng dƣới để tiện quan sát:
Nội dung
yếu tố thống

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5


- Bƣớc đầu làm quen
với dãy số liệu.
Chủ đề 1
Dãy số liệu
thống kê

- Biết xử lí số liệu và
lập đƣợc dãy số liệu
(ở mức độ đơn giản).
- Biết đọc, phân tích
và xử lí số liệu của
một dãy số liệu.
- Biết những khái Ôn tập và củng cố Ôn tập và củng

niệm cơ bản của bảng kĩ năng:

cố kĩ năng:

số liệu thống kê: - Đọc bảng số liệu, - Đọc bảng số
hàng, cột.
Chủ đề 2

- Biết cách đọc các số các số liệu của một phân tích các

Bảng số liệu liệu của một bảng.
thống kê

nhận xét, phân tích liệu, nhận xét,

bảng.

số liệu của một

- Biết cách phân tích - Lập bảng số liệu bảng.
các số liệu của một thống kê đơn giản.

- Lập bảng số

bảng.

liệu thống kê.

- Biết lập bảng số liệu
thống kê đơn giản.

Chủ đề 3
Biểu đồ

Biểu đồ tranh, biểu 1.
đồ cột:

đồ

tranh, biểu đồ

- Nhận biết các yếu cột:

10

Biểu


tố cơ bản của biểu - Ôn tập, củng
đồ tranh, biểu đồ cố các kĩ năng
đọc biểu đồ,

cột.

- Biết đọc thông tin phân tích và xử
trên biểu đồ tranh lý số liệu trên
biểu đồ cột.

đồ;

biểu


lập

- Biết nhận xét, biểu đồ ở mức
phân tích và xử lý độ

tiếp

tục

số liệu trên biểu đồ hoàn thành một
tranh, biểu đồ cột.

biểu đồ.

- Biết lập biểu đồ 2. Biểu đồ hình
tranh, biểu đồ cột quạt:
dạng đơn giản ở - Nhận biết các
mức độ tiếp tục yếu tố cơ bản
hoàn

thành

biểu đồ.

một của

biểu

hình


đồ
quạt

(thông

tin

chính; ý nghĩa
của các hình vẽ
hoặc kí hiệu
tƣợng
dựa

trƣng
vào

các

chú thích).
- Biết đọc các
số liệu thống


cho

biểu đồ.

11


trên


- Biết nhận xét,
tính toán hoặc
so sánh các số
liệu thống kê
để tìm câu trả
lời cần thiết.
-

Biết

nhận

dạng biểu đồ
hình quạt biểu
diễn

số

liệu

thống kê cho
trƣớc.
- Tính đƣợc trung Ôn tập củng cố
bình

cộng


của kĩ

năng tính

Chủ đề 4

nhiều số.

Số trung

- Bƣớc đầu biết cộng của nhiều

bình cộng

giải bài toán về tìm số và giải toán

trung

bình

số trung bình cộng. về tìm số trung
bình cộng.

12


 Chƣơng trình VNEN
Nội dung
yếu tố thống


Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5


- Bƣớc đầu làm quen
với dãy số liệu.
- Biết xử lí số liệu và
lập đƣợc dãy số liệu
(ở mức độ đơn giản).
Chủ đề 1
Dãy số liệu
thống kê

- Biết đọc, phân tích
và xử lí số liệu của
một dãy số liệu.
- Ứng dụng kiến thức
dãy số liệu thống kê
trong thực tiễn cuộc
sống.
- Biết những khái Ôn tập và củng cố Ôn tập và củng
niệm cơ bản của bảng kĩ năng:

cố kĩ năng:

số liệu thống kê: - Đọc bảng số liệu, - Đọc bảng số
hàng, cột.

Chủ đề 2

- Biết cách đọc các số các số liệu của một phân tích các

Bảng số liệu liệu của một bảng.
thống kê

nhận xét phân tích liệu, nhận xét

bảng.

số liệu của một

- Biết cách phân tích - Lập bảng số liệu bảng.
các số liệu của một thống kê đơn giản.
bảng.

- Lập bảng số

- Ứng dụng kiến liệu thống kê.

- Biết lập bảng số liệu thức bảng số liệu thống kê đơn giản.

Ứng

dụng

thống kê và dãy số kiến thức bảng

13



- Ứng dụng kiến thức liệu thống kê trong số liệu thống
bảng số liệu thống kê thực tiễn.

kê và dãy số

và dãy số liệu thống

liệu thống kê

kê trong thực tiễn,

trong thực tiễn.

chẳng hạn: đọc bảng
số liệu thống kê rồi
viết các dãy số liệu
thống kê theo một
thông tin bắt buộc.
Biểu đồ tranh, biểu 1.
đồ cột:

Biểu

đồ

tranh, biểu đồ

- Nhận biết các yếu cột:

tố cơ bản của biểu - Ôn tập, củng
đồ tranh, biểu đồ cố các kĩ năng
cột.

đọc biểu đồ,

- Biết đọc thông tin phân tích và xử
trên biểu đồ tranh, lý số liệu trên
Chủ đề 3
Biểu đồ

biểu đồ cột.

biểu

đồ;

lập

- Biết nhận xét, biểu đồ ở mức
phân tích và xử lý độ

tiếp

tục

số liệu trên biểu đồ hoàn thành một
tranh, biểu đồ cột.

biểu đồ.


- Biết lập biểu đồ 2. Biểu đồ hình
tranh, biểu đồ cột quạt:
dạng đơn giản ở - Nhận biết các
các mức độ:

yếu tố cơ bản

Mức 1: Tiếp tục của

14

biểu

đồ


×