Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Không muốn lúc nào cũng rỗng túi thì hãy nhớ ngay những mẹo tiết kiệm sau đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.13 KB, 8 trang )

Không muốn lúc nào cũng rỗng túi
thì hãy nhớ ngay những mẹo tiết
kiệm sau đây
Tiết kiệm chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế. Tạm biệt những
tháng ngày mì gói trường kỳ.
Bạn có thường xuyên phân vân tự hỏi không biết tiền của mình đi về chốn nào mà sao cứ
biến mất mãi? Bạn có hay bỏ ra khá nhiều tiền cho những bữa ăn "tự thưởng" chẳng vì
một dịp gì cả? Có phải là số tiền bạn kiếm được không đủ để trả những thứ mình tiêu
không?
Nếu tất cả những câu trả lời trên là "có", bạn cần phải lập ngay một kế hoạch tiết kiệm để
cứu lấy bản thân khỏi những ngày... mì gói chờ lương. Cùng tham khảo một số mẹo dưới
đây để học cách chi tiêu hợp lý nhé.
1. Phân biệt thế nào là tiết kiệm
Hãy nhớ rằng tiết kiệm 5% của khoản tiền 100 triệu hoàn toàn khác so với 5% từ một
món đồ lặt vặt trị giá 100.000.


Người dùng Quora tên Jaap Weel đã viết rằng: "Từ khi được học về kinh
tế học hành vi, tôi bắt đầu ít lo lắng hơn về việc tiết kiệm 20% trong
khẩu phần spaghetti, nhưng dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ xem
nên mua xe gì là có lợi nhất. Rõ ràng bạn có thể ăn thêm rất nhiều mì
spaghetti nếu như mua chiếc xe đang được giảm giá khoảng 4000
USD. Tôi đã thấy nhiều người dành thời gian cân đong đo đếm từng
món tạp hóa nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng họ nên chuyển tới một căn
hộ rẻ hơn hay mua một chiếc xe rẻ hơn."
2. Cái gì làm được thì tự làm
Bạn nên học một số thứ cơ bản như sửa điện, nước, may vá, sửa xe đạp, nấu nướng, sơn
tường hay làm vườn. Mỗi thứ một ít, ngoài việc học thêm được khối kĩ năng hay, bạn còn
tiết kiệm được hàng đống tiền.
Không lẽ mỗi khi quạt bị bám bụi bẩn bạn lại gọi thợ đến làm vệ sinh hay sao? Hãy tự
"nhấc mông" lên và học từ từ đi nhé.




3. Tập thói quen "trì hoãn"
Thành viên Angela Recruiter của Quora viết rằng:
"Đi shopping mà gặp món nào đó khiến cho bạn "yêu từ cái nhìn đầu
tiên"? Hãy chờ một lát, để nó ở đó, trở lại sau vài giờ, rồi vài ngày hay
lâu hơn. Mỗi lần quay lại, hãy tự hỏi bản thân xem độ "yêu" nó có còn
nguyên vẹn như ban đầu không? Hãy nghĩ xem sau một tháng thì nó
còn làm bạn vui không? Vài tháng hay cả năm thì sao?"

Sự trì hoãn đôi khi cũng giúp bạn tiết kiệm được kha khá đấy

4. Dùng "Quy tắc 5 câu"
Mỗi khi mua thứ gì hãy tự hỏi bản thân 5 câu sau: "Muốn hay cần? Mình có cần nó
không? Mình có dùng nó nhiều không? Nhiều đến mức nào? Có đáng không?"


Tự hỏi, tự trả lời và bạn sẽ tự biết mình có nên mua món đồ mình đang phân vân hay
không.

5. Ngưng đua đòi
Dừng ngay việc chơi bời bên các "chiến hữu" có cuộc sống xa hoa, làm những việc xa
hoa mà bạn không thực sự thích lắm. Đừng vì một tí danh hão mà phải bỏ ra hàng đống
tiền để được coi là cùng "đẳng cấp" với hội bạn.
Nếu bạn thích uống cafe, hãy tự nhâm nhi một cốc cafe đắng ở quán quen thuộc, đừng vì
hội bạn nhà có điều kiện mà tự bó buộc bản thân phải vào tận Starbucks, gọi những ly
latte với hương vị lạ mà chính bản thân mình chỉ thấy ngon bởi vì cái giá "chát chúa" của
nó.



Ngưng đua đòi

6. Luôn giám sát những khoản chi tiêu
Thời đại mà người người "quẹt thẻ", nhà nhà "quẹt thẻ", thì ít nhất bạn cũng nên đăng kí
một dịch vụ quản lý tài khoản ngân hàng online, để nó còn nhắn tin cho bạn biết mỗi khi
bạn thanh toán cho vài thứ vô bổ nào đó.
Và tất nhiên, nó cũng giúp bạn xanh mặt khi điện thoại hiện lên dòng chữ: "Số dư tài
khoản của bạn chỉ còn được tính bằng hàng nghìn" và từ đó dừng việc tiêu xài hoang phí
ngay và luôn."


7. Tự nấu ăn, mang đồ đi làm
Người dùng Quora Zach Shefska viết rằng:
"Tôi ăn trưa gần như mọi bữa đều giống nhau. Nấu ăn để sẵn vào hộp
là một trong những cách dễ nhất để tiết kiệm tiền, và còn giảm căng
thẳng trong tuần nữa."


Tự nấu ăn là cách làm hợp lý, hợp vệ sinh, hợp cả túi tiền

Bằng cách này, bạn không những giảm được được tiền ăn ngoài hàng, mà còn tiết kiệm
được khối thời gian để suy nghĩ xem phải ăn gì, ở đâu, thời gian phải xếp hàng chờ đợi,
tính tiền...
8. Biết khi nào thì nên mua đồ chất lượng cao
Đừng bao giờ keo kiệt với những sản phẩm bạn thường xuyên sử dụng, đặc biệt là những
thứ đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống như: đồ làm bếp, máy tính, giường, ghế, thẻ
thành viên tập gym.
Ông bà ta thường nói: "Một lần sợ tốn bốn lần không đủ". Bỏ tiền một lần
và sử dụng được 10 năm, còn hơn vài tháng lại phải lượn ra siêu thị một lần. Trong 10
năm, số tiền bạn tiết kiệm được rõ ràng lớn hơn nhiều.





×