Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Nhà thơ Ôxtrâylia viết về Thanh Thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.52 KB, 5 trang )

THÁI ĐỘ KHIÊM NHƯỜNG TRONG TÁC PHẨM CỦA THANH THẢO
Michelle Cahill
(Australia)

Lần đầu đọc thơ Thanh Thảo, Boey Kim Cheng (đồng chủ xướng và biên tập tạp chí
Thơ Mascarapoetry.com-một tạp chí Thơ uy tín của Australia-ND) và tôi ngay lập tức
bị ấn tượng bởi chất giọng trầm lặng, những chuyển đổi nhẹ nhàng nỗi đau của cá
nhân và xã hội, những nỗi đau phát sinh hồ như từ thái độ khiêm nhường mà chúng
ta, những nhà văn, cần đến để nuôi dưỡng tâm hồn mình. Dù sao đi nữa chúng ta có
thể tự vấn bản thân mình, tâm hồn là gì và vì sao so sánh nó với các nguồn tài
nguyên sẵn có khác dành cho sáng tạo của một thi sĩ như ngôn ngữ, thể xác hay đồ
ăn thì nó lại trở nên lỗi mốt? Đây có lẽ là chủ đề cho một bài viết khác, cho dù có lẽ
nguyên nhân một phần là tính nhạy cảm rộng lớn và trần tục hơn, tính nhạy cảm đã
được lập trình đa dạng về mặt văn hoá.
Bên cạnh đó, chúng tôi cảm thấy rằng thơ Thanh Thảo, được Paul Hoover và Nguyễn
Đỗ dịch như một phần của hợp tuyển Thơ đương đại Việt Nam, đem đến cho độc giả
nhiều điều mà hầu hết chúng ta đều có thể nhớ lại câu trả lời đầy cảm động và hợp
đạo lý đối với cuộc chiến tranh Việt Nam, bởi nó là nguyên nhân gây ra bất đồng sâu
sắc về xã hội và chính trị, bởi nó là hình ảnh thu nhỏ của Thế hệ Nổi loạn( ở Mỹ, ở
Australia và nhiều nước Phương Tây khác-ND) những năm 60, bởi những vết sẹo
những vết thương và chấn thương hiện hữu trong khoảng lịch sử mười một năm
Australia dính líu vào cuộc chiến kéo dài này và hậu quả của nó, bởi đó là một dạng
nguyên mẫu mà qua đó xã hội Australia có thể làm lung lay những lời biện hộ chính
thức cho bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Chúng tôi hầu như biết rõ đề tài phản kháng
hay nhân chứng của Judith Wright, Jennifer Maiden, Denise Levertov, Yusef
Komunyakaa, và Allan Ginsberg, nhưng lại tương đối mù mờ về viễn cảnh Việt Nam,
và trong bối cảnh đó chúng tôi tìm được tác phẩm của Thanh Thảo.
Những chủ đề chính và liên kết với nhau trong thơ Thanh Thảo là chiến tranh và ký
ức. Ký ức và lãng quên đã tạo ra một bức tranh giàu tưởng tượng có âm vang lớn,
trong đó nhà thơ có thể phục hồi và giải toả quá khứ cùng những di chứng đầy mâu
thuẫn và đau khổ triền miên của nó. Nhà thơ mô tả những khoảnh khắc bị vỡ vụn


của tình trạng dễ bị thương tổn trần trụi:
“ vẳng từ 56 năm trước
cái ngày như hôm nay nhợt nhạt
chẳng ai để ý chẳng ai thèm nhớ
một con cún ngơ ngác chào đoạn phố buồn”
(Ngày 12 tháng 3)
Nhà thơ có thể biến đổi những sự kiện ở đây thành trạng thái uyển chuyển về thời
gian, nơi tuổi thơ trở về với tuổi già, nơi chiến tranh trở thành hoà bình:
“ mưa gõ trống tấm tăng ngày cũ
tháng năm rách vá nhiều chỗ
bạn bè cây rừng thưa dần
chiến tranh cưa ngang
bằng cưa máy
hoà bình đốn ngã
bằng đủ thứ
giờ tôi thấy lại buổi chiều của mình
quả chuối ngọt trên bàn tay má ngọt trên lưng
đường đê âm âm dòng sông
tre lả ngọn buồm nâu trôi thấp
cây cầu như người già mỏi mệt
nằm mà không được ngủ”
( “chợt nhớ”)
Thông thường những dòng thơ này không có dấu câu và không viết hoa cho phép
những mệnh đề của chúng cuốn đi. Tiếng thơ len lỏi qua những ý ám thị với sự sáng
sủa khác thường; tiếng mưa nghe như tiếng trống, cây cầu và bóng tre đem đến
những mối liên kết có tính liên tưởng dưới hình thức kể chuyện. Ở đây không hề có
oán thán hay giận dữ dính dáng đến chiến tranh, nhà thơ đã giữ một thái độ hoàn
toàn vô tư. Tính xác thực và sự gần gũi trong chất giọng của nhân vật tương đồng
với chủ nghĩa kinh nghiệm, không giống thực tế về thơ Việt Nam của Yusef
Komunyakaa.([1])

Tuy nhiên, thơ Komunyakaa có nhịp điệu nhanh hơn và giọng điệu dữ dội hơn nhiều.
Trong thơ Thanh Thảo, sự hung bạo của chiến tranh được mô tả gián tiếp và dường
như được gộp vào bởi bức tranh tự nhiên. Chẳng hạn, ở đó phảng phất sự mỉa mai
rằng chiếc áo poncho nhà binh rất cần được vá lại, hay cây cầu giống như thân hình
một người già, kiệt sức nhưng không hoàn toàn ngừng hoạt động. Trong một bài thơ
khác, bài “Chợt nhớ”, nhà thơ đã để kề bên nhau bức tranh về cuộc chiến với âm
thanh vang rền cùng sự mô tả thiên nhiên nhẹ nhàng:
“ bóng nắng cũ
cơn mưa rào chiều hè
bom rơi phía cầu Đuống rền như sấm cũ”
( “ chợt nhớ” )
Không biết tiếng Việt thì không thể đánh giá đúng hoàn toàn sự giản dị về nhịp điệu
của những bản dịch cố gắng đạt được tính chân thực cho từng dòng thơ hay thay đổi,
hay những dao động của đơn âm. Điều này còn diễn tả những cảm giác không đao to
búa lớn của nhà thơ về cuộc chiến. Chiến tranh được đề cập tới trong thơ Thanh Thảo
trong chừng mực ám chỉ rằng chức năng của ký ức không phải là tố cáo, mà là để
lưu giữ nỗi đau và lên tiếng bảo vệ cho những người đã phải chịu đau khổ. Đọc
những bài thơ trong văn cảnh ca dao đã đi vào truyền thống với kho kiến thức về bức
tranh phong cảnh: thóc lúa, mùa màng, làng mạc quả là thú vị. Trong bài viết về các
nhà thơ Chiến tranh Việt Nam, Kevin Bowen đã nhắc đến mối quan hệ trường tồn
giữa đất đai và con người:
“Niềm tin vào sức mạnh của đất đai để duy trì và biến đổi những điều kiện đấu tranh
là then chốt đối với cả thơ ca và văn hoá.”
Cách hiểu có văn hoá sẽ còn nhận ra trong những bài thơ này dấu vết còn lại của
truyền thống Đường thi ([2]) liên kết các giá trị Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo
vốn chuộng suy ngẫm không phải về thực tại, mà về “tư tưởng vượt ra ngoài giới hạn
ngôn từ.” Loại khoảnh khắc trầm tư và dung dị ấy có thể thấy trong tác phẩm của
Thanh Thảo, nơi chúng ta cảm nhận được sự khiêm nhường của nhà thơ, việc ông
công nhận một cách cẩn trọng kẻ thù bên trong:
“ với hai cây bút

hai chiếc đũa
tôi đi tìm nguồn nước
chậm và lặng
kìa ngọn bút hơi run
thở từng nét mực
tôi biết mình đang khô hạn
chậm và lặng”
( “ Khúc chậm 2000” )

Cùng lúc đó, cuộc truy tìm khoảng tối trong thơ ông khác với hầu hết thơ ca Việt
Nam giai đoạn sau chiến tranh, với chất giọng bi thương và sự chính xác về tư tưởng
của nó. Những hiện tượng nhìn thấy được tình cờ nảy sinh và không hề báo trước,
như trong bài thơ “Vội vã”:
“ vội vã
không một lời xin lỗi
người đàn ông bước qua những ngọn cây
để lại phía sau người đàn bà làn khói mỏng

vội vã
những con tàu tìm bến
những ngôi sao tìm chỗ được nhìn thấy
chen chúc trong vũng nước
một vòm trời đột nhiên

vội vã
những câu thơ tìm ngọn lửa”
( “ vội vã”)
Những hình ảnh vỡ vụn và tùy hứng, bóng gió nói đến nỗi kinh hoàng với tình cảm
bốc đồng châm biếm. Như thể bài thơ trở thành một tuyên ngôn hiện sinh và không
chính thức, tạo ra phiên bản thực của chính nó. Tương tự, trong bài thơ “không đề”

phép ẩn dụ của việc câu cá truyền đạt cho chúng ta sự chuyển động và khoảnh khắc
tung ra cú chộp bất ngờ:
“ những giấc mơ
tớp bóng dưới lục bình
xanh buồn bã”
( “ không đề” )

Với những âm rít, trong những dòng này không có gì ác liệt hay vội vàng. Ngôn ngữ
dường như không cần nhiều cố gắng, không cần bổ nghĩa hay phân loại; được sinh ra
bên ngoài ý nghĩa mơ hồ chủ quan sâu sắc, nó tìm cho mình “ngọn lửa” như thể
chính các bài thơ là cội nguồn của ánh sáng. Sự sử dụng ánh sáng và bóng tối là một
chủ đề quán xuyến tuần hoàn, một con sóng dao động thay đổi từ những hình ảnh
trừu tượng sang cụ thể như trong bài thơ “ viễn du”, nơi con bò được mô tả như
đang gặm hoàng hôn:

“ giữa ban ngày giấc mơ đưa ta vào bóng tối riêng của ánh sáng
một bóng tối khu biệt với thực tại nhưng là một thực tại
như con bò gặm ánh chiều một mảng lưng vàng nắng một mảng lưng
sẫm hoàng hôn
những đường biên mập mờ
hoà trộn chia tách hoà trộn”
( “ viễn du” )
Bài thơ mời gọi chúng ta làm một cuộc hành trình; để trải nghiệm những thời điểm
làm quen và khởi hành. Tuy nhiên, ở đây không có thói quen hưởng thụ tính vật chất
của ngôn ngữ. Thay vì mô tả lằn ranh của những người có mặt và vắng mặt, quá khứ
và hiện tại hoà nhập vào một tổng thể mới. Phối cảnh này trong tác phẩm của nhà
thơ có đủ chỗ cho khả năng hồi phục và chữa lành vết thương. Nhân dân Việt Nam
có nhiều thứ phải hàn gắn; đất nước của họ bị xâm chiếm trong những giai đoạn
khác nhau bởi phong kiến Trung Quốc, Pháp, Nhật và Mỹ; cuộc đấu tranh giành độc
lập của họ kéo dài hơn 120 năm, trong thời gian đó hàng trăm ngàn người đã chết

hoặc phải tha hương. Hình thể khoảng tối trong tác phẩm của Thanh Thảo có thể
được hiểu như một cá nhân và sự ghi nhận sâu sắc nỗi đau này. Trong bài thơ gây
tranh luận nhiều nhất của ông, bài “Một người lính nói về thế hệ mình” vốn bị cấm
cho đến khi diễn ra những cải cách chính trị năm 1988, giọng của nhà thơ trở nên
phê phán công khai hơn:
“ thế hệ chúng tôi
hồi còi ấy là một lời tuyên bố
một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận
mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối 82
vẫn thường vác trên vai
một thế hệ thức nhiều hơn ngủ
xoay trần đào công sự
xoay trần trong ý nghĩ
đi con đường người trước đã đi
bằng rất nhiều lối mới”
( “ một người lính nói về thế hệ mình” )

Những chi tiết có vẻ vụn vặt trong cuộc sống của những người lính đã gợi lên lòng
trắc ẩn trong “nắm cơm nho nhỏ” hay “mấy ống cóng canh chua” họ chia sẻ cho
nhau. Và trong khi tình bạn thân thiết giữa những người lính được mô tả, ý thức về
số mệnh chung của họ được truyền đạt rõ ràng hơn ý thức về mục đích chung. Tình
người đó thoát ra khỏi bất kỳ thứ tình cảm ái quốc thiển cận nào, để đến với một
trạng thái phổ quát hơn:
“ nhủ điều chi ơi tiếng quốc đêm sương
kêu da diết suốt một mùa nước nổi
bông điên điển mở cánh vàng nóng hổi
là nắng chiều đẫm lại giữa lòng tay

đất nước ngấm vào ta, đơn sơ
như Tháp Mười không điểm trang

đầy im lặng
trên tất cả tình yêu
tình yêu này đi thẳng
đến mỗi đời ta
bất chấp những ngôn từ”
( “ một người lính nói về thế hệ mình” )
Thơ ca không cố trở thành chứng tích, cũng không cố phản kháng sự trái luân
thường đạo lý của chiến tranh, một sự phê phán như vậy cũng có thể được thể hiện
trong thơ ca Mỹ của Levertov và Ginsberg. Không dựa trên sự tùy tiện, nỗi đau thuộc
về một điều kiện chung hơn, một bức tranh, nơi một vì sao mọc lên từ “hố bom nhoè
nước”, nơi khuôn mặt của nhiều người được thấy đang bồng bênh trôi:
“ và tôi thấy
trôi qua mặt mình bao nhiêu gương mặt
những bạn bè quen những bạn bè chưa gặp
trẻ măng
loang loáng theo con nước
tủa về những đồng sâu
hun hút
buổi chiều”
(“ một người lính nói về thế hệ mình” )

Sự trong sáng của thơ Thanh Thảo, “giọng điệu lạ thường và hấp dẫn” của ông
(Nguyễn Đỗ) có thể được gán cho nhiều khuôn mặt của chiến tranh mà ông mô
tả. Dù là riêng tư và mang tính cá nhân thì thơ vẫn luôn luôn ám chỉ bối cảnh lịch sử
và xã hội của thế giới mà chúng đề cập đến. Đó là thứ thơ ca làm cho mối quan hệ
của thế giới ngôn từ dễ bị công kích, là thứ thơ ca không lệ thuộc quá mức vào sự
phức tạp và tất cả những gì có tính phô trương. Tuy nhiên, trong sự cam chịu - cái
chỉ ra khả năng bất đồng, khả năng nhận biết những thực tế mới mẻ và khác biệt –
có sự mỉa mai nhẹ nhàng. Và trong thái độ khiêm nhường ấy, trong việc chấp nhận
nỗi đau như một điều kiện tồn tại của con người ấy là cả lòng trắc ẩn lớn lao; cái

nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, đưa chúng ta vượt ra ngoài giới hạn của thơ ca:

“ bây giờ tôi biết
những thế giới khác
cũng thế thôi
như con chim tập yêu chiếc lồng của mình
nhưng không cần tập hót”
( “ khúc chậm 2000” )

-------
Michelle Cahill
( nhà thơ, nhà văn Australia)

×