Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Những trang Thơ, Văn viết về Thầy Cô (Phần2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.77 KB, 6 trang )

5 điều nên nhớ vào ngày 20.11 (MTO 11 - 17/11/2008)
Ngày nhà giáo Việt Nam là dịp để học sinh chúng ta thể hiện lòng
biết ơn đến thầy cô yêu dấu của mình. Hãy cùng MTO điểm qua 5
điều mà bạn nên nhơ vào ngày lễ thật đặc biệt này nhé!
Đến thăm thầy cô cũ
Đây là điều đầu tiên mà bạn nên, đúng hơn là phải làm trong dịp lễ này. Đến thăm thầy cô giáo
cũ mới thể hiện rõ lòng biết ơn của chúng ta. Bạn đừng nghĩ rằng “Người cũ thì có thể quên”.
Các thầy cô giáo rất nhớ và quý những học sinh cũ đấy. Nếu thầy cô của bạn đã mất, hãy kéo
nhau đến thắp một nén hương. Còn nếu thầy cô bạn chỉ sống một mình, hãy kéo nhau đến và
khuấy động không khí nhé! Tin mình đi, bạn sẽ có một buổi nói chuyện rất thú vị khi ôn lại
những kỉ niệm cũ với những thầy cô đã từng dạy dỗ mình cho mà xem.
Vật chất không là tất cả
Có những bạn quan niệm rằng “quà càng lớn thì càng thành tâm”. Điều này hoàn toàn sai các bạn
à, đôi khi nó còn có tác dụng ngược đấy, nhất là trong xã hội ngày nay. Tâm lý chung các thầy cô
rất ngại nhận quà của học sinh, có nhiều thầy cô còn cảm thấy bị xúc phạm nữa đấy. Tốt nhất,
hãy đến thăm thầy cô với một bó hoa rạng ngời do chính tay bạn cắm. Có thể nó không đẹp
nhưng sẽ làm thầy cô ấm lòng! Còn nếu bạn biết viết thư pháp, một dịp hay để bạn trổ tài rồi đây!
Đừng tận dụng cơ hội để…thả phanh
Nhiều teen chọn ngày này để họp lớp, tụ tập rồi vui chơi, ăn uống thả phanh. Hoàn toàn không
nên, teen à! Chính những việc làm của chúng ta sẽ làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của ngày tết
thầy cô đấy! Nếu có họp lớp, tụ tập thì cũng nên vui chơi có mức độ và biết dừng lại đúng lúc
nhé!
Thăm thầy, cô trong Ban giám hiệu, tại sao không?
Rất, rất nhiều bạn nghĩ rằng, 20.11 chỉ dành riêng cho những thầy cô đứng trên bục giảng hằng
ngày. Nếu bạn là một trong số đó thì đang lầm to đấy! 20.11 là ngày nhà giáo Việt Nam cơ mà,
các thầy cô hiệu trưởng, hiệu phó, bí thư….cũng là thầy cô của ta vậy. Chính vì thế, nếu những
năm qua bạn nhỡ quên thì năm nay hãy nhớ nhé! Các thầy cô sẽ rất vui đấy!
Học bài cho ngày hôm sau
Ngày Tết của thầy cô năm nay nhằm đúng thứ năm, điều ấy có nghĩa là ta vẫn phải đi học vào
ngày hôm sau. Hãy chuẩn bị bài cho ngày “hậu tết thầy cô” thật chu đáo teen nhé! Chúng ta thể
hiện lòng biết ơn đến thầy cô đâu phải chỉ trong những dịp đặc biệt mà là cả một quá trình đấy!


Hy vọng, với 5 điều chú ý nhỏ trên, bạn sẽ có một ngày tết thầy cô thật ý nghĩa.
Bàn tay cô giáo (MTO 11 - 14/11/2008)
Hồi đi mẫu giáo, trưa nào trước khi ăn cô cũng rửa tay cho nó. Nó quan
sát đôi bàn tay cô giáo thật kĩ.
>> Em yêu thầy
>> Chiếc phong bì
Những ngón tay nhiều chỗ có vết chai. Nhưng nó vẫn thấy tay cô thật mềm, vì cô xoa và kì cọ
những chỗ tay nó nghịch bẩn một cách nhẹ nhàng lắm....
Mấy nhỏ bạn nó có đứa không chịu đưa tay ra cho cô, giấu giấu sau lưng. Nó nghe tiếng cô dỗ
dành: "Cô rửa tay cho, lát con ăn cơm ngon thiệt là ngon ha!"
Cô hiền thế. Nó lại thôn mặt ra tưởng tượng cảnh cô mặc bộ cánh màu xanh ngọc bích, cầm cây
sáo thần và ban cho nó một phép màu. Đúng rồi. Lúc đó nó sẽ ước. Nhưng nó ước gì nhỉ? Nó
nhắm mắt lại. Hình như nó mơ khi nó lớn lên, nó cũng được làm cô giáo. Vì cô giáo dịu dàng như
cô tiên xanh. Đúng rồi. Cô giáo là cô tiên xanh.
Ngày đầu tiên nó đi học lớp một, cô giáo đón nó từ cửa lớp. Cô đưa bàn tay ra nắm lấy bàn tay rụt
rè của nó. Nhẹ nhàng. Trìu mến. Nó thấy ấm áp. Nó lại quan sát. Những ngón tay dài đan vào các
ngón tay ngắn mũm mĩm của nó. Nó thấy yên tâm, ngoan ngoãn theo cô vào lớp. Nhớ lại lúc trước
mẹ nó dắt tay nó đến trường. Tay mẹ cũng ấm như thế này. Phải rồi. Cô giáo là mẹ.
Những buổi tập viết. Nó hì hụi cố viết thật nhiều, thật đẹp. Cô giáo đã dạy cho nó cách cầm bút
như thế nào cho đúng. Nó làm theo. Cô ngồi xuống cạnh nó và sửa tay cho nó. Bàn tay cô nắm lấy
tay nó và đưa từng nét bút một. Có tay cô, nó viết chữ đều và tròn hơn. "Em cứ theo đó mà viết
nha!", cô nó bảo nó. Rồi cô đi tiếp sang bàn khác. Lại nắm tay. Lại sửa lỗi cho từng đứa một. Nhẹ
nhàng. Trìu mến. Ở nhà chị nó cũng hay nắm tay nó dạy nó tập viết. Nó chợt nhớ đến chị. Đúng
rồi. Cô giáo là chị.
Lớn lên. Học cấp hai. Rồi cấp ba. Nó vẫn yêu đôi bàn tay cô giáo. Nó vẫn có thói quen quan sát
thật kĩ. Bàn tay cô có vết chai nơi cầm bút, có những vệt trắng mờ của phấn, có cả những đường
gân...Nó cúi xuống, xoè tay nó ra và nhìn chăm chăm. Đúng rồi. Ngày mai nó sẽ đề vào hồ sơ thi
đại học của nó tên trường: sư phạm.
VỀ THĂM TRƯỜNG CŨ
Tôi trở về thǎm trường phổ thông trung học (PTTH) Hoằng Hoá 2 vào một ngày đầu tháng 10, tiết trời se

lạnh. Hiện ra trước mắt một ngôi trường khang trang, xung quanh có cây xanh che bóng mát.
Anh Lê Vǎn Lai, hiệu trưởng nhà trường, mái đầu đã điểm bạc. Gần sáu mươi tuổi rồi mà trông anh hãy còn
khoẻ. Pha xong ấm trà, anh Lai thong thả nói:
- Ba mươi nǎm, một chặng đường dài trường đã đi qua. Bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi thấy thời gian trôi đi nhanh
quá. Từ một mái trường đơn sơ, với 17 phòng học, khu trường buổi ban đầu từ nơi sơ tán về thật khó khǎn
biết bao nhiêu, nhà tranh vách đất, sân trường chật hẹp, không một bóng cây. Lúc này ai đến trường cũng ái
ngại và luôn cầu mong cho trường có một cơ ngơi khang trang hơn, nhưng đó chỉ là ước mơ.
Anh Lai có mắt trong ngành Giáo dục Đào tạo (GDĐT) Thanh Hoá tương đối sớm. Tốt nghiệp đại học sư
phạm (ĐHSP), anh trở lại Hà Nội dạy bổ túc công nông, sau đó trở về Thanh Hoá dạy ở trường bồi dưỡng.
Nǎm 1975, do hoàn cảnh khó khǎn, để được gần nhà, anh lại xin về dạy ở trường phổ thông trung học Hoằng
Hoá 2. Vừa dạy học, anh vừa tham gia công tác công đoàn, công tác Đảng. Nǎm 1982, anh Lai được đề bạt
hiệu phó, rồi hiệu trưởng nhà trường.
Trong những tháng nǎm làm lãnh đạo, anh Lai đã cùng với thầy cô trong trường vượt qua mọi khó khǎn, thử
thách. Trường xuống cấp nghiêm trọng. Các thầy cô đã vận động học sinh tham gia đóng gạch, nấu vôi để tự
xây lấy phòng học. Những phòng học ban đầu tuy chưa đẹp, nhưng những giọt mồ hôi thầy trò đổ xuống để
giành lấy những niềm tin, những niềm vui.
Tôi đang suy nghĩ, và hình dung lại những hình ảnh của quá khứ đẹp, thì hiệu phó Nguyễn Vǎn trưởng từ
phòng bên đi sang. Trên tay anh cầm một tập danh sách những học sinh đã từng học của trường, nay đã
thành đạt, hiện đang công tác ở mọi miền Tổ quốc.
Tôi hỏi:
- Có lẽ anh cũng là học sinh của trường?
Anh Trưởng không ngần ngại trả lời:
- Đúng thế thầy Lai là thầy dạy cũ của tôi.
Thế hệ thầy trò kế tiếp bên nhau, thật không có gì đẹp bằng. Hiệu phó Nguyễn Vǎn trưởng học lớp 10 ở
trường nǎm 1969. Tốt nghiệp anh vào ĐHSP, rồi tham gia vào quân đội, hết nghĩa vụ anh trở lại trường học
tiếp. Ra trường, anh được phân về giảng dạy ở một trường miền núi Thanh Hoá, sau đó về dạy ở PTTH
Hoằng Hoá 2. Các anh Đỗ Vǎn Huynh, hiệu phó, Hoàng Vǎn Thống Chủ tịch công đoàn, Lê Đình Thơ bí thư
chi đoàn cũng là những người gắn bó lâu nǎm với trường. Các anh đã cùng với các thầy cô đóng góp bao
công sức xây dựng nên mái trường Hoằng Hoá 2 thân yêu này.
Anh Lai đưa tôi đi thǎm phong cảnh của trường. Ngôi trường hôm nay thật khang trang, và đẹp đẽ biết bao

bởi màu áo vàng tươi hắt lên nền trời xanh thấp thoáng ẩn hiện bóng cây, nhìn giống như một khu nhà nghỉ
mát. Anh Lai đưa tôi đi dạo một vòng xung quanh trường. Tôi nhìn thấy bàn ghế, đồ dùng dạy học đã đủ, và
thật vui biết bao khi tôi dừng trước cửa phòng vi tính của trường. Mười máy vi tính đang hoạt động, đã thể
hiện tính công nghiệp của một trường phổ thông.
- Các anh có cách gì xin kinh phí mà xây ngôi trường đẹp thế? Tôi hỏi.
Anh Lai không trả lời tôi ngay mà suy nghĩ một lát rồi mới nói:
- Dân đóng góp cả đấy!
- Thật không?
- Thật mà. Chúng tôi đã vận động dân đóng góp, và dân cũng đã thấy được mục đích đóng góp đó cũng là vì
tương lai con em của họ. Anh biết không, 10 vạn dân của 15 xã phía bắc Hoằng Hoá này rất quan tâm đến
giáo dục. Nhà trường có gì khó khǎn, yêu cầu là dân đóng góp ngay. Thật "dễ trǎm lần không dân cũng chịu"
mà "khó vạn lần dân liệu cũng xong", quả là không sai chút nào.
Qua tâm sự với anh Lai, tôi còn được biết thêm về số tiền mà nhà nước đầu tư cho xây dựng trường chỉ ngót
một tỷ đồng. Còn tiền của dân đóng góp qua các nǎm đã lên tới 3 tỉ.
Tôi và hiệu phó trưởng ra khỏi trường thì một cơn mưa bất ngờ ập xuống. Đến xã Hoàng Trung thì cơn mưa
cũng đã ngớt. Chủ tịch Đào Minh Tuấn vừa đi họp ở trên huyện về. Anh Tuấn cũng là một học sinh cũ của
trường. Anh cho biết hàng nǎm xã Hoàng Trung có tới gần ba trǎm học sinh học tại trường PTTH Hoằng Hoá
2. Nǎm 1986 một cơn lốc đi qua khu vực trường đã làm đổ một số ngôi nhà. Ngay sau cơn lốc, tổ thợ Hoàng
Trung đã có mặt để sửa sang lại phòng học. Tình nghĩa giữa nhà trường và địa phương thật sâu nặng.
Rời nhà chủ tịch Tuấn, chúng tôi đến xã Hoàng Phú. Chủ tịch xã Lê Ngọc Thành cũng là học sinh cũ của
trường. Đây là vùng quê hiếu học. Hàng nǎm Hoàng Phú có tới 35 em vào đại học, hàmg trǎm em đỗ vào cấp
ba. Nǎm nào số học sinh giỏi, khá cũng chiếm tỷ lệ cao...
Chúng tôi trở lại xã Hoàng Kim nơi trường đóng. Chủ tịch xã Phạm Thế Ban nói với cúng tôi rằng Hoàng Kim
sẵn sàng giúp đỡ trường bất cứ lúc nào. Xã đã chọn cho trường tổ bảo vệ khá vững chắc. Tình cảm giữa nhà
trường và nhân dân trong xã rất gắn bó.
Về thǎm trường mới thấy hết được công lao đóng góp to lớn của các thầy cô, của 10 vạn nhân dân, thuộc 15
xã phía bắc Hoằng Hoá. Trải qua 30 nǎm, một chặng đường dài, có biết bao nhiêu vui buồn, có biết bao nhiêu
cuộc chia tay tình cảm thầy trò, giữa phụ huynh học sinh và nhà trường. Lớp lớp các thế hệ học sinh tốt
nghiệp ra đi công tác ở mọi miền quê của Tổ quốc, đã làm rạng rỡ thêm truyền thống của nhà trường.
Chia tay với trường, với các thầy cô, tôi vẫn còn nhớ mãi hình ảnh của thầy cô - những người đang ngày đêm

miệt mài trên trang giáo án, để truyền đạt cho học sinh những kiến thức vào đời. Các thầy cô trường PTTH
Hoằng Hoá 2 thật xứng đáng là những kĩ sư tâm hồn của nhân dân.
Nụ cười hiền từ của thầy đã trở nên quá quen thuộc trong lòng những
đứa học trò như em.
Em yêu thầy. Thật đấy.
Sáng nào thầy cũng vào lớp quan sát và nhắc nhở chúng em từng li từng tí một, kể cả những hôm
thầy không phải dạy tiết nào ở lớp. Nào là ăn sáng đầy đủ cả chưa, nào là có bạn nào ốm không, học
bài cũ thế nào rồi...Thầy à, bụng em không còn réo suốt giờ học nữa. Em đã ăn sáng quen rồi thầy ơi.
Nhờ thầy đấy.
Quần âu, áo sơ mi xanh, cặp kính dày, chiếc cặp da màu nâu đen và nụ cười hiền từ ấy đã trở nên
quá quen thuộc trong lòng những đứa học trò như em. Cả dáng thầy gày gò nữa. Em hiểu, đã có bao
lớp học trò thầy phải quan tâm như mình. Đò đông lắm, thầy chèo đò bình an nha thầy!
Mùa đông về. Lạnh. Khoác thêm chiếc áo khoác, vẫn quần âu, kính, cặp da và nụ cười ấm áp, thầy
lại lên lớp. Thầy lại giảng bài thật to, thật kĩ cho chúng em đủ hiểu, đủ nghe. Gió ngoài kia rít lên
từng cơn. Thầy vẫn giảng miệt mài, miệt mài...
Và chúng em thấy những con chữ nhảy nhót mở ra một cánh cửa.
Thầy biết không, bên trong đó đầy ắp những tri thức. Tri thức của tương lai, tri thức của ngày mai.
Vâng ạ. Em sẽ học. Học để đi sâu vào trong phía cánh cửa ấy. Học để ngày mai lập nghiệp, phải
không thầy?
Biết đâu ngày 20-11 của mươi, mười lăm năm nữa, em cũng sẽ có thật nhiều hoa, nhận được thật
nhiều lời chúc giống như thầy. Em sẽ lại đến thăm thầy và một lần nữa tự hào nói: " Em là học sinh
của thầy. Em yêu thầy".
Giờ Học Cuối
Sân trường giờ học cuối
Cây phượng nở ngàn môi
Bao la nhìn mây trắng
Cháy rực trong men đời
Nôn nao giờ học cuối
Thầy kể chuyện văn thơ
Trò chép lời lưu niệm

Khúc khích cười trong mơ
Sân trường tung giấy vụn
Bàn ghế viết chia tay
Chú lao công quét rác
Cầm chổi rượt giấy bay
Ông thầy già đi tới
Nhìn lớp học đăm chiêu
Phút suy tư tuổi đỏ
Giờ tóc đã ban chiều
Chuông reo giờ học cuối
Chìm trong tiếng hoan hô
Chia tay thầy đứa khóc
Từng nhóm nhỏ hẹn hò
Trường tôi sao đẹp quá
Cây bông sứ rất già
Vẫn đơm hoa thơm ngát
Thầy ơi ! Con đi xa
Tan trường giờ học cuối
Thầy tóc trắng như hoa
Bông gốc già bông sứ
Hôn từng đứa con qua
Lan Cao

×