Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi và bài học kinh nghiệm cho công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.47 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
=====================

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

TƢ TƢỞNG DUY TÂN VỀ GIÁO DỤC CỦA
FUKUZAWA YUKICHI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
CÔNG CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Mã số: ĐH2015-TN02-04

Chủ nhiệm đề tài: ThS Dƣơng Thị Nhẫn

Thái Nguyên, 5/2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
=====================

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

TƢ TƢỞNG DUY TÂN VỀ GIÁO DỤC CỦA
FUKUZAWA YUKICHI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
CÔNG CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Mã số: ĐH2015-TN02-04


Chủ nhiệm đề tài: ThS Dƣơng Thị Nhẫn
Xác nhận của tổ chức chủ trì
KT. HIỆU TRƢỞNG
PHÓ HIỆU TRƢỞNG

PGS.TS. Vũ Ngọc Pi

Thái Nguyên, 5/2017

Chủ nhiệm đề tài

Dƣơng Thị Nhẫn


DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN
THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
I. Thành viên tham gia nghiên cứu đề tài
1. Chủ nhiệm đề tài
ThS. Dương Thị Nhẫn
Đơn vị công tác: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên
2. Cộng tác viên
-

PGS.TS. Phạm Hồng Thái
Đơn vị công tác: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Việt Nam

-

TS. Trần Thị Hạnh

Đơn vị công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia Hà Nội.

II. Đơn vị phối hợp chính
1. Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
2. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

01

Chƣơng 1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG DUY TÂN 04
VỀ GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI
1.1. Điều kiện và tiền đề hình thành tƣ tƣởng duy tân về giáo dục của

04

Fukuzawa Yukichi
1.1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực Đông Á nửa sau thế kỷ XIX

04

1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và tiền đề văn hóa, tư tưởng cho sự 04
hình thành tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi
1.1.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Fukuzawa Yukichi

05


1.2. Nội dung tƣ tƣởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi

05

1.2.1.Giáo dục là chìa khóa của văn minh

05

1.2.2. Cốt lõi của giáo dục là thực học

05

1.2.3. Mục tiêu quan trọng của giáo dục là hình thành nhân cách độc lập

05

1.2.4. Nội dung căn bản của giáo dục là khoa học phương Tây và tinh thần 05
phương Đông
1.2.5. Vai trò của tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi đối với xã hội 06
Nhật Bản đương thời
CHƢƠNG 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TƢ TƢỞNG DUY TÂN VỀ 07
GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC CẢI
CÁCH GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Bức tranh chung về thực trạng giáo dục hiện nay khi thực hiện đổi 07
mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam
2.2. Những mâu thuẫn, thách thức đối với nền giáo dục nƣớc ta khi thực 07
hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo
2.3. Bài học kinh nghiệm từ tƣ tƣởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa 08
Yukichi đối với công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN


09


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Đơn vị: Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
-

Tên đề tài: Tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi và bài học
kinh nghiệm cho công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay

-

Mã số: ĐH2015 – TN02 - 04

-

Chủ nhiệm đề tài: ThS Dương Thị Nhẫn

-

Tổ chức chủ trì:
+ Tên cơ quan: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
+ Địa chỉ: Đường 3/2 phường Tích Lương – Thành phố Thái Nguyên
+ Điện thoại: (84)2803847145; Fax: (84)2803847403;

-


Thời gian thực hiện: 2015 - 2016

2. Mục tiêu
Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xác định mục tiêu là: Làm rõ nội dung
tư tưởng duy tân của Fukuzawa Yukichi về giáo dục, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cho công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
3. Tính mới và sáng tạo
Những kết quả đạt được của đề tài góp phần vào việc đi sâu nghiên cứu tư tưởng
giáo dục của Fukuzawa Yukichi và tư tưởng giáo dục của Nhật Bản. Hơn thế nữa, những
nội dung tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi cho thấy những giá trị về lý luận và
thực tiễn to lớn không chỉ ở Nhật Bản mà còn ảnh hưởng đến Việt Nam. Hiện nay, công
cuộc cải cách giáo dục của Việt Nam vẫn đang trên con đường thực hiện, những giá trị tư
tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi nói riêng và tư tưởng giáo dục ở Nhật Bản nói
chung là nguồn tư tưởng vô cùng quý báu cho Việt Nam trên con đường hiện đại hóa giáo
dục để tiến kịp với nền giáo dục của các quốc gia phát triển trên thế giới.
4. Kết quả nghiên cứu
+ Đề tài phân tích và làm rõ điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và tiền đề văn hóa,
tư tưởng làm nảy sinh tư tưởng duy tân của Fukuzawa Yukichi.
+ Nội dung tư tưởng duy tân chủ yếu về giáo dục của Fukuzawa Yukichi được thể
hiện trong một số tác phẩm của ông.


+ Từ tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi rút ra một số bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam trong công cuộc cải cách nền giáo dục hiện nay.
5. Sản phẩm
1. Dương Thị Nhẫn (2015), “Vận dụng tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về nội dung giáo
dục trong tác phẩm “Khuyến học” nhằm phát triển năng lực người học ở Việt Nam hiện
nay”, Tạp chí Tri thức xanh, (9+10), tr.68-73.
2. Dương Thị Nhẫn (2015), “Vận dụng quan điểm của Fukuzawa Yukichi về nguyên tắc
cải cách giáo dục vào việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam trong bối cảnh

toàn cầu hóa hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Chuyển biến Kinh tế - Xã hội và Giáo
dục”, Học viện quản lý Giáo dục, tr. 150-156.
3. Dương Thị Nhẫn (2016), “Ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi đến
một số phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á,
(1/179), tr.62-69.
4. Dương Thị Nhẫn, Hữu Thị Hồng Hoa, Hà Thị Thu Hằng (2016), “Ảnh hưởng của tư
tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi đến quá trình chuyển biến tư tưởng của tầng lớp
nho sĩ Việt Nam đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (6/184), tr.51-58.
5. Dương Thị Nhẫn (2016), “Bài học kinh nghiệm từ tư tưởng giáo dục của Fukuzawa
Yukichi đối với công cuộc đổi mới, hiện đại hóa giáo dục ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu
Hội thảo Quốc tế Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục: Xu hướng Việt Nam và thế giới, Học viện quản lý Giáo dục, tr.785-792.
6. Phƣơng thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của
kết quả nghiên cứu
Đề tài có thể được dùng làm tư liệu để đưa ra những chính sách đổi mới giáo dục
nhưng bền vững cho nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay; đồng thời còn có thể được dùng
làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu lịch sử triết học Nhật Bản
nói riêng và lịch sử triết học phương Đông nói chung.
Ngày

tháng

năm

Tổ chức chủ trì
KT. HIỆU TRƢỞNG
PHÓ HIỆU TRƢỞNG

Chủ nhiệm đề tài


PGS.TS. Vũ Ngọc Pi

Dƣơng Thị Nhẫn


THAINGUYEN UNIVERSITY
Thainguyen University of Technology
INFORMATION OF THE RESEARCH RESULT
7. General information
-

Project title: Fukuzawa Yukichi’s innovative thoughts of education and the
lesson learned for the cause of education reform in Vietnam nowadays.

-

Code number: ĐH2015 – TN02 - 04

-

Coordinator: Duong Thi Nhan, M.A

-

Implementing institution:
+ Name: University of Technology, Thai Nguyen University
+ Address: 3/2 Road, Tich Luong Ward, Thai Nguyen city
+ Telephone: (84)2803847145; Fax: (84)2803847403;

-


Duration: 2015 - 2016

8. Objectives
The objective of this research project has been identified as to clarify the content of
Fukuzawa Yukichi’s innovative thoughts of education with a view to withdraw lessons
learned for the cause of education reform in Vietnam nowadays.
9. Creativeness and innovativeness
The achieved results from this project contributes to the deeper research of
Fukuzawa Yukichi’s and Japan’s thoughts of education. Furthermre, Fukuzawa Yukichi’s
thoughts of education have shown thereotical and practical values, the effect scope of is
not limited to Japan, but Vietnam. Currently, the cause of education reform in Vietnam is
still on its way, so Fukuzawa Yukichi’s ideas of education in particular and the those in
Japn in general make an invaluable source of ideals for Vietnam’s reference on its way of
education modernization to keep pace with developed countries in the world.
10. Research results
+ The project has analyzed and clarified the political socio-economic conditions
and ideological premises for the emergence of Fukuzawa Yukichi’s innovative thoughts.
+Major contents of Fukuzawa Yukichi’s innovative thoughts of education are
expressed in some of his works.


+ Some lessons learned from Fukuzawa Yukichi’s innovative thoughts of education
are withdrawal for the cause of education reform in Vietnam nowadays.
11. Products
1. Duong Thi Nhan (2015), “Application of Fukuzawa Yukichi’s idea of education in “An
encouragement of learning” to build learner’s capacity in Viet Nam”, Tri thức xanh
journal, (9+10), pp. 68-73.
2. Duong Thi Nhan (2015), “Application of Fukuzawa Yukichi idea about education
reform principles into the education reform cause in Vietnam amidst globalization”,

Proceedings of Socio-economic change and education, National Academy of Education
Management, pp.150-156.
3. Duong Thi Nhan (2016), “The effects of Fukuzawa Yukichi’s ideas of education on
some modernization movements in Viet Nam in early twentieth century”, Journal of
Northeast Asian Studies, (1/179), pp. 62-69.
4. Duong Thi Nhan, Huu Thi Hong Hoa, Ha Thi Thu Hang (2016), “The effects of
Fukuzawa Yukichi’s ideas of education on the process of ideology transformation of
Vietnam scholars in Viet Nam in early twentieth century”, Journal of Northeast Asian
Studies, (6/184), pp.51-58.
5. Duong Thi Nhan (2016), “Learned lessons from the education thoughts of Fukuzawa
Yukichi in the renovation, modernization education in Vietnam today”, Proceedings of
Developing professional competency for teacher and educational manager: Viet Nam and
global trends, National Academy of Education Management, pp. 785-792.
12. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research
results
The project can be used as foundation for education reform policies in Vietnam
nowadays as well as references for teaching, learning and researching the philosophy
history of Japan in particular and East Asia in general.


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây mối quan hệ giao lưu hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản
đang ngày càng phát triển. Việc nghiên cứu, tìm hiểu lẫn nhau giữa hai quốc gia cũng ngày
càng được chú trọng. Đặc biệt, sự phát triển kỳ diệu của Nhật Bản bằng bản lĩnh dân tộc để
trở thành một siêu cường kinh tế, tiếp thu văn minh phương Tây để hiện đại hóa đất nước
mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc luôn là đề tài hấp dẫn, thu hút sự
quan tâm đối với các học giả và nhà nghiên cứu của Việt Nam.

Thực tiễn lịch sử cho thấy, giáo dục là lĩnh vực chiếm vị trí quan trọng và trở thành
một trong những động lực căn bản tạo nên những “nhảy vọt” mà Nhật Bản đã đạt được
trong tiến trình phát triển đất nước kể từ công cuộc Minh Trị Duy tân và thời kỳ sau Chiến
tranh Thế giới thứ hai. Khi nói đến những người đặt nền móng cho nền giáo dục mới của
chính quyền Minh Trị, một chính quyền đưa Nhật Bản từ đất nước thuộc Châu Á lạc hậu
trở thành một đất nước hùng cường sánh vai với các cường quốc Châu Âu trong một thời
gian chưa đầy nửa thế kỷ, không thể không kể đến Fukuzawa Yukichi. Fukuzawa Yukichi
(1835 - 1901) là nhà tư tưởng cấp tiến trong xã hội Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, người mở
đầu cho sự nghiệp hiện đại hóa giáo dục, làm nền tảng cho những bước nhảy vọt của đất
nước nhằm bắt kịp các nước phương Tây với tốc độ thần kỳ. Với những công lao đóng góp
cho nước nhà, người Nhật tôn vinh ông là “Voltaire của Nhật Bản”, người đem lại linh
hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy tân của chính phủ Minh Trị.
Ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi không chỉ giới hạn trong xã
hội Nhật Bản đương thời mà còn vượt ra ngoài phạm vi quốc gia, có tác động mạnh mẽ
đến các nước trong khu vực và trên thế giới. Bằng nhiều con đường, hình thức khác nhau,
những tư tưởng duy tân nói chung và tư tưởng giáo dục nói riêng của Fukuzawa Yukichi
đã được giới trí thức Việt Nam đón nhận vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Để đổi mới và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã và đang thực hiện quá trình cải cách giáo dục sâu
rộng ở các cấp học. Việc tìm hiểu, học hỏi những bài học kinh nghiệm cả về lý luận lẫn
thực tiễn nền giáo dục các nước là rất cần thiết. Sự nghiệp và tư tưởng của các nhà giáo
dục xuất sắc trên thế giới chính là một trong những nguồn tư liệu quý giá cho các nhà
hoạch định chính sách giáo dục và chính những cá nhân đang theo đuổi sự nghiệp nghiên
cứu giáo dục của chúng ta. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Fukuzawa
Yukichi một cách có hệ thống, công phu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.
Với những lý do đó, cùng với sự đam mê của một người nghiên cứu triết học, tôi
mạnh dạn chọn đề tài “Tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi và bài học
kinh nghiệm cho công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay”.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là: Làm rõ nội dung tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi vàbài

học kinh nghiệm cho công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:
+ Phân tích điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và tiền đề văn hóa, tư tưởng làm hình thành
và phát triển tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi.


2

+ Phân tích nội dung tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi trong một số tác phẩm tiêu
biểu của ông; chỉ ra những ảnh hưởng của tư tưởng đó đến xã hội Nhật Bản đương thời.
+ Phân tích những khó khăn, thành tựu, thời cơ, thách thức của giáo dục Việt Nam hiện
nay, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện
nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi và bài
học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới, hiện đại hóa giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu những tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi cuối thế kỷ XIX với
những tư tưởng tiêu biểu nhất của ông như tư tưởng thực học, kết hợp khoa học phương
Tây và đạo đức phương Đông, giáo dục nhân cách con người độc lập cho dân tộc Nhật Bản
v.v. Những tư tưởng giáo dục đó của Fukuzawa Yukichi được thể hiện chủ yếu qua các tác
phẩm quan trọng đã được dịch sang tiếng Việt như “Khuyến học”, “Thoát Á luận”, “Phúc
ông tự truyện”.
Thực trạng giáo dục Việt Nam, mâu thuẫn, thách thức của giáo dục khi thực hiện công
cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
4.Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa
Mác – Lênin; nguyên tắc cơ bản của việc nghiên cứu tư tưởng triết học, lịch sử thế giới,
lịch sử Việt Nam.
Chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử Mác – Lênin vào việc nghiên cứu đề tài. Bên cạnh những nguyên tắc phương pháp luận
đó, chúng tôi cũng sử dụng kết hợp với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích
– tổng hợp, lịch sử - logic, hệ thống – cấu trúc, đối chiếu so sánh để nghiên cứu đối tượng.
5. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa, khái quát hóa các tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi từ góc độ chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chỉ ra tính tất yếu của sự hình thành
và mối quan hệ tác động qua lại của những tư tưởng cải cách đó với tồn tại xã hội Nhật
Bản đương thời.
- Trên cơ sở đánh giá về thực trạng giáo dục Việt Nam, từ tư tưởng giáo dục của Fukuzawa
Yukichi đi đến những bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới, hiện đại hóa giáo dục.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Góp phần nghiên cứu hệ thống lịch sử tư tưởng triết học Nhật Bản thời cận, hiện đại.
- Làm sáng tỏ vị trí, vai trò của tư tưởng giáo dục đối với sự phát triển của xã hội Nhật
Bản.
- Chỉ ra một số ý nghĩa đối với sự phát triển của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam đầu
thế kỷ XX, một số bài học đối với công cuộc đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay.


3

- Đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu
lịch sử triết học Nhật Bản, lịch sử tư tưởng Việt Nam và lịch sử triết học phương Đông,
triết học giáo dục.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2
chương, 5 tiết.


4


Chƣơng 1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG
DUY TÂN VỀ GIÁO DỤC CỦA FUKUZAWA YUKICHI
1.1. Điều kiện và tiền đề hình thành tƣ tƣởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa
Yukichi
1.1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực nửa sau thế kỷ XIX
Những cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ thắng lợi (giữa thế kỷ XVI đến
giữa thế kỷ XIX) đã từng bước thiết lập hệ thống chính trị tư sản và bắt đầu có tác động
lớn đến tình hình chính trị và kinh tế thế giới. Bắt đầu từ đây, sự phát triển mạnh mẽ của
công thương nghiệp đã tạo ra tiền đề cơ sở vật chất cũng như môi trường chính trị cho sự
chuyển biến từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Mâu thuẫn xã hội, đặc
biệt là mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trở thành mâu thuẫn cơ
bản của xã hội tư bản chủ nghĩa.
1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và tiền đề văn hóa, tư tưởng cho sự hình thành
tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi
Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
Bước sang thế kỷ XIX, Nhật Bản đối mặt trước những thách thức mới. Cùng với sự
khủng hoảng kinh tế - xã hội trong nước ngày càng trở nên gay gắt, chính quyền Tokugawa
cũng thường xuyên phải đối mặt với những áp lực chính trị từ phía các nước tư bản
phương Tây. Từ đầu thế kỷ XVIII, các nước Hà Lan, Anh, Pháp, Mỹ v.v đều cử đại diện
của mình cùng nhiều đoàn tàu đến Nhật Bản, đề nghị mở cửa để đặt quan hệ giao thương.
Từ cuối thế kỷ XVI, trước những biến chuyển của đất nước, Hideyoshi đã chủ trương
chia xã hội ra thành 4 đẳng cấp: sĩ, nông, công, thương. Sang thời kỳ Edo, địa vị xã hội của
các đẳng cấp đã được xác định. Tuy nhiên, do tác động mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội
đã dẫn tới sự phân hóa giữa các đẳng cấp, làm đảo lộn trật tự xã hội, gia tăng mâu thuẫn.
Tiền đề văn hóa và tư tưởng
Thời đại Tokugawa được coi là thời kỳ phát triển, đan xen của đồng thời nhiều khuynh
hướng văn hóa. Trước hết là về sự trì trệ của nền giáo dục truyền thống, trước những yêu
cầu mới của đất nước đã bộc lộ những hạn chế, không còn phù hợp. Điều này được thể
hiện rõ trong đặc điểm giáo dục ở Nhật Bản thời kỳ Tokugawa là sự phân biệt đẳng cấp
rất rõ rệt. Thông qua giáo dục, chính quyền Tokugawa muốn khẳng định địa vị của từng

giai tầng, cá nhân trong trật tự xã hội.
Đến cuối thế kỷ XVIII, song song với xu hướng đó là sự xuất hiện, nở rộ của nhiều học
phái mới trên nền tư tưởng truyền thống như Cổ học, Quốc học v.v. Đặc biệt, với sự xuất
hiện phong trào “Lan học” (Rangaku) với mục đích học tập, tiếp thu khoa học kỹ thuật
phương Tây bằng tiếng Hà Lan. Nhờ Lan học và sau này là Tây Phương học, với tinh thần
cầu thị, người Nhật đã nhận ra rằng phải thay đổi chính sách nhương Di (chống phương
Tây) bằng chính sách tích cực, linh hoạt, chủ động tiếp nhận thành tựu khoa học – kỹ thuật
phương Tây, nhanh chóng đưa Nhật Bản trở thành cường quốc.
Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi, là sự chuẩn bị, là nhân tố làm nảy sinh tư
tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi.


5

1.1.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Fukuzawa Yukichi
Được sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học, được thừa hưởng những truyền
thống quý báu của gia đình, dòng họ, được may mắn đi nước ngoài, được trải nghiệm với
nhiều hoạt động, Fukuzawa Yukichi đã sớm hình thành tư tưởng cải cách trên các lĩnh vực,
trong đó tiêu biểu nhất là giáo dục.
Có thể khẳng định rằng, điều quan trọng đầu tiên có ảnh hưởng lớn tới việc phát triển sự
nghiệp tương lai của Fukuzawa Yukichi chính là việc ông bắt đầu học hỏi về văn học
Trung Hoa ở tuổi 15. Hơn nữa, cuộc đời ông may mắn được ba lần đi nước ngoài: hai lần
đi Mỹ, một lần đi châu Âu, Fukuzawa Yukichi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Chính điều này đã đưa đến những tư tưởng cải cách giáo dục vĩ đại. Những hoạt động với
vai trò là nhà giáo dục của ông: Năm 1868, Fukuzawa Yukichi đã thành lập trường Keio
Gijiuku (Khánh Ứng Nghĩa thục) - tiền thân của trường Đại học Keio ngày nay tại Tokyo;
viết sách; năm 1873, cùng với một số trí thức Tây học, lập ra hội Meirokusha (Minh lục
xã), tổ chức dịch và giới thiệu nhiều tác phẩm phương Tây ra tiếng Nhật v.v.
1.2. Nội dung tƣ tƣởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi
1.2.1. Giáo dục là chìa khóa của văn minh

Có thể khẳng định rằng, muốn thực hiện thành công công cuộc cải cách giáo dục thì vấn đề
đầu tiên cần quan tâm ấy là việc xác định mục đích và ý nghĩa thực sự của giáo dục.Xuất
phát từ sự bất bình đẳng trong xã hội, Fukuzawa Yukichi cho rằng, giáo dục là chìa khóa
để khắc phục thực trạng đó, là chìa khóa của xã hội văn minh.
1.2.2. Cốt lõi của giáo dục là thực học
Lối học tầm chương, trích cú trước đây bị phê phán một cách kịch liệt. Giáo dục phải
được xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa thực dụng, quan tâm hơn nữa đến những lợi ích
thiết thực cũng như những mục tiêu lâu dài. Điều cần thiết trong học vấn, theo ông, là tính
thực tế và lấy thực tế đó áp dụng cho cuộc sống hiện thực một cách hợp lý đưa tới kết quả
to lớn cho từng người dân và đất nước nói chung. Nói khác đi, Fukuzawa Yukichi muốn
nhấn mạnh đến tính hiệu quả của nền giáo dục, nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi tầng lớp
khác nhau trong xã hội.
1.2.3. Mục tiêu quan trọng của giáo dục là hình thành nhân cách độc lập
Con người độc lập, theo Fukuzawa Yukichi, sẽ liên quan tới việc thịnh suy của đất
nước. Ông phê phán con người dưới thời Mạc Phủ là ngu dốt, nhu nhược, thiếu tính độc
lập. Nền văn minh của quốc gia không thể trông cậy vào quyền lực của chính phủ, mà phải
quan tâm đến từng người dân. Mỗi người dân phải có trách nhiệm với việc bảo vệ, gìn giữ
nền độc lập của đất nước. Do đó, giáo dục phải hướng đến mục tiêu hình thành nhân cách
độc lập cho nhân dân Nhật Bản.
1.2.4. Nội dung căn bản của giáo dục là khoa học phương Tây và đạo đức phương Đông
Nhật Bản đứng trước yêu cầu cấp bách là phải cải cách toàn bộ đất nước trên tất cả các
mặt. Trước hết, nó xuất phát từ lợi ích quốc gia, từ mục tiêu duy trì nền độc lập dân tộc
đang bị đe dọa trước áp lực của các nước phương Tây. Fukuzawa Yukichi là người đề cao
thành tựu của văn minh phương Tây, song việc tiếp thu nó, theo ông, phải mang tính chọn
lọc cao. Nền giáo dục của Nhật Bản, theo Fukuzawa Yukichi, cần tiếp thu thành tựu về


6

khoa học kỹ thuật, những kinh nghiệm học tập v.v của phương Tây để từng bước thay đổi

hệ thống giáo dục đã trở nên lỗi thời, tiến tới hiện đại hóa nền giáo dục đất nướcĐây là
điều kiện thiết yếu để mỗi quốc gia nói riêng tiến hành hiện đại hóa đất nước.
1.2.5. Vai trò của tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi đối với xã hội Nhật Bản
đương thời
Có thể nói, những tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi hết sức sâu
sắc, thiết thực, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn lịch sử Nhật Bản thời Minh Trị.
Trong bối cảnh của nước Nhật thế kỷ XIX, các cải cách mà Fukuzawa Yukichi đưa ra đã
đóng vai trò quan trọng, tạo tiền đề tư tưởng cho công cuộc Duy tân Minh Trị.


7

Chƣơng 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TƢ TƢỞNG DUY TÂN VỀ GIÁO DỤC
CỦA FUKUZAWA YUKICHI ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC
CẢI CÁCH GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Bức tranh chung về thực trạng giáo dục hiện nay khi thực hiện đổi mới căn bản
và toàn diện nền giáo dục Việt Nam
Hơn sáu thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc
biệt là từ sau Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Nghị quyết số 29/NQ-CP khóa XI về
dổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ thành tựu đáng ghi nhận, góp phần
quan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo nên một đội ngũ
cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức và tay nghề, có đóng góp xứng đáng
vào việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, đưa nước ta trở thành nước đang phát
triển có mức thu nhập trung bình thấp sau 30 năm đổi mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập
của nhân dân cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần đào tạo, bồi
dưỡng nên những thế hệ cán bộ trẻ kế tiếp, giàu trí tuệ và năng động.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế thì giáo dục ở nước ta hiện nay còn nhiều khuyết điểm, yếu kém.
2.2. Những mâu thuẫn, thách thức đối với nền giáo dục nƣớc ta khi thực hiện đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo

Từ thực trạng chung của nền giáo dục nước ta, để triển khai thực hiện nghị quyết 29NQ/TW khóa XI, một vấn đề không thể bỏ qua chính là làm rõ những mâu thuẫn lớn với
nền giáo dục nước ta hiện nay, đây là vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến việc lựa chọn giải
pháp đột phá, lộ trình, bước đi trong thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, các
mâu thuẫn đến từ nhiều phía như nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất, cán bộ quản lý,
đội ngũ giáo viên v.v.
Giáo dục và đào tạo ở nước ta đang có biểu hiện đào tạo nhiều mà dùng ít, tỉ lệ người
qua đào tạo thất nghiệp cao, nhất là ở bậc đại học, chi phí của toàn xã hội quá lớn so với
những gì mà giáo dục đem lại; một số khuyết điểm trong giáo dục đã diễn ra trong nhiều
năm nhưng đến nay vẫn phải tiếp tục xử lí. Giáo dục ở nước ta mới chỉ phát triển theo
chiều rộng chưa theo chiều sâu; hiệu quả , chất lượng của giáo dục và đào tạo đang bộc lộ
nhiều yếu kém, bất hợp lý. Hoạt động giáo dục có nhiều bất cập trong quản lý, điều hành
giữa giáo dục phổ thông, dạy nghề, cao đẳng, đại học; giữa loại hình trường tư, trường
công; phân luồng trong đào tạo, tính tự chủ của các trường, đào tạo liên kết,… Tất cả
những bất cập, yếu kém lâu nay trong giáo dục làm thành một hệ thống không đồng bộ,
thiếu nhất quán, phân tán, rời rạc mà mỗi đơn vị đang chạy theo lợi ích cục bộ, thiện cận.
Những điểm cản trở phát triển giáo dục
Một là, thiếu thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân. Hệ thống giáo dục ở Việt
nam trong tình trạng phân tán, nhiều bộ, ngành, địa phương cùng quản lý gây ra sự chồng
chéo, ách tắc khó kiểm soát các hoạt động giáo dục; sự phân cấp không rõ ràn , tính tự chủ,
tự chịu trách nhiệm không cao .
Hai là, chưa tạo động lực đủ mạnh để phát triển giáo dục và đào tạo; người dạy
chưa đủ động lực để dạy có chất lượng, người học chưa thật sự có động lực để học, việc sử


8

dụng, đánh giá, đãi ngộ của Nhà nước, xã hội và doanh nghiệp chưa tương xứng, thiếu
công bằng .
Ba là, cơ chế quản lý tài chính thiếu minh bạch, rắc rối, phân tán, khó kiểm soát các
nguồn vốn dành cho giáo dục.Sự bất hợp lý trong cơ chế quản lý tài chính đã làm cho giáo

dục không đánh giá được hiệu quả đầu tư và điều tiết nguồn vốn đầu tư cho phù hợp.
2.3. Bài học kinh nghiệm từ tƣ tƣởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi đối
với công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, Việt Nam muốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nhanh
chóng thì phải có nguồn nhân lực tương xứng, do vậy, phải coi trọng việc xây dựng nền
giáo dục tiên tiến
Thứ hai, phải biết tiếp thu những thành tựu giáo dục, tư tưởng giáo dục tiên tiến của
nước ngoài để xây dựng nền giáo dục bắt kịp với thời đại.
Thứ ba, Việt Nam cần coi trọng giáo dục thực học
Thứ tư, Việt Nam phải tạo ra môi trường tốt để giáo dục phát triển
Thứ năm, bản thân những người lãnh đạo trong ngành giáo dục phải trải nghiệm
Giáo dục Việt Nam đã và đang trở thành mối quan tâm của cả xã hội. Mục tiêu giáo
dục Việt Nam hướng đến là xây dựng xã hội học tập, làm sao để người dân có thể học tập
suốt đời, phục vụ công việc cũng như nhu cầu hiểu biết của mình. Đây cũng là ý nghĩa, là
bài học được rút ra từ sự ảnh hưởng tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi đối với xã
hội Nhật Bản đương thời.


9

KẾT LUẬN
Công cuộc Minh Trị duy tân là sự bùng nổ của những khả năng và sức mạnh tiềm
ẩn những điều kiện trong lòng xã hội Nhật Bản cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX với
những thay đổi nhanh chóng của đất nước trên hầu hết các phương diện. Về lĩnh vực kinh
tế, sự xuất hiện của tiền tệ đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thương mại. Hơn
nữa, sự phát triển của tầng lớp thương nhân đặc biệt là bộ phận thương nhân - tài chính đã
làm mở rộng phạm vi và tầm ảnh hưởng của nó trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Các
thương nhân không chỉ tiến hành công việc buôn bán mà còn tham gia đầu tư trực tiếp vào
nhiều ngành sản xuất. Hoạt động kinh tế đa dạng đó của tầng lớp này cùng sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung đã đẩy nhanh sự phân hóa, tạo nên những biến chuyển

về mặt xã hội. Cơ cấu xã hội dần thay đổi, đời sống người nông dân dần được cải thiện.
Trong khi đó, một số khác lại trở nên giàu có nhanh chóng, nắm giữ khối lượng của cải to
lớn của xã hội. Tuy nhiên, sự thay đổi nổi bật nhất trong trật tự xã hội không phải ở chỗ kết
cấu xã hội với sự di chuyển từ tầng lớp này sang tầng lớp khác mà là sự thay đổi trong mối
quan hệ giữa tầng lớp võ sĩ với các tầng lớp khác. Sự giao thoa này đã đưa tới sự “thế tục
hóa” phần nào tầng lớp võ sĩ. Điểm đáng chú ý nhất về mặt xã hội thời kỳ này là sự ảnh
hưởng mạnh mẽ của tầng lớp samurai trong nhiều lĩnh vực sản xuất và quá trình tư sản hóa
của tầng lớp này là động lực chủ yếu và là tầng lớp đứng lên tiến hành công cuộc duy tân.
Bên cạnh những biến chuyển về mặt kinh tế - xã hội, tiền đề văn hóa, tư tưởng cũng góp
phần tích cực trong việc hình thành tư tưởng duy tân của Fukuzawa Yukichi. Có thể khẳng
định rằng, trong suốt chiều dài lịch sử, Nhật Bản với tinh thần cầu thị luôn đón nhận, tiếp
thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, luồng tư tưởng bên ngoài nhằm làm phong phú những
giá trị truyền thống. Người Nhật đã tiếp thu những triết lý và đức tin của Phật giáo, Đạo
giáo, Nho giáo rồi Cơ đốc giáo. Quan điểm tiếp thu chọn lọc vẫn được duy trì khi có sự du
nhập, ảnh hưởng của phương Tây. Có thể nói, những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, và
tư tưởng đó đã góp phần nảy sinh tư tưởng duy tân của Fukuzawa Yukichi nói chung và tư
tưởng duy tân về giáo dục nói riêng.
Trước hết, Fukuzawa Yukichi xác định mục đích cải cách giáo dục, cải cách giáo
dục để làm gì, phục vụ cho ai là điều làm ông trăn trở. Theo Fukuzawa Yukichi, mục đích
trước hết là vì cá nhân mỗi người, tuy nhiên đó chưa phải là tất cả. Con người sống trong
vô vàn mối quan hệ xã hội ràng buộc lẫn nhau, do đó, họ phải sống hướng đến mục đích
cao cả hơn, phải đóng góp công sức của mình cho quê hương, cho đất nước. Thêm nữa,
học để hiểu trách nhiệm của bản thân và làm tròn trách nhiệm với đất nước. Tựu chung lại,
mục đích cao nhất mà Fukuzawa Yukichi muốn hướng tới đó là vì độc lập, tự do của đất
nước Nhật Bản trước sức ép từ phương Tây. Chỉ có thể giữ được độc lập khi đất nước hùng
mạnh, tiềm lực của quốc gia suy đến cùng phụ thuộc vào trình độ dân trí.
Muốn cải cách giáo dục đạt được hiệu quả, theo Fukuzawa Yukichi, phải tuân thủ
theo hai nguyên tắc: tiếp thu có chọn lọc văn minh phương Tây trên cơ sở đề cao chủ nghĩa
quốc gia và thiết lập một nền giáo dục thực dụng. Điều đặc biệt ở Nhật Bản lúc bấy giờ,
người Nhật Bản luôn có tinh thần cầu thị trong việc tiếp thu những thành tựu bên ngoài, du

nhập trên tinh thần “chọn lọc” cao. Mỗi đất nước lại có đặc thù riêng, do đó Nhật Bản chỉ
học hỏi những kinh nghiệm phù hợp, thiết thực cho công cuộc hiện đại hóa. Thực tế đã
chứng minh đây là hai nguyên tắc căn bản giúp nền giáo dục Nhật Bản phát triển mạnh mẽ
và đúng hướng.


10

Khi đã xác định được mục đích và nguyên tắc cải cách giáo dục, Fukuzawa Yukichi
đưa ra tư tưởng cải cách cái gì và thực hiện nó như thế nào. Nói khác đi, ở đây ông muốn
đề cập đến nội dung và phương pháp cải cách giáo dục. Trước hết, về nội dung giáo dục,
theo Fukuzawa Yukichi, phải chú trọng đến những môn học thuộc khoa học tự nhiên. Bởi
lẽ, không chỉ ở Nhật Bản mà các nước Á đông đều không chú trọng về khoa học tự nhiên.
Từ việc xác định chương trình học, đi vào thực tiễn, ông cho rằng phải học những môn
thiết thực cho cuộc sống. Fukuzawa Yukichi là người am hiểu khá sâu sắc Hán học song
ông không coi đó là “khuôn vàng thước ngọc”, ngược lại ông thấy giáo dục ấy dạy những
điều không thiết thực. Tư tưởng học đi đôi với hành, lý luận phải gắn với thực tiễn của
Fukuzawa Yukichi được đánh giá cao. Bởi vì, học tập là quá trình tiếp thu, lĩnh hội tri
thức, tri thức sau khi có được phải được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ cuộc
sống, nếu không nó chỉ là thứ lý thuyết suông, không có giá trị. Bên cạnh nội dung đó,
Fukuzawa Yukichi còn đề cập đến việc đưa giáo dục đạo đức công dân vào chương trình
học tập nhằm tạo ra những con người có chuẩn mực, kỷ luật và nguyên tắc. Không chỉ
quan tâm đến nội dung giáo dục, ông còn đưa ra hai phương pháp giáo dục đó là Jitsugaku
(thực học) và diễn thuyết. Nền giáo dục hư học đem lại không nhiều thành quả, nó tạo ra
thế hệ con người thụ động, ngại đổi mới. Trước bối cảnh các nước phương Tây đe dọa nền
độc lập của Nhật Bản, những con người ấy không thể gánh vác được nhiệm vụ lịch sử.
Nguy cơ nền độc lập của đất nước trở thành mối quan tâm đối với các trí thức đương thời.
Có thể khẳng định rằng, những tư tưởng cải cách giáo dục của Fukuzawa Yukichi
đã đem lại cho nền giáo dục Nhật Bản một hướng đi đúng đắn. Điều quan trọng là, chính
quyền Minh Trị đã tiếp thu hầu hết những tư tưởng đó của ông. Tác động của những tư

tưởng ấy, như lịch sử Nhật Bản đã chứng minh, đem lại cho Nhật Bản những “thần kỳ”
trên nhiều phương diện. Cải cách giáo dục cùng với một chuỗi những cải cách trên tất cả
các lĩnh vực đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của xã hội Nhật Bản, tạo nền tảng vững
chắc cho sự nghiệp Duy tân tiến lên những bước cao hơn, xây dựng nước Nhật Bản hùng
mạnh, hiện đại.
Nguyện vọng căn bản và lớn nhất của Fukuzawa Yukichi là làm cho nước Nhật trở
nên giàu mạnh, nhân dân sống no đủ, bình đẳng bình quyền. Cuộc đời ông là tấm gương
sáng về thái độ cầu thị, ham học hỏi, tinh thần độc lập, không màng danh lợi. Fukuzawa
Yukichi thực sự giữ vai trò tiên phong trong quá trình chuyển đổi nước Nhật từ chế độ
phong kiến biệt lập với bên ngoài trở thành thành viên của thế giới. Toàn bộ cuộc đời ông
là quá trình tìm kiếm không mệt mỏi những tư tưởng cải cách mang lại thành công rực rỡ
cho công cuộc Minh Trị Duy tân. Với vai trò như thế, người ta thường nhắc đến ông như là
chiếc cầu nối giữa truyền thống với hiện đại, giữa Nhật Bản với văn minh phương Tây.
Tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi nói riêng và tư tưởng duy tân
của ông nói chung ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới các nước phương Đông, trong đó có Việt
Nam. Rõ ràng, với những thành tựu mà Nhật Bản đạt được, nhất là trong lĩnh vực giáo dục
là bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam trên con đường hiện đại hóa đất nước trước
xu thế hội nhập.



×