Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.68 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI
TỔ CHỦ NHIỆM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
A- Một số yêu cầu cơ bản đối với giáo viên chủ nhiệm.
1. Đảm bảo cho chủ nhiệm có nghiệp vụ trong công tác quản lý học
sinh.
- Hồ sơ, sổ sách, giáo án (HĐNGLL) ghi chép đầy đủ theo các yêu cầu
cần đạt.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động học sinh, ghi chép và xử lý
theo quy định trong nội quy, quy chế nhà trường.
- Đăng ký phấn đấu chỉ tiêu thi đua chi đội, các hoạt động chủ điểm, giáo
viên chủ nhiệm giỏi (nếu có).
2. Một số nhiệm vụ.
- Ổn định tổ chức lớp sau khi được phân công. Hoàn thiện hồ sơ chủ
nhiệm, quản lý toàn diện từng cá nhân học sinh.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động cho lớp theo sổ chủ nhiệm về các mặt:
Giáo dục đạo đức, Văn hoá, SH tập thể, lao động ...
- Tham dự và quản lý HS dưới cờ đầu tuần, SH lớp cuối tuần để đánh giá
và triển khai các hoạt động toàn diện của lớp.
- Thường xuyên tìm ra các biện pháp giáo dục thích hợp ứng với từng đối
tượng học sinh.
- Thường xuyên triển khai Nội quy học sinh, hướng dẫn thực hiện nội quy,
hướng dẫn thực hiện ứng xữ văn hoá giao tiếp, ứng xữ văn hoá giao thông đối
học sinh.
- Tổ chức giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tham gia sinh hoạt tập thể, kỹ
năng tự quản …


- Kết hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách, Bí thư chi Đoàn để theo dõi đánh
giá HS theo tuần và theo đợt thi đua.
- Đảm bảo thông tin nhiều chiều thường xuyên giữa BGH, chủ nhiệm và
phụ huynh học sinh.
- Tham gia hội thảo về công tác chủ nhiệm, thông qua chuyên đề rút kinh
nghiệm, học hỏi, áp dụng có hiệu quả các biện pháp giáo dục.
- Hướng dẫn học sinh của lớp tự giác tham gia các phong trào, tự quản tốt,
thực hiện hiệu quả chỉ tiêu đề ra.
3. Thống nhất cách xử lý vi phạm HS.
- Bước 1: GV chủ nhiệm lập biên bản vi phạm.
HS làm bản tự kiểm điểm.


Căn cứ vào mức độ vi phạm để khiển trách hoặc phê bình trước lớp (ít
nhất 3 lần)
- Bước 2: Kết hợp cùng gia đình thông báo nội dung xử lý, thống nhất với
gia đình về hình thức xử lý và cam kết của học sinh cũng như của gia đình trong
vấn đề khắc phục vi phạm.
- Bước 3: Lập hồ sơ. (Nếu tiếp tục tái phạm)
Gồm: Các biên bản xử lý vi phạm có ý kiến của gia đình, các cam kết của
học sinh qua nhiều lần vi phạm.
Lấy ý kiến tập thể cán bộ lớp chuyển hồ sơ cho BGH để xử lý và quyết
định các hình thực kỷ luật, sau khi có ý kiến của Hội đồng kỷ luật và Quyết định
của hiệu trưởng.
Đề nghị của giáo viên chủ nhiệm trong đó ghi rõ mức độ xử lý và đề nghị
hình thức kỷ luật.
B. Một số biện pháp.
- Triển khai kế hoạch năm, tháng, tuần.
- Dự giờ, kiểm tra hồ sơ.
- Tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn.

- Xây dựng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Chuyên đề trường: Thực hiện 15 phút đầu giờ.
- Đánh giá hiệu quả công tác chủ nhiệm.
C. Một số chỉ tiêu:
+ Trên 85% phụ huynh học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia
tốt các chương trình của ban giám hiệu cũng như ban đại diện cha mẹ học sinh
cấp trường tổ chức, dự họp thường xuyên và đầy đủ.
+ PHHS tham gia đóng góp ý kiến trên tinh thần xây dựng hiệu quả, tích
cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục.
+ Trên 80% giáo viên chủ nhiệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
+ Đảm bảo chỉ tiêu của nhà trường về huy động, duy trì sĩ số, thu phí, chất
lượng và quản lý học sinh.
+ Thực hiện đầy đủ yêu cầu và chỉ tiêu hoạt động Đội và phong trào thiếu
nhi hàng năm.
1. GVCN kiện toàn công tác tổ chức lớp.
a. Tổ chức:
- Sắp xếp cán bộ lớp.
- Chia tổ, chọn cử tổ trưởng, tổ phó.
- Lập danh sách và theo dõi hoạt động HS.
- Hoàn thành sơ yếu lí lịch HS.
- Xây dựng nội quy lớp học và quy chế thi đua chi tiết cho lớp.


- Giáo dục học sinh nắm các nội quy trường, lớp chú ý vấn đề ra vào lớp,
xếp hàng, đồng phục, thực hiện kỷ luật trong và ngoài lớp, ý thức học tập, lao
động, hoạt động tập thể, bảo vệ CSVC, trang thiết bị, phòng học, bảo vệ môi
trường trong, ngoài nhà trường và khu vực vùng giáp ranh, tổ chức hoạt động
ngoài giờ, thực hiện ATGT, thực quy tắc ứng xử trong quan hệ giao tiếp. tránh
những điều cấm, điều nên tránh: Ma tuý, cờ bạc, rượu chè, đánh nhau, game ...
- Thực hiện những quy định về khen thưởng, kỷ luật.

- Tổ chức trang trí lớp học, bồn hoa, cây cảnh … xây dựng môi trường
xanh, sạch, đẹp và an toàn.
b. Họp phụ huynh:
- Thông báo số lượng HS, dự kiến kế hoạch lớp, thuận lợi, khó khăn.
- Những quy định giữa GVCN và phụ huynh HS trong giải quyết công
việc giáo dục, tổ chức những ngày lễ tết trong năm, việc tham quan ngoại khoá,
sinh hoạt tập thể.
- Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp.
- Vấn đề thu các khoản phí, trao đổi kế hoạch học bồi dưỡng học sinh
giỏi, yếu kém, hai buổi trên ngày …
- Dự kiến việc khen thưởng, kỉ luật HS (có thể thông tin về một số biểu
hiện vi phạm của HS đầu năm).
- Kêu gọi sự hỗ trợ từ xã hội cho HS, đặc biệt là HS nghèo, cận nghèo,
khó khăn, tàn tật, khuyết tật …
- Tổ chức kí cam kết với nhà trường về việc thực hiện phòng chống ma
tuý, những tệ nạn, những vi phạm về an toàn giao thông.
- Vấn đề quản lý HS ở nhà, về thời gian học và các hoạt động khác. Tuyên
truyền các văn bản về BHTN, BHYT học sinh, các văn bản quy định về thu các
khoản phí, sử dụng nguồn quỹ hội.
- Thông tin trách nhiệm của gia đình.
Gia đình có trách nhiệm quản lý, nhắc nhở con em mình học giỏi, chăm
ngoan, lễ phép, giao tiếp văn minh. Động viên và tạo điều kiện cho con em tham
gia mọi hoạt động của trường, lớp theo thời gian quy định. Quản lý con em
không tham gia các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, đánh nhau, ma tuý. Đi họp đầy đủ
khi có giấy mời, có ý kiến đóng góp, trao đổi mang tính xây dựng để việc giáo
dục HS tốt hơn (không cử người họp thay).
Thường xuyên giữ mối quan hệ với GVCN lớp để nắm thông tin về tình
hình học tập, rèn luyện và thực hiện kỷ luật, kỷ cương của con em mình.
Những vấn đề cần trao đổi, thắc mắc, phản ánh, phụ huynh có thể thông
qua GVCN, thường trực Ban ĐDCMHS của lớp, trường hoặc trực tiếp BGH để

được giải quyết.
2. Các loại hồ sơ sổ sách:
- Sổ chủ nhiệm ghi đủ thông tin, đủ trang, đủ cột, mục đúng quy chế
chuyên môn.


- Giáo án ngoài giờ lên lớp soạn đủ, đúng theo các yêu cầu.
- Có hồ sơ theo dõi cập nhật các thông tin về HS, lưu giữ những biên bản
xử lý vi phạm.
- Giữ sổ sạch, đẹp, nộp sổ để kiểm tra đúng thời hạn quy định.
Trên đây là một số quy định về công tác chủ nhiệm của tổ chủ nhiệm
trường THCS Thạnh Lợi, đề nghị các giáo viên chủ nhiệm thực hiện nghiêm quy
định này, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướn mắc thì báo trực tiếp
về tổ trưởng hoặc phó tổ trưởng tổ chủ nhiệm để được giải quyết./.
Thạnh Lợi, ngày 26 tháng 8 năm 2016
TỔ TRƯỞNG



×