Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

Slide bài giảng lập dự án đầu tư chương 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.25 KB, 13 trang )

Chương 7 Phân tích kinh tế xã
hội của dự án đầu tư
7.1 Khái niệm và sự cần thiết phải xem xét khía
cạnh kinh tế xã hội của dự án đầu tư.
7.1.1 Khái niệm:
Lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư là chênh
lệch giữa lợi ích kinh tế xã hội thu được so
với các đóng góp mà nền kinh tế xã hội phải
bỏ ra khi thực hiện dự án đó.


Chương 7 Phân tích kinh tế xã hội của
dự án đầu tư
7.1.2 Sự cần thiết phải xem xét khía cạnh kinh tế xã hội
của dự án đầu tư.
Dưới góc độ doanh nghiệp nhà đầu tư có nhiều mục
đích khi thực hiện dự án nhưng yếu tố cơ bản nhất
vẫn là lợi nhuận. Khả năng sinh lời các nhà đầu tư thì
càng hấp dẫn các nhà đầu tư vì vậy chủ yếu tập trung
đánh giá ở góc độ hiệu quả tài chính của dự án .


Chương 7 Phân tích kinh tế xã hội của
dự án đầu tư
7.1.2 Sự cần thiết phải xem xét khía cạnh kinh tế xã hội
của dự án đầu tư.
Tuy nhiên dự án hiệu quả về mặt tài chính lại không
tác động tích cực đến nền kinh tế và xã hội do đó ở
góc độ vĩ mô phải xem xét hiệu quả của dự án ở góc
độ kinh tế và xã hội để từ đó các cấp có thẩm quyền
phê duyệt các dự án đầu tư




Chương 7 Phân tích kinh tế xã hội của
dự án đầu tư
7.1.2 Sự cần thiết phải xem xét khía cạnh kinh tế xã hội
của dự án đầu tư.
Lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đóng góp của
dự án đầu tư với mục tiêu chung của xã hội và nền
kinh tế và có thể đo lường thông qua các chỉ tiêu như
sự đóng góp vào ngân sách nhà nước, số việc làm gia
tăng, tăng thu nhập cho người lao động, thay đổi cơ
cấu ngành nghề, đáp ứng được các mục tiêu kinh tế
xã hội, phục vụ các chương trình chính sách của nhà
nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải thiện
môi sinh…


Chương 7 Phân tích kinh tế xã hội của
dự án đầu tư
7.1.2 Sự cần thiết phải xem xét khía cạnh kinh tế xã hội
của dự án đầu tư.
Sự đóng góp mà xã hội phải bỏ ra khi thực hiện dự án
bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên đã sử
dụng, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành
cho đầu tư thay vì sử dụng các công việc khác.


Chương 7 Phân tích kinh tế xã hội của
dự án đầu tư
7.2 Mục tiêu và các tiêu chuẩn đánh giá khía

cạnh lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu
tư.
7.2.1 Mục tiêu:
- Đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
nói chung
- Phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của quốc gia, địa phương, ngành…
- Sự đóng góp về mặt kinh tế xã hội phải xác định
được thông qua các chỉ tiêu trên


Chương 7 Phân tích kinh tế xã hội của
dự án đầu tư
7.2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá:
- Thứ nhất: Nâng cao mức sống dân cư thông
qua chỉ tiêu thu nhập quốc dân hay GDP/ đầu
người, tốc độ tăng trưởng hay phát triển kinh tế
- Thứ hai: Phân phối thu nhập và công bằng xã
hội thông qua sự đóng góp của dự án vào các
vùng kém phát triển, vùng sâu vùng xa đồng
thời phải lưu ý tới sự công bằng trong xã hội


Chương 7 Phân tích kinh tế xã hội của
dự án đầu tư
7.2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá:
- Thứ ba: Tạo việc làm cho người lao động
- Thứ tư: Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ
- Thứ năm: Bảo vệ môi trường sinh thái, nâng
cao năng suất lao động, đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng cao, chuyển giao khoa học và
công nghệ, phát triển các ngành công nghiệp
chủ lực có tác dụng làm đòn bảy các ngành
kinh tế khác phát triển hay phát triển các vùng
kinh tế trọng điểm làm đầu tầu kéo theo các
vùng kinh tế khác phát triển


Chương 7 Phân tích kinh tế xã hội của
dự án đầu tư
7.3 Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của dự
án đầu tư:
7.3.1 Xuất phát từ góc độ nhà đầu tư: Dựa vào các báo
cáo tài chính của dự án đầu tư để tính các chỉ tiêu
định lượng và định tính để từ đó thấy được mức độ
đóng góp của dự án đối với nền kinh tế xã hội nói
chung


Chương 7 Phân tích kinh tế xã hội của
dự án đầu tư
7.3.1 Xuất phát từ góc độ nhà đầu tư:
- Mức độ đóng góp cho ngân sách Nhà nước: Thuế
VAT, Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,
thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, các phí khác
- Số việc làm tăng thêm trong quá trình vận hành dự
án đầu tư: được xác định bằng cách lấy số lao động
của dự án trừ đi số lao động mất việc
- Số ngoại tệ thu từ dự án: được xác định bằng cách
lấy tổng thu ngoại tệ - tổng chi ngoại tệ

- Tạo thị trường mới và mức độ chiếm lĩnh thị trường
của dự án


Chương 7 Phân tích kinh tế xã hội của
dự án đầu tư
7.3.1 Xuất phát từ góc độ nhà đầu tư:
- Mức tăng năng suất lao động sau khi có dự án và
trước khi có dự án
- Mức nâng cao trình độ kĩ thuật và quản lí sau khi có
dự án
- Mức độ tác động đến môi trường sinh thái
- Nâng cao mức sống của người dân
- Tác động dây chuyền đối với các ngành liên quan
- Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương như cơ sở hạ tầng, bộ mặt kinh tế xã hội, thu
nhập của người lao động tại địa phương
- Đáp ứng thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội nói chung của địa phương cũng như
của cả nước


Chương 7 Phân tích kinh tế xã hội của
dự án đầu tư
7.3.2 Xuất phát từ góc độ quản lí vĩ mô: Khi xem
xét lợi ích kinh tế xã hội của dự án phải tính đến
mọi chi phí trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến
dự án và mọi lợi ích trực tiếp hay gián tiếp thu được
do dự án mang lại
- Chi phí bao gồm: Chi phí của nhà đầu tư, chi phí

của địa phương, chi phí của ngành, chi phí của cả
nền kinh tế
- Lợi ích bao gồm: Lợi ích của nhà đầu tư, của
người lao động, của địa phương, của ngành và của
cả nền kinh tế
- Dưới góc độ vĩ mô người ta thường dùng chỉ tiêu
B/C để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư


Chương 7 Phân tích kinh tế xã hội của
dự án đầu tư
7.4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của dự
án đầu tư xem xét ở tầm vĩ mô
7.4.1 Giá trị gia tăng thuần (NVA)
7.4.2 Giá trị hiên tại ròng kinh tế (NPVE)
7.4.3 Tỷ suất lợi ích – chi phí kinh tế (B/CE)
7.4.4 Tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ (NPFE)
7.4.5 Tác động đến khả năng cạnh tranh quốc tế (IC)
7.4.6 Số lao động mà dự án thu hút
7.4.7 Thu nhập trung bình của một lao động



×