Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài giảng môn dự án đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.44 KB, 6 trang )

Phần 1: Một số khái niệm cơ bản:
1, Chiết khấu:
Trong tài chính, chiết khấu là quy trình xác định giá trị hiện tại của một lượng tiền tệ tại
một thời điểm trong tương lai và việc thanh toán tiền dựa trên cơ sở các tính toán giá trị thời gian
của tiền tệ. Giá trị chiết khấu của một vòng quay tiền tệ được xác định bằng cách khấu trừ giá trị
của nó đi một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với từng đơn vị thời gian giữa thời điểm mà vòng
quay tiền tệ được lượng giá với thời gian bắt đầu của vòng quay tiền tệ. Thông thường phần lớn
các tỷ lệ chiết khấu được biểu diễn như là tỷ lệ phần trăm theo năm.
2, Giá trị hiện tại (Present Value- PV)
Hay còn gọi là hiện giá của dòng tiền sau khi được chiết khấu từ dòng tiền trong tương lai
dựa trên tỷ suất chiết khấu (lãi suất chiết khấu) được lựa chọn.
PV =
FV
(1+r)
n
Trong đó:
PV (Present Value) là giá trị hiện tại của số tiền/dòng tiền
FV (Future Value) là giá trị trong tương lai của số tiền tại năm t
r là lãi suất chiết khấu (thường là của ngân hàng)
n là số năm.
Thực chất công thức này được suy ra từ việc tính lãi kép của một khoản đầu tư.
Ví dụ: Ông A gửi ngân hàng một số tiền trong 5 năm. Sau 5 năm, ông rút về số tiền là 150 triệu.
Hỏi ban đầu ông gửi bao nhiêu tiền? Cho biết lãi suất ngân hàng là 10%.
Áp dụng công thức ta tính được số tiền ông A cần gửi vào thời điểm ban đầu là:
PV =
150
(
1+0, 1
)
5
=93,14


triệu
--------------------------------------------------------------------------------------
3, NPV (Net present value)
Giá trị hiện tại thuần là hiệu số của giá trị hiện tại dòng doanh thu (cash inflow) trừ đi giá
trị hiện tại dòng chi phí (cash outflow) tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn. Khái niệm giá trị
hiện tại thuần đựơc sử dụng trong hoạch định ngân sách đầu tư (capital budgeting), phân tích khả
năng sinh lợi của một dự án đầu tư, hay cả trong tính toán giá cổ phiếu .
NPV = giá trị hiện tại của dòng tiền vào (thu) - giá trị hiện tại của dòng tiền ra (chi).
Về mặt ý nghĩa, nếu NPV dương thì dự án đáng giá. Thế nào là đáng giá, bởi suất chiết khấu đã là
chi phí cơ hội của dự án, vì vậy, nếu đã khấu trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dự án có lợi tức
kinh tế. Cho nên, khi đánh giá dự án bằng NPV cần quan tâm đến giá trị của suất chiết khấu và
xem NPV có dương hay không.
NPV=

PVs
Đối với vốn đầu tư theo từng giai đoạn
NPV =

i=1
n
PV
i
−C
i
(1+ r)
i
Đối với vốn đầu tư chỉ bỏ ra một lần duy nhất lúc bắt đầu dự án:
NPV=

i=1

n
PV
i
(1+r)
i
−C
0
Trong phần mềm Excel NPV được tính bằng hàm:
=NPV(rate,value1,[value2],…)
Trong đó:
• Rate: tỷ suất chiết khấu.
• Value1,value2,…: giá trị của dòng tiền trong tương lai.
--------------------------------------------------------------------------------------
4, Tỷ lệ chiết khấu
Trong đánh giá dự án, đánh giá quyết định đầu tư, tỷ lệ chiết khấu được dùng để tính tỉ suất hoàn
vốn nội bộ (IRR), giá trị hiện tại thuần (NPV). Tỉ lệ chiết khấu có vai trò giúp qui giá trị các luồng
tiền trong tương lai về thời điểm hiện tại, sau khi đã tính đến các nhân tố như lãi suất, lạm phát..
Việc chọn được một tỉ lệ chiết khấu phù hợp là vô cùng quan trọng trong các phân tích tài chính
5, Chiết khấu dòng tiền (DCF – Discount Cash Flow) là một cách thức để đánh giá mức độ hấp
dẫn của một cơ hội đầu tư. Các nhà phân tích thường dùng phương thức này để quy dòng tiền
tương lai của một dự án cụ thể về giá trị hiện tại từ đó đánh giá được mức độ khả thi của một dự
án đầu tư. Nếu như dòng tiền tương lai sau khi qua chiết khấu có giá trị lớn hơn chi phí đầu tư hiện
tại của dự án thì đây có thể sẽ là một cơ hội đầu tư tốt.
6, Thời gian hoàn vốn (Payback Period) là độ dài thời gian để thu hồi một khoản chi phí đầu tư.
Thời gian hoàn vốn được tính theo công thức:
Thời gian hoàn vốn = Chi phí đầu tư / Số tiền thu hồi hàng năm
Ví dụ: Nếu một dự án đầu tư 100 triệu và mỗi năm thu lại 25 triệu thì thời gian hoàn vốn sẽ được
tính là
PP=
100

25
=4
(năm)
7, Tỷ suất lợi nhuận nội bộ (IRR – Internal Rate of Return) của dự án được định nghĩa như
suất sinh lời hàng năm của dự án và chính là suất chiết khấu để cho NPV của dự án bằng 0, tức là
hiện giá của thu nhập bằng với hiện giá của vốn đầu tư.
Đối với vốn đầu tư theo từng giai đoạn
NPV =

i=1
n
PV
i
−C
i
(1+r)
i
=0
Đối với vốn đầu tư chỉ bỏ ra một lần duy nhất lúc bắt đầu dự án:
NPV =

i=1
n
PV
i
(1+r)
i
−C
0
=0

Sử dụng phương pháp nội suy để tính IRR.
Với
{
i
1
→ NPV
1
>0
i
2
→ NPV
2
<0
từ đó ta có :
i
1
<IRR<i
2
∴ IRR=i
1
+
NPV
1
NPV
1
+

NPV
2


(i
2
−i
1
)
Trong Excel IRR được tính bằng hàm:
=IRR(Values,[guess])
Trong đó
Values là giá tương lai của dòng tiền.
[guess]: số chữ số làm tròn
8, Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
(Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu, Hệ số lãi ròng) là một tỷ số tài
chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận
ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng
hoặc lợi nhuận sau thu ế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ. Đơn vị tính là %.
Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
Công thức tính tỷ số này như sau:
Tỷ số lợi nhuận
trên doanh thu = 100% x
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Doanh thu
Phần 2: Phân tích chi phí - lợi nhuận
I.Cost-Benefit Analaysis (CBA) là gì?
-Phân tích lợi ích chi phí là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định xem có nên tiến hành các
dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển khai các dự án được đề xuất hay
không.
-Vấn đề thực tiễn lớn nhất trong việc tiến hành một phân tích CBA là tìm được các mức giá trị
thích hợp cho các đầu vào và các đầu ra của dự án.
II. Các bước tiến hành CBA:

Phân tích lợi ích chi phí có thể được nghĩ đến như một quá trình vận hành trong đó có một số bước
nổi bật.
1. Làm rõ vấn đề chỗ đứng/vị thế
Khi bắt đầu một phân tích, cần phải chỉ rõ nghiên cứu này là do ai làm, chi phí ai phải chi, lợi ích
ai được hưởng. Phải rõ ràng và nhất quán trong việc giải quyết những vấn đề này cũng như trong
việc tính toán lợi ích và chi phí cho những người/nhóm người khác nhau.
2. Xác định những phương án thay thế
Một phân tích cần phải nêu rõ được dự án hay các dự án là đối tượng xem xét. Chúng có loại trừ
lẫn nhau hay không.Cần phải đưa được các lựa chọn thay thế tương ứng vào phân tích.
3. Đưa ra các giả định
Giả định là một phần thiết yếu của một phân tích.Có thể dùng giả định cho hàng loạt các yếu tố số
lượng hàng, chi phí, điều kiện thị trường, thời hạn hay các mức lãi sất. Trong một phân tích được
tiến hành một cách có trách nhiệm, những giả định này được nêu một cách rõ ràng.
4. Lập danh sách các tác động của mỗi dự án thay thế
Có thể liệt kê tác động của một hay nhiều dự án cụ thể được xem xét cũng như tác động của các
lựa chọn thay thế: giữ nguyên hiện trạng hay không triển khai bất kỳ dự án nào
Quan trọng là tiến hành lượng hóa các tác động nếu có thể.Khi không thể lượng hóa được một tác
động thì ít nhất ta cũng phải đề cập đến tác động đó.
5. Quy các Giá trị Cụ thể cho những Tác động này
Có thể quy mỗi tác động này ra một giá trị tiền tệ nhất định nếu có thể.
6. Xử lý các tác động không được lượng hóa
-Cần phải kiệt kê rõ ràng bất kỳ tác động nào chưa được quy ra giá trị vật chất cụ thể .
-Tính toán xem các lợi ích này lớn đến mức độ nào thì đủ để đảo ngược các kết quả của CBA.
Thông thường có thể đưa ra một đánh giáchung về việc những lợi ích này có khả năng đảo ngược
quyết định hay không.
7. Chiết khấu giá trị tương lai để có được giá trị hiện tại
Đối với phần lớn các dự án, cần phải tính chi phí và lợi ích được chiết khấu tại những thời điểm
khác nhau.Người ta thường thực hiện điều này bằng cách sử dụng biện pháp chiết khấu lũy thừa
(exponential discounting) để tính giá trị hiện tại của chi phí lợi ích.
8. Xác định và lý giải độ bất trắc

- Phân tích CBA có thể thất bại trong việc xử lý rủi ro và bất trắc. Phải xác định được đầy đủ
nguyên nhân gây ra các bất trắc này một cách đầy đủ nhất có thể.
-Có thể dùng cách đơn giản như đưa ra một phân tích độ nhạy cảm. Phân tích này sẽ tính toán giá
trị của dự án theo những kết quả dài hạn khác nhau. Cũng có thể dùng phân tích các lựa chọn thực.
Phân tích này cố tìm cách tính được giá trị chính xác của dự án có tính đến yếu tố rủi ro.
9. So sánh Lợi ích và Chi phí
Sau khi đã tính toán được (hay ít nhất là đã liệt kê ra được) các chi phí và lợi ích, phải so sánh
chúng với nhau để xác định xem giá trị hiện tại (Net Present Value ~ NPV) của dự án có thể mang
giá trị dương không. Nếu đang xem xét lựa chọn giữa nhiều dự án thì dự án có mức NPV cao nhất
là dự án sẽ được chọn.
10. Tiến hành phân tích sau khi dự án kết thúc
Tiến hành phân tích sau khi hoàn thành dự án nhằm đưa ra định hướng ,xác định giá trị của phân
tích gốc nhằm cải thiện các phân tích và các dự án được tiến hành sau này.
III. Quy đổi ra Giá trị bằng Tiền
CBA sử dụng các giá trị tiền mặt để so sánh các loại hàng hoá với nhau.Được gán cho mỗi đầu vào
và đầu ra của dự án, các giá trị này đại diện cho tầm quan trọng của đầu vào và đầu ra trong phân
tích. Nếu tổng giá trị của đầu ra lớn hơn tổng giá trị của đầu vào thì dự án được coi là đáng được
tiến hành vì lúc đó độ quan trọng tổng thể của đầu ra đối với xã hội lớn hơn độ quan trọng tổng thể
của đầu vào.
Các đầu vào và đầu ra khác không được trao đổi trực tiếp nên rất khó có thể được định giá.Giá trị
cho các loại hàng hoá này phải được ước tính thông qua những tính toán gián tiếp, phức tạp và
tương đối chủ quan.
IV. Cơ cấu Thời gian của Chi phí và Lợi ích
Phần lớn các dự án được điều hành trong một khoảng thời gian nhất định. Khi tiến hành phân tích
CBA nên xác định xem khi nào thì chi phí và lợi ích sẽ thay đổi.Đâu là múi thời gian cuối cùng
cho phân tích nếu không phải là của toàn bộ dự án.
Ví dụ : …
Các mức chi phí, lợi ích trong tương lai có giá trị thấp hơn chi phí lợi ích hiện tại.Vì vậy, việc khấu
trừ chi phí lợi ích tương lai bằng cách sử dụng một mức lãi suất nào đó và cách khấu trừ theo số
mũ được chấp nhận.

V. Phân tích độ Nhạy cảm (Sensitivity analysis)
-Bất kỳ một dự án nào đều gắn với hàng loạt các con số được đề xuất khác nhau. Chúng là ước
tính khối lượng vật liệu và lao động cần thiết, mức giá của các đầu vào này, số người hưởng lợi
cuối cùng, giá trị quy đổi của việc họ sử dụng sản phẩm làm ra, mức lãi suất thích hợp dùng để
khấu trừ chi phí và lợi ích của dự án. Các con số này đều có nguy cơ bị dự đoán sai. Người ta cũng
không thể nhất trí về một con số dự kiến nhất định. Nên chỉ rõ việc thay đổi các mức giá trị khác
nhau có tác động như thế nào đến đánh giá dự án.
Ví dụ: nếu phí xây dựng thực tế cao hơn mức phí dự đoán là 10% thì lợi ích ròng của dự án thay
đổi như thế nào? Nếu dùng một mức lãi suất cao hơn để khấu trừ các chi phí và lợi ích tương lai
thì liệu dự án còn được mong đợi nữa hay không? Nếu như giá trị cho các lợi ích của một dự án

×