Tải bản đầy đủ (.ppt) (35 trang)

Bài thảo luận môn đường lối đề tải tìm hiểu các nhân vật lịch sử trong 2 cuộc kháng chiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 35 trang )


 Người dân tộc Tày, quê ở xã

Quang Vinh (nay là xã Triệu
Ẩu), huyện Phục Hoà, tỉnh Cao
Bằng.
 Tham gia trận Điện Biên Phủ
trong chiến dịch Đông Xuân
1953-1954.
 Hy sinh khi đang lấy thân mình
làm giá súng.
 Danh hiệu anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân và Huân
chương quân công hạng nhì.


Cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh đang ở giai đoạn quyết liệt, ĐCS Đông
Dương quyết định mở chiến dịch Đông Xuân năm 1953 - 1954, đơn vị hành quân đi
chiến dịch, Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao
nhiệm vụ bao vây giữ Pháp ở Mường Pồn. Lúc đó, khi thấy lực lượng Việt Minh ít,
Pháp tập trung 2 đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả 2 lần
chúng đều bị quân Việt Minh đánh bật. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết
liệt. Quân Pháp liều chết xông lên, quân Việt Minh kiên quyết ngăn chặn, chốt giữ.
Lúc đó có lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, để các đơn
vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù Bế Văn
Đàn vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo, ông đã xung phong lên
đường làm nhiệm vụ. Bế Văn Đàn vượt qua lưới đạn dày đặc của quân Pháp, xuống
truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu
diễn ra ngày càng ác liệt hơn, Bế Văn Đàn được lệnh ở lại đại đội chiến đấu.
Quân Pháp phản kích lần thứ ba, mở đường tiến, đại đội Việt Minh bị thương vong
nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng ông vẫn tiếp


tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh.
Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng.
Trong tình thế hết sức khẩn trương, Bế Văn Đàn không ngần ngại chạy lại cầm 2
khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô đồng đội bắn. Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã
nói: Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi!. Trong lúc lấy
thân mình làm giá súng, Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và hy sinh, hai tay vẫn
còn ghì chặt súng trên vai mình.


 Quê ở xã Cẩm Quan, huyện

Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
 Nhập ngũ năm 1950, đảng
viên Đảng cộng sản Việt Nam.
 Khi hi sinh anh là tiểu đội phó
thuộc đại đội 58, tiểu đoàn
428, trung đoàn 141, sư đoàn
312.
 Danh hiệu anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân.


Trong trận Him Lam ngày 13 tháng 3 năm 1954 (thuộc
chiến dịch Điện Biên Phủ), khi Phan Đình Giót phá
hàng rào cuối cùng thì bị thương, lực lượng xung kích
của tiểu đoàn 428 xung phong vào cứ điểm, bị đối
phương trong lô cốt bắn cản dữ dội. Phan Đình Giót
nhanh chóng trườn lên dùng tiểu liên, lựu đạn diệt hỏa
điểm địch, đạn hết, hỏa điểm thứ 3 vẫn chưa bị diệt,
Phan Đình Giót liền lao cả thân mình lấp lỗ châu mai,

tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt cứ điểm Him
Lam.


 Người dân tộc Tày, tỉnh Cao

Bằng.
 Sinh ra và lớn lên trong hoàn
cảnh đất nước có chiến tranh,
được nhiều cán bộ tuyên truyền
giác ngộ, anh đã hiểu rõ nguồn
gốc sự cực khổ của người nghèo
và người dân mất nước, nên
hăng hái tham gia vào công
cuộc kháng chiến ở quê hương.
Với khát khao được cầm súng
giết giặc giải phóng đất nước,
La Văn Cầu mới 16 tuổi đã khai
tăng lên 18 tuổi để được vào bộ
đội.


Lúc đó là năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến
chống Thực dân Pháp vô cùng gian khổ, thiếu thốn.
Nhưng niềm vui và ý chí đã giúp anh vượt qua khó khăn,
vươn lên rèn luyện thành một chiến sĩ gương mẫu, giàu
lòng nhân ái, nên được anh em đồng đội rất quí mến. Anh
đã tham gia chiến đấu nhiều trận và lập được nhiều chiến
công. Một trong những chiến công mà từ đó tên tuổi của
anh đã đi vào sử sách là Trận đánh đồn Đông Khê lần thứ

hai (từ 16-18.9.1950). Trong trận đánh này, anh được
phân công chỉ huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá hàng rào
và đánh lô cốt đầu cầu (cửa mở trận đánh). Trong trận
đánh, anh bị thương nát tay phải và đã nhờ đồng đội chặt
đứt cánh tay ấy cho khỏi vướng rồi tiếp tục đánh bộc phá
mở đường cho đơn vị xung phong.


 Quê ở xã Nông Trường,

huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh
Hoá
 Nhập ngũ năm 1949, đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Khi hy sinh anh là khẩu đội
trưởng pháo phòng không, đại
đội 827, tiểu đoàn394, trung
đoàn 367.
 Danh hiệu Huân chương
quân công hạng nhì, Huân
chương chiến công hạng nhất
và danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân.


Để phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 3
năm 1953, Tô Vĩnh Diện và đồng đội kéo pháo ra
đến đoạn Dốc Chuối. Lúc đó, anh và pháo thủ Ty
xung phong cầm càng lái pháo. Khi dây tời chính
bị đứt, pháo lao nhanh và khó điều khiển, pháo thủ

Ty bị càng pháo đánh bật ra, TôVĩnh Diện vẫn
bám lấy càng, điều khiển hướng lao của pháo, bất
chấp nguy hiểm lấy thân mình đẩy càng pháo vào
vách núi cho pháo dừng lại, Tô Vĩnh Diện hy sinh.


Quê ở vùng Đất Đỏ, Long Điền,

tỉnh Bà Rịa (nay thuộc xã
Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ,
tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu)
Năm 1949, cô tham gia đội
Công an xung phong Đất Đỏ
làm liên lạc, tiếp tế.
Cô bị xử bắn năm 1952 tại Côn
Đảo khi chưa đủ 18 tuổi.
Danh hiệu Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân.


Năm 1950, khi mới 15 tuổi cô bị chính quyền Pháp bắt
và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4
năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết
chết một Cai Tổng Tòng quan ba và gây thương tích
cho 20 tên lính Pháp. Tuy nhiên, các luật sư biện hộ
cho cô đã phản đối án tuyên này với lý do cô chưa
đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, cô bị đày
qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Cô bị
xử bắn năm 1952 tại Côn Đảo khi chưa đủ 18 tuổi



Quê ở làng Thanh Quýt, xã

Điện Thắng, huyện Điện Bàn,
Quảng Nam
Ông bị xử bắn tại sân sau nhà
lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút
ngày 15 tháng 10 năm 1964,
trước sự chứng kiến của nhiều
phóng viên nước ngoài.
Nguyễn Văn Trỗi được truy
nhận Đảng viên Nhân dân
Cách mạng miền Nam và Huân
chương Thành đồng hạng nhất.


 Ngày 2 tháng 5 năm 1964, ông nhận nhiệm vụ đặt mìn ở

cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để ám sát
phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa
Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn
đầu. Công việc bại lộ, ông bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng
5 năm 1964.
 Những phút cuối cùng, ông tỏ ra rất can đảm, không
đồng ý bịt mắt và xưng tội và hô lên những lời cuối cùng
được các phóng viên ghi lại:
“ Hãy nhớ lấy lời tôi!
Đả đảo Đế quốc Mĩ!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Việt Nam muôn năm!”



Quê ở xã Nam Tân, huyện Nam

Sách, tỉnh Hải Dương.
Trong Cách mạng tháng Tám, cô
tham gia Phụ nữ Cứu quốc tại địa
phương. Sau khi Pháp tái chiếm
Đông Dương, bà bắt đầu tham gia
lực lượng du kích và là một cán bộ
chính trị cơ sở, hoạt động ở địa
phương
Bị giết vào ngày 23 tháng 4 năm
1951, khi đó bà mới 24 tuổi.
Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân và Huân chương
quân công hạng II.


Năm 1949, quân đội Pháp xây dựng bốt (đồn) Trung Hà, lập hàng rào,
tháp canh, liên tục tổ chức càn quét, kiểm soát một địa bàn rộng lớn
quang xã Nam Tân. Vì vậy cán bộ Việt Minh ở xã Nam Tân bị bật sang
các vùng lân cận. Chỉ riêng Mạc Thị Bưởi vẫn tiếp tục ở lại, hoạt động
xây dựng tổ chức cho Việt Minh trong những điều kiện khó khăn. Hơn
thế, bà còn tổ chức được 3 tổ nữ du kích, xây dựng 35 cơ sở ở ba thôn
của xã; vận động quần chúng chống nộp thuế, đi phu cho quân Pháp.
Năm 1950, quân Việt Minh tấn công đồn Thanh Dung(?). Trong trận
đánh này, Mạc Thị Bưởi đã thực hiện việc trinh sát tiền trạm, tạo cơ sở
để trận đánh thành công. Quân đội Pháp nhiều lần treo giải thưởng để
có thể bắt được Mạc Thị Bưởi, nhưng đều không thành công.

Năm 1951, bà làm nhiệm vụ vận động nhân dân vùng tạm chiếm chuẩn
bị gạo, đường, sữa chuyển ra vùng tự do phục vụ chiến dịch Trần
Hưng Đạo, đánh đường 18. Trong một chuyến vận chuyển đó, bà bị
quân Pháp phục kích bắt được và tra tấn tàn bạo. Bà kiên quyết không
khai một lời và bị giết vào ngày 23 tháng 4 năm 1951, khi đó bà mới 24
tuổi


Bí danh của Nông Văn Dèn,

người dân tộc Nùng, ở thôn Nà
Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Anh là người đội trưởng đầu
tiên của tổ chức Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh.
Anh đã anh dũng hi sinh ngay
bên bờ suối Lê Nin 15/2/1943,
Anh vừa tròn 14 tuổi.
Kim Đồng được phong tặng
danh hiệu Anh hùng lực lượng
vũ trang.


Kim Đồng đã cùng những đội viên của Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ giao liên
đưa đón cán bộ cách mạng, chuyển thư từ. Trong
một lần đi liên lạc, phát hiện có địch, Kim Đồng đã
đánh lạc hướng bọn địch để các bạn của mình đưa
bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua

suối, qua con đường mà thường ngày vốn đã rất
quen thuộc với anh. Tất nhiên bọn chúng theo
không kịp liền xả súng xối xả vào anh. Anh đã anh
dũng hi sinh ngay bên bờ suối Lê Nin 15/2/1943,
Anh vừa tròn 14 tuổi.


Học Đại học Y Hà Nội từ nǎm

1928, tốt nghiệp bác sĩ ở Paris
nǎm 1934.
Ông tham gia hoạt động cách
mạng ở Sài Gòn từ thời kỳ Mặt
trận Bình dân (1936-1939), vào
Đảng Cộng sản Đông Dương
tháng 3 nǎm 1945.
Từ tháng 3 nǎm 1945, là một thủ
lĩnh của tổ chức Thanh niên Tiền
phong, tham gia cướp chính
quyền tháng 8 nǎm 1945.


Từ 27 tháng 8 nǎm 1945 là Bộ trưởng Y tế đầu tiên của

Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, ủy viên ủy ban Nhân dân Nam Bộ, rồi lần lượt
Thứ trưởng Phủ Chủ tịch, Trưởng phái đoàn chính
phủ tại Nam Bộ (1948-1950), Chủ tịch ủy ban Kháng
chiến Hành chính Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn, Trưởng
ban Y tế của Đảng, Thứ trưởng Y tế (1954-1958), từ

1958 là Bộ trưởng Y tế.
Năm 1968, tuổi 59, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch lại thiết
tha xin vào chiến trường Miền Nam xây dựng và phát
triển ngành và đã hy sinh anh dũng trong khi làm
nhiệm vụ.


Danh hiệu:
 Anh hùng Lao động đầu tiên của ngành y tế - Nǎm

1958, tại Đại hội liên hoan Anh hùng Chiến sỹ thi đua
toàn quốc lần thứ nhất.
 Giải thưởng Hồ Chí Minh - Truy tặng năm 1997 vì các
cống hiến trong lĩnh vực khoa học.
Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận
định: “Phạm Ngọc Thạch đã nêu một tấm gương về
cách nhìn, cách nghĩ, cách nghiên cứu để giải quyết một
cách sáng tạo và độc đáo những vấn đề khó khǎn và
phức tạp của việc thanh toán những bệnh tật do chế độ
cũ để lại, trong việc vệ sinh phòng bệnh và bảo vệ sức
khỏe nhân dân và đồng chí đã thành công trong nhiều
công trình nghiên cứu quan trọng”.


Quê ở làng An Cựu, ngoại

thành kinh đô Huế.
Ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa
năm 1937, tại trường Đại học Y
khoa Hà Nội.

Ông làm trợ lý cho giáo sư bác
sĩ người Pháp Henry Galliard
chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh
trùng trường Đại học Y khoa
Đông Dương (tiền thân của
trường Đại học Y Hà Nội)


Năm 1942 ông là trưởng Labo (phòng thí nghiệm) Ký sinh

trùng và ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu
khoa học nổi tiếng.
Năm 1943 ông đi du học tại Nhật Bản. Năm 1945, ông là
hội trưởng hội Việt kiều yêu nước tại Nhật Bản.
 Năm 1949, ông về nước tham gia kháng chiến chống
Pháp, trở thành giảng viên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh
trùng trường Đại học Y khoa tại Chiêm Hóa.
Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp tại
chiến khu Việt Bắc, ông đã nghiên cứu thành công cách
sản xuất ra thuốc nước Penicillin, loại thuốc kháng sinh
này đã góp phần rất lớn trong điều trị chống nhiễm khuẩn
cho thương binh và nhân dân trong kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ sau này.


Năm 1955, ông sáng lập ra Viện Sốt rét - Ký sinh trùng

và côn trùng Việt Nam, và làm Viện trưởng đầu tiên
của viện này. Trong Kháng chiến chống Mỹ, ông tập
trung nghiên cứu phòng chống và điều trị căn bệnh sốt

rét tại Việt Nam.
Ngày 1 tháng 4 năm 1967, ông đã mất trong một trận
Mỹ ném bom B52, tại một địa điểm trên dãy Trường
Sơn thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, khi đang
nghiên cứu căn bệnh sốt rét.
Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một
về lĩnh vực Y học.


 Sinh trưởng trong một gia đình trí

thức Hà Nội. Bố là bác sĩ ngoại
khoa, mẹ là dược sĩ, giảng viên
trường Đại học Dược Hà Nội.
 Tốt nghiệp trường Đại học Y khoa
Hà Nội năm 1966.
 Tham gia Quân đội Nhân dân Việt
Nam với tư cách là một bác sĩ quân
y và được điều vào công tác ở Đức
Phổ, chiến trường Quảng Ngãi
trong chiến tranh Việt Nam.
 Thùy Trâm vào Đảng Cộng Sản
Việt Nam ngày 27 tháng 9 năm
1968.


 Ngày 22 tháng 6 năm 1970, bệnh xá Đức Phổ bị tập kích,

Đặng Thùy Trâm hy sinh. Hài cốt bà được mai táng tại nơi
hy sinh, sau thống nhất được đưa về nghĩa trang liệt sĩ xã

Phổ Cường. Năm 1990, được gia đình đưa về nghĩa trang
Liệt sĩ Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội.
 Bà là tác giả hai tập nhật ký được viết từ ngày 8 tháng 4
năm 1968, khi phụ trách bệnh xá Đức Phổ, cho đến ngày
20 tháng 6 năm 1970, 2 ngày trước khi hy sinh. Hai tập
nhật ký này được Frederic Whitehurst, cựu sĩ quan quân
báo Hoa Kỳ, lưu giữ cho đến ngày được trả lại cho gia
đình tác giả vào cuối tháng 4 năm 2005. Sau đó được nhà
phê bình văn học Vương Trí Nhàn biên tập thành quyển
sách mang tên Nhật ký Đặng Thùy Trâm.
 Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


×