Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bộ câu hỏi theo năng lực Hóa học 8 CHƯƠNG IV OXI KHÔNG KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.62 KB, 5 trang )

CHƯƠNG IV: OXI – KHÔNG KHÍ
HOÁ HỌC LỚP: 8
- Biết:
Câu 1: Sự oxi hoá là gì?
Trả lời: Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
Câu 2: Oxit là gì ?
Trả lời: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Câu 3: Phản ứng hoá hợp là gì?
Trả lời: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản
phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Câu 4: Phản ứng phân huỷ là gì ?
Trả lời: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay
nhiều chất mới.
- Hiểu:
Câu 1: Viết PTHH biểu diễn phản ứng cháy của khí oxi với Al, Mg, C4H10 ở nhiệt độ
cao? Biết các sản phẩm tạo thành là Al2O3, MgO, CO2 và H2O.
Trả lời: Các PTHH biểu diễn phản ứng cháy:
0

t
4 Al + 3O2 →
2 Al 2 O3
0

t
2 Mg + O2 →
2MgO
0

t
2C 4 H 10 + 13O2 →


8CO2 + 10 H 2 O

Câu 2: Hãy so sánh hiện tượng xảy ra khi lưu huỳnh cháy trong không khí và trong
oxi?
Trả lời:
- Giống nhau: đều là sự cháy có sinh ra khí SO2 và rất ít SO3.
- Khác nhau:
+ Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt.
+ Lưu huỳnh cháy trong trong oxi mãnh liệt hơn, ngọn lửa xanh lam, có khói trắng.
Câu 3: Phân loại và gọi tên các oxit sau: N2O5, Al2O3, FeO, K2O
Trả lời: Phân loại và gọi tên:
- N2O5: oxit axit - Đinitơ pentaoxit


- Al2O3: oxit bazơ - nhôm oxit
- FeO: oxit bazơ - sắt (II) oxit
- K2O: oxit bazơ - kali oxit
Câu 4: Sự khác nhau giữa phản ứng phân huỷ và phản ứng hoá hợp ? Lấy hai ví dụ để
minh hoạ.
Trả lời: Sự khác nhau giữa hai phản ứng là:
- Phản ứng hóa hợp là chỉ có 1 chất được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
- Phản ứng phân hủy là từ 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
VD:
- P/ư hóa hợp:
t
3Fe + 2O2 →
Fe3O4
t
2Mg + O2 →
2MgO

- P/ư phân huỷ:
t
2KMnO4 →
K2MnO4 + MnO2 + O2
t
2KClO3 → 2KCl + 3O2
0

0

0

0

Câu 5: Giải thích vì sao muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường
trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước?
Trả lời:
Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ
cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên
khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám
cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người
ta hay thường dùng vải dày trùm hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với oxi.
Câu 6: Sự khác nhau về việc điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công
nghiệp về nguyên liệu, sản lượng và giá thành ?
Trả lời:
Khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm thì nguyên liệu và sản lượng điều chế ra sẽ
ít hơn do chỉ sử dụng 1 lượng nhỏ để phục vụ cho học tập, nên giá thành sẽ rẻ hơn. So
với trong công nghiệp sẽ phải sử dụng 1 số lượng nguyên liệu lớn để phục vụ cho
công việc nên giá thành sẽ đắt hơn.
- Vận dụng thấp:

Câu 1: Hãy chọn CTHH thích hợp để hoàn thành vào chỗ “..........”
Cu +
H2

........ - - - - > CuO

+ O2 - - - - > . . . .

......... + ......... - - - - > Al2O3
Trả lời:


t
2Cu + O2 →
2CuO
0

2H2

t
+ O2 →
2H2O
0

t
4Al + 3O2 →
2Al2O3
0

Câu 2: Phân loại các oxit sau: CO2, CuO, MgO, SO2 và viết CTHH tưng ứng với axit,

bazơ của các oxit đó.
Trả lời:
CO2: oxit axit - tương ứng với axit H2CO3
CuO: oxit bazơ - tương ứng với bazơ Cu(OH)2
MgO: oxit bazơ - tương ứng với bazơ Mg(OH)2
SO2: oxit axit - tương ứng với axit H2SO3
Câu 3: Đốt cháy 3,24 gam bột nhôm trong bình chứa khí oxi thì thu được nhôm oxit
Al2O3.
a) Viết PTHH và cho biết thuộc loại phản ứng hoá học gì?
b) Tính khối lượng Al2O3 thu được?
c) Tính thể tích khí oxi phản ứng ở đktc?
Trả lời:
a) PTHH:

t
4Al + 3O2 →
2Al2O3
0

Phản ứng trên thuộc loại phản ứng hóa hợp.
t
4Al + 3O2 →
2Al2O3
0

b) PTHH

0,12 mol
n Al =
n Al2O3

m Al2O3

m 3,24
=
= 0,12mol
M
27
0,12.2
=
= 0,06mol
4
= n.M = 0,06.102 = 6,12 gam

0,12.3
= 0,09mol
4
= n.22,4 = 0,09.22,4 = 2,016lít

nO2 =

c)

VO2

Câu 4: Muốn điều chế 3,36 lít khí oxi ở (đktc) thì phải nung bao nhiêu gam KClO3
Trả lời:
t
PTHH: 2KClO3 →
2KCl + 3O2
0


0,15 mol


nO2 =
n Al2O3
m KClO3

V
3,36
=
= 0,15mol
22,4 22,4
0,15.2
=
= 0,1mol
3
= n.M = 0,1.122,5 = 12,25 gam

Câu 5: Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng để oxi hoá hết 0,15 mol C2H4
Biết rằng oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
Trả lời:
0

PTHH:

t
C 2 H 4 + 3O2 →
2CO2 + 2 H 2 O


0,15 mol
0,15.3
= 0,45mol
1
= n.22,4 = 0,45.22,4 = 10,08lít

nO2 =
VO2

Vkk = 5.VO2 = 5.10,08 = 50,4lít

- Vận dụng cao (thực tế):
Câu 1: Đốt cháy thanh sắt nặng 20 gam có lẫn 20% tạp chất không cháy.
a) Tính thể tích khí oxi cần phải dùng ở đktc?
b) Tính khối lượng Fe3O4 thu được sau phản ứng?
Trả lời:
0

t
3Fe + 2O2 →
Fe3 O4

PTHH:

0,3 mol
Vì tạp chất không cháy chiếm 20% nên lượng sắt nguyên chất chiếm 80%
80
.20 = 16 gam
100
m 16

=
=
= 0,3mol
M 56
0,3.2
=
= 0,2mol
3
= n.22,4 = 0,2.22,4 = 4,48lít

m Fe =
n Fe
nO2
VO2

0,3.1
= 0,1mol
3
= n.M = 0,1.232 = 23,2 gam

n Fe3O4 =
m Fe3O 4

Câu 2: Hãy giải thích vì sao khi càng lên cao thì tỉ lệ thể tích khí oxi trong không khí
càng giảm ?
Trả lời:


Khi càng lên cao thì tỉ lệ lượng khí oxi càng giảm là do khí oxi nặng hơn không khí
(nặng hơn rất nhiều lần các khí khác như nitơ, heli, hiđro,...). Do đó, càng lên cao,

lượng khí oxi càng giảm.
Câu 3: Sự tăng nồng độ khí CO2 trong không khí sẽ tăng nhiệt độ của Trái Đất (gây
hiệu ứng nhà kính). Theo em biện pháp nào làm giảm CO2 ?
Trả lời: Các biện pháp làm giảm CO2:
- Các quốc gia trên Thế Giới phải giảm lượng khí CO2 thải ra.
- Phải có chính sách trồng cây xanh, bảo vệ rừng hợp lí.
- Sử dụng nguồn năng lượng sạch.



×