Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Giáo trình cơ sở kỹ thuật chế bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG
  

Cơ sở
kỹ thuật chế bản




Cơ sở kỹ thuật chế bản

Chương I:
Tổng quát

Trang | 1


Cơ sở kỹ thuật chế bản
I.

Chế bản

1. Khái niệm:
Chế bản là làm ra bản in, nói cách khác nó là cách kết hợp chữ viết, tranh ảnh... thành
một tài liệu sẵn sàng để in ấn. Trước đây, công việc này được làm hoàn toàn thủ công và rất
vất vả. Ngày nay, cùng với cuộc cách mạng máy tính, công việc của nhân viên chế bản điện
tử đã hoàn toàn thay đổi. Họ có sự giúp sức của những phần mềm chế bản ngày càng được
nâng cấp hiện đại hơn, tiện lợi hơn và nhiều tính năng vượt trội hơn như QuarkXPress, In
Design, AI,.. giúp cho công việc chế bản trở nên dễ dàng và nhanh chóng.


2. Công việc :
Đối với một nhân viên chế bản thì họ thường làm những công việc như sau:
 Nhận file do khách hàng chuyển đến và kiểm tra, xử lý một số lỗi trước khi xuất phim
hay kẽm. Do đó cần biết hầu như tất cả các phần mềm mà khách hàng sử dụng (vd Corel,
AI, InDesign,...
 Bình trang điện tử, cái này thì tùy sử dụng hệ thống máy ghi trên lưu đồ làm việc của
từng hãng mà ta có các phần mềm bình khác nhau, vd Heidelberg thì có SignaStation,
Screen thì có FlatWorker,...
 Vận hành máy ghi phim hoặc ghi kẽm, cái này tùy vào từng máy mà có quy trình vận
hành khác nhau.
Không chỉ thế, một nhân viên chế bản được đánh giá và được xem như là người định
hướng đi cho quá trình in ấn. Họ hiểu được sản phẩm in được in và được thành phẩm theo
cách nào từ đó bù trừ thông số hợp lí trên bản in để không làm ảnh hưởng đến những giai
đoạn sau.

Hình : Quá trình chế bản bố trí các con in trên bản in và định vị các đường cấn cho công
đoạn thành phẩm

Trang | 2


Cơ sở kỹ thuật chế bản
II.

Quy trình chế bản :

Bài mẫu khách hàng gửi tới đa phần là dưới định dạng là file, lúc này người chế bản chỉ
cần kiểm tra và tiến hành dàn trang, bình trang. Nếu như khách hàng gửi bài mẫu là một sản
phẩm thì người chế bản sẽ scan lại, sau đó phân loại thành các đối tượng: hình ảnh vector,
bitmap, text và tiến hành theo các bước sau:

a. Bước 1: Xử lí hình ảnh đồ hoạ ( hình ảnh vector)
Dùng phần mềm chuyên dụng như AI, Corel,… để vẽ lại.Chú ý không nên dùng các
đường hairline để vẽ các đường mảnh vì chúng sẽ dễ bị mất đi trong quá trình ghi bản, hiện bản
hoặc trong quá trình in.
Nếu vẽ các yếu tố bóng mờ thì phải explants appaerence. Nếu không các yếu tố này sẽ bị
mất đi mặc dù vẫn nhìn thấy chúng trên file gốc.
b. Bước 2 : Xử lí hình ảnh bitmap

Trang | 3


Cơ sở kỹ thuật chế bản
Dùng phần mềm Photoshop để xử lí. Điều quan trọng là phải biết điều chỉnh sao cho hình
ảnh bitmap được in ra có độ phân giải thích hợp.
c. Bước 3 : Xử lí text
Có thể dùng phần mềm word để copy vào trong phần mềm dàn trang. Cần lưu ý là các
đối tượng text nên được xử lí create outline, nếu không máy ghi sẽ không hiểu được nó là gì hoặc
nó sẽ bị dịch chuyển đi trong quá trình chuyển đổi giữa thiết bị và giữa các phần mềm với nhau.
d. Dàn trang
Sử dụng các phần mềm dàn trang như Adobe Indesign, Adobe Illustraitor,…
e. Bình trang
Khi tiến hành bình trang, người chế bản có thể sử dụng nhiều phần mềm ứng dụng khác
nhau để bình trang in như Adobe Illustraitor, Adobe Indesign, Coreldraw, Artios card…
f. RIP
Trong giai đoạn này người chế bản sẽ thiết lập các thông số phù hợp với bài in
‐ Thiết lập tách màu: màu pha và 4 màu CMYK.
‐ Thiết lập góc xoay tram: ví dụ C: 150, B: 450, M: 750 và Y: 00
‐ Thiết lập hình dạng tram: chọn tram AM hoặc FM
‐ Thiết lập độ phân giải
‐ Thiết lập máy sẽ ghi những màu nào

‐ Thiết lập trapping
‐ Calibration và dotgain

III. Các định dạng file thường sử dụng trong chế bản:
Có những chương trình ứng dụng xử lý ảnh, vẽ hình ảnh chất lượng cao như Adobe
Photoshop, Fractal, Design, Painter cho phép chúng ta lưu hình ảnh ở dạng riêng và chỉ đọc được
bằng các chương trình đó. Những dạng file này có ưu điểm: kích thước file nhỏ,khả năng lưu file
an toàn (như layers, kênh màu...).Nếu chỉ sử dụng một chương trình ứng dụng thì nên lưu file ở
dạng của chương trình đó. Nếu chúng ta cần chuyển dữ liệu đến các chương trình dàn trang hay
các yêu cầu khác thì nên lưu ở dạng phù hợp với phần mềm ứng dụng để xử lý tiếp theo. Các bộ
phận chế bản hiện nay xử lý hình ảnh qua nhiều khâu và phần mềm khác nhau trước khi xuất

Trang | 4


Cơ sở kỹ thuật chế bản
hình ảnh. Vậy khi lưu hình ảnh nên lưu ở dạng chuẩn để nhiều phần mềm đọc được như TIFF,
EPS hay JPEG.

1. Định dạng file TIFF:
TIFF (có tên đầy đủ là Tag Image File Format) là một định dạng file cổ điển. Nó được
phát triển bởi hãng Aldus (nay đã sát nhập vào hãng Adobe) và hãng Microsoft. Các thông số cơ
bản của hình ảnh được lưu trong các thẻ đoạn (tags) chuẩn. Các thẻ đoạn "riêng" cũng có thể
được định nghĩa. Nội dung của chúng chỉ có thể được đọc bởi các chương trình ứng dụng đặc
biệt. Do các thẻ đoạn được định nghĩa một cách tự do, nên TIFF là một định dạng file mạnh mẽ
và có thể mở rộng.
Định dạng file TIFF dựa trên phương pháp nén "Lempel-Ziv-Welch" là một phương pháp
nén đơn giản và không mất dữ liệu. Dạng file này được phát triển đặc biệt cho các ứng dụng dàn
trang, các chương trình xử lý ảnh và nó có thể đọc được trên nhiều môi trường khác nhau. Hầu
hết trong các phần mềm ứng dụng mới nhất, chúng ta có thể lưu hình ảnh dạng bitmap trắng đen,

màu RGB, màu CMYK và Lab bằng dạng file TIFF.
Các ưu điểm của file TIFF:
- Lưu thông với kênh alpha trong các ứng dụng.
- Lưu file để xử lý trên môi trường đặc biệt của PC và Macintosh.
Hầu hết các ứng dụng dàn trang có thể mở các file TIFF được tạo trên máy PC hay
Macintosh nhưng nếu có cả hai loại PC và Macintosh nên lưu theo nơi mà phần mềm dàn trang
sẽ được sử dụng. Hầu hết các ứng dụng dàn trang đều có khả năng tự động tách màu các hình
ảnh dạng TIFF theo CMYK được nhập vào. Các file màu CMYK dạng TIFF thường có kích
thước nhỏ, thời gian xử lý nhanh hơn dạng file EPS.

2. Định dạng file EPS
Có tên đầy đủ là Encapsulated Postscript, Đây là định dạng chính dùng lưu trữ các file đồ
họa. Các phần mềm đồ họa như CorelDRAW chẳng hạn, bên trong chúng đã có sẵn các cấu trúc
dữ liệu chuẩn giúp chúng có thể chuyển sang định dạng EPS cần thiết cho các quá trình xử lý sau
này. Định dạng file EPS cũng có nguồn gốc từ ngôn ngữ Postscript, vì thế EPS có thể được sử
dụng để chuyển đổi hoặc kết hợp giữa dữ liệu vectơ và bitmap, và điều đó cũng có nghĩa là định
dạng file EPS có chứa những thông tin đã được nhúng không thể thay đổi được.
EPS là một định dạng file đặc biệt của ngôn ngữ mô tả trang độc lập với thiết bị. Bên
trong chúng có cấu trúc giống như định dạng file Postscript, nhưng chúng lại có thể được đặt vào
các phần mềm ứng dụng khác như các định dạng TIFF, BMP. Một hình ảnh "Preview" có
độbphân giải thấp được viết thêm vào trong phần Header của file EPS, và khi được đặt vào một
phần mềm dàn trang, hình ảnh "Preview" sẽ được sử dụng cho việc hiển thị.

Trang | 5


Cơ sở kỹ thuật chế bản
3. Định dạng file JPEG:
JPEG (tên đầy đủ là File Interchange Format (JFIF), tên JPEG được viết tắt từ tên công ty
phát minh ra định dạng nén này Joint Photographic Expert Group) là một định dạng file nén,

thường sử dụng đặc biệt cho các dữ liệu lớn, hoặc cho việc tối ưu hóa chu trình làm việc của chế
bản (ví dụ như cho báo chí chẳng hạn) và cho Internet. Định dạng nén này được kết hợp từ nhiều
phương pháp nén khác nhau. Các hình ảnh sẽ được nén dựa trên sự thay đổi của một hàm Cos
riêng biệt, phương pháp này có tỉ lệ nén rất cao (có thể lên đến 1:100) tùy thuộc vào các thông số
đã được chọn. Tuy nhiên tỉ lệ mất mát của phương pháp nén này còn tùy thuộc vào hình ảnh.
Định dạng file JPEG có thể lưu ở không gian màu RGB hoặc CMYK, nhưng không lưu được ở
không gian màu CIELab.

Trang | 6


Cơ sở kỹ thuật chế bản

Chương II:
Màu sắc và
Độ phân giải

Trang | 7


Cơ sở kỹ thuật chế bản
Màu sắc được dùng lần đầu tiên trong in ấn vào thế kỷ 15. Việc sử dụng màu này nhìn
chung đã bị giới hạn qua việc dùng các màu tông nguyên cho các mục đích trang trí. Mãi đến đầu
thế kỷ 18, Jacob Christoph Le Blon mới giới thiệu việc in hình có tầng thứ 3 màu. Le Blon người chịu ảnh hưởng bởi công trình của Isaac Newton- đã chọn mực màu vàng, Red và Blue
làm màu sơ cấp. Những loại mực này đã mở đường cho các màu vàng, Magrenta và Cyan ngày
nay. Hiệu quả tầng thứ thu được nhờ sử dụng kỹ thuật khắc chạm thủ công trên các bản in bằng
đồng. Qui trình này đã tạo ra các bản in mẫu đầu tiên vào khoảng năm 1704.
Những bản in có phần tử in chìm 3 màu đầu tiên được in trên một máy cuộn ở Seigburg
vào năm 1914. Trong cùng thời gian này, một máy in nhiều đơn vị cũng đã được lắp đặt ở
Chicago. Máy này có cấu trúc tách rời từng đơn vị in đối với mỗi màu. Tuy nhiên, người ta cho

rằng phải mãi cho đến cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930 thì một ấn phẩm in chồng
4 màu thành công đầu tiên trên một máy in nhiều màu mới được tạo ra và máy này có lẽ do công
ty Albert chế tạo.

I.

Các nguyên lý tổng hợp màu sắc:

1. Bản chất của màu sắc:
Để hiểu được quá trình tái tạo màu sắc, điều cần thiết đầu tiên là phải có được một sự
đánh giá đúng mức về hiện tượng màu sắc. Để làm sáng tỏ điều này, chúng ta cần phải xem xét
bản chất của ánh sáng, nếu không có nó, màu sắc sẽ không tồn tại.
Ánh sáng là năng lượng phát xạ mà mắt thường của con người có thể thấy được. Theo
mục đích phục chế màu, chúng ta giả sử ánh sáng di chuyển theo chuyển động sóng, với màu sắc
của ánh sánh biến thiên theo độ dài của bước sóng. Bước sóng có thể được đo đạc và sắp xếp với
các dạng khác của năng lượng trên dải quang phổ điện từ.
Dải quang phổ điện từ được sắp xếp từ các sóng cực ngắn của tia gamma được phát ra
bởi các vật liệu phóng xạ cho đến các sóng vô tuyến. Những sóng dài nhất có thể đến hàng dặm.
Ánh sáng khả biến - vùng quang phổ có thể thấy được - có bước sóng từ 400 đến 700 nm (hàng
triệu của mm). Dưới 400 nm là các tia cực tím, trên 700nm là các tia hồng ngoại.

Hình : dãy quang phổ khả kiến

Các vùng quang phổ thấy được xuất hiện trong tự nhiên như một cầu vồng, nó có thể
được tạo ra một cách dễ dàng trong phòng thí nghiệm bằng cách cho một tia sáng hẹp của ánh

Trang | 8


Cơ sở kỹ thuật chế bản

sáng trắng qua một lăng kính thủy tinh.Vùng quang phổ xuất hiện được chia thành 3 mảnh màu Blue, Green và Red nhưng thật ra nó được tạo thành từ rất nhiều màu với những sự biến thiên
cực nhỏ từ 400nm đến 700nm. Các màu trong quang phổ về mặt lý tính là các màu thuần khiết.
Sự phân tích ánh sáng trắng thành quang phổ có thể nhìn thấy được và sự tái kết hợp của quang
phổ để tạo thành ánh sang trắng lần đầu tiên được nhà bác học nổi tiếng người Anh Isaac Newton
chứng minh và trình bày vào năm 1704.

Hình : Sự khúc xạ tia sáng qua lăng kính tạo thành quang phổ

Lý do mà một dải quang phổ có thể được hình thành bằng cách đưa ánh sáng trắng qua
một lăng kính có liên quan đến sự khúc xạ ánh sáng khi nó đi từ môi trường này (không khí)
sang môi trường khác (thủy tinh). Lăng kính làm khúc xạ tia sáng có các bước sóng ngắn nhiều
hơn tia sáng có bướcsóng dài vì thế đã làm lan tỏa tia sáng thành quang phổ có thể nhìn thấy
được (như hình minh họa). Các giọt nước mưa cũng đóng vai trò tương tự như một lăng kính, khi
những tia sáng hẹp của ánh nắng mặt trời đi xuyên qua các đám mây để hình thành một cầu vồng
vì những tia sáng bị khúc xạ bởi hơi nước trong không khí.
Khi các bước sóng giữa 400 và 700nm được trộn lại với những tỉ lệ gần như bằng nhau
thì chúng ta có cảm giác về ánh sáng trắng. Nhưng mắt con người rất uyển chuyển ở điểm này:
chúng ta thường chấp nhận ánh sáng từ một ngọn đèn dây tóc như là màu trắng, những lúc khác
chúng ta lại xem ánh sáng từ một bầu trời xanh là màu trắng. Rõ ràng là mắt người rất thích nghi
với nhiều nguồn sáng khác nhau.

2. Nguyên lý tổng hợp màu cộng :
Khi các bước sóng của ánh sáng được kết hợp lại theo những tỉ lệ không bằng nhau, thì
chúng ta cảm nhận được các màu mới. Đây là nền tảng của qui trình tái tạo màu cộng. Các màu
sơ cấp (primary colors) của quá trình này là ánh sáng màu Red, Blue, Green. Ngoài 3 màu này,
các màu thứ cấp cũng có thể được tạo ra bằng cách cộng bất kỳ 2 màu sơ cấp nào đó lại với
nhau: Red kết hợp với Green cho ra vàng, Red kết hợp với Blue cho ra màu Magienta, và Blue
kết hợp với Green cho ra màu Cyan. Sự hiện diện của tất cả 3 màu sẽ cho ra màu trắng và khi
thiếu cả 3 mảu này sẽ tạo ra màu đen.
Red + Green = vàng

Red + Blue = Magienta
Green + Blue = Cyan
Red + Green + Blue = trắng

Trang | 9


Cơ sở kỹ thuật chế bản
Thay đổi cường độ của bất kỳ hoặc tất cả 3 màu sơ cấp sẽ tạo ra tất cả các màu có trên
giải quang phổ thấy được. Đây là nguyên tắc của truyền hình màu. Ta có thể được quan sát bằng
cách kiểm tra việc ghép màu Red, Green, Blue trên màn hình bằng một kính phóng đại.

Hình : nguyên lí tổng hợp màu cộng
Thay đổi cường độ của bất kỳ hoặc tất cả 3 màu sơ cấp sẽ tạo ra tất cả các màu có trên
giải quang phổ thấy được. Đây là nguyên tắc của truyền hình màu. Ta có thể được quan sát bằng
cách kiểm tra việc ghép màu Red, Green, Blue trên màn hình bằng một kính phóng đại.
Nhược điểm của hệ thống tái tạo màu cộng là nó cần được rọi sáng ở cường độ cao để tạo
ra các tia trắng và các màu ở một độ sáng chấp nhận được. Các hệ thống truyền hình không gặp
phải vấn đề về các giá trị độ sáng thấp bởi vì các nguồn tự phát quang tạo trong ti vi tạo nên từng
phần tử của hình ảnh. Độ phát quang tổng thể của những phần tử này có thể được điều chỉnh
bằng các chức năng điều chỉnh độ tương phản hoặc độ sáng. Cũng vậy khi xem truyền hình
thường trong phòng tối nó tạo ra ảo ảnh của sự phát quang nhiều hơn trong các tông sáng vì có
sự ra tăng độ tương phản.

3. Nguyên lý tổng hợp màu trừ:
Những hạn chế của quá trình tổng hợp cộng có thể được khắc phục bằng quá trình tổng
hợp trừ. Hệ thống tổng hợp cộng bắt đầu bằng màu đen (một màn hình tivi chưa được cắm điện
chẳng hạn và cộng màu Red, Green, Blue để có được màu trắng. Ngược lại hệ thống tổng hợp trừ
bắt đầu với màu trắng (chẳng hạn một tờ giấy trắng được chiếu bằng ánh sáng trắng) và trừ màu
Red, Green và Blue của ánh sáng trắng để có được màu đen. Việc loại bỏ màu Red, Green, Blue

được thực hiện bằng cách sử dụng các màu nghịch của chúng. Nghịch với màu Red là màu Cyan
được tạo thành bởi màu Blue và Green, đối với màu Green là màu Magrenta được tạo thành từ
màu Red và màu Blue. Đối với màu Blue là màu vàng được tạo thành từ màu Green và Red. Các
màu đạt được bằng cách loại bỏ ánh sáng trắng khỏi tờ giấy trắng vốn gồm màu Red, Green và

Trang | 10


Cơ sở kỹ thuật chế bản
Blue). Ví dụ kết hợp màu vàng (trừ Blue) với Cyan (trừ đỏ) sẽ cho ra màu xanh lục. Bảng sau
đây sẽ cho thấy những sự kết hợp:

Hình : nguyên lí tổng hợp màu trừ
Trắng + Yellow + Cyan = Green
Trắng + Magienta + Cyan = Blue
Trắng + Magienta + Yellow =Red
Trăng + Yellow = Yellow
Trắng + Magrenta = Magrenta
Trắng + Cyan = Cyan
Trắng + Yellow + Magrenta + Cyan = Black
Bất kỳ màu nào trong một khoảng màu có thể phục chế được đều có thể được phục chế
bằng cách thay đổi tỷ lệ của bất kỳ hoặc tất cả các màu. Nguyên tắc tổng hợp màu trừ được sử
dụng cho kỹ thuật nhiếp ảnh màu hiện đại nhất và tất cả các quá trình in màu. Cả truyền hình
màu và in màu đều tận dụng một qui tắc chung là tái tạo hình ảnh cơ sở kết hợp các điểm nhỏ để
phục chế.
Đối với truyền hình màu, màn hình chứa các phần tử của màu Red, Green và Blue có
kích thước bằng nhau. Ở một khoảng cách xem cụ thể (2 m) mắt không thể nhận ra các phần tử
riêng lẻ và ti vi phải trộn màu Red, màu Green và Blue để tạo thành một màu sắc tổng hợp.
Trong in màu, quá trình này phức tạp hơn. Đối với hầu hết việc in màu, diện tích được
phủ mực vàng, magrenta và Cyan thay đổi, nhưng độ dày của lớp mực vẫn giữ nguyên. Không

giống như tivi, những màu này chồng chéo lên nhau tạo thành các màu thứ cấp của tổng hợp màu
trừ là Red, Green và Blue. Chỗ nào có 3 màu sơ cấp chồng lên nhau chúng ta có màu đen và chỗ
nào không có mực thì chúng ta được giấy trắng. Vì thế chúng ta có chừng độ 8 yếu tố ảnh tách
biệt nhau: trắng, vàng, magienta, cyan, red, green, blue và đen. Cũng như ở tivi, tại một khoảng
cách xem cụ thể (20 cm), mắt không nhận ra các phần tử riêng lẻ mà nhất thiết phải trộn chúng
lại để hình thành nên một màu tổng hợp.

Trang | 11


Cơ sở kỹ thuật chế bản
Mục tiêu trước đây khi phục chế bằng các phương pháp in là tạo ra các Bbản kẽm in màu
vàng, Magrenta và Cyan, các bản kẽm này chính là những ghi nhận nghịch đảo khối lượng màu
Red, Green và Blue gốc. Điều này đạt được bằng cách chụp bài mẫu lần lượt qua các kính lọc
Red, Green và Blue. Những phim này có thể đi qua các giai đoạn sử lý sau đó để đạt được sự
chính xác về màu sắc và tông hoặc để chuyển hình ảnh sao chụp có tông màu liên tiếp
(continuous tone) thành các hình ảnh có tông tram (tầng thứ tram) phù hợp với quy trình in có
sẵn. Mỗi khuôn in được chà loại mực phù hợp với nó và sau đó lần lượt được in lên vật liệu in.

Hình : các điểm tra tram 3 màu chồng lên nhau trong quá trình in
Ngày nay qua quá trình làm phim gần như đang trên đà suy thoái và có lẽ sẽ mất dần
trong tương lai. Các kỹ thuật từ máy tính ra thẳng bản in (computer to plate) và máy tính ra thẳng
máy in (computer to press) sẽ dần dần loại bỏ vai trò của phim ra khỏi quá trình phục chế nhưng
các nguyên tắc cơ bản nhất của việc truyền hình ảnh vẫn không có nhiều thay đổi.,
Trong in ấn ta cũng thường dùng một bản in màu đen. Màu này được tạo ra bằng cách
chụp bài mẫu tuần tự qua các kính lọc Red, Green và Blue rồi qua các qui trình tiếp theo tương
tự đối với những màu khác. Màu đen làm tăng độ tương phản cho việc tái tạo. Vì những giới hạn
về độ dày của các loại mực vàng, magienta và Cyan khi được in lên giấy nên màu đen thường
được sử dụng để đạt được một sự tái tạo hoàn hảo.


II.

Không gian màu

Một không gian màu là toàn bộ dãy màu (hoặc trị số màu) của thiết bị thực (real device)
như màn hình, máy in hoặc một thiết bị ảo (virtual device) như một màn hình có tính chất lý
thuyết, đại diện bởi không gian màu RGB có thể ghi hoặc phục chế được. Dãy này được định
nghĩa như là khoảng phục chế (gamut) của thiết bị.
Mỗi một thiết bị có một không gian màu duy nhất, và thậm chí các thiết bị giống nhau (về
thiết kế và kiểu dáng) cũng có những sự khác nhau (dù nhỏ) về không gian màu. Những sự khác

Trang | 12


Cơ sở kỹ thuật chế bản
nhau này càng tăng với sự biến đổi của các thiết lập phần mềm hoặc phần cứng như sự khác
nhau về độ phân giải màn hình, mực in, giấy in của máy in, hoặc thậm chí là sự khác nhau về độ
sáng thiết lập trên màn hình...

1. Các loại không gian màu
a. Không gian màu MUNSEL
Sử dụng 3 yếu tố để xây dụng không gian màu: độ sáng (Value/Lightness), độ bão hòa
màu (Chroma/Saturation) và độ ngả màu (Hue)

Hình : không gian màu MUNSELL
Munsell đã phát triển một hệ thống phân loại màu với khoảng cách về sự khác biệt màu
đều nhau vào năm 1905. Trong hệ thống này các màu được sắp xếp theo tông màu, độ sáng và
độ bão hòa màu. Các tông màu cơ bản là Red, Yellow, Green, Blue và Purple (đỏ tía). Hệ thống
được phát hành vào năm 1915 dưới dạng “Sách màu Munsell” cho 40 tông màu, ánh sáng loại C
và mẫu in trên giấy sáng và bóng mờ.

Năm tông màu cơ bản Red, Yellow, Green, Blue và Purple được chia nhỏ ra thành
TỔNG CỘNG 100 tông, mỗi tông có 16 độ bão hòa màu và 10 mức độ sáng.

b. Không gian màu CMC
Dựa trên lập luận mắt người cảm thụ các thay đổi về độ sáng trong màu sắc nhạy hơn sự
thay đổi của độ bão hòa màu. Color Measurement Committee of the Society of Dryers and
Colornists (hội đồng đo đạc màu của hiệp hội của những nhà sản xuất nhuộm và màu của Anh)
đã thay đổi một vài tính chất của không gian màu CIE L*a*b, đưa ra không gian màu CMC

Trang | 13


Cơ sở kỹ thuật chế bản

Hình : không gian màu CMC

c. Không gian màu chuẩn CIELab
Nếu chúng ta muốn mô phỏng kết quả của bốn màu in trên màn hình chúng ta cần phải có
một hệ thống liên hệ chung (toàn cầu) được dùng để xác định tất cả các màu này (màu mực in và
màu màn hình). Hệ thống liên hệ này sẽ thể hiện một không gian màu. Tập hợp của tất cả các
màu thực trong hệ thống liên hệ này thể hiện một khoảng phục chế màu không phụ thụôc vào
thiết bị.
Để tạo ra một tiêu chuẩn màu toàn cầu chứa các khoảng phục chế màu quan trọng nhất và
cho phép các màu giao tiếp được với nhau là điều cực kỳ quan trọng cho việc phát triển một hệ
thống phục chế màu. Đối với các trường hợp thực tế, một sự thể hiện tất cả các màu trong không
gian hai chiều được ưa thích hơn là một không gian màu ba chiều. Vào năm 1931 một tiêu chuẩn
như thế đã được tạo thành gọi là hệ thống màu tiêu chuẩn CIE từ hội nghị quốc tế Eclairage
(Commission Internationale de l’Eclairage).
Việc đưa ra hệ thống màu CIE trên chuẩn làm cho ta có khả năng chuyển đổi một quyết
định về màu từ tiến trình diễn giải về mặt chất lượng sang tiến trình có thể diễn giải dưới dạng số

lượng và con số cụ thể. Thí dụ ta có khả năng quyết định một cách chắc chắn rằng việc sơn lại
một cái cánh xe hơi có giống với màu gốc ban đầu của nó hay không.

Hình : không gian màu CIELab

Trang | 14


Cơ sở kỹ thuật chế bản
Một hệ thống liên hệ có thể làm được điều này một cách chính xác được phát triển vào
năm 1976 bởi CIE. Nó được gọi là CIE LAB và được xây dựng trên cơ sở CIE XYZ (Hệ màu
được xây dựng từ các màu sơ cấp).Hai thông số, độ màu chroma (gần giống như độ bão hòa
màu) và tông màu được xác định ở đây bởi hai trục tọa độ a* và b* có cả giá trị dương lẫn âm.
Điều này tạo ra là mặt phẳng màu – chrominance plane – Có một trục tọa độ với một giá trị Red
– Green a* và một trục với giá trị vàng – Blue b*.

2. Hệ màu:
Ngày nay có rất nhiều hệ màu khác nhau để mô tả màu sắc của hình ảnh. Hệ màu định
nghĩa cách mô tả màu sắc của một hình ảnh qua các trị số. Các hệ màu chính được sử dụng cho
việc mô tả màu sắc hình ảnh là: RGB, Lab, CMYK và Grayscale.

a. Hệ màu RGB
Tất cả các màu trong hệ màu RGB được tạo từ ba màu cơ bản (còn gọi là ba màu cơ bản
của ánh sáng): Red, Green và Blue. RGB là hệ màu được sử dụng thông dụng nhất trong xử lý
ảnh kỹ thuật số. RGB là hệ màu cộng (additive color model), nghĩa là nếu tổng hợp ba màu Red,
Green, Blue với 100% mức độ, cha laser được dẫn bằng cáp quang tới hệ thống quang học lấy nét focus
rồi ghi lên bản.
Cấu trúc này có một hạn chế là tiêu cự cố định và lấy nét nông. Do đó khi có bất cứ sự
thay đổi nhỏ nào của độ dày bản chúng ta sẽ có vùng ghi out of focus và bản đó phải bỏ. Hiện
tượng này thường gặp khi làm vệ sinh trống không kỹ, có bụi trên bề mặt trống hay bề mặt bản

không tuyệt đổi phẳng.

Hinhfv : diode độc lập
Cấu trúc đầu ghi của PTR 8000/8600 chia làm hai băng diode với mỗi băng 16 hay 32
diode tương ứng. Khi có một diode hư thì hệ thống tự động tắt toàn bộ một băng và hoạt động
với một băng duy nhất còn lại. Nếu diode của băng này lại hư tiếp thì sao? Chính ở đây là điểm
mạnh của cấu trúc này, chúng ta nhớ là vẫn còn 15 hay 31 diode còn tốt và có thể hoán đổi sang
băng này để tiếp tục sản xuất với tốc độ thấp hơn trong khi chờ đợi diode thay thế. Ưu điểm của
cấu trúc này là có thể thay thế diode đơn lẻ và dễ dàng, giá thành một diode lại thấp. Tuy nhiên
theo thống kê số diode trung bình 1 năm phải thay là khá lớn (từ 3-4 diode).
Vậy khi nào máy báo diode hư? Khi bắt đầu quá trình ghi bản, máy ghi sẽ thực hiện việc
kiểm tra năng lượng laser, nó kéo dài khoảng 1-2 phút. Khi đó máy kiểm tra năng lượng laser
phát ra của từng diode nếu thiếu, máy tự động nâng công suất lên mức cần thiết. Trong trường
hợp vượt ngưỡng thì máy báo diode hư và hoạt động chỉ với một băng và một nửa tốc độ. Có
nhiều nguyên nhân làm suy giảm công suất laser.

Trang | 52


Cơ sở kỹ thuật chế bản

Hình : cấu trúc đầu ghi dùng diode độc lập
Do số lượng diode là giới hạn (tối đa là 64 diode) và là diode công suất lớn nên muốn có
tốc độ ghi bản cao thì tốc độ quay của trống cũng phải cao. Trên các máy PTR là 900 rmp.
Bản có kích thưóc khác nhau và không phủ hết bề mặt ống nên bắt buộc phải có cơ chế
autobalance. Máy di chuyển các đối trọng đến vị trí thích hợp ở hai đầu ống.
Nhiệt độ hay điều kiện môi trường cho máy hoạt động cũng là một yếu tố đòi hỏi phải
quan tâm. Các máy ghi dạng này, đầu ghi không có bộ phận làm lạnh và bộ phận ổn định nhiệt
cho trống ghi nên điều kiện môi trường cũng đòi hỏi tương đối khắt khe. Đối với máy PTR hay
Heidelberg Topsetter là nhiệt độ phòng phải dưới 27 độ C nếu vượt quá máy báo lỗi.


2. Ghi bản nhiệt với đầu ghi GLV:
GLV là một kỹ thuật do hãng Silicon light machines phát triển từ 1997 phục vụ việc hiển
thị hình ảnh độ phân giải cao ứng dụng trong truyền hình hay quảng cáo. Kỹ thuật này được
Agfa và Screen ứng dụng vào ghi bản laser nhiệt từ năm 2004.
Về bản chất GLV cũng chỉ là một trong nhiều kỹ thuật để on-off laser, CreoKodak thật
ra là người quan tâm kỹ thuật này đầu tiên nhưng quyết định không đi theo hướng này vì nhiều
lý do.
GLV có ưu điểm gì so với các kỹ thuật khác? Đó chính là tốc độ chuyển mạch ( trạng
thái phản xạ hay tán xạ ánh sáng) rất nhanh – đó là một trong những điều kiện tiên quyết cho
việc nâng cao tốc độ ghi bản.
GLV là một linh kiện trên đó có bố trí các dải siêu mảnh (micro-ribbon) song song với
nhau. GLV dùng cho ghi bản nhiệt có 6528 dải chia thành 1088 pixel bao gồm mỗi pixel 3 cặp
active và inactive. Bề mặt của các dải này đóng vai trò như các gương phản chiếu. Ở vị trí song
song nó phản chiếu ánh sáng và ở vị trí lõm xuống nó tán xạ ánh sáng (Diffraction) như vậy tia
sáng laser có thể được on-off tuỳ theo ghi hay không ghi

Trang | 53


Cơ sở kỹ thuật chế bản

Hình : cấu trúc GLV
Kỹ thuật dùng các diode đơn lẻ (độc lập) có các hạn chế về tốc độ nên giải pháp tăng số
lượng tia ghi cùng lúc là giải pháp được lựa chọn ngày hôm nay. Đại diện cho các giải pháp này
là các đầu ghi GLV (Grading Light Valve), đầu ghi của Creo (Kodak) và IDS laser của
Heidelberg.
Ngoại trừ IDS của Heidelberg dựa trên một công nghệ khác thì các đầu ghi GLV và của
Creo có nguyên tắc hoạt động tương tự chỉ khác cơ chế on-off laser. Sử dụng GLV có hai hãng là
Agfa và Screen, sử dụng MOEMS (Micro-Opto-Electro-Mechanical Systems) có Creo-Kodak.

Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm của từng kỹ thuật và sự khác biệt
khi các hãng sản xuất máy ghi bản áp dụng vào thiết kế của mình.
Các hệ thống ghi bản nhiều tia (multibeams) đều sử dụng một hay hai mảng diode hồng
ngoại năng lượng cao 40W-50W bao gồm nhiều diode gộp lại (19 - 23 diode). Chùm tia laser
được hướng tới bộ phân kênh tách thành nhiều tia, phổ biến hiện nay là 512 tia , các máy của
Creo-Kodak có thể có số tia thấp hơn 240-512 tia. Các tia laser tiếp tục được hướng tới bộ phận
on-off laser, light valve của CreoKodak hay GLV trước khi qua hệ thống thấu kính hội tụ chiếu
lên bản kẽm.
Các cấu trúc như vậy có một ưu điểm là tốc độ ghi bản có thể đạt rất cao trong khi tốc độ
vòng quay của trống thấp dưới 300 rpm (như vậy sẽ không cần có thiết bị cân bằng động).
Một câu hỏi luôn được đặt ra đối với các thiết bị ghi bản nhiệt là nếu 1 diode hỏng thì
chuyện gì xảy ra? Đối với các máy của CreoKodak thì các diode liên kế sẽ tăng công xuất để bù
và máy hoạt động tiếp tục với tốc độ thấp hơn. Nếu diode thứ 3 hư thì phải thay.thế toàn bộ đầu
ghi. Đối với máy của Screen PTR 8800 thì đầu ghi được thiết kế với hai nguồn laser độc lập nếu
một trong hai nguồn có diode hư thì máy tắt nguồn đó và chỉ sử dụng nguồn còn lại. Tốc độ ghi
giảm xuống. Nguồn laser có thể được thay thế độc lập mà không thay thế cả đầu ghi.

Trang | 54


Cơ sở kỹ thuật chế bản

Hình : Đầu ghi GLV

3. Kỹ thuật ghi của Heidelberg:
Khác với các hãng khác, Heidelberg sử dụng nhiều đầu ghi, mỗi đầu ghi được gọi là một
module, mỗi module có 64 tia. Tùy theo tốc độ ghi mà sẽ có từ 2 đến 6 module.
Cấu trúc này của Heidelberg có một số ưu điểm như:




Tốc độ cao và nâng cấp tốc độ dễ dàng.
Khi một diode (một tia) bị hư máy vẫn tiếp tục hoạt động nhờ các module khác.

Hình : Máy ghi Heidelberg

Trang | 55


Cơ sở kỹ thuật chế bản
4. Autofocus
Ánh sáng của laser nhiệt có bước sóng trong vùng hồng ngoại 830nm, việc lấy nét, chỉnh
độ hội tụ focus của tia sáng có bước sóng dài là một công nghệ phức tạp. Heidelberg, Agfa,
CreoKodak hiện thực được autofocus trên các đầu ghi của mình và điều này đem lại thuận tiên
cho người sử dụng khi mà các bản kẽm có thể có bụi, bề mặt không tuyệt đối phẳng, máy vẫn ghi
và cho chất lượng hình ảnh bảo đảm chất lượng. Khác với các đầu ghi của Screen với focus cố
định nhiều khi các vùng out of focus trên bản kẽm chỉ được phát hiện khi đã đem lên máy in.
Đầu ghi GLV trên các dòng máy PTR 8800 cũng chỉ có focus cố định.

Hình : chế độ autofocus

5. Làm lạnh lazer:
Các đầu ghi của các máy ghi kẽm nhiệt có nguồn sáng laser công suất cao và hoạt động
liên tục ngay khi bật máy ghi dù có ghi bản hay không, lượng nhiệt sinh ra rất lớn và cần phải
được giải nhiệt. Chính vì thế các đầu ghi này cần có một bộ phận làm lạnh giữ cho nhiệt độ của
nguồn laser và đầu ghi ổn định trong một khoảng xác định.
Việc làm lạnh và giải nhiệt cho đầu ghi laser hoàn toàn khác biệt với việc làm lạnh và giữ
ổn định nhiệt độ của trống ghi bản với mục đích khác là tạo môi trường ghi bản đồng nhất nâng
cao độ chính xác chồng màu.
Việc giải nhiệt và giữ ổn định môi trường làm việc của laser là rất quan trọng vì nó ảnh

hưởng tới tuổi thọ của đầu ghi đặc biệt là các đầu ghi GLV.

Trang | 56


Cơ sở kỹ thuật chế bản

Chương VI:
Làm việc với PDF

Trang | 57


Cơ sở kỹ thuật chế bản
I.

PDF là gì ?:

PDF (Protable Document File) là một định dạng file để biểu diễn một tài liệu với tín chất
độc lập với phần mềm ứng dụng, phần cứng, và hệ điều hành của hệ thống dùng để tạo ra nó.
Một file PDF không chỉ gồm thông tin mô tả trang mà nó còn chứa cả font chữ, hình ảnh và siêu
liên kết kể cả các hình ảnh động. PDF mang đến nhiều thuận lợi hơn các file độc lập với thiết bị
(.eps hay .ps). PDF không những có thể được biên dịch trực tiếp bởi RIP mà nó còn thể hiện tất
cả các đối tượng trên màn hình một cách rõ ràng chứ không phải là các mã lệnh như file .PS. Khi
một file PDF hiển thị trên màn hình thì file đó giống như đã được RIP biên dịch và thật sự là
“What you see is What you get” có nghĩa là bạn nhìn thấy đối tượng trên màn hình như thế nào
thì bạn sẽ nhận được tờ in thể hiện đối tượng như thế đó.
Một ưu điểm nữa của file PDF là nó có kích thước file rất nhỏ. Chẳng hạn, một tran tạp
chí 4 màu khổ 20x28 cm làm từ PageMaker, có kích thước 25 MB bao gồm cả file .P65 và các
file hình ảnh kèm theo (chưa bao gồm font), nhưng nếu được chuyển thành file PDF thì kích

thước file này chỉ còn khoảng 6 MB (đã bao gồm cả hình ản và font).
Hiện nay, file PDF có thể được tạo theo nhiều cách như trực tiếp từ trình ứng dụng hay từ
những file PostScript và kết quả là tạo ra một file PDF độc lập với các trình điều khiển. Cho dù
file đó được tạo ra từ trên Mac hay PC thì nó vẫn được hiển thị và vận hành bằng bất cứ trình
hiển thị (phần mềm) nào mà hệ điều hành đó hỗ trợ. Và nếu như có một file PostScript nào đó
tạo ra từ các trình ứng dụng trên hệ DOS hay UNIX, do những máy này không có các systemlevel của điều khiển máy in thì việc diễn dịch và hiển thị file PDF vẫn diễn ra một cách bình
thường. Nhưng, để chuyển những fileđộc lập với thiết bị này sang PDF thì chúng ta phải dùng
đến Acrobat Distiller. Phần mềm này chuyển đổi tất cả những file độc lập với thiết bị và file PDF
mà nó tạo ra mang nhiều đặc tính rất có ích cho công việc chế bản.

II.

Đặc tính của PDF

1. Về chế độ hình ảnh:
Cũng giống như ngôn ngữ độc lập với thiết bị, PDF mô tả trang bằng cách vẽ lại trang và
đặt những đối tượng tô màu vào những vùng chọn trên trang. Những đối tượng tô này có thể là
dạng ký tự, hay một sự kết hợp giữa đường thẳng và cong, hay những mẫu hình ảnh dạng số. Đối
tượng sẽ mang bất kỳ màu nào đã được định trong không gian màu mà chương trình hỗ trợ. Đối
tượng có thể bị cắt thành một hình dạng nào đó, mà những phần cần có thì mới xuất hiện trên
trang (dạng clipping). Khi một trang bắt đầu miêu tả, thì trang đó sẽ là một trang trống. Những
toán tử khác nhau sẽ đặt những điểm của tài liệu cần mô tả lên trang. Mỗi điểm mới trên trang có
thể che khuất những điểm có trước do chúng chồng lên nhau

Trang | 58


Cơ sở kỹ thuật chế bản
2. Về khả năng:
Một file PDF là một file nhị phân (Binary), mã 8 bit. Nhưng không may, một số tác nhân

xử lý những file dùng những khả năng in của bộ mã 7 bit ASCII và ký tự khoảng trắng được coi
như “text”. Và do đó khó lòng giữ đúng nội dung của tài liệu. Chẳng hạn, do cần giữ đúng ký tự
7 bit và phải thay đổi phần kết thúc dòng. Nên vấn đề này đôi khi sẽ phá hỏng file PDF. Do đó,
khi tạo file PDF thì mã Binary nên được dùng trong hộp thoại in (phần Setup của lệnh Print).

3. Đối với chế độ nén
Để giảm kích thước file thì PDF hỗ trợ một số dạng nén: JPEG: nén hình ảnh màu và
trắng đen. CCITT nhóm 3, nhóm 4 hay LZW (lempel-Ziv-Welch) và Run Length dùng cho dạng
hình ảnh đơn sắc. LZW và Flate dùng nén text, graphics và dữ liệu chỉ mục hình ảnh (đối với file
PDF 1.2). Dạng JPEG nén hình ảnh thường theo tỉ lệ 1:10 hay hơn thế. Những dạng nén khác tùy
thuộc vào tính chất của hình ảnh mà có thể theo tỉ lệ 2:1 hay 8:1. Dạng LZW và Flate thường
theo tỉ lệ 2:1. Tất cả bộ lọc nén này đều tạo ra dữ liệu dạng Binary, dạng mã có thể chuyển thành
mã ASCII-85, dạng này duy trì tính linh động của file.

4. Khả năng độc lập với font
PDF cung cấp một giải pháp làm cho tài liệu của chúng ta không còn phụ thuộc vào font.
Một file PDF sẽ chứa trình mô tả font cho mỗi font đã được dùng trong tài liệu. Trình mô tả font
này sẽ chứa tên font, lưới điểm của font, ký tự, và kiểu của nó. Những thông tin này sẽ rất cần
thiết, nếu font của hệ thống không thể tìm thấy để đọc tài liệu, mà nó lại chiếm chỉ từ 1-2K cho
mỗi font. Nếu font của tài liệu có mặt trong hệ thống thì nó sẽ được dùng để hiển thị, nếu không
thì một font dạng đa năng sẽ được kích hoạt mô tả chính xác từng yếu tố của font bị thiếu dưới
cơ chế là độ lớn và độ rộng của font gốc. Giải pháp này áp dụng cho cả font Adobe Type 1 và
font True Type 3 được phát triển bởi Apple. Đối với font biểu tượng (Zap Dingbats), trình mô tả
font sẽ không có tác dụng, những hình dáng, nét chạm của ký tự phải được hiển thị đúng và in
đúng. Đối với tất cả dạng font biểu tượng thì một phiên bản nén font của trình Type 1 sẽ được
mang theo file PDF khi tạo file.

5. Truy xuất ngẫu nhiên
Sở dĩ tài liệu PDF có thể truy xuất một cách ngẫu nhiên vì nó chứa một bản tham chiếu chéo
(Cross reference table), định vị và truy xuất trực tiếp trang và những đối tượng khác trong tài

liệu, và nó nằm ở cuối của file bên trong cấu trúc (phần đuôi - Trailer). Dưới hình thức tham
chiếu chéo này thì khả năng truy xuất ngẫu nhiên của tài liệu là độc lập đối với tổng số trang của
tài liệu.

Trang | 59


Cơ sở kỹ thuật chế bản
III. Các yêu cầu trước khi tạo file PDF
Một file thiết kế đúng là một trong những nhân tố rất quan trọng trong việc quyết định sự
thành công của chu trình PDF (PDF workflow). Mặc dù hiện nay có nhiều lỗi đã có thể khắc
phục được trực tiếp từ file PDF, tuy nhiên, nếu một file thiết kế không đúng hoặc chứa các đối
tượng không thể in được (như Hairline chẳng hạn), các lỗi này vẫn được chuyển sang file PDF
và gây khó khăn cho quá trình ghi phim hay ghi bản sau này. Do đó, việc tạo một file thiết kế
hoàn chỉnh sẽ giúp cho tiến trình xử lý sau này được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Dưới đây là
một số lời khuyên khi thiết kế ấn phẩm để phòng tránh các lỗi khi chuyển nó sang định dạng
PDF:
 Thiết lập các kích thước trang đã đúng chưa? (như khổ thành phẩm, khoảng chừa cắt xén
(bleed), các khoảng chừa lề (margin).
 Nếu được chỉ nên sử dụng font Postscript Type 1 hơn là sử dụng font True Type.
 Không nên sử dụng các thuộc tính font (bold, italic, shadowed..) bằng lệnh mà nên chọn
bộ font có thuộc tính đó.
 Nên quét hình ảnh với độ phân giải đúng và gần với độ thu phóng mong muốn.
 Nên cắt cúp hình ảnh ngay trong phần mềm xử lý hình ảnh, không nên cắt cúp trong các
phần mềm dàn trang hay đồ họa.
 Đừng sử dụng thuộc tính Hairline cho các đối tượng đường.
 Đừng vẽ khung (frame) bằng cách vẽ bốn đường thẳng nối nhau, hãy sử dụng công cụ vẽ
khung.
 Thiết lập sắc độ màu nhạt nhất là 5%, đậm nhất là 95%.
 Xóa những phần tử không cần thiết nằm ngoài nền dàn (pastboard)).

 Xóa các trang trắng.

IV. Hiệu chỉnh kiểm tra file PDF bằng các lệnh trong
ACROBAT READER
1. Hiệu chỉnh file PDF:
a.

Các hiệu chỉnh liên quan đến trang tài liệu

Lệnh Insert : cho phép chèn thêm các trang tài liệu từ các file PDF. khác vào tài liệu
đang mở. Các trang tài liệu chèn thêm có thể được chèn thành trang đầu tiên (first), hoặc là trang
cuối cùng (last) hoặc sau (after) hoặc trước (before) một trang nào đó (page).

Trang | 60


Cơ sở kỹ thuật chế bản

Lệnh Extract: cho phép ngắt một hoặc nhiều trang nào đó trong tài liệu thành một file
PDF riêng. Các trang cần ngắt được nhập vào các trường From .... To.

Lệnh Replace: cho phép thay thế một hay nhiều trang tài liệu với các trang khác nhập
vào trang cần thay vào trường Original và nhập trang thay thế vào trường Replacement

Lệnh Delete: cho phép xóa một hay nhiều trang tài liệu.

Trang | 61



×