Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Bài tập lớn, Lập kế hoạch tài chính Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.98 KB, 23 trang )

MỤC LỤC

1


Phần 1 :TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
I. Tổng quan chung về doanh nghiệp
1. Mô tả chung về doanh nghiệp
• Tên công ty
- Tên chính thức bằng tiếng Việt : Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải
-

-


Tên viết tắt : HAIHACO
Tên giao dịch bằng tiếng anh : HAIHA CONFECTIONERY JOINT –
STOCK COMPANY
• Địa chỉ trụ sở chính
Số 25, Trương Định, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại : 04.3863.29.56
Fax : 04.863.16.83
Email :
Website :
• Thông tin khác
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0103003614 do sở
Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 01

-

năm 2004 và thay đổi lần thứ tư ngày 07/05/2012.


Mã số thuế : 0101444379
Tài khoản ngân hàng : 102010000054566 tại chi nhánh Ngân

hàng Công thương Thanh Xuân, 275 Nguyễn Trãi, Hà Nội
- Vốn điều lệ : 54,750,000,000 đồng
- Chi nhánh :
Lô 27, đường Tân Tạo, khu công nghiệp Tân Tạo, Q.Tân
Bình,Tp.HCM.
134A, đường Phan Thanh, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng.
• Ngành sản xuất kinh doanh chính
- Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu, máy móc thiết
bị, sản phẩm chuyên ngành, hàng hoá tiêu dùng và các sản
-

phẩm hàng hoá khác.
Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm

-

thương mại.
Kinh doanh các ngành nghề khác không bị cấm theo các quy
định của pháp luật.

Trong đó: Sản xuất kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm
là ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty.
2


2. Loại hình doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà thuộc loại hình công ty cổ phần.
II.Ngành nghề kinh doanh và đặc điểm
1. Ngành nghề kinh doanh
• 1071: Sản xuất các loại bánh từ bột (Ngành chính)
• 1050: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
• 1062: Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột
• 1072: Sản xuất đường
• 1073: Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo
• 1079: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu. Chi







tiết:
Sản xuất các sản phẩm cà phê;
Rang và lọc cà phê;
Sản xuất các chất thay thế cà phê;
1104 : Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng
4632 : Bán buôn thực phẩm. Chi tiết:
Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản

phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột;
 Bán buôn cà phê
• 4633 : Bán buôn đồ uống
• 4722 : Bán lẻ thực phẩmtrong các cửa hàng chuyên doanh. Chi
tiết:
 Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các

sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng
chuyên doanh;

 Bán lẻ thực phẩm khác chưa được phân vào đâu trong các cửa

hàng chuyên doanh như: cà phê bột, cà phê hòa tan.
• 5630 : Dịch vụ phục vụ đồ uống (không bao gồm kinh doanh
quán bar)

• 4659 : Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
• Ngành nghề chưa khớp với Mã hệ thống kinh tế Việt Nam :
 Đầu tư xây dụng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương

mại;
 Tư vấn, quản lý, quảng cáo bất động sản; Xuất nhập khẩu các
mặt hàng Công ty kinh doanh (Đối với các ngành nghề kinh
doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật)
2. Sản phẩm sản xuất của công ty
3


Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà đã và đang cung cấp cho thị
trường nhiều mặt hàng như kẹo Chew, kẹo xốp, kẹo cứng, bánh
quy, bánh cracker... đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý, được
người tiêu dùng yêu thích. Phát huy truyền thống đó, Haihaco
đang tập trung đầu tư nghiên cứu và phát triển đổi mới sản
phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Ngoài những mẫu bánh kẹo hiện nay, Haihaco sẽ đáp ứng nhu
cầu của các cá nhân, tổ chức về thiết kế mẫu mã bao bì,giá trị

dinh dưỡng cho sản phẩm của riêng mình.
3. Đặc điểm của ngành sản xuất bánh kẹo
a) Trên thế giới
Theo các chuyên gia trên thế giới nhận định: Cho dù nền kinh tế
có khó khăn đến mấy thì bánh kẹo vẫn là một mặt hàng mà rất
nhiều người có nhu cầu cao. Theo Hiệp hội bánh kẹo Mỹ, trong
52 tuần(tính đến ngày 19/4/2009), ngành sản xuất bánh kẹo ở
Mỹ tăng trưởng 3.7% trong khi nhiều ngành khác giậm chân tại
chỗ hoặc bị xuống dốc không phanh. Theo các chuyên gia, bánh
kẹo là một trong những ngành có khả năng kháng khủng hoảng
cao nhất
b) Tại Việt Nam
 Thứ nhất: Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo

bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật
liệu khác. Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì
(gần như toàn bộ), và đường (nhập 1 phần), hương liệu và 1 số
chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành. Chính vì
vậy sự biến động của giá bột mì, đường trên thị trường thế giới
sẽ có những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo.
 Thứ hai: Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá
rõ nét.
 Thứ ba: Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh
nghiệp khá hiện đại và đồng đều
 Thứ tư: Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng
trưởng cao (10-12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%)
4


và trung bình của thế giới (1-1,5%). Nguyên nhân là do, mức tiêu

thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá thấp (1,8
kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm.
4. Phân tích thị trường
• Thuận lợi:
- Về thương hiệu: Thương hiệu Hải Hà đã được xây dựng và phát
triển trong hơn 55 năm qua và đã được người tiêu dùng trên
khắp cả nước biết đến với sự đa dạng về sản phẩm, mẫu mã
phong phú và không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng.
- Nguồn nhân lực: Với đội ngũ lãnh đạo có trình độ quản lý kinh
tế, chuyên môn cao cùng với hơn 1.200 nhân viên có tay nghề
tốt, nguồn nhân lực của HAIHACO luôn luôn sẵn sàng đáp ứng với
những yêu cầu công việc cao, tuân thủ mọi quy định và cùng
Công ty duy trì ổn định tình hình sản xuất kinh doanh.
- Hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại. Đây là
một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tới số
lượng cũng như chất lượng của sản phẩm. Với sự phát triển của
thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng đối với những sản phẩm
trong nước ngày càng cao, HAIHACO luôn cập nhật tiến bộ khoa
học kỹ thuật một cách đầy đủ. Công ty cũng lựa chọn máy móc
thiết bị từ những nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo phục vụ kịp
thời nhu cầu của người tiêu dùng.
• Khó khăn:
- Tình hình kinh tế thế giới đã thoát khỏi khủng hoảng nhưng
vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn ảnh hưởng tới nền kinh tế trong
nước, khiến nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm
bánh kẹo giảm sút. Nền kinh tế thế giới vẫn bị ảnh hưởng nhiều
từ suy thoái và xung đột chính trị nên nhu cầu bánh kẹo của các
thị trường xuất khẩu chủ lực của Công ty sụt giảm.
- Giá cả các nguyên liệu đầu vào có sự tăng giảm thất thường

gây khó khăn trong việc điều chỉnh giá thành sản phẩm.
- Cạnh tranh giữa các đối thủ cùng ngành cũng là một khó khăn
trực ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của Công ty.
Hiện nay, bên cạnh những doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn
5


như Kinh Đô, Bibica, Tràng An, Hải Châu, BiscaFun,…, thì việc
xuất hiện hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ lẻ cũng gây ra rủi ro
cạnh tranh cho Công ty. Các doanh nghiệp nước ngoài như Meiji
(Nhật Bản), Orion – Lotte (Hàn Quốc),… đang xâm nhập mạnh thị
trường Việt Nam với đa dạng mẫu mã, chất lượng đảm bảo đang
chiếm hầu hết phân khúc thị trường bánh kẹo cao cấp, gây khó
khăn trong việc tiếp cận phân khúc này của các doanh nghiệp
nói chung và HAIHACO nói riêng.
5. Các khoản chi phí vốn và chi phí tài chính của doanh
nghiệp
Theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong năm 2016 (gồm
bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và










6.


bảng lưu chuyển tiền tệ), ta có số liệu sau:
Theo báo cáo tài chính năm 2016
Số vay đầu kỳ: 127.978.246.104
Vay nợ dài hạn: 415.694.200
Vay nợ ngắn hạn: 127.562.551.904
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình: 242.824.379.475
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: 2.732.535.176
Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp năm 2016
Tiền chi trả nợ gốc vay: 33.400.000
Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016
Chi phí tài chính ( Trong đó: chi phí lãi vay): 16.362.000
Các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp thì quyết định đầu tư chính là quyết định quan
trọng nhất vì chính quyết định này sẽ tạo ra giá trị cho doanh
nghiệp. Quyết định đầu tư ở đây chính là quyết định xem đầu tư vào
loại tài sản nào, mức độ đầu tư là bao nhiêu, mà đầu tư như thế nào
để đảm bảo sự phù hợp giữa tài sản dài hạn và ngắn hạn cho doanh
nghiệp. Do đó, quyết định đầu tư sẽ gồm ba quyết định sau đây:




Quyết định đầu tư vào tài sản ngắn hạn.
Quyết định đầu tư vào tài sản dài hạn.
Quyết định cơ cấu trong việc đầu tư tài sản ngắn hạn và tài sản
dài hạn.

6



Đặt vào trường hợp cụ thể của công ty Hải Hà, căn cứ theo báo cáo tài chính 2016, ta
có:
 Tổng tài sản của doanh nghiệp = 384.295.050.126
 Tài sản ngắn hạn = 270.388.931.605
 Tài sản dài hạn = 113.906.118.521

Từ số liệu trên nhóm xin đưa ra một số nhận xét sau đây:


Thứ nhất: Do đặc thù sản xuất kinh doanh bánh kẹo nên công ty cổ phần Hải Hà
có tài sản máy móc thiết bị lớn, công nghệ hiện đại. Công ty phát triển một số
dòng sản phẩm mới có chất lượng trên cơ sở đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị
trên các thiết bị dây chuyền hiện đại, công suất lớn mang lại hiệu quả kinh tế lớn,
tạo ra các sản phẩm mới cao cấp có sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị
trường. Do vậy tổng tài sản dài hạn của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là rất

lớn như vậy là hợp lý.
• Thứ hai: Do sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh là loại sản xuất và tiêu thụ
ngay trong kì, chu kì sản xuất ngắn, hàng bán trong năm nhiều, do đó nguyên vật
liệu, công cụ dùng cho sản xuất trong kì cần lượng lớn. Tỉ lệ tài sản cố định ngắn
hạn so với tài sản cố dài hạn là 2.734. Vì vậy, việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn
với giá trị như trên so với tài sản cố định như vậy là hợp lí.
Ngoài ra, đối với các quyết định đầu tư của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà trong
năm 2016, nhóm nhận thấy rằng doanh nghiệp sẽ dồn nguồn lực của mình vào việc trả
nợ, bởi lẽ doanh nghiệp sau khi trả được khoản nợ ngắn hạn là gần 162 tỷ đồng trong
đó chi phí phải trả ngắn hạn là hơn 8.5 tỷ đồng, khoản nợ phải trả người bán hơn 91 tỷ
đồng. Đồng thời nợ dài hạn của doanh nghiệp là hơn 500 triệu đồng. Trong khi đó,
theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, lợi nhuận sau thuế của doanh

nghiệp chỉ còn gần 26.5 tỷ đồng. Tuy nhiên do mặt hàng của công ty là sản xuất bánh
kẹo, cho nên việc đầu tư vào dây chuyền sản xuất chất lượng cao, công nghệ hiện đại
với công suất cao là rất cần thiết cho nên nhóm dự kiến doanh nghiệp sẽ dùng một
phần nguồn lực của mình để nâng cấp các thiết bị máy móc. Tuy nhiên việc nâng cấp
phải được tiến hành theo một trình tự nhất định, từ từ để đảm bảo khả năng duy trì
hoạt động của doanh nghiệp vào năm 2017.

7


III.

Những yếu tố tác động đến việc lập kế hoạch tài chính
của doanh nghiệp

Từ những phân tích về ngành sản xuất chính của công ty, nhóm đã
tổng hợp lại và đưa ra những yếu tố tác động đến việc lập kế hoạch tài
chính của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Những yếu tố được phân
chia làm 2 nhóm chính: nhóm các yếu tố khách quan và nhóm các yếu
tố chủ quan.
1. Yếu tố khách quan

Một doanh nghiệp kinh doanh không thể không chú ý tới các
yếu tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp tác động đến mình.
Những yếu tố này tạo thành môi trường xung quanh doanh nghiệp,
nơi doanh nghiệp hình thành và phát triển. Một môi trường ổn định,
có những cơ chế, chính sách phù hợp thì doanh nghiệp mới có thể
phát triển được.
Đó là cơ chế quản lý kinh tế và kế hoạch hoá của Nhà nước:
Một cơ chế quản lý phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động kế

hoạch sản xuất phát triển, ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của
doanh nghiệp. Thực tế cho thấy trong những năm chuyển đổi cơ chế
quản lý kinh tế gần đây, các doanh nghiệp được nhà nước đặc biệt
quan tâm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ. Chính phủ đã có nhiều nỗ
lực trong việc thiết lập, duy trì môi trường kinh doanh thông thoáng,
bình đẳng và thuận lợi cho doanh nghiệp qua việc: duy trì kinh tế vĩ
mô ổn định, tạo khuôn khổ pháp lý với quy trình, thủ tục hành chính
đơn giản, minh bạch và hiệu quả, tăng cường khả năng tiếp cận
nguồn lực và hỗ trợ mở rộng cơ hội sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị
trường cho doanh nghiệp. Ví dụ như những nỗ lực của chính phủ
trong việc đơn giản hoá thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, đặc
biệt là thủ tục thuế, hay là loại bỏ dứt điểm chi phí bôi trơn của
doanh nghiệp tại các cơ quan nhà nước, làm cho môi trường kinh
doanh được minh bạch, cạnh tranh hơn. Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các
8


doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Tài chính đã có giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp từ ngày 1/1/2016 cho các doanh nghiệp lớn(có doanh
thu >20 tỷ) với mức thuế suất từ 22% giảm xuống còn 20% (Theo
Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC)
2. Yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan – yếu tố bên trong, chính là những yếu tố trực
tiếp ảnh hưởng lên công tác lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp.
Thứ nhất, đó là quan điểm của các nhà lập kế hoạch. Việc lập
kế hoạch là do nhà lập kế hoạch hoạch định nên ngoài những yếu tố
tác động khách quan thì các kế hoạch vẫn sẽ bị chi phối bởi quan
điểm chủ quan của những nhà làm công tác kế hoạch.
Thứ hai, đó là cấp quản lý nào lập kế hoạch. Giữa cấp quản lý

trong một doanh nghiệp và các loại kế hoạch được lập ra có mối
quan hệ qua lại với nhau. Cấp quản lý càng cao thì việc lập kế hoạch
càng mang tính chiến lược. Quản lý cấp trung và cấp thấp thường lập
kế hoạch tác nghiệp.
Thứ ba, việc lập kế hoạch phụ thuộc vào hệ thống kiểm tra
đảm bảo cho quá trình lập kế hoạch. Việc kiểm tra để đảm bảo cho
các kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao, từ đó có thể chủ động
phát hiện, sửa chữa sai lầm rước khi nghiêm trọng để hoạt động tiến
hành theo đúng kế hoạch.
Thứ tư, đó là chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp kinh doanh trong ngành bánh kẹo, với nhu cầu thường là theo
mùa vụ. Sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ
tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán với các mặt
hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung
thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt. Trong khi
đó, sản lượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết
Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng. Do đó nhu cầu vốn
9


sản xuất của doanh nghiệp sẽ có biến động khá nhiều đến việc lập
kế hoạch tài chính.

10


Phần 2: KẾ HOẠCH VỀ CHI PHÍ, GIÁ THÀNH, DOANH THU,
LỢI NHUẬN
Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà sản xuất nhiều sản phẩm, tuy
nhiên, do điều kiện thực tế nhóm chỉ thu thập được số liệu về

một số hàng hoá mà công ty sản xuất chủ yếu, nên nhóm giả sử
rằng công ty chỉ sản xuất những sản phẩm đó để từ đó lập kế
hoạch về giá thành, chi phí, doanh thu và lợi nhuận.
I.

Xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố hạ giá thành,
tăng doanh thu

1. Các nhân tố có thể hạ giá thành , tiết kiệm chi phí

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Có thể chia thành các
nhân tố chủ yếu sau:
Thứ nhất, các nhân tố và mặt kỹ thuật và công nghệ sản xuất
giúp hạ gía thành và tiết kiệm chi phí. Công ty bánh kẹo Hải Hà
đã được xây dựng và phát triển trong hơn 55 năm (thành lập
năm 1960) đã được người tiêu dùng khắp cả nước biết đến với sự
đa dạng về sản phẩm, mẫu mã phong phú và không ngừng cải
tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng do
đó công ty có hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại tiên
tiến, nắm bắt kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật ,
đưa vào sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, các nhân tố về tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài
chính doanh nghiệp có thể giúp hạ giá thành, tiết kiệm chi phí.
Công ty bánh kẹo Hải Hà đã thành lập từ rất lâu , có thương hiệu
trên thị trường nên có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý kinh
doanh.Ví dụ với quản lý tài chính,quan sát báo cáo tài chính
năm 2016, ta thấy trong khoản mục tài sản của doanh nghiệp,
tổng tài sản lên tới 384.295.050.126, doanh thu thuần của công
11



ty đạt hơn 781 772 tỷ đồng tăng 0,84% so với năm 2015.Tính
đến hết quý I năm 2016 doanh thu thuần của công ty là 208,94
tỷ đồng ( đạt 26% so với kế hoạch đề ra là 800 tỷ đồng) tăng
10,45% so với cùng kỳ năm 2015. Công ty với kinh nghiệm của
mình đã tổ chức sử dụng vốn tốt, tăng nhanh tốc độ chu chuyển
của vốn cũng góp phần giảm bớt chi phí, hạ giá thành của các
sản phẩm.
Thứ ba, các nhân tố về tổ chức lao động và chiến lược sử dụng
lao động. Việc tổ chức lao động sao cho phân công đúng người
đúng việc, tận dụng tối đa trình độ, sở trường của người lao
động, từ đó nâng cao năng suất, tiết kiệm các khoản chi phí để
hạ giá thành sản phẩm.Đối với công ty có thương hiệu như bánh
kẹo Hải Hà đây là một biện pháp quan trọng mà nhà quản lý có
thể áp dụng nhằm hạ giá thành sản phẩm.Nguồn nhân lực của
công ty Hải Hà với đội ngũ lãnh đạo có trình độ quản lý kinh tế
chuyên môn cao cùng với hơn 1200 nhân viên có tay nghề tốt,
nguồn nhân lực của HAIHACO luôn luôn sẵn sàng đáp ứng những
yêu cầu công việc cao, tuân thủ mọi quy định và cùng công ty
duy trì ổn định tình hình sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh
doanh cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành sản phẩm.Môi trường kinh doanh trong ngành bánh
kẹo luôn chứa đựng cả những thuận lợi và khó khăn cho sự phát
triển của công ty, Với lợi thế về quy mô sản xuất và uy tín với
khách hàng công ty không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng.
Bằng việc phân tích điểm mạnh điểm yếu của mình, những cơ
hội và thách thức


mà thị trường đem lại nhằm xây dựng cho

mình một chiến lược phát triển hợp lý.

12


2. Các nhân tố có thể tăng doanh thu

Có khá nhiều nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng
bao gồm: khối lương

sản xuất và tiêu thụ trong kỳ,giá cả sản

phẩm hàng hóa, chất lượng của hàng hóa, kết cấu các mặt hàng
sản xuất, thị trường và phương thức tiêu thụ,phương thức thanh
toán,uy tín của doanh nghiệp.Nhìn chung, trừ hai nhân tố đầu
tiên được coi như nhân tố trực tiếp, các nhân tố còn lại đều tác
động tới doanh thu thông qua sản lượng và giá bán sản phẩm.
II.

Lập kế hoạch giá thành, chi phí, doanh thu và lợi
nhuận.

1. Lập kế hoạch giá thành

-

Năm báo cáo 2016
Giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ (đv trđ)

Sản phẩm Kẹo Chew, Kẹo Jelly: 4.0
Sản phẩm Kẹo mềm các loại: 3.5
Sản phẩm Kẹo cứng các loại: 3.0
Sản phẩm Bánh mềm các loại: 6.5
Sản phẩm Bánh quy: 4.3
Các loại sản phẩm khác: 2.3

-

Số lượng sản phẩm kết dư cuối năm (đơn vị : Tấn)
Sản phẩm Kẹo Chew, Kẹo Jelly: 350
Sản phẩm Kẹo mềm các loại: 150
Sản phẩm Kẹo cứng các loại: 200
Sản phẩm Bánh mềm các loại: 180
Sản phẩm Bánh quy: 450
Các loại sản phẩm khác: 80

iii.
-

Số lượng sản phẩm sản xuất cuối năm (đơn vị: Tấn)
Sản phẩm Kẹo Chew, Kẹo Jelly: 4150
Sản phẩm Kẹo mềm các loại: 1800
Sản phẩm Kẹo cứng các loại: 2500
Sản phẩm Bánh mềm các loại: 2000
Sản phẩm Bánh quy: 5400
Các loại sản phẩm khác: 550

i.


ii.

i.

Năm kế hoạch năm 2017
Dự báo số lượng sản phẩm sản xuất cả năm như sau : (đơn vị:
tấn)

13


-

Sản phẩm Kẹo Chew, Kẹo Jelly: sản xuất giảm so với năm báo cáo do dự
báo về thị trường phân phối sản phẩm được thu hẹp dần:Số lượng sp sản xuất

-

3900
Sản phẩm Kẹo mềm các loại: Sản xuất giảm so với năm báo cáo do dự

-

báo về thị trường tiêu thị có xu hướng giảm. Số lượng sp sản xuất 1500
Sản phẩm Kẹo cứng các loại: Sản xuất giảm so với năm báo cáo do dự báo

-

về thị trường tiêu thị có xu hướng giảm. Số lượng sp sản xuất 2400
Sản phẩm Bánh mềm các loại: Sản xuất tăng so với năm báo cáo do dự


-

báo về thị trường tiêu thị có xu hướng tăng. Số lượng sp sản xuất 1900
Sản phẩm Bánh quy: Sản xuất tăng so với năm báo cáo do dự báo về thị

-

trường tiêu thị có xu hướng tăng. Số lượng sp sản xuất 5800
Sản phẩm Các loại sản phẩm khác: Sản xuất tăng so với năm báo cáo do
dự báo về thị trường tiêu thị có xu hướng tăng, nhu cầu về các loại mặt hàng đa
dạng khác nhau có xu hướng tăng. Số lượng sp sản xuất 690

ii.
-

Ta có số lượng sản phẩm kết dư cuối kì trong năm kế hoạch:
(đơn vị: tấn)
Sản phẩm Kẹo Chew, Kẹo Jelly: 250
Sản phẩm Kẹo mềm các loại: 70
Sản phẩm Kẹo cứng các loại: 110
Sản phẩm Bánh mềm các loại: 280
Sản phẩm Bánh quy: 462
Các loại sản phẩm khác: 86
Sản lượng tiêu thụ trong năm kế hoạch mỗi sản phẩm:
SL tiêu thụ năm KH = SL kết dư đầu kỳ + SL sản xuất trong kỳ – SL kết dư cuối
kỳ
(Đơn vị: Tấn)

-


Số lượng tiêu thụ sản phẩm Kẹo Chew, Kẹo Jelly:350+3900-250=4000
Tượng tự ta tính các sản phẩm còn lại:
Sản phẩm Kẹo mềm các loại: 1580

-

Sản phẩm Kẹo cứng các loại: 2490

-

Sản phẩm Bánh mềm các loại:1800

-

Sản phẩm Bánh quy: 5788

-

Các loại sản phẩm khác: 684

-

14


Giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ trong năm kế
-

hoạch (Triệu đồng)

Giá thành sản xuất sản phẩm Kẹo Chew, Kẹo Jelly: 3.6
Giá thành sản xuất sản phẩm Kẹo mềm các loại: 3.5
Giá thành sản xuất sản phẩm Kẹo cứng các loại: 2.9
Giá thành sản xuất sản phẩm Bánh mềm các loại: 6.2
Giá thành sản xuất sản phẩm Bánh quy: 4.7
Giá thành sản xuất các loại sản phẩm khác: 2.5
Đánh giá tình hình hạ giá thành sản phẩm:
Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các hàng hóa so sánh được, tức là
hàng hóa đã sản xuất, có điều kiện, căn cứ để so sánh.
Để đánh giá tình hình hạ giá thành sản phẩm, chúng ta sử dụng
hai chỉ tiêu: Mức hạ giá thành sản phẩm và Tỷ lệ hạ giá thành
sản phẩm.
Thứ nhất, đánh giá mức hạ giá thành sản phẩm được xác định
theo công thức:
Mz = =
Trong đó:
Mz: là mức hạ giá thành sản phẩm hàng hóa so sánh được
Qi1: là số lượng sản phẩm thứ i được sản xuất ra trong năm KH
Zio: là giá thành đơn vị sản phẩm thứ i năm báo cáo
Zi1: là giá thành đơn vị sản phẩm thứ i năm KH
⇒ =
4000*4.0+1580*3.5+2490*2.9+1800*6.2+5788*4.7+684*2.5
= 68.824,6(Tỷ đồng)
=
4000*3.6+1580*3.5+2490*2.9+1800*6.2+5788*4.7+684*2.5
=(tỷ đồng)
⇒ Mức hạ giá thành sản phẩm:
Mz =68.824,6 – 67.224,6 = 1600(Tỷ đồng)
Thứ hai, đánh giá tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm được xác định
theo công thức:

Tz = = 0,02325
Việc hạ giá thành sản xuất do một số nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất: Công ty đã phát triển một số dòng sản phẩm mới trên
cơ sở đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại, mang lại hiệu
quả kinh tế lớn cụ thể:
15


-

Hai dây chuyền sản xuất kẹo mềm, kẹo cứng nhập khẩu trị giá

-

1.5 triệu USD, với công suất 20 tấn 1 ngày
Hai dây chuyền thiết bị đồng bộ kẹo Chewntrij giá trên 2 triệu

-

Euro của cộng hòa liên bang Đức với công suất 20 tấn/ngày.
Dây chuyền sản xuất kẹo Jelly công suất 05 tấn/ngày.
Dây chuyền sản xuất bánh phủ socola công suất 10 tấn/ngày
Và trong những năm tới đây, dự kiến đầu tư them nhiều máy
móc, thiết bị hiện đại tạo ra them nhiều sản phẩm mới tiết kiệm
tối đa chi phí.
Thứ hai: Do các nhà quản trị có những chính sách phù hợp liên
quan đến chi phí nhân công, chi phí quản lý doanh nghiệp, …

1. Lập kế hoạch chi phí
i.


Về lý thuyết chung, ta có:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm chi phí nguyên vật liệu

ii.

,nhiên kiệu, động lực, dùng trực tiếp trong sản xuất sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương, tiền công,
và các khoản phụ cấp mang tinh chất lương của công nhân trực

iii.

tiếp sản xuất sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung: gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh
trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp

iv.

nói trên.
Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá
trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như chi phí tiền
lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, chi phí
hoa hồng đại lý, chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán
hàng, chi phí vật liệu dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài phát

v.

sinh ở dịch vụ bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm các chi phí phát sinh ở bộ

phận quản lý chung của doanh nghiệp như tiền lương của công
nhân viên quản lý doanh nghiệp, vật tư tiêu dùng cho công tác
quản lý, khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý, tiền công
tác phí.

16


Khoản mục

2015
Giá trị
(Tỷ đồng)
641.7
57.78
48.91
0.14
2.76
751.29

2016
Giá trị
(Tỷ đồng)
641.5
59.16
50.54
0.17
0.57
751.94


2017 (dự báo)
Giá trị
(Tỷ đồng)
642.5
60.31
49.45
0.32
0.40
752.98

Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
Chi phí tài chính
Chí phí khác
Tổng
• Nhận xét:
- Giá vốn hàng bán có xu hướng cân bằng qua các năm, dự

báo năm 2017 sẽ tăng lên khoảng 642.5 tỷ đồng. Nguyên
nhân là do sự tăng giá của các nguyên liệu đầu vào trong đó
bao gồm cac hương liệu, nguyên liệu sản xuất bánh kẹo,
-

nguyên liệu bao bì, nhiên liệu.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có xu
hướng tăng qua các năm. Cụ thể:
 Chi phí bán hàng năm 2016 tăng 2.39% so với năm
2015 và dự báo năm 2017 chi phí vẫn sẽ tăng.
Nguyên nhân là do công ty đẩy mạnh hoạt động sản

xuất kinh doanh, cố gắng chiếm lĩnh các thị trường
vốn nằm trong tay các công ty bánh kẹo đối thủ như
Kinh Đô hay Bibica.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 tăng 3.33%
so với năm 2015 và dự báo năm 2017 vẫn sẽ tăng.
Nguyên nhân một phần vì đẩy mạnh hoạt động sản
xuất kinh doanh và phần khác là do công ty đã mở
thêm nhiều chi nhánh, cần thêm nhiều nhân công

-

quản lý, làm việc tại các chi nhánh đó.
Chi phí hoạt động tài chính: Dễ thấy được, khoản mục này
của công ty cũng tăng. Cụ thể, năm 2016 tăng 21% so với
năm 2015. Nguyên nhân tăng là do công ty đã tăng thêm
một số khoản vay từ ngân hàng, theo đó mà chi phí lãi vay
cũng tăng theo. Ngoài ra, do khó khăn trong việc tiêu thụ sản
phẩm bởi ảnh hưởng chung của nền kinh tế, công ty đã chủ
17


động thực hiện các chính sách chiết khấu cho khách hàng
nhằm tăng lượng bán ra khiên chi phí lại càng tăng, dự báo
-

trong năm 2017 còn tăng mạnh hơn nữa
Chi phí khác có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên
nhân là do chi phí từ các khoản tu sửa, chi phí hợp đồng cho

việc thanh lý, nhượng bán tài sản giảm

 Nhận xét chung:
Qua phân tích trên ta thấy được các hoạt đông chi phí vẫn còn
tăng đáng kể, khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn và lợi nhuận
kiếm được ít. Cần hạn chế những khoản chi phí không cần thiết,
để công ty có thể có nguồn doanh thu lớn và hoạt động tốt hơn.
2. Lập kế hoạch doanh thu

Doanh thu tiêu thụ được xác định theo công thức sau:
Dtt =
Trong đó:
Dtt: doanh thu tiêu thụ kỳ kế hoạch
: số lượng sản phẩm tiêu thụ từng loại kỳ kế hoạch
gi: giá bán đơn vị sản phẩm từng loại kỳ kế hoạch
i: loại sản phẩm thứ i kỳ kế hoạch (i = )
Hay ta có doanh thu tiêu thụ từng loại thành phẩm:
DT tiêu thụ = Số lượng sản phẩm tiêu thụ Giá bán

Trong đó:


Sản lượng tiêu thụ đối với từng loại sản phẩm được tính thông qua công thức:
Sản lượng tiêu thụ = Dư đầu kì + Sản xuất trong kì – Dư cuối kì



Giá bán đơn vị sản phẩm từng loại được tính căn cứ theo giá bản của các doanh
nghiệp sản xuất cùng loại đơn vị nhằm đồng thời đảm bảo cho công ty bù đắp
18



được khoản chi phí phải bỏ ra sản xuất, có lãi và có thể cạnh tranh được. Bảng giá
được dự tính như sau:

Thành phẩm
Kẹo Chew, Kẹo
Jelly
Kẹo mềm các loại
Kẹo cứng các loại
Bánh mềm các
loại
Bánh quy
Các sản phẩm
khác

Đơn
vị
tính

Số lượng xuất
trong kỳ

Giá bán đơn vị
dự tính
(Triệu đồng)

Tấn

4000

4.7


Tấn
Tấn

1580
2490

3.9
3.1

Tấn

1800

8.5

Tấn

5788

5

Tấn

684

3.2

Ta tính được doanh thu tiêu thụ đối với từng loại thành phẩm:
Kẹo Chew, Kẹo Jelly: Dtt1 = 4000 4.7 = 188(tỷ đồng)

Tương tự ta tính được doanh thu các sản phẩm còn lại (đơn vị tỷ đồng)
Kẹo mềm các loại: Dtt2 = 63
Kẹo cứng các loại: Dtt3 = 79.25
Bánh mềm các loại: Dtt4 = 153.5
Bánh quy: Dtt5 = 293.75
Các sản phẩm khác: Dtt6 = 22.5
 Tổng doanh thu tiêu thụ = 188 + 63 + 79.25 + 153.5 + 293.75 + 22.5 = 800 (tỷ

đồng)
3. Lập kế hoạch lợi nhuận

Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh
nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp.

19


Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng tổng lợi nhuận thuần từ
các hoat động của doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh và lợi nhuận hoạt động khác.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa doanh
thu hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động kinh doanh.
Doanh thu thuần bán hàng
Lợi nhuận thuần từ HĐKD =

- Giá thành toàn bộ SP hàng hóa
tiêu thụ
+ Doanh thu hoạt động tài chính
- Chi phí hoạt động tài chính


 Doanh thu thuần bán hàng = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh

thu =800 – 0.08 =799.92 (tỷ đồng )
 Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ = Giá vốn hàng bán + Chi phí
bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp
= 642.5 + 60.31 + 49.45 =752.26 (tỷ đồng)
 Doanh thu hoạt động tài chính = 3.22 (tỷ đồng)
 Chi phí hoạt động tài chính = 0.57 (tỷ đồng)
 Lợi nhuận thuần HĐKD = 799.92 – 752.26+ 3.22- 0,57= 50.31 (tỷ đồng)
 Lợi nhuận hoạt động khác:

Lợi nhuận hoạt động khác = TN khác – CP khác= 0,19 (tỷ đồng)
 Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp:

Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần HĐKD + Lợi nhuận hoạt động
khác
= 50.31+0.19 = 50.50 (tỷ đồng)
 Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp:
20


Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN = (Thu nhập tính thuế - Phần trích quỹ KH&CN) * Thuế suất
TN tính thuế = TN chịu thuế - (TN được miễn thuế + Các khoản lỗ KC theo quy
định)
 Thuế TNDN = 10.10 (tỷ đồng)
 LN sau thuế = 55.50 – 10.10 = 45.4 (tỷ đồng)

Xây dựng biện pháp, kế hoạch đề ra
Từ những số liệu phân tích cũng như kế hoạch nhóm dự kiến cho công ty cổ phần


III.

bánh kẹo Hải Hà phía trên, nhóm xin đề ra một số phương án để thực hiện kế
hoạch như sau:
Thứ nhất, đối với vấn đề liên quan đến phần vốn vay, doanh nghiệp cần có
những biện pháp quản trị dòng vốn, thu về các khoản phải thu từ phía khách hàng
để có nguồn lực trả nợ.
Thứ hai, đối với kế hoạch về giá thành sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp cần
nghiên cứu để tìm được nhà cung cấp nguyên nhiên vật liệu đầu vào sao cho đảm
bảo chất lượng đồng thời tiếp tục liên kết với các nhà cung cấp uy tín có thể giúp
doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào. Từ đó doanh nghiệp hạ được giá thành 1 đơn
vị sản phẩm, đảm bảo kế hoạch đề ra. Ngoài ra, đối với kế hoạch tăng sản lượng
sản xuất, cần có những nghiên cứu về thị trường để biết xem đâu là mặt hàng sản
xuất thêm, đâu là mặt hàng cần cắt giảm để có những điều chỉnh sao cho kịp thời
và phù hợp.
Thứ ba, đối với kế hoạch về doanh thu, hướng tới kế hoạch tiêu thụ hết lượng
sản phẩm sản xuất ra, doanh nghiệp cần có các biện pháp như tìm thị trường mới
hoặc mở rộng thị trường, ví dụ như các tỉnh thành khác. Không chỉ vậy, công ty
có thể tăng cường kí kết các đơn hàng với các đối tác, bạn hàng mới.
Thứ tư, với chính sách sản phẩm: chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hàng
hóa và dịch vụ, đa dạng hóa hình thức mẫu mã,tổ chức khai thác tốt nguồn hàng,
tổ chức việc dự trữ hàng hóa để sẵn sang cung cấp khi thị trường cần.
Thứ năm, với chính sách phân phối: cần phải lựa chọn địa bàn, xây dựng các
cửa hàng, nhà kho nhà xưởng và bố trí mạng lưới phân phối sao cho có thể cung
cấp hàng hóa đến cho khách hàng nhanh nhất, đồng thời bố trí mạng lưới phân
phối ở địa bàn cho phép cung ứng sản phẩm hàng hóa với khối lượng lớn.
21



Thứ sáu, tiếp tục sử dụng các biện pháp như quảng cáo, khuyến mại…đến khách
hàng và người tiêu dùng để tăng doanh thu.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Học viện Ngân Hàng, 2015.
Website :.
Báo cáo tài chính Hải Hà năm 2015, 2016.
Báo cáo thường niên Hải Hà năm 2015, 2016.
Báo cáo bạch công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà năm 2015, 2016.

23



×