Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thảo luận luật lao động 2 VIỆC LÀM VÀ HỌC NGHỀ, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.45 KB, 9 trang )

VIỆC LÀM VÀ HỌC NGHỀ, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO
TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ
____________________
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Tình huống 1
a) Với vai trò là đại diện của nguyên đơn hoặc bị đơn, anh/chị hãy đưa ra những
lập luận để bảo vệ quyền, lợi ích của nguyên đơn hoặc bị đơn.
Công ty X và ông L đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn ngày
01/01/2009.
Tháng 12/2013, Công ty X đã gửi ông L tham gia khóa đào tạo PET-CT khoa học cơ
bản và thực hành lâm sang tại Tp. Hồ Chí Minh, trước khi đi học ông L và Công ty X
đã xác lập thỏa thuận và đây theo nhóm em thì là hợp động học nghề giữa ông L và
Công ty X.
Như vậy tại thời điểm xét xử thì giữa ông L và Công ty X tồn tại hai hợp đồng đó là
hợp đồng lao động và hợp đồng đào tạo nghề.
* Với vai trò là đại diện cho nguyên đơn thì nhóm đưa ra các quan điểm sau:
- Thứ nhất, Công ty X có cử ông L tham gia khóa đào tạo PET-CT khóa học cơ bản
và thực hành lâm sàn tại TP Hồ Chí Minh với mức học phí là 6.000.000 đồng (công ty
chi trả toàn bộ bao gồm cả tiền ăn, ở, đi lại). Thời gian đào tạo từ ngày 15/12/2013
đến 15/6/2014 theo hình thức học tại chức. Theo như tình huống thì trước khi ông L đi
đào tạo thì ông L và công ty X có thành lập bản hợp đồng đào tạo nghề, trong đó có
điều khoản: “Tôi cam kết sẽ phục vụ lâu dài cho bệnh viện, thời gian ít nhất là 5 năm”.
Nhưng sau khi học xong khóa học ông L đã làm đơn xin nghỉ việc. Điều này trái với
những gì ông L đã kí trong cam kết. Vì thế Công ty yêu cầu Tòa án buộc ông L phải
bồi thường cho mình là hợp lý.
Vì ông X đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trái pháp luật nên theo
khoản 3 Điều 43 BLLĐ 2012 quy định người đơn phương chấm dứt hợp đồng trái

1



pháp luật phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại
Điều 62 của Bộ luật này.
Mặt khác khoản 3 Điều 62 quy định: “Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có
chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết
bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp
người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi
phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài”.
- Thứ hai, vì trong thỏa thuận trên-hợp đồng đào tạo nghề, ông L cũng đã cam kết sẽ
thực hiện đầy đủ các quy định về quy chế đào tạo của công ty tức là ông L đã đương
nhiên chấp nhận mức bồi thường là 3 lần chi phí đào tạo nếu ông có sự vi phạm (vì
điều này đã được quy định trong quy chế đào tạo của công ty).
Như vậy việc ông L phải bồi thường cho Công ty là hoàn toàn hợp lý.
* Với vai trò là đại diện của bị đơn thì nhóm đưa ra quan điểm sau:
Căn cứ vào lời khai từ phía nguyên đơn và bị đơn thì nhóm cho rằng bên bị đơn tuy
có vi phạm thời hạn làm việc trong hợp đồng đào tạo nghề nhưng việc nguyên bắt
buộc phía bị đơn bồi thường một khoản gấp 3 lần chi phí đào tạo nghề là không hợp lý
vì trong hợp đồng đào tạo nghề tuy bị đơn có cam kết là sẽ thực hiện mọi quy chế của
công ty, nhưng quy chế của công ty là một văn bản có thể điều chỉnh thay thế được
sau thời điểm ký hợp đồng giữa hai bên và trong đề bài thì ta không biết được quy
định buộc bồi thường gấp 3 lần chi phí đào tạo là quy định có vào thời điểm giao kết
hợp đồng hay sau thời điểm này.
Vì vậy việc dựa theo một điều khoản có thể thay đổi tuỳ nghi như vậy để buộc bị
đơn bồi thường gấp 3 lần là không thỏa đáng. Xét thấy vì lúc giao kết hợp đông giữa
hai bên đã không thỏa thuận một mức bồi thường cụ thể và ông L cũng đa thực hiện
việc báo trước cho công ty trước khi xin nghỉ việc nên cần phải đặc ra một mức bồi
thường hợp lý dành cho ông L. Và với vai trò là đại diện của ông L nhóm yêu câu
giảm mức bồi thướng xuống đúng bằng chi phí đào tạo.
2



b) Nếu Công ty X là một đơn vị hành chính sự nghiệp và ông L là viên chức thì
theo anh/chị tranh chấp trên sẽ được giải quyết như thế nào? Anh/chị hãy so
sánh trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo trong pháp luật lao động và pháp luật
hành chính?
- Theo quy định tại Khoản 3, Điều 35, Luật viên chức có quy định về trách nhiệm và
quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng như sau:
“3. Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm
dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định
của Chính phủ”.
Vậy, theo Luật viên chức 2010, viên chức được đơn vi sự nghiệp công lập cử đi đào
tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc thì phải đền bù chi
phí đào tạo.
- Theo Điểm c, Khoản 4, Điều 36, Nghị định 29/2012/ NĐ – CP quy định về trường
hợp viên chức phải đền bù chi phí đào tạo như sau:
“4. Viên chức được cử đi đào tạo ở trong nước và ngoài nước phải đền bù chi phí
đào tạo trong các trường hợp sau:
c) Viên chức đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình độ
trung cấp trở lên nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết quy định tại Điểm b
Khoản 2 Điều này”.
Và Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 36, Nghị định 29/2012/ NĐ – CP quy định về điều
kiện để viên chức được cử đi đào tạo như sau:
“2. Điều kiện để viên chức được cử đi đào tạo:
b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hải quan nghề nghiệp tại đơn vị sự nghiệp công
lập sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời
gian đào tạo”.
- Theo như tình huống trên, ông L không thuộc các trường hợp viên chức không phải
đền bù chi phí đào tạo theo quy định tại khoản 2, Điều 16, Thông tư 15/2012/TT –
BNV nên ông L phải bồi thường chi phí đào tạo.
3



“2. Các trường hợp viên chức không phải đền bù chi phí đào tạo:
a) Viên chức không hoàn thành khóa học do ốm đau phải điều trị, có xác nhận của
cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Viên chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết phải thuyên chuyển công tác
được cơ quan có thẩm quyền đồng ý;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với viên chức
khi đơn vị buộc phải thu hẹp quy mô, không còn vị trí việc làm hoặc chấm dứt hoạt
động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền”.
- Theo Điều 17, TT 15/2012/TT-BNV quy định về Cách tính đền bù chi phí đào tạo:
“1. Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa
học, không tính lương và các khoản phụ cấp nếu có.
2. Cách tính chi phí đền bù:
a) Đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 36 Nghị định
29/2012/NĐ-CP, viên chức phải đền bù 100% chi phí đào tạo;
b) Đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 36 Nghị định
29/2012/NĐ-CP, viên chức phải đền bù 50% chi phí của khóa học;
c) Đối với các trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 36 Nghị định
29/2012/NĐ-CP, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:
S = (F / T1) x (T1 - T2)
Trong đó:
- S là chi phí đền bù;
- F là tổng chi phí của khóa học;
- T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học
(hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn”.
Như vậy, chi phí đền bù ở đây không bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu
có).


4


* So sánh trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo trong pháp luật lao động và pháp
luật hành chính:
Giống nhau:
- Phải có sự cam kết thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị sự nghiệp công lập khi hoàn
thành chương trình đào tạo đối với viên chức còn đối với NLĐ thì phải có cam kết làm
việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo.
- Cơ sở pháp lý:
+ Tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức tại
điểm b khoản 2 Điều 36 có quy định cụ thể như sau:
“2. Điều kiện để viên chức được cử đi đào tạo:
b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hải quan nghề nghiệp tại đơn vị sự nghiệp công
lập sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời
gian đào tạo”.
+ Khoản 2 Điều 62 Bộ luật Lao động 2012 quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa
người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề, như sau:
“2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau
khi được đào tạo;
đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;”
Nếu người cử đi đào tạo đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc không làm việc theo
thời gian đã cam kết sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo theo quy định của pháp luật.
Khác nhau:
Trách nhiệm hoàn trả chi phí trong

Trách nhiệm hoàn trả chi phí trong

pháp luật Lao động


pháp luật Hành chính

Pháp
luật áp

Pháp luật lao động

dụng
Trách Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho

Pháp luật hành chính ( Luật viên
chức)
Viên chức được đơn vị sự nghiệp công

5


nhiệm

người sử dụng lao động theo quy

lập cử đi đào tạo nếu đơn phương

định tại Điều 62 của Bộ luật Lao

chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý

động ( Khoản 3, Điều 43, BLLĐ


bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo

Nghĩa vụ của người lao động khi

theo quy định của Chính phủ ( Khoản

đơn phương chấm dứt hợp đồng lao 3, Điều 35, Luật Viên chức).
động)
Vi phạm Điều 37, BLLĐ: QuyềnKhoản 4 Điều 36 Nghị định 29/2012
đơn phương chấm dứt hợp đồng laocó quy định các trường hợp viên chức
động của người lao động

được cử đi đào tạo ở trong nước và

Dẫn đến khoản 3, Điều 43, BLLĐ

ngoài nước phải đền bù chi phí đào
tạo trong các trường hợp sau:
a) Trong thời gian được cử đi đào tạo,

Các

viên chức tự ý bỏ học hoặc đơn

trường

phương chấm dứt hợp đồng làm việc;

hợp


b) Viên chức hoàn thành khóa học

phải

nhưng không được cơ sở đào tạo cấp

hoàn

văn bằng tốt nghiệp, chứng nhận kết

trả

quả học tập;
c) Viên chức đã hoàn thành và được
cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình
độ trung cấp trở lên nhưng chưa phục
vụ đủ thời gian theo cam kết quy định

Các

tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Không phải bồi thường chi phí đào Không phải bồi thường chi phí đào tạo

trường tạo khi người lao động đơn phương khi thuộc một trong các trường hợp
hợp

chấm dứt hợp đồng lao động theo

không đúng quy định của pháp luật tại
phải


khoản 1 Điều 37 BLLĐ:

quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông
tư số 15/2012 của Bộ nội vụ, bao gồm
các trường hợp sau:

6


hoàn
trả

1. Người lao động làm việc theo hợp a) Viên chức không hoàn thành khóa
đồng lao động xác định thời hạn,

học do ốm đau phải điều trị, có xác

hợp đồng lao động theo mùa vụ

nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

hoặc theo một công việc nhất định

b) Viên chức chưa phục vụ đủ thời

có thời hạn dưới 12 tháng có quyền gian theo cam kết phải thuyên chuyển
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao công tác được cơ quan có thẩm quyền
động trước thời hạn trong những


đồng ý;

trường hợp sau đây:

c) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn

a) Không được bố trí theo đúng

phương chấm dứt hợp đồng đối với

công việc, địa điểm làm việc hoặc

viên chức khi đơn vị buộc phải thu

không được bảo đảm điều kiện làm hẹp quy mô, không còn vị trí việc làm
việc đã thỏa thuận trong hợp đồng

hoặc chấm dứt hoạt động theo quyết

lao động;

định của cơ quan có thẩm quyền.

b) Không được trả lương đầy đủ
hoặc trả lương không đúng thời hạn
đã thỏa thuận trong hợp đồng lao
động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục,
cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn

cảnh khó khăn không thể tiếp tục
thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên
trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ
nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà
nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ
việc theo chỉ định của cơ sở khám
7


bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai
nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối
với người làm việc theo hợp đồng
lao động xác định thời hạn và một
phần tư thời hạn hợp đồng đối với
người làm việc theo hợp đồng lao
động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn dưới
12 tháng mà khả năng lao động chưa
được hồi phục.
Cách - Khoản 3 Điều 62 BLLĐ quy định: Khoản 4 Điều 36 Nghị định 29/2012
tính chi 3. Chi phí đào tạo bao gồm các
phí

có quy định các trường hợp viên chức

khoản sau:


được cử đi đào tạo ở trong nước và

Về chi phí và cách tính đền bù chi

ngoài nước phải đền bù chi phí đào

phí đào tạo được quy định tại Điều tạo trong các trường hợp sau:
17 Thông tư 15/2012/TT-BNV như a) Trong thời gian được cử đi đào tạo,
chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả viên chức tự ý bỏ học hoặc đơn
cho người dạy, tài liệu học tập,

phương chấm dứt hợp đồng làm việc;

trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu

b) Viên chức hoàn thành khóa học

thực hành, các chi phí khác hỗ trợ

nhưng không được cơ sở đào tạo cấp

cho người học và tiền lương, tiền

văn bằng tốt nghiệp, chứng nhận kết

đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quả học tập;
cho người học trong thời gian đi

c) Viên chức đã hoàn thành và được


học. Trường hợp người lao động

cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình

được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì độ trung cấp trở lên nhưng chưa phục
chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí vụ đủ thời gian theo cam kết quy định
đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời

tại Điểm b Khoản 2 Điều này
8


gian ở nước ngoài

1. Chi phí đền bù bao gồm học phí và

- Khoản 4 Điều 18 NĐ 139/2006

tất cả các khoản chi khác phục vụ cho

cũng quy định:

khóa học, không tính lương và các

4. Trường hợp doanh nghiệp tuyển khoản phụ cấp nếu có.
người vào học nghề để sau đó làm

2. Cách tính chi phí đền bù:

việc


a) Đối với trường hợp quy định tại

tại doanh nghiệp, nếu người học

Điểm a Khoản 4 Điều 36 Nghị định

nghề không làm việc theo cam kết

29/2012/NĐ-CP, viên chức phải đền

thì phải bồi

bù 100% chi phí đào tạo;

thường chi phí dạy nghề. Mức bồi

b) Đối với trường hợp quy định tại

thường do hai bên thoả thuận, xác

Điểm b Khoản 4 Điều 36 Nghị định

định trong hợp đồng học nghề.

29/2012/NĐ-CP, viên chức phải đền
bù 50% chi phí của khóa học;
c) Đối với các trường hợp quy định tại
Điểm c Khoản 4 Điều 36 Nghị định
29/2012/NĐ-CP, chi phí đền bù được

tính theo công thức sau:
S = (F / T1) x (T1 - T2)
Trong đó:
- S là chi phí đền bù;
- F là tổng chi phí của khóa học;
- T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ
sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc
các khóa học) được tính bằng số tháng
làm tròn;
- T2 là thời gian đã phục vụ sau đào
tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

9



×