Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

HỆ THỐNG ĐIỆN CƠ BẢN, Hyundai part 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 33 trang )


Together We Succeed!

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CƠ BẢN

DÀNH CHO
KỸ THUẬT VIÊN TRẠM DỊCH VỤ MỚI

Biên soạn và thực hiện bởi : Trần Khắc Huy – phòng kỹ thuật TCG


Basic EL.

HỆ THỐNG ĐiỆN CƠ BẢN

Together We Succeed!


Basic EL

1.

Together We Succeed!

Basic EL:

Điện trên xe ô tô là dòng điện một chiều được cung cấp bởi máy phát điện và bình ắc-quy.
Điện áp sử dụng trên xe du lịch phổ biến là 12v, bình ắc-quy trong hệ thống điện xe ô-tô hoạt động như một thiết bị dự trữ điện năng, máy phát điện ngày nay
thường là máy phát điện xoay chiều, thông qua bộ chỉnh lưu để cho ra dòng điện một chiều cung cấp cho hệ thống.



Basic EL

1.

Các mạch điện cơ bản:

+ Mạch nối tiếp:
* Ít dùng trên xe hơi.
- Hộp số quạt điều hòa, tốc độ
quạt làm mát, đèn phanh….

+ Mạch song song:
* Dùng rất nhiều trên xe hơi.
- Đèn pha, đèn xi nhanh….

+ Mạch điều khiển công suất cao dùng rơ le:
*Rất phổ biến trên ôt-tô.
- PDM, BCM…..

Together We Succeed!


Basic EL

+ Mạch điều khiển dùng Transistor:
Rất phổ biến trên ô-tô hiện đại.
Mạch auto light

Together We Succeed!



Basic EL

Together We Succeed!

+ Mạch chỉnh lưu máy phát điện:
Mạch chỉnh lưu phổ biến trên máy phát ngày nay là mạch cầu dùng đi-ốt.
Để điện áp ra được ổn định (12~16v), nhà SX tích hợp mạch tiết chế bên trong máy phát. Tiết chế sẽ điều khiển dòng điện kích từ nằm trong rô-to của máy phát
điện sao cho từ tính của rô-to tạo ra phù hợp với điện áp ra theo thiết kế.

Kích từ

Tiết chế
Bộ đi-ốt
(Rectifier)

Mạch chỉnh lưu


Basic EL

+ Mạch đảo chiều dùng rơ-le 5 chân:
* Rất phổ biến.
- Dùng điều khiển cửa sổ điện, khóa trung tâm, cửa nóc, anten tự động, điều chỉnh gương chiếu hậu …..

Mạch đảo chiều

Hộp điều
khiển


Together We Succeed!


Basic EL

Together We Succeed!

+ Mạch đo đạc điện trở dùng cảm biến:
* Rất phổ biến.
- Dùng để đo sự thay đổi về điện trở theo nhiệt độ hoặc sự biến thiên về khoảng cách…..
- VD: Nhiệt động cơ, nhiệt môi trường, nhiệt độ nhiên liệu, phao nhiên liệu, độ cao gầm xe, độ mở bướm ga, độ mở VGT, độ mở EGR……..

Mạch đo điện trở


Basic EL

+ Mạch đo đạc bằng xung điện:
* Rất phổ biến.
- Dùng để đo sự thay đổi tốc độ quay.
- VD: đo tốc độ động cơ, vị trí trục cam, tốc độ bánh xe, tốc độ bánh răng hộp số……..

Bộ chuyển đổi tín hiệu

Together We Succeed!


Basic EL

Together We Succeed!


+ Liên kêt mạng (CAN – LIN – K):
* Rất phổ biến trên các xe Hyundai ngày nay.
- Dùng để truyền giữ liệu giữa các hộp điều khiển nhằm giảm số lượng dây dẫn.
- VD: + Mạng CAN liên các các hộp điều khiển phần động cơ, bộp số ABS…..
+ Mạng LIN trong HT điều khiển điện thân xe………..
+Mạng “K” trong liên kết hộp điều khiển túi khí ………

ECU

TCU

M

M

MICOM

MICOM

ESCL
CAN LOW

FPCV

CAN HIGH

PDM

SMK

AT Solenoid


Basic EL

Together We Succeed!

+ Một số loại cảm biến điện dùng trên xe HYUNDAI:

CB đo gió (MAF)

CB mức nhiên liệu

CB trục cơ (CKP)

CB áp suất nạp (MAP)
CB áp suất rail (RPS)

CB ô-xy
CB trục cam (CMP)

CB nhiệt độ nước (CTS)


Basic EL

Together We Succeed!

+ Nguyên lý làm việc của một số loại cảm biến:


* Cảm biến Trục cơ – (CKP).

-Cảm biến vị trí trục cơ – Crank shaft Possition Sensor dùng công nghệ “Hall Effect” thực
chất nó là một thiết bị phát điện với cuộn dây và nam châm vĩnh cửu, một số loại dùng
công nghệ đi-ốt quang.

-Cảm biến có 3 dây bao gồm:
+ Điện áp (+)
+ Mát (-)
+ Tín hiệu báo về ECU
Báo tốc độ động cơ và TDC

*Chú ý: Do CB là “máy phát điện nhỏ” nên khe hở giữa đầu CB và vòng xung rất quan trọng (khoảng 2mm) nên khi lắp ráp chú ý gioăng làm kín có thể ảnh
hưởng đến khe hở này.

* Các dạng hư hỏng: Hở/Chập – báo check, không đo được hoặc đo không chính xác do mất từ tính hoặc cháy cuộn dây – không báo check, phải so sánh dữ
liệu từ “Current data” VMI.


Basic EL

Together We Succeed!

+ Nguyên lý làm việc của một số loại cảm biến:

* Cảm biến Trục cam – (CMP).

-Cảm biến vị trí trục cam – Cam shaft Possition Sensor dùng công nghệ “Hall Effect”
thực chất nó là một thiết bị phát điện với cuộn dây và nam châm vĩnh cửu, một số loại
dùng công nghệ đi-ốt quang.


-Cảm biến có 3 dây bao gồm:
+ Điện áp (+)
+ Mát (-)
+ Tín hiệu báo về ECU
Báo TDC và kỳ nén của máy số 1

*Chú ý: Do CB là “máy phát điện nhỏ” nên khe hở giữa đầu CB và vòng xung rất quan trọng (khoảng 2mm) nên khi lắp ráp chú ý gioăng làm kín có thể ảnh
hưởng đến khe hở này.

* Các dạng hư hỏng: Hở/Chập – báo check, không đo được hoặc đo không chính xác do mất từ tính hoặc cháy cuộn dây – không báo check, phải so sánh dữ
liệu từ “Current data” - VMI.


Basic EL

Together We Succeed!

+ Nguyên lý làm việc của một số loại cảm biến:

* Cảm biến đo gió – Mass Air Flow Sensor (MAF).

-Cảm biến đo gió dùng trên xe Hyundai dùng công nghệ “Film nhiệt”.
-Hầu hết các CB đều có tích hợp CB nhiệt độ khí nạp (trước Intercooler đối với ĐC
Diesel).

-Cb có 5 dây bao gồm:
+ Điện áp (+)
+ Mát (-)
+ Tín hiệu CB nhiệt độ khí nạp

+ Tín hiệu lưu lượng khí nạp
+ Tín hiệu điều khiển CB từ ECU

Báo lượng gió nạp cho động cơ

*Chú ý: Đa số các CB lắp trên xe Hyundai là hàng nhập của Bosh, vậy nên có thể lắp lẫn với nhiều loại xe, kể cả không phải xe Hyundai.
Do dùng công nghệ “Film nhiệt” nên khi bảo dưỡng, tuyệt đối tránh nước cho CB này.
* Các dạng hư hỏng: Hở/Chập – báo check, không đo được hoặc đo không chính xác – không báo check, phải so sánh dữ liệu từ “Current data” hoặc dùng VMI.


Basic EL

Together We Succeed!

+ Nguyên lý làm việc của một số loại cảm biến:

* Cảm biến nhiệt động cơ – (ECTS).

-Cảm biến nhiệt độ nước làm mát áp dụng nguyên tắc thay đổi điện trở theo nhiệt của
điện trở, thực chất nó là biến trở nhiệt.

-Cảm biến có 1 hoặc 2 dây bao gồm:
+ Điện áp (+)
+ Tín hiệu báo về ECU
+ Mát vỏ (-)
+ Tín hiệu báo về đồng hồ báo nhiệt
Báo nhiệt độ nước làm máy tới ECU và đồng hồ báo nhiệt

*Chú ý: Khi lắp ráp lưu ý bôi sơn hoặc băng keo chống rò rỉ chất làm mát.
Nếu hở mạch, quạt két nước sẽ chạy liên tục ở tốc độ cao (safe mode).

Với loại “2 trong 1”, cần so sánh nhiệt đồng hồ và nhiệt báo về ECU khi BD/SC.
* Các dạng hư hỏng: Hở/Chập – báo check, không đo được hoặc đo không chính xác – không báo check, phải so sánh dữ liệu từ “Current data”.


Basic EL

Together We Succeed!

+ Nguyên lý làm việc của một số loại cảm biến:



Cảm biến áp suất khí nạp – Booth Pressure Sensor (BPS)

hoặc Manifold Absolute Pressure Sensor (MAP).

-Cảm biến áp suất khí nạp thường dùng màng nén, khi bị nén với áp suất khác
nhau thì điện trở của lõi CB sẽ thay đổi dẫn đến điện áp ra sẽ thay đổi.

-CB cho áp suất (+) nếu dùng cho động cơ TCI và cho áp suất (-) nếu dùng cho
động cơ xăng.

-CB có 3 dây bao gồm:
+ Điện áp (+)
+ Mát (-)
+ Tín hiệu gửi về ECU
Báo áp suất khí nạp (-) hoặc (+)

*Chú ý: Một số loại CB có tích hợp CB nhiệt độ khí nạp sau Intercooler. Khi BD, làm sạch nên tránh dùng vòi xịt khí nén xả trực tiếp vào màng CB.


* Các dạng hư hỏng: Hở/Chập – báo check, không đo được hoặc đo không chính xác – không báo check, phải so sánh dữ liệu từ “Current data” hoặc dùng VMI.


Basic EL

Together We Succeed!

+ Nguyên lý làm việc của một số loại cảm biến:

* Cảm biến Ô-xy – Oxygen sensor (HO2S).

-Cảm biến ô-xy thực chất nó là một thiết bị phát điện bằng cách đốt ô-xy còn lại trong
khí xả và so sánh với không khí (0,1~0,9 volt). CB này chỉ làm việc tốt ở nhiệt độ từ
o
400~850 C nên CB ngày nay đều có mạch sấy.

-Cảm biến có 4 dây bao gồm:
+ Điện áp (+) cho phần sấy.
+ Mát (-) sấy được ĐK bởi ECU
+ Tín hiệu báo về ECU
+ Mát (-) cảm biến từ ECU
Báo nồng độ ô-xy trong khí xả

*Chú ý: Do CB có dây dài nên khi tháo lắp phải dùng thiết bị chuyên dùng, tránh làm hỏng.
KTV rất hay lầm tưởng CB bị hỏng khi lỗi báo “Điện áp HO2S quá cao”.
* Các dạng hư hỏng: Hở/Chập – báo check, không đo được hoặc đo không chính xác – không báo check, phải so sánh dữ liệu từ “Current data” hoặc VMI.


Basic EL


Together We Succeed!

+ Nguyên lý làm việc của một số loại cảm biến:

* Cảm biến tiếng gõ – Knock sensor.

-Cảm biến tiếng gõ động cơ thực chất nó là một thiết bị phát điện, nó hoạt động như
một chiếc micro. ECU dựa vào tín hiệu từ CB này để điều chỉnh góc đánh lửa sớm sao
cho động cơ cho công suất cao nhất nhưng không bị kích nổ.

- Một động cơ có thể có từ 0 đến nhiều CB Knock.
-Cảm biến có 2 dây bao gồm:
+ Tín hiệu báo về ECU
+ Mát (-) cảm biến từ ECU
Báo về ECU tiếng rooc máy

*Chú ý: Cảm biến Knock làm việc khá chính xác do vậy bề mặt tiếp xúc và lực siết rất quan trọng, hãy xiết lực theo chỉ dẫn của nhà SX. Một số loại còn quy định
cả hướng lắp.

* Các dạng hư hỏng: Hở/Chập – báo check, không đo được hoặc đo không chính xác – không báo check, phải so sánh dữ liệu từ “Current data” hoặc VMI.


Basic EL

Together We Succeed!

+ Nguyên lý làm việc của một số loại cảm biến:

* Cảm biến chân ga – Accel pedal sensor.


-Cảm biến chân ga đưa tín hiệu về ECU yêu cầu của người lái về công suất động cơ. ECU
dựa vào tín hiệu từ CB này để điều khiển lượng phun, góc đánh lửa và nhiều yếu tố
khác.

-CB chân ga thường là một cặp biến trở, 1 tăng dần, một giảm dần để thông qua ECU
kiểm soát lẫn nhau.

-Cảm biến thường có 6 dây bao gồm:
+ 2 Tín hiệu báo về ECU
+ 2Mát (-) cảm biến từ ECU cho 2 dải biến trở
+ 2 nguồn (+) cảm biến từ ECU cho 2 biến trở

Báo về ECU ý định của người lái

*Chú ý: Là một cảm biến rất quan trọng nên khi có lỗi, chỉ nên thay thế, không nên sửa chữa cảm biến này.
* Các dạng hư hỏng: Hở/Chập – báo check, đo không chính xác – không báo check, phải so sánh dữ liệu từ “Current data” hoặc VMI hoặc đồng hồ vạn năng.


Basic EL

Together We Succeed!

+ Nguyên lý làm việc của một số loại cảm biến:

* Cảm biến vị trí bướm ga – Throttle Position Sensor.

-Cảm biến vị trí bướm ga đưa tín hiệu về ECU về thực tế áp ứng của bướm ga (góc mở).
Ở những xe không dùng cảm biến chân ga thì đây chính là tín hiệu thể hiện yêu cầu của
người lái.


-CB vị trí bướm ga thường là một cặp biến trở, 1 tăng dần, một giảm dần để thông qua
ECU kiểm soát lẫn nhau.

-Cảm biến thường có 3 ~6 dây bao gồm:
+ Tín hiệu báo về ECU
+ Mát (-) cảm biến từ ECU cho 2 dải biến trở
+ nguồn (+) cảm biến từ ECU cho 2 biến trở

Báo về ECU ý định của người lái

*Chú ý: Nếu động cơ dùng motor điều khiển bướm ga thì CB này tích hợp trong cụm họng hút điện tử - Electric Throttle Control (ETC).

* Các dạng hư hỏng: Hở/Chập – báo check, đo không chính xác – không báo check, phải so sánh dữ liệu từ “Current data” hoặc VMI hoặc đồng hồ vạn năng.


Basic EL

Together We Succeed!

+ Một số loại actuator dùng trên xe HYUNDAI:

Vòi phun nhiên liệu

E-VGT

Van điều áp trên rail

Van điều khiển chân không
Van EGR
Bướm ga điện tử

Van điều áp trên bơm


Basic EL

Together We Succeed!

+ Nguyên lý làm việc của một số loại actuator:

* Vòi phun nhiên liệu – Injector.

-Vòi phun nhiên liệu là thiết bị công tác có nhiệm vụ phun nhiên liệu vào buồng đốt
hoặc đường nạp của động cơ dưới dạng sương.

-Vòi phun hoạt động nhờ vào sự dịch chuyển của lõi nhờ tác động của nam châm điện
hoặc sự giãn nở của lõi PIEZO khi được cấp nguồn điện.

-Lượng phun được điều khiển thông qua cường độ và độ dài của xung điện mà ECU
cung cấp cho vòi phun.

-Xung điện điều khiển có thể lên đến 200 volt.
Injector

*Chú ý: Nếu động cơ dùng vòi phun kiểu PIEZO thì không được phép tháo rời các chi tiết cấu thành mặc dù có thể tháo được.
* Các dạng hư hỏng: Hở/Chập – báo check. Kẹt hay tắc thì thường không báo check mà lỗi sẽ được phát hiện bởi các cảm biến khác. Phun không đạt sương –
động cơ sẽ chạy không bình thường.


Basic EL


Together We Succeed!

+ Nguyên lý làm việc của một số loại actuator:

* Van chân không – Solenoid valve.

-Solenoid Valve thực chất là thiết bị dùng để đóng/ngắt áp lực chân không hoặc khí
nén.

-Solenoid ít hoạt động độc lập (Van tận dụng khí bay hơi bình xăng), mà thường dùng
để điều khiển các thiết bị khác (VGT- WGT -EGR – Dù gió…..).

-ECU điều khiển Solenoid theo hai dạng: ON/OFF hoặc “duty”.
-Điện áp điều khiển thường là điện áp xe (12 volt).
Solenoid valve

*Chú ý: Van thường có từ 1 đến nhiều đường ống chân không, khi tháo lắp hãy đánh dấu để tránh nhầm lẫn.
* Các dạng hư hỏng: Hở/Chập – báo check. Kẹt hay tắc thì thường không báo check mà lỗi sẽ được phát hiện bởi các cảm biến khác.


Basic EL

Together We Succeed!

+ Nguyên lý làm việc của một số loại actuator:

* Họng hút chạy điện – ETC.

-Họng hút có bướm ga được điều khiển bởi motor điện với một hoặc nhiều cặp bánh
răng giảm tốc, ngày nay nhà SX thường tích hợp cả CB vị trí bướm ga ở đây.


-ECU điều khiển motor thông qua tín hiệu phản hồi từ CB vị trí bướm ga.
-Điện áp điều khiển thường là điện áp xe (12 volt).
-Ở dộng cơ diesel hiện đại, họng hút vẫn được áp dụng nhưng không phải để tăng giảm
ga mà để giảm hiện tượng máy rung khi tắt máy, trợ giúp EGR ở tốc độ đ/cơ lớn và các
ứng dụng khác.
Họng hút chạy điện - ETC

*Chú ý: Họng hút chạy điện thường không tự chạy lại khi đã bị tháo ra khỏi mạch điện của xe mà thường mải dùng máy scan để cài đặt – hạn chế tháo nếu
không có máy scan.

* Các dạng hư hỏng: Hở/Chập/Range perfomance/hỏng motor hoặc mạch feed back/vỡ bánh răng………


×