Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.37 KB, 4 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (TIẾP)
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
- Giúp học sinh nhận biết 2 điều kiện giúp cho việc sử dụng hàm ý. Đó là:
+ Người viết có ý thức và biết cách đưa hàm ý vào câu viết, nói
+ Người đọc, nghe có năng lực đoán giải hàm ý
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đoán giải hàm ý
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
II. Phương tiện thực hiện
- Giáo viên: giáo án, SGK, bảng phụ
- Trò: vở bài tập, SGK, vở ghi
III. Cách thức tiến hành:
- Quy nạp, nêu vấn đề
- Thảo luận, phân tích
IV. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?
- Chữa bài tập SGK
3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức cần đạt
I. Điều kiện sử dụng hàm ý

- Học sinh đọc bài tập SGK/90



1. Bài tập:


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Nêu hàm ý của những câu in đậm?
+ Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi

- Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi,
sau bữa này con phải sang ở nhà cụ Nghị
vì mẹ buộc lòng phải bán con.
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài: mẹ
buộc phải bán con cho nhà cụ Nghị thôn
Đoài

Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với
con mà phải dùng hàm ý?
+ Đây là một sự thật đau lòng nên chị Dậu
không dám nói thẳng ra.
Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ
hơn? Vì sao phải nói rõ hơn như vậy?

- Câu T2: Cái Tí đã hiểu rõ tai hoạ ập
xuống đầu nó (vì vậy ta có thể kết luận
hàm ý câu sau rõ hơn hàm ý câu trước).

+ Chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy vì
chính chị cũng đang không chịu đựng nổi
sự đau đớn khi phải kéo dài những giây

phút lừa dối cái Tí
(Giống như nỗi đau lừa dối con vàng của
lão Hạc).
Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái
Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
+ Giãy nảy, liệng củ khoai và lên khóc và
hỏi: u bán con thật đấy ư?
Vậy, sử dụng hàm ý cần có những điều
kiện nào?

2. Kết luận (SGK/91)

+ Học sinh đọc ghi nhớ
II. Luyện tập
Người nói người nghe trong những câu in
đậm đó là ai? Xác định hàm ý trong mỗi
câu?

1. Bài tập 1
a. Người nói: anh thanh niên
- Người nghe: ông hoạ sĩ, cô gái


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

+ Người nói

- Hàm ý: mời bác và cô vào uống nước

+ Người nghe

Người nghe có hiểu hàm ý của người nói
không? Qua chi tiết nào?

→ Người nghe hiểu, qua chi tiết “ông theo
liền anh thanh niên vào trong nhà, ngồi
xuống ghế”

Giáo viên đặt câu hỏi tương tự?

b. Người nói: anh Tấn

+ Người nói

- Người nghe: Tây Thi đậu phụ

+ Người nghe

- Hàm ý: chúng tôi không thể cho được
→ Người nghe hiểu được hàm ý đó qua
câu “ôi chào....giàu có”

Hàm ý câu in đậm đó là gì?
+ Chắt giùm nước

2. Bài tập 2:
- Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi
nhão

Vì sao em bé không nói thẳng mà phải
dùng hàm ý?

+ Vì chưa thể đổi cách xưng hô, mà thời
gian thì gấp quá, nếu để chậm cơm sẽ
nhão.
Việc sử dụng hàm ý có thành công không?
vì sao?
+ Không thành công vì anh Sáu vẫn ngồi
im. Nghĩa là anh Sáu không cộng tác đối
thoại (vờ như không nghe thấy)
Điền lượt lời của B có hàm ý từ chối?

3. Bài tập 3

B.

A.

Hàm ý của Lỗ Tấn qua việc so sánh “hy
vọng” với con đường

B. Rất tiếc mình đã nhận lời với H
4. Bài tập 4
- Thông qua sự so sánh giữa “hy vọng” với
“con đường của Lỗ Tấn chúng ta có thể
hiểu hàm ý của tác giả” Tuy hi vọng chưa


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

thể nói là thực hay hư nhưg nếu cố gắng và
kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành

công.

4. Củng cố:
- Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý? Điều kiện để có hàm ý? Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK?
5. Hướng dẫn học bài:
- Ôn lại lý thuyết
- Hoàn thiện các bài tập còn lại
- Bài tập thí nghiệm
- Chuẩn bị bài tiếp theo



×