Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VỚI TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.59 KB, 7 trang )

MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VỚI TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.
Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lí hoặc một không
gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thường
được đo bằng một cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng một tháp dân số.
Tăng dân số là sự thay đổi trong dân số theo thời gian, và có thể được định lượng
như sự thay đổi trong số lượng của các cá thể của bất kỳ giống loài nào sử dụng cách
tính toán "trên đơn vị thời gian".
Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới
Dân số thế giới: Vào ngày 13 tháng 8 năm 2009, dân số trên Trái Đất được đo bởi Cục
điều tra dân số của Mỹ là 6,777 tỉ người. Bắt đầu từ ngày 1/1/2016, dân số thế giới sẽ
đạt 7,29 tỷ người, tăng 1,08% so với năm trước.
Cùng với việc gia tăng dân số là việc tăng sủ dụng tài nguyên. Hiện nay, việc đảm
bảo cung cấp tài nguyên cho người dân đang là một bài toán nan giải đối với rất
nhiều quốc gia. Việc tiêu thụ tài nguyên lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của quốc
gia đó. Xét về mức tiêu thụ vật chất tính theo đầu người, người ở nước càng văn minh
thì mức tiêu thụ càng cao: một người Mỹ trung bình mỗi năm tiêu thụ 37 tấn vật chất,
còn người Ấn Độ mỗi năm dưới 1 triệu tấn.
Khi dân số tăng lên thì:
Khả năng tiêu thụ tài nguyên cũng tăng,dân đông thì cần nhiều tài nguyên đát để
sinh sống, làm khu đô thị, khu dân cư,.. dùng đất để canh tác, đất làm khu công
nghiệp,.. cần nước cho sinh hoạt, cho hoạt động kinh tế, nông nghiệp và công nghiệp,
số lượng rừng cũng suy giảm để phục vụ cho sản xuất công nghiệp hay phá rừng để
canh tác nông nghiệp. Tài nguyên năng lượng cũng suy giảm số lượng cả chất lượng
để phục vụ cho công nghiệp năng lượng. Một khi con người tìm nguồn tài nguyên
càng khó khăn thì dần làm kinh tế hướng ra biển, lúc đó tài nguyên biển cũng dần bị
suy giảm số lượng và chất lượng, sự cố môi trường cũng ngày một tăng lên gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự bền vững của tài nguyên đó. Vd: như sự cố môi trường do
công ty formasa xã nước thải làm cá chết hàng loạt ở dãi ven biển miền bắc trung bộ
của Việt Nam năm 2016.
Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức
cácnguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực


phẩm, sản xuất công nghiệp v.v... Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng
tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp.
Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi
trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước
sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi
trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô
thị ngày càng khó khăn.

Tài nguyên cũng tác động không nhỏ đến đời sống hoạt động kinh tế của con người.
Con người muốn sinh sống, hoạt động kinh tế phải cần có tài nguyên. Nơi nào tài
nguyên nhiều, thuận lợi thì ở đó con người có thể khai thác và phát triển kinh tế, còn
nơi nào tài nguyên ít hay không thuận lợi thì ở đó sẽ khó có thể phát triển được, đời
sống con người ở đó sẽ rất khó khăn. Tài nguyên-môi trường có mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau, để phát triển bền vững thì con người cần sử dụng tài nguyên một
cách hợp lý, đi đôi với khai thác là tái chế, phục hồi tài nguyên và bảo vệ môi trường.


Mối quan hệ giữa dân số với môi trường

II. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến môi trường

1.

2.

Ảnh hưởng tích cực - Trong quá trình phát triển con người đã tác động vào hệ sinh thái
tự nhiên rất nhiều như : chăn nuôi, trồng trọt,cải tạo môi trường..... Ngoài ra, con
người còn tạo ra nhưng hệ sinh thái nhân tạo như kết hợp trồng trọt, trồng rừng, chăn
nuôi và con người tích cực tham gia bảo vệ môi trường, chống lại quá trình ô nhiễm

môi trường và quản lý các nguồn tài nguyên tự nhiên. - Con người đã biết tận dụng
những dạng năng lượng tự nhiện thay thế cho năng lượng truyền thống như: năng
lượng gió, mặt trời, thủy triều.. điều này góp phần hạn chế việc khia thác sử dụng các
năng lượng cũ, giảm sự phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, bên
cạnh các tác động tích cự, con người đã để lại những tác động xấu đến môi trường
gây nên những hậu quả khác nhau.
Ảnh hưởng tiêu cực
- Dân số tăng lên thì nhu cầu cơ bản cho đời sống lấy từ môi trường cũng tăng lên, đi
cùng với nó là quá trình khai thác tài .
- Tại các vùng đô thị và các khu công nghiệp tập trung nhiều dân cư, môi trường tự
nhiên hầu như bị biến đổi hoàn toàn. Đây là nơi tập trung các chất thải công nghiệp,
sinh hoạt, tiếng ồn, nguồn gốc gây ô nhiễm mạnh cho môi trường không khí đất và
nước.
- Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện
ở các khía cạnh sau:
2.1 Ô nhiễm môi trường đất- Dân số tăng tác động đên môi trường tạo ra sức ép lớn
tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất do khai thác quá mức các nguồn tài
nguyên phục vụ cho nhu cầu nhà ở, khu công nghiệp, sản xuất lương thực-thực phẩm,
sản xuất công nghiệp,...
◊ ô nhiễm môi trường đất do các tác nhân hóa học sinh học và vật lí.
- Việc khai thác quá mức các tài nguyên có sẵn trong lòng đất phục vụ nhu cầu của
con người gây nên các hiện tượng xói mòn và thoái hóa đất
.- Việc áp dụng các phương pháp máy móc hiện đại vào sản xuất là nguyên nhân tiềm
tàng làm phá vỡ kết cấu của đất.- Sử dụng phân bó thuốc trừ sâu quá liều lượng là
nguyên nhân chính gây ô nhiêm môi trường đất ở vùng nông thôn
- Hằng năm có khoảng 70.000 km2 đất bị bỏ hoang; 1,2 triệu ha bị nhiễm màu; 26 tỷ
tấn đất bề mặt bị rửa trôi; tốc độ rửa trôi gấp 17 lần so với tốc độ hình thành 1cm bề
mặt đất có giá trị sử dụng; theo tính toán, các nhà khoa học cho biết cần 100-400
năm, hoang mạc hóa 1/3 diện tích trái đất đe dọa cuộc sống.
2.2. Ô nhiễm môi trường nước- Nước là một nguồn tài nguyên hết sức quý giá, có tới

hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị thiếu nước sạch phục vụ nhu cầu cơ bản hằng
ngày. Hiện nay vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất
của sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên đó chính là sự bùng nổ dân số trong suốt
thập kỉ qua do các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội nhưng không kiểm soát được các


chất thải sinh học, hóa học và vật lý ra môi trường
2.3. Môi trường không khí- Cùng với tốc độ phát triển chóng mặt xã hội, con người
đang phải đối mặt với một vấn nạn do chính mình tạo ra: ô nhiễm môi trường không
khí.
- Ô nhiễm không khí là ô nhiễm do các chất có sẵn trong tự nhiên hoặc hành động của
con người làm phát sinh các chất ô nhiễm trong không khí.- Các nguyên nhân do con
người gây ra ô nhiễm không khí :
+ Ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: ví dụ các nhà máy sản
xuất hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim loại, nhà máy nhiệt điện (sử dụng các nhiên
liệu than, dầu …).
+ Hoạt động nông nghiệp: sử dụng phân bón, phun thuốc trừ sâu diệt cỏ.
+ Sự đốt cháy thải vào khí quyển nhiều chất khoáng, kim loại và bồ hống. Khói nhà
máy và nhà dân sử dụng than và dầu nặng cũng chứa nhiều bụi như vừa nói. Khói xả
xe hơi còn chứa nhiều chì.
+ Tại các thành phố trên thế giới, lượng xe chạy bằng xăng chiếm đa số vì vậy lượng
khói thải ra là rất lớn
III. Giải pháp khắc phục các tác động tiêu cực của sự gia tăng dân số tới môi trườngMôi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người. Nếu môi trường
sống bị hủy hoại thì loài người có nguy cơ bị hủy diệt. Thực trạng môi trường ô nhiễm
do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức con người, do nhận thức
không đúng đắn và đầy đủ về môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề sống còn đối với mỗi con người, mỗi gia
đình, mỗi cộng đồng dân cư; là việc phải làm thường xuyên, liên tục và là trách nhiệm
của mọi công dân.ϖ Những đề xuất cụ thể:• Cần xác định: huy động toàn dân tham

gia bảo vệ môi trường là nhiệm vụ hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững của
đất nước.• Tăng cường sự phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành
viên, đặc biệt là các cơ quan thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền
để tạo được sự đồng thuận mạnh mẽ của nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ môi
trường.• Qua các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn, tổ chức để nhân dân
nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực bảo vệ môi trường,
phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.• Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ
môi trường với các phong trào, các cuộc vận động như cuộc vận động toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; tôn vinh, nhân rộng các mô hình, các
gương điển hình bảo vệ môi trường; đồng thời, phê phán mạnh mẽ các hành vi, thói
quen, tập quán sinh hoạt lạc hậu gây tác hại đến môi trường• Đẩy mạnh hơn nữa
phong trào: “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”. Qua phong trào, nâng cao ý thức
trách nhiệm bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động, thuyết phục người xung
quanh cùng tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn, xây dựng môi trường xanh - sạchđẹp.

Mối quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế- xã hội
Tác động tương hỗ của các yếu tố dân số và phát triển
Dân số và phát triển kinh tế - xã hội có tác động tương hỗ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Ngày nay, khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đạt tới đỉnh
cao của sự phát triển thì nhân loại cũng đang phải đối mặt với thực tế là sự “bùng nổ
dân số” đã gây nhiều sức ép và cản trở đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Thực tế ở


nhiều nước cũng như ở nước ta cho thấy, với quy mô và cơ cấu dân số thích hợp thì
dân số có tác động tích cực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, ngược lại, nó sẽ trở
thành lực cản của quá trình này. Khi nền kinh tế phát triển, sẽ tạo điều kiện vật chất
cho việc chăm lo tới công tác giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ con người, nâng
cao thể lực và trí tuệ con người và có tác động tốt tới các quá trình dân số. Mối quan
hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội là mối quan hệ nhân quả, tác động qua
lại mật thiết với nhau. Vì vậy, bên cạnh những chính sách phát triển kinh tế - xã hội,

việc đề ra và thực hiện thành công chính sách dân số là điều rất quan trọng, vì nó có
thể ảnh hưởng đến một hay nhiều thế hệ công dân tương lai, ảnh hưởng đến sự phát
triển bền vững của đất nước.
Dân số và tăng trưởng kinh tế.
Dân số vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng. Bởi vậy, số lượng, cơ cấu dân số
có ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích luỹ, ảnh hưởng đến
sự phát triển chung của xã hội. Mặt khác, mỗi tiến bộ của khu vực sản xuất nói riêng
và toàn bộ nền kinh tế nói chung sẽ tác động tới một loạt các quá trình dân số. Ví dụ,
do nền sản xuất được cơ giới hóa, tự động hóa, nhu cầu về lao động đơn giản giảm
xuống, trình độ tay nghề của người sản xuất cần thiết phải được nâng cao. Điều đó
buộc người sản xuất phải đầu tư thời gian, vật chất cho sự học hành nâng cao tay
nghề chuyên môn để duy trì được việc làm, giảm thiểu sự cạnh tranh công việc.
Những điều đó thúc đẩy giảm bớt mức sinh. Cũng do tiến bộ của nền sản xuất, mức
sống dân cư được nâng cao, mức chết giảm xuống, tuổi thọ sẽ dài hơn.
trình độ phát triển kinh tế ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng dân số. Ở các nước phát
triển, tỷ lệ gia tăng dân số thấp hơn nhiều so với các nước chậm phát triển. Đó là kết
quả đồng thời của việc hạ thấp mức sinh và mức chết. Bởi vì, khi nền kinh tế phát
triển, sẽ tạo điều kiện vật chất để đẩy mạnh công tác giáo dục, y tế. Do đó sẽ nâng
cao nhận thức của người dân cũng như hiểu biết về “kỹ thuật” hạn chế sinh đẻ, nhờ
vậy mà mức sinh được giảm đi. Nền kinh tế phát triển, việc áp dụng khoa học kỹ
thuật hiện đại vào sản xuất, buộc người lao động phải có trình độ. Khi đó, cha mẹ sẽ
phải chú ý đến việc nâng cao trình độ, chất lượng của con cái hơn là mặt số lượng.
Đồng thời, khi nền kinh tế phát triển thì chế độ bảo hiểm và phúc lợi xã hội sẽ tốt
hơn, nên cha mẹ không phải lo dựa nhiều vào các con lúc tuổi già, do vậy các cặp vợ
chồng cũng không muốn sinh nhiều con. Trong khi đó, ở các nước chậm phát triển thì
một trong số những nguyên nhân dẫn đến mức sinh cao là do chưa có một chế độ bảo
hiểm xã hội tin cậy cho người già.
Qua phân tích trên cho thấy, để giảm mức sinh thì cần phải có điều kiện vật chất kỹ
thuật, phải phát triển kinh tế, phát triển giáo dục, y tế và đẩy mạnh chương trình kế
hoạch hóa gia đình, song để có thể phát triển kinh tế thì lại cần hạn chế tốc độ tăng

dân số.
Tuổi kết hôn, mức sinh, mức chết và di cư cũng ảnh hưởng tới hệ thống giáo dục. Tuổi
kết hôn cao, tạo cơ hội kéo dài thời gian học tập ở các trường học. Nếu mức sinh thấp,
cả gia đình và xã hội có điều kiện để bảo đảm giáo dục cho trẻ em, nâng cao tỷ lệ
đến trường của từng độ tuổi và sự bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực giáo dục. Giảm tỷ
lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết (nhất là tỷ lệ tử vong ở trẻ em), kéo dài tuổi thọ nâng cao uy
tín của khoa học và giáo dục. Các bậc cha mẹ thấy rõ lợi ích của giáo dục, từ đó nỗ
lực cho con đến trường học. Di cư nếu không có tổ chức, không có kế hoạch sẽ dẫn
đến gián đoạn hoặc bỏ học ở trẻ em. Do đó, việc hoạch định chiến lược phát triển
giáo dục cần phải tính toán đến các yếu tố này.
Các yếu tố dân số còn có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hệ thống giáo dục. Ở
nước ta, dân số tăng nhanh, do đó số học sinh cũng tăng nhanh. Đầu tư của Nhà nước
và của gia đình học sinh cho giáo dục không theo kịp, nên điều kiện giảng dạy, học
tập không được bảo đảm, dẫn đến tình trạng xuống cấp hệ thống giáo dục, chất lượng


giảng dạy, học tập giảm sút, tỷ lệ học sinh đến trường đang có xu hướng giảm xuống,
tỷ lệ bỏ học có xu hướng tăng lên.
Dân số và y tế
Sự phát triển của hệ thống y tế của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố
sau: trình độ phát triển kinh tế xã hội; điều kiện vệ sinh môi trường; tình hình phát
triển dân số; chính sách của nhà nước đối với y tế và các điều kiện chăm sóc sức khỏe
nhân dân. Như vậy, dân số là một yếu tố có tính chất khách quan và cùng với các yếu
tố khác, nó quy định sự phát triển của y tế về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu.
Hệ thống y tế muốn đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe thì quy mô
của nó phải tương ứng với các loại dịch vụ y tế. Dân số tăng quá nhanh, khả năng
dinh dưỡng hạn chế, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên, trước hết là bệnh suy dinh dưỡng; nhà ở
thêm chật chội, vệ sinh không bảo đảm, nhất là nguồn nước sinh hoạt. Dinh dưỡng
kém và môi trường bị ô nhiễm là những điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển.
Dân số đông và tăng quá nhanh sẽ làm cho nhiều người không có việc làm, quản lý

xã hội thêm khó khăn, nên tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông,... tăng lên. Những
nguyên nhân này góp phần làm tăng bệnh tật và thương tật.
Rõ ràng, quy mô dân số và tỷ lệ gia tăng của nó tác động trực tiếp và gián tiếp làm
tăng số cầu đối với hệ thống y tế.
Dân số và đô thị hoá
Trong vòng 20 năm qua, ở hầu hết các nước đang phát triển, dân số có khuynh hướng
tập trung vào các đô thị, tạo nên sự phân bố không đồng đều giữa các vùng, các khu
vực, gây ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển. Một trong những nhân tố quan trọng
của sự tăng trưởng đô thị là sự di dân từ nông thôn ra thành thị. Trong quá trình đô thị
hóa, các biến động kinh tế như cơ hội tìm việc làm, sự chênh lệch về điều kiện văn
hoá, xã hội (giáo dục, y tế, thông tin liên lạc, điều kiện làm việc và nghỉ ngơi) đã kích
thích việc di dân từ nông thôn ra thành thị với hy vọng tìm được việc làm và điều kiện
sống tốt hơn.
Dòng di cư từ nông thôn ra thành thị tăng tạo nên sức ép về mọi mặt đối với các đô
thị. Với sự gia tăng dân số nhanh chóng, đô thị là nơi tiêu thụ một khối lượng khổng lồ
về tài nguyên thiên nhiên như nước, năng lượng và các nguyên liệu khác để đáp ứng
cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Việc phát triển sản xuất, phát triển
các trung tâm công nghiệp đã gây ra ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất; hệ
thống giao thông không đáp ứng được nhu cầu đi lại của dân cư,... Việc thiếu nước
sinh hoạt, thiếu điều kiện vệ sinh, điều kiện y tế là một trong những nguy cơ đối với
cuộc sống của họ.
Tình trạng dòng người từ nông thôn đổ xô về các đô thị tìm kiếm việc làm đã tạo nên
các chợ người và làm gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, trộm cắp,
nghiện hút,... Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải quản lý chặt chẽ, khoa học quá trình đô thị
hóa để quá trình đó phát triển theo chiều hướng tích cực. Trong quá trình đô thị hoá,
cần nghiên cứu, thiết kế, hoạch định các chính sách phù hợp để giải quyết các vấn đề
lao động, việc làm; lựa chọn kỹ thuật, phương pháp sản xuất; giáo dục, đào tạo trong
mối quan hệ, tác động qua lại mật thiết giữa dân số và phát triển kinh tế, xã hội, kết
hợp giải quyết các vấn đề dân số và phát triển.
Dân số và môi trường: Hiện nay, tác động của gia tăng dân số với môi trường và ảnh

hưởng của môi trường bị ô nhiễm đối với con người là một trong những chủ đề, nội
dung của toàn cầu hoá, được thảo luận rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới.


Diện tích đất canh tác giảm do nhu cầu diện tích đất để xây dựng nhà ở, trường học,
bệnh viện và các công trình công cộng khác tăng lên. Đây cũng là một nguyên nhân
làm cho tình trạng thiếu lương thực trên thế giới trầm trọng hơn và nạn đói có thể còn
nhiều hơn. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do con người đốt rừng để lấy đất
trồng trọt, khai thác rừng, chặt phá rừng bừa bãi, không thể kiểm soát được. Điều này
tiềm ẩn những nguy cơ: đất bị bào mòn ở miền núi, bị nhiễm mặn, bị lấp cát ở vùng
đồng bằng ven biển. Việc mất rừng nhiệt đới, khí hậu bị thay đổi, tài nguyên sinh vật
bị thu hẹp, đe dọa sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.
Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, là những nguyên
nhân chính tạo điều kiện cho bệnh tật phát triển.

Dân số và vai trò, địa vị của phụ nữ
Phụ nữ chiếm hơn nửa dân số trên thế giới. Vai trò của phụ nữ ngày càng được thừa
nhận và là một yếu tố quan trọng của các kế hoạch phát triển. Cải thiện và nâng cao
địa vị của phụ nữ không chỉ là vấn đề nhân đạo mà còn là một trong những cách đầu
tư hiệu quả cho chương trình kế hoạch hoá gia đình và sự phát triển của đất nước.
Trình độ học vấn ảnh hưởng đến tuổi kết hôn và thực hiện các biện pháp kế hoạch
hóa gia đình.
Muốn nâng cao vai trò, địa vị của người phụ nữ, trước hết cần nâng cao trình độ học
vấn của họ. Trình độ học vấn cao dễ tìm kiếm việc làm, thường đi liền với mức thu
nhập cao, sẽ có điều kiện chăm sóc con cái tốt hơn, đầu tư vào con cái nhiều hơn và
do vậy góp phần cải thiện chất lượng dân số.

mối quan hệ giữa dân số và chất lượng cuộc sống

-


Một trong những thuộc tính cơ bản thể hiện mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự
nhiên trong sinh quyển là chất lượng cuộc sống từng con người, từng cộng đồng cũng
như của cả xã hội. Chất lượng cuộc sống được biểu thị qua công thức:
S=R/P
S: chất lượng cuộc sống
R: tổng số nguồn lợi, tài nguyên thiên nhiên cộng với các nhân tố xã hội kinh tế…
P: số người
Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào tổng thể các nhân tố tự nhiên và xã hội, đặc biệt
nó tỉ lệ nghịch với số dân.

-

Chỉ số của chất lượng cuộc sống:
Chất lượng cuộc sống là một khái niệm phức tạp, việc xác định các chỉ số hay chuẩn
mực sống của con người cũng rất khác nhau ở các quốc gia. Có thể chia các chỉ số
chất lượng cuộc sống thành 2 nhóm cơ bản:


-

+ nhóm chỉ số về tinh thần: giáo dục, sức khỏe và các dịch vụ về y tế, việc làm và
điều kiện làm việc, an toàn xã hội, vui chơi, giải trí,…
+ nhóm chỉ số về vật chất: dinh dưỡng, nước uống, nhà ở,…
Mối quan hệ giữa dân số và chất lượng cuộc sống.
Giữa gia tăng dân số và chất lượng cuộc sống có mối quan hệ rất chặt chẽ:
Dân số phát triển hợp lý thì chất lượng cuộc sống được đảm bảo và nâng cao, nhưng
nếu dân số tăng quá nhanh thì sẽ gây sức ép đến chất lượng cuộc sống, gây ra những
tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
+ khi dân số tăng thì số lượng, chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật của các ngành như:

giáo dục, y tế,.. sẽ không đủ để đáp ứng, phục vụ nhu cầu của con người.
+ dân số tăng thì số người thất nghệp cũng tăng cao. Điều kiện làm việc cũng khắc
nghiệt hơn, yêu cầu về chất lượng lao động ngày càng tăng.
+ khi dân số cao làm tăng nguy cơ về các tệ nạn xã hội như: mại dâm, cờ bạc, cướp
giật, ma túy,..
Dân số cao sức ép cho giáo dục, y tế, việc làm, số người thất nghiệp cao, thu nhập
bình quân đầu người thấp,… làm cho đời sống người dân trở nên khó khăn, luẩn quẩn
làm việc cho có đủ miếng ăn, kinh tế không phát triển, sự dư thừa về của cải vật chất
không có thì làm sao có thể đi du lịch, vui chơi, giải trí, chế độ dinh dưỡng cũng thấp,
sức khỏe yếu,... chất lượng cuộc sống thấp.
Không ai phủ nhận một thực tế chất lượng dân số và chất lượng cuộc sống của người
việt nam trong những năm về đây có những bước tiến đáng kể, trong đó bắt đầu bằng
việc chăm sóc sức khỏe sinh sản được đảng, nhà nước đặc biệt quan tâm, đầu tư,
chăm lo. Điều kiện sống của người dân từng bước cải thiện, bây giờ người dân không
chỉ đủ ăn mà được ăn ngon, mặc đẹp, được hưởng thụ những giá trị tinh thần phong
phú hấp dẫn: vui chơi, giải trí,… phù hợp với nhu cầu của từng lứa tuổi. Công tác kế
hoạch hóa gia đình cũng được đảng, nhà nước xác định là một bộ phận quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng đời
sống con người.



×