Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

ÔN THI MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.53 KB, 18 trang )

NỘI DUNG ÔN THI
1. Các chức năng của môi trường. Các chức năng này đang đối mặt với những vấn
đề gì?
Các chức năng của môi trường.
Đối với con người, môi trường có 5 chức năng như sau:
- Chức năng không gian sinh tồn:
Con người cần không gian để cư trú, sản xuất, đi lại, giải trí…
+ Không gian giao thông vận tải: đường bộ, đường thủy, đường không…
+Không gian sản xuất: mặt bằng nhà xưởng, đồng ruộng, bãi chăn thả gia súc, ao nuôi
thủy sản…
+Không gian giải trí: công viên, sân bóng…
Nhu cầu không gian sinh tồn khác nhau phụ thuộc vào mức sống, tập quán,… Và thay đổi
theo trình độ phát triển sản xuất, trình độ khoa học,,
Ví dụ:
+ với mức sống cao, nhu cầu giải trí cao, cần nhiều không gian giải trí hơn.
+ với năng suất cao hơn nhờ tiến bộ khoa họ - công nghệ, để cho cùng sản lượng cây
trồng, chỉ cần diện tích canh tác ít hơn.
- Chức năng không gian sinh tồn của môi trường đang đứng trước những thách
thức:
+ Diện tích sẵn có cho một số loại chức năng bị thu hẹp dần, ví dụ diện tích xây nhà ở,
diện tích xây dựng hạ tầng giao thông…do dân số gia tăng, do tình trạng hoang mạc hóa,
thiên tai…
+ Chất lượng không gian sống cho con người của môi trường ngày càng suy giảm – đất
đai bị thoái hóa, nước bị nhiễm…
- Chức năng cung cấp tài nguyên:
Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con
người:
+ thức ăn, nước uống, không khí hít thở - thiết yếu cho đời sống hàng ngày
+ dược liệu, nước khoáng nóng… để chữa bệnh
+ nguyên liêu cho sản xuất công nghiệp (gỗ làm giấy, khhoangs sản, dầu mỏ,..)
+ nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp (giống cây trồng, vật nuôi, phân bón,..)


+ các dạng năng lượng cho sinh hoạt, sản xuất (nhiên liệu, thủy điện, sức gió..)
- Chức năng này đang đối mặt với các vấn đề:
+ nhu cần sử dụng tài nguyên ngày càng tăng, chủ yếu do gia tăng dân số. Ví dụ:
trong 50 năm (1960-2010) tiêu thụ nước trên toàn cầu gia tăng 2,2 lần, tiêu thụ dầu mỏ và
khí đót tăng lên tương ứng 3 lần, 2.5 lần và 5 lần
+ trong khi đó, trữ lượng tài nguyên ngày càng cạn kiệt, ví dụ các nhiên liệu hóa
thạch
+ chất lượng tài nguyên ngày càng say giảm (ví dụ, không khí và nước bị ô nhiễm)
- Chức năng tiếp nhận và chuyển hóa các chất thải


Mọi chất thải từ hoạt động sống và sản xuất của con người (rắn lỏng khí) đều đi vào môi
trường xung quanh: đất, nước, không khí
Chức năng này liên quan đến 2 khía cạnh:
+ môi trường tiếp nhận, chứa đựng chất thải
+ chuyển hóa chất thải trong môi trường nhờ các quá trình vật lí, hóa học, sinh học
Khi chức thải còn nhỏ thì khả năng tiếp nhận, chuyển hóa của MT còn lớn, chất thải
nhanh chóng bị phân hủy và MT có khả năng làm sạch tốt. Ngược lại, khi chất thải lớn
vượt với khả năng tiếp nhận và chuyển hóa của môi trường, gây ô nhiễm MT
- Chức năng tiếp nhận, chuyển hóa chất thải đang ngày càng suy giảm do:
+ lượng chất thải ngày càng tăng nhanh do gia tăng dân số và công nghiệp hóa
+ con người đưa vào MT nhiều chất ô nhiễm tạo độc hại
+ các thành phần MT suy giảm khả năng tiếp nhận, chuyển hóa
(ví dụ: hồ bị bồi lấp, vi sinh vật trong đất bị tiêu diệt)
- Chức năng giảm nhẹ các tác động bất lợi từ thiên nhiên:
Các ví dụ cụ thể về chức năng này:
+ rằng đầu nguồn giữ nước, điều hòa dòng chảy giúp hạn chế lũ lụt cho phía hạ lưu
+ rừng phòng hộ ven biển giúp chắn bão cát, sóng biển bảo vệ con người
Chức năng giảm nhẹ tác động bất lợi ngày càng bị ảnh hưởng, bị yếu đi do khai thác rừng
quá mức, chuyển đổi diện tích rừng sang mục đích khác, sông hồ bị đô thị lấn chiếm, bồi

lấp..
- Chức năng bảo vệ, lưu giữ các nguồn thông tin
Các biểu hiện của chức năng này:
+ đất đá lưu giữ thông tin lịch sử địa chất, tiến hóa sinh vật, phát triển văn hóa con người
+ các khu bảo tồn lưu giữ đa dạng nguồn gen, các loài động vật
+ nhiều hiện tượng, sinh vật là chỉ thị báo động sớm cho các biến tự nhiên như bão, động
đất
Hiện nay chức năng này đang bị suy yếu do sự suy thoái của các thàng phần MT có lợi.
Ví dụ: các khu bảo tồn bị thu hẹp và xâm lấn bởi các hoạt động phát triển
2. Các hoạt động của con người gây ra biến đổi khí hậu (BĐKH). Các tác động tiêu
cực của BĐKH đối với tài nguyên nước. Nêu 4 giải pháp thích ứng với BĐKH
trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
Các hoạt động của con người gây ra BĐKH:
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp:
Đặc điểm và vai trò của sản xuất công nghiệp
Sản xuất nông nghiệp bao gồm các hoạt động chủ yếu:
+ trồng trọt (lúa, các cây lương thức khác, rau củ,..)
+ chăn nuôi gia súc, gia cầm
+ nuôi trồng thủy sản (trong các hệ thống tự nhiên hay nhân tạo)
Theo các quan điểm sinh thái học, các hệ thống SXNN có thể coi như là các hệ sinh thái
nhân tạo, trong đó các sinh vật tập trung với mật độ cao và con người bổ sung các yếu tố
vật chất (thức ăn, phân bón,..) để đạt năng suất sinh học cao,


SXNN có vai tò chính là cung cấp lương thức phẩm thiết yếu cho con người. bên cạnh
đó, SXNN cũng cung cấp nguyên liệu cho một số ngành SXCN (ví dụ: lúa mạch để sản
xuất bia,..) và gần đây còn cung cấp nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học ( cồn để
pha chế xăng E5)
Với sự giua tăng dân số, nhu cầu lương thực thực phẩm tăng, quy mô vầ sản lượng
SXNN sự báo ngày càng tăng nhanh

- Các tác động môi trường của sản xuất nông nghiệp:
Mức độ và đặc điểm tác động môi trường của SXNN tùy thuộc vào nhiều yếu tố: loại
hình và quy mô SX, mức độ thâm canh, kỹ thuật canhh tác và nuôi trồng,…
Các tác động môi trường của SXNN bao gồm:
+ tiêu thụ nhiều tài nguyên nước (ví dụ: tưới cho đồng ruộng, đồng cỏ chăn nuôi,…) =>
từ đó cạnh tranh với các mục đích sử dụng khác(vd: sinh hoạt)
+ ô nhiễm nước do dư lượng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, do nước thải chăn
nuôi, nước thỉa nuôi trồng thủy sản,..
+ ô nhiễm không khí khi đốt bỏ phế thải mùa vụ, so phát tán hóa chất khi phun
+ ô nhiễm đất do dư lượng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật, nhiễm mặn đát do
tưới tiêu không phù hợp hay do thải nước mặn từ các ao nuôi tôm…
+ phát thải khí nhà kính do canh tác ngập nước. phân hủy chất thỉa chăn nuôi,..
Gây xói mòn, rửa trôi lớp bề mặt đất khi canh tác trên đất dốc, làm mất độ phì của đất và
gây đuch các nguồn nước hạ lưu
- Hoạt động sản xuất công nghiệp:
SXCN là quá trình tạo ra các sản phẩm từ nguyên vật liệu, nưng lượng, sử dụng công
nghiệp, máy móc và nhân công, ngoài sản phẩm chính thường kèm theo các sản phẩm
phụ và chất thải
SXCN có vai trò quan trọng, là động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
SXCN cung cấp mọi thứ cần thiết cho đời sống con người (thức ăn nước uống, vật liệu
xây dựng nhà cửa,..) cung cấp nguyên liệu và thiết bị cho ngành SX và dịch vụ khác,
trang thiết bị cho giáo dục và khoa học, trang thiết bị an ninh quốc phòng,..
SXCN làm thay đổi sự phân công lao động xã hội và giảm sự chênh lệch về trình độ phát
triển giữa các vùng lãnh thổ
- SXCN đa dạng về quy mô (từ phân xưởng riêng lẻ đến các khu công nghiệp tập trung),
Mức độ (từ sản xuất thủ công đơn giản đến sản xuất tự động theo dây chuyền phức tạp,.)
- Tác động môi trường của hoạt động SXCN:
Thải ra nước thải và chất thải rắn gây ô nhiễm Mtxung quanh (nước, dất, không khí), đặc
điểm các nguồn thải CN thường có lưu lượng lớn, nồng độ chất ô nhiễm cao, chứa các
chất độc hại nên quy mô và mức độ ô nhiễm lớn)

Gây ô nhiễm tiếng ồn cho dân cư xung quanh và cho chình người lao động tại chỗ
Nguồn đóng góp chủ yếu các khí nhà kính gây biến đổi khí hậu
Thải ra các chât phá hủy ozon (CFC, halon,..)
Tiêu thụ nhiều tài nguyên nước và nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ,..)
- Hoạt động giao thông vận tải:


Đặc điểm và vai trò của giao thông vận tải
Các loại hình giao thông vận tải chình bao gồm giao thông vận tải đường sắt, đường bộ,
đường thủy và đường hàng không
Giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo nhu cầu đi lại của
con người và đảm bảo quá trình sản xuất, tiêu thụ trong xã hội diễn ra liên tục thông qua
việc vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa.
Giao thông vận tải giúp thay đổi sự phân bố sản xuất và dân cư, thúc đẩy các hoạt động
giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng miền và giữa các quốc gia trên thế giới
Các phương tiện tiện giao thông vận tải gây ra nhiều tác động xấu đến MT, gây nguy hại
cho sức khỏe của con người và các hệ sinh thái
Ở Việt Nam, cơ swor hạ tầng giao thông chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, hạn
chế này đang gây trở ngại rất lớn cho sự phát triển của đất nước.
- Các tác động MT của hoạt động giao thông vận tải
• Gây ô nhiễm không khí:
+ giao thông vận tải tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu,..) là dạng tài nguyên
không tái tạo được và thải ra các chất gây ô nhiễm không khí như bụi và các khí CO2,
NO2,
+ ô nhiễm không khí từ giao thông vận tải gây ra nhiều loại bệnh tật như viêm sa và
mắt,..
+ khí thải từ giao thông còn góp phần gây ra các vấn đè MT toàn cầu như suy thoái tầng
ozon, mưa axit, nóng lên toàn cầu biến đổi khí hậu,..
+ các tác nhân gây ô nhiễm không khí của giao thông vận tải là rất khó kiểm soát do
chúng tồn tại ở dạng bụi, sương hoặc khí và do phạm vi phát tán rất lớn của các khí thải

• Gây ô nhiễm tiếng ồn:
+ giao thông vận tải và các hoạt động xây dựng liên quan gây ra khá nhiều tiếng ồn do
động cơ, còi xư,..
+ tiếng ồn mạnh thường xuyên gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi,.. cho con người
+ tiếng ồn từ giao thông ở các tuyến đường ngang qua các hệ sinh thái nhạy cảm gây ra
sự xáo trộn lớn lên hoạt động thường ngày của các loài bản địa. Nhiều loài động vật do
ảnh hưởng của tiếng ồn mà sao nhãng con cái và lãng quên cả bạn đời.
• Gây ô nhiễm MT:
+ giao thông vận tải và các hoạt động liên quan gây ra nhiều tác động bất lợi đến thủy
văn và chất lượng nước
+ việc giải phóng mặt bằng, san ủi dất,.. để xây dựng các công trình giao thông gây xói
mòn, thay đổi dòng chảy và thải ra một lượng xăng dầu làm ảnh hưởng đến chất lượng
nước mặt lẫn nước ngầm.
+ các phương tiện giao thông đường thủy (tàu vận tải,..) thải ra dầu mỡ,.. vào các nguồn
nước làm suy thoái chất lượng nước
Làm suy giảm đa dạng sinh học
+ nhiều diện tích rằng bị phá hủy, nhiều khu đất ngập nước ven biển bị lấn chiếm


+ việc duy trì ổn định các hành lanh dọc theo theo các tuyến đường giao thông làm thay
đổi thành phần loài do đưa vào các loài mới thay cho các loài bản địa.
+ việc dựng những tuyến đường ngang qua các hệ sinh thái nhạy cảm làm chia cắt manh
mún và phá hủy nơi cư trú của nhiều loài động vật => giảm khả năng kiếm mồi,.. =>dẫn
đến suy giảm quần thể.
- Gia tăng dân số và tài nguyên, môi trường
• Tác động của gia tăng dân số đến MT:
+ gia tăng dân số là yếu tố tác động sâu xa đến mọi vấn đề kinh tế, xã hội, MT,.
+ kéo theo dân số kéo theo các nhu cầu tiêu thụ, sản xuất tăng,..=> gia tăng cạn kiệt và ô
nhiễm MT.
+ gây sức ép lên các chất năng cơ bản của MT

+ đóng góp vào tác động MT được lượng hóa trong công thức do Ehrlich & Holdren đề
xuất năm 1971.
- Tác động của gia tăng dân số đến tài nguyên:
• Tài nguyên đất
+ Do dân số tăng nhanh hơn khả năng mở rộng diện tích canh tác, 0.45 ha/người => trong
50 năm tới chỉ còn khoảng 0,14 ha/người
+ Việc khai thác đất quá mức => suy giảm chất lượng đất => ô nhiễm, hoang mạc,..
Tài nguyên rằng và đa dạng sinh học
+ dân số gia tăng dẫn đến thu hẹp diện tích rừng do nhu cầu khai thác gỗ phục vụ xây
dựng,.
+ các hoạt động chiếm dụng đất làm nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng,.. => sự tàn
phá thu hẹp MT sống tự nhiên của nhiều loài
• Tài nguyên nước
+ tăng dân số => tăng nhu cầu nước sinh hoạt, hoạt động sản xuất => tài nguyrn nước
đang ngày càng khan hiếm
+ các hoạt động con người làm ảnh hưởng đến TNN: làm giảm diện tích mặt nước do san
lấp, ô nhiễm nguồn nước do xã thải từ sinh hoạt, thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy
sông
• Dân số và khí quyển
+ việc tăng ds chịu gần 2/3 trách nhiệm trogn gia tăng lượng phát thải CO2
+ gần đây, các chỉ tiêu :tổng phát thải CO2” và “phát thải CO2 bình quân đầu người” đã
được đưa vào trong các báo cáo cùng với số liệu thống kê
- Đô thị hóa và môi trường
Việc tập trung một dân số lớn với mật độ cao ở đô thị làm nảy sinh nhiều vấn đề MT:
+ gây quá tải hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị (hệ thống cấp nước, thoát nước,..) làm chất
lượng MT ở các đô thị suy giảm
+ sự tăng ô nhiễm do khí thải, bụi,.. xuất hiệm hiện tượng “đảo nhiệt:
+ sự tăng ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm bởi nước thải sinh hoạt,..
+ bùng nổ chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp,..
+ sử dụng đất đai bất hợp lí



- Các tác động tiêu cực của BĐKH đối với tài nguyên nước
Thay đổi chế độ mưa, có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa hạn hán vào mùa khô
Gia tăng nhu cầu dùng nước và thiếu hụt nước dẫn đến nảy sinh các mâu thuẫn trong sử
dụng nước
Bốn giải pháp thích ứng với BĐKH trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước:
Ngăn chặn trực tiếp tác động có hại cho BĐKH gây ra, ví dụ như trồng cây phòng hộ đầu
nguồn giúp giảm bớt lũ lụt,..
Giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH trong dản xuấ hoặc trong đời sống. ví dụ như
sử dụng các nguồn nước sạch tiết kiệm và hiệu quả nhằm thích ứng với tình trạng khan
hiếm nước do BĐKH
Thay đổi quy hoach cư dân, quy hoạch sản xuất, phương thức và kỹ thuật canh tác,…
trong các lĩnh vật KT, XH
Xây dựng và tăng cường năng lức phòng chống tác động của BĐKH, khắc phục hậu quả
của BĐKH thông qua các nghiên cứu, thực nghiệm khao học, phổ biến kiến thức khoa
học liên quan,..
3. Các biểu hiện của BĐKH toàn cầu và giảm thiểu BĐKH. Sinh viên có thể làm
những gì để đóng góp vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu?
Các biểu hiện của BĐKH toàn cầu và giảm thiểu BĐKH:
- Biểu hiện của BĐKH:
Sự gia tăng nhiệt độ bề mặt trái đất và mật nước biển dâng thường được coi là hai biểu
hiện chính của BĐKH.
- Sự gia tăng nhiệt độ của bề mặt trái đất:
+ trong thời kì 1880 – 2012, nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất đã tăng lên 0,85 độ C, dự
báo đến năm 21—sữ tăng 1.5độ c so với bình quân thời kì 1850-1900
+ trong năm thập kỉ gần đây (1956 – 2005) nhiệt độ tăng 0.64 độ C, gấp đôi thế kỉ 20. Rõ
ràng xu thế biến đổi nhiệt ngày càng nhanh hơn
+đáng lưu ý là mức tăng nhiệt độ của Bắc cực gấp đôi nhiệt độ trung bình toàn cầu
- Sự tăng mực nước biển: do 2 nguyên nhân chính

+ nhiệt độ đại dương tăng làm cho thể tích của khối nước biển gia tăng, đóng góp vào sự
gia tăng của mực nước biển
+ nhiệt độ không khí tăng lên làm các khối băng trên đất liền tan nhanh, nhất là ở
Greenland và Nam cực, làm cho mực nước biển tăng lên
Theo báo cáo lần thứ 5 của IPCC (2013):
+ trong thế kỉ qua mức nước biển toàn cầu tăng trung bình 1,7 mm/năm
+trong giai đoạn năm 1993-2010, mực nước biển tăng trung bình 3,2 mm/năm
+ mực nước biển đẫ gia tăng lên 0,15m kể từ những năm đầu thế kỉ XX
- Sự tan băng 2 cực:
Theo IPCC (2013):
+ trong giai đoạn từ năm 1971 – 2009, khối lượng băng mất đi là 226 Gt/năm, làm gia
tăng mực nước biển tương đương là 0,62mm/năm


+ từ năm 1993 – 2009, khối lượng băng tiếp tục mất đi trung bình 275 Gt/năm, làm tăng
mực nước biển tương đương là 0, 76mm/năm
+ từ năm 2005 – 2009, khối lượng băng tiếp tục mất đi trung bình 301 Gt/năm, làm tăng
mực nước biển tương đương là 0, 83mm/năm
+ mức độ tan băng kỷ lục đã được ghi nhận vào tháng 9/2012: thấp hơn 49% so với mức
trung bình tháng của giai đoạn 1979-2000
+ nhiều khả năng các khối băng ở Bắc cực tiếp tục suy giảm, tuyết phủ trên Bắc Bán cầu
sẽ giảm trong thế kỉ XXI do BĐKH
- Giảm thiểu biến đổi khí hậu
Giảm thiểu BĐKH là những hành động nhằm hạn chế cường độ hoặc giảm tốc độ
thay đổi của KH. Giảm thiểu BĐKH có thể được thực hiện bằng cách:
+ giảm phát thải khí nhà kình từ những hoạt động con người
+ tăng cường các bề mặt hấp thụ khí nhà kính từ những hoạt động của con người
Một số giải pháp giúp giảm thiểu BĐKH
- trong nông nghiệp:
+ sử dụng phân bón hợp lí

+ sử dụng các giống cây trồng thích ứng với BĐKH
+ xử lý tốt chất thải trong cônng nghiệp
- Trong lâm nghiệp:
+ trồng rừng, phục hồi rừng
+ bảo vệ rừng, chống cháy rừng để tăng cường sự lưu trữ carbon
+ tăng cường thực hiện REED và REED+
- Trong công nghiệp:
+ cải tiến công nghệ, sử dụng hiệu quả ngồn năng lượng
+ tăng cường sản xuất các sản phẩm tự vật tái phế liệu
+ tăng cường sử dụng năng lượng thân thiện MT
- Trong sử dụng năng lượng:
+ chuyển từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng tái tạo
+ tiếp tục tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế năng lượng hóa thạch
+ tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng
- Trong sử lí chất thải:
+ giảm thiểu chất thải phát sinh
+ tái sử dụng và tái chế chất thải
+ tận dụng khí metan từ các bãi chôn cất chất thải rắn
Sinh viên có thể làm những gì để đóng góp vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu?
- Tham gia trồng rừng để bảo vệ rừng và biển
- Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện
- Hạn chế sử dụng túi nilon.
- Tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động tình nguyện
của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiết thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững


4. Các tác động của hoạt động giao thông đến môi trường không khí đô thị. Sinh
viên có thể làm gì để góp phần giảm thiểu những tác động này?
Các tác động của hoạt động giao thông đến môi trường không khí đô thị
Ô nhiễm không khí và tiếng ồn:

+ Gia tăng phương tiện giao thông cơ giới tại các đô thị trong những năm qua đã làm gia
tăng ô nhiễm bụi, khí thải và tiếng ồn do các hoạt động giao thông gây ra.
+ Ùn tắc giao thông, phố hóa quốc lộ, tỉnh lộ, hoạt động xây dựng hạ tầng và khu dân cư
góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm.
+ Ô nhiễm tiếng ồn giao thông và các ảnh hưởng tới sức khỏe người dân đô thị lớn hơn
nhiều so với các đô thị khác trên thế giới.
Sinh viên có thể làm gì để góp phần giảm thiểu những tác động này
- Tăng cường đi bộ và xe đạp thay cho các phương tiện cơ giới
- Sử dụng các phương tiện giao thông cộng cộng
- Tăng cường mau sắm online để giảm bớt nhu cầu giao thông
- Lái xe đúng cách và không ngoan để tiết kiệm năng lượng
- Duy tu, bảo dưởng, kiểm tra lốp xe,.. thường xuyên để tiết kiệm năng lượng
5. Các vấn đề môi trường phát sinh từ quá trình đô thị hóa. Liên hệ thực tế ở
Việt Nam về vấn đề này.
Các vấn đề môi trường phát sinh từ quá trình đô thị hóa.
Việc tập trung một dân số lớn với mật độ cao ở đô thị làm nảy sinh nhiều vấn đề MT:
+ gây quá tải hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị (hệ thống cấp nước, thoát nước,..) làm chất
llượng MT ở các đô thị suy giảm
+ sự tăng ô nhiễm do khí thải, bụi,.. xuất hiệm hiện tượng “đảo nhiệt:
+ sự tăng ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm bởi nước thải sinh hoạt,..
+ bùng nổ chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp,..
+ sử dụng đất đai bất hợp lí – diện tích rừng tự nhiên và mặt nước bị thu hẹp để biến
thành đấ ở
Liên hệ thực tế ở Việt Nam về vấn đề này:
Sau năm 1990 cùng với những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế - xã hội, mạng lưới đô
thị quốc gia đã được mở rộng và phát triển. Kéo theo nhiều vấn đề về môi trường
Quá trình đô thị hoá tương đối nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và
tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái:
+ tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và
mặt nước, gây ra úng ngập, cùng với nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất

ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước;
+ nhiều xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm môi trường lớn trước đây nằm ở ngoại thành,
nay đã lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc;
+ mở rộng không gian đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề
an toàn lương thực quốc gia và đến đời sống của nhân dân ngoại thành;
+ sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó
chất thải nguy hại ngày càng gia tăng;


+ bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn nghiêm
trọng;
+ đô thị hóa làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị, gây nên áp lực đáng kể
về nhà ở và vệ sinh môi trường, hình thành các khu nhà "ổ chuột" và khu nghèo đô thị.
"Lá phổi" của đô thị bị tàn phá:
Tại các vùng đô thị hóa nhanh, bộ khung bảo vệ môi trường là những vành đai xanh
không được quy hoạch và bảo vệ. Chỉ tiêu đất để trồng cây xanh trong các đô thị quá
thấp, trung bình mới đạt 0,5m2/người. Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh, con số này cũng không quá 2m2/người, chỉ bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của
các thành phố tiên tiến trên thế giới. Một số di sản văn hóa, lịch sử và một số di tích,
vùng cây xanh bảo vệ môi trường đang bị vi phạm, tàn phá nặng.
6. Các tác động tiêu cực đến môi trường của việc khai thác và sử dụng tài
nguyên rừng quá mức. Những nguyên nhân chủ yếu nào đang làm suy giảm diện tích
rừng ở Việt Nam?
Các tác động tiêu cực đến môi trường của việc khai thác và sử dụng tài nguyên
rừng quá mức:
- Khai thác tài nguyên rừng quá mức làm duy giảm diện tích dẫn đến các hậu quả:
+ gia tăng xói mòn đất bề mặt (đất có rừng chỉ bị xói mòn = 10% đất không có rừng)
+ giảm khả năng giữ nước, làm thay đổi chu trình nước tự nhiên (thảm mục rừng có thể
giữ lượng nước gấp nhiều lần khối lượng của nó)
+ thay đổi khí hậu khu vực ( nhiệt đôh trong rừng thường thấp hơn bên ngoài) và biến đổi

không gian sinh sống các loài sinh vật,..)
Mặc dù con người trồng lại rừng sau khai thác, tuy nhiên chất lượng rừng vẫn suy giảm
do rừng bị mất thường là rừng nguyên sinh, rừng giàu.
Những nguyên nhân chủ yếu nào đang làm suy giảm diện tích rừng ở Việt Nam.
- Đốt nương làm rẫy : sống du canh du cư; trong tổng số diện tích rừng bị mất hàng năm
thì khoảng 40 – 50% là do đốt nương làm rẫy. Ở Đắc Lắc trong thời gian từ 1991 – 1996
mất trung bình 3.000 – 3.500 ha rừng/ năm, trong đó trên 1/2 diện tích rừng bị mất do
làm nương rẫy.
- Chuyển đất có rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh, đặc biệt là phá rừng để trồng
các cây công nghiệp như cà phê ở Tây Nguyên chiếm 40 – 50% diện tích rừng bị mất
trong khu vực.
- Khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi tự nhiên của rừng.
- Do ảnh hưởng của bom đạn và các chất độc hóa học trong chiến tranh, riêng ở
miềnNam đã phá hủy khoảng 2 triệu ha rừng tự nhiên.
- Do khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu làm lãng phí tài nguyên
rừng.
- Do cháy rừng, nhất là các rừng tràm, rừng thông, rừng khộp rụng lá.
7. Các tác động tiêu cực đến môi trường của việc khai thác và sử dụng tài
nguyên nước. Nêu 4 giải pháp giúp giảm thiểu những tác động này.
Các tác động tiêu cực đến môi trường của việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước:


- Khai thác quá mức tài nguyên nước gây thiếu nước gây thiều hụt nguồn nước, đặc biệt
là các nước nghèo tài nguyên nước ngọt (khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á,..)
=> các khái niệm liên quan đến tình trạng thiếu hụt nguồn nước: “khan hiếm nước”,
“khủng hoảng nước, “an ninh nguồn nước”
- Khai thác quá mức tài nguyên nước gây ô nhiễm mặn nguồn nước mặn, nước ngầm
+ nước mặn: giảm dòng chảy từ nguồn về, nước biển sẽ xâm nhập sâu vào sông
+ nước ngầm: tầng chứa nước thấp hơn mực nước biển, nước biển xâm nhập vào
- Sử dụng nhiều nước đồng nghĩa thải ra nhiều nước thải, gây ô nhiễm trường

+ Vd 1: nước thải sinh hoạt: ở các đô thị mức sử dụng nước có thể trên 150
lít/người/ngày (thải ra trên 120 lít nước thải/ngày)
+vd 2: nước thải công nghiệp: một số ngành công nghiệp có hệ số phát sinh nước thải
cao như sản xuất bia (5-10m3/m3 bia,..
- Gây biến đổi các hệ sinh thái khi xây dựng các đập thủy điện, hồ chứa: làm ngập rằng
tỏng lòng hồ chứa, thay đổi dòng chảy hạ lưu, thay đổi chế độ trao đổi nước vùng cửa
sông chặn đường di chuyển của cá,..
4 giải pháp giúp giảm thiểu những tác động này
- Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ
sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi công cộng, đồng thời có
biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.
- Xử lý nước thải: Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi
đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã được xử lý chung hoặc
riêng. Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo qui định môi trường trước khi thải ra
cộng đồng
- Đối với các cơ quan nhà nước: Tiếp tục xây dựng các công trình tích nước, hệ thống
thủy lợi; sớm thực hiện hoàn chỉnh “Quy hoạch phân vùng khai thác sử dụng tài nguyên
nước và xả nước thải” nhằm kiểm soát số lượng và chất lượng nguồn nước trong khu
vực; xây dựng và triển khai quản lý tổng hợp tài nguyên nước; hoàn thiện đội ngũ đồng
thời nâng cao năng lực cán bộ để thực hiện tốt vai trò quản lý tài nguyên nước; thực hiện
công tác quan trắc tài nguyên nước để theo dõi diễn biến về số lượng, chất lượng nguồn
nước khuyến nghị đến các tổ chức, cá nhân; đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để nâng cao
nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước.
- Các tổ chức, cá nhân nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc thực thi pháp
luật về tài nguyên nước, cùng với cơ quan nhà nước thực hiện quản lý, bảo vệ và sử dụng
nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước khan hiếm của tỉnh.
8. Các nguồn gây ô nhiễm đất và các tác động của ô nhiễm đất đến sức khỏe con
người. Nêu 3 giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm đất.
Các nguồn gây ô nhiễm đất:
- Tự nhiên; ngập úng, xâm nhập mặn, núi lữa phun, xác chết sinh vật,..

- Nhân tạo:
+ nước thải sinh hoaht, chất thải rắn sinh hoạt, bãi chôn lấp chất thải,..
+ dư lượng phân bón và hóa chất trong sản xuất nông nghiệp


+ nước thải, chất thải rắn công nghiệp
+ khí thải giao thông
Các tác động của ô nhiễm đất đến sức khỏe con người
- Ô nhiễm đất ảnh hưởng đến sức khỏe con người qua 2 con đường:
+ trực tiếp tiếp xúc với đất (reong quá trình lao động, trẻ em đùa nghịch..)
+ gián tiếp qua sử dụng nông sản canh tác trên đất ô nhiễm hay nguồn nước chảy qua đất
ô nhiễm
- Các tác nhân ô nhiễm đât ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
+ dư lượng hóa chất BVTV: độc hại với con người và động vật, nhất là nhóm cơ-clo
(DDT, 666,..) có thể liên quan đến bệnh về phổi và máu, ung thư, suy yếu hệ thống miễn
dịch,..
+ các kim loại nặng (Cd, Cu,..) rất độc với con người, ảnh hưởng nhiều bộ phận và chức
năng cơ thể khác nhau.
+ các VSV gây bệnh, đặc biệt nguy cơ nhiễm ký sinh trùng giun sáng
3 giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm đất
- Phương pháp xử lí tại chỗ:
+Phương pháp bay hơi: gần nhà máy hóa chất và khu công nghiệp, dùng dong không khí
mạnh làm bay hơi các chất ô nhiễm có trong đất, hấp thụ bằng than hoạt tính.
+Phương pháp xử lí bằng thực vật: hoa hướng dương hấp thụ urani, một số loại dương xỉ
hấp thụ asen, nhiều cây vùng núi hấp thụ mạnh mẽ kẽm, cây mù tạc hấp thụ chì, cỏ ba lá
hấp thụ dầu,….
- Xử lí đất bị ô nhiễm sau khi đã bóc khỏi vị trí
+ Phương phấp xử lí bằng mặt đất: Rải trên một bề mặt đất khác để phân hủy các chất ô
nhiễm bằng quá trình phân hủy sinh học, phân hủy do ánh sáng xảy ra một cách tự nhiên.
+Phương pháp nhiệt.

+Phương pháp trộn với nhựa đường asphalt.
- Đầu tư xây dụng hệ thông thu gom, phân loại, xử lý rác thải
Khống chế hóa chất:
+ Làm sạch hóa đồng ruộng: Dùng vôi và muối phốt phát kiềm để khử chua, chuyển phần
lớn nguyên tố kim loại sang hợp chất khó tan từ đó làm giảm nồng độ của chúng trong
dung dịch.
+ Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, Sử dụng phân bón đúng cách:
Bón phân theo kết quả phân tích môi trường, Sử dụng giống cây trồng thích hợp
Khống chế rác thải:
+ Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm: Trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ cần nghiên cứu
công nghệ khép kín, không sản xuất hoặc ít sản xuất chất độc. Những chất thải loại cần
có cách xử lý thu hồi. Hiện nay, ô nhiễm đất chủ yếu bắt nguồn từ các nhà máy và nước
cống thành phố, bởi vậy lúc tưới nước cho cây trồng cần phải cẩn thận.
9. Các tác động của ô nhiễm không khí và tiếng ồn đến sức khỏe con người. Nêu
4 giải pháp góp phần giảm thiểu những tác động này.
Các tác động của ô nhiễm không khí và tiếng ồn đến sức khỏe con người.


- Con người hít thở không khí thường xuyên, liên tục nên chịu ảnh hưởng trức tiếp bởi ô
nhiễm không khí. Phần lớn tác nhân ONKK gây ra các bệnh về đường hô hấp mạn tính
hay cấp tính, có thể dẫn đến tử vong gây ung thư
- Tác động của CO2
+ trong cơ thể, CO cạnh tranh với O2 kết hợp với Hemoglobin:
HbO2 + CO -> HbCO + O2 (áp lực của CO gấp 200-300 lần O2)
+ tùy theo nồng độ, CO gây triệu chứng từ đau đầu, uể oải, mất khả năng nhận thức, khó
thở cho đến tử vong.
- Tác động của SO2:
+ SO2 gây kích ứng đường hô hấp, khó thở, tiết dịch nhầy, viêm phế quản, tổn thương
phổi, có thể dẫn đến tử vong.
+ vụ ngộ độc sương khói ở London (SO2 tan trông sương) năm 1952 gây tử vong trên

4000 người
- Tác hại của bụi
+ bụi đi vào cơ thể gây viêm nhiễm đường hô hấp, nhất là bụi mịn (PM10, PM12), có thể
đi sâu vào phế nang phổi gây hủy hoại phổi, dẫn đến ung thư phổi
Một số loại bụi đặc biệt nguy hiểm như bụi amiăng (rất sắc nhọn, gây bệnh asbestosis),
muội than (chứa các chất hữu cơ PAHs có khả năng gây ung thư,..), bụi chỉ,..
Tác động của tiếng ồn: không chỉ gây tổn hại các cơ quan thính giác mà còn gây các rối
loạn thần kinh, huyết áp, tim mạch, nội tiết tố.
4 giải pháp góp phần giảm thiểu những tác động này
- Tiếng ồn giao thông có thể được giảm thiểu bằng việc sử dụng các rào chắn tiếng ồn ,
hạn chế lưu lượng xe lưu thông trên đường phố, thay đổi kết cấu bề mặt đường, hạn chế
những xe hạng nặng , sử dụng công nghệ để kiểm soát giao thông: dòng xe trơn để giảm
phanh, thiết kế lốp xe, đặc biệt là tiếng còi nên được sử dụng hạn chế.
- Thúc đẩy việc mua các công cụ và thiết bị chạy êm, khuyến khích các nhà sản xuất
thiết kế lại thiết bị nhiệt để giảm thiểu tiếng ồn đạt hiệu quả nhất.
- Tổ chức chương trình di dời các nhà máy gây ô nhiễm môi trường vào các khu công
nghiệp tập trung
- Tổ chức chương trình kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
10. Nêu vắn tắt các tác động của ô nhiễm môi trường đến hệ sinh thái thủy sinh.
Hãy cho biết nguyên nhân gây ra hiện tượng tảo nở hoa và các tác động của hiện
tượng này đến hệ sinh thái thủy sinh.
Các tác động của ô nhiễm môi trường đến hệ sinh thái thủy sinh
Ô nhiễm nước bởi các chất hữu cơ
- Ô nhiễm hưu cơ làm giảm oxy hòa tan tong nước do các vi sinh vật trong nước tiêu
thụ nhiều oxy để oxy hóa các chất này
- Oxy hòa tan thấp ảnh hưởng đến động vật thủy sinh (cá, tôm,..) có thể gây chết
- Nếu ô nhiễm hữu cơ nặng hơn sẽ xuất hiện các vùng kỵ khí trong nước, tạo thành
các khí độc đe dọa sinh vật



- Đây là nguyên nhân phổ biến gây chết cá tôm hàng loạt trong tự nhiên và trong các
aoi nuôi
Ô nhiễm nước bởi các chất dinh dưỡng
- Nồng độ cao các hợp chất của N và P trong nước gọi là hiện tượng phú dưỡng
(eutrophication), thường xảy ra ở các hồ, các vùng đầm, vịnh nước nông ven sông
- Sự phú dưỡng kích thích các loại thực vật nước đặc biệt là các loài tảo phù du phát
triển mạnh – gọi là hiện tượng nhở hoa tảo => có thể đến suy giảm đa dạng sinh học HST
nước
Ô nhiễm đất bởi kim loại nặng
- Kim loại nặng gây tức thời hoặc được tích tụ trong các sinh vật, gây ảnh hưởng
đến sức khỏe của các sinh vật khác thông qua chuỗi thức ăn cũng như làm mất cân bằng
sinh thái
- Kim loại nặng ảnh hưởng đến thành phần loài động vật do chỉ một số loài chống
chịu được với kim loại nặng, làm suy giảm đa dạng sinh học của hệ
Ô nhiễm nước bởi hóa chất bảo vệ thực vật
- Hóa chất bảo vệ thực vật tiêu diệt không chỉ các loài sâu bệnh mà còn cả các loài
khác, gây mất cân bằng tự nhiên, làm suy giảm đa dạng sinh học
- Tạo tính kháng thuốc của dịch hại và làm đảo lộn các mối quan hệ phong phú giữa
các loài trong hệ sinh thái
- Từ môi trường, HCBVTV đi vào cơ thể sinh vật và bị giữ lại. Hàm lượng
HCBVTV trong cơ thể sinh vật tăng dần qua mỗi mắt xích của chuỗi thức ăn do ảnh
hưởng đến sinh vật ở các bậc cao hơn
Ô nhiễm dầu do sự cố tràn dầu
- Sự cố tràn dầu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến các HST rừng ngập mặn cỏ biển,
vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạng san hô
- Ô nhiễm dầu làm giảm sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các
HST
- Tác động trực tiếp và gián tiếp đến nhiều khía cạnh
Mưa acid: gây tác động xấu đến các thủy cực làm giảm độ PH khiến các sinh vật trong
thủy vực suy yếu và tử vong

Nguyên nhân gây ra hiện tượng tảo nở hoa và các tác động của hiện tượng này
đến hệ sinh thái thủy sinh
- Do sự mất cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là gia tăng hàm lượng phốt pho và ni tơ, tảo
(là những tố chức quan hợp) sẽ hấp thu các chất dinh dưỡng và dinh sôi nhanh chóng
- Tảo tích lũy nhanh chóng vào mùa hè: nguyên nhân là bởi nhiệt độ ấm lên và số giờ có
ánh nắng mặt trời trở nên dài hơn
Tác động:
- Các loài tảo phát triển mạnh sẽ hạn chế ánh nắng mặt trời. Với hồ phú dưỡng, lượng
oxy hòa tan tăng đáng kể khi trời tối do sự hô hấp của tảo, gây thiếu oxy cho các sinh vật
thủy sinh. Hiện tượng cá chết nhiều ở hồ Dianchi và Thái Hồ ở Trung Quốc là một minh
chứng cho hiện tượng này.


- Hiện tượng phú dưỡng có thể gây ra cạnh tranh giữa các loài trong hệ sinh thái, gây ra
sự thay đổi trong thành phần loài của hệ sinh thái.
- Một số tảo nở hoa có chứa các hợp chất độc hại, tác động lên chuỗi thức ăn, dẫn đến tử
vong ở động vật.
- Đối với con người, nhiều vùng sử dụng nước ao hồ để cung cấp cho sinh hoạt hàng
ngày. Nhưng do nước chứa nhiều thực vật trôi nổi làm cản trở việc làm sạch, gây ảnh
hưởng trực tiếp đến nguồn cung cấp nước cho người dân.
- Đồng thời hiện tượng tảo phân hủy gây mùi khó chịu làm các hoạt động bơi thuyền, câu
cá giảm đáng kể, ảnh hưởng tới du lịch và giải trí. Gần đây, lượng khách du lịch đến với
hồ Xuân Hương, trái tim của Đà Lạt giảm nhanh mà nguyên nhân là hồ đang bị rơi vào
tình trạng này.
11. Các tác động của ô nhiễm môi trường đến phát triển kinh tế - xã hội. Theo
anh/chị, sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung năm 2016 đã gây ra những thiệt
hại kinh tế - xã hội nào cho các địa phương liên quan?
Các tác động của ô nhiễm môi trường đến phát triển kinh tế - xã hội
Về kinh tế:
- Gia tăng các chi phí khắc phục, xữ lí ô nhiễm và cải thiện môi trường, các chi phí

này thường lớn hơn rất nhiều so với chi phí phòng chống ô nhiễm
- Gia tăng các chi phí khám chữa bệnh, tổn thức ngày công lao động do nghỉ ốm
- Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất:
+ nông nghiệp nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản: thirjt hại mùa màng, giảm sút sản
lượng và chất lượng sản phẩm do ô nhiễm nước,..
+ công nghiệp: làm suy giảm và ohas hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên (nước,
rừng,..) phục vụ cho sản xuất công nghiệp
+ dịch vụ: ô nhiễm biển, không khí,.. tác động tói hoạt động du lịch như giảm sút số
lượng khách tới tham quan, thay đổi cảnh quan,..
Về xã hội:
- Môi trường sống không đảm bảo, gia tăng dịch bệnh và số người tử vong
- Ảnh hưởng đến sinh kế của người dân: hạn hán khiến cho hoạt động nông nghiệp bị
đình trệ, ô nhiễm nước khiến cho việc đánh bắt cá gặp khó khăn => những khó khắn này
làm người nghèo sữ nghèo hơn, bị tác động nặng nề hoen của ô nhiễm MT
- Gia tăng xung đột MT trong việc chia sẽ nguồn lợi trong khai thác và sử dụng các
nguồn tài nguyên
- Nguy cơ xảy ra tình trạng tị nạn MT/khí hậu (trong nước và quốc tế) do MT ô
nhiễm, mất nơi ở dẫn tới bệnh tật và nghèo đói
- Gây ra các vấn đề về an ninh sinh thái như sự nhiễu loạn của nhiều HST, sự xâm
lấn của các sinh vật lạ và sinh vật biến đổi gen,.
Theo anh/chị, sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung năm 2016 đã gây ra
những thiệt hại kinh tế - xã hội nào cho các địa phương liên quan?
-Về kinh tế, riêng số hải sản chết dạt vào bờ được đánh giá khoảng 100 tấn.Tuy nhiên, lâu
dài, do các rạn san hô, phù du sinh vật cũng chết nên có nguy cơ làm gián đoạn chuỗi


thức ăn biển, khiến suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản khu vực, ảnh hưởng
đến sinh kế lâu dài của dân.
- Có tới trên 17.600 tàu cá và gần 41.000 người đã bị ảnh hưởng trực tiếp. Trên
176.000 người phụ thuộc bị ảnh hưởng theo.

- Do không thể đánh bắt trong phạm vi từ bờ đến 20 hải lý, có tới 90% tàu lắp máy
công suất thấp và gần 4.000 tàu không lắp máy đã phải nằm bờ. Sản lượng khai thác ven
bờ thiệt hại khoảng 1.600 tấn/tháng.
- Với hoạt động nuôi trồng thủy sản, có 9 triệu tôm giống bị chết, hàng ngàn lồng
nuôi cá cũng bị thiệt hại.
12. Trình bày 4 nhóm công cụ quản lý môi trường. Hãy phân biệt thuế bảo vệ
môi trường và phí môi trường. Nêu 4 ví dụ về 2 công cụ kinh tế này.
4 nhóm công cụ quản lý môi trường
- Công cụ pháp luật và chính sách (hay còn gọi là các công cụ pháp lí); bắt buộc do nhà
nước đặt ra nhằm đạt được mục tiêu kinh tế xã hội và phát triển bền vững
- Công cụ kinh tế (hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường): được sử dụng nhằm tác
động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế, từ đó tác
động đến hành vi của các theo hướng có lợi cho MT. Nhóm công cụ kinh tế bao gồm thuế
môi trường, quỹ môi trường,..
- Công cụ kỹ thuật quản lí: thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát của nhà nước về chất
lượng và thành phần MT, về sự hình thành và phân bố của chất ô nhiễm trogn MT. Các
công cụ kỹ thuật quản lí bao gồm đánh giá MT, kiểm toán MT,..
- Công cụ giáo dục truyền thông: nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kĩ năng và
giá trị của MT, tạo điều kiện cho họ tham gia vào một xã hội phát triển bền vững thông
qua các hoạt động giao dục (chính quy và không chính quy)
Phân biệt thuế bảo vệ môi trường và phí môi trường
Thuế bảo vệ môi trường
Phí môi trường
Loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, Khoản thu vào ngân sách nhà nước trực
hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu tiếp từ tổ chức, cá nhân xả thải ra MT
đến môi trường
hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với
MT, được dùng cho mục đích hỗ trơ cho
công tác bảo vệ và đầu tư cho MT
Đối tượng chịu thuế gồm 8 nhóm:

ở Việt Nam có phí bảo vệ MT đối với
xăng, dầu, mỡ nhờn; Than đá; Dung
chất thải rắn, phí bảo vệ đối với nước
dịch HCFC; Túi ni lông; Thuốc diệt cỏ thải, phí bảo vệ MT đối với khai thác
(loại hạn chế sử dụng); Thuốc trừ mối khoáng sản
(hạn chế sử dụng); Thuốc bảo quản
lâm sản (HCSD); Thuốc khử trùng kho
(HCSD)


Ví dụ 1: Siêu thị A hoặc cửa hàng B
mua trực tiếp 100 kg túi ni lông của
doanh nghiệp C (là người sản xuất
hoặc người nhập khẩu), trong đó 50 kg
túi ni lông để đựng hàng hoá do siêu
thị A hoặc cửa hàng B bán ra cho
khách hàng và 50 kg túi ni lông để
đóng gói sản phẩm (sản phẩm do Siêu
thị A hoặc cửa hàng B sản xuất, gia
công ra hoặc mua về đóng gói hoặc
làm dịch vụ đóng gói) thì 50 kg túi ni
lông để đựng hàng hoá trong trường
hợp này không phải là bao bì đóng gói
sẵn hàng hoá.

Ví dụ 2: Doanh nghiệp A nhập khẩu 40
kg túi ni lông về để gia công thêm một số
chi tiết như in nhãn hoặc gia công thêm
để thành sản phẩm khác, sau đó xuất
khẩu thì không phải kê khai, nộp thuế

bảo vệ môi trường đối với 40 kg túi ni
lông nêu trên khi nhập khẩu.

13. Tiêu dùng xanh là gì? Cho các ví dụ về tiêu dùng xanh đối với sử dụng nước
sạch, điện năng, giao thông và mua sắm trong đời sống hàng ngày
Tiêu dùng xanh là gì?
Tiêu dùng xanh là các hành vi mua sắm và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện đối
với Mt kết hợp với tiêu dùng tiết kiệm, hiệu quả nước sạch và năng lượng
Các ví dụ về tiêu dùng xanh đối với sử dụng nước sạch, điện năng, giao thông và
mua sắm trong đời sống hàng ngày
Đối với hoạt động mua sắm:
- lựa chọn các sản phẩm ít gây tác hại cho sức khỏe con người và MT
- lựa chọn các SP tiết kiệm năng lượng (có dán nhãn năng lượng), tiết kiệm nước hoặc SP
thân thiện với MT (có dán nhãn xanh Việt Nam)
- lựa chọn các sản phẩm có thể tái sử dụng, tái chế và sản phẩm có ít bao bì
Đối với hoạt động giao thông:
- tăng cường đi bộ và xe đạp thay cho các phương tiện cơ giới
- sử dụng phương tiện giao thông công cộng
- tăng cường mua sắm online và làm việc tại nhà để giảm bớt nhu cầu giao thông
Đối với sử dụng nước sạch
- sử dụng vòi nước hợp lí khi vệ sinh cá nhân
- tận dụng nước lau nhà, rửa chén để tưới cây
- sử dụng máy giặt hợp lí và đúng cách
Đối với sử dụng điện năng
- tận dụng ánh sáng tự nhiên để giảm bớt bóng đèn
- sử dụng các thiết bị điện công suất lớn như bình nước nóng, bếp điện,.. trong khoảng
thời gian từ 18 giờ đến 22 giờ
- tắt hẳn các thiết bị khỏi nguồn điện khi không sử dụng, không để chế độ chờ



14. Tăng trưởng xanh là gì? Hãy phân tích nhận định “Sự tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam đang tồn tại nhiều yếu tố không bền vững”.
Tăng trưởng xanh là gì?
- Tăng trưởng xanh là quá trình thúc đẩy tăng và phát triển kinh tế trong khi vẫn đảm bảo
duy trì và phát triển nguồn vốn tự nhiên, giảm thiểu tối đa ô nhiễm và suy thoái môi
trường, kiềm chế gia taenf phát thải khí nhà kính và cung cấp thêm việc làm cho toàn xã
hội.
Phân tích nhận định “Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang tồn tại nhiều
yếu tố không bền vững”.
- Tăng trưởng kinh tế cao chủ yếu do đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo và khai khoáng (khai thác dầu thô, than đá), trong khi mức tăng trưởng của khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản ở mức thấp, chỉ khoảng 2,14% so với mức tăng 2,68% cùng
kỳ năm trước (2014-2015)
- Chất lượng nguồn lao động chưa cải thiện nhiều, vẫn thiếu hụt lao động có trình độ
cao.
- Xu hướng nhập siêu lớn
- Đồng thời, nhập khẩu vẫn bị phụ thuộc lớn vào một số thị trường, đặc biệt là Trung
Quốc.
- Việc xuất khẩu sẽ khó khăn hơn, nhất là cầu bên ngoài còn yếu và nhiều nước giảm
giá mạnh đồng tiền so với đồng USD, dẫn đến thâm hụt thương mại
- Mối lo ngại khác là nợ công tiếp tục gia tăng với tốc độ cao, song hành với nghĩa vụ
trả nợ lớn.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng lên, nhưng tác động của FDI trong
việc nâng cao trình độ công nghệ cho nền kinh tế Việt Nam chưa rõ nét.
15. Phát triển bền vững là gì? Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn
nào trong phát triển bền vững?
Phát triển bền vững là gì?
PTBV là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của họ
Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn nào trong phát triển bền

vững?
- Hệ thống văn bản trong lĩnh vực này còn thiếu nhiều quy định cần được xem xét và bổ
sung trong bối cảnh môi trường nước ta ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.
- Thiếu những văn bản về chi trả dịch vụ môi trường (PES), thiếu chính sách cụ thể
khuyến khích công nghệ sản xuất sạch hơn.
- Các chính sách còn thiếu tính hệ thống và thiếu đồng bộ.
- Nhiều Bộ Luật thiếu chi tiết đòi hỏi văn bản hướng dẫn thi hành Luật dài hơn so với
Luật;
+ tính ổn định không cao vì thay đổi quá nhanh, như Nghị định 80/2006/NĐ-CP về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật BVMT, được ban hành
năm 2006, qua 1 năm áp dụng đã phải sửa đổi, bổ sung(ngày 28/02/2008, Chính Phủ đã


ban hành Nghị định số 21/2008/NĐ- CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 80 đối với các
quy định về thời hạn và quy trình nghiệm thu báo cáo ĐTM);
+ tác dụng răn đe của các hệ thống pháp luật thấp, chế tài xử phạt còn quá nhẹ, chỉ là
những giải pháp tạm thời có tính chất cảnh cáo. Mức phạt cao nhất là 70 triệu đồng.
So với chi phí để đầu tư thiết bị xử lý ô nhiễm hàng tỷ đồng, thì với mức phạt này nhiều
cơ sở công nghiệp sẵn sàng nộp phạt để tiếp tục xả thải các chất thải không qua xử lý ra
môi trường; 10% tổng lượng hoá chất bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp không rõ
xuất xứ, chủng loại và có tính độc cao vẫn tràn vào nước ta theo đường tiểu ngạch, sử
dụng bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và các vụ ngộ độc thực phẩm.
Có thể đánh giá rằng, các chính sách thưởng phạt yếu, việc thực thi Luật pháp không đầy
đủ và nghiêm túc làm cho các chính sách BVMT không có hiệu cao như mong đợi.



×