Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.44 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
TÊN ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC
MÔN TOÁN LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VỸ DẠ, THÀNH PHỐ HUẾ.
NGƯỜI THỰC HIỆN:
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo điều 27 Luật giáo dục năm 2005 đã nêu rõ mục tiêu của giáo dục tiểu học: Thứ
nhất “Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội công nghiệp, xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi
vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Thứ hai “Giáo dục
tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng
đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh
tiếp tục học THCS”. Điều đó có nghĩa giáo dục toàn diện đang là mục tiêu của giáo
dục hiện nay, để làm được điều đó cần bắt đầu từ giáo dục tiểu học để hình thành cơ
sở xây dựng nhân cách trong tương lai.
Trong “chiến lược phát triển CNTT và TT đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020” của chính phủ đã nhận định “sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở
quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chống tiếp cạnh các xu
thế mới, tri thức mới, những cơ sở lí luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy
hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển”.
Nhận thấy rõ vai trò quan trọng của CNTT trong sự phát triển của đất nước, chỉ thị
số 55/2008/CT- BGD ĐT ngày 30/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
tăng cường giảng dạy, đào tạo, ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008
– 2012 đã chỉ rõ: “Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo
dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất
nước”.
Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy và học nói chung và việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nói riêng được Bộ giáo dục và Đào tạo



quan tâm từ tổ chức đào tạo kiến thức CNTT cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, dạy tin
học cho học sinh đến các ứng dụng trong các bài giảng trên lớp.
Đối với học sinh tiểu học người ta vẫn nói đến mối quan hệ giữa học và chơi, chơi
và học. Vì vậy, ngoài học tập nhu cầu chơi là vô cùng cần thiết với các em: Học để vui
chơi, vui chơi để tiếp thu kiến thức để học tập, học – chơi được đan xen một cách hài
hòa. Để làm được điều này người giáo viên cần có những tiết học vừa thú vị, sinh
động nhưng không kém phần hiệu quả.
Các môn học ở cấp tiểu học bắt đầu được áp dụng CNTT vào dạy học qua violet,
powerpoint ….. tạo cho bài giảng trở nên sinh động, lôi cuốn nhưng vẫn đảm bảo
được chất lượng giáo dục. Trong đó môn toán lớp 5 được xem là môn học cần sự tư
duy và tưởng tượng cao đối với phần hình học không gian, cũng như các bài toán có
lời giải.
Do đó, tôi chọn đề tài “Thực trạng áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn
toán lớp 5 ở trường tiểu học Vỹ Dạ, thành phố Huế”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo thống kê, các công trình nghiên cứu khoa học về ứng dụng công nghệ trong
dạy học ở tiểu học còn rất hạn chế. Hầu hết các công trình nghiên cứu được thực hiện
lồng ghép trong các cấp học khác nhau với những môn học khác nhau như mỹ thuật,
lịch sử, ngữ văn, vật lí, hóa học …. Dưới đây là một số nghiên cứu ở trong nước về
việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn toán lớp 5 ở tiểu học.
Trong cuốn “ Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học tiểu học” của Nguyễn Mạnh Cường đã giới thiệu khá chi tiết về phương tiện
dạy học hiện đại, cách sử dụng máy tính, máy chiếu trong giờ dạy. Bên cạnh đó tác
giả còn đề cập đến quy trình thiết kế chung cho một GAĐT để người giáo viên có thể
áp dụng nó trong việc thiết kế GAĐT cho từng môn học cụ thể.
Nhằm nâng cao trình độ cho người giáo viên, PGS.TS Đào Thái Lai đã biên soạn
cuốn “ Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở
tiểu học”. Trong cuốn sách này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về cách sử dụng các
phương tiện dạy học hiện đại như: máy tính, máy chiếu…. và đặc biệt tác giả đã đề

cập đến quy trình thiết kế và trình chiếu các slides trong GAĐT để phục vụ cho giờ
dạy của người giáo viên đạt hiệu quả.


Giáo viên Trần Thị Ngọc Linh đã có sáng kiến khoa học: Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học môn toán lớp 5 năm 2016.
Ngoài ra, luận án thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Lê (2016) với đề tài “thực trạng
công tác quản lí ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường tiểu học quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội” để thấy rõ hơn những ưu điểm cũng như hạn chế trong việc áp dụng
công nghệ thông tin vào dạy học ở tiểu học nói chung và trong môn toán ở tiểu học
nói riêng.
Nhìn chung, các công trình trên đây đã trình bày khá đầy đủ về việc áp dụng công
nghệ thông tin vào dạy học ở tiểu học. Nhưng chưa có một đề tài nào đi sâu đề cập
đến thực trạng áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn toán ở tiểu học và từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đề ra một cách hiệu quả.
Do đó, chúng tôi chọn đề tài này: “Thực trạng áp dụng công nghệ thông tin vào dạy
học môn toán lớp 5 ở trường tiểu học Vỹ Dạ, thành phố Huế”.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thực trạng áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn toán lớp 5 ở trường tiểu học
Vỹ Dạ, thành phố Huế từ đó đề xuất một số biện pháp để khắc phục nhằm đem lại
hiệu quả giáo dục tốt nhất.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Thu nhập, xữ lí, phân tích, tổng hợp vấn đề liên quan đến thực trạng áp dụng
công nghệ thông tin vào dạy học môn toán lớp 5.
- Tìm hiểu hoạt động giáo dục thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin vào
dạy học môn toán 5 ở trường tiểu học Vỹ Dạ, thành phố Huế.
- Tìm ra nguyên nhân, phân tích ảnh hưởng của hoạt động giáo dục thông qua
việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thông qua
việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thông qua việc áp dụng
công nghệ thông tin vào dạy học.
- PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 5 trường tiểu học Vỹ Dạ, thành phố Huế.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, mô hình hóa …. Các tài liệu, các văn bản có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách, tài liệu về giáo dục, về công nghệ thông tin
và ứng dụng công nghệ thông tin; những chủ trương, đường lối, nghị quyết, chính
sách của Đảng, pháp luật nhà nước, các văn bản của bộ giáo dục.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp trò chuyện
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học trong quản lí giáo dục
Phân tích, xữ lí các thông tin thu được, các số liệu bằng thống kê toán học.
7. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Nếu đánh giá đúng thực trạng áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn
toán lớp 5 ở trường tiểu học Vỹ Dạ, thành phố Huế thì sẽ góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục cho học sinh lớp 5 nói riêng học sinh tiểu học nói chung giúp đạt được
mục đích giáo dục đề ra.
Hơn nữa, sự thành công của đề tài sẽ giúp bản thân thực hiện tốt nhiệm vụ giảng
dạy sau này.
8. DỰ KIẾN CẤU TRÚC NỘI DUNG
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm có 3
chương.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1.Khái niệm thuật ngữ có liên quan
1.1.1. Công nghệ thông tin là gì?
1.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là gì?
1.2. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học
1.3. Khái quát về môn toán lớp 5 ở tiểu học
1.4. Thực trạng áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn toán lớp 5
ở trường tiểu học Vỹ Dạ, thành phố Huế.
Chương 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
2.1. Công tác bồi dưỡng đội ngũ
2.1.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh
2.1.2. Nâng cao trình độ tin học và kĩ năng ứng dụng CNTT cho giáo
viên và học sinh
2.2. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
3.2. Nội dung thực nghiệm
3.3. Phương pháp thực nghiệm
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm



×