Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Mẫu giáo Kích thích hoạt động sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi trong việc làm quen biểu tượng định hướng không gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.17 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
_____________
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Bùi Ngọc Khương
Năm sinh: 1991
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân giáo dục mầm non.
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Thạnh Lợi – Xã Thạnh Lợi – H.Tháp
Mười – T.Đồng Tháp.
II. NỘI DUNG
1. Nêu thực trạng tình hình của tập thể, các nhân trước khi lập thành tích,
có sáng kiến, giải pháp, đề tài nghiên cứu
1.1. Thuận lợi
Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng Giáo dục và sự quan tâm
của Ban Giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất cũng như điều kiện đứng lớp đối
với bản thân. Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều.
Chính vì vậy việc dạy trẻ ở lớp cũng gặp nhiều thuận lợi. Bản thân được tham gia
học hỏi kinh nghiệm qua bạn bè đồng nghiệp nên cũng đã học được một số kinh
nghiệm trong phương pháp giảng dạy.
1.2. Khó khăn
Ở độ tuổi 5 – 6 tuổi, thường chú trọng vào việc cho trẻ làm quen với con số,
phép đếm đặc biệt là do từ nhận thức mong muốn của phụ huynh mà những kiến
thức khác của làm quen với toán bị xem nhẹ và ít được quan tâm nên trẻ nhận thức
về vấn đề này chưa sâu nhất là về định hướng không gian nên một vài trẻ còn chậm
khi xác định phương hướng. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn làm cho trẻ nhàm chán
trong giờ học. Cụ thể như sau:


- Về cơ sở vật chất: Là một trường ở vùng cao nên điều kiện về trường lớp cơ
sởt vật chất cho trẻ được hoạt động còn thiếu thốn, n ghèo nàn lạc hậu. Da số chỉ là
đồ dùng tự tạo nhưng lại chưa được da dạng phong phú, làm mất đi sự chú ý của trẻ
trong giờ học..
- Về bản thân giáo viên: Là giáo viên mới ra trường, chưa có đầy đủ khả năng,
năng lực, trình độ chuyên môn. Các tiết học đạt chưa cao, giáo viên chủ yếu dựa vào
chương trình để thực hiện nội dung được biên soạn cho độ tưởi, chứ chưa mở rộng
được một số nội dung trong thực tế. Hình thức tổ chức cho trẻ còn gò bó, việc cho
trẻ rèn kỹ năng định hướng trong không gian chưa nhiều, khả năng chú ý của trẻ còn
phân tán nhiều trẻ còn lúng túng trong việc xác định các hướng, tiết dạy có lúc chưa
thu hút được sự chú ý của trẻ.


- Về các cháu trong lớp: Hầu hết là các cháu sinh sống ở nông thôn điều kiện
gặp nhiều khó khăn các cháu được phụ huynh đưa đến trường từ tuổi nhà trẻ còn rất
ít.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng
Đối với trẻ 5 – 6 tuổi dạy trẻ định hướng không gian là rất gần gũi với thực tế
xung quanh trẻ, có rất nhiều các đồ vật, con vật, hiện tượng khác nhau…có những
đồ vật thì gần gũi với thực tế xung quanh trẻ, có những đồ vật thì phạm vi rộng hơn,
tất cả đều được sắp xếp bố trí ở các hướng khác nhau đối với trẻ. Để giúp trẻ nắm
vững các biểu tượng định hướng không gian là một nội dung quan trọng, vừa phù
hợp với thực tiễn hiểu biết của trẻ vừa mang tính lâu dài trong việc hình thành kiến
thức toán học sau này của trẻ qua đó giúp trẻ nắm bắt rõ hơn được những kiến thức
về xác định phương hướng trong không gian đối với bản thân trẻ, đối với bạn khác
và đối vơi các đồ vật, để từ đó trẻ áp dụng vào thực tiễn về trí tuệ và phát triển về
nhân cách con người mới từ tuổi thơ.
Muốn đạt được mục đích trên, ta cần có những biện pháp kích thích hoạt động
sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, cần phải đổi mới hình thức để hình thành tốt các
biểu tượng định hướng trong không gian cho trẻ. Xuất phát từ những lí do trên, tôi

chọn nghiên cứu đề tài “Kích thích hoạt động sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong việc
làm quen biểu tượng định hướng không gian” nhằm nâng cao mức độ định hướng
không gian cho trẻ lứa tuổi này.
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến
Hoạt động làm quen với toán là một trong những hoạt động phát triển nhận
thức đòi hỏi trẻ phải nắm vững những kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho những
kiến thức khó hơn.
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non những kiến thức về toán là rất quan trọng nhất là
về kiến thức ĐHKG, đôi lúc trẻ còn nhầm lẫn việc xác định hướng và phía. Việc xác
định phương hướng đối với bản thân thì có thể trẻ làm được nhưng đối với việc xác
định phương hướng của người khác, của đồ vật, đôi lúc trẻ còn lúng túng và phải suy
nghĩ để xác định cho chính xác. Đặc biệt đối với những thuật ngữ của toán học về
định hướng trong không gian còn mơ hồ. Ngoài ra còn do đặc thù của môn học còn
áp đặt theo khuôn khổ nên dễ dẫn đến sự khô khan cứng nhắc đối với trẻ.
Vì thế, GV cần phải tạo sự thoải mái và hứng thú để giúp trẻ nắm vững về
ĐHKG, nhất là tạo cho trẻ vừa học vừa chơi, học mà như đang chơi, chơi mà hóa ra
học. Chính vì vậy, GV phải cố gắng trong việc truyền thụ kiến thức ĐHKG cho trẻ
đạt kết quả tốt nhất. Dưới đây là một số giải pháp kích thích hoạt động sáng tạo cho
trẻ 5 – 6 tuổi trong việc làm quen biểu tượng ĐHKG.
3.1. Tạo môi trường toán học cho trẻ
a. Tạo môi trường toán học xung quanh trẻ
Một môi trường học tập tốt có hiệu quả là môi trường gây hứng thú cho trẻ,
phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ.
b. Tận dụng môi trường toán học ở mọi lúc, mọi nơi để kích thích trẻ sáng tạo
bất cứ lúc nào
GV không chỉ tạo môi trường toán học cho trẻ ở trong lớp học mà còn tạo cho
trẻ bất kỳ thời điểm nào có thể. Một môi trường thân thiện không chỉ có trong lớp
mà môi trường bên ngoài cũng rất quan trọng. Khi tham gia hoạt động bên ngoài, trẻ



đựơc ngắm, được vui chơi, được trải nghiệm với thực tế để phát huy tính tích cực
sáng tạo của trẻ. GV có thể tận dụng những điều kiện bên ngoài đó, nhẹ nhàng tích
hợp được những nội dung giáo dục phù hợp.
3.2. Sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức trong việc hình thành các biểu
tượng ĐHKG cho trẻ
Trẻ nhỏ không học các khái niệm toán học bằng cách học vẹt hay bằng các quy
tắc mà trẻ được khuyến khích khám phá trong quá trình học, biết tìm kiếm các chuẩn
mực, cách giải quyết các vấn đề. Nếu GV chỉ đơn thuần dạy trẻ xác định vị trí trong
không gian, nhận biết hình khối, đếm, so sánh, thêm bớt, chia theo hình thức thông
thường, một số tiết học về số lượng nội dung lại lặp đi lặp lại như thế sẽ rất nhàm
chán và đơn điệu, cứng nhắc, sự hứng thú của trẻ sẽ giảm đi. Do vậy GV cần có sự
linh hoạt thay đổi các hình thức tiết học để trẻ học không nhàm chán. Ngoài ra còn giúp
trẻ phát triển được khả năng sáng tạo.
a. Gây hứng thú cho trẻ ở phần giới thiệu bài
Trong tiết học toán, việc sử dụng lời dẫn dắt vào bài mới lạ, gây ấn tượng thì
mới thu hút sự chú ý của trẻ, làm cho trẻ hứng thú, tinh thần thoải mái khi học. Khi
đó trẻ có thể suy đoán, giải quyết bằng nhiều cách khác nhau.
Việc đặt ra các tình huống có vấn đề để GV và trẻ cùng giải quyết sẽ gây cho
trẻ được trí tò mò và thích thú.
b. Chọn chủ đề và dạy tích hợp theo chủ đề
Quá trình tổ chức tiết học cần phải lồng ghép chủ điểm một cách xuyên suốt từ
phần vào bài đến phần kết thúc giữa các nội dung trong bài cần có sự chuyển tiếp,
lồng chủ đề một cách nhẹ nhàng, hoặc bằng những câu chuyện hấp dẫn lôi cuốn trẻ,
kích thích sự chú ý của trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên.
3.3. Sử dụng nhiều trò chơi để kích thích sự hứng thú, sáng tạo của trẻ
Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui
chơi. Vì vậy GV phải luôn tìm tòi các tài liệu hướng dẫn các trò chơi hoặc sáng tạo
ra các trò chơi mới sinh động hấp dẫn mà vẫn đảm bảo mục đích của tiết học, cung
cấp được kiến thức cần thiết cho trẻ, kích thích trẻ sáng tạo. Để trẻ hứng thú, tích
cực và thoải mái khi tham gia vào các trò chơi, GV nên chú ý lựa chọn và tổ chức

các trò chơi xen kẽ giữa trò chơi động và trò chơi tĩnh.
3.4. Sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập
Khi sử dụng câu hỏi và bài tập sáng tạo sẽ kích thích tính tò mò của trẻ, kích
thích tính tự giác, tích cực và sự chú ý, hướng trẻ vào nhiệm vụ cần được giải quyết.
Ngoài ra còn giúp trẻ tư duy suy nghĩ, sử dụng kiến thức sẵn có để tìm ra cách giải
quyết vấn đề.
3.5. Sử dụng những tình huống có vấn đề trong hình thành biểu tượng định
hướng không gian
Trẻ mẫu giáo luôn thích thú với những tình huống hấp dẫn. Khi tiếp xúc các
tình huống có vấn đề, trẻ sẽ tò mò và có nhu cầu khám phá. Bao giờ cũng vậy, các
tình huống có vấn đề luôn có tác dụng khơi gợi tính hiếu kỳ, kích thích sự hứng thú,
kích thích tính tò mò và thúc đẩy quá trình tư duy của trẻ.
Để kích thích trẻ học toán, kích thích khả năng khám phá và giải quyết vấn đề
của trẻ, GV cần sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học, kết hợp đồ dùng có


nhiều màu sắc gần gũi với cuộc sống của trẻ, trẻ vừa chơi vừa học toán vừa thấy
được ý nghĩ của toán học trong cuộc sống.
3.6. Sử dụng đồ dùng gợi vấn đề trong việc hình thành biểu tượng định
hướng không gian
Việc sử dụng đồ dùng gợi vấn đề sẽ kích thích tính tò mò của trẻ, tạo cơ hội cho
trẻ tìm tòi, khám phá, sáng tạo, giải quyết tình huống bằng nhiều cách khác nhau.
Điều đó giúp trẻ hứng thú hoạt động, tích cực tư duy, tích cực khám phá, hăng hái
phát biểu ý kiến, hào hứng khám phá kiến thức một cách thoải mái.

Hình 3a

Hình 3b

Hình 3c


VD: Khi ôn củng cố biểu tượng phía trước của đối tượng khác. GV sử dụng đồ
dùng gợi vấn đề như sau: GV phát cho mỗi trẻ một số cà rốt như hình 3a và yêu cầu:
- Các con hãy xếp chúng thành hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm. (Sau khi
tách thành 2 nhóm như hình 3b, có trẻ đặt tên là nhóm có mặt cười và nhóm không
có mặt cười nhưng cũng có trẻ đặt tên là nhóm có phía trước và nhóm không có phía
trước). Như vậy chi tiết mặt cười trên cà rốt gợi cho trẻ phát hiện những cà rốt đó có
phía trước, những cà rốt còn lại không có phía trước.
- Hãy đính hoa phía trước của cà rốt và giải thích.
- Hãy làm cho tất cả cà rốt đều có phía trước.
Vậy việc giải quyết vấn đề ở đây là do trẻ tự khám phá trên những đồ dùng gợi
vấn đề, hoàn toàn không thụ động chờ đợi sự móm sẵn kiến thức của GV.
Hoặc khi tiến hành ôn củng cố phía phải phía trái của đối tượng khác. GV phát
cho mỗi trẻ mô hình 3 con gà chưa hoàn chỉnh như hình 4a và yêu cầu trẻ làm cho 3
con gà hoàn chỉnh.

Hình 4a

Hình 4b

Những chi tiết trên đồ dùng vừa gợi cho trẻ phát hiện vấn đề, vừa gợi cho trẻ
giải quyết vấn đề.
3.7. Ứng dụng công nghệ thông tin, lồng ghép trò chơi vào dạy trẻ “Làm
quen với toán”
Đối với cấp học mầm non việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng
dạy là hết sức cần thiết. Một phần thay đổi không khí lớp học, tạo cho trẻ tâm thế
thoải mái, gây hứng thú cho trẻ trong việc tiếp thu kiến thức. Một phần bước đầu
cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin. Nên trong quá trình dạy cho trẻ làm quen
với toán GV đã cho trẻ học qua máy chiếu để tăng thêm sự hứng thú cho trẻ, kích
thích trẻ phán đoán, suy luận.

4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến


Giáo viên có thể áp dụng trong các kế hoạch bài dạy để phát huy tính tích cực
sáng tạo của trẻ.
4.1. Kế hoạch dạy học “Xác định phía phải – phía trái của bạn khác”
a. Mục tiêu
- Trẻ xác định được phía phải, phía trái của bạn khác.
- Rèn kỹ năng diễn đạt câu mạch lạc, ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ biết cách đi đường đúng luật lệ giao thông, đảm bảo an toàn khi
tham gia giao thông.
b. Chuẩn bị
c. Tổ chức hoạt động
* Trò chuyện, gây hứng thú
* Ôn nhận biết phía phải, phía trái của bản thân
* Dạy trẻ xác định phía trái - phía phải của bạn khác
* Luyện tập: Trò chơi “Người dẫn đường”
4.2. Kế hoạch dạy học “Luyện tập xác định các phía của bạn khác”
a. Mục tiêu
- Củng cố kỹ năng xác định các hướng (trước – sau, trên – dưới, trái – phải) so
với bạn khác.
- Biết diễn đạt bằng lời vị trí các vật khác nhau so với bạn khác.
- Trẻ biết ước mơ về một nghề có ích.
- Chơi thành thạo các trò chơi và thực hiện đúng yêu cầu của cô.
- Có nề nếp trong học tập và vui chơi, ngồi học ngoan, vâng lời cô giáo.
b. Chuẩn bị
c. Tổ chức hoạt động
* Ổn định, gây hứng thú
* Ôn xác định phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau, phía trái – phía phải
của đối tượng khác

* Trò chơi: “Câu cá” và “Đi tìm kho báu”
4.3. Kế hoạch dạy học “Xác định vị trí của các đồ vật so với nhau”
a. Mục tiêu
- Trẻ xác định thành thạo vị trí của các đồ vật so với nhau.
- Trẻ có thái độ nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của cô.
- Trẻ yêu thích hoạt động học tập.
b. Chuẩn bị
c. Tổ chức hoạt động
* Ổn định gây hứng thú
* Ôn nhận biết trước – sau, trái – phải của đối tượng khác
* Dạy xác định vị trí của các đồ vật so với nhau
** Trò chơi: “Giúp bạn định hướng”
** Trò chơi 2: “Chơi đứng đúng vị trí theo yêu cầu của cô”
5. Nêu những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến
Trong mấy tháng qua, tôi đã thử áp dụng các biện pháp trên để dạy trẻ định
hướng trong không gian và đạt một số kết quả sau:
- Đa số trẻ học hứng thú hơn, tích cực hoạt động hơn, trẻ tiếp thu kiến thức nhẹ
nhàng, thoải mái hơn, định hướng trong không gian tương đối chính xác.


- Quá trình dạy trẻ giúp bản thân thành thạo trong việc sử dụng máy vi tính, áp
dụng được nhiều trò chơi trong kidsmart để dạy trẻ đạt kết quả cao.
- Phụ huynh đã có nhận thức tốt hơn trong việc coi trọng việc học của con em
mình.
- Luôn có gắng sáng tạo trong phương pháp giảng dạy để làm phong phú cho
tiết dạy, giúp trẻ hứng thú và thoải mái trong những tiết dạy
- Bản thân được nâng cao hơn về chuyên môn, phương, trình độ tay nghề được
nâng lên, bản thân tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong việc dạy trẻ.
- Giáo viên phải yêu nghề, nhiệt tình, sáng tạo đi sâu nghiên cứu để có nhiều
giờ học với hình thức đa dạng phong phú, tiết học diễn ra thoải mái, chất lượng giáo

dục tốt nhằm nâng cao sự hứng thú của trẻ vào những tiết học làm quen với toán.
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi tắt là
sáng kiến) các đề án, dự án của bản thân tôi trong năm 2013.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến
cấp huyện./.
Thạnh Lợi, ngày 14 tháng 11 năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
Người báo cáo
(ký tên, đóng dấu)
(ký, ghi rõ họ tên)

Bùi Ngọc Khương



×