Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các tiết thực hành sinh học 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC CÁC TIẾT THỰC HÀNH
SINH HỌC 7
---------------------------------------------------------------------------------------------------A. MỞ ĐẦU:
I. Đặt vấn đề:
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết:
Sinh học là một bộ môn khoa học nghiên cứu về các cá thể sống. Kiến thức của
bộ môn sinh học ở trường THCS rất gần gũi với HS và có nhiều ứng dụng trong
thực tế cuộc sống, đặc biệt là kiến thức của các tiết thực hành.
Sinh học 7 lấy động vật là đối tượng để tìm hiểu. Chương trình gồm 8 chương
được tìm hiểu qua 70 tiết, trong đó có 13 tiết thực hành.
Khi dạy và học các tiết thực hành, đặc biệt các tiết với nội dung “mổ và quan sát
cấu tạo trong ” GV và HS gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể là:
* Đối với GV:
- Do một số nguyên nhân khách quan nên kết quả thực hành của nhiều GV đôi khi
chưa được chính xác.
- GV còn phụ thuộc nhiều vào sự chuẩn bị mẫu vật của HS. Vì vậy, GV rất bị
động nếu HS chuẩn bị mẫu vật không đạt yêu cầu hoặc không chuẩn bị mẫu vật.
- Gặp nhiều khó khăn trong việc chốt kiến thức cho HS ghi bài.
- Thời gian của một tiết học thực hành không đủ để GV tổ chức HS thực hành tốt.
* Đối với HS:
- Tuy mẫu vật thực hành hầu hết đều có ở địa phương nhưng việc thu thập mẫu
vật của HS còn gặp nhiều khó khăn.
- Mẫu vật HS chuẩn bị nhiều lúc chưa đạt yêu cầu.
- Các thao tác thực hành của HS phần lớn là không chính xác.
- HS rất khó xác định nội dung kiến thức cần nắm sau khi kết thúc bài thực hành.
- Một số ít HS chưa có ý thức học tập bộ môn.
Ví dụ: Tiết 16: Mổ và quan sát cấu tạo trong của Giun đất.
* Mục tiêu:


- Kiến thức:
Mô tả được đặc điểm cấu tạo trong của Giun đất.
Biết được các thao tác mổ Giun đất.
- Kĩ năng:
Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống.
Rèn kĩ năng quan sát các nội quan bên trong và phân biệt các bộ phận của các cơ
quan.
Rèn kĩ năng thực hành theo nhóm.
Rèn một số kĩ năng sống: tự tin trình bày ý kiến trước tập thể, kĩ năng quản lí
thời gian,…
-Thái độ:
1


HS tích cực và nghiêm túc khi thực hành.
* Giun đất là một đại diện thuộc ngành Giun đốt. Tại thời điểm học tiết 16 ở địa
phương có thể thu thập rất nhiều giun đất có kích thước đảm bảo. Tuy nhiên,
GV và HS gặp rất nhiều khó khăn khi thực hành, đặc biệt là HS. Cụ thể: Vì
Giun đất có kích thước nhỏ nên các thao tác mổ của HS nhiều nhóm làm không
đạt yêu cầu, nếu mổ đạt yêu cầu thì khi xử lí mẫu trước khi quan sát ( rửa Giun
đất) thao tác của HS thường không chính xác.
2. Ý nghĩa và tác dụng của phương pháp mới:
Để khắc phục được những khó khăn trên, qua một thời gian tìm hiểu và thử
nghiệm nhiều phương pháp tôi đã tìm ra giải pháp là ứng dụng CNTT vào các tiết
thực hành Sinh học 7.
Hiện nay, CNTT đã được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như kinh tế,
y học,… Trong lĩnh vực giáo dục CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công
tác quản lí, một số nơi còn ứng dụng trong quá trình giảng dạy và học tập. CNTT
là một công cụ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học các môn và nâng
cao chất lượng bộ môn.

Với những lí do nêu trên tôi chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm là: “ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC TIẾT DẠY HỌC THỰC
HÀNH SINH HỌC 7.”
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Địa điểm: Lớp 71,2,3,5,6,7 trường THCSNguyễn Du.
Lớp 76,7 : Lớp đối chứng (Dạy theo phương pháp truyền thống – không có ứng
dụng CNTT).
Lớp 71,2,3,5 : Lớp thí nghiệm (Dạy theo phương pháp truyền thống – có ứng dụng
CNTT).
- Thời gian: Năm học 2014 - 2015
II. Phương pháp tiến hành:
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
Đề tài này được thực hiện dựa trên cơ sở:
- Nhà trường có phòng thực hành bộ môn đạt yêu cầu.
- Trang thiết bị dạy học bằng công nghệ thông tin (CNTT) đầy đủ.
- Gv đã học qua lớp CNTT và có chứng chỉ tin học A.
2. Biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
- Biện pháp:
Các tiết thực hành với nội dung quan sát cấu tạo ngoài và cấu tạo trong: GV tổ
chức dạy các tiết thực hành Sinh học 7 có ứng dụng CNTT đối với lớp thí nghiệm
và dạy các tiết thực hành Sinh học 7 không có ứng dụng CNTT đối với lớp đối
chứng.
Các tiết thực hành xem băng hình về tập tính: GV tổ chức dạy các tiết thực hành
Sinh học 7 có ứng dụng CNTT ở cả 6 lớp 71,2,3,5,6,7 để thấy được sự thay đổi ở lớp
76,7.
- Thời gian: năm học 2014 – 2015.
B. NỘI DUNG:
I. Mục tiêu:
Ứng dụng CNTT trong các tiết thực hành Sinh học 7 nhằm:
2



- Giúp HS hứng thú hơn khi học các tiết thực hành.
- GV và HS sẽ khắc phục được một số khó khăn nêu trên.
- GV sẽ chủ động hơn trong tiết dạy.
- HS sẽ không còn tâm lí lo sợ khi đến các tiết thực hành.
- Giúp HS dễ dàng xác định kiến thức cần học của tiết thực hành.
→ Nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.
II. Mô tả giải pháp của đề tài:
1. Thuyết minh tính mới:
1.1. Tổng quát:
GV cần xác định nội dung của tiết thực hành để ứng dụng CNTT cho phù hợp.
Trong các tiết thực hành Sinh học 7, GV sẽ cho HS theo dõi thao tác thực hành, kết
quả, nội dung cần ghi nhớ sau khi thực hành xong trên màng hình thông qua trình
chiếu.
1.2. Cụ thể:
 Các tiết thực hành có nội dung là quan sát cấu tạo trong.
a.Tiết 16: Mổ và quan sát cấu tạo trong của giun đất.
* Mục tiêu:
- Kiến thức:
Mô tả được đặc điểm cấu tạo trong của Giun đất.
Biết được các thao tác mổ Giun đất.
- Kĩ năng:
Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống.
Rèn kĩ năng quan sát các nội quan bên trong và phân biệt các bộ phận của các cơ
quan.
Rèn kĩ năng thực hành theo nhóm.
Rèn một số kĩ năng sống: tự tin trình bày ý kiến trước tập thể, kĩ năng quản lí thời
gian,…
- Thái độ:

HS tích cực và nghiêm túc khi thực hành.
HS hứng thú học tập bộ môn.
* Gv chuẩn bị nội dung trình chiếu:
- Yêu cầu của bài thu hoạch theo nhóm:
Câu hỏi 1: Trình bày các bước mổ giun đất?
Câu hỏi 2: Khi mổ Giun đất chúng ta mổ mặt bụng hay mặt lưng?
Câu hỏi 3: Hoàn thành các chú thích hình vẽ cấu tạo trong (H 16.3 SGK trang 58)
- Hình ảnh hình dạng ngoài và cấu tạo trong của giun đất.
Hình dạng ngoài của Giun đất
Cấu tạo trong của Giun đất

3


- Đoạn phim: các thao tác mổ giun đất.

- Nội dung ghi bài của HS được hệ thống hóa bằng sơ đồ tư duy
* Tiến trình tiết dạy:
LỚP: 76,7
Bước 1: GV kiểm tra sự chuẩn bị
của các nhóm.
Bước 2: GV giới thiệu về mục tiêu
cần đạt của tiết thực hành, cách tiến
hànhvà một số điểm cần lưu ý.
Bước 3: GV đưa ra yêu cầu của bài
thu hoạch theo nhóm.
Bước 4: GV thực hiện mẫu các
thao tác mổ Giun đât.

LỚP 71,2,3,5

Bước 1: GV kiểm tra sự chuẩn bị
của các nhóm.
Bước 2: GV giới thiệu về mục tiêu
cần đạt của tiết thực hành, cách tiến
hànhvà một số điểm cần lưu ý.
Bước 3: GV đưa ra yêu cầu của bài
thu hoạch theo nhóm. (Trình chiếu)
Bước 4: GV cho HS quan sát đoạn
phim các thao tác mổ giun đất. Sau
đó, GV thực hiện mẫu các thao tác
mổ Giun đât.
Bước 5: GV yêu cầu HS thực hành Bước 5: GV yêu cầu HS thực hành
theo nhóm, GV quan sát và uốn nắn theo nhóm, GV quan sát và uốn nắn
sửa sai.
sửa sai.
Bước 6: GV gọi HS trình bày kết
Bước 6: GV gọi HS trình bày kết
quả và đặt mẫu mổ của nhóm mình quả và đặt mẫu mổ của nhóm mình
lên bàn.
lên bàn.
Bước 7: GV nhận xét (thái độ học
Bước 7: GV nhận xét (thái độ học
tập của HS, kết quả thực hành của
tập của HS, kết quả thực hành của
các nhóm), đánh giá và ghi điểm
các nhóm), đánh giá và ghi điểm
các nhóm thực hành tốt.
các nhóm thực hành tốt.
Bước 8: GV yêu cầu các nhóm dọn Bước 8: GV trình chiếu hình ảnh
vệ sinh phòng thực hành.

cấu tạo trong của Giun đất. Sau đó,
GV hệ thống hóa kiến thức bằng sơ
4


đồ tư duy cho HS ghi bài dưới dạng
trình chiếu. Trong quá trình trình
chiếu GV sẽ củng cố kiến thức bài
thực hành cho HS.
Bước 9: GV yêu cầu các nhóm dọn
vệ sinh phòng thực hành.
b.Tiết 24: Mổ và quan sát cấu tạo trong của tôm sông.
* Mục tiêu:
- Kiến thức:
Mô tả được đặc điểm cấu tạo trong của Tôm sông.
Nắm được các bước mổ tôm sông.
- Kĩ năng:
Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống.
Rèn kĩ năng quan sát cấu tạo trong và vẽ hình.
Rèn một số kĩ năng sống (kĩ năng hợp tác theo nhóm, kĩ năng đảm nhận trách
nhiệm được phân công, kĩ năng quản lí thời gian).
- Thái độ:
HS có trách nhiệm với công việc được giao.
HS tích cực và nghiêm túc khi thực hành.
* Gv chuẩn bị nội dung trình chiếu:
- Yêu cầu của bài thu hoạch theo nhóm:
Câu hỏi 1: Trình bày các bước mổ quan sát cấu tạo trong của tôm sông?
Câu hỏi 2: Hoàn thành các chú thích ở các hình 23.1B, 23.3B,C.
- Hình ảnh cấu tạo của mang tôm, cấu tạo trong của Tôm sông.


- Đoạn phim: Cách mổ để quan sát mang tôm và cấu tạo trong của tôm.

5


* Tiến trình tiết dạy:
LỚP 76,7 :
Bước 1: GV kiểm tra sự chuẩn bị của
các nhóm.
Bước 2: GV giới thiệu về mục tiêu cần
đạt của tiết thực hành, cách tiến hànhvà
một số điểm cần lưu ý.
Bước 3: GV đưa ra yêu cầu của bài thu
hoạch theo nhóm.
Bước 4: GV thực hiện mẫu các thao tác
mổ để quan sát mang và cấu tạo trong
của Tôm sông.

LỚP 71,2,3,5:
Bước 1: GV kiểm tra sự chuẩn bị của
các nhóm.
Bước 2: GV giới thiệu về mục tiêu
cần đạt của tiết thực hành, cách tiến
hành và một số điểm cần lưu ý.
Bước 3: GV đưa ra yêu cầu của bài
thu hoạch theo nhóm. (Trình chiếu)
Bước 4: GV cho HS quan sát đoạn
phim các thao tác mổ để quan sát
mang và cấu tạo trong của Tôm sông.
Sau đó, GV thực hiện mẫu các thao

tác một lần nữa.
Bước 5: GV yêu cầu HS thực hành theo Bước 5: GV yêu cầu HS thực hành
nhóm, Gv quan sát và uốn nắn sửa sai. theo nhóm, Gv quan sát và uốn nắn
sửa sai.
Bước 6: GV gọi HS trình bày kết quả
Bước 6: GV gọi HS trình bày kết quả
và đặt mẫu mổ của nhóm mình lên bàn và đặt mẫu mổ của nhóm mình lên
để GV kiểm tra.
bàn.
Bước 7: GV nhận xét (thái độ học tập
Bước 7: GV nhận xét (thái độ học tập
của HS, kết quả thực hành của các
của HS, kết quả thực hành của các
6


nhóm), đánh giá và ghi điểm các nhóm
thực hành tốt.
Bước 8: GV yêu cầu các nhóm dọn vệ
sinh phòng thực hành.

nhóm), đánh giá và ghi điểm các
nhóm thực hành tốt.
Bước 8: GV trình chiếu hình ảnh
mang tôm và cấu tạo trong của Tôm
sông. Trong quá trình trình chiếu GV
sẽ củng cố kiến thức bài thực hành
cho HS.
Bước 9: GV yêu cầu các nhóm dọn vệ
sinh phòng thực hành.


 Đối với các tiết thực hành có nội dung quan sát hình dạng ngoài.
Tiết 20: Quan sát một số Thân mềm.
* Mục tiêu:
- Kiến thức:
Nêu được tính đa dạng của ngành Thân mềm qua quan sát các đại diện khác như:
Ốc sên, hến, mực,…
Biết được một số tập tính của thân mềm.
- Kĩ năng:
Kĩ năng quan sát, tìm kiếm, xử lí thông tin.
Kĩ năng thực hành theo nhóm.
- Thái độ:
Hứng thú học tập bộ môn.
Thực hiện nghiêm túc qui định của phòng thực hành.
* Gv chuẩn bị nội dung trình chiếu:
- Yêu cầu bài thu hoạch:
Câu hỏi 1: Hoàn thành nội dung bảng sau.
Stt Tên Thân
mềm
1 Trai sông
2
3


Đặc điểm cấu tạo
ngoài

Môi trường
sống


Câu hỏi 2: Nêu một vài tập tính của Thân mềm?
- Hình ảnh một số đại diện thuộc ngành Thân mềm.
Ốc sên

Lối
sống

Có lợi hay có
hại

Bạch tuộc

7




Mực

- Đoạn phim thể hiện được tập tính của ốc sên và mực.

- Sơ đồ tư duy.
* Tiến trình tiết dạy:
LỚP 76,7 :
Bước 1: GV kiểm tra sự chuẩn bị của
các nhóm.
Bước 2:GV giới thiệu về mục tiêu cần
đạt của tiết thực hành, cách tiến hành
và một số điểm cần lưu ý.
Bước 3: GV đưa ra yêu cầu của bài

thu hoạch theo nhóm.
Bước 4: GV yêu cầu HS thực hành
theo nhóm theo nội dung đã hướng
dẫn.

LỚP 71,2,3,5:
Bước 1: GV kiểm tra sự chuẩn bị của các
nhóm.
Bước 2: GV giới thiệu về mục tiêu cần đạt
của tiết thực hành, cách tiến hànhvà một
số điểm cần lưu ý.
Bước 3: GV đưa ra yêu cầu của bài thu
hoạch theo nhóm. (Trình chiếu)
Bước 4:
- Trường hợp 1: GV yêu cầu HS thực hành
theo nhóm theo nội dung đã hướng dẫn
(Nếu chuẩn bị mẫu vật tốt).
- Trường hợp 2: GV sẽ trình chiếu hình
ảnh và tập tính của một số đại diện Thân
mềm, sau đó yêu cầu HS làm việc độc lập
hoàn thành bài thu hoạch. Trong quá trình
trình chiếu GV sẽ đặt ra một số câu hỏi.
(Nếu HS chuẩn bị mẫu vật không đạt yêu
cầu).
8


Bước 5: Gv yêu cầu HS thực hành
theo nhóm (hoặc cá nhân), Gv quan
sát và uốn nắn sửa sai.

Bước 6: GV gọi HS trình bày kết quả.
Bước 7: GV nhận xét (thái độ học tập
của HS, kết quả thực hành của các
nhóm), đánh giá và ghi điểm các
nhóm thực hành tốt.
Bước 8: GV yêu cầu các nhóm dọn vệ
sinh phòng thực hành.

Bước 5: GV yêu cầu HS thực hành theo
nhóm (hoặc cá nhân), Gv quan sát và uốn
nắn sửa sai.
Bước 6: GV gọi HS trình bày kết quả.
Bước 7: GV nhận xét (thái độ học tập của
HS, kết quả thực hành của các nhóm),
đánh giá và ghi điểm các nhóm (hoặc HS)
thực hành tốt.
Bước 8: GV trình chiếu kết quả bài thu
hoạch Sau đó, GV hệ thống hóa kiến thức
bằng sơ đồ tư duy cho HS ghi bài dưới
dạng trình chiếu. Trong quá trình trình
chiếu GV sẽ củng cố kiến thức bài thực
hành cho HS.
Bước 9: GV yêu cầu các nhóm dọn vệ
sinh phòng thực hành.
 Đối với các tiết thực hành xem băng hình về tập tính.
Tiết 29: Xem băng hình về tập tính của Sâu bọ.
* Mục tiêu:
- Kiến thức:
Biết được khái niệm tập tính, đặc điểm và cơ sở để hình thành tập tính của sâu bọ.
Nhận biết được một số tập tính của sâu bọ.

- Kĩ năng:
Rèn cho HS một số kĩ năng sống (kĩ năng hợp tác theo nhóm, kĩ năng đảm nhận
trách nhiệm được phân công, kĩ năng quản lí thời gian).
Rèn kĩ năng ghi chép nhanh.
- Thái độ:
Hứng thú và tích cực học tập bộ môn.
Nghiên túc và tích cực trong thực hành.
* GV chuẩn bị nội dung trình chiếu:
- Yêu cầu bài thu hoạch.
Trả lời các câu hỏi sau:
1.Qua quan sát hình ảnh và các đoạn phim, em hãy cho biết sâu bọ có những loại
tập tính nào?
2. Những tập tính đó có biểu hiện cụ thể là gì?
- Nội dung bài thực hành: hình ảnh và đoạn phim thể hiện tập tính Sâu bọ.
Tập tính dinh dưỡng
Kiến tha mồi

Ve sầu hút nhựa cây

9


Muỗi hút máu

Bọ ngựa bắt mồi

Tập tính sinh sản
Chuồn chuồn ghép đôi

Chấu chấu ghép đôi


Biến thái không hoàn toàn ở
Châu chấu

Bọ que

Tập tính thích nghi và tồn tại
Châu chấu bay theo đàn

10


- Sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức.
* Tiến trình tiết day:
LỚP 71,2,3,5,6,7 :
Bước 1: GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
Bước 2: GV giới thiệu về mục tiêu cần đạt của tiết thực hành, cách tiến hành và
một số điểm cần lưu ý.
Bước 3: GV đưa ra yêu cầu của bài thu hoạch theo nhóm. (Trình chiếu)
Bước 4: GV trình chiếu nội dung bài thực hành.
Bước 5: GV yêu cầu HS thực hành theo nhóm, Gv quan sát và uốn nắn sửa sai.
Bước 6: GV gọi HS trình bày kết quả.
Bước 7: GV nhận xét (thái độ học tập của HS, kết quả thực hành của các nhóm),
đánh giá và ghi điểm các nhóm (hoặc HS) thực hành tốt.
Bước 8: GV trình chiếu kết quả bài thu hoạch. Sau đó, GV hệ thống hóa kiến thức
bằng sơ đồ tư duy cho HS ghi bài dưới dạng trình chiếu. Trong quá trình trình
chiếu GV sẽ củng cố kiến thức bài thực hành cho HS.
Bước 9: GV yêu cầu các nhóm dọn vệ sinh phòng thực hành.
2. Khả năng áp dụng:
* Qua quá trình nghiên cứu và đã dạy thử nghiệm:

Các tiết thực hành có nội dung quan sát cấu tạo trong và quan sát cấu tạo
ngoài:
- Theo phương pháp dạy học thực hành không có ứng dụng CNTT: tại lớp 76,7.
- Theo phương pháp dạy học thực hành có ứng dụng CNTT tại lớp 71,2,3,5..
Tiết thực hành có nội dung xem băng hình về tập tính Sâu bọ:
Cả 6 lớp 71,2,3,5,6,7 đều dạy theo phương pháp dạy thực hành có ứng dụng CNTT.
* Kết quả như sau:
Tiết 16: Mổ và quan sát cấu tạo trong của giun đất.
Tiêu chí
Lớp 76,7 (SĨ SỐ: 86)
LỚP 71,2,3,5 (SĨ SỐ: 180)
Độ chính xác của
4 nhóm / 12 nhóm
16 nhóm/ 24 nhóm.
các thao tác thực
hành
HS xác định được
28 HS
115 HS
kiến thức cần ghi
nhớ
Hứng thú học tập
40 HS
172 HS
bộ môn.
Tiết 24: Mổ và quan sát cấu tạo trong của tôm sông.
Tiêu chí
Độ chính xác của
các thao tác thực
hành

HS xác định được

Lớp 76,7 ( SĨ SỐ: 86)
2 nhóm / 12 nhóm

LỚP 71,2,3,5 ( SĨ SỐ: 180)
20 nhóm/ 24 nhóm.

40 HS

170 HS
11


kiến thức cần ghi
nhớ
Hứng thú học tập
50 HS
180 HS
bộ môn.
Tiết 29: Xem băng hình về tập tính của Sâu bọ.
Tiêu chí
Độ chính xác của
các thao tác thực
hành
HS xác định được
kiến thức cần ghi
nhớ
Hứng thú học tập
bộ môn.


Lớp 76,7 ( SĨ SỐ: 86)
12 nhóm / 12 nhóm

LỚP 71,2,3,5 ( SĨ SỐ: 180)
24 nhóm/ 24 nhóm.

84 HS

176 HS

86 HS

180 HS

* Qua kết quả trên tôi nhận thấy:
So với lớp 71,2,3,5 thì lớp 76,7 Số HS thực hiện chính xác của các thao tác thực hành,
số lượng HS xác định được kiến thức cần ghi nhớ, số HS hứng thú học tập bộ môn
thấp hơn so với lớp 71,2,3,5.
Khi dạy tiết 29: Xem băng hình về tập tính của Sâu bọ (Có ứng dụng CNTT ở cả 6
lớp) thì lớp 76,7 đã có sự thay đổi theo hướng tích cực.
→ Nội dung nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng trong năm học 2015 – 2016 và
những năm tiếp theo. Phương pháp mới này có thể hỗ trợ hiệu quả cho phương
pháp dạy học thực hành trước đây.
3. Lợi ích kinh tế - xã hội:
- Khi ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy sẽ nâng cao được chất
lượng dạy và học bộ môn.
- Giúp HS yêu thích bộ môn Sinh học 7 hơn, không còn cảm thấy khó khăn khi học
các tiết thực hành.
C. KẾT LUẬN:

Qua quá trình áp dụng thử nghiệm sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy
tôi nhận thấy chất lượng dạy và học các tiết thực hành Sinh học 7 thay đổi theo
hướng tích cực. Bên cạnh đó, Nhà trường đã có tương đối đầy đủ các điều kiện để
áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy. Vì vậy, tôi xin đề xuất áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy các tiết thực hành Sinh học 7.

12


Mục lục:
A. MỞ ĐẦU.........................................................................................................................
I. Đặt vấn đề.........................................................................................................................
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết................................
2. Ý nghĩa và tác dụng của phương pháp mới.....................................................................
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.........................................................................................
II. Phương pháp tiến hành:...................................................................................................
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn:................................................................................................
2. Biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:..............................................................
B. NỘI DUNG.....................................................................................................................
I. Mục tiêu............................................................................................................................
II. Mô tả giải pháp của đề tài...............................................................................................
1. Thuyết minh tính mới......................................................................................................
1.1. Tổng quát......................................................................................................................
1.2. Cụ thể............................................................................................................................
Các tiết thực hành có nội dung là quan sát cấu tạo trong.........................................
Đối với các tiết thực hành có nội dung quan sát hình dạng ngoài....................................
Đối với các tiết thực hành xem băng hình về tập tính....................................................
2. Khả năng áp dụng..........................................................................................................
3. Lợi ích kinh tế - xã hội...................................................................................................
C. KẾT LUẬN...................................................................................................................


13



×