Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu công nghệ tạo ván blook từ thân cây dừa (cocos nucifera l) làm vật liệu xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------

PHẠM THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TẠO VÁN BLOCK
TỪ THÂN CÂY DỪA

(Cocos nucifera L)

LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hà Nội, 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------

PHẠM THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TẠO VÁN BLOCK
TỪ THÂN CÂY DỪA (Cocos Nucifera L)
LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG



Chuyên ngành: Kỹ thuật máy, thiết bị và công nghệ gỗ, giấy
Mã số: 60.52.24

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM VĂN CHƯƠNG

Hà Nội, 2010


1

MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, những năm gần đây ngành công nghiệp chế biến gỗ không
ngừng phát triển kéo theo nhu cầu về sử dụng nguyên liệu gỗ cũng tăng theo,
hơn nữa tốc độ tăng dân số và nhiều nguyên nhân khác cũng có tác động
không nhỏ đến khả năng cung cấp gỗ.
Trong năm 2009, nước ta đã xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến đạt 2,7 tỷ
USD, dự kiến đạt 3 tỷ USD vào năm 2010. Tuy nhiên, có tới 80% nguồn
nguyên liệu gỗ dùng trong sản xuất chế biến phải nhập khẩu. Để mục tiêu
xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến đạt giá trị trên, vấn đề nguyên liệu sẽ là một
thách thức lớn.
Đứng trước tình trạng khan hiếm nguyên liệu ngày càng gia tăng như vậy
đã đặt ra bài toán về sử dụng cũng như tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới. Việc
tìm kiếm nguyên liệu mới ngoài gỗ như thứ liệu nông lâm nghiệp là việc cần
thiết và cấp bách. Trong lâm nghiệp như: họ tre, trúc, cây bụi…, trong nông
nghiệp như bã mía, rơm, rạ, vỏ lạc, vỏ trấu, cây một lá mầm như: cọ, dừa,
cau, thốt nốt… Đây là những loại thứ liệu có giá thành nguyên liệu thấp và dễ

kiếm. Ở Việt Nam, trong điều kiện khắc nghiệt của khô hạn, bão tố, đất cát
nghèo dinh dưỡng… của miền Trung và lũ lụt, mặn xâm nhập, nhiễm phèn…
ở Đồng bằng Sông Cửu Long thì cây dừa vẫn tỏ ra thích nghi tốt. Với vai trò
là cây trồng tiên phong, cây dừa còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái,
tạo tiểu khí hậu ổn định, chống xói mòn, giữ vai trò quan trọng trong du lịch
sinh thái ở Đồng bằng Sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tham gia phát
triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.
Cây dừa được mệnh danh là cây của cuộc sống, cây của “1001” công
dụng do tính chất đa dụng của nó, tất cả các phần của cây dừa từ thân, lá, trái,
vỏ, xơ, gáo, nước… đều có thể sử dụng phục vụ đời sống con người.


2

Theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu dầu thực vật (Bộ Công
nghiệp), hiện nay diện tích trồng dừa ở nước ta khoảng 180.000 ha với năng
suất quả bình quân gần 40 quả/cây/năm và năng suất cơm dừa khô đạt khoảng
1 tấn/ha/năm. Với mật độ trồng bình quân là 150 cây/ha thì cả nước hiện có
khoảng 30 triệu cây dừa.
Hiện nay, ở nước ta đang có khoảng 27.000 đến 30.000 ha dừa đang
trong giai đoạn già, năng suất giảm cần được trồng lại. Điều này cũng đồng
nghĩa với việc sẽ có khoảng gần 5 triệu cây dừa già cần đốn đi và cần phải
được sử dụng như thế nào cho có hiệu quả. Với diện tích và số lượng dừa già
này, chúng ta sẽ có khoảng 1,5 triệu m3 gỗ dừa, đáp ứng được một phần nhu
cầu gỗ nguyên liệu cho chế biến.
Đây là lượng thân dừa rất lớn có thể sử dụng trong công nghiệp chế
biến để đáp ứng một phần nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Tuy nhiên cho đến
nay ở nước ta gỗ dừa được sử dụng vẫn chưa có hiệu quả. Vậy việc tìm kiếm
những giải pháp công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây dừa là vấn
đề cấp thiết.

Việc ứng dụng công nghệ tạo gỗ ghép của thế giới vào sản xuất trong
nước cần phải được nghiên cứu và thực nghiệm sao cho phù hợp với tính chất
của nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu rừng trồng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và luận điểm khoa học trên. Với mong
muốn tìm hiểu về cây dừa và đưa ra các giải pháp công nghệ sử dụng hợp lý
loại cây này, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Nghiên cứu công nghệ tạo ván Block từ thân cây dừa (Cocos nucifera L)
làm vật liệu xây dựng”


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Lược sử những vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan về ván ghép khối dạng Block
1.1.1.1. Khái niệm ván ghép thanh dạng Glue laminated timber (Glulam) [1]
Ván ghép thanh dạng Glulam là sản phẩm được ra bằng cách dán ghép
các thanh gỗ xẻ lại với nhau nhờ chất kết dính, trong một điều kiện công nghệ
nhất định.
Hầu hết sản phẩm Glulam có chiều thớ gỗ song song với chiều dài sản
phẩm. Hiện nay, Glulam được chia thành hai loại chính (theo cấu trúc) là
Horizontally Glulam và Vertically Glulam.

Hình 1.1 Horizontal Glulam

Hình 1.2 Vertical glulam


4


Glulam là loại vật liệu được dùng trong nhiều lĩnh vực, chúng có thể
được dùng trong các công trình xây dựng, sử dụng trong sản xuất mặt hàng
mộc thông dụng, trong các công trình giao thông, trường học, khu thể dục thể
thao…
Glulam với những đặc trưng bởi sự ổn định kích thước khi thay đổi độ
ẩm, hình dạng và kích thước có thể linh động điều chỉnh, có khối lượng thể
tích trung bình, độ bền cơ học cao và liên kết dễ dàng. Chính vì vậy mà
Glulam được sử dụng nhiều trong công trình xây dựng lớn như: cầu đường, vì
kèo nhà, trụ cột, dầm xà…
1.1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ván ghép thanh dạng Glulam
Trên thế giới
Glulam là loại vật liệu được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1893, nó
được đưa vào để xây dựng phòng hoà nhạc ở Basel thuộc Phần Lan. Ở Châu
Âu, lần đầu tiên bằng sáng chế ra Glulam ở Đức năm 1906 bởi Hetzet Binder.
Ở Mỹ, lần đầu tiên vào năm 1934 tại phòng thí nghiệm lâm sản- Viện
Hàn lâm khoa học, Glulam mới được sản xuất thử và khoảng chừng năm
1961, việc ghép ngón giữa các thanh với nhau mới ra đời và được áp dụng
rộng rãi từ năm 1970 cho đến nay.
Một trong những nước sản xuất ván ghép thanh dạng Glulam có sản
lượng lớn là Phần Lan, vào năm 2006 có 11 công ty sản xuất ván ghép thanh
dạng Glulam. Hàng năm sản xuất ra khoảng 206.000 m3, trong đó, 39.000 m3
tiêu thụ trong nước, 27.000 m3 xuất khẩu sang các nước EU, 140.000 m3 được
xuất sang Nhật Bản.
Trong nước
Sau năm 1985 ván ghép thanh được sản xuất đầu tiên tại công ty
Satimex- Thành phố Hồ Chí Minh. Ở Miền Bắc, ván ghép thanh được sản
xuất tại Công ty lâm sản Yên Bái, Công ty cổ phần Woodland, Công ty cổ



5

phần Nam Định… (chủ yếu ở dạng Laminated Board và dạng Direct Joint).
Hiện nay, công nghệ sản xuất ván nhân tạo ở nước ta nói chung và ván ghép
thanh nói riêng đã được quan tâm và phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh phía nam
như: Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh…
Tình hình sản xuất ván ghép thanh mới được chú trọng phát triển vài
năm trở lại đây, về sản phẩm ván ghép thanh dạng Glulam vẫn còn rất mới
mẻ, chủ yếu chỉ mang tính nghiên cứu thử nghiệm ở một vài loại gỗ, đơn
thuần lựa chọn thông số công nghệ.
1.1.1.3. Ván ghép thanh dạng Block
Ván ghép thanh dạng Block - ghép khối ba chiều: chiều dài, chiều rộng,
chiều dày hay còn gọi là gỗ ghép.
Gỗ ghép là một loại hình ván nhân tạo, những thanh gỗ có kích thước
nhỏ hoặc ngắn sau khi đã loại bỏ khuyết tật được ghép lại với nhau. Cần phải
căn cứ vào màu sắc vân thớ của gỗ để phối hợp ghép sao cho hợp lý, sau đó
sử dụng keo dán để ghép thành ván. Có thể sử dụng phương pháp ghép ngón
hoặc phương pháp ghép bằng để ghép chúng thành ván.
Công nghệ tạo gỗ ghép trên thế giới đã rất phát triển, tại các quốc gia
có nền công nghiệp tiên tiến như Đức, Nga, Phần Lan, Mỹ,… thì các sản
phẩm làm từ gỗ ghép đã trở nên thông dụng. Gỗ ghép thường được dùng làm
những chi tiết có kích thước lớn như mặt bàn, cánh cửa, khung cửa, khuôn
cửa, đồ gia dụng, mặt ghế, tay vịn ghế, dụng cụ dạy học, tủ kính, tủ bếp, tay
vịn cầu thang, ghép tường trong phòng thể thao, ván sàn, ván cầu thang…
Đặc biệt sản phẩm gỗ ghép có thể làm dầm cho các công trình xây dựng, đặc
biệt được sử dụng trong xây nhà một tầng, hai tầng, nhà trẻ, phòng học và xây
dựng các khu nhà vừa và nhỏ, các khu thể dục thể thao. Gỗ ghép được đặc
trưng bởi độ ổn định kích thước, có độ bền cao nên vì lý do này mà các công
trình xây dựng lớn như cầu, các toà nhà cao tầng cũng sử dụng loại vật liệu



6

này. Tuỳ vào mục đích sử dụng của sản phẩm mà người ta lựa chọn gỗ để làm
gỗ ghép, tuy nhiên với mục đích nâng cao tỷ lệ lợi dụng của cây gỗ mà
nguyên liệu có thể là gỗ bìa bắp.
Đặc điểm chung của loại ván này là đa dạng về kích thước, không kén
chọn nguyên liệu, công nghệ đơn giản, phạm vi ứng dụng rộng.
Ở nhiều nước coi đây là vật liệu của kiến trúc, tức là chúng được sử
dụng để thay thế cho những loại gỗ tròn có đường kính lớn. Nếu như dùng để
sản xuất đồ gia dụng thì căn cứ vào loại gỗ khác nhau hoặc loại keo sử dụng
khác nhau mà công dụng của chúng sẽ khác nhau.
Về cơ bản gỗ ghép không làm thay đổi kết cấu nguyên có của gỗ, gỗ
ghép vẫn phát huy tác dụng tự nhiên của gỗ, do đó gỗ ghép vẫn thuộc loại vật
liệu tự nhiên. Gỗ ghép có tính đồng đều và tính ổn định về kích thước tốt hơn
so với gỗ tự nhiên cùng loại. Sản xuất gỗ ghép sẽ sử dụng gỗ nhỏ vào những
mục đích cần gỗ lớn, gỗ nguyên có chất lượng kém hơn nhưng lại sử dụng ở
những vị trí đòi hỏi chất lượng cao, gỗ có độ rộng nhỏ nhưng lại dùng ở
những nơi có độ rộng lớn, điều này có tác dụng rất lớn cho việc nâng cao hiệu
quả lợi dụng gỗ.
Một số ưu điểm chủ yếu của gỗ ghép dạng Glulam:
- Nguyên liệu để tạo ván đa dạng về chủng loại và kích thước. Có thể sản xuất
từ gỗ có kích thước nhỏ, độ bền cơ học thấp;
- Dễ dàng nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ;
- Sản phẩm đa dạng và ổn định về kích thước;
- Linh động khi liên kết và lắp ghép;
- Độ bền của sản phẩm tương đối cao;
- Ngoài ra nếu sử dụng biến tính sản phẩm thì glulam còn là loại vật liệu
chống cháy và chịu hoá chất;
- Phạm vi sử dụng rộng.



7

Bảng 1.1. Phân cấp chất lượng sản phẩm Glulam theo tiêu chuẩn
AS/NZS 1328.2:1998
Glulam
grade

Độ bền uốn
(MPa)

Độ bền kéo
đứt ngón
ghép
(MPa)

Độ bền kéo
trượt
(MPa)

Độ bền nén
song song
sợi gỗ
(MPa)

GL 18

50


25

5,0

50

18.500

GL 17

42

21

3,7

35

16.700

GL 13

33

16

3,7

33


13.300

GL 12

25

12,5

3,7

29

11.500

GL 10

22

11

3,7

26

10.000

GL 8

19


10

3,7

24

8.000

Modul đàn
hồi (MPa)

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về lượng keo, loại keo trong sản xuất ván
ghép dạng Glulam
Trong công nghệ sản xuất ván nhân tạo nói chung và sản xuất ván ghép
thanh nói riêng, có rất nhiều loại keo dán khác nhau được sử dụng. Công việc
đầu tiên xác định điều kiện công nghệ dán keo là căn cứ vào chủng loại vật
liệu dùng để dán keo và yêu cầu sử dụng của sản phẩm để chọn loại keo dùng
cho hợp lý, sau đó chuẩn bị bề mặt dán dính, công nghệ bôi tráng keo và công
nghệ dán ép.
Trên thực tế sản xuất hiện nay, chủ yếu sử dụng keo tổng hợp là keo
nhiệt rắn như: keo Urea-Formaldehyde (U-F), keo Phenol-Formaldehyde (PF), keo Melamin- Formaldehyde (M-F), keo Polyvinyl Acetate (PVAc) và các
loại keo biến tính khác như keo Urea-Phenol-Formaldehyde (U-P-F), keo
Urea-Melamin-Formaldehyde (U-M-F).
Hiện nay trên thị trường xuất hiện loại keo EPI (Emulsion Polymer
isocyanate), là một loại keo hai thành phần, có thể đóng rắn nóng hoặc đóng
rắn nguội, cường độ dán dính tốt, không độc hại đối với con người và có tính


8


chống chịu môi trường tương đối cao. Thời gian bảo quản dài, ở 30oC có thể
bảo quản trong 9 tháng, chất đóng rắn dạng lỏng, màu nâu, độ nhớt ở 25oC <
200mPas.
Một số nghiên cứu ảnh hưởng của loại keo trong sản xuất ván ghép:
- Nguyễn Thanh Nghĩa: “Đánh giá khả năng sử dụng keo PVAc-115A và
keo Synteko 1980/1993 trong sản xuất ván sàn công nghiệp dạng lớp”. Trong đề
tài, kết quả sử dụng keo PVAc-115A cho ván có chất lượng không cao.
- Nguyễn Trọng Phương: “Nghiên cứu ảnh hưởng của loại keo tới chất
lượng ván ghép thanh Glulam, sản xuất từ gỗ keo tai tượng”. Trong đề tài, sử
dụng keo Synteko 1971/1999 và keo Synteko 1980/1993 tạo ra sản phẩm
tương đương GL17 theo tiêu chuẩn AS/NZS 1328.2:1998. Với keo Synteko
1980/1993 tạo ra sản phẩm có độ bền cơ học của mối dán cao hơn so với loại
keo Synteko 1971/1999.
- “Nghiên cứu ảnh hưởng của loại keo tới chất lượng ván sàn công
nghiệp (dạng lớp)”. Trong đề tài, sử dụng keo Synteko 1971/1999 và keo
Synteko 1980/1993. Tuỳ vào mục đích, yêu cầu sử dụng của khách hàng để
lựa chọn loại keo cho phù hợp. Nếu như ván sàn yêu cầu các tính chất cơ học
về độ bền dán dính thì nên chọn keo Synteko 1980/1993.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng gỗ dừa
1.1.3.1. Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm sinh thái học
Dừa (Cocos nucifera L), là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae). Nó
cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos và là một loại cây lớn, thân đơn
trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30 m, với các lá đơn
xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4-6 m các thùy với gân cấp 2
có thể dài 60-90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các
lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của
nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những


9


người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và
có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu.
Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt,
đồng thời nó ưa thích những nơi có nhiều nắng và lượng mưa bình thường
(750-2000mm hàng năm), điều này giúp cây dừa trở thành loại cây định cư
trên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao
(70-80%) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó
ít được tìm thấy ở khu vực có độ ẩm thấp, thậm chí cả khi các khu vực này có
nhiệt độ đủ cao.
Dừa ta là cây một lá mầm, được trồng từ quả, thích hợp trên vùng đất
có độ cao dưới 300m so với mặt nước biển, lượng mưa đều trong năm tối
thiểu 1500mm trên đất cát mặn độ phèn từ trung bình trở lên. Phân bố tự
nhiên của cây dừa là vùng đất cát ven biển các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu
Long (Bến Tre, Bình Dương, Cà Mau...), các tỉnh duyên hải Trung bộ (Bình
Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thanh Hoá…). Ngoài ra dừa còn được trồng
ở một số tỉnh Bắc bộ nhưng với trữ lượng rất nhỏ.
Rừng dừa Việt Nam được chia làm hai nhóm dừa chính: dừa lùn
(không cao quá 10m) và dừa cao.
Nhóm giống dừa cao

Nhóm giống dừa lùn

(dùng lấy dầu, chế biến các sản phẩm khác)

(dùng làm nước uống)

- Dừa ta (xanh, vàng)

- Dừa xiêm (xanh, đỏ)


- Dừa dâu (xanh, vàng)

- Dừa Tam quan

- Dừa lửa

- Dừa ẻo (nâu, xanh)

- Dừa gấy

- Dừa dứa

- Dừa bung

- Dừa núm

- Dừa đặc ruột

-…


10

Trong đó, dừa ta chiếm tỷ lệ khoảng 70% trữ lượng, dừa dâu khoảng
15%, còn lại là các giống dừa khác.
Cây dừa thuộc lớp một lá mầm, thân dạng cột, độ thon tương đối nhỏ.
Thân dừa có đường kính trung bình 25-35cm, chiều dài thân cây 25-30m, thân
nhiều đốt, thẳng đứng, không phân cành, khi lá rụng tạo ra sẹo quanh thân cây
rất rõ. Cây dừa 4-6 tuổi bắt đầu cho trái và liên tục trong 30-40 năm nhưng

ngoài 25-30 năm năng suất bắt đầu giảm. Do vậy người trồng dừa thường chặt
bỏ để trồng mới.
1.1.3.2. Giá trị kinh tế, tình hình sản xuất dừa trên thế giới và ở Việt Nam
a) Giá trị kinh tế
Dừa là một trong những cây hữu dụng nhất trên thế giới, cung cấp thực
phẩm cho hàng triệu người, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới. Tất cả các sản phẩm
từ cây dừa đều hữu ích cho con người, ngoài các sản phẩm phụ như thân dừa
được sử dụng như là cây lấy gỗ cho mục đích xây dựng hay làm các sản phẩm
thủ công mỹ nghệ, chất đốt thì trái dừa là sản phẩm chính tạo ra nhiều mặt
hàng có giá trị cao làm tăng giá trị trái dừa, đồng thời cũng mở ra những
ngành nghề ở nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, gia tăng thu nhập và
phát triển kinh tế ở địa phương.
Cơm dừa với thành phần chính là dầu dừa chiếm tỉ lệ trên 40% trọng
lượng tươi hay từ 65-70% trọng lượng cơm dừa khô. Sản phẩm truyền thống
từ cơm dừa là cơm dừa khô (copra), là nguyên liệu cho các nhà máy ép dầu
dừa cung cấp cho các ngành công nghiệp và phụ phẩm là bã dừa sau khi ép
lấy dầu là nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn cho ngành chăn nuôi. Cơm dừa
tươi cũng là nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, đặc biệt kẹo
dừa là một đặc sản của tỉnh Bến Tre xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Những năm gần đây, từ cơm dừa tươi còn được sản xuất cơm dừa nạo sấy, là
mặt hàng xuất khẩu đem lại nhiều ngoại tệ cho địa phương. Từ một nhà máy


11

ban đầu có vốn đầu tư từ Sri-Lanka, hiện nay đã có nhiều nhà máy của doanh
nghiệp trong nước sản xuất sản phẩm cơm dừa nạo sấy xuất khẩu. Gáo dừa
sau khi hầm thành than là nguyên liệu làm than hoạt tính, được sử dụng trong
các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, hóa chất…. Vỏ dừa trước đây
chỉ dùng để làm chất đốt thì nay được dùng để lấy chỉ xơ dừa làm nguyên liệu

để sản xuất các loại thảm, lưới sinh thái, dây thừng…, bụi xơ dừa được xử lý
làm “đất sạch” cho sản xuất cây cảnh và rau an toàn cũng đem lại lợi tức rất
lớn. Một phụ phẩm khác từ trái dừa là nước dừa từ trái dừa khô, trước đây
dùng làm dấm, hay nước màu thì nay dùng làm thạch dừa, một lọai thức uống
khá bổ dưỡng và có giá trị cao.
Tóm lại, cây dừa được sử dụng đa dạng, rất hữu dụng với đời sống con
người, là nguyên liệu cho sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và du
lịch. Nếu trồng đúng kỹ thuật và khai thác hết các tiềm năng và giá trị của nó,
cây dừa sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn.
b) Tình hình sản xuất dừa trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới
Cây dừa được trồng tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, phân
bố ở 20o Bắc và Nam bán cầu với diện tích hơn 12 triệu ha (APCC, 2006),
trong đó trên 80% diện tích trồng dừa thuộc các nước Đông Nam Á và Nam
Á. Quốc gia trồng dừa nhiều nhất là Indonesia với diện tích 3,8 triệu ha, kế
đến là Philippines với 3,2 triệu ha và xếp thứ ba là Ấn Độ với 1,9 triệu
ha. Nhìn chung, từ năm 1990 đến nay diện tích trồng dừa trên thế giới biến
động tương đối từ 9,9 triệu ha ở năm 1990 đến 12 triệu ha ở năm 2006. Diện
tích (ha) dừa đang thu hoạch ở một số nước chủ yếu trên thế giới [24]:


12

Bảng 1.2. Diện tích trồng dừa của một số nước Châu Á (triệu ha).
Quốc Gia
FS
Micronesia
Fiji
India
Indonesia

Kiribati
Malaysia
China
Bangladesh
Papua New
Guinea
Philippines
Samoa
Solomon
Islands
Sri Lanka
Thailand
Vanuatu
Vietnam

Total

1970

1980

1990

2000

2002

2003 2004 2005 2006

0,300


0,280

0,170

0,170

1,033
1,810

1,100
2,680

0,560
1,472
3,394

0,310

0,355

0,323

0,540
1,768
3,696
0,250
0,164

0,247


0,221

0,260

0,260

1,884
0,280

3,126
0,420

3,112
0,470

3,119
0,960

3,182 3,217 3,259 3,243 3,243
0,960 0,960 0,960 0,930 0,930

0,320

0,620

0,590

0,590


0,590 0,590 0,590 0,590 0,590

0,466
0,320

0,451
0,415
0,690

6,128

10,394

0,419
0,393
0,960
0,350
12,473

0,442
0,325
0,960
0,172
13,416

0,442
0,327
0,960
0,165
14,022


0,170
0,650
1,892
3,885
0,250
0,159
0,250
0,310

0,600
1,919
3,911
0,250
0,132
0,270
0,310

0,610
1,899
3,870
0,250
0,131
0,240
0,310

0,600
1,935
3,894
0,250

0,130
0,250
0,310

0,600
1,935
3,818
0,250
0,115
0,270
0,310

0,260

0,422
0,328
0,960
0,136

0,395 0,395 0,395
0,343 0,343 0,226
0,960 0,960 0,960
0,133 0,133 0,153
14,435 13,950 13,963 13,796

Ở Việt Nam
Theo số liệu của ngành Dầu thực vật thì diện tích dừa Việt Nam đạt đến
330.000 ha vào cuối thập niên 80. Sau đó đã giảm sút nhanh còn 133.000 ha
(thống kê của FAO, 2004). Hiện nay diện tích trồng dừa ở nước ta đạt khoảng
200.000 ha, được trồng từ Bắc đến Nam nhưng nhiều nhất là ở vùng Đồng

bằng sông Cửu Long với trên 70%, kế đến là các tỉnh Nam Trung Bộ (từ Đà
Nẳng trở vào) chiếm gần 20%. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, diện tích trồng
dừa nhiều nhất là Bến Tre (47.569 ha), kế đến là Trà Vinh (12.418 ha), Bình
Định (12.000 ha). Diện tích trồng dừa giảm trong giai đoạn thập niên 90 là do
giá bán dừa trái thấp, hiệu quả kinh tế từ cây dừa không bằng các loại cây
trồng khác nên nhà vườn chuyển đổi sang vườn cây ăn trái như xoài, sầu


13

riêng, nhãn. Từ năm 2004 đến nay do hoạt động chế biến dừa trái gia tăng, giá
bán nguyên liệu dừa trái lên rất cao nên diện tích trồng dừa ở các địa phương
liên tục tăng, riêng tỉnh Bến Tre đã tăng thêm gần 11.000 ha, đạt 47.569 ha,
tiếp tục giữ vị trí tỉnh trồng dừa nhiều nhất cả nước. Nhận định cây dừa là cây
truyền thống, biểu tượng của tỉnh, đồng thời với sự phát triển của các ngành
công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cây dừa, tỉnh Bến Tre đã có chủ trương
khôi phục vườn dừa thông qua các biện pháp:
- Thâm canh;
- Đốn tỉa bớt vườn dừa quá dày;
- Trồng xen để tăng thu nhập, trong đó đặc biệt giới thiệu mô hình trồng cây
có múi và cây ca cao xen canh trong vườn dừa;
- Đa dạng hóa các sản phẩm từ cây dừa để tăng nguồn hàng xuất khẩu như:
cơm dừa nạo sấy, thạch dừa...
Những tháng cuối năm 2005, tình trạng tranh mua dừa trái xuất sang
Campuchia, Trung Quốc và Thái Lan đã gây ra tình trạng thiếu nguyên liệu
cho các nhà máy chế biến trái dừa trong tỉnh, một số nhà máy phải tạm nghỉ.
Điều này cho thấy rằng, giờ đây cây dừa đã có vai trò quan trọng trong sự
phát triển kinh tế và xã hội của địa phương cũng như trong khu vực.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng dừa của Bến Tre.


Năm

Diện tích, (ha)

NS trái/ha/năm

Sản lượng, (trái)

1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

32.364
37.758
35.540
35.262
35.018
35.855
36.827
34.104
34.906
47.569


6.436
7.016
6.252
6.032
6.784
7.350
7.508
7.961
8.520
7.425

208.294.704
264.910.120
222.196.080
212.700.384
237.562.112
263.754.750
276.497.116
271.501.944
287.974.500
353.199.825

(Nguồn tin: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2007 và cung cấp của
Phòng Tổng Hợp Cục Thống Kê Bến Tre.)


14

Bến Tre dự kiến vào năm 2015 đưa vào thu hoạch 5.000 ha dừa trồng
từ chương trình năm 2006, đến lúc đó Bến Tre có tới 52.569 ha dừa thu

hoạch; với năng suất 7.425 trái/ thì sản lượng đạt 390.324.825 trái, tăng
10,5% so với năm 2008 và là nguồn nguyên liệu dồi dào.
Bảng 1.4. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của cây dừa.

Năm
2003 2004

Mặt hàng

Đvt

Dừa khô

triệu
59
56
63
78
72
76
81
trái
tấn 39.377 48.730 63.774 47.88 65.50 78145 56730

Chỉ xơ dừa

Than thêu kết tấn
Thủ công mỹ 1000
nghệ
USD

Cơm dừa nạo
tấn
sấy

2001

2002

9.149

15.595

6.556

-

-

13

71

-

-

-

-


2005 2006 2007

4.593 13.75 6976 10986
228

465

499

13402 6098 12959

(Nguồn tin: Sở công thương Bến Tre)

Qua kết quả thống kê trên cho thấy, sản phẩm được sản xuất từ thân
cây dừa dùng cho xuất khẩu tập trung chủ yếu là mặt hàng thủ công mỹ nghệ,
còn các sản phẩm khác hầu như không có. Trong khi đó việc thay đổi giống
dừa theo định hướng của các tỉnh có dừa, người nông dân sẽ phải chặt hạ dừa
cũ để thay thế bằng giống dừa Xiêm sẽ là rất lớn. Đây là nguồn nguyên liệu
thay thế cho gỗ rất lớn cần phải nghiên cứu để đưa vảo sử dụng nhằm tăng
hiệu quả kinh tế của người trồng dừa.
1.1.3.3. Độ bền tự nhiên của gỗ dừa
Gỗ dừa là loại gỗ không có khả năng tự nhiên chống lại sự phá hoại của
côn trùng và nấm hại gỗ (nếu để gỗ ngoài trời với điều kiện tự nhiên). Gỗ có
khối lượng thể tích thấp, sử dụng tiếp xúc đất, có thể bị phá hoại bởi sinh vật
phá gỗ trong vòng 3-18 tháng, trong khi đó gỗ có khối lượng thể tích cao có
thể bị phá huỷ 2-3 năm. Ngoài ra nấm mục có thể phá huỷ rất nhanh các loại


15


gỗ có khối lượng thể tích cao. Mối cũng có thể tấn công, xâm nhập và phá
hoại rất nhanh các vật liệu gỗ sử dụng ngoài trời, tiếp xúc với đất. Đối với gỗ
cây dừa sử dụng dạng cột trong môi trường nước biển, giữ nguyên vỏ có thể
sử dụng trên 3 năm.
Gỗ xẻ tươi và hai mặt cắt ở đầu khúc gỗ tròn sau khi chặt hạ rất dễ bị
tấn công bởi nấm mốc và biến màu. Do vậy cần sấy gỗ ngay sau khi chặt hạ,
sau khi xẻ cần phải được nhúng vào thuốc bảo quản chống mốc. Ngoài ra gỗ
tươi cũng rất dễ bị tấn công phá hoại của các loại côn trùng hại gỗ tươi thuộc
bộ cánh cứng như xén tóc, mọt. Tuy nhiên sự phá hoại này không quá nghiêm
trọng, nó sẽ ngừng lại khi gỗ được phơi sấy khô.
Đối với gỗ khô, cũng rất dễ bị các loại côn trùng hại gỗ tấn công đặc
biệt là mối. Tuy nhiên, chúng chỉ phá hoại phần gỗ có khối lượng thể tích
thấp có chứa các chất thích hợp làm thức ăn cho mối. Với gỗ trưởng thành, có
khối lượng thể tích cao, có khả năng phòng chống mối đất. Thực tế cho thấy
con người đã sử dụng phần gỗ này để làm vật liệu xây dựng rất tốt trong
nhiều thập kỷ.
Điểm đáng chú ý đối với gỗ dừa trong quá trình sản xuất là có hàm
lượng muối cao, làm ảnh hưởng lớn đến quá trình cắt gọt cụ thể làm hao mòn
công cụ cắt.
1.1.3.4. Hiện trạng chế biến gỗ dừa và triển vọng
Trên thế giới
Vào cuối thế kỷ trước, cây dừa đã được trồng quy mô công nghiệp, đặc
biệt ở khu vực Thái Bình Dương và Philippines, Ceylon, Đông Phi và khu
vực Caribê để lấy cơm dừa. Hiện nay, có trên 10 triệu ha dừa được trồng trên
khắp thế giới. Khi cây từ 50-60 tuổi trở lên, sản lượng cơm dừa giảm đáng kể.
Vào thập niên 60 của thế kỷ trước khi cây dừa trồng đạt đến độ tuổi này, các
chương trình trồng mới dừa đã được phát động, khiến dấy lên câu hỏi về vấn


16


đề sử dụng thân dừa loại ra cũng như hiệu quả kinh tế từ các sản phẩm phụ từ
dừa tận thu sau khai thác.
Việc chặt bỏ cây dừa là cần thiết để tạo diện tích trồng mới lại dừa. Tuy
nhiên, nếu chặt dừa mà không xử lý thì sẽ rất dễ bị một loại bọ cánh cứng hại
dừa có tên khoa học là Oryctes rhinoceros tấn công (hay còn gọi là bọ dừa),
tấn công cả cây dừa non. Chính vì thế, nhiều nước trồng dừa bắt đầu nghiên
cứu các biện pháp sử dụng thân dừa. Các hoạt động nghiên cứu đã được một
số nước hỗ trợ như NewZealand, Philippines, FAO. Tại Zamboanga,
Philippines, một trạm nghiên cứu đã được thành lập để nghiên cứu sử dụng
thân cây dừa như một nguồn nguyên liệu gỗ.
Ngoài ra Nhật Bản đã nghiên cứu thành công dùng công nghệ EDS để
sấy cả thân cây dừa và rút ngắn thời gian sấy xuống còn 1/4 thời gian sấy bình
thường và dung tích lò sấy có thể tăng gấp 3 lần so với lò sấy hiện nay. Sản
phẩm sau sấy này được dùng như gỗ bình thường để dùng làm đồ mộc thông
dụng.
Theo nghiên cứu mới đây của tác giả Erwinsyah thuộc viện nghiên cứu
dầu cọ của Indonesia họ đã nghiên cứu buồng cây dầu làm ván cách âm và
cách nhiệt sinh thái sau khi đã loại bỏ tuỷ. Tuy vậy các biện pháp này chỉ
được áp dụng ở một số nước mà chưa được phổ biến rộng rãi trên thế giới.
Việc nghiên cứu lợi dụng thân cây dừa trong sản xuất ván nhân tạo đã
được một số nhà nghiên cứu của các nước như Ấn Độ, Trung Quốc,
Phillipines,…tiến hành nghiên cứu, như: Liu qinghong (năm 2004), Rui ping
(năm 2002), Lin qiaojia (năm 2004), các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào
xác định đặc tính của gỗ thân cây dừa và khả năng lợi dụng nó trong sản xuất
ván dăm thông thường.
Tác giả Fengqi (2006) đã tiến hành nghiên cứu sản xuất bột giấy từ
nguyên liệu thân cây dừa.



17

Các tác giả Ruan linguang, Li zhiqun, Chen zhifeng, Zhao hongjia
(2008) của Trường Đại học Hải Nam Trung Quốc tiến hành nghiên cứu sản
xuất vật liệu gỗ dừa - PVC composite.
Theo tài liệu của hiệp hội dừa Châu Á, diện tích rừng dừa tập trung ở
một số nước như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Maylaysia, Philippines. Với
diện tích dừa như trên (bảng 1.2), thì trữ lượng dừa ở Châu Á là tương đối
lớn, lượng cây dừa lão cần chặt đi để trồng mới cũng rất lớn. Song hiện nay
người ta chỉ sử dụng gỗ dừa trong hàng mộc như: các chi tiết chịu tải (xà,
dầm), ván lát sàn, tay vịn lan can, cửa sổ và cửa ra vào, tường - vách ngăn, đồ
mộc gia dụng, đồ mỹ nghệ là phổ biến.
Ở Việt Nam
Cây dừa tập trung ở khu vực Duyên hải miền Trung và Tây Nam Bộ.
Hầu hết các tỉnh ở hai vùng dừa nói trên đều có diện tích trồng trên 10.000 ha.
Các rừng dừa đều trồng ven sông, các kênh rạch và ven biển. Ở Miền Bắc
diện tích trồng dừa gần như không có, chủ yếu là trồng lác đác trong nhà dân
làm cây bóng mát và lấy quả.
Bảng 1.5. Diện tích trồng dừa ở Việt Nam.
Năm
Diện
tích

1990

1995

1996

1997


1998

2004

2009

120.894

172.879

154.417

143.239

142.504

153.000

180.000

Căn cứ vào thống kê của tổ chức FAO (2004) tổng diện tích dừa là
153.000 ha và theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu dầu thực vật (Bộ
Công nghiệp) (2009) tổng diện tích dừa là 180.000 ha thì trữ lượng cây dừa
thuộc diện khai thác là tương đối lớn. Lượng dừa này có thể thay thế một
lượng gỗ lớn cho chế biến lâm sản.


18


*Về nghiên cứu
Ở Việt Nam những nghiên cứu về cây dừa nói chung và sử dụng dừa
nói riêng còn rất ít. Hiện nay, đã có một số đề tài nghiên cứu về cây dừa:
- Năm 2000 - 2004 Tiến sĩ Hoàng Xuân Niên trong luận văn tiến sĩ của mình
đã chọn quả dừa để nghiên cứu một số yếu tố công nghệ sản xuất ván dăm từ
nguyên liệu xơ dừa.
- Nghiên cứu cọng cây dừa nước của PGS. TS Nguyễn Trọng Nhân.
- Lê Văn Tung (2006): “Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tính chất chủ yếu của
phần biên thân cây dừa và định hướng sử dụng trong công nghệ bóc”.
- Hà Thế Tùng (2006): “Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và xác định một số tính
chất cơ học, vật lý, hoá học chủ yếu của gỗ dừa từ 20-30 tuổi tại Quốc Oai,
Hà Nội và đề xuất hướng sử dụng”.
- Hoàng Đức Thận (2007): “Nghiên cứu tạo ván ghép thanh dạng Glulam từ
gỗ dừa”. Nghiên cứu này chỉ mang tính thăm dò, chưa đưa ra các thông số
công nghệ phù hợp nhất, mang lại chất lượng tốt nhất.
* Về sử dụng: Như phân tích ở trên những nghiên cứu cơ bản về cây dừa là
còn hạn chế vì vậy vấn đề sử dụng gỗ dừa cũng không phát triển.
Ở Đồng bằng Sông Hồng, khu vực Đông Bắc và Tây Bắc dừa chủ yếu
vẫn là cây được dùng làm bóng mát và ăn quả. Những sử dụng về gỗ của cây
dừa gần như không có.
Ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đều có xưởng chế biến gỗ dừa,
xong quy mô nhỏ, gồm 1-2 cưa CD 4 và 1-3 cưa đĩa. Gỗ dừa ở đây chủ yếu
được chế biến thành ván bóc và phần lõi được xẻ làm ván ghép thanh lõi.
Nhìn chung công nghệ chế biến gỗ dừa mang tính tập quán cũ, hiệu quả thấp
và gần như chưa có tác động khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng
gỗ thân cây dừa nói riêng và cây dừa nói chung.
Tóm lại, những nghiên cứu về cây dừa nói chung còn rất hạn chế.
Những nghiên cứu cơ bản đều lựa chọn hướng sử dụng có hiệu quả nhất cho



19

loại cây này chưa được quan tâm đúng mức. Trong thực tế chúng ta đã dùng
gỗ của chúng để sản xuất thành ván ghép thanh phủ mặt (đặc biệt ở các tỉnh
Đồng bằng Sông Cửu Long) nhưng chúng ta cũng chưa đánh giá được chất
lượng ván của gỗ dừa trên cơ sở khoa học.
Mặt khác, gỗ dừa khi được xẻ thành thanh, mặc dù đã qua các công
đoạn hong phơi sấy nhưng rất dễ bị cong vênh theo các chiều. Do vậy để sử
dụng gỗ thân dừa có hiệu quả nhất chúng ta cần có giải pháp khắc phục
khuyết tật của gỗ, áp dụng công nghệ mới nhằm làm thay đổi lớn giá trị của
gỗ dừa trên cơ sở phát huy ưu điểm hay khắc phục nhược điểm của nó.
1.1.4. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Với khả năng cung cấp gỗ tiêu dùng trên thế giới không quá 300.000
m3/một năm, trong khi nhu cầu của 80 triệu dân tính theo mức bình quân thấp
của thế giới (0.1m3/người thì tương đương với khối lượng gỗ 8 triệu m3, đây
là sự mất cân đối cung cầu nghiêm trọng).
Như vậy, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước
một nghịch lý: nhu cầu sử dụng gỗ không ngừng tăng trong khi khả năng cung
cấp gỗ từ rừng ngày càng giảm xuống. Vì vậy tìm kiếm những nguồn nguyên
liệu cây có sợi ngoài gỗ để thay thế gỗ là điều được nhiều nhà khoa học của
nhiều nước quan tâm.
Ở Việt Nam cây ngoài gỗ có thể thay thế gỗ rất nhiều trong đó dừa là
loại cây có rất nhiều triển vọng. Dừa là cây nông nghiệp, lớp một lá mầm,
khối lượng thân cây khá lớn, một cây dừa trồng được 30 năm, có đường kính
trung bình từ 20 - 26 cm, chiều cao trung bình 8-12m, thể tích thân cây vào
khoảng 0,5 m3, một ha mật độ trung bình 140- 150 cây. Tổng khối lượng thân
cây trên 1ha khoảng 70 - 80 m3. Đây là khối lượng thân dừa rất lớn mà người
dân chặt bỏ sau khi cây dừa đã không cho hiệu quả kinh tế cao. Với diện tích
trồng dừa cả nước hiện nay khoảng 180.000 ha thì trữ lượng dừa chừng 23 25 triệu m3 thân cây dừa. Nếu khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả thân cây dừa



20

trong việc thay thế gỗ thì sẽ có ý nghĩa kinh tế xã hội hết sức to lớn. Theo kết
quả khảo sát của Viện nghiên cứu dầu thực vật (Bộ Công nghiệp), diện tích
trồng dừa ở nước ta khoảng 180.000 ha với năng suất quả bình quân gần 40
quả/cây/năm và năng suất cơm dừa khô đạt khoảng 1 tấn/ha/năm. Với mật độ
trồng bình quân là 150 cây/ha thì cả nước hiện có khoảng 30 triệu cây dừa.
Hiện nay, ở nước ta đang có khoảng 27.000 đến 30.000 ha dừa đang
trong giai đoạn già, năng suất giảm cần được trồng lại. Điều này cũng đồng
nghĩa với việc sẽ có khoảng gần 5 triệu cây dừa già cần đốn đi và cần phải
được sử dụng như thế nào cho có hiệu quả. Với diện tích và số lượng dừa già
này, chúng ta sẽ có khoảng 1,5 triệu m3 gỗ dừa, đáp ứng được một phần nhu
cầu gỗ nguyên liệu cho chế biến.
Đây là lượng thân dừa rất lớn có thể sử dụng trong công nghiệp chế
biến để đáp ứng một phần nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Tuy nhiên cho đến
nay ở nước ta gỗ dừa được sử dụng vẫn chưa có hiệu quả. Vậy việc tìm kiếm
những giải pháp công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây dừa là vấn
đề cấp thiết.
Việc ứng dụng công nghệ tạo gỗ ghép của thế giới vào sản xuất trong
nước cần phải được nghiên cứu và thực nghiệm sao cho phù hợp với tính chất
của nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu rừng trồng.
Hiện nay việc sử dụng thân cây dừa còn nhiều hạn chế, thông thường
thân cây dừa được bắc nguyên cây, làm cầu qua các kênh, rạch. Một đoạn
thân giáp gốc có chiều dài 1 - 2,5m thường dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ
và mộc gia dụng. Nhưng thị trường rất hạn chế nên khối lượng sử dụng thân
cây không nhiều. Phần lớn phần thân sử dụng chủ yếu làm cotpha trong xây
dựng, cũng nhiều cây dừa chặt hạ bị bỏ mục trong vườn.
Do đó, việc nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ vào chế biến
thân cây dừa, thành các sản phẩm thay thế gỗ trong xây dựng và đồ mộc là hết

sức cần thiết.


21

Trên thế giới đã nghiên cứu và sử dụng thân cây dừa làm ván sàn, đồ
mộc và một số hàng thủ công mỹ nghệ khác. Song để sử dụng vào việc đó họ
chủ yếu sử dụng phần bìa của đoạn gốc, những phần còn lại chưa có đề tài
nghiên cứu sử dụng hiệu quả. Vì vậy, với mục tiêu nghiên cứu sử dụng hợp lý
thân cây dừa làm ván ghép khối nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây dừa.
Tính mới của vấn đề nghiên cứu
Đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên ở Việt nam về sử dụng
thân cây dừa trong chế biến lâm sản. Và đây là loại cây nông nghiệp, do đó nó
có các tính chất cũng như cấu tạo hoàn toàn khác so với gỗ. Việc nghiên cứu
ứng dụng công nghệ tạo ván ghép khối cho gỗ dừa là một quy trình hết sức
mới nhằm mục đích nghiên cứu tìm ra vật liệu mới sử dụng làm vật liệu thay
thế gỗ và ứng dụng trong xây dựng.
1.2. Mục tiêu, nội dung, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được ảnh hưởng của độ ẩm vật dán, lượng keo, loại keo và áp
suất ép tới chất lượng ván Block từ thân cây dừa.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nguyên liệu:
- Nghiên cứu thân cây dừa (vùng 1- phần biên) ở tỉnh Bến Tre với độ tuổi
30;
- Chất kết dính: sử dụng hai loại keo: Keo PVAc-115 và Keo Synteko
1985/1993
Sản phẩm:
- Sản phẩm gỗ ghép được làm từ phần biên (vùng 1) thân gỗ dừa sử dụng
làm vật liệu xây dựng cụ thể là làm ván cầu thang.

- Khống chế sản phẩm thử nghiệm:
Kích thước: L x W x t = 800 x 320 x 30; mm
Sản phẩm ván cầu thang (3 lớp) với tỉ lệ kết cấu 8- 14- 8


22

Kích thước thanh ghép lớp mặt: L x W x t = 800 x 40 x 8; mm
Kích thước thanh ghép lớp lõi: L x W x t = 800 x 70 x 14; mm
Thiết bị: Sử dụng các thiết bị của Trung tâm CGCNCNR, Phòng thí
nghiệm khoa CBLS Trường Đại học Lâm nghiệp.
1.2.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác lập sơ đồ công nghệ tạo ván Block từ gỗ dừa;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm thanh ghép tới chất lượng sản phẩm
ván Block từ gỗ dừa;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng keo, loại keo sử dụng trong quá
trình tạo ván Block từ gỗ dừa;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất ép tới chất lượng sản phẩm ván
Block từ gỗ dừa.
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu
1.2.4.1. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài
- Phương pháp lý thuyết: Bố trí thực nghiệm đa yếu tố theo quy hoạch
thực nghiệm để xác định mô hình toán học thể hiện mối quan hệ giữa các yếu
tố trong hàm mục tiêu. Cụ thể trong đề tài, tôi tiến hành nghiên cứu ảnh
hưởng của độ ẩm thanh ghép, lượng keo tráng, và áp suất ép tới chất lượng
sản phẩm ván ghép khối, sử dụng cho hai loại keo khác nhau. Khi làm thực
nghiệm, tiến hành quy hoạch thực nghiệm đa yếu tố.
Phương trình có dạng: Y = a0 + a1*x1 + a2*x2 +…+ an*xn
- Phương pháp điều tra khảo sát;
- Phương pháp kế thừa tài liệu;

- Phương pháp thực nghiệm: Tạo mẫu và kiểm tra mẫu;
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học;
- Sử dụng các tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm.
1.2.4.2. Các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm
Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn: AS/NZS 1328.2:1998.


23

Chỉ tiêu kiểm tra gồm: - Khối lượng thể tích;
- Độ ẩm sản phẩm gỗ ghép;
- Độ trương nở chiều dày;
- Độ bền kéo trượt màng keo;
- Độ bền uốn tĩnh;
- Modul đàn hồi.
1.2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học với những đặc trưng
cơ bản sau:
a) Trị số trung bình cộng
n

x

 xi
1

n

Trong đó: x - trị số trung bình cộng;
xi - giá trị ngẫu nhiên của mẫu thí nghiệm;

n - số mẫu thí nghiệm.
b) Độ lệch tiêu chuẩn

 x
n

S=±

i

x



2

1

n 1

Trong đó: S - sai quân phương;
xi - giá trị của phần tử quan sát;
x - trị số trung bình cộng của giá trị xi;

n - số mẫu quan sát.
c) Sai số trung bình cộng
m=±

S
n


Trong đó: m - sai số trung bình;
S - sai quân phương;


×