Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ sản xuất ván ghép thanh lõi đặc, không phủ mặt, dùng cho sản xuất đồ mộc từ gỗ thân cây dừa (cocos nucifera l)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 75 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, đồ gỗ đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5
của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Sự phát triển này đã
đưa Việt Nam vượt Indonesia và Thái Lan trở thành một trong hai nước xuất
khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Trong khi thị trường đang được mở rộng
và kim ngạch tăng nhanh thì nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực đồ gỗ nhất là
các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình
Định cho biết họ đang rất khó khăn trong tìm kiếm gỗ nguyên liệu để duy trì
sản xuất. Theo Bộ Công Thương, nguồn nguyên liệu cho ngành gỗ xuất khẩu
đang thiếu trầm trọng. Hàng năm chúng ta phải nhập 80% gỗ nguyên liệu,
chiếm tới 37% giá thành sản phẩm. Hơn nữa 90% gỗ nhập khẩu từ Lào và
Campuchia thì nguồn này đang cạn kiệt. Đối với nguồn gỗ trong nước, công
tác quy hoạch còn nhiều bất cập, các dự án phát triển rừng nguyên liệu chưa
được quan tâm đúng mức, dẫn đến sản lượng gỗ phục vụ cho chế biến xuất
khẩu không được cải thiện. Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế
biến gỗ Việt Nam đến năm 2010 và năm 2020, ngành chế biến gỗ phải đạt
kim ngạch xuất khẩu là 5,56 tỷ USD vào 2010 và đạt 7 tỷ USD vào năm
2020, như vậy cần rất nhiều nguyên liệu. Để khắc phục tình hình nguyên liệu
đang khan hiếm cũng như phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, đòi hỏi chúng ta
ngoài việc trồng thêm rừng nguyên liệu thay thế gỗ tự nhiên, có kế hoạch khai
thác sử dụng hợp lý, nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ… nghiên cứu tìm kiếm nguồn
nguyên liệu thay thế. Một trong những giải pháp nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ,
hạn chế những nhược điểm của gỗ rừng trồng là sản xuất ván nhân tạo.
Cây Dừa (tên khoa học: Cocos nucifera L, tiếng Pháp: Cocotier; Tây Ban
Nha: Cocotero; Ý: Cocco; Đức: Kokosnusspalme,), là một loài cây trong họ
Cau (Arecaceae). Theo số liệu của ngành Dầu thực vật thì diện tích Dừa Việt
Nam đạt đến 330.000ha vào cuối thập niên 80. Sau đó đã giảm sút nhanh còn



2

154.000ha (thống kê của FAO, 2004). Hiện nay diện tích trồng Dừa ở nước ta
đạt khoảng 200.000ha, được trồng ở hầu hết các tỉnh nhưng nhiều nhất là ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long với trên 70%, kế đến là các tỉnh Nam Trung
Bộ (từ Đà Nẳng trở vào) chiếm gần 20%. Ở đồng bằng sông cửu long, diện
tích trồng Dừa nhiều nhất là Bến Tre (38.000 ha), là nơi hội tụ của rất nhiều
loại Dừa, trong đó có cả những giống Dừa quý hiếm. Với diện tích trồng Dừa
lớn như vậy, sau chu kỳ 25 đến 30 năm người dân chặt bỏ Dừa “lão” thay thế
cây non thì mỗi năm chúng ta có một lượng lớn thân Dừa có thể sử dụng
trong công nghệ chế biến gỗ nhằm đáp ứng một phần nguyên liệu cho ngành
này. Tuy nhiên trong công nghệ sản xuất ván nhân tạo nói chung và sản xuất
ván ghép thanh nói riêng gỗ Dừa chưa được nghiên cứu nhiều.
Do đó, tôi tiến hành thực hiện luận văn “ Nghiên cứu một số yếu tố công
nghệ sản xuất ván ghép thanh lõi đặc, không phủ mặt, dùng cho sản xuất đồ
mộc từ gỗ thân cây Dừa (Cocos nucifera L)”, góp phần nghiên cứu toàn diện
hơn và sử dụng hiệu quả cho loại gỗ này, giải quyết tình hình khan hiếm
nguyên liệu chế biến gỗ.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về ván ghép thanh
Ván ghép thanh là loại ván nhân tạo được hình thành từ việc dán ghép
các thanh kích thước nhỏ lại với nhau, trong những điều kiện nhất định tạo
thành tấm ván có kích thước lớn hơn, khả năng sử dụng cao hơn từ nguyên
liệu gỗ, tre, luồng . . . nhờ chất kết dính.
Ván ghép thanh xuất hiện đầu tiên tại Mỹ từ năm 1950 có tên chung là

Laminated Board, nhưng nó chỉ được phát triển mạnh từ năm 1970. Vùng có
khối lượng lớn nhất là Châu Âu và Châu Mỹ. ở Châu á có Nhật Bản là nước
sản xuất ván ghép thanh nhiều nhất sau đó đến Hàn Quốc, Triều Tiên,
Inđônêxia,...
Ván ghép thanh có rất nhiều dạng với nhiều tên gọi khác nhau. Nếu
định nghĩa theo tiêu chuẩn BS6100 - 1984, ván ghép thanh chia thành một số
chủ yếu như sau:
- Ván ghép thanh lõi đặc không phủ bề mặt (Laminated Board);
- Ván ghép thanh khung rỗng (Laminated Space Lumber);
- Ván ghép thanh lõi đặc có phủ bề mặt (Core Plywood, Block Board,
Laminboard).
Đặc điểm chung của các loại ván này là đa dạng về kích thước, không
kén chọn nguyên liệu, công nghệ sản xuất đơn giản, phạm vi sử dụng rộng.
Một số ưu điểm chủ yếu của các loại ván ghép thanh:
- Nguyên liệu để sản xuất chủ yếu từ gỗ có kích thước nhỏ độ bền cơ
học thấp;
- Có thể nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ;
- Sản phẩm đồng đều về độ ẩm, đa dạng và ổn định về kích thước;
- Linh động khi liên kết và lắp ghép.


4

1.1.1. Ván ghép thanh lõi đặc không phủ bề mặt
Là sản phẩm thu được bằng cách ghép các thanh gỗ có kích thước nhỏ,
ngắn lại với nhau nhờ chất kết dính. Loại sản phẩm này yêu cầu nguyên liệu
có chất lượng tương đối cao, màu sắc đồng đều. ở Việt Nam, hiện nay chủ
yếu sản xuất từ gỗ Cao su sau khi khác thác nhựa, Thông, Keo lá tràm…
Để ghép các thanh thành phần, người ta có rất nhiều phương pháp khác
nhau. Theo A. H. KИPИЛЛOB một số dạng ghép như sau:

Ghép đối xứng vòng năm theo phương tiếp tuyến

Ghép đối xứng vòng năm theo phương xuyên tâm

Ghép
các
thanh

Ghép các
thanh
thành
phầnthành
có liên phần
kết mộng

liên kết mộng

Ghép các thanh thành phần theo liên kết ngón (Finger Joint)

Chiều dày các thanh thành phần phụ thuộc vào chiều dày sản phẩm,
chiều rộng biến thiên từ 10-50mm.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, trong quy trình sản xuất có một số
yêu cầu bắt buộc sau:
- Các thanh thành phần phải gia công đúng quy cách;
- Phải đảm bảo độ kín khít khi xếp các thanh ghép;
- Độ ẩm thanh ghép MC = 8±2%;


5


- Xếp các thanh kế tiếp nhau theo phương pháp đối xứng vòng năm;
- Lượng keo tráng 150-250 g/m2.
Hiện nay loại hình sản phẩm ván ghép thanh không dán phủ bề mặt, sản
xuất ít hơn các loại hình sản phẩm ván ghép thanh khác bởi vì do yêu cầu chất
lượng bề mặt thanh ghép nên tỷ lệ lợi dụng không cao. Xu hướng trong những
năm tới ván ghép thanh không dán phủ bề mặt chủ yếu sẽ là dạng ghép ngón
(Finger Joint Sawtimber).
1.1.2. Ván ghép thanh khung rỗng
- Ván ghép thanh khung rỗng là sản phẩm thu được bằng cách dán ép các
tấm ván mỏng (veneer) hoặc ván dán có chiều dày nhỏ (thin Plywood) lên các
khung gỗ rỗng với sự tham gia của các chất kết dính trong điều kiện nhất định.
+ Loại hình sản phẩm này chủ yếu dùng sản xuất đồ mộc nên ở Việt
Nam còn gọi là ván mộc.
+ Đặc điểm nổi bật của loại sản phẩm này là: Chiều dày sản phẩm lớn
song khối lượng thể tích nhỏ chính vì thế rất thuận tiện cho quá trình gia
công, lắp ráp. Ở Châu âu, ván ghép thanh khung rỗng được sử dụng chủ yếu
để làm cửa, vách ngăn ở dạng định hình vì ngoài ưu điểm khối lượng thể tích
nhỏ nó còn có khả năng cách nhiệt và cách âm rất tốt, chế tạo đơn giản.
- Ván ghép thanh khung rỗng còn có một số dạng sản phẩm tương tự,
phần rỗng bên trong ván tuỳ theo mục đích sử dụng mà người ta có thể cho
thêm: mùn cưa, phoi bào, các vật liệu xốp,…
Do cấu trúc của loại sản phẩm này thường có độ bền uốn tĩnh không
cao đặc biệt khi chịu lực ở dạng tấm phẳng. Mặc dù vậy, hiện nay ván ghép
thanh khung rỗng vẫn đang được sản xuất với một khối lượng rất lớn vì chắc
chắn sẽ là một loại hình sản phẩm phổ biến ở các nước đang phát triển cũng
như ở Việt Nam trong tương lai.
1.1.3. Ván ghép thanh lõi đặc có phủ bề mặt


6


- Ván ghép thanh lõi đặc có phủ bề mặt là sản phẩm thu được bằng
cách dán ép các tấm ván mỏng (veneer) lên cả 2 bề mặt của tấm gỗ ghép (ván
lõi) với sự tham gia của các chất kết dính trong những điều kiện nhất định.
- Ván ghép thanh lõi đặc có phủ mặt được chia thành hai loại
“Blockboard” và “Laminboard”. Hai loại này khác nhau chủ yếu về kích
thước chiều rộng của các thanh thành phần để tạo nên ván lõi.
+ “Blockboard”: là sản phẩm thu được bằng cách dán phủ một hoặc hai
lớp ván mỏng lên hai bề mặt của ván lõi. Ván lõi được ghép từ các thanh gỗ
xẻ có kích thước nhỏ, ngắn, các cạnh được bào nhẵn và được liên kết với
nhau theo chiều rộng và chiều dài thanh.
+ Các thanh lõi là các thanh gỗ xẻ có chiều rộng từ 7-30mm, chiều dày
phụ thuộc vào chiều dày sản phẩm, thông thường chiều dày sản phẩm bằng:
16, 19, 22, 25, 30mm.
Hiện nay, ở các nước Bắc Âu người ta thường sản xuất ván ghép thanh
lõi đặc có phủ bề mặt từ các thanh lõi có chiều rộng nhỏ hơn 25mm. Cấu trúc
của “Blockboard” có thể làm khác nhau nó phụ thuộc vào số lớp ván mỏng
dán mặt và chiều thớ của các lớp ván mỏng so với lớp lõi.
- Theo kết quả nghiên cứu của Kotka College of Forestry and Wood
Technology, Finland, hiện nay sản phẩm dạng “Blockboard”có 4 loại sau:
+ Loại A: 5 lớp

AA - Lõi - AA ;

+ Loại B:

5 lớp

AB - Lõi - BA ;


+ Loại C:

5 lớp

BA - Lõi - AB ;

+ Loại D: 3 lớp

D - Lõi – D.

- Loại ván mỏng A và B thông thường có chiều dày từ 1,4-1,5mm và
ván mỏng D có chiều dày từ 2,2-2,4mm. Ván A và ván D có chiều thớ gỗ
trùng với chiều rộng của sản phẩm, ván B có chiều thớ gỗ trùng với chiều dài
của sản phẩm.


7

- Loại sản phẩm của “Blockboard” hiện đang được sản xuất rất nhiều
(đặc biệt ở các nước đang phát triển), nó phù hợp với nguyên liệu gỗ có tính
chất cơ lý thấp như: Thông, Vạng trứng, Keo lá tràm…
“Laminboard”: là sản phẩm có dạng tương tự như “Blockboard”. Sự
khác nhau chủ yếu của “Laminboard” và “Blockboard” là kích thước thanh
lõi thành phần. Các thanh lõi thành phần để sản xuất “Laminboard” có chiều
rộng rất nhỏ thường biến động từ 1,5-7,0mm (đo theo phương tiếp tuyến).
Ở Việt Nam ngành công nghệ sản xuất ván nhân tạo nói chung và ván
ghép thanh nói riêng tuy đã được quan tâm, nhưng sản xuất vẫn còn ở quy mô
nhỏ. Để có được những cơ sở khoa học đưa vào sản xuất, nhằm nâng cao
năng xuất và chất lượng sản phẩm, từ đó đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu nghiên cứu về ván nhân tạo, trong đó có một số lượng không nhỏ các đề

tài nghiên cứu về công nghệ sản xuất ván ghép thanh ví dụ: các đề tài nghiên
cứu về công nghệ sản xuất ván ghép Phạm Văn Sáng, 2003
Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván ghép thanh theo phương pháp nối ngón từ
gỗ keo tai tượng(AcaciaMangium) Hà Tây, Nguyễn Văn Thịnh, 2002 Nghiên
cứu lựa chọn phương pháp xẻ và xây dựng bản đồ xẻ hợp lý khi xẻ thanh cơ
sở cho sản xuất ván ghép thanh từ gỗ keo Lai ở vùng Núi Luốt Hà Tây, Bùi
Duy Linh, 2003 Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số chế độ ép phủ mặt cho
ván ghép thanh từ gỗ keo lá tràm, Lê Tùng Lâm, 2003 Nghiên cứu sản xuất
ván ghép thanh từ gỗ cao su, Đoàn Trung Nghĩa Nghiên cứu công nghệ sản
xuất ván ghép thanh theo phương pháp nối ngón từ thông trắng, Nguyễn
Mạnh Dũng Bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất ván ghép thanh từ
nguyên liệu gỗ Trẩu ….
Tuy nhiên mới chỉ có một số rất ít các công trình công trình nghiên
cứu về ván nhân tạo, cung như về cây Dừa
1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây Dừa


8

1.2.1. Tên gọi
Cây Dừa là loại thân gỗ to lớn có nhiều ở vùng nhiệt đới (tên khoa học:
Cocos nucifera L), tiếng Pháp: Cocotier; tiếng Tây Ban Nha: Cocotero; tiếng
Ý: Cocco; tiếng Đức: Kokosnusspalme, là một loài cây trong họ Cau
(Arecaceae).. Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos và là một loại
cây lớn, thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau Dừa) có thể cao tới
30m, với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4-6m các
thùy với gân cấp 2 có thể dài 60-90cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới
ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.[33]

Hình 1.1 Cây Dừa


1.2.2. Nguồn gốc, phân bố và đặc tính sinh thái
Cho đến nay nguồn gốc của loài thực vật này vẫn là chủ đề gây tranh cãi,
trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á
trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ.
Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ
tương tự như cây Dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước.


9

Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại
Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, Dừa
đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi
biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và có lẽ đã
được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu: quả thậm chí được thu nhặt trên
biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích
hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng Dừa được đưa vào từ
Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương
của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.
Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt
cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình
thường (750-2000mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư
bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao
(70-80%) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó
rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa
Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Dừa rất khó
trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn.
Trên thế giới
Cây Dừa được trồng tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,

phân bố ở 20o Bắc và Nam bán cầu với diện tích hơn 12 triệu ha năm 2005,
trong đó trên 80% diện tích trồng Dừa thuộc các nước Đông Nam Á và Nam
Á. Quốc gia trồng Dừa nhiều nhất là Indonesia với diện tích 3,8 triệu ha, kế
đến là Philippines với 3,1 triệu ha và xếp thứ ba là Ấn Độ với 1,84 triệu ha. Nhìn
chung, từ năm 1990 đến nay diện tích trồng Dừa trên thế giới biến động tương
đối từ 9,9 triệu ha ở năm 1990 đến 10,6 triệu ha ở năm 2003. Diện tích (ha) Dừa
đang thu hoạch ở một số nước chủ yếu trên thế giới: [27],[30], [31], [38].
Bảng 1.1 Diện tích trồng Dừa


10

Đv 1000ha
Quốc Gia
FS Micronesia
Fiji
India
Indonesia
Kiribati
Malaysia
Marshal Islands
Papua New Guinea
Philippines
Samoa
Solomon Islands
Sri Lanka
Thailand
Vanuatu
Vietnam
Tổng


1970
30

1980
28

1033
1810

1100
2680

1990
17
56
1472
3394

310

355

323

247
1884
28
32
466

320

221
3126
42
62
451
415
69

260
3112
47
59
419
393
96
350
6,128
8,487
9,939
(Nguồn theo điều tra của FAO)

2000
17
54
1768
3696
25
164

7
260
3119
96
59
442
325
96
172
10,300

2003
17
60
1,843
3883
65
132
7
260
3124
96
59
422
328
96
136
10,619

Ở Việt Nam

Theo số liệu của ngành Dầu thực vật thì diện tích Dừa Việt Nam đạt
đến 330.000ha vào cuối thập niên 80. Sau đó đã giảm sút nhanh còn
154.000ha (thống kê của FAO, 2004). Hiện nay diện tích trồng Dừa ở nước ta
đạt khoảng 200.000 ha, được trồng từ Bắc đến Nam nhưng nhiều nhất là ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long với trên 70%, kế đến là các tỉnh Nam Trung
Bộ (từ Đà Nẵng trở vào) chiếm gần 20%. Ở đồng bằng sông Cửu Long, diện
tích trồng Dừa nhiều nhất là Bến Tre (38.000ha), kế đến là Trà Vinh (12.419
ha), Bình Định (12.000ha)…[31]
Đồng thời theo TS Hoàng Xuân Niên [19], Ths Lê Văn Tung [23] Dừa
trưởng thành có đường kính trung bình là 25-35cm và có chiều cao trung
bình từ 25-30m, với mật độ 120-150 cây/ha thì trữ lượng thân Dừa ước


11

tính vào khoảng 31940000m3. Đây là tiềm năng to lớn của “rừng Dừa” Việt
Nam. Với khối lượng như vậy và với chu kỳ sau 25-30 năm người dân chặt
bỏ cây Dừa “lão” thay thế cây non thì trung bình mỗi năm chúng ta
có khoảng 1000000-1500000m 3 /năm. Đây là khối lượng thân Dừa rất lớn
có thể sử dụng trong công nghệ chế biến nhằm đáp ứng một phần nguồn
nguyên liệu cho sản xuất. Nhưng căn cứ vào số liệu của Hiệp hội Dừa Châu Á
chúng ta nhận thấy trữ lượng rừng Dừa ở nước ta ngày càng giảm. Nguyên
nhân chủ yếu là do việc sử dụng thân cây Dừa nói riêng và cả cây Dừa nói
chung là chưa hiệu quả, người dân đã phá bỏ và chuyển đổi sang cây trồng
khác. Việc tìm kiếm những giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế của cây Dừa (đặc biệt là những vùng chỉ có cây Dừa như: Bến Tre, Cần
Thơ, Cà Mau…) là một vấn đề mang tính cấp thiết.
1.2.3. Cấu tạo gỗ Dừa
Cấu tạo gỗ là nhân tố quan trọng và là cơ sở để giải thích mọi hiện
tượng phát sinh trong quá trình gia công chế biến và sử dụng gỗ. Cấu tạo và

tính chất của gỗ có liên quan mật thiết với nhau. Cấu tạo có thể coi là biểu
hiện bên ngoài của tính chất.
Theo nghiên cứu của TS Hoàng Xuân Niên (2004)[19], Ths Lê Văn
Tung (2006)[23], thân cây Dừa có cấu tạo hình trụ không cành nhánh, chiều
cao có thể tới 30m. Đường kính trung bình 25-35cm. Gỗ cây Dừa có cấu tạo
gồm các bó mạch phân bố, rải rác, xen kẽ giữa các tế bào mô mềm, các bó
mạch được tạo thành từ các ống mạch có tác dụng dẫn truyền nhựa, các tế bào
sợi gỗ là các tế bào vách dày có tác dụng chịu lực. Ngoài ra còn có các tế bào
liên kết khác. Mật độ các bó mạch thay đổi dần từ ngoài vào trong: lớp ngoài
dày đặc, lớp trong rất mềm cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào mô mềm. Gỗ cây
Dừa không có tế bào tia gỗ (điều này hạn chế dẫn truyền nhựa theo phương


12

xuyên tâm). Theo Hiệp hội Dừa châu Á, người ta phân vùng trên mặt cắt ngang
thân cây Dừa và được chia thành ba phần khác biệt:
Lớp ngoài (vùng 1): rộng 1-1,5cm, là phần mặt ngoài của thân
cây bao gồm một chuỗi các sợi gỗ màu nâu sẫm. Lớ p này tương ứng
với lớp vỏ cây của các loài gỗ thông thường.
Lớp kế tiếp (vùng 2): rộng 5-7cm, cấu tạo chủ yếu là mạch gỗ.
Lớp trong cùng (vùng 3- phần tâm): bao gồm chủ yếu là các mô mềm.
Phần nối kết giữa phần ngoài (hay gọi là vỏ cây) với phần phía
trong kề nó là phần có sợi vì vậy việc bóc vỏ cây sẽ rất khó khăn.
Các tế bào trong gỗ cây Dừa sẽ tiếp tục tăng lên về chiều dày
trong suốt đời sống của cây. Lu men trong gỗ phần lớn biến mất khỏi
các sợi gỗ. Do đó, khối lượng thể tích giảm từ gốc tới ngọn. Đối với
những cây còn non, ở phần ngọn khối lượng thể tích của gỗ ở lớp
ngoài khoảng 300kg/m 3 và lớp trong khoảng 90kg/m 3 [27]. Trong khi
đó khối lượng thể tích của cây gỗ trưởng thành cao hơn nhiều, vào

khoảng 900kg/m 3 đối với gỗ
lớp ngoài và khoảng 250kg/m 3
đối với gỗ lớp trong. Những
con số trên đây có thể sẽ rất
khác nhau tuỳ thuộc vào giống
cây, đặc điểm sinh thái, vị trí
địa lý…
Gỗ cây Dừa sau khi chặt
hạ có độ ẩm gần như bão hoà
trên toàn bộ thân cây. Nói
chung, gỗ Dừa rất khó sấy khi
để ở dạng gỗ tròn, trừ khi cây

Hình 1.2 Khối lượng riêng của các
vùng trên mặt cắt dọc thân cây


13

được bóc vỏ. Gỗ sau khi xẻ có chiều dày khoảng 25 cm, rất dễ sấy.
Tuy nhiên với những tấm ván có chiều dày lớn hơn thì quá trình sấy
rất chậm.
Khối lượng riêng của cây Dừa phân bố tuỳ thuộc vào vị trí trên
cây, vùng sinh thái, độ tuổi... Theo tài liệu của FAO[32] khối lượng
riêng của Dừa giảm dần từ ngoài vào trong lõi, chia làm 3 vùng có
khối lượng riêng khác nhau
+ Vùng 1 có KLR lớn nhất >600kg/ m 3
+ Vùng 2 có KLR trung bình
400-600kg/m 3
+ Vùng 3 có

khối lượng riêng
thấp nhất 200- 600
kg/m 3
3

+ Vùng 1:

2

1

vùng giáp vỏ;
+ Vùng 2:
vùng giáp vùng 1
và vùng lõi;
+ Vùng 3: vùng lõi.
Hình 1.3 Phân vùng trên mặt cắt ngang thân cây

a. Cấu tạo thô đại
Gia công tiêu bản thô đại theo TCVN 356-70 sửa đổi, miêu tả cấu tạo
theo quan sát bằng mắt thường và kính lúp x10.


14

Gỗ cây Dừa có cấu tạo gồm các bó mạch phân bố rải rác, xen kẽ giữa
các tế bào mô mềm.
Các bó mạch được
tạo thành từ các ống mạch
có tác dụng dẫn truyền

nhựa, các tế bào sợi gỗ là
các tế bào vách dày có tác
dụng chịu lực. Ngoài ra
còn có các tế bào liên kết
khác. Mật độ các bó mạch
thay đổi dần từ ngoài vào
trong: lớp ngoài dày đặc,
lớp trong thưa hơn, cấu tạo chủ

Hình 1.4 Mặt cặt ngang vùng 1

yếu

bởi các tế bào mô mềm. Gỗ cây Dừa không có tế bào tia gỗ (điều này hạn chế
dẫn truyền nhựa theo phương xuyên tâm). Trên mặt cắt ngang thân cây Dừa
khi loại bỏ phần vỏ thì được chia thành ba vùng khác biệt:
Vùng ngoài (vùng 1): rộng 3-5cm, là phần mặt ngoài cùng của gỗ Dừa,
bao gồm các mạch gỗ màu nâu sẫm với mật độ rất dày so với vùng trong.
Vùng kế tiếp (vùng 2):
rộng 3-6cm, vùng này mật độ
mạch gỗ giảm dần, càng vào
trong càng giảm, lượng tế bào
mô mềm tăng dần.
Vùng tâm gỗ: lượng
mạnh gỗ giảm mạnh, tế bào
mô mềm tăng rất nhiều, gỗ rất
xốp và mềm.

Hình 1.5 Mặt cắt ngang vùng 3 (lõi)



15

b. Cấu tạo hiển vi
Cấu tạo hiẻn vi của thân cây
Dừa trên mặt cắt ngang được đặc
trưng bởi nhiều bó mạch nằm trong tổ
chức tế bào mô mềm. Thân cây Dừa
gồm hai loại tế bào: tế bào mô mềm
và các bó mạch.Các tế bào mô mềm
hầu hết có vách mỏng và được liên hệ
với nhau nhờ các lỗ thông ngang
đơn. Bó mạch là tổ chức quan

Hình 1.6 Cấu tạo hiển vi gỗ Dừa

trọng nhất trong thân cây Dừa. Nó bao gồm các sợi gỗ, mạch gỗ, quản bào, tế
bào dây, tế bào kèm và tế bào mô mềm dọc.
Hình dạng và kích thước của các bó mạch không theo qui luật. Bó
mạch có chức năng dẫn truyền và nâng đỡ. Các bó mạch nằm trong tổ chức mô mềm. Hầu hết các bó mạch có một hoặc hai mạch gỗ.
Trên mặt cắt ngang, thân cây Dừa có 3 vùng/phần phân biệt, gọi là
vùng 1, vùng 2, vùng 3 (lõi). Các bó mạch có kích thước lớn, mật độ nhỏ ở
vùng lõi lõi, nhưng ở vùng 1, vùng 2 các bó mạch có kích thước nhỏ và mật
độ lớn hơn
c. Thành phần hóa học của phần biên cây Dừa
Các thành phần hoá học chủ yếu của phần lõi thân cây Dừa được phân
tích tại phòng thí nghiệm trường Đại học Lâm nghiệp.[23]
Bảng tổng hợp thành phần các chất hoá học trong gỗ Dừa được ghi ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Một số thành phần hoá học gỗ Dừa
STT

1
2
3

Thành phần
Cellulose
Lignin
Các chất chiết suất trong cồn benzen

Tỷ lệ (%)
34,55
31,65
2,07


16

4
5
6
7
8

Chất tan trong nước nóng
Chất tan trong nước lạnh
Chất tan trong NaOH
Hàm lượng tro
pH

6,61

2,26
26,56
2,19
6,2

1.2.4. Một số tính chất vật lý chủ yếu của cây Dừa
Các tính chất này được xác định tại phòng thí nghiệm trung tâm
khoa Chế biến Lâm sản - Trường Đại học Lâm nghiệp.
a. Tỷ lệ co rút phần biên gỗ Dừa theo tiêu chuẩn ISO 4469:1981
Bảng 1.3 Tổng hợp kết quả tỷ lệ co rút theo các vùng và các chiều của phần
biên gỗ

Gốc
Thân
Ngọn

Vùng 1
TLCR (về w
TLCR (về w
=12%)
=0%)
C.
C
C
C
C
C
TT XT DT TT XT DT
4.1 3.1
1.91 1.84 0.39

0.58
4
2
4.4 4.4
2.19 2.2 0.51
0.6
6
6
4.4 4.5
2.39 2.4 0.62
0.72
9
4

Vùng 2
TLCR (về w
TLCR (về w =0%)
=12%)
C
C
C
C
C
C
TT
XT
DT
TT
XT
DT

1.16

1.24

0.22

2.4

2.32

0.46

2.05

2.13

0.33

3.56

3.63

0.53

2.41

2.26

0.38


3.98

3.69

0.79

(Nguồn Nghiên cứu tĩnh chất cơ học vật lý gỗ Dừa Lê Văn Tung (2009))
b. Khối lượng thể tích của cây Dừa theo theo tiêu chuẩn ISO 3131:1975
Bảng 1.4 Tổng hợp kết quả khối lượng thể tích gỗ Dừa
KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH
KLTT V1 (γ1 g/cm3)
Tươi

Khô

KLTT V2(γ2 g/cm3)

Khô kiệt

Cơ bản

Tươi

Khô

Khô kiệt

Cơ bản

Gốc


1.20

0.78

0.73

0.68

1.08

0.65

0.59

0.55

Thân

1.06

0.75

0.66

0.62

0.95

0.61


0.57

0.52

Ngọn

1.00

0.61

0.27

0.26

0.90

0.49

0.46

0.25

(Nguồn Nghiên cứu tĩnh chất cơ học vật lý gỗ Dừa Lê Văn Tung (2009))


17

1.2.5. Một số tính chất cơ học chủ yếu của gỗ Dừa
a. Độ cứng tĩnh của gỗ Dừa theo tiêu chuẩn ISO 3350:1975

Bảng 1.5 Độ cứng tĩnh của phần biên gỗ Dừa
CỨNG TĨNH GỖ DỪA ( N/cm2)
VÙNG 1 (N/cm2)

VÙNG 2 (N/cm2)

MẶT CN MẶT CXT MẶT CTT MẶT CN MẶT CXT MẶT CTT
GỐC

1864.98

1303.825

1755.101

1207.496

1176.436

1216.116

THÂN 1535.616

1230.928

1692.992

1086.297

919.33


1072.631

NGỌN 1323.281

1153.878

1495.803

777.734

643.584

777.043

b. Modul đàn hồi của gỗ Dừa theo tiêu chuẩn ISO 3349:1975
Bảng 1.6 Modul đàn hồi của phần biên gỗ Dừa
MÔ DUL ĐÀN HỒI (N/cm2)
VÙNG 1

VÙNG2

GỐC

6283.363

4418.019

THÂN


3034.52

1492.887

NGỌN

2534.173

1202.627

c. Ứng suất uốn tĩnh cưa gỗ được xác định theo tiêu chuẩn ISO 3133:1975
Bảng 1.7 Ứng suất uốn tĩnh của phần biên gỗ Dừa
ỪNG SUẤT UỐN TĨNH (N/cm2)
VÙNG 1

VÙNG 2

GỐC

58.4

25.38

THÂN

32.283

12.713

NGỌN


26.38

10.51


18

d. Ứng suất nén ngang thớ của gỗ Dừa được xác định theo tiêu chuẩn ISO
3132:1976
Bảng 1.8 Ứng suất nén ngang của phần biên gỗ Dừa
NÉN NGANG (N/mm2)
XUYÊN TÂM

TIẾP TUYẾN

VÙNG 1

VÙNG 2

VÙNG 1

VÙNG 2

GỐC

4.90

2.40


5.92

2.96

THÂN

4.31

1.52

4.48

2.35

NGỌN

3.29

1.32

3.91

2.02

e. Ứng suất nén dọc thớ của gỗ Dừa được xác định theo tiêu chuẩn ISO
3133:1975
Bảng 1.9 Ứng suất nén dọc của phần biên gỗ Dừa
NÉN DỌC
VÙNG1 (N/mm2)


VÙNG 2 (N/mm2)

GỐC

28.43

22.913

THÂN

18.1402

16.25

NGỌN

16.822

12.54

1.2.6. Độ bền tự nhiên của cây Dừa
Gỗ cây Dừa là loại gỗ mà khả năng tự nhiên chống lại sự phá
hoại của côn trùng và nấm hại gỗ rất thấp (nếu để gỗ ở ngoài trời với
điều kiện tự nhiên). Gỗ có khối lượng thể tích thấp, sử dụng tiếp xúc
với đất, có thể bị phá hoại bởi sinh vật phá gỗ trong vòng 3-18 tháng,
trong khi đó gỗ có khối lượng thể tích cao có thể bị phá huỷ 2 -3 năm.
Ngoài ra nấm mục có thể phá huỷ rất nhanh các loại gỗ có khối lượng
thể tích cao. Mối cũng có thể tấn công, xâm nhập và phá hoại rất



19

nhanh các vật liệu gỗ sử dụng ngoài trời, tiếp xúc với đất. Đối với gỗ
cây Dừa sử dụng dạng cột trong môi trường nước biển, giữ nguyên vỏ
có thể sử dụng trên 3 năm.
Gỗ xẻ tươi và hai mặt cắt ở đầu khúc gỗ tròn sau khi chặt hạ rất
dễ bị tấn công bởi nấm mốc và biến màu. Việc bảo quản phòng chống
nấm mốc và biến màu trong điều kiện môi trường khí hậu nhiệt đới là
rất khó khăn. Trong trường hợp gỗ sau chặt hạ mà không thể sấy
được thì sau khi xẻ cần phải bảo quản chống mốc.
Ngoài ra, gỗ tươi cũng rất dễ bị tấn côn g phá hoại của các loại
côn trùng hại gỗ tươi thuộc bộ cánh cứng như xén tóc, mọt. Tuy
nhiên, sự phá hoại này không quá nghiêm trọng, nó sẽ dừng lại khi gỗ
khô. Song sự phá hoại đó có thể để lại một số lỗ nhỏ có màu đen trên
gỗ, làm giảm giá trị thương phẩm của gỗ. Có thể sử dụng phương
pháp sấy, hong phơi hoặc ngâm tẩm gỗ trong dung dịch thuốc bảo
quản thích hợp để bảo quản phòng chống côn trùng hại gỗ tươi.
Đối với gỗ khô cũng dễ dàng bị bởi các loại côn trùng hại gỗ
khô (như mối gỗ khô tấn công phá hoại), tuy nhiên chúng chỉ phá
hoại phần gỗ có khối lượng thể tích thấp, có chứa các chất thích hợp
làm thức ăn cho mối. Đối với gỗ trưởng thành có khối lượng thể tích
cao có khả năng phòng chống đối với cả mối đất và thực tế cho thấy
con người đã sử dụng gỗ này làm vật liệu xây dựng rất tốt trong
nhiều thập kỷ. Với những trường hợp sử dụng gỗ ngoài trời hoặc tiếp
xúc với đất cho mục đích sử dụng lâu dài, cần phải tiến hành bảo
quản gỗ bằng thuốc bảo quản thích hợp.
1.2.7. Tình hình sử dụng và nghiên cứu cây Dừa
a. Tình hình sử dụng gỗ Dừa



20

Gỗ Dừa được sử dụng làm vật liệu xây dựng ở nhiều quốc gia, chúng
được dùng làm copha trong xây dựng, làm cột, rui xà, đòn tay… sử dụng cho
các kết cấu cầu cống dạo chơi trên bờ biển. Ngoài ra hiện nay gỗ Dừa cũng
được sử dụng rất phổ biến để làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, bát, chén,
khay…Với những công nghệ hiện đại như hiện nay thì gỗ Dừa còn được sử
dụng làm ván nhân tạo, ván dăm, ván ghép thanh ván sàn, vật liệu cách
âm…Đặc biệt một số bộ phậm khác của cây Dừa còn được sử dụng làm phân
vi sinh, đất sạch trồng hoa, than hoạt tính…Các sản phẩm từ Dừa đóng góp
một phần không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân như các sản phẩm từ dầu Dừa,
các đồ thủ công mỹ nghệ, các loại ván lát sàn, ván nhân tạo
b. Tình hình nghiên cứu
Với diện tích trồng cây Dừa cũng như trữ lượng Dừa rất lớn ở Châu Á
kéo theo lượng cây Dừa lão cần chặt đi để trồng mới cũng rất lớn. Song hiện
nay người ta chỉ sử dụng gỗ Dừa trong hàng mộc như: các chi tiết chịu tải (xà,
dầm), ván lát sàn, cửa sổ và cửa ra vào, tường - vách ngăn, đồ mộc gia dụng,
đồ mỹ nghệ là phổ biến. Ngoài ra Nhật Bản đã nghiên cứu thành công dùng
công nghệ EDS để sấy cả thân cây Dừa, với công nghệ này đã rút ngắn thời
gian sấy xuống còn 1/4 thời gian sấy theo công nghệ thông thường và dung
tích lò sấy có thể tăng gấp 3 lần so với lò sấy hiện nay. Sản phẩm sau sấy này
được dùng như gỗ tròn bình thường dùng làm đồ mộc thông dụng.
Theo nghiên cứu của tác giả Erwinsyah thuộc viện nghiên cứu dầu cọ
của Indonesia họ đã nghiên cứu sử dụng nguyên liệu từ cây thuộc họ Dừa làm
ván cách âm và cách nhiệt sinh thái sau khi đã loại bỏ tuỷ. Tuy vậy các biện
pháp này chỉ được áp dụng ở phạm vi hẹp mà chưa được phổ biến rộng rãi
trên thế giới.
Ở Việt Nam những nghiên cứu về cây Dừa nói chung và sử dụng Dừa nói
riêng còn rất ít.



21

- Năm 2006, Vũ Hà Phương, trong luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu một số tính
chất cấu tạo, hóa học, vật lý, cơ học chủ yếu của phần thân (vùng 4) cây Dừa
và định hướng sử dụng cho ván ghép thanh” Luận văn đã nêu được định
hướng sản xuất ván ghép thanh từ vùng 4 thân cây Dừa. Nhưng đề tài chưa
nghiên cứu về khả năng dán dính của gỗ Dừa, kích thước thanh cơ sở của gỗ
Dừa..
- Năm 2006, Lê Văn Tung “Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tính chất chủ yếu
của phần biên thân cây Dừa và định hướng trong công nghệ bóc”. Luận văn
đã nghiên cứu tính chất cơ học vật lý chủ yếu của phần biên thân cây Dừa.
Nhưng đề tài chưa nghiên cứu định hướng sử dụng trong sản xuất ván ghép
thanh
- Năm 2000-2004, Hoàng Xuân Niên trong luận án tiến sĩ của mình đã nghiên
cứu một số yếu tố công nghệ sản xuất ván dăm từ nguyên liệu xơ Dừa.
- Nghiên cứu sử dụng cọng cây Dừa nước để sản xuất ván dăm của PGS. TS
Nguyễn Trọng Nhân.
- Lực cắt xơ Dừa đã được đề cập trong nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Hữu
Nguyên và TS Hoàng Xuân Niên.
- Nguyễn Việt Chiến (2000) rừng Dừa Bến Tre nguy cơ bị tàn phá bởi côn
trùng nhập khẩu, Báo Thanh niên số 144 (767) ngày 02/6/2000.
- Hải Bằng (1999) giá Dừa lên nhờ xuất khẩu, thời báo kinh tế Việt Nam số
54 thứ 4 ngày 07/7/1999
Về sử dụng: như phân tích ở trên những nghiên cứu cơ bản về cây Dừa là còn
hạn chế vì vậy vấn đề sử dụng gỗ Dừa cũng chưa phát triển.
Ở đồng bằng sông Hồng, khu vực Đông Bắc và Tây Bắc, Dừa chủ yếu vẫn là
cây được dùng làm bóng mát và ăn quả. Gỗ của cây Dừa hầu như không đưa
vào sử dụng.



22

Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều có xưởng chế biến gỗ Dừa, song
quy mô nhỏ. Gỗ Dừa ở đây chủ yếu được chế biến thành các loại ván bóc, các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ dùng trong gia đình và phần lõi xốp mềm thường
bỏ đi. Nhìn chung công nghệ chế biến gỗ Dừa mang tính tập quán cũ, hiệu
quả thấp và gần như chưa có tác động khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả
sử dụng gỗ thân cây Dừa nói riêng và cây Dừa nói chung.
Tóm lại, những nghiên cứu về cây Dừa còn rất hạn chế, chủ yếu là những
nghiên cứu cơ bản để lựa chọn hướng sử dụng có hiệu quả nhất cho loại cây
này. Trong thực tế, chúng ta đã dùng gỗ của cây này để sản xuất ván ghép
thanh phủ mặt (đặc biệt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long) nhưng cũng
chưa công trình nào nghiên cứu về khả năng dán dính gỗ dừa và kích thước
thanh cơ sở của gỗ Dừa
Do đó, tôi tiến hành thực hiện luận văn “ Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ
sản xuất ván ghép thanh lõi đặc, không phủ mặt, dùng cho sản xuất đồ mộc từ
gỗ thân cây Dừa (Cocos nucifera L)”, để góp phần nghiên cứu toàn diện hơn
và sử dụng hiệu quả cho loại gỗ này.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh cho sản xuất đồ
mộc
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định một số yếu tố công nghệ gồm: kích thước thanh cơ sở, khả
năng dán dính giữa các vùng biên và lõi gỗ dừa, và chế độ ép hợp lý khi sản
xuất ván ghép thanh lõi đặc không phủ mặt dùng cho sản xuất đồ mộc từ gỗ
thân cây Dừa;
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu



23

Công nghệ sản xuất ván ghép thanh lõi đặc từ thân cây Dừa, chế độ ép,
khả năng dán dính, kích thước thanh cơ sở khi sản xuất ván ghép thanh lõi
đặc không phủ mặt
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Nguyên liệu
Trong luận văn này chúng tôi nghiên cứu với nguyên liệu là phần biên
của gốc cây Dừa (Cocos nucifera L) được khai thác ở Trảng Bom - Đồng Nai
với độ tuổi 28-30 tuổi để sản xuất ván ghép thanh dạng lõi đặc không phủ
mặt.
b. Chất kết dính
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng keo DYNOKOLL P115A
(preefereTM6552) của hãng DYNEA là một loại keo dán polyvinyl Acetate
(pvac)
c. Sản phẩm
Các mẫu sản phẩm ván ghép thanh lõi đặc không phủ mặt từ gỗ Dừa
dùng cho sản xuất đồ mộc với kích thước chiều dày 19mm
1.4.3.Thiết bị
Dây chuyền công nghệ sản xuất ván ghép thanh của Trung tâm Nghiên
cứu thực nghiệm và chuyển giao công nghệ công nghiệp rừng và trung tâm thí
nghiệm khoa Chế biến Lâm Sản - Trường Đại học Lâm Nghiệp.
1.5. Nội dung
1.5.1. Những tìm hiểu chung
- Tìm hiểu về nguyên liệu và sản phẩm
- Tìm hiểu về ván ghép thanh lõi đặc không phủ mặt
- Tìm hiểu về keo dán trong sản xuất ván ghép thanh
1.5.2.Nghiên cứu khả năng dán dính của gỗ Dừa

Lớp mặt với lớp mặt (Vùng biên – Vùng biên)


24

Lớp mặt với lớp ruột (Vùng biên – Vùng lõi)
Lớp ruột với lớp ruột (Vùng lõi – Vùng lõi)
1.5.3. Xác định kích thước thanh cơ sở
1.5.4. Xác định chế độ ép hợp lý
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Stt
Nội dung nghiên cứu
1 Tìm hiểu về nguyên liệu và sản phẩm
Tìm hiểu về ván ghép thanh lõi đặc
2
không phủ mặt
Tìm hiểu về keo dán trong sản xuất ván
3
ghép thanh
Nghiên cứu khả năng dán dính
+ Lớp mặt với lớp mặt
4
+ Lớp mặt với lớp ruột
+ Lớp ruột với lớp ruột
5 Xác định kích thước thanh cơ sở
6 Xác định chế độ ép hợp lý

Phương pháp nghiên cứu
Lý thuyết + kế thừa


Thực nghiệm đơn yếu tố
Lý thuyết
Thực nghiệm đơn yếu tố


25

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Các yêu cầu của ván ghép thanh
Một trong những nguyên tắc cơ bản của sản xuất ván nhân tạo là sản
phẩm phải ổn định về kích thước theo các phương. Do vậy ván ghép thanh ra
đời nó cũng đáp ứng được các yêu cầu của ván nhân tạo. Sản phẩm thu được
từ ván ghép thanh cũng khá đa dạng vì bản thân ván ghép thanh rất phong
phú, chúng có thể ở dạng tấm rộng, dầm, xà và các sản phẩm định hình khác.
Trong các loại trên thì sản phẩm tấm rộng là phổ biến hơn, vì nó có thể phủ
mặt hoặc không phủ mặt. Với loại phủ mặt thì lõi cũng có nhiều dạng: Dạng
lõi đặc, lõi rỗng. Loại không phủ mặt cũng có nhiều kiểu liên kết như liên kết
mộng, đinh, chốt, keo, ngón.
- Sản phẩm từ các loại ván ghép thanh trên có thể dùng trong sản xuất
đồ mộc, xây dựng, tàu thuyền. Ván ghép thanh dạng tấm rộng thường được
dùng trong sản xuất đồ mộc thông dụng như: Ván ốp trần, ván ốp tường, các
chi tiết dạng tấm phẳng trong sản xuất đồ mộc.
- Trong cùng một tấm ván ghép thanh, hai thanh cạnh nhau phải đối
xứng nhau qua mặt phẳng tiếp xúc giữa hai thanh (nếu ghép xuyên tâm) và
không được đối xứng nhau (nếu ghép tiếp tuyến).
2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng ván ghép thanh
Trong sản xuất ván ghép thanh, chất lượng ván phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố, chúng ta có thể biểu diễn quan hệ này theo một hàm phụ thuộc.
 = f(x,y,z)

Trong đó :

- Hàm mục tiêu chất lượng sản phẩm
x- Tham số thuộc về vật dán

(2.1)


×