Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu lựa chọn một số trò chơi bóng đá nhằm phát triển sức nhanh cho các bé trai, tuổi mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) trường mầm non Xuân Hòa – Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.79 KB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
------------------------------

NGUYỄN THU HIỀN

LỰA CHỌN MỘT SỐ TRÕ CHƠI BÓNG ĐÁ
NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO CÁC
BÉ TRAI (5 - 6 TUỔI) TRƢỜNG MẦM NON
XUÂN HÕA – PHÖC YÊN - VĨNH PHÖC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành học: Giáo dục Mầm non
Cán bộ hƣớng dẫn

TS. LÊ TRƢỜNG SƠN CHẤN HẢI

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Thầy giáo – TS. Lê Trƣờng Sơn
Chấn Hải, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, từ
khâu chọn lựa đề tài đến hoàn chỉnh nội dung chi tiết. Những góp ý vô cùng
quý báu của thầy đã giúp tôi có những hiểu biết sâu sắc hơn về đề tài khóa
luận của tôi.
.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thu Hiền




LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Nguyễn Thu Hiền
Sinh viên lớp K39A GDMN Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2
Tôi xin cam đoan đề tài này là của riêng tôi, kết quả nghiên cứu của đề
tài không trùng với bất cứ đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này tại Trƣờng
Mầm Non Xuân Hòa – Vĩnh Phúc. Toàn bộ những vấn đề đƣợc đƣa ra bàn
luận, nghiên cứu là những vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết và đúng thực tế
của trƣờng Mầm Non Xuân Hòa.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thu Hiền


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Giải thích từ viết tắt

ĐC

Đối chứng

GDMN

Giáo dục mầm non


GDTC

GDTC

GVMN

Giáo viên mầm non

GV

Giáo viên

GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

NXB

Nhà xuất bản

STT

Số thứ tự

TCVĐ

Trò chơi vận động

TN


Thực nghiệm

TDTT

Thể dục thể thao

VĐV

Vận động viên


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 4
1.1. Cơ sở xác định hƣớng nghiên cứu của đề tài ............................................. 4
1.1.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác GDTC cho trẻ
mầm non ............................................................................................................ 4
1.1.2. Cơ sở khoa học của lý luận GDTC cho trẻ em lứa tuổi mầm non .......... 5
1.2. GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân ................................................. 9
1.2.1. Vị trí, vai trò của GDMN ........................................................................ 9
1.2.2. Mục tiêu của GDMN............................................................................. 10
1.3. GDTC ở trƣờng mầm non ........................................................................ 12
1.3.1. Vị trí và vai trò của môn GDTC đối với việc phát triển thể chất cho trẻ
mầm non .......................................................................................................... 12
1.3.2. Nhiệm vụ GDTC cho trẻ em lứa tuổi mầm non.................................... 13
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn.............................................. 16
1.4.1. Đặc điểm tâm lý .................................................................................... 16
1.4.2. Đặc điểm sinh lý.................................................................................... 17
1.5. Vị trí, vai trò của trò chơi bóng đá trong quá trình phát triển thể chất cho

trẻ mầm non ..................................................................................................... 18
1.6. Cơ sở giáo dục sức nhanh ........................................................................ 19
1.6.1. Khái niệm và các hình thức biểu hiện của sức nhanh ........................... 19
1.6.2. Phƣơng pháp giáo dục sức nhanh phản ứng vận động.......................... 20
Chƣơng 2. NHIỆM VỤ, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 21
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 21
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 21


2.2.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ......................................... 21
2.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn........................................................................ 21
2.2.3. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm............................................................. 22
2.2.4. Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm............................................................. 22
2.2.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm...................................................... 22
2.2.6. Phƣơng pháp toán học thống kê ............................................................ 23
2.3. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 23
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 23
2.3.2. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 24
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 24
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 25
3.1. Đánh giá thực trạng tổ chức GDTC và việc sử dụng trò chơi bóng đá
nhằm phát triển sức nhanh cho bé trai (5 - 6 tuổi) trƣờng mầm non Xuân
Hòa – Phúc yên – Vĩnh Phúc.......................................................................... 25
3.1.1. Thực trạng công tác GDTC trƣờng Mầm non Xuân Hòa ..................... 25
3.1.2. Thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên trƣờng mầm non Xuân Hòa .... 26
3.1.3. Thực trạng năng lực giảng dạy môn Thể dục của giáo viên ở trƣờng
mầm non Xuân Hòa ........................................................................................ 27
3.1.4. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động GDTC cho trẻ
trƣờng mầm non Xuân Hòa ............................................................................. 29

3.1.5. Thực trạng việc sử dụng TCVĐ nhằm phát triển sức nhanh cho trẻ mẫu
giáo lớn (5 - 6 tuổi) trƣờng Mầm non Xuân Hòa .............................................. 30
3.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các trò chơi bóng đá nhằm phát triển sức
nhanh cho các bé trai (5 - 6 tuổi) trƣờng mầm non Xuân Hòa – Phúc Yên –
Vĩnh Phúc ........................................................................................................ 33
3.2.1. Lựa chọn một số trò chơi bóng đá nhằm phát triển sức nhanh cho bé trai
tuổi mẫu giáo lớn trƣờng mầm non Xuân Hòa ............................................... 33


3.2.2. Lựa chọn test đánh giá sức nhanh cho bé trai tuổi mẫu giáo lớn trƣờng
mầm non Xuân Hòa ........................................................................................ 37
3.2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các trò chơi đã chọn nhằm phát triển
sức nhanh cho bé trai (5 - 6 tuổi) trƣờng mầm non Xuân Hòa ....................... 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên trong trƣờng mầm non Xuân Hòa
(n=39) .............................................................................................. 26
Bảng 3.2: Nhận thức của giáo viên trong trƣờng mầm non Xuân Hòa về
môn học Thể dục trong quá trình dạy học môn thể dục ở bậc
Mầm non (n=39) ............................................................................. 27
Bảng 3.3: Tự đánh giá về năng lực dạy học môn học Thể dục của các
giáo viên trƣờng mầm non Xuân Hòa (n=39)................................. 28
Bảng 3.4: Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian trƣờng mầm non
Xuân Hòa (n=39) ............................................................................ 30
Bảng 3.5: Kết quả phỏng vấn giáo viên về lựa chọn một số trò chơi bóng
đá nhằm phát triển sức nhanh cho các bé trai (5-6 tuổi) trƣờng
mầm non Xuân Hòa (n=20) ............................................................ 33

Bảng 3.6: Bảng phỏng vấn mức độ ƣu tiên test kiểm tra đánh giá sức
nhanh cho các bé trai (5-6 tuổi) trƣờng mầm non Xuân Hòa
(n=20) .............................................................................................. 37
Bảng 3.7: Tiến trình giảng dạy trò chơi bóng đá nhằm phát triển sức
nhanh cho các bé trai (5-6 tuổi) trƣờng mầm non Xuân Hòa. ........ 40
Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra trƣớc TN của 2 nhóm ĐC và TN (nA=nB=15) .... 39
Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra sau TN của 2 nhóm ĐC và TN (nA=nB=15) ....... 41
Biểu đồ 1: Thành tích chạy 8m của 2 nhóm ĐC trƣớc và sau TN .................. 42
Biểu đồ 2: Thành tích chạy cắm cờ của 2 nhóm ĐC trƣớc và sau TN ........... 43
Biểu đồ 3: Thành tích chạy zích zắc của 2 nhóm ĐC trƣớc và sau TN ............. 43


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Một quốc gia có nền giáo dục phát triển là một quốc gia có nền kinh tế
phát triển hùng mạnh. Vì vậy, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển,
đảm bảo xây dựng một thế hệ kế tiếp có đầy đủ những phẩm chất về tri thức,
năng lực, trình độ để phục vụ cho đất nƣớc. Tại Đại hội Đảng toàn quốc khóa
IX đã xác định: “GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là một
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nƣớc, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời” [3]. Vì vậy
hiện nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội đặc
biệt là GDMN.
Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của
mỗi gia đình, là tƣơng lai của đất nƣớc, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo
dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con ngƣời
mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì một tƣơng lai tƣơi sáng, trẻ em sẽ trở
thành chủ nhân hữu ích của tƣơng lai thì ngay từ tuổi thơ ấu trẻ phải đƣợc
hƣởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: đức, trí, thể,
mĩ. Vì vậy, chăm sóc – giáo dục trẻ em đặc biệt là GDTC ngay từ những năm

tháng đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dƣỡng thế hệ trẻ
trở thành những con ngƣời tƣơng lai của đất nƣớc.
Ở lứa tuổi này cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và
hoàn thiện dần, vì cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân
đối và trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu nhƣ đƣợc chăm sóc một cách hợp lý.
Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học giáo
dục là tìm kiếm phƣơng pháp giáo dục trẻ để đạt hiệu quả cao, giúp trẻ phát
triển toàn diện cả nhân cách, thể chất và tinh thần. Trong đó phƣơng pháp


2
“Học mà chơi, chơi mà học” đƣợc áp dụng rộng rãi, thông qua các trò chơi
đơn giản, hấp dẫn và lí thú mang đến cho trẻ những cảm nhận mới về thế giới
xung quanh, kích thích tính tò mò khám phá, làm phát triển năng lực quan sát,
năng lực tƣ duy, khả năng vận động, tính chủ động, tự tin trong giao tiếp với
mọi ngƣời xung quanh.
Để thực hiện GDTC có hiệu quả cần có các phƣơng tiện, trong đó trò
chơi vận động là một phƣơng tiện tạo đƣợc hƣng phấn, giúp trẻ giải quyết
đƣợc nhiệm vụ vận động một cách hiệu quả nhất. Trò chơi vận động đƣợc coi
là phƣơng tiện dạy học tích cực, gây hứng thú và thu hút đƣợc sự ham thích,
tham gia nhiệt tình của trẻ.
Ở trƣờng mầm non có rất nhiều các trò chơi vận động, trong đó trò chơi
bóng đá là môn thể thao rất hấp dẫn đƣợc nhiều trẻ ham thích và say mê. Vấn
đề đặt ra là để các cháu chơi với bóng một cách tự nhiên theo bản năng, theo
sự bắt chƣớc của ngƣời khác hay có sự hƣớng dẫn, định hƣớng của ngƣời lớn,
trong đó các cô giáo là trung tâm. Dựa vào lòng ham thích chơi với bóng của
các cháu, qua thực tiễn chúng tôi nhận thấy cần thiết phải tổ chức hƣớng dẫn
cho các cháu chơi và tập với bóng nhƣ thế nào nhằm phát triển các năng lực
vận động cơ bản, tự nhiên của con ngƣời nhƣ: đi, đứng, chạy, nhảy, bò, trƣờn,

vƣợt chƣớng ngại vật… Các bài tập và trò chơi với bóng nhằm phát triển
không những thể chất cho các cháu về mặt sinh học và chức năng mà còn giáo
dục các phẩm chất tâm lý lành mạnh nâng cao năng lực vận động và một số
kỹ năng đơn giản, biết điều khiển quả bóng bằng tay, bằng chân theo ý muốn.
Những phẩm chất trên là rất cần thiết và là cơ sở để sau này định hƣớng cho
các cháu ham thích, chơi bóng đá.
* Lịch sử nghiên cứu
Bàn về vấn đề trò chơi bóng đá cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) có rất
nhiều tác giả đề cập đến nhƣ:


3
1. Đánh giá hiệu quả sử dụng trò chơi bóng đá trong phát triển sức bền
cho trẻ 5 - 6 tuổi trƣờng mầm non Hùng Vƣơng – Phúc Yên [9]
2. Lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức nhanh cho
trẻ mẫu giáo lớn trƣờng mầm non Vĩnh Sơn – Vĩnh Tƣờng – Vĩnh Phúc [14]
Nhƣ vậy có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề trò chơi bóng đá cho
trẻ em lứa tuổi mầm non nhƣng chƣa có ai nghiên cứu đề tài “Lựa chọn một
số trò chơi bóng đá nhằm phát triển sức nhanh cho các bé trai (5 - 6 tuổi)
trường mầm non Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc”.
Xuất phát từ thực trạng, tầm quan trọng của GDTC nói chung và vai trò
của trò chơi bóng đá nhằm phát triển sức nhanh cho bé trai nói riêng, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn một số trò chơi bóng
đá nhằm phát triển sức nhanh cho các bé trai, tuổi mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
trường mầm non Xuân Hòa – Vĩnh Phúc”.
* Mục đích nghiên cứu.
Lựa chọn và áp dụng một số trò chơi bóng đá phù hợp với lứa tuổi
nhằm phát triển sức nhanh cho các bé trai (5 - 6 tuổi) trƣờng mầm non Xuân
Hòa. Giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất.
* Giả thuyết khoa học.

Thực tế cho thấy việc phát triển các tố chất sức nhanh cho trẻ thông qua
các TCVĐ chƣa tốt. Với đề tài tiến hành nghiên cứu, việc áp dụng trò chơi
bóng đá sẽ đem lại hiệu quả cao trong phát triển sức nhanh cho trẻ. Nếu trò
chơi bóng đá đƣợc tổ chức một cách hợp lí thì không chỉ phát triển cho các bé
trai (5 - 6 tuổi) trƣờng mầm non Xuân Hòa mà còn cho tất cả trẻ ở các trƣờng
khác.


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở xác định hƣớng nghiên cứu của đề tài
1.1.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC cho trẻ
mầm non
“GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời”. Đây là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là lực
lƣợng nòng cốt, có vai trò quan trọng [3].
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) đã chỉ rõ: “… Cần
đẩy mạnh phong trào Thể dục, thể thao có tính quần chúng rộng lớn trong cả
nƣớc, trƣớc hết là ở cơ sở, nhằm thiết thực phục vụ sản xuất, công tác và học
tập, phục vụ quốc phòng, góp phần xây dựng con ngƣời mới và nếp sống mới”.
Ngày 11 tháng 01 năm 1979, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 14 –
NQ/TW về cải cách giáo dục, trong đó nhấn mạnh: …Chăm lo xây dựng thói
quen giữ gìn vệ sinh và rèn luyện thân thể của học sinh, đẩy mạnh các hoạt
động Thể dục, thể thao, nâng cao chất lƣợng luyện tập quân sự, chuẩn bị tốt
cho học sinh về ý thức và năng lực sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc [4].
Luật thể dục, thể thao 2006 đƣợc ủy ban Thƣờng vụ quốc hội thông qua
năm 2006 quy định: “Nhà nước coi trọng thể dục thể thao trong trường học

nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhi
đồng. GDTC là nội dung giáo dục bắt buộc đối với học sinh, sinh viên được
thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học. Thể dục
thể thao trường học bao gồm việc tiến hành chương trình GDTC bắt buộc và
tổ chức thể dục thể thao ngoại khóa cho người học. Nhà nước khuyến khích


5
đào tạo và tạo điều kiện cho học sinh tập luyện thể dục thể thao phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi và điều kiện từng nơi. GDTC là bộ phận quan trọng để thực
hiện nguyên tắc giáo dục toàn diện góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa [10].
Quan niệm giáo dục hiện đại và tiến bộ nhấn mạnh rằng, cùng với việc
chăm lo nuôi dƣỡng, bảo vệ sức khỏe của trẻ, ngƣời lớn cần phải nhạy cảm và
đón nhận thỏa mãn nhu cầu phát triển của trẻ, làm nảy sinh nhu cầu mới, từng
bƣớc hoàn thiện và phát triển nhân cách trẻ. Vì vậy, chăm sóc từ những năm
đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức ý nghĩa và vô cùng quan trọng
trong sự nghiệp chăm lo đào tạo bồi dƣỡng thế hệ trẻ trở thành chủ nhân của
đất nƣớc.
“Việc chăm sóc giáo dục mầm non phải thực hiện, gắn kết chặt chẽ giữa
nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Coi trọng và nâng cao công tác tuyên truyền,
phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục cho các bậc phụ huynh cha mẹ của trẻ
nhằm thực hiện đa dạng hóa phƣơng thức chăm sóc giáo dục trẻ em” [1].
Con ngƣời cần đƣợc nâng cao giáo dục đào tạo một cách có hệ thống
ngay từ khi bƣớc những bƣớc chập chững đầu tiên trong những điều kiện phát
triển giáo dục có tổ chức một cách đặc biệt, thì khả năng tiềm tàng to lớn của
trẻ sẽ đƣợc bộc lộ, do đó hình thành nhân cách cho trẻ sẽ thu đƣợc những
công trình to lớn.
1.1.2. Cơ sở khoa học của lý luận GDTC cho trẻ em lứa tuổi mầm non

1.1.2.1. Cơ sở xã hội
 Cơ sở tƣ tƣởng
Các nhà lý luận giáo dục duy tâm cho rằng: GDTC là bản tính hay nhu
cầu bản năng của con ngƣời giống nhƣ các sinh vật khác, GDTC mang tính
chất bẩm sinh của con ngƣời cũng tƣơng tự nhƣ “sự giáo dục” – bắt chƣớc


6
của loài vật nhƣ đi, chạy, nhảy,… Với lập luận này, trên thực tế họ đã phủ
nhận vai trò của lao động và tƣ duy – một hiện tƣợng mới về chất đã làm cho
con ngƣời khác biệt với các loài vật. Theo họ, thực tiễn của hình thức giáo
dục này nhằm thỏa mãn những yêu cầu bản năng nào đó và hầu nhƣ không có
liên quan đến yêu cầu xã hội. Do đó, họ đã phủ nhận mối quan hệ chặt chẽ
giữa xã hội và giáo dục và cả nội dung của giáo dục.
Các nhà lý luận giáo dục duy vật cho rằng: GDTC là một hiện tƣợng xã
hội – là phƣơng tiện phục vụ xã hội, chủ yếu nhằm nâng cao thể chất, đồng
thời tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tinh thần của con ngƣời. Họ khẳng
định rằng, chỉ khi nào con ngƣời tự giác tập luyện các bài tập thể chất, nhằm
phát triển cơ thể của bản thân để chuẩn bị cho những hoạt động nhất định thì
lúc đó mới có GDTC thật sự.
Các tƣ tƣởng tiến bộ về giáo dục toàn diện con ngƣời, đó là con ngƣời
phải đƣợc phát triển hài hòa giữa thể chất và tinh thần đã xuất hiện trong kho
tàng văn hóa chung của xã hội loài ngƣời từ nhiều thế kỷ trƣớc đây.
Từ nhà triết học cổ đại Hy Lạp Aristôt 384 – 322 trƣớc công nguyên,
những ngƣời theo chủ nghĩa nhân đạo thời Phục Hƣng nhƣ Moongtenhơ (1533322), những ngƣời theo Chủ nghĩa xã hội không tƣởng nhƣ: Saint – Simon
(1760 – 1825), Roober Owen (1771 – 1858), đến những nhà bá học và giáo dục
nổi tiếng của Nga nhƣ: K.Đ.Usinxki (1824 – 1870), M.V.Lômônôxôp (1722 –
1765), P.Ph Lexgáp (1873 – 1909) và nhiều ngƣời khác nữa, đã phát triển, bảo
vệ tƣ tƣởng của học thuyết và phát triển hào hòa giữa năng lực thể chất và tinh
thần của con ngƣời.

Trên cơ sở nghiên cứu một cách sâu sắc các quy luật khách quan của sự
phát triển xã hội C.Mác và Ănghen đã chứng minh sự phụ thuộc của giáo dục
vào điều kiện vật chất, khám phá bản chất xã hội và giai cấp của giáo dục.
C.Mác nhấn mạnh rằng: “Giáo dục trong tương lai sẽ kết hợp lao động sản


7
xuất với trí dục và thể dục, đó không những là biện pháp để tăng thêm sức
sản xuất của xã hội, mà còn là biện pháp duy nhất để đào tạo con người phát
triển toàn diện” [1].
GDTC cho trẻ mầm non là cơ sở phát triển toàn diện, rèn luyện cơ thể,
hình thành những thói quen vận động cần thiết cho cuộc sống.
Nhƣ vậy, luận điểm về tính tất yếu của sự phát triển toàn diện về thể
chất và tinh thần, luận điểm về sự thống nhất giữa các mặt giáo dục đức, trí,
thể, mĩ và lao động trong học thuyết của Mác và sau này ngƣời kế tục là
V.I.Lênin đã trang bị cho lý luận GDTC phƣơng pháp nhận thức và cho phép
nghiên cứu sâu sắc những quy luật sƣ phạm trong quá trình GDTC cho con
ngƣời nói chung, cho trẻ mầm non nói riêng.
 Cơ sở tâm lý học
Dựa vào lý thuyết hoạt động, các đặc điểm tâm lý lứa tuổi, các trạng
thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý của trẻ em, các nhà giáo dục thiết kế hệ
thống phƣơng pháp GDTC phù hợp với trẻ em.
Bởi ở mỗi độ tuổi có đặc điểm khác nhau vì vậy đối với từng lứa tuổi
nên có hệ thống bài tập thể chất phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng trẻ.
Qua đó trẻ có thể phát triển vận động một cách cân đối, hài hòa góp phần phát
triển toàn diện cơ thể trẻ.
 Cơ sở giáo dục học.
Dựa vào kiến thức về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục trẻ em, những quan
điểm cơ bản, các nguyên tắc xây dựng chƣơng trình chăm sóc và giáo dục,
các phƣơng pháp, hình thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ, trong đó GDTC là

một bộ phận của phát triển giáo dục toàn diện.
Mối quan hệ giữa GDTC với quan hệ xã hội
Các môn khoa học xã hội nghiên cứu những quy luật xã hội của sự phát
triển GDTC, lịch sử và tổ chức GDTC.


8
Những môn khoa học thuộc nhóm này bao gồm: Lịch sử, Tâm lý học,
Giáo dục học, Lí luận và phƣơng pháp giáo dục của các môn Thể dục, thể
thao.
Lịch sử Thể dục thể thao nghiên cứu sự phát sinh, quá trình phát triển
Thể dục, thể thao.
Tâm lý học Thể dục thể thao nghiên cứu những đặc điểm tâm lý, những
biến đổi về tâm lý con ngƣời do ảnh hƣởng của hoạt động này.
Giáo dục học Thể dục thể thao nghiên cứu quá trình giáo dục trong hoạt
động Thể dục, thể thao và mối liên hệ của hoạt động này với các mặt giáo dục
toàn diện.
Lí luận và phƣơng pháp Thể dục thể thao nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ
sở thực tiễn của quá trình GDTC với các lứa tuổi
1.1.2.2. Cơ sở khoa học tự nhiên
Cơ sở khoa học tự nhiên của GDTC là toàn bộ các môn khoa học mà
nhiệm vụ của nó là nghiên cứu những quá trình phát triển sinh học của con
ngƣời. Những kiến thức khoa học này đƣợc xây dựng trên cơ sở học thuyết
của các nhà sinh học vĩ đại nhƣ: I.M.Xêtrênnốp (1829 – 1905), I.P.Paplốp
(1849 – 1936) và những ngƣời kế tục. Các học thuyết đó bao gồm: Học thuyết
về sự thống nhất giữa cơ thể và môi trƣờng; học thuyết về mối liên hệ thần
kinh tạm thời của các phản xạ có điều kiện và sự hình thành định hình động
lực; học thuyết về hoạt động thần kinh cao cấp.
Ngoài ra, còn có sơ sở về tổ chức của GDTC. Cơ cấu tổ chức của hệ
thống GDTC dựa trên cơ sở về tổ chức nhà nƣớc, các tổ chức xã hội và tƣ

nhân. Các tổ chức này có nhiệm vụ chỉ đạo hƣớng dẫn mọi ngƣời thực hiện
đƣờng lối, quan điểm và nhiệm vụ GDTC. Bên cạnh đó còn có hệ thống các
trƣờng Thể dục thể thao, câu lạc bộ Thể dục thể thao nhà nƣớc và tƣ nhân, các
đội huấn luyện, đội ngũ các bộ, giáo viên Thể dục thể thao để trực tiếp đào


9
tạo, hƣớng dẫn giảng dạy Thể dục thể thao từ mầm non đến đại học, …chỉ
đạo phong trào Thể dục thể thao quần chúng.
Hình thành những Liên đoàn, Hiệp hội nhƣ Liên đoàn bóng đá, Hiệp
hội võ vật, điền kinh, bóng chuyền,… nhằm thu hút đông đảo nhân dân lao
động tập luyện, phát triển phong trào Thể dục thể thao.
1.2. GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân
GDMN là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí
quan trọng trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực con ngƣời, nhà giáo
dục học ngƣời Nga đã viết: “Những cơ sở căn bản của việc giáo dục trẻ đã
đƣợc hình thành trƣớc tuổi lên năm. Những điều dạy trẻ trong thời kì đó,
chiếm 90% tiến trình giáo dục trẻ về sau, việc giáo dục đào tạo con ngƣời vẫn
tiếp tục, nhƣng lúc đó là bắt đầu nếm quả, cùng những nụ hoa đã đƣợc vun
trồng trong năm đầu tiên” [1]. Điều đó cho thấy rằng: Việc nuôi dạy “con
ngƣời” bắt đầu từ những năm đầu tiên của cuộc sống là hết sức quan trọng và
có ý nghĩa lớn lao về nhân văn xã hội và kinh tế, nhƣng lại vô cùng vất vả và
khó khăn.
1.2.1. Vị trí, vai trò của GDMN
GDMN là cốt lõi, là trọng tâm của chiến lƣợc trồng ngƣời. Phát triển
giáo dục là nền tảng để tạo ra những nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, là
động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Bởi vậy
Đảng ta đã khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong đó GDMN là
một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân, có vị trí rất quan
trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của đất nƣớc.

GDMN là giai đoạn mở đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách trẻ em, thời kỳ mầm non còn đƣợc gọi là thời kỳ vàng của
cuộc đời. Sự phát triển của trẻ em trong thời kì này rất đặc biệt, chúng hồn


10
nhiên non nớt, buồn vui, khóc cƣời theo ý thích. Những gì trẻ em đƣợc học,
đƣợc trang bị ở trƣờng mầm non có thể sẽ là dấu ấn theo trẻ suốt cuộc đời.
Và hiện nay GDMN đã trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với mọi
quốc gia. Có đến 160 nƣớc và các tổ chức quốc tế đã cam kết coi GDMN là
một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi ngƣời. Thụy Điển coi giai
đoạn mầm non là “Thời kì vàng của cuộc đời” và thực hiện chính sách:
Trƣờng mầm non là trƣờng tự nguyện do chính quyền địa phƣơng quản lý, trẻ
5 tuổi có thể theo học không mất tiền, 3 tiếng/ngày. Ở New Zealand, Chính
phủ hỗ trợ cho các loại trƣờng GDMN dựa trên kết quả hoạt động mà các cơ
sở đó đã đạt đƣợc. Điều kiện đƣợc nhận hỗ trợ là cơ sở GDMN phải đáp ứng
đƣợc các Chuẩn do Bộ Giáo dục đƣa ra. Chính phủ hỗ trợ 50% chi phí hoạt
động của các cơ sở GDMN không phân biệt cơ sở công lập hay tƣ thục. Phần
còn lại do cha mẹ đóng góp. Các gia đình khó khăn về thu nhập hoặc có con ở
tuổi mầm non bị khuyết tật có thể làm đơn xin miễn đóng góp. Luật hệ thống
giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận GDMN là giai đoạn tiền đề cho hệ
thống giáo dục cơ bản. Luật giáo dục của Thái Lan nhấn mạnh gia đình và
Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với GDMN nhằm thực hiện Công
ƣớc quốc tế về quyền trẻ em. Còn ở Việt Nam việc chăm lo phát triển GDMN
đã trở thành trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi
gia đình và toàn xã hội dƣới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, mọi cá nhân và toàn xã hội không thẻ không thừa nhận tầm quan
trọng và tích cực của GDMN đối với sự phát triển của đất nƣớc.
1.2.2. Mục tiêu của GDMN
Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí

tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ vào học lớp một.
1.2.3. Chương trình GDMN


11
Chƣơng trình GDMN thể hiện mục tiêu GDMN; cụ thể hóa các yêu cầu
nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từng độ tuổi; quy định việc tổ chức
các hoạt động nhằm tạ điều kiện để trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ, hƣớng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi
mầm non.
Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT ban hành chƣơng trình GDMN trên cơ sở thẩm
định của Hội đồng quốc gia thẩm định chƣơng trình GDMN.
1.2.4. Yêu cầu về nội dung, phương pháp GDMN
1.2.4.1. Yêu cầu về nội dung GDMN
- Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát
triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ,
mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống
hiện thực.
- Phù hợp với sự phát triển tâm lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dƣỡng,
chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh,
nhanh nhẹn; cung cấp kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi.
1.2.4.2. Yêu cầu về phương pháp GDMN
- Đối với giáo dục nhà trẻ, phƣơng pháp giáo dục phải chú trọng giao
tiếp thƣờng xuyên, thể hiện sự yêu thƣơng và tạo sự gắn bó của ngƣời lớn với
trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phƣơng pháp giáo dục phù hợp,
tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận
lợi cho trẻ đƣợc tích cực hoạt động giao lƣu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và
vui chơi, kích thích sự phát triển của các giác quan và các chức năng tâm –
sinh lý; tạo môi trƣờng giáo dục gần gũi.

- Đối với giáo dục mẫu giáo phƣơng pháp giáo dục phải tạo điều kiện
cho trẻ đƣợc trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trƣờng xung quanh dƣới


12
nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phƣơng
châm “chơi mà học, học bằng chơi”.
1.3. GDTC ở trƣờng mầm non
1.3.1. Vị trí và vai trò của môn GDTC đối với việc phát triển thể chất cho trẻ
mầm non
Bậc học mầm non có vai trò quan trọng trong việc GDTC, tinh thần của
trẻ em, là bƣớc khởi đầu để các em làm quen với thế giới xung quanh và hình
thành nhân cách.
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc đã có chính sách cụ thể nhằm
phát triển GDMN nhƣ: Đầu tƣ xây dựng trƣờng lớp, cơ sở vật chất; đổi mới
phƣơng pháp giảng dạy; cải tiến chế độ tiền lƣơng đối với GVMN; “xã hội
hóa” GDMN,…
Nhìn chung, ngành GDMN ở các địa phƣơng trong cả nƣớc đã có
những chuyển biến tích cực: tỷ lệ trẻ em đến lớp tăng; cơ sở trƣờng lớp ngày
càng khang trang; đội ngũ GVMN đƣợc bổ sung về số lƣợng và từng bƣớc
đƣợc nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Tuy đƣợc đầu tƣ về cơ sở vật chất, trang thiết bị tƣơng đối đồng bộ,
nhƣng chất lƣợng dạy và học ở bậc mầm non tại các địa phƣơng còn nhiều bất
cập. Tại các thành phố, bên cạnh trƣờng công lập, xuất hiện nhiều trƣờng
mầm non dân lập, tƣ thục. Còn ở các làng quê, số trƣờng lớp rất thƣa vắng,
thiếu giáo viên.
Chất lƣợng GDTC cũng không đồng đều, thậm chí nhiều trƣờng mầm
non tƣ thục có phƣơng pháp chăm sóc trẻ tốt hơn trƣờng công lập. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đời sống của GVMN công
lập, nhất là ở nông thôn, miền núi, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. So với

những giáo viên ở các bậc học khác, công việc của GVMN khá bận rộn.


13
Ngoài việc hƣớng dẫn, dạy dỗ các em, GVMN còn phải thực hiện các công
việc chăm sóc, nuôi dƣỡng các em.
GDTC không chỉ tác động tích cực đến quá trình phát triển và hoàn
thiện thể chất mà còn góp phần quan trọng phát triển các phẩm chất đạo đức
nhân cách và những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống học tập và lao động.
Để nâng cao chất lƣợng GDTC, cần đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và
quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề. Chính sách
đối với GVMN cần đƣợc chỉnh sửa phù hợp hơn nữa, ƣu tiên giáo viên mầm
non làm việc tại vùng nông thôn và vùng khó khăn.
Ở độ tuổi mầm non cơ thể trẻ phát triển nhanh, nhƣng sức đề kháng
yếu, các cơ quan đang phát triển chƣa hoàn thiện. Vì vậy, giai đoạn này
GDTC có nhiệm vụ vô cùng quan trọng: bảo vệ tăng cƣờng sức khỏe nhằm
đảm bảo sự phát triển toàn diện ngay từ những tháng năm đầu của cuộc đời.
Sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ em luôn theo những quy luật nhất
định, do đó việc lựa chọn và áp dụng những bài tập rèn luyện thể lực cần
đƣợc quan tâm đặc biệt.
Qua những đăc điểm trên đây ta có thể thấy rằng hoạt động TDTT là
một hoạt động không thể thiếu đƣợc trong sự phát triển vận động cơ bản của
trẻ. Tập luyện TDTT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc gìn giữ tăng
cƣờng sức khỏe, đồng thời GDTC có tác dụng rèn luyện trẻ một cách toàn
diện cả về mặt thể chất và tinh thần.
1.3.2. Nhiệm vụ GDTC cho trẻ em lứa tuổi mầm non
GDTC cho trẻ mầm non là một trong những bộ phận quan trọng của
giáo dục toàn diện cho trẻ và tạo ra những điều kiện thuận lợi trong quá trình
giáo dục trẻ.
Để thực hiện mục tiêu GDMN là chuẩn bị tiền đề quan trọng đảm bảo

những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục thì GDTC
trong trƣờng mầm non cần thực hiện những nhiệm vụ sau:


14
1.3.2.1. Bảo vệ và tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa của trẻ
- Rèn luyện cơ thể, nâng cao tính miễn dịch đối với các loại bệnh trẻ
thƣờng mắc phải, đảm bảo sự tăng trƣởng, phát triển đúng lúc và hoàn chỉnh
của trẻ. Giúp trẻ có trạng thái hoạt động cân bằng, có trạng thái tâm lý vui
tƣơi, ngăn ngừa sự mệt mỏi cho hệ thần kinh.
- Cần đảm bảo chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt (học tập, ăn ngủ, vận
động) hợp lý, phù hợp với từng độ tuổi, từng đối tƣợng trẻ. Bên cạnh đó, phải
tích cực phòng bệnh cho trẻ, tiêm cho trẻ đúng đủ loại vắc – xin theo quy định
của bộ y tế. Cần làm tốt công tác vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh quần áo, thân
thể sạch sẽ, đảm bảo sự luân phiên hoạt động nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo trạng
thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể trẻ phát triển tốt.
- Tổ chức cho trẻ vận động, rèn luyện sức khỏe cho trẻ một cách hợp lý
nhằm nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho trẻ, giúp cơ thể phát triển một
cách cân đối hoàn chỉnh, tăng cƣờng khả năng hoạt động, sự định hƣớng
không gian và sự thích ứng của trẻ với sự thay đổi của thời tiết xung quanh,
tăng cƣờng khả năng miễn dịch cho trẻ.
1.3.2.2. Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những tố chất thể lực
- Cùng với việc bảo vệ tính mạng và tăng cƣờng sức khỏe, đảm bảo sự
tăng trƣởng hài hòa của trẻ thì chúng ta cần hình thành, phát triển và hoàn
thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản nhƣ: đi, chạy, nhảy, leo chèo, ném,
trƣờn… Rèn luyện kĩ năng phối hợp cảm giác với vận động, phối hợp các vận
động của các bộ phận cơ thể với nhau nhƣ: đầu, thân mình, chân, tay, năng
lực định hƣớng trong vận động nhƣ: trái, phải, trƣớc, sau, để vận động của trẻ
đƣợc nhanh nhạy, chính xác.
- Tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động đồng thời rèn

luyện những phẩm chất vận động cho trẻ, dần hoàn thiện các động tác để
động tác trở lên nhanh nhạy, chính xác, linh hoạt, gọn gàng, dẻo dai, không


15
còn những động tác thừa nhƣ nghẹo cổ, thè lƣỡi, xô ngƣời về phía trƣớc hay
phía sau khi không cần thiết. Trẻ biết thực hiện các bài tập vận động một
cách hợp lý trong các điều kiện khác nhau và biết kết hợp các bài tập vận
động đã học khác.
1.3.2.3. Giáo dục nếp sống, có thói quen và các kỹ năng giữ gìn vệ sinh
- Thói quen thƣờng để chỉ những hành động của cá nhân đƣợc diễn ra
trong những điều kiện ổn định về thời gian, không gian và quan hệ xã hội nhất
định. Thói quen có nội dung tâm lý ổn định và thƣờng gắn với các nhu cầu cá
nhân. Khi đã trở thành thói quen, mọi hoạt động tâm lý trở nên ổn định, cân
bằng và khó loại bỏ.
- Giáo dục cho trẻ nếp sống có giờ giấc, rèn luyện thói quen ăn, ngủ,
thức đúng giờ và dễ dàng thích nghi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động
khác. Thói quen này giúp đƣa trẻ vào nề nếp, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, có
khả năng làm việc cao hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển thể chất diễn ra
bình thƣờng và sức khỏe của trẻ đƣợc củng cố.
- Rèn luyện các kỹ năng, giữ gìn vệ sinh có ý nghĩa vô cùng to lớn đối
với việc bảo vệ sức khỏe cà tăng cƣờng thể lực. Bởi khi trẻ biết vệ sinh thân
thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh quần áo vè môi trƣờng xung quanh sẽ tăng
cƣờng khả năng miễn dịch cho trẻ, giúp ngăn chặn những ảnh hƣởng xấu từ
môi trƣờng xung quanh đến trẻ. Tuy nhiên, khả năng nhận thức cũng nhƣ vận
động của trẻ còn hạn chế nên chúng ta cần hình thành, rèn luyện những thói
quen đó một cách tỉ mỉ, kiên trì trong thời gian dài để thói quen đƣợc củng cố
ổn định.



16
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn
1.4.1. Đặc điểm tâm lý
Sự phát triển ngôn ngữ: Trẻ có khả năng phát âm tƣơng đối chuẩn tiếng
mẹ đẻ kể cả những âm khó. Biết sử dụng ngữ điệu phù hợp với nội dung giao
tiếp hay nội dung câu chuyện trẻ kể cho ngƣời khác nghe. Vốn từ của trẻ tăng
lên nhanh chóng và phong phú. Ngôn ngữ mạch lạc phát triển mạnh: Ở lứa tuổi
này trẻ có nhu cầu giải thích cho bạn hiểu về chủ đề chơi, nội dung chơi, phân
vai chơi, chọn đồ chơi. Đặc biệt, trong các trò chơi có luật. Bên cạnh đó trẻ có
nhu cầu giải thích những điều cho ngƣời lớn hiểu. Để có đƣợc ngô ngữ mạch
lạc đòi hỏi trẻ phải đạt đến một tƣ duy nhất định: Tƣ duy trực quan – sơ đồ.
Ý thức về cái tôi phát triển mạnh: Trẻ hiểu đƣợc mình là nhƣ thế nào,
có phẩm chất gì, những ngƣời xung quanh đối xử với mình ra sao, vì sao lại
làm việc này, mình làm việc này tốt hay chƣa tốt, đúng hay sai. Chính bởi ý
thức bản ngã phát triển nên trẻ có thể điều chính hoạt động của bản thân. Trẻ
hay đƣa ra các lời nhận xét về bản thân mình và ngƣời khác. Trẻ cũng thể
hiện cái tôi của mình bằng việc thích tự mình quyết định. Trẻ bắt đầu thích
nghe chuyện có một chút kịch tính, phức tạp hơn trẻ 4 - 5 tuổi. Tính tƣởng
tƣợng phong phú, có tính hiện thực khiến chúng luôn nhân cách hóa sự vật
xung quanh.
- Xuất hiện kiểu tƣ duy trực quan hình tƣợng mới – tƣ duy trực quan sơ
đồ và những yếu tố của kiểu tƣ duy logic. Ở lứa tuổi này trẻ có thể hiểu một
cách dễ dàng và nhanh chóng về cách biểu diễn sơ đồ và sử dụng có kết quả
những sơ đồ để tìm hiểu sự vật. Trẻ thích khám phá, tìm hiểu và không ngừng
đùa nghịch.
Từ việc nghiên cứu, tìm tòi dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, nhận
thức đƣợc vai trò to lớn của GDTC đối với trẻ mầm non, trong quá trình giảng
dạy chúng tôi đã lựa chọn và ứng dụng một số trò chơi bóng đá nhằm phát



17
triển sức nhanh cho các bé trai (5 - 6 tuổi) trƣờng mầm non Xuân Hòa – Phúc
Yên – Vĩnh Phúc góp phần nâng cao công tác GDTC cho trƣờng mầm non
Xuân Hòa. Các em rất hào hứng nhiệt tình tham gia, vui chơi, để tinh thần
thoải mái, xua tan mệt mỏi. Giúp trẻ thêm yêu trƣờng, yêu lớp, mến bạn hơn,
trẻ muốn đƣợc đến trƣờng mỗi ngày.
Vì vậy, trong khóa luận này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu những trò
chơi bóng đá mang tính vận động thể lực và đặc biệt chú ý tới sức nhanh của
các bé trai (5 - 6 tuổi), từ đó đƣa ra đƣợc một số ứng dụng hiệu quả trong
công tác GDTC trƣờng mầm non Xuân Hòa nói riêng và các trƣờng mầm non
khác nói chung.
1.4.2. Đặc điểm sinh lý
Hệ thần kinh: Đây là thời kì phát triển nhanh và rõ nhất trong cuộc
đời. Song ở lứa tuổi này, khả năng hƣng phấn và ức chế của hệ thần kinh
chƣa cân bằng, nên nếu để trẻ làm việc gì đơn thuần và kéo dài sẽ dễ bị mệt
mỏi. Nếu ban ngày chơi nghịch quá nhiều hay gặp phải kích thích mạnh, ban
đêm dễ sinh mộng mị, la hoảng, khả năng tự kiềm chế, điều tiết còn kém,
khi trẻ hƣng phấn làm một việc gì đó thì rất tập trung, quên ăn, quên ngủ. Vì
vậy, ngƣời lớn không nên để kéo dài thơi gian hƣng phấn, nhằm tránh gây
mệt mỏi cho trẻ.
Hệ vận động: Gồm hệ xƣơng và hệ cơ
Hệ xương: Bộ xƣơng của trẻ còn mềm, dẻo nhiều nƣớc và chất hữu
cơ. Trong bộ xƣơng còn có một phần sụn, các khớp xƣơng, bao khớp, dây
chằng, gân còn lỏng lẻo. Sự liên kết giữa các xƣơng chƣa thật vững chắc do
vậy dễ bị cong vẹo, khớp. Ở trẻ 5 - 6 tuổi xƣơng cột sống có 2 đoạn uốn cong
vĩnh viễn ở cổ và ở ngực, lồng ngực đã hẹp hơn, đƣờng kính ngang lớn hơn
đƣờng kính trƣớc sau, xƣơng sƣờn chếch theo hƣớng dốc nghiêng.



×