Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ giữa kiều hối và phát triển tài chính ở các nước đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
--------------------------LÊ TIẾN ĐƢỢC

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ
GIỮA KIỀU HỐI VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH
Ở CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Tiến Được


MỤC LỤC


TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT ..................................................................................................................1
CHƢƠNG 1:

GIỚI THIỆU ..................................................................................2

1.1.

Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 2

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................... 7

1.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu ............................................................................... 7

1.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 8

1.5.


Đóng góp của đề tài .......................................................................................................... 9

CHƢƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ..............................................11
2.1.

Một số khái niệm liên quan ........................................................................................... 11

2.1.1.

Kiều hối.................................................................................................................... 11

2.1.2.

Phát triển tài chính ................................................................................................. 11

2.2.

Ảnh hƣởng của kiều hối đến tăng trƣởng kinh tế và phát triển tài chính ................ 14

2.2.1.

Ảnh hưởng của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ................................................. 14

3.1.1.

Ảnh hưởng của kiều hối đến phát triển tài chính ................................................. 21

3.1.2.

Ảnh hưởng của phát triển tài chính đến kiều hối ................................................. 24


CHƢƠNG 3:

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ......................27

3.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................... 27

3.2.

Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................................... 31

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................35
4.1.

Phân tích thống kê mô tả ............................................................................................... 35


4.2.

Kiểm định tƣơng quan phụ thuộc chéo ........................................................................ 39

4.3.

Kiểm định đa cộng tuyến, phƣơng sai thay đổi, tự tƣơng quan ................................. 40

4.3.1

Kiểm định đa cộng tuyến ........................................................................................ 40


4.3.2.

Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư - Greene (2000) .................. 41

4.3.3.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư ...................................................... 42

4.4.

Phân tích kết quả hồi quy .............................................................................................. 43

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................54
5.1.

Kết luận ........................................................................................................................... 54

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................................... 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Các ký hiệu
:Biểu thị cho logarit của chỉ số phát triển tài chính (Cung tiền M2 hoặc

tín dụng ngân hàng) trên GDP
:Biểu thị cho logarit của
Rem

thực trên đầu người

:Biểu thị cho logarit của kiều hối trên GDP

Các chữ viết tắt
Viết tắt
FDI
GMM

Nghĩa tiếng anh
Foreign Direct Investments

Nghĩa tiếng việt
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Generalized Method of Moments Phương pháp Moment tổng quát
Quỹ tiền tệ quốc tế

IMF

International Monetary Fund

ODA

Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức


OLS

Ordinary Least Square

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

Seemingly Unrelated

Phương pháp hệ phương trình hồi quy

Regressions

dường như không tương quan

SUR


DANH MỤC BẢNG

Tên bảng

Số hiệu bảng
1.1

2.1

2.2

Các ước tính và dự báo về luồng kiều hối đến nước đang
phát triển

Một số chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển tài chính
dưới góc độ của các định chế tài chính
Một số chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển tài chính
dưới góc độ của thị trường tài chính

Trang
3

12

13

4.1

Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình

35

4.2

Kiểm định tương quan chéo

39

4.3

Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại
phương sai

40


4.4

Kiểm định phương sai thay đổi phần dư

42

4.5

Kết quả kiểm tra tự tương quan mô hình

43

4.6

4.7

4.8

4.9
4.10

Kiểm định tác động của kiều hối đến phát triển tài chính
với M2/GDP là biến đại diện cho phát triển tài chính
Kiểm định tác động của phát triển tài chính đến kiều hối
với M2/GDP là biến đại diện cho phát triển tài chính
Kiểm định tác động của kiều hối đến phát triển tài chính
với Credit/GDP là biến đại diện cho phát triển tài chính
Kiểm định tác động của phát triển tài chính đến kiều hối
với Credit/GDP là biến đại diện cho phát triển tài chính

Bảng tổng hợp kết quả kiểm định nhân quả Granger

45

46

48

49
53


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu hình
1.1

1.2

4.1

4.2

4.3

4.4

4.5

Tên hình

Kiều hối và các dòng vốn quốc tế khác chảy vào các
nước đang phát triển
Dòng kiều hối vào các quốc gia Đông Nam Á (Triệu
USD), 2005-2014
Tín dụng ngân hàng của các nước Đông Nam Á (%
của GDP), 2000-2013
Cung tiền M2 của các nước Đông Nam Á (% của
GDP), 2000-2013
GDP trên đầu người của các nước Đông Nam Á
(constant 2005 US$), 2009-2013
Kiều hối của các nước Đông Nam Á (% của GDP),
2000-2013
Chi tiêu của các hộ gia đình nhận kiếu ở Philippines
năm 2000 và 2006

Trang
4

7

37

37

38

38

50



1

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này điều tra mối quan hệ nhân quả giữa kiều hối và phát triển tài
chính ở các quốc gia Đông Nam Á. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi sử dụng
kiểm định nhân quả Granger, dựa trên phương pháp hệ phương trình hồi quy dường
như không tương quan (Seemingly Unrelated Regressions - SUR) và kiểm định
Wald với giá trị tới hạn Bootstrap cho từng quốc gia riêng biệt. Sử dụng dữ liệu
hàng năm trong giai đoạn 1999-2014 cho 7 quốc gia Đông Nam Á, bài nghiên cứu
thu được các kết quả như sau: Với biến Cung tiền M2 đại diện cho phát triển tài
chính, kiều hối có tác động tích cực đến phát triển tài chính ở hai quốc gia (Lào và
Thái Lan) và phát triển tài chính ảnh hưởng một cách tích cực đến kiều hối ở Thái
Lan và Việt Nam. Khi sử dụng tín dụng ngân hàng đại diện cho độ sâu tài chính,
kiều hối cũng có tác động tích cực đến phát triển tài chính ở hai quốc gia (Lào và
Thái Lan), và tín dụng ngân hàng chỉ ảnh hưởng tích cực đến kiều hối duy nhất ở
Thái Lan. Tóm lại, bài nghiên cứu cho thấy kết quả không đồng nhất giữa các quốc
gia, do đó không có bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ mạnh mẽ cho quan điểm kiều
hối thúc đẩy phát triển tài chính ở các nước Đông Nam Á và dường như phát triển
tài chính không phải là nhân tố quyết định dòng kiều hối ở quốc gia nước chủ nhà.
Từ khóa: Kiều hối, tín dụng ngân hàng và Cung tiền M2.


2

CHƢƠNG 1:
1.1.

GIỚI THIỆU


Lý do chọn đề tài

Dưới tác động mạnh mẽ của làn sóng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, đặc biệt
là công nghệ thông tin điện tử và viễn thông, kể từ đầu thập kỷ 70 cùng với sự sụp
đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods (1973), quá trình di chuyển vốn diễn ra
nhanh chóng và rộng khắp ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Các nhu cầu về
giao dịch tài chính quốc tế gia tăng nhanh chóng do sự gia tăng thương mại quốc tế
trong những năm 1960 và việc thực hiện cơ chế quản lý tỷ giá thả nổi vào đầu năm
1980 đã thúc đẩy mạnh mẽ làn sóng di chuyển vốn và ngoại tệ giữa các quốc gia
nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi ích của quá trình toàn cầu hóa thương mại và
đầu tư.
Các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có tỷ lệ tiết kiệm nội địa thấp,
luôn có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền
vững, nhất là xóa đói giảm nghèo. Đối với các nước này, nguồn lực trong nước là
cơ bản, nhưng nguồn lực từ bên ngoài luôn có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự
tăng trưởng bứt phá, đuổi kịp các nền kinh tế phát triển khác. Nhằm đáp ứng yêu
cầu vốn, nhiều quốc gia thường tìm đến thị trường tài chính trong nước và quốc tế
như phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu quốc tế hay đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI), nhận viện trợ phát triển chính thức (ODA) mà còn ít quan tâm đến
những khoản tiền của các cá nhân chuyển từ nước ngoài về cho thân nhân trong
nước, đó là dòng tiền kiều hối ... Kiều hối ngày càng có khuynh hướng quan trọng
đối với các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Song, tại một số quốc gia, dòng
kiều hối hiện lại bị giới hạn bởi các yếu tố nội tại thuộc các nước tiếp nhận kiều hối
như chính sách quản lý của nhà nước, mức phí chuyển tiền, hệ thống dịch vụ ngân
hàng trong nước… đòi hỏi phải cải thiện các chính sách để tối ưu hóa vai trò cũng
như các lợi ích tiềm năng của dòng kiều hối có thể mang lại cho nền kinh tế. Có rất
nhiều quốc gia trên thế giới có nguồn kiều hối lớn hơn và ổn định hơn nguồn FDI
rất nhiều và thậm chí còn lớn hơn cả nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA).



3

Bảng 1.1: Các ƣớc tính và dự báo về luồng kiều hối đến nƣớc đang phát triển
2012

2013

2014

2015

2016f

2017f

(Growth rate, percent)
Developing countries

6.1

3.7

4.4

0.9

4.3

4.4


East Asia and Pacific

0.1

5.5

7.6

2.8

3.7

3.9

Europe and Central Asian

9.6

11.1

-6.3

-12.7

7.2

6.6

Latin America and Caribbean


1.1

1.2

5.8

2.3

3.9

3.9

Middle-East and North Africa 16.0

0.0

7.7

1.1

3.3

3.8

South Asia

11.2

2.5


4.5

3.7

4.7

4.7

Sub-Saharan Africa

1.6

0.9

2.2

0.9

3.4

3.8

4.1

4.5

4.7

0.4


4.1

4.3

Low-income countries

12.5

4.4

6.2

1.4

6.3

6.3

Middle-income

5.6

3.6

4.2

0.9

4.1


4.2

High income

-1.7

7.1

5.7

-1.0

3.4

4.0

World

($ billions)
Developing countries

403

418

436

440

459


479

East Asia and Pacific

107

113

122

125

130

135

Europe and Central Asian

46

52

48

42

45

48


Latin America and Caribbean

60

61

64

66

69

71

Middle-East and North Africa 49

49

53

53

55

57

South Asia

108


111

116

120

126

132

Sub-Saharan Africa

32

32

33

33

34

36

533

557

583


586

610

636

Low-income countries

31

33

35

35

38

40

Middle-income

372

385

401

405


421

439

High income

130.1

139.3

147.3

145.8

150.8

156.9

World

(Nguồn: The World Bank)


4

Dòng kiều hối chảy về các nước đang phát triển đang ngày càng tăng lên một cách
đáng kể, năm 2003 dòng kiều hối này chỉ đạt 90 triệu USD, tuy nhiên đến năm 2013
đã đạt tới 418 triệu USD và vẫn đang có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ (xem Bảng
1.1). Ở các nước đang phát triển nói chung và một số nước Châu Á nói riêng mà

điển hình như Ấn độ, Trung Quốc, Philippines…dòng kiều hối chảy về trong nước
ngày càng tăng lên đáng kể. Trên khắp thế giới, nhóm nước nhận kiều hối nhiều
nhất trong năm 2015 bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Mêhicô và Pháp.
Kiều hối đã trở thành nguồn vốn lớn thứ hai chỉ sau FDI chảy vào các nước đang
phát triển vượt qua cả ODA và dòng vốn tư nhân (xem Hình 1.1). So với các dòng
vốn tư nhân, kiều hối có xu hướng ổn định hơn và vẫn gia tăng cho dù nền kinh tế
suy thoái hay thảm họa thiên nhiên (Yang, 2006). Hơn nữa trong khi có một sự đột
biến của dòng vốn đi vào, bao gồm dòng vốn tài trợ, có thể làm giảm tính cạnh
tranh của quốc gia, tuy nhiên kiều hối dường như không gây bất lợi này (Rajan and
Subramanian, 2005).

Hình 1.1: Kiều hối và các dòng vốn quốc tế khác chảy vào các nƣớc đang phát
triển


5

Khi các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đã nhận thấy sự gia tăng mạnh và
tính chất ổn định của kiều hối đến các nước đang phát triển, ngày càng có nhiều
nghiên cứu đã phân tích tác động của kiều hối đến nhiều khía cạnh khác nhau của
nền kinh tế, bao gồm: phát triển tài chính, nghèo đói, bất bình đẳng, giáo dục,... Yếu
tố phát triển tài chính được đặc biệt quan tâm khi nghiên cứu về kiều hối. Thị
trường tài chính là một thành phần rất quan trọng trong hệ thống kinh tế. Theo
nghiên cứu của Adarov và Tchaidze (2011) đã ghi nhận về sự liên kết mạnh mẽ
giữa phát triển của thị trường tài chính và các thông số kinh tế vĩ mô như mức thu
nhập, tiết kiệm, mở cửa kinh tế, lạm phát, cũng như sự biến động kinh tế vĩ mô. Một
thị trường tài chính lành mạnh và hoạt động hiệu quả có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với các hoạt động kinh tế. Đó là động lực thúc đẩy nền kinh tế - là một trung
gian phù hợp và hiệu quả để đàm phán các loại thỏa thuận tài chính, đáp ứng được
nhu cầu đầu tư của các đơn vị thặng dư vốn và cũng thỏa mãn nhu cầu vốn của

những đơn vị thiếu hụt. Một thị trường tài chính hiệu quả là một thị trường với
chiều sâu và chiều rộng thích hợp, đó là về phía cung, có một loạt các công cụ tài
chính để cung cấp sự lựa chọn cho người phát hành, lựa chọn rủi ro tín dụng,… để
đáp ứng tất cả các nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư. Về phía cầu, phải có nhu cầu
đầu tư khá lớn từ nhiều loại hình đầu tư, với khẩu vị rủi ro lợi nhuận khác nhau.
Ngoài ra, sự đa dạng và sự phối hợp giữa các tổ chức phát hành tốt và các nhà đầu
tư thường mang lại một kết hợp tốt các quan điểm về thị trường, dẫn đến một cuộc
trao đổi tích cực của các tài sản tài chính và chính điều này làm tăng tính thanh
khoản của thị trường. Một thị trường tài chính có tính thanh khoản cao như vậy, đến
lượt nó sẽ đảm bảo khả năng thích hợp cho việc phát hành lớn và đa dạng của các
công cụ tài chính có hiệu lực thi hành với mức giá tối thiểu. Ở đây, công cụ tài
chính có thể được nhanh chóng trao đổi với chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, hệ thống
thanh toán và khả năng thanh toán bù trừ hiệu quả cũng là một yếu tố hỗ trợ quan
trọng giúp cho các hoạt động trên thị trường được thực hiện với chi phí giao dịch
thấp.


6

Theo Aggarwal et al. (2011) kiều hối có thể ảnh hưởng đến phát triển tài chính theo
hai cách trái ngược nhau:
Kiều hối có thể thúc đẩy phát triển tài chính bằng cách mở rộng tín dụng tới những
người nhận kiều hối hoặc bằng cách mở rộng quỹ cho vay của ngân hàng.
Một mặt, kiều hối có thể làm giảm bớt sự phát triển của thị trường tín dụng bằng
cách làm giảm các sự thiếu hụt tài chính của người nhận kiều hối.
Aggarwal et al. (2011) cũng cho rằng sự phát triển của khu vực tài chính ở nước
tiếp nhận có thể ảnh hưởng đến dòng kiều hối bằng cách cho phép dịch chuyển
dòng kiều hối với khối lượng lớn hơn hoặc làm giảm chi phí chuyển tiền. Tuy nhiên
kết quả nghiên cứu của Vargas-Silva và Huang (2006) lại cho rằng sự phát triển của
khu vực tài chính ở nước tiếp nhận không phải là nhân tố ảnh hưởng đến dòng kiều

hối vào quốc gia đó.
Như vậy ta thấy mối quan hệ giữa kiều hối và phát triển tài chính là không rõ ràng.
Mỗi nghiên cứu với mẫu dữ liệu và phương pháp khác nhau sẽ cho ra các kết quả
khác nhau. Tuy các nghiên cứu chính thức về mối quan hệ này cho khu vực Đông
Nam Á là chưa nhiều. Đặc biệt, khu vực Đông Nam Á bao gồm các nước có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao đang cần nguồn vốn rất lớn để phát triển. Tuy nhiên nguồn
vốn trong nước là không đủ, do đó kiều hối có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng với
các quốc gia này.


7

30000
25000
20000
15000
10000
5000
0
2005

2006

2007

2008

2009

2010


2011

Cambodia

Indonesia

Lao PDR

Philippines

Thailand

Vietnam

2012

2013

2014

Malaysia

Hình 1.2: Dòng kiều hối vào các quốc gia Đông Nam Á (Triệu USD), 2005-2014
Với các lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa kiều
hối và phát triển tài chính ở các nước Đông Nam Á”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu của bài là xác định mối quan hệ giữa kiều hối và phát triển tài
chính, để đạt được mục tiêu này bài nghiên cứu sẽ cố gắng trả lời hai câu hỏi sau
đây:
-

Sự gia tăng của dòng kiều hối có tác động thúc đẩy sự phát triển của khu vực
tài chính hay không?

-

Sự phát triển của khu vực tài chính tại các quốc gia tiếp nhận có phải là nhân
tố quyết định dòng kiều hối?

1.3.
-

Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu trong bài:

Do sự hạn chế về dữ liệu bài nghiên cứu chỉ sử dụng dữ liệu bảng của 7 quốc gia
Đông Nam Á (Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt
Nam) trong giai đoạn 1999-2014.


8

-

Phương pháp nghiêp cứu:


Bài nghiên cứu này thực hiện kiểm định nhân quả Granger với cách tiếp cận của
Kónya (2006) dựa trên phương pháp hệ phương trình hồi quy dường như không
tương quan (Seemingly Unrelated Regressions – SUR) và kiểm định Wald với giá
trị tới hạn bootstrap cho mỗi quốc gia. Việc sử dụng phương pháp này có nhiều ưu
điểm, đặc biệt với các quốc gia Đông Nam Á. Bởi vì đó là một cách tiếp cận hệ
thống, có ưu điểm là loại bỏ sự phụ thuộc chéo và sự không đồng nhất. Do đó có thể
kiểm định nhân quả Granger cho từng quốc gia Đông Nam Á. Đặc biệt, bằng cách
sử dụng dữ liệu bảng cho các quốc gia Đông Nam Á, cách tiếp cận này có thể cho
phép xác định có bao nhiêu quốc gia Đông Nam Á tồn tại quan hệ nhân quả
Granger một chiều, hai chiều hoặc không có quan hệ nhân quả. Bởi vì giả định
không có phụ thuộc chéo là rất khó đối với dữ liệu bảng (đặc biệt ở các nước Đông
Nam Á), việc bỏ qua khả năng phụ thuộc chéo có thể dẫn tới kết quả trái ngược (Bai
và Kao, 2006). Hơn nữa, mỗi quốc gia có một đặc điểm riêng, giả định đồng nhất
trong dữ liệu bảng có thể dẫn đến sai lệch trong kết quả (Breitung, 2005). Được đề
ra bởi Pesaran et al. (1999), kỹ thuật Generalized Method of Moments (GMM)
thường được sử dụng trong giả định đồng nhất trên dữ liệu bảng động, tuy nhiên
nếu độ dốc của hệ số là không giống nhau cho tất cả các q uốc gia, có thể dẫn đến
những sai lệch trong ước lượng thông số.
Ngoài ra cách tiếp cận của Kónya (2006) còn có nhiều ưu điểm khác. Nhờ việc tính
toán giá trị bootstrap, phương pháp này không cần thiết các tiền kiểm định cho
thuộc tính chuỗi thời gian. Chính xác hơn, chuỗi đang xem xét có thể dừng và đồng
liên kết. Cuối cùng, nhờ giá trị tới hạn bootstrap của trong cách tiếp cận của Kónya
(2006) có thể giải quyết vấn đề mẫu T nhỏ. Điều này rất có ích khi mà dữ liệu kiều
hối của các quốc gia Đông Nam Á có dữ liệu theo năm.
1.4.

Nội dung nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu, tôi tiến hành các bước kiểm định như sau:



9

-

Đầu tiên là với biến Cung tiền M2 đại điện cho phát triển tài chính, tiến hành
kiểm định nhận quả Granger nhằm kiểm định mối quan hệ từ kiều hối đến
phát triển tài chính và từ phát triển tài chính đến kiều hối với giá trị bootstrap
cho từng quốc gia.

-

Thay biến Cung tiền M2 bằng biến tín dụng ngân hàng, tiếp tục thực hiện
kiểm định nhận quả Granger nhằm kiểm định lại mối quan hệ từ kiều hối đến
phát triển tài chính và từ phát triển tài chính đến kiều hối với giá trị bootstrap
cho từng quốc gia.

1.5.

Đóng góp của đề tài

Bài nghiên cứu này có hai đóng góp khác biệt so với những tài liệu hiện có.
Đầu tiên, bài nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận của Kónya (2006) dựa trên phương
pháp hệ phương trình hồi quy dường như không tương quan (Seemingly Unrelated
Regressions - SUR) và kiểm định Wald. Phương pháp này cho phép kiểm định nhân
quả Granger cho từng quốc gia riêng lẻ.
Thứ hai, sử dụng dữ liệu ở các nước Đông Nam Á trong giai đoạn 1999-2014, đây
là các nước có tốc độ tăng trưởng nhanh, dòng kiều hối có ý nghĩa quan trọng. Chưa
có bài nghiên cứu nào tập trung xem xét mối quan hệ giữa kiều hối và phát triển tài
chính ở các nước Đông Nam Á.

Kết quả thực nghiệm tìm thấy sẽ cung cấp thêm bằng chứng về mối quan hệ của
kiều hối và phát triển tài chính của các nước Đông Nam Á. Do đó mỗi quốc gia có
thể thấy được tác động của dòng kiều hối để có cách sử dụng kiều hối mang lại hiệu
quả hơn và thu hút kiều hối một cách tốt hơn.
1.6.

Bố cục của đề tài

Phần còn lại của bài nghiên cứu được trình bày như sau: Trong phần 2 sẽ cung cấp
các lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động của kiều hối đến các
khía cạnh của nền kinh tế nước tiếp nhận và các yếu tố có thể ảnh hưởng tới dòng


10

kiều hối. Kỹ thuật, cách tiếp cận và dữ liệu của bài nghiên cứu được trình bày trong
phần 3. Kết quả thực nghiệm được trình bày trong phần 4. Cuối cùng, phần 6 sẽ kết
luận và đưa ra kiến nghị.


11

CHƢƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
Trong phần này sẽ trình bày một cách ngắn gọn các lý thuyết có liên quan, mối
quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng tập trung vào mối
quan hệ của kiều hối với phát triển tài chính.
2.1.

Một số khái niệm liên quan


2.1.1. Kiều hối
Kiều hối được hiểu là tiền do người sống và làm việc ở nước ngoài chuyển về đất
nước của họ. Theo WB định nghĩa: “Kiều hối bao gồm các khoản tiền chuyển từ
nước ngoài có nguồn gốc là thu nhập của người lao động, dân di cư ở nước ngoài,
được thể hiện trong cán cân thanh toán quốc tế là khoản chuyển tiền (ròng)”.
Theo IMF, kiều hối đại diện cho thu nhập của hộ gia đình phát sinh chủ yếu từ nền
kinh tế nước ngoài của những người di cư tạm thời hoặc vĩnh viễn ở những nền kinh
tế đó. Kiều hối bao gồm tiền và các khoản phi tiền tệ chảy qua các kênh chính thức,
chẳng hạn như quan ngân hàng điện tử, hoặc qua kênh không chính thức, chẳng hạn
như tiền và hàng hóa qua biên giới. Kiều hối chủ yếu bao gồm tiền và các khoản
phi tiền tệ được gửi và nhận bởi các cá nhân, những người đã di cư đến đến nền
kinh tế mới và trở thành cư dân ở đó, và thu nhập ròng qua biên dưới , theo mùa vụ
hoặc lao động ngắn hạn người được thuê làm việc trong nền kinh tế mà họ không cư
trú.
2.1.2. Phát triển tài chính
Theo Drake (1980), Porter (1966); và Cameron (1972) phát triển tài chính: (1) làm
tăng tiết kiệm thực và sự hình thành vốn từ thu nhập quốc dân, (2) tăng nguồn vốn
ròng từ nước ngoải, (3) tăng năng suất trung bình của nguồn vốn bằng cách năng
cao khả năng phân bổ nguồn vốn hiệu quả, (4) cải thiện sự ổn định của kinh tế vĩ
mô, (5) ngân hàng cung cấp một chức năng trung gian cơ bản giữa người tiết kiệm
và nhà đầu tư, hoặc các đơn vị thặng dư và thâm hụt, vì ngân hàng có thể cung cấp


12

tính thanh khoản cho nền kinh tế bằng cách tạo ra tiền, (5) Theo Cameron (1972),
hệ thống ngân hàng có thể tạo ra các “nhân tài kinh doanh” và chỉ dẫn cho nền kinh
tế nói chung.
Huan (2005) đã tập trung xem xét các nhân tố chính của phát triển tài chính. Một sự
so sánh giữa các quốc gia được thực hiện để chứng minh cho các vai trò khác nhau

của các nhân tố phát triển tài chính. Các nhân tố quan trọng của phát triển tài chính
được phân thành ba loại chính, bao gồm: các định chế tài chính, chính sách và địa
lý. Để đo lường chiều sâu của phát triển tài chính, các yếu tố nợ thanh khoản, chi
phí chung của ngân hàng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biênđược xem xét. Để xem xét tác
động của thị trường chứng khoán đến phát triển tài chính, ba biến chính được xem
xét là: vốn hóa của thị trường chứng khoán, tổng giá trị giao dịch và tỷ suất doanh
thu. Huan (2005) tìm ra rằng mức độ phát triển tài chính về cơ bản được xác định
bởi chất lượng của các định chế tài chính, chính sách của chính phủ, điều kiện địa
lý, mức thu nhập, và cuối cùng là đặc điểm văn hóa của quốc gia đó.
Về cơ bản, mức độ phát triển tài chính thường được đo lường theo hai góc độ: Đối
với các định chế tài chính và đối với thị trường tài chính.
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu đo lƣờng mức độ phát triển tài chính dƣới góc độ của
các định chế tài chính
Nợ thanh khoản/GDP
Tín dụng cá nhân bởi ngân
hàng trong nước/GDP
Tín dụng cá nhân bằng tiền
gửi của ngân hàng các tổ
chức tín dụng khác/GDP
Tài sản ngân hàng thương

Đo lường kích thước của các trung gian tài chính
Đo lường mức độ phát triển của dịch vụ tài chính,
Phân biệt tín dụng được cấp tới khu vực tư nhân hoặc
khu vực công cộng.
Đo lường mức độ phát triển của của dịch vụ tài chính,
Chỉ số này ám chỉ khoản tín dụng được cấp dựa trên
năng lực và cũng như khả năng đổi mới, nghiên cứu
và phát triển trong nền kinh tế
Đo lường mức độ phân bổ tiết kiểm của ngân hàng



13

mại/(Tài sản ngân hàng

thương mại trong nền kinh tế so với ngân hàng trung

thương mại + Tài sản ngân

ương

hàng trung ương)
Chỉ số tập trung của Ngân
hàng

Đo lường cấu trúc ngân hàng, bằng tỷ lệ tài sản của ba
ngân hàng lớn nhất so với tài sản của tất cả ngân hàng
thương mại trong hệ thống.
Đo lường hiện quả của khu vực ngân hàng, giá trị kế

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

toán doanh thu thuần từ lãi vay của ngân hàng trên
tổng tài sản của ngân hàng.

Chi phí chung của ngân

Đo lường hiện quả của khu vực ngân hàng, giá trị kế


hàng

toán chi phí chung của ngân hàng trên tổng tài sản.

Đầu tư trực tiếp nước
ngoài/GDP

Đo lường điểm mạnh của FDI dựa trên gia tăng năng
suất nhờ chuyển giao kỹ thuật và kỹ năng quả lý trong
nền kinh tế.

Nguồn: International Monetary Fund, International Financial statistics, World
Bank development Indicators
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu đo lƣờng mức độ phát triển tài chính dƣới góc độ của
thị trƣờng tài chính
Tỷ lệ vốn hóa thị trường

Đo lường quy mô của thị trường chứng khoán. Chỉ số

của cổ phiếu/GDP

này được đo bằng giá trị cổ phiếu niêm yết trên GDP.
Đo lường sự hoạt động của thị trường chứng khoán.

Tý suất giá trị

Chỉ số này được tổng giá trị cổ phiếu được giao dịch
trên sàn giao dịch chứng khoán của một quốc gia chia
cho GDP.
Đo lường hiệu quả của thị trường chứng khoán. Chỉ số


Tỷ lệ doanh thu

này được tính tổng giá trị cổ phiếu được giao dịch trên
sàn giao dịch chứng khoán của một quốc gia chia cho
vốn hóa thị trường chứng khoán của nước này.


14

Đo lường hoạt động của các định chế tài chính. Chỉ
Phí bảo hiểm nhân thọ

số này được tính bằng tổng phí bảo hiểm nhân thọ
trên GDP.
Đo lường hoạt động của các định chế tài chính. Chỉ

Phí bảo hiểm phi nhân thọ

số này được tính bằng tổng phí bảo hiểm nhân thọ
trên GDP.

Nguồn: International Monetary Fund, International Financial statistics, World
Bank development Indicators
2.2.

Ảnh hƣởng của kiều hối đến tăng trƣởng kinh tế và phát triển tài chính

2.2.1. Ảnh hưởng của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế
Với tầm quan trọng của kiều hối đã có khá nhiều nghiên cứu tập trung xem xét các

tác động của kiều hối đến các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế ở quốc gia tiếp
nhận, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế.
2.2.1.1.

Về mặt lý thuyết

Lý thuyết tổng quan về sự tác động của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế có thể được
xem xét trên nhiều lĩnh vực được trình bày dưới đây theo UNCTAD (2013).
a) Tác động tích lũy vốn của dòng kiều hối
Tích lũy vốn có thể được chia thành hai loại: vốn vật chất và vốn nguồn nhân
lực. Vốn vật chất chủ yếu được hiểu như là máy móc hoặc công nghệ được sử
dụng trong quá trình sản xuất. Vốn nguồn nhân lực như các kỹ năng kiến thức
và bí quyết của lực lượng lao động.
-

Vốn vật chất và dòng chảy kiều hối: Có nhiều cách tiếp cận khác nhau
trong nghiên cứu về sự ảnh hưởng của kiều hối lên vật chất. Ví dụ, nếu các
hộ gia đình phải đối mặt với khó khăn tài chính thì kiều hối có thể làm dịu
bớt các hạn chế tín dụng tài chính này giúp các quốc gia tăng lên cả nguồn
vốn vật chất và nguồn vốn nhân lực. Dòng chảy kiều hối có thể tăng sự ổn


15

định của nền kinh tế trong nước. Đối với lượng giá trị kiều hối lớn đổ về thì
làm giảm chi phí sử dụng vốn, và cho phép các quốc gia này nhận các khoản
vay để bổ sung các khoản đầu tư trong nước và các khoản nợ có thể được tài
trợ bởi dòng chảy kiều hối trong tương lại. Theo Sufian (2009), kiều hối có
lợi cho quốc gia tiếp nhận vì khả năng tín dụng của các quốc gia tăng lên và
giúp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn quốc tế. Đồng thời, Sufian

(2009) cũng cho rằng trong trường hợp của các quốc gia MENA (Algeria,
Egypt, Jordan, Morocco; Syria, Tunisia và Sudan) thì tỷ lệ nợ sẽ giảm đáng
kể nếu kiều hối được tính vào mẫu số của phần trăm nợ nước ngoài trên tổng
giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Ratha và Mohapatra (2007) cho rằng khi
một nước tiếp nhận kiều hối trải qua suy thoái kinh tế do khủng hoảng tài
chính, thiên tai hoặc xung đột chính trị thì lượng kiều hối có xu hướng đổ về
tăng.
Mặt khác, các hộ gia đình nhận kiều hối có xu hướng gia tăng tiêu dùng, vì
vậy kiều hối thường không được dùng cho mục đích đầu tư. Nếu kiều hối ổn
định thì kiều hối có thể tăng tiêu dùng hơn đầu tư, thậm chí trong tình trạng
tín dụng bị hạn chế. Tuy nhiên, tác động tích cực của kiều hối về tăng trưởng
kinh tế có thể tồn tại, ngay cả trong trường hợp xu hướng tiêu dùng ngày
càng cao, vì số tiền còn lại từ tiêu dùng có thể được hướng mục đích đầu tư.
-

Vốn nguồn nhân lực và dòng chảy kiều hối: Kiều hối kích thích đầu tư vào
tích lũy vốn nguồn nhân lực (giáo dục, cải thiện chăm sóc y tế...), hoặc giảm
tình trạng thất học của trẻ em và đóng góp vào thu nhập của các hộ gia đình.
Edwards và Ureta (2003) sử dụng mẫu của hơn 8000 hộ gia đình ở El
Salvador cho nghiên cứu của mình thì họ nhận thấy rằng kiều hối tài trợ vốn
cho nguồn nhân lực, cụ thể là duy trì việc học trong gia đình. Yang (2004)
cho thấy giá trị đồng tiền nước gửi kiều hối được đánh giá cao so với đồng
peso của Philippines (đồng tiền của nước tiếp nhận) giúp tăng giá trị kiều hối
của hộ gia đình nhận được từ nước ngoài và từ đó tăng cường việc tích lũy
vốn nguồn nhân lực như nhiều trẻ em được đến trường hơn, giảm trẻ em phải


16

lao động sớm và tăng chi cho giáo dục. Nếu số lượng trẻ em được giáo dục

với sự hỗ trợ kiều hối có tỷ lệ cao hơn nhiều so với số lượng trẻ di cư có học
vấn. Do đó tác động tổng thể của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế có thể sẽ
theo chiều hướng tích cực.
b) Tốc độ phát triển lực lƣợng lao động và dòng chảy kiều hối
Ảnh hưởng của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế có thể được thông qua tăng
trưởng đầu vào của lực lượng lao động với giả định nguồn nhân lực là cố định.
Giả định nguồn nhân lực cố định rất quan trọng trong việc làm rõ hơn về tác
động của kiều hối. Kiều hối có thể ảnh hưởng đến đầu vào lực lượng lao động
thông qua sự tham gia của lực lượng lao động trong nền kinh tế. Kiều hối được
kỳ vọng có thể tác động tiêu cực lên lực lượng lao động của họ. Nguyên ngân là
do các hộ gia đình xem kiều hối nhu một khoản thu nhập của họ. Bên cạnh đó,
dòng chảy kiều hối có thể dẫn đến các vấn đề về rủi ro đạo đức vì người gửi tiền
và người nhận sống xa nhau và người gửi khó có thể quản lý việc sử dụng hiệu
quả nguồn vốn này theo như Chami, R. et al., (2003). Kiều hối không được sử
dụng hợp lý mà còn lãng phí như dùng vào việc giải trí nên làm giảm nỗ lực lao
động. Theo Chami, Gapen và Cosimano (2006) với mô hình động cho thấy kiều
hối làm giảm lực lượng lao động, mà lực lượng lao động thì có mối tương quan
với sản lượng đầu ra. Theo Kozel và Alderman (1990), nghiên cứu sự tham gia
của lực lượng lao động ở Paskistan cho kết quả là kiều hối có tác động tiêu cực
tới sự tham gia lao động của nam giới.
Nhìn chung, các nghiên cứu hỗ trợ cho ý tưởng rằng kiều hối có xu hướng tăng
tỷ lệ người không tham gia lao động của các thành viên trong gia đình nhận kiều
hối vì lượng kiều hối chuyển về khiến người lao động làm việc ít hơn, nghỉ ngơi
nhiều hơn và làm giảm tổng cung lao động gây tiêu cực cho nền kinh tế.
c) Tổng năng suất các yếu tố và dòng chảy kiều hối


17

Dòng chảy kiều hối có thể ảnh hưởng tới tổng năng suất các yếu tố thông qua

hiệu quả của đầu tư và quy mô của các ngành sản xuất trong nước. Hiệu quả đầu
tư có thể bị ảnh hưởng bởi kiều hối như giúp tăng chất lượng của các trung gian
tài chính. Kiều hối có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống trung gian tài chính đối
với việc phân bổ vốn. Kiều hối sẽ trở thành một nguồn cung cho các nguồn tài
trợ của hệ thống ngân hàng. Và điều này sẽ giúp tăng cường sự phát triển của thị
trường tài chính đồng thời giúp tăng trưởng kinh tế cao hơn thông qua một hoặc
hai kênh: (1) tăng kinh tế theo quy mô của các trung gian tài chính, hoặc (2) ảnh
hưởng kinh tế chính trị, theo đó với quy mô lớn hơn có thể gây sức ép lên chính
phủ vào việc thực hiện cải cách tài chính có lợi cho mình.
Một cơ chế khác mà kiều hối có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng năng suất các
nhân tố tổng hợp như giảm quy mô của các ngành sản xuất trong nước. Biểu
hiện là sự ảnh hưởng của “căn bệnh Hà Lan”1 đến tăng trưởng kinh tế. Dòng
kiều hối đổ vào sẽ làm cho đồng nội tệ các quốc gia tiếp nhận bị đánh giá cao
dẫn đến tính cạnh trạnh của khu vực thương mại giảm. Vì thế giảm khu vực
thương mại của các quốc gia tiếp nhận và kết quả là kìm hãm tăng trưởng kinh
tế.
Kiều hối có thể ảnh hưởng đến kinh tế chính trị trên diện rộng, thông qua tất cả
các kênh đã trình bày ở trên. Dòng chảy kiều hối là một khoản thu nhập độc lập
với quá trình sản xuất trong nước. Sự tồn tại của dòng chảy kiều hối làm giảm
động cơ giám sát của người dân và giảm việc quản lý hiệu quả hoạt động của
chính phủ. Hơn nữa, kiều hối sẽ tăng lên và trang trải một phần chi phí khi có sự
khó khăn phát sinh ở quốc gia quê nhà. Chính vì vậy, kiều hối có thể tạo ra
nhiều vấn đề về rủi ro đạo đức đối với quốc gia tiếp nhận và cũng có thể làm suy
Hiện tượng do điều kiện kinh tế hoặc môi truờng được ưu đãi quá mức khiến làm giảm động lực
sản xuất, hoặc gây các hiệu ứng phụ lấn át các khu vực sản xuất khác làm giảm năng suất chung
của toàn nền kinh tế. Nguồn gốc của tên gọi bắt nguồn từ việc Hà Lan vào thập niên 1960 phát hiện
ra nguồn dầu khí rất lớn, đưa lại nguồn thu lớn cho ngân sách. Chính phủ Hà Lan đã thực hiện một
chính sách hỗ trợ xã hội rất rộng rãi. Kết quả là người dân Hà Lan có khuynh hướng giảm thời gian
lao động và ngành chế tạo có khuynh hướng bị thu hẹp.
1



18

yếu hiệu quả quản lý của chính phủ nếu tiếp nhận một lượng lớn giá trị kiều hối.
Điều này cũng dẫn đến hệ quả là làm giảm hiệu quả tích lũy vốn và tốc độ tăng
trưởng tổng năng suất các yếu tố. Nghiên cứu gần đây của Abdih et al. (2008)
tìm thấy bằng chứng cho thấy các dòng chảy kiều hối có ảnh hưởng tiêu cực đến
các tổ chức tiếp nhận kiều hối.
Nhìn chung, các lý thuyết cho thấy rằng có rất nhiều tác động tiềm năng của
kiều hối đối với tăng trưởng kinh tế và những ảnh hưởng này đối với mỗi khu
vực là khác nhau. Về lý thuyết sự ảnh hưởng này đối với mỗi khu vực là khác
nhau. Về lý thuyết sự ảnh hưởng của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế chưa thật
sự rõ ràng. Trong phần tiếp theo, bài nghiên cứu sẽ xem xét các bằng chứng thực
nghiệm về mối quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng để thấy mức độ ảnh hưởng
cũng như các kết quả đạt được như thế nào.
3. Về mặt thực nghiệm
Về thực nghiệm, thông qua các nghiên cứu khác nhau về dữ liệu nghiên cứu,
phương pháp ước lượng, kết quả của các nghiên cứu cũng có nhiều khác biệt.
Nghiên cứu của Chami et al. (2003) là một trong những nghiên cứu thực nghiệm
đầu tiên nghiên cứu tác động của kiều hối đến sự phát triển kinh tế của nước chủ
nhà. Các tác giả thực hiện phương pháp IV-2SLS cho mô hình hồi quy dữ liệu bảng
đồng nhất của 113 quốc gia (bao gồm 25 quốc gia SSA) trong giai đoạn 1970-1998.
Kết quả của họ cho thấy bằng chứng về tác động tiêu cực của kiều hối đến tăng
trưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận.
Theo sau nghiên cứu của Chami et al. (2003), nhiều nghiên cứu khác đã được thực
hiện để khám phá tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế. Giuliano và RuizArranz (2009) tiến hành kiểm tra thực nghiệm giả thuyết: Kiều hối có thể thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế ở các nước có hệ thống tài chính kém phát triển, kiều hối đóng
vai trò thay thế cho sự phát triển của hệ thống tài chính. Xem xét mô hình hồi quy
dữ liệu bảng đồng nhất của 100 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1975-2002,



×