Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tổ chức một số hoạt động giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 5 tuổi trường Mầm non Đại Mạch - Đông Anh - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

ĐÀM THỊ NHƢ NGỌC

TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THÓI QUEN VỆ SINH THÂN
THỂ CHO TRẺ 5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON
ĐẠI MẠCH - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chăm sóc và vệ sinh trẻ em
Người hướng dẫn: ThS. Dương Thị Thanh Thảo

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khoá luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp
đỡ tận tình của ThS. Dương Thị Thanh Thảo. Nhân dịp này, tôi xin được bày
tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, các cô giáo
và các cháu lớp 5 tuổi trường Mầm non Đại Mạch - Đông Anh - Hà Nội đã
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo sát và thực tập sư phạm.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐHSP Hà Nội 2 cùng các thầy cô trong khoa, gia đình, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Người thực hiện

Đàm Thị Nhƣ Ngọc



LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “Tổ chức một số hoạt động giáo dục thói quen vệ sinh thân
thể cho trẻ 5 tuổi trường Mầm non Đại Mạch - Đông Anh - Hà Nội” là kết
quả nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Dƣơng
Thị Thanh Thảo không trùng với kết quả nghiên cứu nào khác.
Các số liệu, kết quả thu nhập được trong khóa luận là: Trung thực, rõ
ràng, chính xác, chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nghiên
cứu nào.
Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Người thực hiện

Đàm Thị Nhƣ Ngọc


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN

MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................. 4
1.1. Thói quen vệ sinh ....................................................................................... 4
1.2. Thói quen vệ sinh thân thể ......................................................................... 5
1.3. Phương pháp và hình thức giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ........... 7
1.4. Đặc điểm của trẻ 5 tuổi .............................................................................. 9
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÌNH THÀNH THÓI QUENVỆ
SINH THÂN THỂ CỦA TRẺ 5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON ........... 13
2.1. Mục đích đánh giá .................................................................................... 13
2.2. Đối tượng đánh giá ................................................................................... 13
2.3. Nội dung đánh giá .................................................................................... 13

2.4. Phương pháp đánh giá .............................................................................. 13
2.5. Kết quả ..................................................................................................... 16
CHƢƠNG 3. TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤCTHÓI
QUEN VỆ SINH THÂN THỂ CHO TRẺ 5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM
NON ................................................................................................................ 23
3.1. Đề xuất một số hoạt động giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 5
tuổi ở trường mầm non .................................................................................... 23
3.2. Tổ chức thực nghiệm ở trường mầm non................................................. 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vệ sinh thân thể là động tác cần làm hằng ngày với mỗi chúng ta và
đặc biệt quan trọng với trẻ mầm non. Vì ở lứa tuổi này trẻ đã có sự phát triển
nhất định về thể chất, tinh thần, trí tuệ, ngôn ngữ cùng các mối quan hệ ngày
càng phức tạp. Đây là điều kiện thuân lợi để trẻ có ý thức và khả năng tự vệ
sinh cá nhân và hình thành thói quen vệ sinh thân thể.
Khi trẻ 3 tuổi, người lớn, giáo viên mầm non bắt đầu hình thành các
động tác vệ sinh thân thể cho trẻ. Tuy nhiên, lứa tuổi này thực hiện rất lúng
túng về mặt kĩ năng, đồng thời chưa có thái độ tri giác tích cực trong việc vệ
sinh cho bản thân. Vì vậy, các thói quen vệ sinh thân thể được hình thành ở
mẫu giáo bé cần được rèn luyện và củng cố ở các lứa tuổi tiếp theo, đặc biệt là
mẫu giáo lớn 5 tuổi. Nó có ý nghĩa to lớn trong việc củng cố cho trẻ những kỹ
năng đơn giản trong việc tự vệ sinh cho bản thân sạch sẽ. Đồng thời, rèn luyện
một số phẩm chất đạo đức quan trọng như: tính tự giác, tính kiên trì, tính độc
lập,... góp phần rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ được tốt hơn.
Thực tế hiện nay giáo viên cũng đã biết cách lồng ghép giáo dục thói

quen vệ sinh thân thể vào các môn học, các hoạt đông có chủ đích trong từng
môn học theo chủ đề của trường mầm non. Tuy nhiên, giáo viên chưa hiểu hết
được tầm quan trọng của việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ nên
chưa chú ý lắm đến công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cho trẻ.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tổ chức một số hoạt động
giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 5 tuổi ở trường Mầm non Đại
Mạch - Đông Anh - Hà Nội” nhằm củng cố và nâng cao công tác giáo dục
thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5 tuổi.

1


2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thưc tiễn của đề tài, đánh
giá mức độ hình thành thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ để đưa ra một số
biện pháp nhằm nâng cao việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 5
tuổi ở trường mầm non.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
-Khách thể nghiên cứu: Trẻ lớp 5 tuổi của trường Mầm non.
-Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp giáo dục vệ sinh thân thể đưa ra có hiệu quả thì sẽ
nâng cao chất lượng giáo dục và hình thành thói quen vệ sinh thân thể thân
thể cho trẻ ở trường mầm non.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận của việc hình thành thói quen vệ sinh thân thể
cho trẻ 5 tuổi.
- Đánh giá về mức độ hình thành thói quen vệ sinh thân thể của trẻ 5
tuổi ở trường Mầm non Đại Mạch.
- Đề xuất một số biện pháp đưa vào hoạt động giáo dục vệ sinh thân thể

cho trẻ 5 tuổi ở trường Mầm non Đại Mạch.
- Tổ chức thực nghiệm khoa học ở trường mầm non Đại Mạch.
6. Phạm vi nghiên cứu
Trường Mầm non Đại Mạch - Đông Anh - Hà Nội
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp tài
liệu.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: điều tra bằng bảng hỏi, trao đổi với giáo viên

2


chủ nhiệm lớp và với phụ huynh học sinh; quan sát: quan sát các hành vi của
trẻ, cảnh quan trong nhà trường.
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng toán học để xử lý các số liệu nghiên cứu nhằm rút ra những
nhận xét, kết luận có giá trị khách quan.
8. Đóng góp của đề tài
- Phân tích và đánh giá được mức độ của việc hình thành thói quen vệ
sinh thân thể của trẻ 5 tuổi.
- Đưa ra một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ
5tuổi.

3


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Thói quen vệ sinh
1.1.1. Khái niệm
Thói quen là những hành động của cá nhân được diễn ra trong những
điều kiện ổn định về thời gian, không gian và quan hệ xã hội nhất định. Thói
quen có nội dung tâm lý ổn định và thường gắn với nhu cầu cá nhân[1].
1.1.2. Quá trình hình thành
Thói quen vệ sinh được hình thành từ kỹ xảo vệ sinh. Kỹ xảo là những
hành động tự động hóa nhưng trong quá trình hình thành nhất thiết phải có sự
tham gia của ý thức. Trong quá trình hoạt động kỹ xảo dần được củng cố và
hoàn thiện.
1.1.2.1. Quá trình hình thành kỹ xảo
Việc hình thành thói quen qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1:Giai đoạn hiểu cách làm: trong giai đoạn này trẻ biết phải
làm những thao tác nào? Các tháo tác diên ra theo thứ tự nào? Các thao tác
diễn ra theo thứ tự như thế nào? Cách tiến hành mỗi thao tác ra sao?
Giai đoạn 2: Hình thành kỹ năng. Trẻ cần biết vận dụng các tri thức đã
biết để tiến hành một hành động cụ thể nào đó, tuy nhiên việc tiến hành mỗi
loại hoạt đông vệ sinh đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý, phải nỗ lực ý chí và
biết vượt qua khó khăn.
Giai đoạn 3:Hình thành kỹ xảo. Trẻ cần biết biến các hành động có ý
chí thành các hành động tự động hóa, bằng cách luyện tập nhiều lần để giảm
tới mức tối thiểu sự tham gia của ý thức vào hành động[1].
1.1.2.2. Điều kiện để kỹ xảo vệ sinh trở thành hình thói quen
Để các thói quen của trẻ được củng cố và hoàn thiện mội cách bền
vững thì hình thành thói quen vệ sinh ở trẻ cần có các điều kiện:

4


-Trẻ phải được luyện tập các thói quen vệ sinh trong cuộc sống hằng ngày.

- Trong quá trình thực hiện phải kiểm tra quá trình thực hiện của trẻ và
dạy trẻ tự kiểm tra mình
- Sự gương mẫu của người lớn có ý nghĩa lớn đối với hiệu quả hình
thành thói quen vệ sinh cho trẻ
- Các biện pháp khen thưởng, trách phạt được sử dụng trong quá trình
giáo dục phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và tình cảm của trẻ
1.2. Thói quen vệ sinh thân thể
- Việc giữ gìn vệ sinh thân thể không những chấp hành những yêu cầu
vệ sinh, mà còn nói lên mức độ quan hệ của con người đối với nhau. Bởi vì,
chính việc thực hiện các yêu cầu vệ sinh là thể hiện sự tôn trọng mọi người
xung quanh.
Các thói quen vệ sinh thân thể bao gồm:
1.2.1. Thói quen rửa mặt
- Trẻ cần nắm được tại sao cần rửa mặt: rửa mặt để được mọi người yêu
mến; rửa mặt để cho mặt thơm tho, xinh hơn, không bị bệnh
- Lúc nào cần rửa mặt: cần rửa mặt trước và sau khi ngủ; cần rửa mặt
trước và sau khi ăn; sau khi đi ra ngoài đường; khi thấy mặt bẩn
- Cách rửa mặt
Rửa những nơi nào cần được giữ sạch nhất (rửa từ khóe mắt ra đuôi
mắt, rửa sống mũi và miệng, trán, hai má và cằm); chiều hướng rửa mặt (từ
trong ra ngoài, từ dưới lên); chuyển vị trí của khăn trên các đầu ngón tay khi
rửa từng bộ phận trên mặt; biết vò khăn, vắt khô, phơi ở vị trí nhất định và
ngay ngắn.
1.2.2. Thói quen rửa tay
- Trẻ cần biết tại sao phải rửa tay: để mọi người yêu mến; cho tay thơm
tho, sạch sẽ không bị bệnh;

5



-Khi nào cần rửa tay: trước và sau khi ăn; sau khi đi vệ sinh, chơi, hoạt
động; khi tay bẩn.
- Cách rửa tay
Thứ tự và cách tiến hành từng thao tác: xắn tay áo, vặn vòi nước, nhúng
tay vào nước và sát xà phòng vào tay, xoa tay vào nhau cho đến khi nổi bọt xà
phòng; rửa mu bàn tay của hai tay; rửa các ngón tay của hai bàn tay bằng cách
nắm lấy tưng ngón tay và xoay đi xoay lại; các kẽ ngón tay bằng cách lấy các
dầu ngón tay này xát vào các kẽ ngón tay của bàn tay kia;lấy đầu các ngón tay
xoay đi xoay lại vào các lòng bàn tay của tay còn lại để rửa đầu các ngón tay;
rửa hết xà phòng với nước sạch và lau khô bàn tay với khăn sạch; cất đồ dùng
vệ sinh vào nơi quy định
Tuy nhiên, trình tự một số thao tác rửa tay sẽ thay đổi khi người lớn tự
rửa tay cho trẻ.
1.2.3. Thói quen đánh răng
-Trẻ biết tại sao phải đánh răng: cho răng thơm tho sạch sẽ; mọi người
yêu mến, cho răng chắc khỏe; không sâu răng.
- Lúc nào cần đánh răng: đánh răng sau khi ăn, sau các bữa ăn; đánh
răng mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy và mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
- Cách trải răng: rửa sạch bàn chải, lấy kem đánh răng ra bàn chải, súc
miệng; đặt bàn chải một góc 30- 45 độ so với mặt răng; chải hàm theo hướng
từ trên xuống, hàm dưới từ dưới lên, mặt nhai đưa bàn chải đi lại vuông góc
với mặt răng; súc miệng thật kĩ, rửa sạch bàn chải, vảy ráo nước; cất các dụng
cụ vệ sinh vào nơi quy định.
1.2.4. Thói quen chải tóc
- Trẻ cần biết tại sao phải chải tóc: để đầu tóc gọn gàng; mọi người yêu
mến; không bị đau dầu; không bị chấy giận.
- Lúc nào nên chải tóc: sau khi ngủ dậy; trước khi ra ngoài đường; khi
tóc rối bù.

6



- Cách chải tóc:cầm lượcbằng tay phải; chải cho tóc từ trên xuống dưới
nhẹ nhàng; chải từng ít một, khi tóc bịrối nhiều cần gỡ cho tóc hết rối rồi chải
nhẹ nhàng tránh làm đứt gãy tóc;rẽ ngôi và chải sang hai bên hoặc chải hất từ
trước ra sau, từ trên xuống dưới.
1.2.5. Thói quen cắt móng tay
- Trẻ biết tại sao phải cắt móng tay: để móng tay sạch sẽ; mọi người
yêu mến; để không bị bệnh.
- Trẻ biết khi nào nên cắt móng tay: khi móng tay mọc dài; khi móng
tay bị bẩn.
- Trẻ không được tự ý dùng kéo cắt móng tay hay đưa lên mồm cắn mà
người lớn cắt cho trẻ.
- Cách cắt móng tay: cắt từ cạnh móng dần vào đến giữa và cắt hết phần
móng cần cắt; cắt ít một tránh làm sước móng và bị đau; cắt lần lượt từng
ngón một cho đến hết các ngón tay rồi chuyển sang bàn tay kia.
1.2.6. Thói quen mặc quần áo sạch sẽ
- Trẻ phải biết tạo sao cần mặc sạch sẽ: để mọi người yêu mến hơn; giữ
quần áo cho đẹp và luôn mới; để không bị bệnh.
- Trẻ cần biết lúc nào nên mặc thêm hoặc cởi bớt quần áo: lúc thời tiết
lạnh hoặc nóng hơn; khi vận động nhiều; khi ra ngoài đường hoặc vào nhà;
trước và sau khi ngủ; trước và sau khi tắm rửa.
- Cách thay quần áo: cởi quần áo theo thứ tự từ tháo bỏ dây,cởi bỏ cúc,
kéo khóa, tháo từng ống tay, ống chân;mặc quần áo theo thứ tự từng ống tay,
ống quần,kéo khóa, cài cúc, thắt dây.
1.3.Phƣơng pháp và hình thức giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ
Việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ được tiến hành thông
qua các hoạt động giáo dục và dạy học ở trường mầm non. Bằng hoạt động
giáo dục phong phú như vui chơi, lao động, sinh hoạt hàng ngày, ăn ngủ,... trẻ


7


được rèn luyện kĩ xảo, thói quen và phát triển những xúc cảm tốt của trẻ đối
với quá trình thực hiện. Bằng hoạt động dạy học, thông qua các tiết học làm
quen với môi trường xung quanh, văn học,... trẻ sẽ lĩnh hội được các biểu
tượng đúng về các quá trình vệ sinh, hiểu được ý nghĩa của nó,...
Hai con đường thống nhất với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau nhưng
nó có những ưu thế riêng đối với việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho
trẻ. Việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ mầm non có thể tiến hành
thông qua các hình thức giáo dục sau:
1.3.1. Hoạt động học tập
Việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể không nên tiến hành trên một
tiết học riêng biệt mà liên hệ, lồng ghép, tích hợp vào các tiết học ở các mức
độ khác nhau. Có thể sử dụng các phương pháp như kể chuyện, trình bày trực
quan, giảng giải, nêu gương, tổ chức trò chơi, xử lý các tình huống, khen
thưởng, giao nhiệm vụ,...
1.3.2. Hoạt động vui chơi
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và nó có vai trò quan
trọng đối với việc hình thành nhân cách trẻ nói chung, giáo dục thói quen vệ
sinh nói riêng. Tham gia vào trò chơi là quá trình trẻ tiếp nhận tri thức một
cách tự nhiên, không bị ép buộc. Việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể
được lồng ghép vào trong các trò chơi tuỳ thuộc vào chủ đề chơi và mức độ
hình thành thói quen vệ sinh của trẻ để xác định nội dung giáo dục thói quen
vệ sinh trong trò chơi của trẻ.
1.3.3. Tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày
Tổ chức chế độ sinh hoạt chính là tổ chức cuộc sống của trẻ và bằng
chính cuộc sống đó mà giáo dục trẻ em. Nội dung giáo dục thói quen vệ sinh
thân thể trong cuộc sống hàng ngày phụ thuộc vào nội dung hoạt động và sinh
hoạt của trẻ. Muốn xác định nội dung giáo dục cụ thể cần phân tích cuộc sống


8


của trẻ thành hệ thống các hoạt động, các mối quan hệ. Từ đó, phân tích thành
việc làm, các cách cư xử và các thao tác, cử chỉ,... cho trẻ định hướng vào
“mẫu” cần giáo dục trẻ rồi tổ chức cho trẻ luyện tập, đưa nội dung giáo dục
thành yêu cầu của nếp sống hàng ngày.
1.3.4. Phối hợp với gia đình
Việc giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ chỉ có thể đạt hiệu quả nếu có
sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Trao đổi thường xuyên với
gia đình nhằm nâng cao hiểu biết của phụ huynh, thống nhất yêu cầu, nội
dung, phương pháp giáo dục, tạo ra các điều kiện giáo dục cần thiết ở trường
và ở gia đình.
1.4. Đặc điểm của trẻ 5 tuổi
*Đặc điểm về tâm lý
Sự phát triển xúc cảm và tình cảm:
Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè, phạm vi giao tiếp mở rộng hơn.
Đời sống xúc cảm, tình cảm ổn định hơn so với trẻ 3 - 4 tuổi, mức độ
phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người
xung quanh.
Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang tính chất
tình huống.
Tình cảm trí tuệ: Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới
đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tò mò ham
hiểu biết, làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực; trong vui chơi, học tập, lao
động tự phục vụ nhiều thành công thất bại củng cố sự phát triển tình cảm trí
tuệ ở trẻ.
Tình cảm đạo đức: Do lĩnh hội được ý nghĩa các chuẩn mực hành vi tốt,
xấu. Qua vui chơi giao tiếp với mọi người; do các thói quen nếp sống tốt được

gia đình, các lớp mẫu giáo xây dựng cho trẻ... Trẻ ý thức được nhiều hành vi
tốt đẹp cần thực hiện để vui lòng mọi người.

9


Tình cảm thẩm mỹ: Qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, tìm
hiểu môi trường xung quanh... Cùng với những nhận thức về cái đẹp tự nhiên,
hài hoà về bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp học. Trẻ ý thức rõ nét về cái
đẹp cái xấu theo chuẩn (lúc đầu theo chuẩn của bé dần dần phù hợp với đánh
giá của những người xung quanh) xúc cảm thẩm mỹ, óc thẩm mỹ phát triển.
Sự phát triển ý chí
Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người lớn giao cho
nhiều việc nhỏ... Trẻ dần dần đã xác định rõ mục đích của hành động. Trẻ dần
dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
Sự phát triển ý chí mạnh hay yếu tuỳ thuộc phần lớn vào sự giáo dục,
các biện pháp giáo dục của cha mẹ, cô giáo và những người lớn xung quanh.
Sự phát triển về nhận thức
Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự
nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 3 - 4 tuổi nhưng chất lượng mới hơn. Thể
hiện ở:
Mức độ phong phú của các kiểu loại
Mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn.
Tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn.
Độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn.
Khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lý được phát triển.
Ở đây chúng ta chỉ đề cập tới quá trình tâm lý phát triển mạnh mẽ và
đặc trưng nhất, đó là tư duy.
Ý thức bản ngã
Tiền đề của ý thức bản ngã là việc tự tách mình ra khỏi người khác đã

được hình thành từ cuối tuổi ấu nhi. Tuy nhiên, phải trải qua một quá trình
phát triển thì ý thức bản ngã của trẻ mới được xác định rõ ràng.Đến cuối tuổi
mẫu giáo, trẻ mới hiểu được mình như thế nào, có những phẩm chất gì, những

10


người xung quanh đối xử với mình ra sao, và tại sao mình có hành động này
hay hành động khác... ý thức bản ngã được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh
giá về thành công và thất bại của mình, về những ưu điểm và khuyết điểm của
bản thân, về những khả năng và cả sự bất lực nữa.
- Trẻ ở lứa tuổi này muốn sờ, nếm, ngửi tất cả mọi thứ xung quanh. Trẻ
thể hiện rõ ý thức ham học hỏi qua kinh nghiệm và thực hành. Trẻ học từ các
trò chơi; bận rộn trong việc phát triển các kỹ năng, sử dụng ngôn ngữ và luôn
cố gắng để kiểm soát được nội tâm, trẻ muốn tự khẳng định bản thân khi tách
khỏi cha mẹ, độc lập hơn các em bé tuổi chập chững và đã có thể diễn đạt các
nhu cầu của mình bằng ngôn ngữ. Do vậy được học và chơi đúng cách sẽ giúp
trẻ phát triển tốt[2].
*Đặc điểm về sinh lý
Sự phát triển cơ thể diễn ra chậm hơn so với giai đoạn trước về số
lượng: chiều cao trung bình hằng năm tăng từ 5 - 8 cm; cân nặng trung bình
hằng năm tăng từ 1kg - 1,5 kg. Có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng phát triển
- Hệ tiêu hóa ngày càng hoàn thiện, quá trình hình thành men tiêu hóa
được tăng cường, sự hấp thụ thức ăn ngày càng tốt hơn, trẻ ăn được đa dang
thức ăn hơn.
- Hệ thần kinh ngày càng phát triển, khả năng hoạt động của các tế bào
thần kinh tăng lên, quá trình cảm ứng ở vỏ não phát triển, trẻ có thể tiến hành
hoạt động trong thời gian lâu hơn.
- Hệ cơ xương hoàn thiện dần, các mô cơ ngày càng phát triển, cơ quan
điều khiển vận động dược tăng cường... Do vậy trẻ có thể tiến hành hoạt động

đòi hỏi sự phối hợp khéo léo của tay, chân, thân (chạy,nhảy, vẽ , nặn, cắt , dán).
- Cơ quan phát âm cũng phát triển và hoàn thiện dần. Ở giai đoạn này,
ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển hành vi của trẻ[4].

11


*Đặc điểm về bệnh lý của trẻ
Bệnh tật của trẻ ở giai đoạn này giảm đi rõ rệt, các bệnh về đường tiêu
hóa ít gặp hơn. Tuy nhiên, trẻ hay mắc các bệnh về nhiễm khuẩn do tiếp
xúc(viêm họng, viêm phế quản, các bệnh dị ứng, hen, thấp, mề đay) do trẻ
chưa có ý thức phòng bệnh và do phạm vi giao tiếp mở rộng[1].

12


CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÌNH THÀNH THÓI QUEN
VỆ SINH THÂN THỂ CỦA TRẺ 5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON

2.1. Mục đích đánh giá
Xác định thực trạng về mức độ hình thành thói quen vệ sinh thân thể
của trẻ 5 tuổi. Từ đó, đề ra một số biện pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao
mức độ hình thành thói quen vệ sinh thân thể ở trẻ 5 tuổi.
2.2. Đối tƣợng đánh giá
Trẻ lớp 5 tuổi A, trường mầm non Đại Mạch - Đông Anh - Hà Nội
Số trẻ thực nghiệm: 30 trẻ
2.3. Nội dung đánh giá
Việc đánh giá được tiến hành theo 6 nội dung: Thói quen rửa mặt, thói
quen rửa tay, thói quen đánh răng, thói quen chải tóc, thói quen cắt móng tay
và thói quen mặc quần áo sạch sẽ.

2.4. Phƣơng pháp đánh giá
2.4.1. Các tiêu chí đánh giá thói quen vệ sinh thân thể của trẻ
Theo Bloom, mục tiêu giáo dục con người thường được thực hiện trên 3 lĩnh
vực: nhận thức, kĩ năng, thái độ. Do vậy, việc đáng giá kết qủa giáo dục cũng
phải quan tâm đến cả 3 lĩnh vực này. Đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ cần
phải tìm hiểu cả mức độ nhận thức và thực hiện của trẻ để có thể tìm ra những
tác động giáo dục phù hợp với chúng. Để có thể thu thập thông tin một cách
đầ đủ, có giá trị và đủ độ tin cậy, cần lựa chọn các tiêu chí đánh giá. Các tiêu
chí được xây dựng phải bao quát được mọi khía cạnh của vấn đề cần đánh giá,
phải độc lập với nhau nhưng lại cho phép có thể diều tra nhiều tiêu chí cùng
một lúc[1].

13


* Các tiêu chí đánh giá sự nhận thức
Nhận biết được hành động vệ sinh
Biết dược các yêu cầu của hành động vệ sinh
Hiểu được cách thể hiện hành động vệ sinh
Hiểu được ý nghĩa của hành động vệ sinh
* Các tiêu chí đánh giá thực hiện (kỹ năng và thái độ)
Tính tự giác của hành động
Tính đúng đắn của hành động
Mức độ thành thạo của hành động
Động cơ thực hiện hành động
Dựa vào các tiêu chí, cần xây dựng thang đánh giá thói quen vệ sinh
của trẻ mầm non
Bảng 2.1. Thang đáng giá thói quen vệ sinh của trẻ mầm non

Loại

tốt

Nhận thức

Thực hiện

Trẻ có biết về hành động;

Trẻ thực hiện đúng các yêu

biết rõ các yêu cầu đối với

cầu của hành động; thực hiện

hành động đó; hiểu cách thể

một cách tự giác; thể hiện thái

hiện; hiểu ý nghĩa của hành

độ đúng; thực hiện thành thạo

Điểm

5

động
Trẻ có biết về hành động; biết

Loại

khá

Trẻ thực hiện đúng các

rõ các yêu cầu đối với hành

yêu cầu của hành động; tự

động đó; hiểu cách thể hiện;

giác thực hiện trong một số

hiểu ý nghĩa của hành động

tình huống quen thuộc; có thể

trong tình huống quen

hiện thái độ đúng; thực hiện

thuộc;có thể được ý nghĩa của tương đối thành thạo.
hànhđộng khi được giáo viên
gợi ý.

14

4


Loại

trung
bình

Trẻ có biết về hành động;

Trẻ thực hiện đúng các yêu

biết rõ các yêu cầu đói vói

cầu của hành động; tự giác

hành động đó; hiểu cách thể

thực hiện trong một số tình

hiện; hiểu ý nghĩa của hành

huống quen thuộc hoặc khi có

động trong tình huống quen

mặt của giáo viên; có cố gắng

thuộc; chưa hiểu ý nghĩa của

thể hiện đúng thái độ; thực

hành động.

hiện chưa thành thạo.


Trẻ có biết về hành động;
nêu ra các yêu cầu của hành
Loại
yếu

Trong

những

tình

huống quen thuộc, khi được

động không phù hợp với tình giáo viên nhắc nhở, có cố
huống cụ thể

3

gắng thực hiện một số yêu cầu

2

đối với hành động, nhưng thể
hiện thái độ không đúng.
Trẻ không biết các hành

Loại
kém


động văn hóa vệ sinh.

Không thực hiện hành động
văn hóa vệ sinh.

1

2.4.2. Cách tổ chức đánh giá thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ
Để đánh giá thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ, cần phối hợp sử dụng
nhiều phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn trao đổi với trẻ, quan sát
hành vi của trẻ trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, tạo tình huống
giáo dục… Đồng thời, kết hợp trao đổi với giáo viên và phụ huynh để biết
thêm thông tin về trẻ.Kết quả thu được sẽ được xử lí bằng phương pháp toán
thống kê.
- Khảo sát sự nhận thức của trẻ: được tiến hành trong phòng riêng, yên
tĩnh. Giáo viên cho từng trẻ vào phòng theo yêu cầu của người kiểm tra.
Người kiểm tra tạo tâm trạng thoải mái cho trẻ dễ hòa vào công việc sắp thực
hiện bằng những câu chào, hỏi thăm trẻ. Khi trẻ thoái mái, sẵn sàng mới giới

15


thiệu công việc: “Cô và con sẽ cùng trò chuyện với nhau: cô sẽ hỏi con, con
nghe và trả lời cô nhé!”. Người kiểm tra đặt ra các câu hỏi để xác định trẻ biết
gì về các thói quen văn hóa vệ sinh.
- Khảo sát việc thực hiện của trẻ: thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ
được tiến hành bằng cách quan sát hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của trẻ
tại trường mầm non. Mỗi loại thói quen cần tạo điều kiện cho trẻ được thực
hiện ít nhất 3 lần. Nếu không có cơ hội quan sát đủ số lần, người kiểm tra tạo
tình hướng cho trẻ tự giải quyết. Ngoài ra, kết quả khảo sát còn được xem xét

thêm thông qua trao đổi với giáo viên và phụ huynh.
2.5. Kết quả
2.5.1. Thói quen rửa mặt sau khi khảo sát
Sau khi tiến hành điều tra, chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về thói quen rửa mặt
Mức độ
Khả
năng
Nhận thức

Thực hiện

Khá

Tốt
SL

%

SL

%

Trung bình
SL

2/30

6,7% 7/30 23,3%


16/30

1/30

3,3% 6/30

15/30

20%

%
53,3
%
50%

Kém

Yếu
SL

%

SL

%

4/30

13,3%


1/30

3,3%

5/30

16,7%

3/30

10%

Nhìn vào kết quả bảng 2.2, ta có thể thấy được mức độ hình thành thói quen
rửa mặt của trẻ cả về mặt nhận thức và thực hiện như sau:
- Nhận thức: Số lượng trẻ nhận thức được đầy đủ và chính xác về thói
quen rửa mặt còn hạn chế chỉ có 2/30 trẻ(chiếm 6,7%), trẻ nhận thức khá cũng
không nhiều chiếm 23,3% ở những trẻ này đã biết yêu cầu của các bước rửa
mặt, biết lúc ngủ dậy là phải rửa mặt và hiểu được tại sao cần rửa mặt khi cô
giáo gợi ý; còn lại chủ yếu là trẻ nhận thức trung bình chiếm 53,3%, trẻ chưa

16


hiểu được ý nghĩa của việc rửa mặt. Một vài trẻ không hiểu gì về hành động
rửa mặt.
- Thực hiện: nhận thức của trẻ chưa thực sự đầy đủ và chính xác về
thói quen nên khả năng thực hiện của trẻ cũng rất hạn chế nên chỉ có 1/30 trẻ
biết thực hiện tốt thói quen rửa tay chiến 3,3%, có 20% thực hiên thói quen ở
mức độ khá (trẻ biết rửa mặt, thực hiện tương đối thành tạo), trẻ thực hiện ở
mức độ trung bìnhchiếm 50%, trẻ biết rửa mặt nhưng chưa thành thạo tự giác

rửa mặt khi ngủ dậy hoặc khi có giáo viên chiếm 16,7%, một số ít thực hiện
phải có giáo viên nhắc nhở, thực hiện với thái độ miễn cưỡng, rửa mặt qua
quýt cho xong(mức yếu chiếm 16,7% ) còn một vài trẻ không rửa mặt.
2.5.2. Thói quen rửa tay sau khi khảo sát
Chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 2.3.
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về thói quen rửa tay
Mức độ

Khá

Tốt

Trung bình

Khả
năng
Nhận thức

3/30

10% 10/30 33,3%

Thực hiện

2/30

6,7%

SL


%

SL

8/30

%

26,7%

SL

%

Kém

Yếu
SL

%

14/30 46,7%

2/30

6,7%

15/30

4/30


13,3% 2/30 6,7%

50%

SL

1/30 3,3%

- Nhận thức: Đa số trẻ chưa nhận thức đầy đủ và chính xác về thói
quen rửa tay, chỉ có 3 trên tổng số 30 trẻ (chiếm 10%) là biết về việc rửa tay,
khi nào cần rửa và các bước rửa tay. Bên cạnh đó, trẻ nhận thức khá chiếm
33,3%, là những trẻ đã hiểu được tác dụng của việc rửa tay; còn lại là trẻ nhận
thức trung bình (chiếm 46,7%) trẻ biết về hành động rửa tay, biết rõ các yêu
cầu với hành động đó, hiểu cách thể hiện nhưng chưa hiểu được ý nghĩa của
việc rửa tay. Số ít trẻ có biết về hành động rửa tay nhưng nêu ra các yêu cầu
không phù hợp với tình huống cụ thể (loại Yếu chiếm 6, 7%).

17

%


- Thực hiện: Do việc nhận thức chưa tốt nên khả năng thực hiện của trẻ
cũng chưa được thành thạo, nó thể hiện ở mức độ thực hiện tốt của trẻ chỉ
chiếm 3,3%; khả năng thực hiện ở mức khá chiếm 26,7%, trẻ đã biết được các
yêu cầu của việc rửa tay, thực hiện thành thạo các bước rửa tay.Số lượng trẻ
thực hiện ở mức độ trung bình chiếm 50%, trẻ chỉ tự giác trong một số trường
hợp quen thuộc, khi có mặt của giáo viên;còn 1 số trẻ không biết cách rửa tay.
2.5.3. Thói quen đánh răng sau khi khảo sát

Chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về thói quen đánh răng
Mức độ

Khá

Tốt

SL
Khả
năng
Nhận thức 3/30
Thực hiện 2/30

%

SL

%

10%

9/30 30%

Trung bình
SL

%

14/30


6,7% 8/30 26,7% 13/30

Kém

Yếu
SL

%

SL

%

46,7% 3/30

10%

1/30

3,3%

43,3% 5/30

16,7% 2/30

6,7%

Nhìn vào kết quả bảng 2.4 ta có thể thấy được mức độ hình thành thói
quen đánh răng của trẻ như sau:

- Nhận thức: Qua bảng kết quả về thói quen đánh răng của trẻ ta thấy
được số lượng trẻ nhận thức tốt về thói quen đánh răng còn hạn chế chỉ chiếm
10%, đó là những trẻ đã biết cách đánh răng, biết đánh răng vào những lúc
nào và ý nghĩa của việc đánh răng. Bên cạnh đó, có những trẻ biết là phải
đánh răng nhưng không hiểu được ý nghĩa mà giáo viên phải gợi ý, giảng giải
(xếp ở mức Khá chiếm 30%).Số trẻ nhận thức trung bình tương đối nhiều
(46,7%), trẻ chỉ biết đánh răng trong một số trường hợp quen thuộc (khi ở nhà
còn khi về quê hay đi du lịch thì trẻ nghĩ không phải đánh); do đó, trẻ không
thấy được sự cần thiết phải đánh răng dù trẻ biết đáng răng. Vẫn còn 1 số trẻ
nhận thức yếu chiếm 10% và kém (chiếm 3,3%).

18


- Thực hiện: Qua trao đổi với phụ huynh học sinh thì một số trẻ có
được thói quen đánh răng, trẻ tự giác thực hiện, đánh răng sạch sẽ và đúng
cách (số này chiếm 6,7%). Có 26,7% số trẻ là đạt ở mức độ khá, là những trẻ
thực hiện tương đối thành thạo. Phần nhiều trẻ là phải có sự nhắc nhở, giám
sát kiểm tra của người lớn nhưng đánh răng không sạch, đánh qua loa cho
xong (chiếm 43,3%).Một vài trẻ thì bố mẹ đánh răng cho.
2.5.4. Thói quen chải tóc sau khi khảo sát
Chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong bảng 2.5
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về thói quen chải tóc
Mức độ

Khá

Tốt

SL

Khả
năng
Nhận thức 1/30
Thực hiện 1/30

%

SL

%

Trung bình
SL

%

Kém

Yếu
SL

%

SL

%

3,3% 7/30 23,3% 13/30

43,3% 6/30


20%

3/30

10%

3,3% 6/30 20%

43,3% 7/30

23,3% 3/30

10%

13/30

- Nhận thức: Nhận thức của trẻ kém nên chỉ có 1 trên tổng số 30 trẻ
chiếm 3,3% nhận thức đầy đủ về thói quen chải tóc, biết khi nào cần chải tóc,
chải tóc như thế nào. Số lượng trẻ nhận thức khá (chiếm 23,3%),chủ yếu là các
bé gái, các trẻ này đã ý thức được là phải chải tóc trước khi đi học, trẻ hiểu
được tại sao mình phải chải tóc khi được giáo viên gợi ý. Số trẻ xếp loại Trung
bình thì có biết về việc chải tóc trước khi đi học nhưng không biết được ý nghĩa
của việc mình làm (chiếm 43,3%). Có vài trẻ nhận thức chưa đầy đủ về hành
động chải tóc, nêu ra các yêu cầu của hành động không phù hợp vớt tình huống
cụ thể hoặc không biết gì về chải tóc (thường là các bé trai).
- Thực hiện: Qua trao đổi với phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp
thì phần lớn các trẻ được bố mẹ chải đầu cho, nếu chưa chải thì khi đến lớp cô
lại chải cho nên trẻ thực hiện tốt thói quen chải tóc là rất ít chỉ chiếm 3,3%;
khả năng thực hiện khá của trẻ cũng không nhiều (chiếm 26,7%) trẻ thực hiện


19


tương đối thành thạo thao tác, tự giác thực hiện trong một số tình huống quen
thuộc và có thái độ thực hiện đúng. Nhiều trẻ phải nhắc nhở, có những trẻ
thường xuyên không chải đầu khi đi học, bố mẹ không nhắc nhở con (bận
phải đi làm sớm).
2.5.5. Thói quen cắt móng tay sau khi khảo sát
Chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 2.6
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về thói quen cắt móng tay
Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

SL % SL %
SL
%
Khả
năng
Nhận thức 0/30 0% 5/30 16,7% 12/30 40%

Kém

Yếu
SL


%

SL

%

9/30

30%

4/30

13,3%

Thực hiện 0/30 0% 5/30 16,7% 11/30 36,7% 8/30

26,7% 6/30

20%

- Nhận thức: Dựa vào bảng kết quả điều tra về thói quen cắt móng tay
của trẻ ở bảng trên ta thấy được đây là một thói quen còn mới với trẻ. Đa
phần trẻ không chủ động về thói quen này mà được người lớn và bố mẹ nhắc
nhở (chiếm 30%), hay được làm cho (chiếm 13,3%). Vì vậy, chỉ có một số ít
trẻ nhận thức khá về thói quen này (chiếm16,7%) còn đa số trẻ nhận thức
trung bình gồm những trẻ không hiểu được ý nghĩa của việc cắt móng tay
(chiếm 40%). Một số trẻ nhận thức về thói quen này ở mức yếu và kém.
- Thực hiện: Vì nhận thức của trẻ còn hạn chế về thói quen cắt móng
tay nên khả năng thực hiện của trẻ cũng chưa được tốt.Do vậy, không có trẻ

nào biết thực hiện tốt thói quen cắt móng tay (chiếm 0%), trẻ biết thực hiện
thói quen, biết khi nào nên cắt móng tay và có thái độ đúng đắn với hành
động, thực hiện tương đối thành thạo cũng không nhiều (chiếm 16,7%). Nhiều
trẻ phải để giáo viên nhắc nhở, phê bình vì để móng tay dài, bẩn; có khi còn

20


đưa lên miệng để cắn (chiếm 36,7%). Một số ít trẻ thì hầu như bố mẹ không
quan tâm đến việc cát móng tay cho con.
2.5.6. Thói quen mặc quần áo sạch sẽ sau khi khảo sát
Chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 2.7.
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về thói quen mặc quần áo sạch sẽ
Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL %
SL %
SL
%
SL %

SL %
Khả
năng
Nhận thức 2/30 6,7% 7/30 23,3% 14/30 46,7% 5/30 16,7% 2/30 6,7%
Thực hiện 2/30 6,7% 6/30 20%

13/30 43,3% 6/30 20%

3/30 10%

Nhìn vào kết quả bảng 2.,7 ta có thể thấy được mức độ hình thành thói
quen mặc quần áo sạch sẽ của trẻ như sau:
- Nhận thức: Nhận thức của trẻ về thói quen mặc quần áo tương đối ít
(chiếm 6,7%) trẻ biết tự thực hiện mặc quần áo cho mình. Với nhưng trẻ thực
hiện thói quen mặc quần áo ở mức độ khá (chiếm 23,3%) trẻ biết về thói quen,
biết khi nào nên mặc thêm hay cởi bớt quần áo, biết ý nghĩa của việc làm này
nhưng cần có giáo viên gợi, còn lại là trẻ nhận thức trung bình gồm những trẻ
chỉ nhận thức được thói quen trong một số trường hợp quen thuộc, thực hiện
tương đối thành thạo nhưng không hiểu được tại sao mình làm vậy (chiếm
46,7%)
- Thực hiện: Nhận thức về hành động chưa tốt nên khả năng thực hiện
của trẻ cũng chưa được tốt, nó thể hiện ở mức độ thực hiện tốt thói quen của
trẻ (chiếm 6,7%), trẻ thực hiện hành động thành thạo, biết những thao tác
mặc quần áo, thể hiệ thái độ đúng và hiểu được ý nghĩa của hành động chỉ
(chiếm 20%), số lượng trẻ thực hiện ở mức độ trung bình biết thực hiện thói

21



×