Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 4 tuổi thông qua hoạt động có chủ đích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.59 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON

NGUYỄN THÙY TRANG

GIÁO DỤC THÓI QUEN VỆ SINH THÂN THỂ CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON

NGUYỄN THÙY TRANG

GIÁO DỤC THÓI QUEN VỆ SINH THÂN THỂ CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Chuyên ngành: Phương pháp chăm sóc và vệ sinh trẻ em

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. Khúc Thị Hiền

Sơn La, năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm


non đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths. Khúc Thị Hiền, cô đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên em trong suốt thời gian làm khóa luận.
Đồng thời, em xin được cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu,
các cô giáo và các cháu ở trường Mầm non xã Văn Phú - TP.Yên Bái đã tạo điều
kiện cho em và và thực nghiệm đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu, em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thùy Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. NDC: Nội dung chính
2. NDKH: Nội dung kết hợp
3. NXB: Nhà xuất bản
4. TQVSTT: Thói quen vệ sinh thân thể


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................2
4. Giả thuyết khoa học .....................................................................................................3

5. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................4
8. Những đóng góp của khóa luận ...................................................................................4
9. Bố cục của khóa luận ...................................................................................................5
NỘI DUNG .....................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................6
1.1. Cơ sở lí luận ..............................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm kĩ năng, kĩ xảo, thói quen ....................................................................6
1.1.1.1. Khái niệm kĩ năng ..............................................................................................6
1.1.1.2. Khái niệm kĩ xảo ................................................................................................7
1.2.1.3. Khái niệm thói quen ...........................................................................................9
1.1.1.4. Mối quan hệ giữa kĩ năng, kĩ xảo và thói quen ................................................10
1.1.2. Giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ mầm non ........................................11
1.1.2.1. Vai trò của việc giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ mầm non ............11
1.1.2.2. Nhiệm vụ của việc giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ mầm non ..............13
1.1.2.3. Nội dung của việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ mầm non ...............14
1.1.3. Đặc điểm phát triển của trẻ mầm non 3 - 4 tuổi ..................................................16
1.1.3.1. Đặc điểm sinh lý của trẻ mầm non 3 - 4 tuổi ...................................................16
1.1.3.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non 3 - 4 tuổi ....................................................17
1.1.3.4. Cơ sở hình thành thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 - 4 tuổi .........................19
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................21
1.2.1. Thực trạng việc thực hiện giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 - 4 tuổi
thông qua hoạt động học tập tại trường Mầm non xã Văn Phú -TP.Yên Bái - tỉnh Yên
Bái ..................................................................................................................................23


1.3.3. Thực trạng về việc vệ sinh thân thể của trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non xã Văn
Phú - TP.Yên Bái ...........................................................................................................25
CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC THÓI QUEN VỆ SINH THÂN THỂ CHO TRẺ 3-4
TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH …………...……………….27

2.1. Mục tiêu giáo dục ...................................................................................................27
2.2. Phương pháp giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ thông qua các hoạt động
có chủ đích .....................................................................................................................29
2.2.1. Sử dụng phương pháp đàm thoại. ........................................................................30
2.2.2. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. ...........................................................31
2.2.3. Phương pháp làm mẫu .........................................................................................31
2.3. Quy trình thiết kế hoạt động có chủ đích giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho
trẻ 3 - 4 tuổi ...................................................................................................................32
2.3.1. Quy trình tổ chức dạy học giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 - 4 tuổi
.......................................................................................................................................35
2.4. Yêu cầu ...................................................................................................................37
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................. 39
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................39
3.2. Thời gian, đối tượng và địa bàn thực nghiệm ........................................................39
3.3. Điều kiện và tiêu chí thực nghiệm ..........................................................................39
3.4. Nội dung thực nghiệm ............................................................................................40
3.5. Kết quả thực nghiệm...............................................................................................40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................42
1. Kết luận......................................................................................................................42
2. Kiến nghị ...................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................44


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là mô ̣t tài sản quý giá, là những chủ nhân tương lai của đấ t nước,
là những con người sẽ tiế p bước kế tu ̣c sự nghiê ̣p của ông cha ta. Chiń h vì vâ ̣y
mo ̣i quố c gia, mo ̣i xã hô ̣i đề u dành cho trẻ em những điề u kiêṇ tố t nhấ t để phát
triể n. Mô ̣t quố c gia cường thinh,
̣ văn minh chỉ khi có những con người khoẻ

ma ̣nh, trí tuê ̣ cao. Vì vâ ̣y chăm sóc - giáo du ̣c trẻ la ̣i càng mang mô ̣t ý nghiã
nhân văn cụ thể và trở thành mô ̣t đa ̣o lý của thế giới văn minh. Để có mô ̣t thế hê ̣
hoàn thiêṇ nhân cách toàn diêṇ trong tương lai thì phải đảm bảo cung cấ p cho trẻ
nề n móng phát triể n thể chấ t tố t.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống quốc dân, đặt nền
móng cho việc giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em. Việc
chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến sự
phát triển của trẻ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục các thói quen tốt cho trẻ trong
những năm tháng đầu tiên của cuộc sống là rất cần thiết giúp trẻ khỏe mạnh, góp
phần, phòng chống bệnh tật và tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện.
Lứa tuổi 3 - 4, trẻ đã có ý thức về bản thân, có thể hiểu và làm theo sự
hướng dẫn của người lớn, Đây là giai đoạn tốt để người lớn, cha mẹ và cô giáo
hình thành thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ 3 - 4 tuổi khi vệ
sinh thân thể ít có cơ hội thực hành, do đó trẻ còn lúng túng khi người lớn yêu
cầu trẻ thực hiện hoạt động vệ sinh thân thể.
Thông qua các hoạt động có chủ đích ở trường Mầm non, quá trình giáo
dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ được giáo viên lồng ghép vào các hoạt
động có chủ đích và vào những hoạt động khác nhau, để nhắc nhở trẻ luôn ghi
nhớ và thực hiện việc vệ sinh thân thể hàng ngày. Vệ sinh thân thể góp phần bảo
vệ và tăng cường sức khỏe cho trẻ, để trẻ thích thú khi tham gia các hoạt động
khác hiệu quả nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách cho trẻ. Không những
thế việc lồng ghép còn giúp tiết học trở nên hấp dẫn, sinh động bớt đơn điệu,
nhàm chán, ngoài ra còn rút ngắn số tiết học ở trường Mầm non.
Vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài “Giáo dục thói quen vệ sinh thân
thể cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động có chủ đích” để tìm hiểu, nghiên cứu.
1


2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục thói quen vệ

sinh thân thể cho trẻ mẫu giáo.
- Thiết kế các hoạt động có chủ đích tích hợp nội dung giáo dục thói quen
vệ sinh cho trẻ lứa tuổi 3 - 4 tuổi.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu văn bản nhà nước, luật giáo dục, các văn bản về giáo dục mầm
non, các chương trình nghiên cứu:
Việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non phát triển toàn diện là một vấn đề
quan trọng trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và nhà nước
ta, là mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục học mầm non theo tinh thần Quy định
155, quy định mục tiêu kế hoạch đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Qua hơn 60 năm hoạt động, ngành giáo dục mầm non đã không ngừng đổi mới
về nội dung, phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục trẻ. Một
trong nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trường mầm non là phát triển toàn diện
nhân cách cho trẻ. Vì thế, chăm sóc - giáo dục toàn diện trẻ mầm non là một vấn
đề được đặc biệt quan tâm trong chiến lược phát huy nhân tố con người của
Đảng và Nhà nước. Chiến lược này được cụ thể hóa trong xây dựng chương
trình giáo dục mầm non.
Trong Cẩm nang công tác giáo dục mầm non 2010 - 2015, quan điểm chỉ đạo
trọng tâm là: “…đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách
để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non…”.
Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay
về phát triển nền giáo dục quốc dân. Ở nhiều nước, không chỉ ở những nước nghèo
mà ngay cả ở những nước phát triển, để phát triển sự nghiệp giáo dục, họ đã tìm
nhiều giải pháp để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, trong đó có xã hội hóa giáo dục
mầm non [13].
Nếu như ở tuổi ấu nhi, trẻ chủ yếu là tư duy trực quan hành động thì sang
lứa tuổi (3 - 4 tuổi) tư duy của trẻ có một bước ngoặt cơ bản: Đó là sự chuyển tư
2



duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong mà thực chất đó là việc
chuyển những hành động định hướng bên ngoài thành những hành động định
hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm. Đây là điểm khởi đầu của kiểu tư duy
mới do đó tư duy ở lứa tuổi mẫu giáo (3 - 4 tuổi) thường gắn với hành động và
còn gắn liền với xúc cảm và ý muốn chủ quan. Trẻ chưa nhận ra được rằng
những ý nghĩ, những ý muốn trong tâm trí của mình chỉ là hình ảnh tượng
trưng của sự vật bên ngoài. Ranh giới giữa cái thực và cái hư, giữa ý nghĩ của
mình và ý nghĩ của người khác còn chưa rõ. Đặc biệt tư duy của trẻ còn bị tình
cảm chi phối rất mạnh, thể hiện ở chỗ trẻ chỉ suy nghĩ về những điều mà chúng
thích và dòng suy nghĩ thường bị cuốn hút vào ý thích riêng của mình bất chấp
cả tác động khách quan.
Điều này thể hiện ở nguyện vọng được độc lập. Trẻ lên 3 hay thường “nói
con tự làm lấy, con tự rửa tay”. Không muốn người lớn can thiệp vào những việc
đó. Tính độc lập xuất hiện ở trẻ, nhu cầu muốn độc lập rất lớn để khẳng định
mình. Nhu cầu khẳng định là một động lực mạnh mẽ, thúc đẩy trẻ bước sang
một giai đoạn mới … Nhu cầu này nhiều khi lấn át nhu cầu khác cũng phát triển
mạnh ở trẻ. Đây là những dấu hiệu của sự trưởng thành rất đáng mừng, nhưng
cùng với nó, ở trẻ lên 3 lại xuất hiện tính bướng bỉnh, do muốn làm theo ý mình
và muốn tự mình làm tất cả.
- Điều tra thực trạng việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 - 4
tuổi tại trường Mầm non xã Văn Phú - TP.Yên Bái.
- Thiết kế các hoạt động có chủ đích, tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh
thân thể cho trẻ 3 - 4 tuổ i.
- Đề xuất quy trình tổ chức giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 - 4
tuổi thông qua hoạt động có chủ đích.
- Thực nghiệm sư phạm kiểm chứng tính hiệu quả của đề tài.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu tích hợp được các nội dung và phương pháp giáo dục thói quen vệ
sinh thân thể vào các hoạt động có chủ đích phù hợp thì sẽ nâng cao kĩ năng vệ

sinh thân thể cho trẻ trong độ tuổi 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non. Từ đó, hình
3


thành thói quen tốt, góp phần thực hiện nề nếp trong chế độ sinh hoạt cho trẻ
mầm non.
5. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động
có chủ đích ở trường Mầm non.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu các văn bản pháp luật, các quy định - nghị định, các công
trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu để tìm hiểu về
việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động
có chủ đích.
- Phương pháp quan sát:
+ Quan sát điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp phục vụ cho việc giáo
dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 - 4 tuổi.
+ Quan sát các hoạt động vệ sinh của trẻ ở trường mầm non.
+ Dự giờ, thăm lớp trong một số hoạt động có chủ đích tại trường mầm
non.
- Phương pháp trò chuyện: Đây là hình thức thu nhập thông tin trong quá
trình giao tiếp. Trò chuyện với cô hiệu trưởng trường Mầm non xã Văn Phú TP. Yên Bái và các cô giáo trực tiếp giảng dạy trong trường về việc giáo dục
thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ, thực trạng của trẻ về việc vệ sinh thân thể ở
trường lớp. Trao đổi, trò chuyện với các phụ huynh về thói quen vệ sinh ở nhà
của trẻ. Đặc biệt là được trò chuyện cùng các trẻ về các kiến thức vệ sinh thân
thể mà trẻ học được qua các tiết học trên lớp.
- Phương pháp thực nghiệm: nhằm đánh giá tính hiệu quả của nội dung
giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ thông qua các hoạt động có chủ đích,
giúp tiến hành thu thập thông tin và số liệu cần thiết cho khóa luận.

8. Những đóng góp của khóa luận
Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lí luận về việc giáo dục thói quen vệ sinh
thân thể cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động có chủ đích.
4


Đánh giá được thực trạng giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ
thông qua hoạt động có chủ đích tại một trường mầm non cụ thể, để từ đó đưa ra
nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp.
Phân tích được nội dung và phương pháp giáo dục thói quen vệ sinh thân
thể cho trẻ 3 - 4 tuổi.
Cung cấp một số hoạt động học tập, giáo án tiêu biểu về việc lồng ghép,
tích hợp giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 - 4 tuổi, sinh viên mầm
non có thể dùng làm tài liệu tham khảo 3 - 4 tuổi
9. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua
hoạt động có chủ đích.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm kĩ năng, kĩ xảo, thói quen
1.1.1.1. Khái niệm kĩ năng
Kĩ năng là một vấn đề phức tạp các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề

này có hai quan niệm:
Quan niệm thứ nhất chú trọng khía cạnh cách thức hành động, coi việc
nắm được cách thức hành động là có kỹ năng. Đại diện cho quan niệm này là
các tác giả: Ph. N. Cônôbôlin, V.A. Crutetxki, V.X. Cudin, A.G. Covaliôp, V.A.
Crutetxki... Theo quan điểm này: kỹ năng là phương thức thực hiện hoạt động đã
được con người nắm vững.
Quan niệm thứ hai coi kỹ năng không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành
động mà còn là một biểu hiện năng lực của con người. Đại diện cho quan niệm
này có N.Đ. Lêvitốp, K.K. Platônốp, A.V. Pêtrôpxki, F.K. Kharlamốp. Kỹ năng
theo quan niệm này vừa có tính ổn định, lại vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt
và tính mục đích. Chẳng hạn, A.V. Pêtrôpxki xem kỹ năng là năng lực sử dụng
các tri thức, các dữ kiện hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát
hiện những thuộc tính bản chất của sự vật và giải quyết thành công những nhiệm
vụ lí luận hay thực hành xác định.
Trong lí luận dạy học, kỹ năng thường được quan niệm là khả năng của
con người thực hiện có hiệu quả hành động tương ứng với các mục đích và điều
kiện trong đó hành động xảy ra. Kỹ năng bao giờ cũng có tính khái quát và được
sử dụng trong những tình huống khác nhau.
Về bản chất, các quan niệm trên về kỹ năng không mâu thuẫn nhau. Sự
khác nhau là ở chỗ mở rộng hay thu hẹp phạm vi triển khai của một kỹ năng
hành động trong các tình huống, công việc khác nhau.
Kỹ năng có thể được định nghĩa như sau:
Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một cách có hiệu quả một
hành động nào đó để đạt được mục đích đã xác định bằng cách lựa chọn và áp
6


dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương
tiện nhất định.
Về cấu trúc của kỹ năng, hầu hết các tác giả đều xác định có ba yếu tố:

- Tri thức về phương thức thực hiện các thao tác, hành động và tri thức về
đối tượng hành động.
- Mục đích và nhiệm vụ mà hành động phải thực hiện.
- Hệ thống các thao tác, các hành động và các phương tiện tương ứng.
Như vậy, kỹ năng chứa đựng trong nó cả tri thức về hành động, mục đích
hành động và thao tác hành động. Tùy theo từng loại kỹ năng mà các thành phần
trên tham gia vào cấu trúc đó ở những mức độ khác nhau.
Kĩ năng thực hiện hành động có ý thức nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần
hoặc do luyện tập mà trở thành tự động hóa, không cần có sự kiểm soát trực tiếp
của ý thức mà vẫn có kết quả. Khi đó, kĩ năng sẽ phát triển ở mức độ cao thành
kĩ xảo và thói quen
1.1.1.2. Khái niệm kĩ xảo
Theo quan điểm của Levitov: Kĩ xảo là kĩ năng thực hiện một động tác
nào đó đã được củng cố bằng luyện tập [11].
Theo quan điểm của Kixengov: Kĩ xảo là biện pháp được đặc trưng ở
trình độ thành thạo trong đó có yếu tố tự động hóa.
Như vậy, theo các nhà khoa học, kĩ xảo là một hành động có ý thức, có ý
chí nhưng do được lặp đi lặp lại hay do luyện tập mà về sau trở thành những
hành động tự động, nghĩa là không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà
vẫn được thực hiện hiệu quả.
Kĩ xảo là hành động đã được củng cố và tự động hóa.
* Đặc điểm của kĩ xảo:
- Kĩ xảo không bao giờ thực hiện đơn độc, tách rời khỏi hành động có ý
thức. Trong hành động có ý thức, kĩ xảo quan hệ nhiều đến biện pháp hoàn
thành hành động mà không quan hệ đến mục đích và cách thức hành động.

7


- Mức độ tham gia của ý thức vào kĩ xảo rất ít, thậm chí có khi cảm thấy

không có sự tham gia. Nhưng không tuyệt đối, mà ý thức luôn luôn thường trực
và can thiệp kịp thời khi có vấn đề xuất hiện.
- Không nhất thiết phải theo dõi bằng mắt, mà kiểm tra bằng cảm giác
vận động.
- Trong kĩ xảo động tác thừa bị loại trừ, những động tác cần thiết ngày
càng nhanh, chính xác và tiết kiệm.
- Kĩ xảo có thể di chuyển dễ dàng tùy theo mục đích và tính chất chung
của hành động.
* Quy luật hình thành kĩ xảo:
- Quy luật về sự tiến bộ không đều của kỹ xảo: Trong quá trình luyện tập,
kỹ xảo có sự tiến bộ không đồng đều, điều này được thể hiện như sau :
+ Có loại kỹ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ nhanh, sau đó chậm dần.
+ Có loại kỹ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ chậm, nhưng đến một giai
đoạn nhất định nó lại tăng nhanh.
+ Có nhiều trường hợp, khi bắt đầu luyện tập, sự tiến bộ tạm thời lùi lại,
sau đó tăng dần.
- Quy luật đỉnh của phương pháp luyện tập: Mỗi phương pháp luyện tập
kỹ xảo chỉ đem lại một kết quả cao nhất có thể có đối với nó mà thôi. Kết quả đó
gọi là “đỉnh” của phương pháp luyện tập đó. Muốn đạt được kết quả cao hơn ta
phải thay đổi phương pháp luyện tập (để có “đỉnh” cao hơn).
- Quy luật về sự tác động qua lại giữa kỹ xảo đã có và kỹ xảo mới: Trong
quá trình luyện tập kỹ xảo mới, những kỹ xảo đã có ảnh hưởng rõ nét đến việc
hình thành kỹ xảo mới. Sự ảnh hưởng này diễn ra theo hai chiều hướng sau :
+ Kỹ xảo cũ ảnh hưởng tốt, có lợi cho việc hình thành kỹ xảo mới, làm
cho kỹ xảo mới hình thành nhanh hơn, dễ dàng hơn, bền vững hơn. Đó là hiện
tượng di chuyển (hay còn gọi là cộng) kỹ xảo. Ví dụ, đã biết đánh máy chữ thủ
công thì việc soạn thảo văn bản bằng máy tính dễ dàng hơn.
+ Kỹ xảo cũ ảnh hưởng xấu, gây trở ngại cho việc hình thành kỹ xảo mới,
đó là hiện tượng “giao thoa” kỹ xảo. Ví dụ, một người chơi bóng bàn giỏi, khi
8



chuyển sang chơi cầu lông những động tác séc bít, cắt xoáy của chơi bóng bàn
lúc đầu cũng được sử dụng để séc bít, đỡ cầu. Điều đó làm cho việc chơi cầu
lông khó khăn hơn.
- Quy luật dập tắt kỹ xảo: Một kỹ xảo được hình thành nếu không luyện
tập, củng cố và sử dụng thường xuyên thì sẽ bị suy yếu và cuối cùng có thể bị
mất hẳn, tức là bị dập tắt. Ví dụ, một người chơi bóng bàn giỏi, nhưng không
luyện tập, củng cố thường xuyên, thì những kỹ năng, kỹ xảo trong việc thực hiện
các thao tác chơi bóng sẽ bị mai một đi.
=> Sự hình thành kĩ xảo: Củng cố kĩ năng là điều kiện để hình thành kĩ xảo.
- Làm cho học sinh hiểu biện pháp hành động:
• Cho học sinh quan sát hành động mẫu, kết quả mẫu, hướng dẫn, chỉ vẽ.
• Giúp học sinh nắm được cách thức, lề lối, quy tắc, phương tiện để đạt
kết quả, đặt biệt là các thủ thuật then chốt.
- Luyện tập:
• Cho học sinh biết mục đích luyện tập.
• Theo dõi để điều chỉnh cho đúng với hành động mẫu.
• Tập đủ lần, và việc xác định số lần luyện tập tùy thuộc vào đặc điểm tâm
lý của từng học sinh.
• Bài tập phải có hệ thống.
• Không được ngắt quãng trong thời gian dài.
- Tự động hóa (cấu trúc hành động đã thay đổi về chất):
• Bao quát hơn, bớt dần mục tiêu bộ phận.
• Tiết kiệm: Bớt động tác thừa, gộp động tác, cử động chính được nổi bật.
• Giảm dần sự tham gia của ý thức.
• Tốc độ nhanh, chất lượng cao và duy trì kết quả điều đặn.
• Là một khâu của hành động phức tạp.
1.2.1.3. Khái niệm thói quen
Theo từ điển Việt Nam, tác giả Lê Ngọc Trụ định nghĩa: Thói quen là

việc làm thường thành tật, bắt buộc làm hoài.

9


Tác giả Nguyễn Như Ý trong Đại từ điển Tiếng Việt giải thích: Thói
quen là lối, cách sống hay hành động do lặp lại lâu ngày trở thành nếp, rất khó
thay đổi [9].
Nhà Tâm lý học John F.Tristany cho rằng: Thói quen là một loạt các
hành vi thâm căn cố đế do học hỏi mà có và được liên tục củng cố bởi các yếu tố
môi trường, cảm xúc và tâm lý. Nó dựa trên nguyên tắc khoái lạc của con người
là chỉ muốn có niềm vui và tuyệt đối tránh khó khăn, đau khổ.
Trong Tâm lý học, quan niệm thói quen được nhiều nhà khoa học đồng
tình như sau: Thói quen là hành động tự động hóa ổn định trở thành nhu cầu của
con người.
Thói quen thường để chỉ những hành động của cá nhân được diễn ra
trong điều kiện ổn định về thời gian, không gian và quan hệ xã hội nhất định.
Thói quen có nội dung tâm lí ổn định và thường gắn với nhu cầu cá nhân. Khi
đã trở thành thói quen, mọi hoạt động tâm lí trở nên cố định, cân bằng và khó
loại bỏ.
Sự hình thành thói quen có thể là do bắt chước hoặc cũng có thể được
hình thành do giáo dục. Chính vì vậy thói quen được hình thành ở trẻ, trẻ sẽ có
cả thói quen tốt và thói quen xấu, người lớn và giáo viên mầm non cần chú ý
thực hiện và hướng dẫn các thói quen có lợi để giúp ích cho sự phát triển của trẻ
nhỏ.
1.1.1.4. Mối quan hệ giữa kĩ năng, kĩ xảo và thói quen
Giữa kĩ năng - kĩ xảo và thói quen có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Thói quen và kĩ xảo đều là hành động tự động hóa
Cả hai đều có cơ sở sinh lý là hành động
Con đường hình thành của thói quen và kĩ xảo thường thông qua kinh

nghiệm hoặc trải nghiệm.
Thói quen và kĩ xảo mang tính chất lặp lại và sự thuần thục trong hành
động

10


Kĩ xảo

Thói quen
Mang tính chất nhu cầu nếp sống

Mang tính chất kỹ thuật

Được đánh giá về mặt đạo đức

Được đánh giá về mặt thao tác (Thao

(Trong đó có cả thói quen tốt và thói tác có nhuần nhuyễn hay không, nhanh
quen xấu)

hay chậm)

Luôn gắn với tình huống cụ thể

Ít gắn với tình huống

Bền vững ăn sâu vào nếp sống

Ít bền vững nếu không được luyện tập


Hình thành bằng nhiều con đường Hình thành chủ yếu là do luyện tập có
(tự giác, bắt chước, ôn tập)

mục đích

1.1.2. Giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ mầm non
1.1.2.1. Vai trò của việc giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ mầm non
Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành
nhân cách và phát triển năng lực của trẻ. Khi sinh ra, trẻ đã có những khả năng
tiếp thu, học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan
và sử dụng chúng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với xã hội. Việc được
hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ khi còn nhỏ sẽ giúp góp phần tạo nên nền
móng vững chắc cho sự phát triển tương lai của trẻ. Hình thành và phát triển ở
trẻ những chức năng tâm lý, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính chất nền
tảng và những kỹ năng sống cần thiết với lứa tuổi khơi dạy và phát triển tối đa
những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở những cấp học tiếp theo.
Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị những kỹ năng như tự lập, kiềm chế, khả năng
diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học,
tăng khả năng sẵn sàng bước vào các trường phổ thông cho trẻ.
Trong đó, giáo dục thói quen vệ sinh thân thể qua các hoạt động có chủ
đích có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách con
người trên tất cả các mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, giáo dục thói quen tự phục
vụ đơn giản.

11


Giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển nhân cách và phát triển thể chất của trẻ, giúp trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá

nhân, phòng chống các bệnh tật. Cơ thể trẻ ở lứa tuổi này đang trong thời kì phát
triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, hệ cơ xương, hệ vận động, hệ hô hấp, hệ bài tiết
đang trong quá trình hoàn thiện, nhờ vào đó trẻ tham gia các hoạt động vui chơi,
học tập sẽ trở nên hứng thú, luôn ở trạng thái vui vẻ khi được tham gia vào các
hoạt động giúp cơ thể trẻ phát triển hài hòa cân đối [8].
Giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ mầm non còn ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Giúp trẻ hình thành những tri thức sơ đẳng khác
nhau, hình thành những biểu tượng, khái niệm đúng về hành vi vệ sinh thân thể,
cũng như những hiện tượng đơn giản khác của của cuộc sống xung quanh trẻ,
nhờ các hoạt động cảm nhận phong phú, chính xác tư duy sẽ trở nên nhạy bén,
thông qua đó, trẻ có thể tự rèn cho bản thân những thái độ đúng đắn chuẩn mực
với mọi hành vi, việc làm và điều chỉnh những cảm xúc của bản thân
Giáo dục kỹ năng, kỹ xảo, thói quen vệ sinh thân thể hàng ngày cho trẻ có
vai trò vô cùng quan trọng nó góp phần hình thành ở trẻ các phẩm chất đạo đức
tốt thông qua việc hình thành những tình cảm, xúc cảm của bản thân. Trẻ có
lòng tự trọng tinh thần và trách nhiệm với công việc được giao. Đồng thời, nó
cũng rèn cho trẻ tính kiên trì, tự giác và có ý thức cao trong mọi hoạt động.
Ngoài ra, giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ qua các hoạt động
có chủ đích còn giúp trẻ phát triển thẩm mỹ, giáo dục các thói quen lao động
tự phục vụ đơn giản. Trong thế giới xung quanh trẻ chứa bao điều mới lạ, hấp
dẫn. Việc tác động vào tâm hồn trẻ những tình cảm tốt đẹp, những hành vi,
thói quen có văn hóa là những điều vô cùng quan trọng giúp trẻ nhanh nhẹn,
khéo léo, hứng thú với mọi hoạt động để phát triển toàn diện nhân cách cho
trẻ, từ những sự tri giác việc bồi đắp cho trẻ từ những hành vi, thói quen ngay từ
những năm tháng đầu đời sẽ giúp trẻ biết tự điều chỉnh theo đúng những chuẩn
của xã hội.
Việc giáo dục những thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ là một trong những
điều kiện thuận lợi giúp trẻ phát triển tâm sinh lý, tình cảm và khả năng nhận
12



thức của trẻ. Nhờ vào việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể sẽ giúp trẻ hiểu
được cách tự bảo vệ mình tránh khỏi những tác động xấu từ môi trường, xã hội
và giúp trẻ biết và hiểu cách bảo vệ mình hình thành tính tự giác cho bản thân,
giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh.
Nói tóm lại, việc giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ có vai trò vô cùng quan
trọng nó giúp trẻ phát triển toàn diện từ nhân cách, trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức…
và dần tạo ra một con người phát triển toàn diện.
1.1.2.2. Nhiệm vụ của việc giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ mầm non
Nhiệm vụ quan trong trong việc giáo dục văn hóa vệ sinh cho trẻ mầm non
nhằm hình thành những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định về các hoạt động vệ
sinh từ đó hình thành nên thói quen tốt cho trẻ. Vì ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ phát
triển rất nhanh, nhưng sức đề kháng và các cơ quan trong cơ thể của trẻ còn non
yếu, kĩ năng tự bảo vệ còn rất ít, do đó, trẻ cần được chăm sóc đặc biệt và có
khoa học.
Thông qua các hoạt động khác nhau trong trường mầm non, cần giúp trẻ
hiểu, nắm vững những thói quen vệ sinh đơn giản, phổ biến cần thiết và phù hợp
với mọi lứa tuổi trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa
của việc thực hiện các thói quen văn hoá vệ sinh.
Thói quen ăn uống, vệ sinh cá nhân, thói quen tự phục vụ. Những thói quen
này được hình thành trong khi nuôi dưỡng, chăm sóc và rèn luyện theo một chế
độ sinh hoạt khoa học và diễn ra thường xuyên liên tục. Chính vì thế, khi giáo
dục các thói quen này cho trẻ cần chú ý:
+ Đảm bảo điều kiện vệ sinh cho trẻ và tạo ra cảm giác an toàn.
+ Xuất phát từ nhu cầu tự nhiên của trẻ, không áp đặt, gò ép trẻ.
+ Khi thực hiện phải mềm dẻo, linh hoạt dựa vào điều kiện và đặc điểm tâm
sinh lý của từng trẻ.
+ Đảm bảo trẻ tham gia hoạt động tích cực thoải mái.
+ Đảm bảo theo trình tự nhằm tạo nề nếp, thói quen cho trẻ.
Qua việc giáo dục các thói quen vệ sinh, cần bồi dưỡng tình cảm thái độ

cho trẻ, như:
13


+ Có ý thức, thích thú, phấn khởi khi tiến hành các hoạt động vệ sinh
+ Biết đồng tình ủng hộ những bạn có thói quen văn hóa vệ sinh tốt, biết
góp ý với những bạn có thói quen vệ sinh chưa tốt.
Hình thành thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan
trọng nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, bước đầu cần tạo cho trẻ nề nếp
sống có văn hóa vệ sinh đảm bảo sự phát triển đúng đắn về các mặt nhân cách,
rèn luyện cơ thể. Đối với trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) thì việc giáo dục vệ sinh
thân thể cho trẻ cần được đảm bảo tổ chức thông qua các hoạt động có chủ đích
tạo bầu không khí thoải mái, sinh động, vui tươi cho trẻ. Nhưng đồng thời cũng
cần chú ý thông qua đó rèn cho trẻ tính tổ chức kỷ luật, tự giác trong quá trình
vệ sinh.
Việc tích hợp, lồng ghép giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ thông
qua các hoạt động có chủ đích là một việc cần thiết để giúp trẻ rèn luyện, hình
thành các thói quen vệ sinh. Từ đó giáo viên cần kết hợp chặt chẽ với phụ
huynh để tạo cho trẻ một điều kiện tốt nhất để trẻ vận dụng, củng cố những
kỹ năng đã có.
1.1.2.3. Nội dung của việc giáo dục thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ mầm non
Trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, trẻ cần được hình thành nhiều thói
quen văn hóa vệ sinh khác nhau. Trong trường mầm non, bốn nội dung giáo dục
thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ gồm: thói quen vệ sinh thân thể, thói quen ăn
uống có văn hóa hợp vệ sinh, thói quen hoạt động có văn hóa và thói quen giao
tiếp có văn hóa [4]. Bốn nội dung này được thực hiện ngay từ khi trẻ còn nhỏ ở
mỗi gia đình nhưng để hình thành thói quen tốt thì ở trường mầm non là có
những điều kiện phù hợp và thuận lợi nhất. Một trong số đó là thói quen vệ sinh
thân thể.
Việc giữ vệ sinh thân thể không những nhằm chấp hành những yêu cầu vệ

sinh, mà còn nói lên mức độ quan hệ của con người đối với nhau. Bởi vì chính
việc thực hiện các yêu cầu vệ sinh là thể hiện sự tôn trọng mọi người xung
quanh, các thói quen vệ sinh thân thể bao gồm [4]:
* Thói quen rửa mặt
14


Trẻ cần nắm được tại sao lại phải rửa mặt (rửa mặt để được mọi người yêu
mến, cho mặt thơm tho, xinh hơn, không bị bệnh...).
Lúc nào cần rửa mặt (cần rửa mặt trước và sau khi ngủ, ăn, đi ra ngoài
đường, khi mặt bẩn…).
Cách rửa mặt: rửa những nơi nào cần được giữ sạch nhất (rửa từ khóe mắt
ra đuôi mắt, rửa sống mũi và miệng, trán, hai má và cằm), chiều hướng rửa (từ
trong ra ngoài, từ dưới lên), chuyển vị trí của khăn trên các đầu ngón tay khi rửa
từng bộ phận trên vị trí trên mặt, biết vò khăn, vắt khô, phơi ở vị trị nhất định và
ngay ngắn.
* Thói quen rửa tay
Trẻ cần biết tại sao cần phải rửa tay (để mọi người yêu mến, cho tay thơm
tho, sạch sẽ, không bị bệnh…).
Khi nào cần rửa tay (trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chơi, hoạt
động, khi tay bẩn…).
Cách rửa tay: thứ tự và cách tiến hành từng thao tác (xắn tay áo, vặn vòi
nước, nhúng tay vào nước và xát xà phòng, xoa tay vào nhau cho đến khi nổi bọt
xà phòng, rửa sạch xà phòng cho đến khi hết trơn, vẩy nước và lau khô), cất đồ
dùng vệ sinh vào nơi quy định, tuy nhiên, trình tự một số thao tác rửa tay sẽ thay
đổi khi người lớn rửa tay cho trẻ.
* Thói quen đánh răng
Trẻ cần biết tạo sao cần đánh răng (cho răng thơm tho sạch sẽ, mọi người
yêu mến, cho răng khỏe đẹp, không sâu răng…).
Lúc nào cần đánh răng: buổi sáng sau khi thức dậy, buổi tối trước khi đi ngủ…

Cách chải răng: rửa sạch bàn chải, lấy thuốc ra bàn chải, súc miệng, đặt bàn
chải nghiêng mỗi góc 30 - 45 độ so với mặt răng, chải hàm trên theo hướng từ
trên xuống, hàm dưới từ dưới lên, mặt nhai đưa bàn chải đi lại vuông góc với
mặt răng; súc miệng thật kĩ, rửa sạch bàn chải, vẩy ráo nước và cất các dụng cụ
vệ sinh vào nơi quy định.
* Thói quen chải tóc

15


Trẻ cần biết tại sao phải chải tóc (để đầu tóc gọn gàng, mọi người yêu mến,
không bị đau đầu, chấy rận…).
Lúc nào nên chải tóc (sau khi ngủ, trước khi ra ngoài đường, khi tóc rối
bù…).
Cách chải tóc: cầm lược, chải cho tóc suôn, rẽ ngôi và chải sang hai bên
hoặc chải hất từ trước ra sau, từ trên xuống dưới. Trẻ 3 - 4 tuổi phải có sự hướng
dẫn, giúp đỡ của người lớn để thực hiện chải tóc.
* Thói quen mặc quần áo sạch sẽ
Trẻ phải biết tại sao cần mặc quần áo sạch sẽ (để mọi người yêu mến hơn,
giữ quần áo cho đẹp và luôn mới, để không bị bệnh…).
Trẻ cần biết lúc nào nên mặc thêm hoặc cởi bớt quần áo: lúc thời tiết lạnh
hoặc nóng hơn, khi vận động nhiều, khi ra ngoài đường hoặc vào nhà, trước và
sau khi ngủ, trước và sau khi tắm rửa….
Cách thay quần áo: cởi quần áo theo thứ tự từ cởi bỏ cúc, tháo từng ống tay,
ống chân, mặc quần áo theo thứ tự từng ống tay, ống quần, cài cúc.
Trẻ 3 - 4 tuổi tự mặc được những quần áo đơn giản, còn lại việc tự mặc quần áo
cần đến sự giúp đỡ, hướng dẫn của người lớn [4].
1.1.3. Đặc điểm phát triển của trẻ mầm non 3 - 4 tuổi
1.1.3.1. Đặc điểm sinh lý của trẻ mầm non 3 - 4 tuổi
Trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi đây là giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên, trẻ có

nhiều bỡ ngỡ và là một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng trong sự phát triển cơ
thể trẻ.
Tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ từ 3 - 4 tuổi chậm hơn so
với trẻ dưới 3 tuổi, nhưng tính trong cả đời người thì đây vẫn nằm trong giai
đoạn phát triển với tốc độ cao. Hàng năm, trẻ tăng được khoảng 5cm, cân nặng
mỗi năm tăng được 2kg. Nói chung trẻ em nam cao hơn và nặng hơn trẻ em nữ,
trẻ nhỏ ở thành phố cao hơn và nặng hơn trẻ nhỏ ở nông thôn...
Chiều cao và cân nặng của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di
truyền, dinh dưỡng trong quá trình nuôi hoặc yếu tố bệnh tật.

16


Tim trẻ 3 - 4 tuổi có tốc độ phát triển nhanh nhưng dung lượng cùng nhịp
đập còn nhỏ và yếu, cho nên không thể tham gia các hoạt động trong thời gian
dài hoặc với cường độ quá mãnh liệt [8].
Trẻ 3 - 4 tuổi do mũi, yết hầu và họng còn nhỏ hẹp, lực đàn hồi của phổi
yếu, lồng ngực bé và bằng nên hoạt động của lồng ngực bị hạn chế. Mặc dù sự
hoạt động của phổi tăng gấp 3 lần so với trẻ dưới 3 tuổi nhưng trẻ vẫn thở không
sâu bằng người lớn số lần hô hấp nhiều hơn so với người lớn.
Bộ máy tiêu hoá của trẻ em giai đoạn này còn yếu, dễ bị bệnh khó tiêu do
ăn quá nhiều, ăn nóng quá hay lạnh quá dễ sinh bệnh. Bộ răng sữa đã hoàn thiện
với 20 chiếc răng nên hoạt động tiêu hóa đã được tăng cường đáng kể. Nhưng
cũng chính vì vậy, cần chăm sóc vệ sinh răng miệng thật tốt. Trẻ lúc này hay đi
giải do chức năng cô đặc nước giải ở giai đoạn này còn yếu.
Đại não trẻ em 3 - 4 tuổi phát triển nhanh, chức năng của não phát triển, kết
cấu thần kinh của não có xu thế sớm trưởng thành, song trẻ ở lứa tuổi này do
công năng hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh chưa cân bằng, nên nếu chỉ làm
một việc gì đơn thuần kéo dài dễ gây mệt mỏi. Đôi khi trẻ chơi vui quá không
kiềm chế được, mải chơi quên cả ăn, quên cả ngủ, đó là biểu hiện năng lực tự

kiềm chế kém, cho nên không nên để trẻ kéo dài thời gian hưng phấn vui chơi
quá nhiều.
Sức chống đỡ bệnh tật của trẻ đã tăng dần, số lần mắc bệnh giảm xuống so
với lúc trẻ dưới 3 tuổi, song phạm vi hoạt động của trẻ mở rộng ra nhiều, nên
sức miễn dịch còn yếu, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh đậu mùa, bệnh
quai bị.
Các cơ bắp ở trẻ 4 tuổi có thể nâng đỡ được trọng lượng của cơ thể. Trẻ có
thể chạy, nhảy, biết dùng đôi tay để nắm chặt đồ vật, biết leo trèo, đôi chân chạy
nhảy liên tục. Trong quá trình chạy chơi, trẻ cảm thấy vô cùng thích thú, cho nên
suốt ngày chạy nhảy, không lúc nào ngồi yên. Trẻ ở giai đoạn này có đặc điểm
nổi bật là hoạt bát, hiếu động, chính là do sự phát triển của cơ thể quyết định.
1.1.3.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non 3 - 4 tuổi
* Chú ý:
17


Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ ở độ tuổi này được hình thành và phát triển
mạnh do sự tiếp xúc với nhiều dạng đồ vật, những loại âm thanh, màu sắc, độ di
động khác nhau, kích thích phản xạ định hướng của trẻ.
Những thay đổi cơ bản trong các phẩm chất chú ý của trẻ:
- Khối lượng chú ý tăng đáng kể, khối lượng chú ý không chỉ là số lượng
đồ vật trong cùng một thời điểm trẻ tri giác được nhiều, mà ngay một vật trẻ chú
ý được nhiều thuộc tính, tính chất hơn. Khối lượng chú ý của trẻ cũng tăng lên
dưới tác động của ngôn ngữ.
- Tính bền vững của chú ý: Tính bền vững của chú ý tăng đáng kể, theo
số liệu nghiên cứu thì trẻ 3 - 4 tuổi chú ý được 27 phút so với trẻ 1 tuổi là
14,5 phút [6].
- Tính chủ định của chú ý phát triển mạnh.
* Ngôn ngữ:
Số lượng từ ngữ trong giai đoạn 3 - 4 tuổi khoảng từ 800 - 1926 từ ( nghiên

cứu của E.Arkin). Ngôn ngữ của trẻ được xây dựng từ câu ngắn đến câu có
nhiều âm tiết.
Ngôn ngữ của trẻ thể hiện giọng điệu rõ nét và thường kèm theo các hình
thức hoạt động tư duy khác nhau, kích thích hành động. Trẻ thường nhắc đi nhắc
lại một từ trong câu trọn vẹn [3].
Ngôn ngữ mang màu sắc cảm xúc rõ nét, ngôn ngữ của trẻ có ưu thế rõ nét
thể hiện hứng thú cá nhân, hoạt động cá nhân của trẻ.
* Tri giác:
Ở độ tuổi này đã làm chủ được tri giác của mình, dưới sự hướng dẫn bằng
lời của người lớn trẻ đã biết quan sát nhất là những đồ vật quen thuộc.
Trẻ tự tổ chức được quá trình tri giác của mình, trong quan sát trẻ rất tò mò,
ham hiểu biết, hay đặt câu hỏi… Sự phát triển tri giác thể hiện ở tính đúng đắn
về khối lượng vật thể mà trẻ gọi tên và tri giác được, ở tính ý nghĩa và sự tổ
chức lại các phương thức tri giác do vốn kinh nghiệm của trẻ tăng lên.
* Trí nhớ:

18


Trẻ không chỉ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài mà trẻ đi dần vào thuộc
tính khuất trong trường tri giác
Ở độ tuổi này, trẻ giữ gìn được thông tin gây ấn tượng mạnh cho trẻ trong
thời gian vài tháng, thậm chí cả đời người. Quá trình giữ gìn thông tin mang tính
chất trực quan hình ảnh, nếu sự kiện, đồ vật… cần nhớ gắn với cảm xúc thì trẻ
nhớ được lâu, trẻ bắt đầu nhớ được ý nghĩa đơn giản của đồ vật, sự kiện.
* Tư duy:
X.Vưgôtxki cho rằng sự hình thành tư duy chủ yếu thuộc về sự lĩnh hội
ngôn ngữ, tên gọi, chức năng các đồ vật, sự kiện, hiện tượng xung quanh trẻ
Ngôn ngữ là ký hiệu tượng trưng về các sự vật, hiện tượng do vậy chúng
mang tính khái quát. Theo A.V. Daporozet thì khi trẻ nắm được trung bình 1600

từ thì hàng loạt đặc trưng của tư duy xuất hiện: thao tác so sánh, thao tác phân
tích, thao tác tổng hợp.
Tư duy của trẻ phát triển đi từ khái quát trên cơ sở những dấu hiệu bên
ngoài của đồ vật đến khái quát những dấu hiệu bản chất của đồ vật, hiện
tượng cụ thể
Ở trẻ đã xuất hiện một số dạng phán đoán, suy lý đơn giản gắn liền với các
sự kiện, hiện tượng mà trẻ tri giác được gắn với hoàn cảnh cụ thể. Tư duy của
trẻ mang tính chất cụ thể, hình ảnh, cảm xúc. Ở giai đoạn này tư duy của trẻ chủ
yếu là tư duy hành động - trực quan, đồng thời phát triển tư duy hình ảnh - trực
quan, mầm móng tư duy từ ngữ - lôgic xuất hiện [6].
* Tưởng tượng:
Đến lứa tuổi này tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh cả về dạng loại và các
mức độ phong phú của hình ảnh tưởng tượng. Hình ảnh tưởng tượng thường gắn
với biểu tượng trong hoàn cảnh cụ thể giới hạn bởi kinh nghiệm tích luỹ được ở
lứa tuổi này.
Trẻ bắt đầu xuất hiện tưởng tượng có chủ định và tưởng tượng sáng tạo.
Ngôn ngữ có ý nghĩa rất lớn kích thích tưởng tượng của trẻ phát triển.
1.1.3.4. Cơ sở hình thành thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 3 - 4 tuổi

19


×