Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nhà nước can thiệp thế nào vào hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.33 KB, 3 trang )

Nhà nước can thiệp vào hoạt động Xuất-Nhập khẩu ở Việt Nam

1. Sự can thiệp của “bàn tay hữu hình” vào nền kinh tế thị trường.

Mô hình quản lý Nhà nước về kinh tế đã được nói tới ngay từ thời A.Dam.Smith (17231790),theo đó Nhà nước đã có sự can thiệp nhất định vào hoạt động kinh tế thông qua
đánh thuế và hạn chế hay khuyến khích hoạt động ngoại thương.
Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp bùng nổ, “Bàn
tay vô hình” tỏ ra bất lực trước thực tế đó.Học thuyết kinh tế của J.M.Keynes (18831946) ra đời,theo đó “bàn tay” của Nhà nước xoa dịu và kéo nền kinh tế khỏi khủng
hoảng, và sau đó sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế ngày càng nhiều hơn và trở
thành một tất yếu trong sự phát triển chung của khoa học kinh tế.Cuối cùng đi đến sự kết
hợp giữa “Bàn tay vô hình” và “ Bàn tay hữu hình” trong việc điều tiết nền kinh tế. Cho
đến nay,bất kỳ một nền kinh tế nào cũng đều cần đến bàn tay của Nhà nước, tuy liều
lượng của “Bàn tay vô hình” và “Bàn tay hữu hình” là khác nhau.
2. Sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động XNK.

Hoạt động XNK là hoạt động kinh tế trong nền kinh tế mở cửa, khi các nền kinh tế tận
dụng lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh…để tìm cách huy động và phân bổ nguồn lực có
hiệu quả nhất.Cơ chế huy động và phân bổ này tuân theo cơ chế vận hành của thị
trường,tuy nhiên nó vẫn có những khuyết tật, vì thế vẫn cần phải có “bàn tay” của Nhà
nước.Hiện nay,hầu như các nước đều lựa chọn và thực hiện mô hình quản lý XNK theo
kiểu hỗn hợp giữa cơ chế thị trường và sự can thiệp của nhà nước.Việc xác định mô hình
quản lý XNK còn tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và mức độ hội nhập kinh tế
quốc tế của nền kinh tế.
Với Việt Nam-một quốc gia đang phát triển,sử dụng cả 2 “bàn tay hữu hình và vô hình”
và “bàn tay hữu hình” được chú trọng hơn.Nhưng với tốc độ Hội nhập Quốc tế sâu rộng
như hiện nay,ta đang giảm dần tác động của “bàn tay hữu hình”.Vì vậy,quản lý Nhà nước
đối với hoạt động XNK cũng tuân thủ những quy tắc nhất định theo từng thời kì và giai
đoạn phát triển.
 Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hướng nhập khẩu phục vụ tốt sản xuất và

tiêu dùng, bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả xuất, nhập


khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại với nước ngoài, góp phần thực hiện
mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước,Nghị định số 33/CP đã nêu rất rõ về việc


quản lý Nhà nước đối với các hoạt động XNK,tóm lược,được thực hiện theo các
nguyên tắc sau:
 Tuân thủ luật pháp và các chính sách có liên quan của Nhà nước về sản
xuất, lưu thông và quản lý thị trường.
 Tôn trọng các cam kết với nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế.
 Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, và bảo đảm sự
quản lý của Nhà nước.
Bộ Thương mại là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất
đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ở Việt Nam.
 Đặc biệt,Nhà nước quản lý,can thiệp vào hoạt động XNK thông qua Luật thuế

Xuất khẩu,thuế Nhập khẩu: 107/2016/QH13.
Các chính sách thuế được áp dụng theo từng thời kì với từng mặt hàng cũng như
từng đối tượng,doanh nghiệp,quan hệ chính trị của những nước tham gia XNK và
theo chính sách kinh tế,đối ngoại của từng giai đoạn phát triển cũng như tình hình
sản xuất trong và ngoài nước.
Nhờ đó, Nhà nước góp phần điều tiết nền kinh tế vĩ mô,bảo hộ nền sản xuất
trong nước và tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.
Tuy vậy, các can thiệp trên của Nhà nước cũng không tránh khỏi những khuyết tật,
đó là những hạn chế dưới đây:


Thủ tục hành chính rườm rà,chưa có sự hỗ trợ thiết thực từ phía Nhà nước.
Thủ tục rườm rà là nguyên nhân chính dẫn đến các hạn chế trong quản lý Nhà nước
tới hoạt động XNK; làm tăng chi phí cho DN do phát sinh khoản chi phí “bôi
trơn”,chi phí thời gian…Cản trở quá trình phát triển của hoạt động XNK nói riêng và

của cả nền kinh tế nói chung.
 40% thời gian bị thất thoát, riêng trong ngành xuất-nhập khẩu, ông Oliver
Massmann – thành viên Ban lãnh đạo Hiệp hội các doanh nghiệp Đức tại Việt
Nam cho biết trên Thời báo Tài chính Việt Nam: “Nhìn chung, quy trình xuất
khẩu tại Việt Nam cần 4 ngày, trong khi thời gian bình quân trong khu vực chỉ
cần 2 ngày và quy trình nhập khẩu cần 4 ngày, trong khi bình quân khu vực
chỉ là 3 ngày. Với lượng thời gian tiêu tốn đó, các DN ở Việt Nam cần lượng
thời gian dài nhất trong 12 nước châu Á, để quyết toán thuế trong 1 năm”. Như
thế, khi Việt Nam mất 4 ngày để xuất khẩu được một lô hàng, thì trong cùng
khoảng thời gian, các nước khác đã xuất được 2 lô hàng. Về nhập khẩu, với
quy trình giản gọn, nước bạn tiết kiệm dc 25% thời gian và nhân lực so với
quy trình tại Việt Nam.Xét trong bài toán kinh tế, đây là một khoảng hở lớn
gây nhiều thiệt hại về uy tín thương mại và khả năng hợp tác. Ví dụ, rủi ro


‘mắc cạn’ vì thủ tục này có thể khiến hàng hóa bị biến chất (hàng hải sản, nông
sản bị hư thối), hoặc khiến các mặt hàng (dòng điện thoại mới) bị chuyển tới
chậm tại thời điểm sốt hàng; bạn hàng sẽ lựa chọn đơn vị gia công ở nước khác
có thể chuyển hàng tới nhanh hơn…
 Chi phí “bôi trơn”
Xét về tính chất hành chính công, ông Phạm Thanh Bình – chuyên gia hải quan
cho hay trên báo Tuổi Trẻ: thủ tục rất rườm rà là cơ hội cho sự vòi vĩnh, nhũng
nhiễu. Khảo sát do Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) thực hiện
và công bố vào ngày 12/11/2015 cho thấy 28% doanh nghiệp phải trả chi phí
“đen” cho cán bộ hải quan. Theo quy định, trước khi nhập hàng phải kiểm tra
chất lượng vs nhiều quy định chồng chéo, chi phí quá lớn, thủ tục mất nhiều
thời gian, và cả lô hàng lại phụ thuộc vào kết quả kiểm tra mẫu của Hải quan.
Vì thế mà nảy sinh tới việc chi trả phí ‘bôi trơn’.
Làm thế nào để thay đổi? Cải cánh hành chính công?
• Thủ tục hải quan còn nhiều bất cập và liên tục thay đổi chính sách.

Các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục hải quan thường xuyên thay đổi. Có rất
nhiều quy định về chính sách, thủ tục hải quan DN không thể cập nhật kịp thời trong
khi thường phải tự tìm hiểu. Sự kết nối thông tin giữa DN và Hải quan còn hạn chế
nên DN khó nắm bắt và khó thực hiện đúng.
Biểu thuế XNK,mã thuế thay đổi và không được cập nhật trên sách biểu thuế, gây
bất tiện cho việc tra cứu các mục hàng;còn nhiều tóm tắt, chưa liệt kê rõ các mặt
hàng, cũng như chưa nói rõ trong trường hợp nào thì áp dụng mã nào. Vì vậy rất cần
sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, mở ra các phòng ban tư vấn Hải quan để hướng dẫn cho
các DN khi có những thay đổi.
Kiểm tra thực tế hàng còn thực hiện thủ công, mất thời gian, hình thức, không chính
xác;rất mất thời gian và giấy tờ thủ tục, DN phải qua 02 khâu kiểm tra mới xuất khẩu
được hàng.vv…
• Về việc xét miễn,giảm,hoàn thuế,ưu đãi thuế còn chưa đồng bộ,rõ ràng.
Như vậy, việc can thiệp của Nhà nước vào hoạt động XNK mang lại lợi ích trong
việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô,bảo vệ sản xuất trong nước,phát triển kinh tế(chủ
yếu nhờ vào chính sách thuế Xuất-Nhập khẩu)…tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập,
nhất là trong vấn đề quản lý hành chính nhà nước.Nguyên nhân đều từ hai
phía:quản lý Nhà nước và phía Doanh nghiệp.Vậy nên cần có sự chủ động thay
đổi từ cả hai bên: sự hỗ trợ từ Nhà nước và sự nhanh nhạy thích ứng của DN để
sao cho hoạt động XNK ngày càng được hoàn thiện và nâng cao.



×