Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ 4 tuổi ở trường mầm non Tiền Phong A, Mê Linh – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 54 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

VŨ THỊ HẢI YẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG GIẤC NGỦ TRƢA CHO
TRẺ 4 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON
TIỀN PHONG A - MÊ LINH - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp chăm sóc và vệ sinh trẻ em

HÀ NỘI - 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

VŨ THỊ HẢI YẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG GIẤC NGỦ TRƢA CHO
TRẺ 4 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON
TIỀN PHONG A - MÊ LINH - HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp chăm sóc và vệ sinh trẻ em
Ngƣời hƣớng dẫn

ThS. Phí Thị Bích Ngọc


HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – ThS.PHÍ THỊ
BÍCH NGỌC người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá
trình hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non
và khoa Sinh - KTNN đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và
thực hiện khóa luận.
Em cũng xin cảm ơn tới Bạn giám hiệu nhà trường, các cô giáo ở
trường Mầm non Tiền Phong A luôn tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ và hợp tác
cùng em trong thời gian thực tập và cung cấp cho em số liệu chính xác về nhà
trường.
Đây là lần đầu tiên em làm quen với công việc thực tế và nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện khóa luận không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, thiếu sót.
Em mong sẽ nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn đọc để khóa luận
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 04 năm 2017.
Sinh viên

Vũ Thị Hải Yến


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ 4 tuổi ở trường mầm non Tiền Phong A, Mê

Linh – Hà Nội” là kết quả nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn của
ThS.Phí Thị Bích Ngọc không trùng với kết quả nghiên cứu nào khác.
Các số liệu, kết quả thu thập được trong khóa luận này là: trung thực, rõ
ràng, chính xác, chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nghiên
cứu nào.
Hà Nội, ngày

tháng 04 năm 2017.
Sinh viên

Vũ Thị Hải Yến


MỤC LỤC
Phần I: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ........................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
6. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
7. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 4
Phần II: NỘI DUNG ....................................................................................... 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................. 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 5
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 5
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước ................................................................ 6
1.2. Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ 4 tuổi.................................... 7
1.3. Các quy luật hoạt động hệ thần kinh cấp cao............................................. 8
1.4. Giấc ngủ và ý nghĩa của giấc ngủ ............................................................ 10

1.4.1. Khái niệm và bản chất sinh lý của giấc ngủ.......................................... 10
1.4.1.1. Khái niệm giấc ngủ ............................................................................ 10
1.4.1.2. Bản chất sinh lý của giấc ngủ............................................................. 10
1.4.2. Ý nghĩa của giấc ngủ ............................................................................. 11
1.4.3. Cách thức tổ chức giấc ngủ ................................................................... 11
1.4.4. Các thuyết của giấc ngủ ........................................................................ 12
1.4.5. Những điều kiện để xuất hiện khuếch tán và ức chế ngủ ..................... 13
CHƢƠNG 2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THỰC NGHIỆM KHOA HỌC
......................................................................................................................... 15
2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường ........................................... 15
2.2. Thực trạng về công tác quản lí đội ngũ giáo viên của nhà trường........... 16


2.2.1. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, quản lí của nhà trường về tổ
chức giấc ngủ trưa cho trẻ ............................................................................... 16
2.2.2. Thực trạng về số lượng và trình độ của giáo viên................................. 17
2.3. Thực trạng về giấc ngủ trưa và cách tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ 4 tuổi ở
trường mầm non Tiền Phong A....................................................................... 18
2.3.1. Tiêu chí đánh giá thực trạng giấc ngủ trưa cho trẻ 4 tuổi ở trường mầm
non. .................................................................................................................. 18
2.3.1.1. Cách tiến hành. ................................................................................... 18
2.3.1.2. Kết quả nghiên cứu. ........................................................................... 19
2.3.2. Thực trạng về tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ ở trường mầm non .......... 20
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
GIẤC NGỦ TRƢA CHO TRẺ 4 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON TIỀN
PHONG A - MÊ LINH -HÀ NỘI ................................................................30
3.1. Các biện pháp đưa ra nhằm nâng cao chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ 4
tuổi ................................................................................................................... 30
3.2. Kết quả thu được sau khi áp dụng các biện pháp ....................................37
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................41
PHỤ LỤC ......................................................................................................42

DANH MỤC HÌNH


STT

Tên hình

1

Ảnh 3.1: Trẻ chơi lắp ghép, xếp hình trong giờ đón trẻ.

2

Ảnh 3.2: Trẻ đóng vai làm nhân viên bán hàng.

3

Ảnh 3.3: Trẻ đóng vai làm bác sĩ.

4

Ảnh 3.4: Trẻ chăm sóc góc thiên nhiên của lớp.

5

Ảnh 3.5: Trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ.


6

Ảnh 3.6: Trẻ lần lượt vào lấy gối ngủ của mình.

7

Ảnh 3.7: Cô kể chuyện cho trẻ nghe trước khi ngủ.

8

Ảnh 3.8: Trẻ ngủ ngon giấc trong giờ ngủ trưa tại lớp 4 tuổi A1 ở
trường mầm non Tiền Phong A.

DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

1

Bảng 2.1: Số lần và thời gian ngủ của trẻ theo lứa tuổi

2

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thực trạng giấc ngủ trưa của trẻ

3

Bảng 2.3: Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò của giấc ngủ trưa
đối với trẻ mầm non


4

Bảng 2.4: Kết quả ý kiến của giáo viên về hậu quả của việc trẻ không
ngủ trưa hoặc ngủ trưa không ngon giấc

5

Bảng 2.5: Kết quả về ý kiến của cô về mối quan hệ giữa thời gian ngủ
và chất lượng giấc ngủ trưa của trẻ


Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may bận nước gian nan,
Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng” [6]
Trẻ em là niềm vui của gia đình, là thế hệ mầm non tương lai của đất
nước, của mỗi quốc gia và mỗi dân tộc. Chính vì vậy, nhiệm vụ chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe cho trẻ đã trở thành nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu ở trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều
thông tư và điều luật có liên quan đến việc giáo dục và chăm sóc trẻ, đặc biệt
trong điều số 21, 22 – Luật Giáo dục (2005) có đề cập tới mục tiêu giáo dục
mầm non: “là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non
thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6
tháng tuổi”; “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ em bước vào lớp 1” và luật số 25/2004/QH11 quy định về
bảo vệ trẻ em, chăm sóc và giáo dục.[9].

Có thể coi việc giáo dục và chăm sóc trẻ có một vai trò hết sức quan
trọng. Nó góp phần vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách toàn diện
của trẻ nhỏ. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong lứa tuổi này là phải có kế hoạch chăm
sóc và giáo dục trẻ một cách đầy đủ về đức – trí – thể - mỹ như Bác Hồ từng
nói: “Yêu quý các em, chúng ta phải lấy tinh thần dân chủ mới mà giáo dục
các em 5 điều yêu: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học,
yêu quý của công. Chúng ta phải khéo nuôi dạy, giúp cho nhi đồng phát triển
sức khỏe và trí óc, thành những trẻ em có “4 tính tốt”: hoạt bát, mạnh dạn,
chất phác, thật thà.”[5].

1


Trong giai đoạn 4 tuổi, cơ thể trẻ đang phát triển và hoàn thiện vì thế sức
khỏe của trẻ còn chưa tốt và dễ bị nhiễm bệnh. Vì thế mà trong các mặt của
giáo dục thì việc giáo dục thể chất cho trẻ có vai trò cần thiết và cần phải
được tiến hành liên tục với sự tham gia của trẻ dưới sự giúp đỡ của nhà
trường và xã hội. Trẻ ở lứa tuổi này cần được hình thành kỹ xảo và thói quen
vệ sinh, tổ chức chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo ngủ ngon và phát triển các
kỹ năng vận động,...[3]. Chính vì thế, việc đảm bảo cho trẻ có một giấc ngủ
ngon có một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển sức khỏe của trẻ.
Giấc ngủ trưa có vai trò rất quan trọng đối với mọi trẻ cũng như người lớn. đó
là khoảng thời gian để cơ thể và não bộ được nghỉ ngơi chuẩn bị ho chuỗi các
hoạt động sắp diễn ra. Nếu không được ngủ đủ thì cơ thể sẽ bị mệt mỏi và sự
hưng phấn cảm xúc tiêu cực dễ phát sinh.
Trẻ trong giai đoạn 4 – 5 tuổi có nhu cầu về giấc ngủ là từ 10 – 12 tiếng
mỗi ngày, thời điểm diễn ra giấc ngủ là ngày và đêm. Thời gian dành cho hai
giấc ngủ là khác nhau nhưng nó đều có vai trò quan trọng như nhau đối với cơ
thể trẻ. Thời gian cho giấc ngủ trưa ít và chiếm thời lượng nhỏ, chỉ bằng 1/5
giấc ngủ đêm nhưng nó lại có tác dụng to lớn: làm giảm mệt mỏi do hoạt

động, khôi phục tinh thần sau nửa ngày làm việc. Ngủ trưa là khoảng thời
gian cho cơ thể trẻ nghỉ ngơi và giúp trẻ thực hiện tốt các hoạt động trong chế
độ sinh hoạt tiếp theo của một ngày. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động ngủ trưa
cho trẻ ở trường mầm non giữ một vai trò quan trọng và đó cũng là một
nhiệm vụ khó khăn cho giáo viên mầm non.
Tuy nhiên trên thực tế ở các trường mầm non, việc tổ chức hoạt động
ngủ trưa cho trẻ còn gặp một số vấn đề khó khăn về cơ sở vật chất, số lượng
trẻ quá đông trong một không gian phòng ngủ, cá nhân trẻ hiếu động, khó
ngủ, giáo viên quá bận rộn,... nên giờ ngủ trưa của trẻ chưa đạt hiệu quả tốt.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một

2


số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa cho trẻ 4 tuổi ở trường
Mầm non Tiền Phong A” làm để tài nghiên cứu của mình với mong muốn tìm
và áp dụng được các phương pháp tổ chức hoạt động ngủ trưa giúp nâng cao
chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm một số biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả giấc ngủ
trưa cho trẻ 4 tuổi ở trường mầm non Tiền Phong A.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số phương pháp tổ chức hoạt động ngủ trưa cho trẻ 4 tuổi ở trường
mầm non.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Giấc ngủ trưa của trẻ 4 tuổi ở trường mầm non Tiền Phong A.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng ngủ trưa của trẻ và phát hiện một số nguyên nhân làm

ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa của trẻ 4 tuổi ở trường mầm non.
- Đề xuất phương pháp tổ chức hoạt động ngủ trưa cho trẻ 4 tuổi ở trường
mầm non.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp xử lý số liệu.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các phương pháp tổ chức ngủ trưa cho trẻ hợp lý thì
sẽ nâng cao được chất lượng giấc ngủ trưa của trẻ.

3


7. Đóng góp của đề tài
- Phân tích và đưa ra được tầm quan trọng của giấc ngủ trưa cho trẻ 4 tuổi.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ 4 tuổi.

4


Phần II: NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Những nghiên cứu về giấc ngủ trưa của trẻ đã được thực hiện từ xưa
đến nay với nhiều kết quả do nhiều nhà nghiên cứu đưa ra trên toàn thế giới.
Theo các nhà nghiên cứu, việc duy trì giấc ngủ trưa mỗi ngày, khả năng ghi
nhớ, trí thông minh của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.

Tiến sĩ Kimberly A. Cote, nhà nghiên cứu giấc ngủ tại Đại học Brock ở
Ontario (Canada) nói, chỉ cần 10-20 phút chợp mắt vào buổi trưa là đủ để
nhận được những lợi ích của nó, chẳng hạn như sự tỉnh táo, cải thiện hiệu suất
làm việc và nâng cao tâm trạng.[11]. Một nghiên cứu năm 2010 của Đại học
Arizona (Mỹ) chỉ ra rằng những trẻ ngủ trưa thường xuyên có khả năng ghi
nhớ tốt hơn những trẻ khác. Khi ngủ trưa là lúc bộ não khôi phục thông tin
hiệu quả nhất, giúp trẻ có thể học và ghi nhớ về thế giới xung quanh tốt hơn.
[11]. Vào năm 2012, các nhà khoa học của trường Đại học Colorado Boulder
ở Mỹ đã nghiên cứu hiệu quả của giấc ngủ trưa đối với các phản ứng nhận
thức của trẻ tầm 2-3 tuổi. Họ chỉ ra rằng những trẻ không ngủ trưa sâu giấc có
khả năng ghi nhớ và giải quyết vấn đề kém hơn những trẻ ngủ trưa.[11]. Tiếp
đó, một trường Đại học khác ở Mỹ là Đại học Masschusetts Amherst đã đưa
ra những nghiên cứu vào năm 2013 khẳng định rằng ngủ trưa đóng vai trò cực
kì quan trọng đối với việc cải thiện khả năng ghi nhớ và học tập cho trẻ độ
tuổi mầm non.[11]. Cuối cùng vào năm 2015, các nhà khoa học đến từ Đại
học Sheffield ở Anh đã đưa ra 1 báo cáo chỉ ra mối liên kết giữa giấc ngủ trưa
của trẻ với trí nhớ. Sau cuộc nghiên cứu với 200 trẻ nhỏ, họ chỉ ra rằng một
giấc ngủ trưa sẽ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn.[11]. Không chỉ thời gian gần đây mà

5


ngay từ giữa thế kỉ XIX cũng có những nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Nổi bật ông Carl Hunt_ Giám đốc Trung tâm
nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ thuộc NIH khẳng định: “Bất kể làm việc gì
trẻ em cũng sẽ làm tốt hơn nếu chúng có một giấc ngủ tốt”. NIH khuyên nên
cho trẻ ngủ nhiều hơn, đồng thời cung cấp nhiều thông tin để trẻ ngủ ngon
như: không nuôi động vật trong phòng ngủ, trước lúc đi ngủ không nên xem ti
vi, không nên ăn hoặc uống nước có ga trước khi ngủ...[11]. Với hàng loạt các
nghiên cứu trên, chúng ta thấy được rằng, giấc ngủ trưa của trẻ được các nhà

khoa học trên thế giới quan tâm từ rất sớm. Và chất lượng của giấc ngủ trưa
đem lại một hiệu quả vô cùng quan trọng đối với trẻ. Chính vì những kết luận
nghiên cứu đó mà việc đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
giấc ngủ trưa cho trẻ là hết sức cần thiết.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Những nghiên cứu trong nước về giấc ngủ trưa của trẻ đã có một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu như: tác giả Đỗ Xuân Hòa trong cuốn “Tổ chức ăn,
ngủ trưa ở trường mẫu giáo”[4] đã đưa ra việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ. Việc
tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cô
giáo mầm non trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, tác giả
còn đưa ra những điều kiện để thực hiện tốt giấc ngủ cho trẻ. Tầm quan trọng
của giấc ngủ trưa còn được thể hiện qua tác phẩm: “Sự cần thiết đảm bảo
giấc ngủ trưa cho trẻ”[1] của tác giả Lê Thị Ngọc Ái. Tác giả đã chỉ ra vai
trò quan trọng của giấc ngủ trưa đối với sự phát triển của trẻ. Hơn thế, ngủ
trưa là một hoạt động rất cần thiết với trẻ, và trẻ cần phải ngủ đủ giấc. Việc
nghiên cứu về giấc ngủ trưa của trẻ còn được tác giả Vũ Thị Chín cùng các
cộng sự của mình nghiên cứu và thể hiện qua “Báo cáo kết quả điều tra tình
hình giấc ngủ của trẻ ở một số nhà trẻ ở Hà Nội”[2].

6


Các công trình nghiên cứu ở trong nước ta về giấc ngủ trưa cho trẻ
không nhiều và chủ yếu chỉ là những báo cáo, tổng kết kết quả và cách tổ
chức giấc ngủ trưa cho trẻ để đạt kết quả cao. Hơn thế nữa, đó còn là những
nghiên cứu được tiến hành từ những năm 1975 – 1990, cho nên việc áp dụng
nó vào hiện thực không mang lại kết quả cao.
Chính vì vậy, chúng tôi thấy việc nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa cho trẻ 4 tuổi ở trường mầm non” là cần
thiết.

1.2. Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ mẫu giáo
Hệ thần kinh đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ thể con người,
chính vì vậy sự phát triển của hệ thần kinh có liên quan chặt chẽ đến việc phát
triển thể chất, vận động của trẻ. Ngoài ra, nó còn chịu tác động từ ngoại cảnh,
của sự giáo dục, và đặc điểm cá nhân trẻ.
Mọi hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể con người
đều do hệ thần kinh điều khiển, giúp chúng hoạt động thống nhất, nhịp
nhàng.[7]. Giấc ngủ của trẻ cũng hình thành và ổn định theo sự phát triển và
điều khiển của hệ thần kinh. Với trẻ nhỏ, hệ thần kinh còn chưa hoàn thiện.
Đến cuối tuổi mẫu giáo, thì hệ thần kinh của trẻ mới cơ bản hoàn thiện về cấu
tạo, chưa hoàn thiện về chức năng: quá trình hưng phấn lớn hơn quá trình ức
chế, quá trình phân tán lớn hơn quá trình tập trung cho nên trẻ dễ bị mệt mỏi
và chịu tác động từ môi trường bên ngoài. Trẻ càng nhỏ thì hệ thần kinh càng
non nớt và dễ bị ảnh hưởng của nhiều tác động. Trong các công trình nghiên
cứu về hệ thần kinh cấp cao, Páp lốp đã chỉ ra rằng, các trung khu thần kinh
đặc biệt chóng mệt, nếu chúng không được nghỉ ngơi kịp thời thì sẽ gây ra
những rối loạn trong hệ thần kinh.[10]. Trong trường hợp này sẽ diễn ra quá
trình bảo vệ thần kinh, đó là quá trình ức chế, sự ức chế đó là ức chế bảo vệ.
Hiện tượng ngủ là một ví dụ về ức chế bảo vệ. Những công trình nghiên cứu

7


khác cũng chỉ ra rằng hệ thần kinh trung ương cần được nghỉ ngơi, sự nghỉ
ngơi này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó làm giảm sự mệt mỏi, giúp tỉnh táo
hơn và cải thiện hiệu quả làm việc,... Do vậy, cần tổ chức cho trẻ có một giấc
ngủ trưa tốt.
Hoạt động của hệ thần kinh cấp cao được biểu hiện trong việc hình
thành các phản xạ có điều kiện. Đặc trưng của lứa tuổi này là phản xạ định
hướng. Việc củng cố các phản xạ có điều kiện dương tính ở trẻ rất khó khăn,

vì ở lứa tuổi này bắt đầu phát triển ức chế tự vệ cho tới tận khi bắt đầu giấc
ngủ. Sự phát triển ức chế được biểu hiện ở sự giảm cường độ hoặc mất hoàn
toàn phản xạ có điều kiện. Tính hoàn thiện của hệ thần kinh của trẻ ở từng độ
tuổi là khác nhau, trẻ càng nhỏ thì hệ thần kinh càng non nớt và dễ bị mệt
mỏi. Trong khi đó vẫn phải chịu những tác động từ môi trường bên ngoài là
vô cùng bất lợi. Vấn đề vệ sinh thần kinh: giữ hệ thần kinh ở trạng thái hưng
phấn thích hợp thông qua tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lí (trong đó có tổ chức
giấc ngủ) cho trẻ là vô cùng quan trọng.
1.3. Các quy luật hoạt động hệ thần kinh cấp cao
1.3.1. Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế
Quy luật này cho thấy mối liên hệ giữa hưng phấn và ức chế. Quá trình
chuyển từ hưng phấn sang ức chế có thể diễn ra một cách nhanh chóng, đột
ngột. Ví dụ, có trẻ vừa mới cười đùa, mà ngay sau đó đã lăn ra ngủ. Nhưng sự
chuyển hóa ấy có thể diễn ra một cách dần dần, qua một số giai đoạn. Quy
luật này có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ các tổ chức thần kinh ở vỏ não
và toàn bộ cơ thể.[8].
1.3.2. Quy luật tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ
có điều kiện
Trong phản xạ có điều kiện, kích thích có cường độ càng mạnh thì
cường độ của phản xạ càng lớn. Nhưng khác với quy luật chuyển từ hưng
phấn sang ức chế, quy luật này chỉ có tính chất tương đối, nghĩa là không

8


đúng trong mọi trường hợp. Nếu kích thích quá yếu (dưới ngưỡng), hoặc quá
mạnh (trên ngưỡng) thì kích thích càng tăng, phản xạ sẽ càng giảm (do xuất
hiện lực ức chế vượt hạn).[8].
1.3.3. Quy luật lan tỏa và tập trung
Khi hình thành quá trình hưng phấn và ức chế trên vỏ não nó sẽ lan tỏa

ra mọi hướng trên vỏ não (khuếch tán hay lan tỏa). Mức độ lan rộng phụ
thuộc vào hưng tính của các tiêu điểm trên vỏ não và vào cường độ kích thích
tác động. Sau khi đã lan rộng ra xung quanh chúng ta lại thu dẹp phạm vi hoạt
động, cuối cùng rút về vị trí xuất phát, đó là hiện tượng tập trung.
Sự lan tỏa tập trung của hưng phấn và ức chế trên vỏ não là hiện tượng
mang tính chất quy luật – quy luật lan tỏa và tập trung.[8].
Ví dụ: quá trình buồn ngủ, ngáp, “díp mắt”, ngủ gật rồi ngủ say chính
là quá trình lan tỏa ức chế từ một điểm ban đầu nào đó trên vỏ não ra toàn bộ
vỏ não. Và quá trình ngược lại, từ ngủ đến thức dậy là một quá trình tập trung
của ức chế sau khi đã lan rộng khắp vỏ não.
1.3.4. Quy luật cảm ứng qua lại
Cảm ứng qua lại là khả năng gây ra quá trình đối lập ở xung quanh
(không gian) hoặc tiếp sau (thời gian) của các quá trình thần kinh cơ bản
(hưng phấn và ức chế).
Ví dụ: khi một điểm nào đó trên vỏ não hưng phấn thì nó sẽ làm cho
các điểm xung quanh ở trạng thái ức chế. Hay một điểm nào đó ở vỏ não lúc
này ở trạng thái hưng phấn mà không cần tác động hỗ trợ của một tác nhân
ngoại lai nào.
Theo Páp lốp, trên vỏ não có hai loại cảm ứng:
- Cảm ứng dương tính: xảy ra khi sự phát triển ức chế gây nên hưng
phấn.
- Cảm ứng âm tính: xảy ra khi sự phát sinh hưng phấn gây nên ức chế.

9


Như vậy, một quá trình thần kinh (hưng phấn hoặc ức chế) có thể vận
động theo quy luật lan tỏa và tập trung, hoặc theo quy luật cảm ứng qua lại,
điều đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố.[8].
1.3.5. Quy luật hoạt động của hệ thống vỏ não

Hoạt động tổng hợp của vỏ não cho phép hợp nhất các kích thích riêng
lẻ thành một tổ hợp hoàn chỉnh, hay thành những hệ thống trong hoạt động
của vỏ não. Một trong những biểu hiện quan trọng nhất của hệ thống hoạt
động vỏ não là hình thành “định hình động lực”.
Định hình động lực làm cho con người thuận lợi và dễ dàng hơn. Nó là
cơ sở của những thói quen tốt, của kỹ năng, kỹ xảo, là hệ thống phối hợp chức
năng tinh xảo của toàn bộ cơ thể. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong công
tác giáo dục và chăm sóc trẻ.[8].
1.4. Giấc ngủ và ý nghĩa của giấc ngủ
1.4.1. Khái niệm và bản chất sinh lý của giấc ngủ
1.4.1.1. Khái niệm giấc ngủ
Ngủ là trạng thái nghỉ ngơi của cơ thể, khi đó các quá trình sinh lý đều
giảm mức độ. Giấc ngủ đảm bảo khôi phục khả năng phân tích và tổng hợp
của vỏ não, khả năng làm việc của tế bào não nói riêng và cơ thể nói chung.
Chính vì vậy, giấc ngủ là nhu cầu sinh lý của con người.[8].
Một giấc ngủ phải đảm bảo các yêu tố:
- Ngủ nhanh.
- Ngủ say (ngủ sâu).
- Ngủ đủ thời gian.
1.4.1.2. Bản chất sinh lý của giấc ngủ
Ngủ là nhu cầu sinh lý của cơ thể. Trẻ sơ sinh ngủ 20 giờ trong ngày,
người lớn ngủ 7 – 8 giờ. Trẻ càng lớn, ngủ càng ít. Sự thức của trẻ có liên
quan đến hoạt động tích cực – kích thích các tế bào thần kinh của vỏ não,

10


được hình thành chủ yếu do ảnh hưởng của các tác động từ bên ngoài vỏ đại
não thông qua các cơ quan cảm giác (mắt, tai, da,...). Trung ương thần kinh
của trẻ hoạt động còn rất yếu và rất dễ bị mệt mỏi khi trẻ thức. Để có thể khôi

phục lại trạng thái bình thường của các tế bào thần kinh, việc tổ chức giấc ngủ
tốt (đúng và đủ thời gian cần thiết) cho trẻ là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn
đối với việc bảo vệ sức khỏe của trẻ.[7].
I.P.Pavlốp cho rằng: “Giấc ngủ có thể nói là sự ức chế ngủ, chia cuộc
sống của cơ thể thành hai giai đoạn thức và ngủ, hai trạng thái bên ngoài của
cơ thể là tích cực và thụ động. Sự ức chế này được tạo ra do sự cân bằng diễn
ra khắp cơ thể, hướng trực tiếp ra bên ngoài, sự cân bằng giữa các quá trình
phân hủy các chất dự trữ trong cơ thể khi cần phải hoạt động và sự khôi phục
lại các chất đó khi cơ thể đã được nghỉ ngơi”.[10].
1.4.2. Ý nghĩa của giấc ngủ
Giấc ngủ trưa giúp cho trẻ không bị mệt mỏi, khôi phục lại năng lượng
sau khi đã hoạt động, cảm thấy hưng phấn và có một tinh thần thoải mái trước
khi bước vào hoạt động mới tiếp theo.
1.4.3. Cách thức tổ chức giấc ngủ [7]
* Mục đích của việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ mầm non: Tạo điều kiện cho trẻ
ngủ tốt, nghĩa là giúp trẻ ngủ nhanh, sâu và đủ thời gian cần thiết.
* Các bước tiến hành:
- Bước 1: Vệ sinh trước khi ngủ
Trước khi ngủ, cần vệ sinh phòng ngủ và vệ sinh cá nhân cho trẻ.
+ Vệ sinh phòng ngủ nhằm loại trừ tới mức tối đa những kích thích bên
ngoài, giảm trương lực các tế bào thần kinh, chuyển dần sang trạng thái ức chế.
+ Vệ sinh cá nhân cho trẻ nhằm mục đích tạo ra cảm giác thoải mái, dễ
chịu cho trẻ khi ngủ, hình thành phản xạ “chuẩn bị ngủ”, làm cho giấc ngủ
của trẻ diễn ra nhanh hơn, trẻ ngủ sâu hơn.

11


- Bước 2: Vệ sinh trong khi ngủ
+ Mục đích: tạo điều kiện cho giấc ngủ của trẻ diễn ra nhanh hơn, trẻ

ngủ sâu hơn và đủ thời gian.
+ Cách tiến hành: yêu cầu giáo viên phải có mặt trong phòng ngủ để
theo dõi quá trình trẻ ngủ: tư thế, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, ánh sáng, tiếng
ồn và xử lí các trường hợp cần thiết xảy ra trong giấc ngủ của trẻ
- Bước 3: Vệ sinh sau khi ngủ
+ Mục đích: tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, dễ chịu khi thức dậy,
nhanh chóng chuyển thần kinh sang trạng thái hưng phấn.
+ Cách tiến hành: Chỉ đánh thức trẻ dậy khi trẻ đã ngủ đủ giấc. Do vậy,
cho trẻ thức dậy khi phần lớn số trẻ trong lớp đã tự thức giấc. Muốn cho mọi
trẻ đều được ngủ đủ, cần cho những trẻ yếu hơn được dậy muộn hơn. Sau đó,
tổ chức trẻ vệ sinh cá nhân một cách trật tự, nề nếp, cho trẻ vận động nhẹ
nhàng và ăn bữa phụ.
1.4.4. Các thuyết của giấc ngủ
1.4.4.1. Thuyết độc tố Lezan và Pêzon
Theo thuyết này, trong quá trình trao đổi chất, cơ thể tích lũy nhiều chất
gây ngủ. Khi nồng độ các chất đó đạt tới mức độ nhất định, nó sẽ tác động tới
tế bào thần kinh gây buồn ngủ. Trong khi ngủ, độc tố gây ngủ sẽ được thải
dần ra ngoài cơ thể và từ đó sẽ làm giảm ảnh hưởng đối với cơ thể, dần dần
nó cũng hết tác động đến hệ thần kinh. Khi đó, khả năng làm việc của não bộ
sẽ được khôi phục dẫn đến hiện tượng tỉnh giấc.[8].
1.4.4.2. Thuyết trung khu ngủ
Vào những năm 1916 – 1917, ở châu Âu nạn dịch về viêm não gây
ngủ. Vụ dịch này gây ra hai hiện tượng mâu thuẫn: ngủ liên miên và không
ngủ được. Do vậy gây ra tình trạng tử vong cao. Khi mổ não của người chết bị
nhiễm dịch trên, người ta thấy ranh giới của não giữa và não trung gian bị tổn

12


thương. Từ đó người ta đi đến kết luận rằng: ở vùng này có trung khu điều

khiển trạng thái thức – ngủ của cơ thể. Chẳng hạn khi bị tổn thương ở trung
khu gây ngủ thì cơ thể sẽ không ngủ và ngược lại.[8].
1.4.4.3. Thuyết về giấc ngủ của Páp Lốp
Các tế bào thần kinh của vỏ não hoạt động trong ngày dần dần mệt mỏi
và làm xuất hiện ức chế. Lúc đầu ức chế xuất hiện ở một nhóm tế bào hay một
vùng nào đó, hoặc khuếch tán sang các vùng xung quanh. Và nếu không có gì
cản trở thì ức chế đó lan tỏa ra khắp các cơ quan dưới vỏ và dẫn đến giấc ngủ.
Trong quá trình ngủ, các tế bào của vỏ não không phải ngừng hoạt động hoàn
toàn mà nó chuyển sang dạng hoạt động khác nhằm đảm bảo cho quá trình
chuyển hóa đặc trưng của tế bào vỏ não với mục đích khôi phục khả năng làm
việc của tế bào thần kinh. Khi tế bào thần kinh đã khôi phục được khả năng
làm việc thì vỏ não chuyển sang trạng thái hoạt động và biểu hiện ra bên
ngoài là cơ thể tỉnh giấc.[8].
1.4.5. Những điều kiện để xuất hiện khuếch tán và ức chế ngủ
1.4.5.1. Những điều kiện để xuất hiện khuếch tán
Trong điều kiện tự nhiên của giấc ngủ, sự khuêch tán có thể xảy ra do 3
nhân tố:
- Hoạt động thiên biến vạn hóa trong ngày của các vùng phân tích trên
vỏ não đã làm giảm sút khả năng làm việc, gây trạng thái mệt mỏi trong các
vùng đó, làm cho các vùng đó có xu hướng chuyển sang trạng thái ức chế.
Chính vì thế ở người lao động mệt mỏi thì đêm dễ ngủ thiếp đi và ngủ ngon. Ở
những trẻ em khỏe mạnh, giấc ngủ hay là sự ức chế trước hết phát sinh trong
các cơ quan phân tích vận động và vận động ngôn ngữ khi chúng mệt mỏi.
- Sự loại trừ các kích thích bên ngoài làm cho tính cường (trương lực)
của các tế bào thần kinh giảm sút và dễ chuyển sang trạng thái ức chế. Vì vậy,
khi chuẩn bị cho trẻ ngủ nên cởi bớt quần áo, đặt trẻ ở tư thế thoải mái,...

13



- Giấc ngủ còn là kết quả của một quá trình phản xạ có điều kiện, thành
lập trên các tác nhân thời gian và chế độ sống của động vật và con người. Nói
cách khác là xây dựng trên sự xen kẽ đều đặn và đúng kì hạn của hoạt động
ban ngày và sự ngừng hoạt động của ban đêm, kèm theo một số động tác quen
thuộc mà ta vẫn gọi là “chuẩn bị đi ngủ”. Vì vậy cần tạo cho trẻ thói quen đi
ngủ đúng giờ với những động tác chuẩn bị quen thuộc.[8].
1.4.5.2. Giai đoạn chuyển từ thức sang ngủ[8]
1.4.5.2.1. Giai đoạn san bằng (thiu thiu ngủ)
Mọi kích thích đều có tác dụng gần như nhau, cơ thể đều có phản ứng
giống nhau.
1.4.5.2.2. Giai đoạn trái ngược
Các kích thích yếu trở lên có tác dụng mạnh và ngược lại.
1.4.5.2.3. Giai đoạn cực kì trái ngược
Tác nhân gây hưng phấn lúc thức trở thành gây ức chế, ngược lại kích
thích gây ức chế lại có tác dụng gây hưng phấn.
1.4.5.2.4. Giai đoạn ức chế hoàn toàn (ngủ say)
Mọi tác nhân kích thích dù mạnh hay yếu đều không làm xuất hiện
phản ứng, cơ thể không trả lời kích thích. Các tế bào thần kinh trên vỏ não ở
trạng thái ức chế hoàn toàn.
1.4.6. Thời gian ngủ của trẻ
Thời gian ngủ chiếm 1/3 đời người, nhưng phân bố không đồng đều ở
các lứa tuổi, trạng thái sức khỏe và đặc điểm hoạt động thần kinh của trẻ. Trẻ
càng nhỏ thời gian ngủ càng nhiều, giấc ngủ ngắn, số lần ngủ nhiều.
Nhu cầu ngủ ở trẻ 0 – 6 tuổi phát triển bình thường:
Lứa tuổi
3 – 6 tháng

Số lần ngủ

4 lần/ngày


Thời gian ngủ
Ngày

Đêm

Một ngày

7h30

9h30

17h00

14


6 – 12 tháng

3 lần/ngày

6h00

10h00

16h00

12 – 18 tháng

2 lần/ngày


4h30

10h30

15h00

18 – 36 tháng

1lần/ngày

3h00

10h30

13h30

36 – 72 tháng

1 lần/ngày

2h00

10h00

12h00

Bảng 1.1: Số lần và thời gian ngủ của trẻ theo lứa tuổi.[7]
Chƣơng 2
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ THỰC NGHIỆM KHOA HỌC


Mê Linh là một huyện ¾ là nông nghiệp và công nghiệp chiếm ¼.
Trường mầm non Tiền Phong A là một trường thuộc thôn Yên Nhân, xã Tiền
Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội được tách từ trường Mầm non Tiền
Phong vào ngày 01 tháng 08 năm 2016. Trường vinh dự được nhận danh hiệu
trường chuẩn quốc gia (mữa độ 1) vào ngày 04 tháng 01 năm 2017. Trường
mầm non Tiền Phong A luôn lấy việc chăm sóc sức khỏe và nuôi dạy trẻ đặt
lên hàng đầu. Chính vì vậy mà hoạt động nuôi dạy trẻ không ngừng được đổi
mới, cải thiện và ngày càng được nâng cao. Trong nội dung chăm sóc sức
khỏe thì việc tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ là việc hết sức quan trọng và nó có
ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Và để tìm hiểu rõ hơn và việc tổ chức
giấc ngủ trưa cho trẻ tại trường Mầm non Tiền Phong A, tôi có sử dụng
phương pháp điều tra kết hợp với quan sát trong quá trình chăm sóc và nuôi
dạy trẻ của các giáo viên trong trường mầm non Tiền Phong, Mê Linh, Hà
Nội.
2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trƣờng
Trường Mầm non Tiền Phong A có diện tích là 5116 mét vuông. Cơ cấu
của trương gồm 3 khu nhà 2 tầng. Tổng số trẻ là 834, 25 lớp học, 70 cán bộ,
nhân viên, giáo viên và 3 người trong BGH.Cơ sở vật chất của nhà trường khang

15


trang và tương đối đầy đủ để phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe và công tác
giảng dạy:25 phòng học, 1 phòng múa, 1 phòng y tế, phòng hiệu trưởng, hiệu
phó và phòng bảo vệ đều có phòng riêng để phục vụ cho công việc.
Nhà trường luôn đầu tư xây dựng trường lớp với tiêu chí xanh – sạch –
đẹp. Khuôn viên trường rộng rãi được trồng nhiều cây xanh để lấy bóng mát,
bên cạnh đó trên sân trường còn được đặt nhiều đồ chơi: cầu trượt, xích đu,
đu quay,... cho trẻ vui chơi trên sân trường. Ngoài ra, BGH trường còn thiết

kế một sân cỏ nhân tạo để phục vụ nhiều hoạt động tập thể của các khối lớp,
xung quanh sân cỏ này được vẽ trang trí bằng nhiều bức tranh đẹp và bắt mắt.
Trong lớp học thì thoáng mát, rộng rãi. Có 1 gian ngủ, 1 gian phục vụ các
hoạt động chính trong ngày của trẻ, 1 phòng vệ sinh, 1 nhà kho để đồ. Lớp
học của trẻ thì có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi đa dạng và phong phú. Ngoài ra
còn được lắp đặt tivi, điều hòa, mạng Internet để phục vụ cho hoạt động giảng
dạy và chăm sóc trẻ.
Tuy nhiên, số lượng trẻ trong một 1 lớp quá đông mà lớp chỉ có 2 giáo
viên. Cơ sở vật chất phục vụ cho giấc ngủ trưa của trẻ chưa đầy đủ. Mặc dù đã
có 1 gian để ngủ trưa xong diện tích vẫn còn hẹp, 4 – 5 trẻ dùng chung 1 chăn,
mùa đông chăn của trẻ còn mỏng,... Ngoài ra, nhận thức của giáo viên trong
việc tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ quá hiếu động nên
giáo viên không kiểm soát được việc trẻ tự vệ sinh cá nhân trước khi đi ngủ
trưa, thêm vào đó hoạt động ngủ trưa vẫn chưa được diễn ra vào 1 khung giờ
nhất định nên chất lượng giấc ngủ trưa cho trẻ chưa được thực sự đảm bảo.
2.2. Thực trạng về công tác quản lí đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng
2.2.1. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, quản lí của nhà trường về
tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ
Trong suốt thời gian thực tập tại trường Mầm non Tiền Phong, tôi thấy
Ban giám hiệu trường đã làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra và quản lí. Cô
Hiệu trưởng luôn chú trọng đến việc chỉ đạo và kiểm tra giáo viên và nhân

16


viên thực hiện tốt công việc của mình. Vào giờ trẻ ngủ trưa, cô đi vào từng
lớp để kiểm tra giáo viên ở lớp tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ như thế nào, có
đảm bảo hay không, và nhắc nhở giáo viên chú ý đến trẻ trong lớp trong suốt
giờ ngủ trưa.
Bên cạnh đó, nhà trường còn kiểm tra xem lớp học có đầy đủ đồ dùng

phục vụ cho giấc ngủ trưa của trẻ ở từng lớp, nếu thiếu thì yêu cầu giáo viên
bổ sung cho đầy đủ. Tuy nhiên, việc kiểm tra, thanh tra vẫn chưa được tiến
hành thường xuyên, liên tục, mới chỉ mang tính chất hình thức.
Ngoài ra, khi có thanh tra thì giáo viên sẽ chuẩn bị đầy đủ, chu đáo và
cẩn thận hơn. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất còn thiếu thốn và số lượng trẻ
trong lớp quá đông nên việc kiểm tra, kiểm định chất lượng giấc ngủ cho trẻ ở
từng lớp còn chưa thực sự đảm bảo.
2.2.2. Thực trạng về số lượng và trình độ của giáo viên
Trường mầm non Tiền Phong A là trường có 42 giáo viên và 100%
giáo viên có trình độ, có bằng cấp đầy đủ. Trong đó: 17 giáo viên có trình độ
Đại học, 7 giáo viên trình độ Cao đẳng và 18 giáo viên là trình độ trung cấp.
Thành tích mà đội ngũ cán bộ, giáo viên mang lại cho nhà trường gồm: 2 giải
Nhì giáo viên giỏi cấp huyện, 1 giải Ba giáo viên giỏi cấp huyện, 1 giải Nhì
nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp huyện, 1 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và tập thể
trường đã nhận được giấy khen của UBND huyện Mê Linh. Đội ngũ giáo viên
thì trẻ tuổi, năng động, nhiệt huyết với công việc chăm sóc và giảng dạy trẻ
mà ngành đưa ra. Đội ngũ giáo viên luôn luôn đoàn kết, thường xuyên trao
đổi kinh nghiệm giảng dạy và chắm sóc trẻ cho nhau nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Tuy nhiên, số lượng giáo viên có trình độ Đại học chính quy còn chưa
cao, chủ yếu là trình độ Đại học tại chức, chủ yếu là trình độ Trung cấp. Hằng
năm, nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ
của mình.

17


2.3. Thực trạng về giấc ngủ trƣa và cách tổ chức giấc ngủ trƣa cho trẻ 4
tuổi ở trƣờng mầm non Tiền Phong A
2.3.1. Tiếu chí đánh giá thực trạng giấc ngủ trưa cho trẻ 4 tuổi ở trường

mầm non.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 45 cháu mẫu giáo nhỡ (4 tuổi) tại
trường mầm non Tiền Phong A, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Trường đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành.
2.3.1.1. Cách tiến hành.
Tôi tiến hành quan sát các buổi ngủ trưa của trẻ và đánh giá hiệu quả
giấc ngủ trưa theo 3 tiêu chí sau:
-

Tiêu chí 1: Ngủ nhanh.

-

Tiêu chí 2: Ngủ sâu.

-

Tiêu chí 3: Ngủ đủ thời gian cần thiết.

Mỗi tiêu chí của giấc ngủ được đánh giá theo 3 mức độ:
-

Mức độ 1: 3 điểm.

-

Mức độ 2: 2 điểm.

-


Mức độ 3: 1 điểm.

Cụ thể:
* Tiêu chí 1: “Ngủ nhanh”.
-

Mức độ 1: Trẻ ngủ sau 15 phút.

-

Mức độ 2: Trẻ ngủ sau 30 phút.

-

Mức độ 3: Trẻ ngủ sau 45 phút.

* Tiêu chí 2: “Ngủ sâu”.
-

Mức độ 1: Giấc ngủ không bị gián đoạn, không xảy

ra hiện tượng bất thường của giấc ngủ (mộng du, hoảng sợ khi
ngủ, giẫy giụa quá nhiều khi ngủ, lật người nhiều khi ngủ,...)

18


×