Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc từ năm 1993-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 93 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

ĐINH THỊ ÁNH

NGOẠI GIAO NĂNG LƢỢNG CỦA TRUNG QUỐC
TỪNĂM 1993-2012

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

ThS. NGUYỄN VĂN VINH

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Văn Vinh, người thầy
đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong và ngoài Khoa Lịch Sử, Đại
học sư phạm Hà Nội 2 đã chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận
và đặc biệt đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt bốn năm học đại
học tại trường.
Cuối cùng xin trân thành cảm ơn gia đình, tất cả người thân, bạn bè đã
ở bên chia sẻ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
khóa luận này.
Xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2017
Sinh viên


Đinh Thị Ánh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ARF

Diễn đàn khu vực ASEAN

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BP

Công ty dầu khí của Anh

CD

Ngân hàng Phát triển Trung Quốc

CIA

Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ

CNOOC


Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc

EEZ

Vùng đặc quyền kinh tế

EU

Liên minh châu Âu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐBA LHQ

Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc

IMF

Tổ chức tiền tệ quốc tế

IEA

Cơ quan Năng lượng Quốc tế

NDRC

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc


OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

OLADE

Tổ chức Năng lượng Mỹ La-tinh

OPEC

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa

OFDI

Gia trị đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

SCO

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

SINOPEC

Tập đoàn hóa dầu Trung Quốc

UAE

Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất

WB


Ngân hàng Thế giới


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .............................................................. 7
6. Bố cục và nội dung chính .............................................................................. 7
CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH NĂNG LƢỢNG THẾ GIỚI VÀ TRUNG
QUỐC TỪ NĂM 1993-2012 .......................................................................... 8
1.1. Tình hình năng lượng thế giới.................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm an ninh năng lượng ............................................................. 8
1.1.2. Tình hình năng lượng thế giới từ năm 1993 đến 2012 ...................... 11
1.1.3. Sự biến động của an ninh năng lượng thế giới từ 1993- 2012 .......... 14
1.2. Tình hình năng lượng Trung Quốc từ năm 1993 – 2012 ......................... 18
1.2.1. Nhu cầu năng lượng Trung Quốc ...................................................... 18
Bảng 2.1: Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giai đoạn 2005-2020
(tỉ lệ %) ............................................................................................................ 19
1.2.2. Mục tiêu phát triển của Trung Quốc .................................................. 20
1.2.3. Chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc............................... 25
1.2.4. Chính sách “ đi ra ngoài”- tìm kiếm năng lượng của Trung Quốc. ... 29
Chƣơng 2.NGOẠI GIAO NĂNG LƢỢNG TRUNG QUỐC TỪ NĂM
1993- 2012 VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ CHÍNH SÁCH
NGOẠI GIAO NĂNG LƢỢNG CỦA TRUNG QUỐC ............................ 34
2.1. Ngoại giao năng lượng của trung quốc từ năm 1993-2012 ..................... 34
2.1.1. Đối với các nước Trung Á ................................................................. 34

2.1.2. Đối với các nước Trung Đông ........................................................... 45


2.1.3. Đối với các nước Châu Phi ................................................................ 53
Bảng 3.2. Tỉ lệ nhập khẩu dầu của Mỹ và Trung Quốc từ Châu Phi .............. 60
( tỉ lệ % về số lượng). ...................................................................................... 60
2.1.4. Đối với các nước Mỹ La Tinh............................................................ 62
2.1.5. Hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc với các nước
láng giềng. .................................................................................................... 67
2.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam từ chính sách ngoại giao năng lượng của
Trung Quốc ..................................................................................................... 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỉ XXI, đặc biệt là từ năm 1993 đến năm 2012, Trung
Quốc nổi lên là một quốc gia có nhu cầu tiêu thụ năng lượng lớn. Sau 30 năm
tiến hành cải cách mở cửa, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu to lớn trên
nhiều lĩnh vực, đăc biệt là lĩnh vực kinh tế. Năm 2010, Trung Quốc đã trở
thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Một trong những nhân tố
quan trọng làm nên kỳ tích này chính là năng lượng. Để duy trì được tốc độ
phát triển kinh tế bền vững, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa- hiện đại
hóa, Trung Quốc cần có nguồn năng lượng dồi dào, phong phú và ổn định.
Ngoài than đá, khí đốt, thì dầu lửa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển
của Trung Quốc.
Trung Quốc đã trở thành một nước nhập khẩu dầu lửa vào năm 1993 và
đến năm 2003 đã vượt Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu dầu lớn thứ hai thế
giới, sau Mỹ. Do khai thác và sử dụng quá nhiều năng lượng để phát triển

kinh tế, nên nguồn năng lượng ở Trung Quốc đang dần cạn kiệt. Để bù đắp sự
thiếu hụt nguồn năng lượng trong nước, Trung Quốc đã và đang ráo riết tìm
kiếm nguồn năng lượng bên ngoài đảm bảo cho sự trỗi dậy của mình. Để đảm
bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định từ bên ngoài cho nền kinh tế đang
phát triển nhanh, mạnh và liên tục, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành ngoại
giao năng lượng.
Thông qua các hoạt động ngoại giao để có được nguồn cung ứng dầu
lửa, khí đốt là hoạt động thường thấy của chính quyền Trung Quốc trong thời
gian gần đây. Đây là bước chuyển biến lớn về chiến lược của Trung Quốc
nhằm đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định từ bên ngoài, cùng với đó
là xác lập và tăng cường vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Để đảm
bảo nguồn cung năng lượng, đặc biệt là dầu khí, Trung Quốc đã đề ra một loạt

1


biện pháp để tìm kiếm nguồn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ nước ngoài cung
ứng cho thị trường trong nước. Trước hết, Trung Quốc hướng tới các nước
láng giềng như Nga và các nước khu vực Trung Á, Đông Nam Á và xa hơn
nữa là các nước khu vực Trung Đông, châu Phi và Mỹ La-tinh.
Quá trình thực hiện chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc
cũng tác động tích cực đến quan hệ quốc tế những năm gần đây. Việc Trung
Quốc đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm năng lượng thông qua các hợp đồng kí
kết với các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn đã làm cho hoạt động kinh tế thương mại ngày càng trở nên sôi động, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và đa
dạng hóa của nền kinh tế thế giới.
Để phần nào thấy được chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc,
tác giả chọn “Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc từ năm 1993 đến năm
2012” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu đề tài này nhằm
tìm hiểu nhu cầu năng lượng và nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc
hiện nay, chiến lược ngoại giao năng lượng của Trung Quốc, đồng thời thấy

được chiến lược ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tác động đến tình
hình an ninh khu vực và những ảnh hưởng trực tiếp đối với Việt Nam như thế
nào.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về chính sách “ngoại giao năng lượng” của Trung Quốc là
một đề tài ít nhiều đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu tại Việt
Nam, Trung Quốc và đang thu hút được giới học giả và các nhà nghiên cứu
trên thế giới.
*Công trình nghiên cứu trong nước
Cuốn sách “Chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc: tác động
và ảnh hưởng” của TS. Đỗ Minh Cao do Viện Nghiên cứu Trung Quốc và
Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành quý II/2014 được coi là ấn phẩm

2


mới nhất đề cập đến ba vấn đề lớn trong chiến lược an ninh năng lượng của
Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Một là, sự phát triển trong tư
tưởng chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc. Đó là những chủ
trương quan trọng nhất trong chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc,
tập trung vào những thay đổi mới trong chiến lược này hướng tới tương lai
của Trung Quốc. Hai là, phân tích những biện pháp và hoạt động cụ thể của
Trung Quốc nhằm thực hiện chiến lược an ninh năng lượng. Trung Quốc khai
thác các nguồn năng lượng truyền thống trong nước; triển khai khai thác
những nguồn năng lượng mới, tái tạo, sạch (nhấn mạnh đến chính sách tiết
kiệm năng lượng và việc thực hiện, tối ưu hóa các nguồn năng lượng…). Ba
là, một số tác động chính và những ảnh hưởng của việc thực hiện chiến lược
an ninh năng lượng của Trung Quốc tới tình hình năng lượng quốc tế và Việt
Nam.
Cuốn sách “ Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hai mươi năm

đầu thế kỷ XXI” của TS Lê Văn Mỹ, nhà xuất bản Khoa học Xã hội Việt Nam
đã đề cập đến ngoại giao của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI và dự
báo cho 10 năm tiếp theo trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngoại giao
năng lượng của Trung Quốc. Tác giả đã nhấn mạnh đến cơn khát năng lượng
của Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và những kết quả đạt
được sau chuyến công du của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đến các nước giàu
tài nguyên năng lượng.
Luận văn thạc sĩ “Vấn đề an ninh năng lượng ở Trung Quốc trong giai
đoạn hiện nay” của tác giả Hà Thu Thảo, Học viện quan hệ quốc tế. Tác giả
trình bày tổng quan về tình hình năng lượng của Trung Quốc, phân tích
nguyên nhân của sự mất an ninh năng lượng của quốc gia này. Nhìn chung
luận văn đã đóng góp những luận điểm khoa học có giá trị khi phân tích ảnh

3


hưởng của chính sách an ninh năng lượng của Trung Quốc trên quy mô toàn
cầu.
Luận văn cao học “Vấn đề an ninh năng lượng trong quan hệ quốc tế
hiện nay” của tác giả Nguyễn Hải Anh, Học viện quan hệ quốc tế. Tác giả đã
phân tích chiến lược an ninh năng lượng của các nước lớn, trong đó có Trung
Quốc.
Tác giả Vũ Lê Thái Hoàng với bài viết “Chiến lược dầu mỏ của Trung
Quốc và cuộc chạy đua dầu mỏ khí đốt giữa Trung Quốc và Nhật Bản đầu thế
kỉ XXI” đăng trên tạp chí nghiên cứu quốc tế ( số 59- 2004), các bài báo đề
cập đến chiến lược an ninh năng lượng, chiến lược an ninh dầu mỏ của Trung
Quốc trong việc sử dụng và đảm bảo các nguồn cung cấp, đồng thời tác giả
cũng đưa ra những nhận định trong việc hoạch định chính sách an ninh năng
lượng và cạnh tranh tìm nguồn cung cấp dầu mỏ giữa hai nền kinh tế lớn nhất
châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản.

Bên cạnh đó, những bài viết trên trang mạng nghiên cứu Biển Đông
đánh giá về ngoại giao năng lượng của Trung Quốc. Bài “Ngoại giao năng
lượng của Trung Quốc đối với khu vực Trung Á những năm đầu thế kỉ XXI”
đã đánh dấu rất sâu sát nhu cầu, biện pháp triển khai hoạt động ngoại giao
năng lượng của Trung Quốc và khu vực Trung Á.
*Công trình nghiên cứu nước ngoài
Bắt đầu từ phiên họp Quốc hội vào tháng 3 năm 2000, Trung Quốc đã
đưa ra chính sách “Tây tiến” nhằm thúc đẩy phát triển các tỉnh miền Tây bằng
cách khai thác năng lượng ở khu vực này, sau đó chuyển tới các vùng đô thị
khác của Trung Quốc. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XVI của
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 11 về phát
triển kinh tế xã hội, đề xuất xây dựng xã hội theo mô hình tiết kiệm năng
lượng và bảo vệ môi trường. Đến nay, Chính phủ Trung Quốc đã xác định

4


quy hoạch phát triển năng lượng trung và dài hạn ưu tiên tiết kiệm năng
lượng, kết cấu đa nguyên, bảo vệ môi trường, khai thác cả thị trường trong và
ngoài nước.
Tháng 12 năm 2007, lần đầu tiên Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân
TrungHoa cho công bố “Sách trắng về tình hình và chính sách năng lượng”(中国的能源状况与政策-白皮书-China’s Energy Conditions and Policies)
bao gồm chương trong đó nhấn mạnh Trung Quốc cố gắng dựa vào nguồn
năng lượng trongnước, hợp lý hóa cơ cấu năng lượng để đảm bảo cho sự phát
triển bền vững củakinh tế-xã hội. Tài liệu này nói rõ lập trường của chính phủ
Trung Quốc về chínhsách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đồng thời
nêu rõ nhu cầu năng lượngtrong thời gian tới.
Năm 2005, Hội nghị an ninh quốc gia lần 3 được tổ chức tại Bắc Kinh,
cáchọc giả thuộc tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng đã
có những bài viết khác nhau về vấn đề an ninh quốc gia. Tập kỉ yếu với nhan

đề

“An

ninhquốc

gia

của

các

quốc

gia

đang

phát

triển”

(大国兴起中的国家安全) đã cung cấpnhiều bài viết liên quan đến vấn đề an
ninh phi truyền thống trên thế giới. Vấn đề an ninh năng lượng của Mỹ và
Trung Quốc được các học giả xem là nhân tố hàng đầuchi phối nền chính trị
thế giới.
Năm 2006, được xem là mốc chuyển biến trong “ngoại giao năng
lượng” của Trung Quốc, từ đơn phương tiến hành ngoại giao Trung Quốc
chuyển sang giaiđoạn hợp tác đa phương. Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế
hiện đại Trung Quốc đã đánh giá lại tình hình an ninh năng lượng trên thế

giới. Tác phẩm “Đánh giá tình hình an ninh và chiến lược quốc tế”
(国际战略与安全形势评估 - Strategic and security review) đã phân tích khá
kỹ sự điều chỉnh chiến lược năng lượng của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, liên
minh châu Âu. Những thay đổi trong chiến lược nănglượng của các khu vực

5


quan trọng trên thế giới như Đông Bắc Á, Đông Nam Á,Trung Đông, Trung
Á, Phi Châu, Mỹ Latinh…làm cho các nước lớn như Mỹ, TrungQuốc, Nhật
Bản, Ấn Độ phải điều chỉnh lại chiến lược năng lượng của từng quốcgia.
Đề cập trực tiếp đến đề tài phải kể đến tác phẩm “Nghiên cứu an ninh
năng lượng của Trung Quốc – Phân tích pháp luật và chính sách”
(中国能源安全问题研究-法律与政策分析) của tác giả Hoàng Tiến. Đứng từ
góc độ pháp luật và chính sách, tác giả đã phân tích khá kỹ chính sách an ninh
năng lượng của Trung Quốc ở các lĩnh vực như chủ quyền lãnh hải, hợp tác
đa phương…Phần cuối tác giả đã nhấn mạnh Trung Quốc cần hoàn thiện hành
lang pháp lý về năng lượng dựa trên thực tế an ninh năng lượng thế giới từng
giai đoạn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ những chính sách ngoại giao năng lượng của
Trung Quốc từ năm 1993 đến năm 2012 để thấy được:
- Tình hình năng lượng và nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Trung
Quốc từ năm 1993- 2012.
- Quá trình triển khai chính sách ngoại giao năng lượng của Trung
Quốc ở từng khu vực cụ thể- chủ yếu là ở Trung Á, Trung Đông, Châu Phi và
Mĩ -La-Tinh và một số khu vực khác.
- Những tác động của của chính sách ngoại giao năng lượng của Trung
Quốc đến an ninh khu vực và Việt Nam
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung
Quốc từ năm 1993- 2012.
- Phạm vi nghiên cứu:

6


+ Về thời gian: Đề tài chủ yếu tập trung đưa ra hướng những chính
sách hoạt động để đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc từ năm 1993
đến 2012.
+ Về không gian: Trong chính sách ngoại giao năng lượng của Trung
Quốc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Cơ sở lý luận và phương pháp luận chủ yếu của khóa luận là dựa trên
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, khóa luận còn
sử dụng các phương pháp khác bổ trợ như:Phương pháp phân tích; Phương
pháp tổng hợp; Phương pháp so sánh và đối chiếu; Phương pháp lịch sử logic; Phương pháp hệ thống – cấu trúc…
6.Bố cục và nội dung chính
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận còn gồm có 3 chương:
Chương 1.Tình hình năng lượng thế giới và Trung Quốc từ năm 1993 2012
Chương 2.Ngoại giao năng lượng Trung Quốc từ năm 1993 - 2012 và
kinh nghiệm cho Việt Nam từ chính sách ngoại giao năng lượng của Trung
Quốc.

7


Chƣơng1:
TÌNH HÌNH NĂNG LƢỢNG THẾ GIỚI VÀ TRUNG QUỐC
TỪ NĂM 1993-2012

1.1. Tình hình năng lƣợng thế giới
1.1.1. Khái niệm an ninh năng lƣợng
Năng lượng là vật chất cơ bản cần thiết cho mọi hoạt động của con
người và phát triển kinh tế của một quốc gia. Năng lượng chiếm một tỉ lệ
quan trọng trong sản xuất công nghiệp, các dây chuyền sản xuất bằng máy
móc đều phải dựa trên nguồn cung cấp năng lượng để vận hành. Ngoài ra,
năng lượng còn có quan hệ mật thiết với hiện hại hóa nông nghiệp, cơ khí hóa
nông nghiệp, điện khí hóa nông thôn. Các loại hình giao thông hiện nay cơ
bản đều sử dụng năng lượng dưới nhiều hình thức khác nhau: xe lửa, máy
bay, xe hơi, tàu thuyền... Đối với các quốc gia phát triển và đang phát triển
năng lượng trở thành nhu cầu chiến lược, thậm chí được so sánh như một
nhân tố quan trọng đảm bảo an ninh quốc gia.
An ninh năng lượng là một lĩnh vực quan trọng gắn với vấn đề an ninh
và an ninh quốc gia. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và khả năng
duy trì sự phát triển và ổn định xã hội. Thuật ngữ an ninh năng lượng xuất
hiện trong hệ thống từ ngữ hiện đại từ thập niên 50 của thế kỉ XX. Nội hàm
của an ninh năng lượng thay đổi theo đà phát triển của kinh tế xã hội, những
thay đổi giữa con người và thiên nhiên mà có những điều chỉnh nhất định.
Thời gian đầu, an ninh năng lượng chỉ được hiểu một cách đơn giản là có
nguồn cung cấp năng lượng ổn định, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển kinh
tế một quốc gia. Ý nghĩa trên cho thấy tính ổn định của nguồn cung cấp trở
thành mục tiêu cơ bản của an ninh năng lượng quốc gia. Trước đó, nguồn
năng lượng chủ yếu cung cấp cho các ngành công nghiệp là than đá, do trữ
lượng than đá dồi dào và phân bố nhiều nơi, nền công nghiệp của các nước

8


Âu Mĩ thời gian này tiêu hao năng lượng không nhiều nên nhu cầu năng
lượng vẫn còn được đảm bảo.

An ninh năng lượng là một khái niệm rộng và mở. Nó bắt đầu được đề
cập đến từ thập kỉ 70 của thế kỉ trước, đặc biệt là giai đoạn xảy ra cuộc khủng
hoảng dầu lửa năm 1973-1974. Thời kì này, an ninh năng lượng được hiểu
theo nghĩa hẹp, đồng nghĩa với “an ninh dầu lửa”, tức là đảm bảo khả năng tự
cung tự cấp dầu ở mức cao nhất, đồng thời giảm mức nhập khẩu dầu và kiểm
soát được những nguy cơ đi kèm việc nhập khẩu. Ngày nay, những thay đổi
trong thị trường dầu và các năng lượng khác cùng sự xuất hiện nhiều nguy cơ
như: tai nạn, chủ nghĩa khủng bố, đầu tư kém vào cơ sở hạ tầng và thị trường
hạn chế... đã khiến khái niệm này không còn phù hợp. Tuy nhiên, khái niệm
an ninh năng lượng không đơn thuần là các nguồn cung cấp năng lượng ( chủ
yếu là dầu lửa) được đảm bảo như các thập kỉ trước đây, mà còn hiểu một
cách toàn diện, bao quát hơn là phải đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, giá
cả hợp lý và khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp phát sinh từ các
nhân tố kinh tế, chính trị bên trong và bên ngoài quốc gia.
Từ thập niên 50 của thế kỉ XX trở đi, khả năng cung ứng và nhu cầu
năng lượng của thế giới có nhiều thay đổi lớn theo đà phát triển của nền công
nghiệp thế giới và cuộc sống nhân loại. Kết cấu các nguồn năng lượng trên
thế giới đã có những chuyển biến rõ rệt, than đá chiếm tỉ lệ 60% nguồn năng
lượng ở thập niên 50 đã giảm xuống 24% vào năm 2000; dầu mỏ và khí thiên
nhiên lại tăng từ 37,4% lên 61% [4, tr.20]. Dầu mỏ dần thay thế than đá để
thành nguồn năng lượng chủ yếu của nhân loại. Sau cuộc khủng hoảng dầu
mỏ do chiến tranh năm 1973, nguy cơ thiếu hụt dầu mỏ trở thành vấn đề quan
trọng đối với các quốc gia phát triển. Năm 1974, Cơ quan năng lượng quốc tế
(IEA) được thành lập, đề xuất khái niệm an ninh năng lượng với trọng tâm là
ổn định nguồn cung ứng và giá cả dầu mỏ.

9


Tuy là một lĩnh vực mới, nhưng nội hàm an ninh năng lượng cũng thay

đổi theo đà phát triển của kinh tế xã hội, những thay đổi của con người và
thiên nhiên có những điều chỉnh nhất định. Thời gian đầu, an ninh năng lượng
chỉ được hiểu một cách đơn giản là có nguồn cung cấp năng lượng ổn định,
đảm bảo sự tồn tại và phát triển kinh tế một quốc gia. Ý nghĩa này cho thấy,
tính ổn định của nguồn cung cấp trở thành mục tiêu cơ bản của an ninh năng
lượng quốc gia.
Từ thập niên 80 của thế kỉ XX trở đi, sự nóng dần lên của trái đất và sự
thay đổi của khí hậu toàn cầu làm cho con người nhận thức được vấn đề quan
trọng của môi trường đối với nhân loại. Các quốc gia phát triển dần thay đổi
cách nhìn về an toàn năng lượng. Trong chiến lược phát triển năng lượng, các
quốc gia đều tăng cường khái niệm sử dụng năng lượng an toàn; cho nên, sử
dụng an toàn năng lượng trở thành vấn đề quan trọng tác động đến môi trường
sinh thái của con người. Có thể nói, đến thời kì này, nội hàm an ninh năng
lượng đã thay đổi, an ninh năng lượng được xem là vấn đề tồn tại song song
với duy trì sự phát triển ổn định và bền vững. An ninh năng lượng đối với một
quốc gia khu vực hiện nay phải gắn liền với duy trì phát triển kinh tế, tiến bộ
xã hội và đảm bảo trạng thái môi trường.
Khi nói đến an ninh năng lượng thì mọi người thường nghĩ đến anninh
dầu lửa. Thực tế cho thấy, từ sau thập niên 50 của thế kỉ XX, dầu lửachiếm
61% các nguồn năng lượng mà con người sử dụng. Do đó, đối với các quốc
gia trên thế giới, đảm bảo an ninh dầu lửa là một bộ phận quan trọng của đảm
bảo an ninh năng lượng, khái niệm an ninh năng lượng đã trải qua nhiều tranh
luận và cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên thuật ngữ này hiện nay được thống
nhất đó là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, sạch và
rẻ. Có thể nói trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, an ninh và an ninh năng
lượng cũng đang nổi lên như vấn đề toàn cầu hết sức bức thiết.

10



An ninh năng lượng hiện đang trở thành một vấn đề toàn cầu còn do
việc thực hiện nó mang tính chất xuyên quốc gia, đòi hỏi sự tham gia hợp tác
của tất cả các quốc gia trên thế giới. Không một quốc gia nào trên thế giới dù
giàu mạnh đến mấy có khả năng tự mình đảm bảo được an ninh năng lượng,
mà đều cần có sự hợp tác giữa các quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh mà sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng. Thực tế đã chứng minh
ngay cả những nước thường xuyên xuất khẩu năng lượng cũng có lúc lại phải
nhập khẩu năng lượng và sự phụ thuộc về năng lượng giữa các khu vực đang
dẫn đến tình trạng an ninh năng lượng ở một quốc gia bị đe dọa lập tức sẽ ảnh
hưởng ngay đến vấn đề năng lượng ở các quốc gia khác. Ngày nay, nguy cơ
đe dọa đến an ninh năng lượng xuất hiện ngày một nhiều khiến cho vấn đề
này ngày càng trở nên bức thiết và đòi hỏi sự hợp tác giải quyết của toàn thế
giới vì một nền an ninh năng lượng.
1.1.2. Tình hình năng lƣợng thế giới từ năm 1993 đến 2012
Trước nhu cầu tiêu hao năng lượng của thế giới ngày càng tăng, con
người đã khai thác quá mức các nguồn năng lượng truyền thống như dầu lửa,
khí thiên nhiên, than đá... Sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng là điều không
tránh tránh khỏi trong tương lai, nhưng trước mắt năng lượng đang không
ngừng tác động đến cuộc sống con người dưới nhiều góc độ khác nhau, trong
đó có lĩnh vực kinh tế.
Năm 1956, các nhà khoa học dự đoán với tốc độ tiêu hao dầu lửa lớn
thì đến cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI thế giới sẽ chính thức bước vào giai
đoạn “khát dầu mỏ”, dự đoán này đã được thực tế chứng minh.Năm 2004,
theo căn cứ thống kê của tạp chí dầu khí Hoa Kỳ, trữ lượng thăm dò khai thác
dầu mỏ thế giới là 1733,99 tỉ tấn, trong đó trữ lượng của Canada chiếm
245,06 tỉ tấn, đứng thứ 2 trên thế giới. Ngoài ra, theo thống kê của Công ty
dầu khí Anh Quốc(BP), trữ lượng khí thiên nhiên thăm dò của thế giới tăng từ

11



926.800 tỉ tấn (năm 1983) tăng lên 1.750.780 tỉ tấn (năm 2003), tăng gần gấp
đôi trong vòng 20 năm. Năm 2000, Cục điều tra địa chất Hoa Kỳ đã công bố
đánh giá mới nhất về sản lượng khí thiên nhiên cho thấy nguồn năng lượng
này hiện chiếm 12% năng lượng toàn cầu.
Về dầu mỏ, trình độ khai thác các giếng dầu chỉ đạt tỉ lệ 60-80%, các
giếng dầu khai thác lần thứ nhất chiếm khoảng 15%, các giếng dầu khai thác
lần thứ hai chiếm khoảng 30%, còn khoảng 70-85% giếng dầu chưa được khai
thác. Các nhà hoạch định chính sách dầu mỏ cũng chỉ ra trong vòng 5-10 năm
nữa các giếng dầu (DOFF) sẽ cung cấp trữ lượng 1250 tỉ thùng dầu cho thế
giới. Theo báo cáo của IEA, năm 2002, mỗi ngày thế giới tiêu thụ hết 78 triệu
thùng dầu. Đến 2015 con sốđó sẽ là 103 triệu thùng/ngày và 2025 sẽ là 119
triệu thùng/ngày. Nếu lấy trữ lượng toàn thế giới chia cho nhu cầu các thời
điểm trên thì dầu lửa chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân loại đến năm 2050. [9, tr
40]
Năm 2003, sản lượng dầu mỗi ngày của các nước thành viên OPEC
tăng 1,88 triệu thùng, với tổng sản lượng mỗi năm đạt 14,67 tỉ tấn, tăng 6,6%
so với năm 2002 và tăng 12,6% so với năm 1993, chiếm 39,7% tổng sản
lượng dầu toàn thế giới. Trong đó, Arab Saudi cung cấp sản lượng dầu mỗi
ngày 9,817 triệu thùng. Các quốc gia khác trong tổ chức OPEC cũng có khả
năng cung cấp từ 500 nghìn đến 1 triệu thùng dầu ngày. Do đó, những biến
động giá cả của tình hình dầu mỏ thế giới đều chịu ảnh hưởng từ sản lượng
các nước trong khối OPEC.
Các nước không nằm trong tổ chức OPEC tăng trưởng có hạn, năm
2003 các nước không nằm trong tổ chức OPEC có sản lượng dầu mỏ mỗi
ngày đạt 830 nghìn thùng dầu. Giữ vai trò quan trọng trong các nước này là
Liên bang Nga với tốc độ khai thác tăng 11% mỗi năm và chiếm tỉ lệ 11,4%
sản lượng dầu thế giới. Ngoài ra, sản lượng dầu của các quốc gia nằm trong tổ

12



chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đang có xu hướng giảm dần. Các
nước có sản lượng dầu mỏ giảm nhiều nhất là Anh với 220 nghìn thùng mỗi
ngày, tiếp đến là Mỹ 170 nghìn thùng mỗi ngày. Duy nhất chỉ có Mexico và
Canada là hai quốc gia duy nhất có sản lượng dầu tăng trưởng với sản lượng
100 nghìn thùng ngày. Theo thống kê mới nhất của IEA, tỉ lệ sản xuất dầu của
tất cả các khu vực trên thế giới đều có sự thay đổi theo từng năm, điều này
chứng tỏ nhu cầu dầu lửa của thế giới cũng thay đổi theo thời gian.[9,tr41]
Bảng 1.2: Nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thế giới theo nhóm quốc gia
giai đoạn 2003-2030 (Đơn vị: Quadrillion Btu)
Tỉ lệ thay
Khu vực

2003

2010

2015

2020

2025

2030

đổi trung
bình hàng
năm


OECD

234,3

256,1

269,9

281,6

294,5

308,8

1,0

Bác Mỹ

118,3

131,4

139,9

148,4

157,0

166,2


1,3

Châu Âu

78,9

84,4

87,2

88,7

91,3

94,5

0,7

Châu Á

37,1

40,3

42,8

44,4

46,1


48

1,0

186,4

253,6

293,5

331,5

371

412,8

3,0

48,5

56,5

62,8

68,7

74

79


1,8

Châu Á

83,1

126,2

149,4

172,8

197,1

223,6

3,7

Trung

19,6

25

28,2

31,2

34,3


37,7

2,4

Không
phải
OECD
Châu
Âu-lục
địa Âu Á

Nguồn: Energy Information Administration (2006), International Energy
Outlook 2006, DOE/EIA-0484-June, trang 7.

13


Theo dự báo của IEA, lượng khí đốt trên toàn thế giới chỉ còn khả năng
cung cấp cho nhu cầu nhân loại thêm 60 năm nữa.Theo báo cáo năm 2009,
EIA đã dự báo nhu cầu khí đốt thiên nhiên năm 2010 sẽ tăng gấp đôi so với
nhu cầu năm 2006. Các nước có trữ lượng khí thiên nhiên lớn như Nga, Mỹ,
Nigeria đang cắt dần các khoản xuất khẩu để đảm bảo an ninh quốc gia. Một
phần lớn khí đốt thiên nhiên được dùng để sản xuất điện do hiệu quả sử dụng
của nó cao hơn các loại nguyên liệu khác và không làm tăng hiệu ứng nhà
kính.
Nhu cầu về than đá của các quốc gia phát triển trên thế giới trong
những năm gần đây cũng tăng cao. Ngoại trừ khu vực Tây Âu đang có xu
hướng chuyển sang sử dụng khí đốt thiên nhiên để sản xuất điện, các quốc gia
còn lại đều có nhu cầu cao về than đá để phục vụ cho nền công nghiệp của
nước mình. Hai quốc gia có nhu cầu than đá nhiều nhất là Trung Quốc và Ấn

Độ với 72% nhu cầu gia tăng than đá thế giới và 87% nhu cầu than đá của các
quốc gia đang phát triển. Theo thống kêcủa IEA, trữ lượng than đá trên toàn
thế giới khoảng trên dưới 1000 tỉ tấn đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu con
người trong vòng 200 năm nữa.[9, tr 31]
Than đá là nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp điện lực và sản xuất
gang thép. Trước mắt, trên phạm vi toàn cầu công nghiệp điện lực và sản xuất
gang thép vẫn giữ vai trò chủ yếu trong các ngành công nghiệp nặng. Ở hầu
khắp các khu vực, than đá được dùng chủ yếu để sản xuất điện, chiếm tỉ trọng
37% nguyên liệu tạo ra điện, trước nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao,
áp lực về sản lượng than đá trong những năm tới sẽ là rất lớn đối với ngành
công nghiệp khai khoáng của thế giới.
1.1.3. Sự biến động của an ninh năng lƣợng thế giới từ 1993- 2012
Nhu cầu năng lượng toàn cầu gia tăng từng ngày nhưng không đồng
đều giữa các quốc gia và ngành công nghiệp. Nhu cầu năng lượng lớn nhất

14


thuộc về các quốc gia đang phát triển, chiếm khoảng 2/3 nhu cầu năng lượng
thế giới. Trong nhóm này Trung Quốc đứng đầu về nhu cầu dầu lửa. Đến năm
2010 Trung Quốc phải nhập 5 triệu thùng dầu mỗi ngày, nguồn cung cấp dầu
mỏ trong nước khan hiếm, cung không đủ cầu, cơn “khát dầu” làm cho Trung
Quốc đẩy mạnh quá trình tìm kiếm nguồn cung cấp dầu mỏ ổn định và bền
vững. Mỹ và Trung Quốc đang cố tìm cách gây ảnh hưởng tại châu Phi, nơi
có trữ lượng dầu mỏ đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau khu vực Trung Đông,
Trung Á và Châu Mỹ. Châu Phi trở thành “miếng mồi ngon” giữa Mỹ và
Trung Quốc khi sản lượng dầu mỏ tại đây hứa hẹn là khá dồi dào so với các
khu vực truyền thống, mặt khác hàm lượng sulfur trong dầu thô ở Châu Phi
tương đối thấp nên rất có giá trị khi xuất khẩu. Sự “chạy đua” tìm kiếm nguồn
năng lượng giữa Mỹ và Trung Quốc làm cho tình hình chính trị trên thế giới

thêm phức tạp và dẫn đến những diễn biến của an ninh năng lượng trong
những năm gần đây.
Đến 2030, nhu cầu dầu lửa của Trung Quốc sẽ là 10 triệu thùng ngày,
đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ. Giao thông vận tải và công nghiệp nặng vẫn là
những ngành có nhu cầu cao nhất về dầu lửa. Thời điểm hiện tại chưa có
nguồn nguyên liệu nào thay thế được dầu lửa trong lĩnh vực giao thông vận
tải, lĩnh vực chiếm 60% nhu cầu dầu lửa trong giai đoạn 2002-2025. Năng
lượng, nhất là dầu mỏ, đang là tác nhân quan trọng nhất chẳng những đối với
sự phát triển của kinh tế thế giới, mà cả với sự thay đổi to lớn về chính trị.
[18, tr 31]
Sự phân bố không đồng đều và nhu cầu sử dụng dầu lửa gia tăng từng
ngày đã dẫn đến hệ lụy là giá dầu liên tục tăng cao và mất ổn định trong thời
gian gần đây.Nhu cầu dầu lửa trong sản xuất, sinh hoạt hàng ngày cũng như
dự trữ chiến lược của các quốc gia ngày càng tăng cao. Trong khi đó, các
nước sản xuất dầu mỏ gần như đạt mức sản xuất trần. Mỏ dầu đang khai thác

15


lớn nhất trên thế giới hiện nay là Ghawar của Arab Saudi với công suất 5 triệu
thùng/ngày sẽ không duy trì lâu. Các mỏ dầu quan trọng ở khu vực Trung
Đông, biển Bắc Âu cũng đang giảm dần sản lượng khai thác do trữ lượng
ngày càng thấp. Riêng các mỏ dầu tại Irắc trữ lượng lớn nhưng tình hình
không ổn định, tình hình tại Iran cũng không mấy sáng sủa khi chính phủ
nước này đang đối đầu với phương Tây và đang ở trong tình trạng bị cấm vận.
Trong năm 2005, giá dầu thế giới liên tục tăng mạnh từ mức 62,47
USD/thùng (9-8- 2005) lên 67 USD/thùng (12-8-2005). Năm 2006, khi Bắc
Triều Tiên thử tên lửa tầm xa thành công giá dầu cũng tăng vọt nhanh chóng
lên đến 75,78USD/thùng. Trước khi kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, giá
dầu có lúc đạt đỉnh điểm 147USD/thùng vào tháng 7 năm 2008. Giá dầu tăng

cao là do sự mất cân bằng giữa cung cầu. Theo báo cáo của IEA vào năm
2009, nhu cầu năng lượng của thế giới sẽ tăng từ 85 triệu thùng/ngày năm
2006 lên 106,6 triệu thùng/ngày vào năm 2030 và giá dầu sẽ giữ mức trên
100USD thùng từ 2013 đến hết thời kỳ nêu trên[21, tr 21].
Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá, sự phát triển “quá nóng” của nền
kinh tế Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XXI cũng là nhân tố trực tiếp tác
động đến giá dầu thế giới. Nền kinh tế Trung Quốc cần nguồn cung cấp dầu
lửa lớn để vận hành nền kinh tế mà có lúc được xem là “công xưởng thế
giới”. Do đó, nhân tố quan trọng nhất giúp khống chế giá dầu trong tương lai
gần có thể là khả năng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong việc giảm bớt
tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước họ.
Để bảo đảm cho an ninh năng lượng, các nước trên thế giới đẩy mạnh
xây dựng các kho dự trữ dầu chiến lược. Trung Quốc và Ấn Độ tuyên bố sẽ
xây dựng kho dự trữ chiến lược bằng nguồn ngoại tệ dồi dào của mình. Năm
2008 Ấn Độ đã công bố kế hoạch xây dựng kho dự trữ chiến lược quốc gia có
sức 36 triệu thùng, tương lai sẽ tăng mức dự trữ lên đến 108 triệu thùng. Cùng

16


thời gian nêu trên, Trung Quốc tuyên bố xây dựng 4 cơ sở dự trữ chiến lược ở
khu vực duyên hải là Trấn Hải, Đại Sơn, Đại Liên, Hoàng Đảo. Trong tương
lai một khu dự trữ lớn nhất dự kiến sẽ được xây dựng tại tỉnh Triết Giang với
trữ lượng 5,2 triệu mét khối dầu. Mục tiêu của Trung Quốc là đáp ứng nhu
cầu dầu lửa quốc gia trong 30 ngày khoảng (300 triệu thùng trong năm 2010).
Như vậy, khả năng dự trữ của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn ít hơn Mỹ là 118
ngày, ít hơn Nhật Bản 169 ngày.
Bên cạnh đó, an ninh các tuyến vận chuyển dầu lửa cũng ảnh hưởng
đến an ninh năng lượng thế giới. Đầu tiên là nguy cơ bị khủng bố của các
tuyến đường vận chuyển dầu lửa.Tuyến vận chuyển qua khu vực eo biển

Malacca ở Đông Nam Á được xem là huyết mạch của an ninh năng lượng khu
vực Đông Á. Con đường nhập khẩu dầu lửa của Trung Quốc và Nhật Bản chủ
yếu đi theo hai tuyến chính: thứnhất, từ Trung Đông - eo Hormuz - eo biển
Malacca - eo biển Đài Loan – Trung Quốc - Nhật Bản; thứ hai, từ Đông Nam
Á - eo biển Malacca - eo biển Đài Loan - Trung Quốc - Nhật Bản. Trong
những năm gần đây, eo biển Malacca được xem là khá “nóng” với sự hoạt
động của các nhóm hải tặc, nếu như eo biển này bị phong tỏa trong thời gian
ngắn do những sự kiện bất ngờ, kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản sẽ bị ảnh
hưởng đầu tiên bởi gần 90% lượng dầu nhập khẩu của hai nước này đi qua hai
tuyến đường nêu trên. Nhiều năm nay, các nước lớn như Nhật Bản, Ấn
Độ…luôn ngấm ngầm đấu tranh nhằm kiểm soát eo biển Malacca. Đối với
Trung Quốc, thực lực hải quân còn chưa đủ mạnh mà huyết mạch nhập khẩu
dầu mỏ trên biển trong giai đoạn hiện nay từ một ý nghĩa nào đó mà nói nằm
trong tay các nước đang kiểm soát.
Những nhân tố vừa nêu trên đều ảnh hưởng ít nhiều đến những biến
động của an ninh năng lượng trong những năm gần đây. Những nhân tố này,
dù trực tiếp hay gián tiếp đều tác động đến kinh tế - chính trị thế giới, trong

17


các báo cáo của IEA hàng năm, tổ chức này đều cảnh báo thế giới vẫn đối mặt
với nguy cơ khủng hoảng dầu lửa tiềm ẩn. Những biến động và nguy cơ từ an
ninh năng lượng, buộc các quốc gia phải có chính sách điều chỉnh cơ cấu sử
dụng năng lượng hợp lý, đồng thời tăng cường hợp tác đầu tư trên lĩnh vực
năng lượng nhằm đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định và bền vững
trong hiện tại cũng như tương lai.
1.2. Tình hình năng lƣợng Trung Quốc từ năm 1993 – 2012
1.2.1. Nhu cầu năng lƣợng Trung Quốc
Sau hơn 30 năm cải cách và mở cửa, thành tựu lớn nhất của ngành năng

lượng Trung Quốc là hỗ trợ cơ bản cho sự tăng trưởng với tốc độ cao của nền
kinh tế quốc dân. Nhưng sự phát triển của ngành năng lượng ngày càng khó
thỏa mãn nhu cầu tăng trưởng kinh tế quốc dân và cải thiện đời sống người
dân. Khi đánh giá về nhu cầu năng lượng của Trung Quốc trong thời gian sắp
tới, các nhà nghiên cứu đều cho rằng nhu cầu ngày càng tăng và sẽ tác động
lớn đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Sự phát triển kinh tế chóng mặt của Trung Quốc đang khiến nước này
đi tìm những nguồn cung cấp dầu nhằm đảm bảo cho sự phát triển. Hiện
Trung Quốc nhập khẩu 40% lượng dầu thô và dự kiến, đến năm 2025, lượng
dầu thô nhập khẩu sẽ là 80%. [26]. Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện
một chính sách thâu tóm các nguồn tài nguyên khiến nhiều nước phải lo ngại.
Bắc Kinh đã cử người đi khắp nơi để mua dầu, từ Trung Đông đến Trung Á,
từ châu Phi đến Mỹ-La-tinh và sẵn sàng mua lại những công ty khai thác dầu
thua bị lỗ hay thương lượng với những quốc gia giàu tài nguyên nhiên liệu để
bảo đảm nguồn cung cấp năng lượng cho sự phát triển của nền kinh tế Trung
Quốc.
Từ năm 1993, Trung Quốc bắt đầu phải nhập khẩu dầu và là nước tiêu
thụ dầu lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, chiếm 40% sự gia tăng nhu cầu dầu

18


thô của thế giới kể từ năm 2000. Mức dự trữ dầu của Trung Quốc khoảng 18
nghìn tỷ thùng và dầu nhập khẩu chiếm 1/3 lượng tiêu thụ dầu thô. Trung
Quốc đã đưa ra hàng loạt chính sách đối phó với tình trạng thiếu hụt năng
lượng ngày càng gia tăng, trong đó có đẩy mạnh các hoạt động thăm dò, đa
dạng hoá nguồn năng lượng như than đá, khí đốt, năng lượng tái sinh, năng
lượng hạt nhân; tăng cường bảo tồn năng lượng và khuyến khích đầu tư vào
công nghệ năng lượng thân thiện với môi trường. Năm 1993, lần đầu tiên
Trung Quốc từ nước xuất khẩu trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ. Từ năm

2003, Trung Quốc vượt xa Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ lớn
thứ 2 thế giới, sau Mỹ. Đến nay, Trung Quốc đã vượt Mỹ về lượng dầu mỏ
nhập khẩu hàng năm. Chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm tới 1/3 lượng gia tăng
nhu cầu dầu mỏ hàng năm trên thế giới.[28, tr.1]
Trong báo cáo phát triển năng lượng Trung Quốc năm 2006, Trung
Quốc đã đưa ra các dự báo về nhu cầu than đá, dầu mỏ trên cơ sở nhu cầu
năng lượng hiện tại và hướng phát triển trong tương lai.
Bảng 2.1: Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
giai đoạn 2005-2020 (tỉ lệ %)
2005-2010

2010-2015

2015-2020

Căn bản

8,1%

7,5%

6,8%

Tăng trƣởng chậm

7,5%

5,8%

4,8%


Tăng trƣởng cao

8,5%

8,2%

7,7%

Tình trạng

Nguồn: Báo cáo năng lượng Trung Quốc (2006), Bắc Kinh, nxb Khao học,
trang 74)
Qua bảng 2.1 có thể thấy trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI tốc độ phát
triển kinh tế của Trung Quốc luôn đạt mức cao. Vấn đề đặt ra cho các nhà
lãnh đạo Trung Quốc trong hiện tại cũng như trong tương lai là đưa ra được
chiến lược để phát triển đất nước, trong đó có chiến lược an ninh năng lượng.

19


Năm 2008, Trung Quốc sản xuất 4 triệu thùng/ ngày, nhưng lại tiêu thụ
7,8 triệu thùng/ ngày. Năm 2009, trữ lượng dầu mỏ được xác định là 16 tỷ
thùng và khí đốt là 2,2 nghìn tỷ m3. Do đó Trung Quốc đã phải nhập khẩu
khoảng 3,9 triệu thùng/ ngày.Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, trong 25
năm tới, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc tăng sẽ chiếm khoảng hơn 1/5
nhu cầu trên toàn cầu. Theo Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc
Nghiêm Lục Quang, đến năm 2050, Trung Quốc sẽ sử dụng tới trên 800 triệu
tấn dầu/năm. Do hạn chế về tài nguyên và khả năng sản xuất, sản lượng dầu
trong nước Trung Quốc sẽ ổn định ở khoảng 200 triệu tấn/năm và phải phụ

thuộc vào nhập khẩu tới 75%. [28, tr.1]
Như vậy, an ninh năng lượng đã đóng vai trò sống còn đối với sự ổn
định và an ninh của Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực bảo
vệ đường biển, tuyến vận tải vốn đóng vai trò quan trọng trong việc vận
chuyển dầu mỏ, đồng thời vươn ra các khu vực giàu nguồn năng lượng như
Trung Đông, châu Phi, Trung Á, Nga, châu Mỹ La-tinh và Biển Đông.
1.2.2. Mục tiêu phát triển của Trung Quốc
*Về kinh tế - xã hội:
Trong 20 năm đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc đặt ra mục tiêu là “Xây dựng
toàn diện xã hội tiểu khang”. Mục tiêu này được Đảng Cộng sản Trung Quốc
xác định là một giai đoạn phát triển tất yếu của quá trình cải cách, mở cửa,
hiện đại hóa, là một nhiệm vụ lịch sử của toàn Đảng, toàn dân Trung Quốc
trong thế kỉ đầu của thiên niên kỷ thứ 3. Để đạt được kết quả xây dựng toàn
diện xã hội tiểu khang Trung Quốc cố gắng phấn đấu toàn diện trên bốn lĩnh
vực sau đây:
1. Về kinh tế: Trung Quốc cố gắng phấn đấu đến năm 2010 GDP sẽ tăng
gấp đôi so với năm 2000. Đến năm 2020 GDP sẽ tăng gấp đôi năm 2010. Như
vậy, trong 20 năm đầu thế kỉ XXI GDP của Trung Quốc sẽ tăng gấp bốn lần

20


×