Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.59 KB, 87 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ LOAN



NGOẠI GIAO NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG
QUỐC NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế






Hà Nội –2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ LOAN



NGOẠI GIAO NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG
QUỐC NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60310206

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Mỹ




Hà Nội –2014

1
MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
Chương1: TÌNH HÌNH CỦA NĂNG LƯỢNG TRUNG QUỐC HIỆN
NAY 8
1.1. Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc 8
1.2. Thực trạng năng lượng của Trung Quốc 10

1.3. Chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc 13
Chương 2: NGOẠI GIAO NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC
MƯỜI NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 18
2.1. Với các nước Trung Á 25
2.2. Với các nước Trung Đông 35
2.3. Với các nước châu Phi 39
2.4. Với các nước Mỹ La-tinh 41
2.5. Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc với các nước láng
giềng 44
2.5.1. Nga 44
2.5.2. Nhật Bản 47
2.5.3. Các nước vùng Nam Á 49
2.5.4 Các nước vùng Đông Nam Á 50
Chương 3: NGOẠI GIAO NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC
KHI BƯỚC SANG THẬP NIÊN THỨ HAI THẾ KỶ XXI, NHỮNG TÁC
ĐỘNG TỚI AN NINH KHU VỰC VÀ VỚI VIỆT NAM 54
3.1. Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc khi bước sang thập
niên thứ hai của thế kỷ XXI và những dự báo 54
3.2. Những tác động tới an ninh khu vực và với Việt Nam 67
Kết luận 76
Tài liệu tham khảo 79

2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APEC
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BP
Công ty dầu khí của Anh

CDB
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc
CIA
Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ
CNOOC
Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc
EEZ
Vùng đặc quyền kinh tế
EU
Liên minh châu Âu
G-7
Nhóm các nền kinh tế phát triển
GCC
Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
HĐBA LHQ
Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc
IEA
Cơ quan Năng lượng Quốc tế
NDRC
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc
OLADE
Tổ chức Năng lượng Mỹ La-tinh
OPEC
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
SCO
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
SINOPEC
Tập đoàn hóa dầu Trung Quốc

UAE
Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất
WB
Ngân hàng Thế giới







3
LỜI MỞ ĐẦU
Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến sự ―trỗi dậy‖ mạnh mẽ của
Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phát triển kinh tế. Trong thập niên
đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân xấp
xỉ 2 chữ số. Năm 2010, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới,
chỉ sau Mỹ. Một trong những nhân tố quan trọng làm nên kỳ tích này chính là
năng lượng. Đối với Trung Quốc, dù nước này có nguồn tài nguyên thiên
nhiên dồi dào, nhưng những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế quốc dân, thì nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng cao, trong khi
nguồn cung trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao
như hiện nay. Ngoài than đá, khí đốt, thì dầu lửa vô cùng quan trọng đối với
sự phát triển của Trung Quốc.
Trung Quốc đã trở thành một nước nhập khẩu dầu lửa vào năm 1993 và
đến năm 2003 đã vượt Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu dầu lớn thứ hai thế
giới, sau Mỹ. Do khai thác và sử dụng quá nhiều năng lượng để phát triển
kinh tế, nên nguồn năng lượng ở Trung Quốc đang dần cạn kiệt. Để bù đắp sự
thiếu hụt nguồn năng lượng trong nước, Trung Quốc đã và đang ráo riết tìm

kiếm nguồn năng lượng bên ngoài đảm bảo cho sự ―trỗi dậy‖ của mình. Để
đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định từ bên ngoài cho nền kinh tế
đang phát triển nhanh, mạnh và liên tục, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành
―ngoại giao năng lượng‖.
Ngoại giao năng lượng là thông qua hoạt động ngoại giao để đạt được
các thỏa thuận về dầu mỏ và khí đốt. Đây là một hướng chính sách đối ngoại
mới của Trung Quốc, được khởi xướng từ thế hệ lãnh đạo thứ 4 của Trung
Quốc, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và được tiếp tục bởi thế hệ lãnh đạo
thứ 5 do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lãnh đạo. Đây là bước chuyển

4
biến lớn về chiến lược của Trung Quốc nhằm đảm bảo nguồn cung cấp năng
lượng ổn định từ bên ngoài, cùng với đó là xác lập và tăng cường vị thế của
Trung Quốc trên trường quốc tế. Để đảm bảo nguồn cung năng lượng, đặc
biệt là dầu khí, Trung Quốc đã đề ra một loạt biện pháp để tìm kiếm nguồn
dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ nước ngoài cung ứng cho thị trường trong nước.
Trước hết, Trung Quốc hướng tới các nước láng giềng như Nga và các nước
khu vực Trung Á, Đông Nam Á và xa hơn nữa là các nước khu vực Trung
Đông, châu Phi và Mỹ La-tinh.
Năng lượng gồm nhiều loại, tuy nhiên ở đây chủ yếu nói đến nguồn dầu
mỏ và khí đốt. Đây là hai nguồn tài nguyên chính góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế của các quốc gia nói riêng cũng như thế giới nói chung. Thực tế,
dầu mỏ và khí đốt đã được quan tâm từ lâu, đến nay vấn đề này lại nổi lên và
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Qua nghiên cứu
nhiều tài liệu cho thấy, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia để tranh
ngành nguồn dầu mỏ và khí đốt diễn ra ngày càng nhiều. Tuy nhiên, xu hướng
hợp tác song phương và đa phương về dầu mỏ và khí đốt đang gia tăng, bởi
nhu cầu của các quốc gia về năng lượng ngày càng lớn để phát triển kinh tế,
nhưng việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này như thế nào là điều đáng
quan tâm.

Để phần nào thấy được chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc,
tôi đã chọn đề tài ―Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc những năm đầu
thế kỷ XXI‖ làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
này nhằm tìm hiểu nhu cầu năng lượng và nguồn cung cấp năng lượng của
Trung Quốc hiện nay, chiến lược ngoại giao năng lượng của Trung Quốc,
đồng thời thấy được chiến lược ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tác
động đến tình hình an ninh khu vực và những ảnh hưởng trực tiếp đối với Việt
Nam như thế nào.

5
Chính vì vậy, luận văn này muốn trình bày về chiến lược an ninh năng
lượng của Trung Quốc. Ngoài việc triển khai chiến lược khai thác năng lượng
trong nước, Trung Quốc còn thực thi chính sách ngoại giao năng lượng nhằm
tìm kiếm nguồn cung mới về năng lượng, đa dạng hóa nguồn cung năng
lượng để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao của nước này. Những
tác động, ảnh hưởng đến khu vực và Việt Nam từ việc triển khai chiến lược
ngoại giao năng lượng của Trung Quốc.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc là một đề tài ít nhiều đã được
đề cập trong các công trình nghiên cứu tại Việt Nam, Trung Quốc cũng như
trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu
chuyên sâu về ngoại giao năng lượng Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ
XXI.
Về tài liệu tiếng Việt, Cuốn sách ―Ngoại giao Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỷ XXI‖ của TS Lê Văn Mỹ, nhà xuất bản
Khoa học Xã hội Việt Nam đã đề cập đến ngoại giao của Trung Quốc trong
10 năm đầu thế kỷ XXI và dự báo cho 10 năm tiếp theo trên các lĩnh vực,
trong đó có lĩnh vực ngoại giao năng lượng của Trung Quốc. Tác giả đã nhấn
mạnh đến cơn khát năng lượng của Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế và những kết quả đạt được sau chuyến công du của các nhà lãnh đạo

Trung Quốc đến các nước giàu tài nguyên năng lượng. Cuốn sách ―Chiến
lược an ninh năng lượng của Trung Quốc: tác động và ảnh hưởng‖ của TS.
Đỗ Minh Cao do Viện Nghiên cứu Trung Quốc và Nhà xuất bản Khoa học xã
hội phát hành quý II/2014 được coi là ấn phẩm mới nhất đề cập đến ba vấn đề
lớn trong chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc trong hai thập niên
đầu thế kỷ XXI. Một là, sự phát triển trong tư tưởng chiến lược an ninh năng
lượng của Trung Quốc. Đó là những chủ trương quan trọng nhất trong chiến

6
lược an ninh năng lượng của Trung Quốc, tập trung vào những thay đổi mới
trong chiến lược này hướng tới tương lai của Trung Quốc. Hai là, phân tích
những biện pháp và hoạt động cụ thể của Trung Quốc nhằm thực hiện chiến
lược an ninh năng lượng. Trung Quốc khai thác các nguồn năng lượng truyền
thống trong nước; triển khai khai thác những nguồn năng lượng mới, tái tạo,
sạch (nhấn mạnh đến chính sách tiết kiệm năng lượng và việc thực hiện, tối
ưu hóa các nguồn năng lượng…). Ba là, một số tác động chính và những ảnh
hưởng của việc thực hiện chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc tới
tình hình năng lượng quốc tế và Việt Nam. Bên cạnh đó, những bài viết trên
trang mạng nghiên cứu Biển Đông đánh giá về ngoại giao năng lượng của
Trung Quốc. Bài ―Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đối với khu vực
Trung Á những năm đầu thế kỷ XXI‖ đã đánh giá rất sâu sát nhu cầu, biện
pháp triển khai hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc. Những
thuận lợi và khó khăn khi thực hiện ngoại giao năng lượng ở khu vực này, kết
quả đạt được và những tác động đối với cả Trung Quốc và khu vực Trung Á.
Về tài liệu tiếng Trung, bắt đầu từ phiên họp Quốc hội vào tháng 3 năm
2000, Trung Quốc đã đưa ra chính sách ―Tây tiến‖ nhằm thúc đẩy phát triển
các tỉnh miền Tây bằng cách khai thác năng lượng ở khu vực này, sau đó
chuyển tới các vùng đô thị khác của Trung Quốc. Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 5 khóa XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua kế hoạch 5
năm lần thứ 11 về phát triển kinh tế xã hội, đề xuất xây dựng xã hội theo mô

hình tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Đến nay, Chính phủ Trung
Quốc đã xác định quy hoạch phát triển năng lượng trung và dài hạn ―ưu tiên
tiết kiệm năng lượng, kết cấu đa nguyên, bảo vệ môi trường, khai thác cả thị
trường trong và ngoài nước‖. Trong kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ 12,
Trung Quốc quyết định cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bằng
cách giảm tiêu thụ dầu mỏ và than đá. Sách trắng về chính sách năng lượng

7
năm 2012 đã cụ thể hóa về chính sách phát triển năng lượng của Trung Quốc
và thúc đẩy phát triển năng lượng tái sinh.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là ngoại giao, phạm vi nghiên cứu là Trung Quốc
và lĩnh vực nghiên cứu là năng lượng.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp lịch
sử và quan hệ quốc tế. Nguồn tài liệu chủ yếu qua sách báo, tin tham khảo
hàng ngày và mạng In-tơ-net.
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương.
Chương 1: Tình hình năng lượng của Trung Quốc hiện nay. Trong đó,
đề cập đến nhu cầu năng lượng, thực trạng và chiến lược năng lượng của
Trung Quốc.
Chương 2: Chiến lược ngoại giao năng lượng của Trung Quốc 10 năm
đầu thế kỷ XXI với các khu vực Trung Á, Trung Đông, Mỹ La-tinh, châu Phi
và các nước láng giềng, đặc biệt với Nga.
Chương 3: Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc thập niên thứ 2 của
thế kỷ XXI và những tác động đến khu vực, đặc biệt là Việt Nam.
Luận văn không thể không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất
mong sự góp ý của thầy cô và đồng nghiệp.








8
Chương 1: TÌNH HÌNH NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC HIỆN NAY
1.1. Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc
Sự phát triển kinh tế quá nóng trong 2 thập kỷ qua đã biến Trung Quốc
từ một nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới.
Lượng dầu tiêu thụ hàng ngày của Trung Quốc tăng từ 2,12 triệu thùng năm
1990 lên 7 triệu thùng vào năm 2010 và dự báo 12,8 triệu thùng vào năm
2025, trong đó lượng nhập khẩu vào khoảng 9 triệu thùng, chiếm 70% tổng
nhu cầu. Lượng khí đốt tiêu thụ tại Trung Quốc tăng từ 25 tỷ m
3
năm 2000
đến 100 tỷ m
3
năm 2010. Nhu cầu tiêu thụ khí đốt tại Trung Quốc đã vượt quá
khả năng tự sản xuất khí đốt trong nước từ năm 2007. Lượng khí đốt Trung
Quốc nhập khẩu vẫn tăng đều đặn từ năm 2006, đến năm 2010 thì tăng đột
biến. Để đáp ứng nhu cầu với khí đốt ngày càng tăng mạnh, Trung Quốc hy
vọng sẽ tăng gấp đôi lượng khí đốt sản xuất trong nước từ 102 tỷ m
3
năm
2011 lên 180 tỷ m
3
vào năm 2020. Trung Quốc dự định sẽ tăng lượng khí đốt
nhập khẩu từ mức 28,1 tỷ m

3
trong năm 2011 lên 77 tỷ m
3
vào năm 2020. [10,
tr.2]
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, trong 25 năm tới, nhu cầu năng
lượng của Trung Quốc tăng sẽ chiếm khoảng hơn 1/5 nhu cầu trên toàn cầu.
Theo Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc Nghiêm Lục Quang, đến
năm 2050, Trung Quốc sẽ sử dụng tới trên 800 triệu tấn dầu/năm. Do hạn chế
về tài nguyên và khả năng sản xuất, sản lượng dầu trong nước Trung Quốc sẽ
ổn định ở khoảng 200 triệu tấn/năm và phải phụ thuộc vào nhập khẩu tới
75%. [14, tr.1]
Trước tình trạng thiếu hụt năng lượng, sở hữu xe hơi tăng, vận chuyển
hàng không trên khắp lãnh thổ Trung Quốc và nhu cầu năng lượng tăng mạnh
trong các ngành chiến lược quan trọng như nông nghiệp, xây dựng, sản xuất
thép và xi măng, Trung Quốc đang phải gánh chịu một sức ép năng lượng

9
khổng lồ và buộc phải tìm hướng tiếp cận với các nguồn năng lượng trên thế
giới. Sự phát triển kinh tế chóng mặt của Trung Quốc đang khiến nước này đi
tìm những nguồn cung cấp dầu nhằm đảm bảo cho sự phát triển. Hiện Trung
Quốc nhập khẩu 40% lượng dầu thô và dự kiến, đến năm 2025, lượng dầu thô
nhập khẩu sẽ là 80%. [26, tr.1]. Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện một
chính sách thâu tóm các nguồn tài nguyên khiến nhiều nước phải lo ngại. Bắc
Kinh đã cử người đi khắp nơi để mua dầu, từ Trung Đông đến Trung Á, từ
châu Phi đến Mỹ La-tinh, và sẵn sàng mua lại những công ty khai thác dầu
thua bị lỗ hay thương lượng với những quốc gia giàu tài nguyên nhiên liệu để
bảo đảm nguồn cung cấp năng lượng cho sự phát triển của nền kinh tế Trung
Quốc.
Từ năm 1993, Trung Quốc bắt đầu phải nhập khẩu dầu và là nước tiêu

thụ dầu lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, chiếm 40% sự gia tăng nhu cầu dầu
thô của thế giới kể từ năm 2000. Mức dự trữ dầu của Trung Quốc khoảng 18
nghìn tỷ thùng và dầu nhập khẩu chiếm 1/3 lượng tiêu thụ dầu thô. Trung
Quốc đã đưa ra hàng loạt chính sách đối phó với tình trạng thiếu hụt năng
lượng ngày càng gia tăng, trong đó có đẩy mạnh các hoạt động thăm dò; đa
dạng hoá nguồn năng lượng như than đá, khí đốt, năng lượng tái sinh, năng
lượng hạt nhân; tăng cường bảo tồn năng lượng và khuyến khích đầu tư vào
công nghệ năng lượng thân thiện với môi trường.
Như vậy, an ninh năng lượng đã đóng vai trò sống còn đối với sự ổn
định và an ninh của Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực
―bảo vệ‖ đường biển, tuyến vận tải vốn đóng vai trò quan trọng trong việc vận
chuyển dầu mỏ, đồng thời vươn ra các khu vực giàu nguồn năng lượng như
Trung Đông, châu Phi, Trung Á, Nga, châu Mỹ La-tinh và Biển Đông.
Ở trong nước, Trung Quốc đã mở rộng khai thác nguồn năng lượng
quan trọng là thủy điện. Bắc Kinh đã lao vào công cuộc đắp đập ngăn sông,

10
bất chấp mọi hậu quả về môi trường và dân sinh. Hiện công suất thủy điện
Trung Quốc đạt 190.000 MW/năm, dự tính sẽ được tăng lên mức 380.000
MW/năm. Ở mức này, chỉ riêng ngành thủy điện cũng đã giúp ngành năng
lượng tái tạo đạt mức 10% tổng mức năng lượng tiêu thụ trên cả nước.
1.2. Thực trạng năng lượng của Trung Quốc
Sau hơn 30 năm cải cách và mở cửa, thành tựu lớn nhất của ngành
năng lượng Trung Quốc là hỗ trợ cơ bản cho sự tăng trưởng với tốc độ cao
của nền kinh tế quốc dân. Nhưng sự phát triển của ngành năng lượng ngày
càng khó thoả mãn nhu cầu tăng trưởng kinh tế quốc dân và cải thiện đời sống
người dân. Vì vậy, vấn đề năng lượng đã trở thành vấn đề lớn đối với Trung
Quốc, thể hiện ở những mặt sau:
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa cung và cầu về năng lượng ngày càng nổi
bật. Nhiều năm qua, tốc độ phát triển của ngành năng lượng không theo kịp

nhu cầu năng lượng. Trong năm 2004, việc thiếu điện diễn ra tại 21 tỉnh,
thành phố ở Trung Quốc. Vào lúc cao điểm sử dụng điện, việc cung ứng điện
thiếu từ 20-30 triệu KW/ngày. Việc thiếu điện trong cả nước vẫn là vấn đề
Trung Quốc khó có thể khắc phục trong thời gian ngắn.
Thứ hai, nhu cầu về dầu mỏ tăng mạnh, mức độ phụ thuộc vào nhập
khẩu bên ngoài tăng nhanh. Năm 2004, nhu cầu về dầu mỏ của Trung Quốc
tăng đến mức cao nhất trong 28 năm qua, số lượng dầu thô nhập khẩu lên tới
122,8 triệu tấn. Cộng thêm việc nhập khẩu các dầu thành phẩm, số lượng
nhập khẩu tịnh của cả nước lên tới 151,5 triệu tấn, chiếm 48% trong tổng
lượng nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc. Trong đó, số lượng dầu thô nhập
khẩu chiếm 41% (năm 1996 chỉ chiếm 1,2%). Năm 2005, số lượng dầu thô
nhập khẩu là 127 triệu tấn. [2, tr.2]
Thứ ba, mâu thuẫn có tính kết cấu của ngành năng lượng trở nên nổi
bật. Trong các loại năng lượng thông thường, việc thiếu hụt chủ yếu tập trung

11
vào các sản phẩm năng lượng sạch và có hiệu suất cao, đặc biệt là dầu mỏ.
Theo Cơ quan năng lượng quốc tế, mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ
của Trung Quốc lần lượt là 60,5% năm 2010, 76,9% năm 2020 và 82% năm
2030. Năm 2010 và năm 2020, lượng khí đốt nhập khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước lần lượt ở mức 30% và 50%. [2, tr.2]
Thứ tư, mâu thuẫn phát triển năng lượng và bảo vệ môi trường trở nên
gay gắt. Trong các loại năng lượng, than đá chiếm vị trí chủ đạo. Tuy nhiên,
việc sử dụng than đá dưới hình thức đốt trực tiếp dẫn đến ô nhiễm môi
trường, nên các cơn mưa axít, khí sun-phua, bụi bặm lan rộng. Dự kiến, đến
năm 2020, Trung Quốc sẽ đứng trước thách thức nghiêm trọng về sự gia tăng
của lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. [2.tr.2]
Thứ năm, hiệu suất sử dụng năng lượng thấp. Phương thức sản xuất thô
diễn ra trong thời gian dài khiến năng lượng của Trung Quốc bị lãng phí
nghiêm trọng. Hiệu suất sử dụng năng lượng của Trung Quốc thấp hơn các

nước tiên tiến tới 10%.
Năm 1993, lần đầu tiên Trung Quốc từ nước xuất khẩu trở thành nước
nhập khẩu dầu mỏ. Từ năm 2003, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở
thành nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ. Đến nay, Trung
Quốc đã vượt Mỹ về lượng dầu mỏ nhập khẩu hàng năm. Chỉ riêng Trung
Quốc đã chiếm tới 1/3 lượng gia tăng nhu cầu dầu mỏ hàng năm trên thế giới.
[14, tr.1]
Năm 2008, Trung Quốc sản xuất 4 triệu thùng/ngày, nhưng lại tiêu thụ
7,8 triệu thùng/ngày. Năm 2009, trữ lượng dầu mỏ được xác định là 16 tỷ
thùng và khí đốt là 2,2 nghìn tỷ m
3
. Do đó, Trung Quốc đã phải nhập khẩu
khoảng 3,9 triệu thùng/ngày.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP vào năm 2020, lượng dầu mỏ tối
thiểu mà Trung Quốc cần là 450 triệu tấn/năm, và mức tối đa là 610 triệu

12
tấn/năm, trong khi dự đoán sản lượng dầu mỏ sản xuất trong nước chỉ đạt từ
180-200 triệu tấn. Điều này có nghĩa sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu
mỏ từ nước ngoài lên tới 55%.
Cũng phải thấy rằng, Trung Quốc đã xây dựng được một cơ chế quản
lý chặt chẽ và tác động hết sức sâu rộng lên mọi mặt của ngành năng lượng
Trung Quốc. Khi nhà nước đã giữ quyền lực tuyệt đối trong ngành năng
lượng, thì các công ty quốc doanh sẽ nhận được những ưu đãi từ chính phủ
đem lại. Các tập đoàn quốc doanh trong ngành năng lượng Trung Quốc như
CNOOC, CNPC và SINOPEC là ba tập đoàn thống trị hầu như toàn ngành
năng lượng trong nước. Các tập đoàn này luôn nhận được những hạng mục
đầu tư béo bở trong ngành năng lượng, đặc biệt là ngành khí đốt, mỗi khi
chính phủ tuyên bố đấu thầu.
Tuy nhiên, giá cả, năng suất khai thác, chiến thuật giữ hàng hay xả

hàng, tất cả đều phải tuân theo chỉ thị từ chính phủ. Đôi khi các tập đoàn này
phải hứng chịu các ―khoản thua lỗ khổng lồ‖ vì phải bán xăng dầu trong nước
thấp hơn giá bán của thị trường thế giới. Chính sự tác động quá sâu của chính
quyền vào ngành năng lượng khiến cho hoạt động khai thác của các công ty
quốc doanh luôn ―máy móc‖ và mất đi tính đột phá. Việc được độc quyền
khai thác khí đốt trong nước cũng khiến ngành công nghiệp khai thác khí đốt
ở Trung Quốc trở nên trì trệ, thiếu tính cạnh tranh và hậu quả là dậm chân tại
chỗ.
Tuy nhiên, theo ông Zhou Jiping, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của
Tập đoàn CNPC, không phải năng lượng tái tạo sẽ lên ngôi trong thời gian
tới, mà chính khí đốt sẽ dần trở thành một trong những nguồn cung năng
lượng chính cho Trung Quốc trong thời gian trước mắt và trung hạn. Theo
ông, cùng với việc phát triển ngành công nghiệp thân thiện với môi trường,
ngành khí đốt Trung Quốc được quyết định trực tiếp bởi chính các tập đoàn

13
năng lượng lớn như CNPC, CNOOC và SINOPEC, chứ không phải là chính
phủ. Mặc dù chính phủ ra chỉ thị và kiểm soát các công ty quốc doanh thực
hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp khí đốt ở tầm vĩ mô, song thực
hiện ra sao, phát triển thế nào, lại do các tập đoàn năng lượng quốc doanh trực
tiếp đảm nhận.
Ngành công nghiệp khí đốt gồm hai trụ cột chính là ngành công nghiệp
khai thác khí đốt thiên nhiên và ngành công nghiệp sản xuất khí đốt thành
phẩm. Hiện ngành công nghiệp sản xuất khí đốt thành phẩm của Trung Quốc
chưa đủ quy mô và hiện đại để đáp ứng đủ nhu cầu cho hơn 1,3 tỷ người dân
Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc phải nhập khẩu thêm khí đốt thành phẩm,
hoặc xây dựng các đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên từ nước ngoài.
Khi Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu ròng dầu mỏ vào năm 1993,
Bắc Kinh đã nỗ lực đa dạng hoá các con đường cung cấp dầu của mình. Eo
biển Ma-lắc-ca là kênh cung cấp 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung

Quốc, chủ yếu từ Trung Đông và Tây Phi. Do đó, Trung Quốc lo ngại trong
trường hợp xảy ra khủng hoảng với Mỹ, có thể là liên quan đến vấn đề Đài
Loan hoặc vấn đề nào khác, hải quân Mỹ sẽ khống chế đường vận chuyển dầu
vào Trung Quốc và gây tổn hại đến nền kinh tế Trung Quốc. Vì vậy, Trung
Quốc đã tính đến việc thiết lập các kênh nhập khẩu dầu trên đất liền.
1.3. Chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc
Vào đầu thế kỷ XXI, chính quyền Trung Quốc đã thành lập Phòng năng
lượng thuộc NDRC là cơ quan chịu trách nhiệm phát triển chiến lược dài hạn
cho đất nước. Sau đó đổi tên là Ủy ban Năng lượng vào tháng 6 năm 2008.
Các nguồn năng lượng của Trung Quốc được phân bổ ở những khu vực
kém phát triển, trong khi các trung tâm đô thị thịnh vượng và các ngành tiêu
thụ nhiều năng lượng lại tập trung ở khu vực Đông Bắc và Đông Nam Trung
Quốc. Để đối phó với sự chênh lệch này, chính phủ Trung Quốc đã đề ra

14
chính sách ―Tây Tiến‖ tại phiên họp Quốc hội hồi tháng 3 năm 2000. Chính
sách này nhằm thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh phía Tây bằng cách khai
thác nguồn năng lượng ở đây, sau đó chuyển tới các trung tâm đô thị và công
nghiệp ở những khu vực khác của đất nước.
Trọng tâm của dự án này là đường ống dẫn khí đốt Đông-Tây dài 4.000
km, trị giá 5,2 tỷ USD, nối những vùng có trữ lượng khí đốt ở thềm lục địa
Tarim của Tân Cương với Thượng Hải. Đường ống dẫn này bắt đầu cung cấp
khí đốt vào tháng 1 năm 2005 và có công suất 1,2 tỷ m
3
/năm. Việc sản xuất
dầu mỏ từ Tân Cương sẽ cải thiện an ninh năng lượng của Trung Quốc, giảm
nhập khẩu năng lượng từ nước ngoài và giúp chính quyền Trung Quốc kiểm
soát tốt hơn các nguồn cung năng lượng trong nước.
Để tăng cường sự lãnh đạo mang tính chiến lược đối với năng lượng,
tháng 5 năm 2005, Tiểu ban lãnh đạo năng lượng nhà nước do Thủ tướng Ôn

Gia Bảo đứng đầu đã được thành lập. Đầu tháng 10 năm 2005, Hội nghị
Trung ương 5 khoá 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua kế hoạch
5 năm lần thứ 11 về phát triển kinh tế xã hội quốc dân, đề xuất nhanh chóng
xây dựng xã hội theo mô hình tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường,
trong đó nêu rõ phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, việc tiêu hao năng
lượng trên một đơn vị GDP phải giảm 20% so với thời kỳ kế hoạch 5 năm lần
thứ 10.
Chính phủ Trung Quốc đã xác định quy hoạch phát triển năng lượng
trung hạn và dài hạn, tức là dưới sự chỉ đạo của quan điểm phát triển khoa
học, đi trên con đường phát triển công nghiệp hoá mới mang màu sắc Trung
Quốc, thực hiện chiến lược phát triển năng lượng bền vững ―ưu tiên tiết kiệm
năng lượng, kết cấu đa nguyên, bảo vệ môi trường, khai thác cả thị trường
trong và ngoài nước‖, chủ yếu thông qua các biện pháp sau để thực hiện:

15
Một là, đặt tiết kiệm năng lượng lên vị trí ưu tiên hàng đầu; thực hiện
chế độ tiết kiệm năng lượng một cách toàn diện, nghiêm chỉnh, nâng cao rõ
rệt hiệu suất sử dụng năng lượng. Tháng 5 năm 2005, để thực hiện mục tiêu
―Quy hoạch các hạng mục tiết kiệm năng lượng trung hạn và dài hạn‖, NDRC
đã đề xuất 10 công trình trọng điểm lớn về tiết kiệm năng lượng.
Hai là, điều chỉnh và tối ưu hoá kết cấu năng lượng, kiên trì chiến lược
lấy than đá làm chủ thể, điện là trung tâm, phát triển toàn diện dầu khí và
năng lượng mới. Trung Quốc đang tăng cường khai thác tài nguyên than đá,
thúc đẩy xây dựng các nhà máy điện và mạng lưới điện, tăng cường thăm dò
khai thác dầu khí, tích cực tìm kiếm nguồn năng lượng mới, nâng cao tỷ trọng
của thuỷ điện, điện hạt nhân và điện bằng sức gió.
Ba là, dựa vào khoa học kỹ thuật và sáng tạo, tìm kiếm con đường công
nghiệp hoá mới. Chính phủ đang nhanh chóng xây dựng hệ thống hỗ trợ kỹ
thuật cho tài nguyên năng lượng, tập trung vốn và nhân lực nghiên cứu kỹ
thuật mới để khai thác năng lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng,

dựa vào khoa học kỹ thuật để tăng cường khả năng tiết kiệm năng lượng. Căn
cứ vào đặc điểm kết cấu năng lượng ―nhiều than ít dầu‖, Trung Quốc đang
xây dựng thí điểm một số nhà máy ―than chuyển hoá thành khí, than chuyển
hoá thành dầu‖ ở khu vực Nội Mông, nhập khẩu kỹ thuật tiên tiến của nước
ngoài, và xây công trình lớn ―than hoá lỏng‖ trị giá 12 tỷ USD.
Bốn là, quy hoạch hợp lý việc phát triển năng lượng, tăng nhanh bước
xây dựng các công trình dự trữ dầu mỏ chiến lược. Trung Quốc phân giai
đoạn xây dựng hệ thống dự trữ dầu mỏ chiến lược. Năm 2003, 4 cơ sở dự trữ
dầu mỏ chiến lược ở Chấn Hải (Ninh Ba), Đại Sơn (Châu Sơn), Hoàng Đào
(Thanh Đảo) và Tân Cảng (Đại Liên) đã bắt đầu khởi công xây dựng, cơ sở
Chấn Hải triển khai tương đối nhanh, đến cuối năm 2005 đã hoàn thành công
trình giai đoạn 1.

16
Năm là, tăng cường bảo vệ môi trường. Phát triển mạnh ngành bảo vệ
môi trường, xây dựng cơ chế đầu tư cho bảo vệ môi trường, đa nguyên hoá,
xã hội hoá, sử dụng biện pháp kinh tế thúc đẩy tiến trình thị trường hoá việc
xử lý ô nhiễm môi trường. [2, tr.4]
Chính phủ Trung Quốc đã đề ra chính sách an ninh năng lượng mạnh
mẽ để đảm bảo nguồn cung cấp không bị gián đoạn, không ảnh hưởng tới tốc
độ phát triển kinh tế, không tạo ra tình trạng bất ổn xã hội. Vì vậy, Chính phủ
Trung Quốc đang có những nỗ lực to lớn khi thực thi chính sách ngoại giao
năng lượng nhằm thu hút nguồn cung cấp dầu khí toàn cầu. Chính sách ngoại
giao năng lượng của Trung Quốc được chia thành hai hướng.
Thứ nhất, Trung Quốc ưu tiên đảm bảo nguồn cung cấp của nước ngoài.
Chiến lược ở nước ngoài của Chính phủ Trung Quốc là giành quyền kiểm soát
trực tiếp sản lượng dầu khí ở các nước, nơi Trung Quốc đã đầu tư thăm dò,
khai thác. Chiến lược này nhằm vận chuyển dầu mỏ trực tiếp về Trung Quốc,
không qua thị trường dầu mỏ quốc tế nhằm giảm bớt rủi ro hao hụt và biến
động về giá.

Thứ hai, Trung Quốc ưu tiên đảm bảo mạng lưới phân phối hợp lý và
hiệu quả thông qua việc phát triển các cảng và đường ống tại các nước Trung
Quốc đã đầu tư thăm dò và khai thác. Song vào thời điểm hiện tại, kế hoạch
này của Trung Quốc vẫn đang phải phụ thuộc vào việc quá cảnh qua eo biển
Ma-lắc-ca, nơi thường xảy ra nhiều vụ cướp biển.
Trong kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc (giai đoạn
2011 - 2015), Quốc hội Trung Quốc quyết định sẽ cắt giảm lượng khí thải
các-bon bằng cách giảm thị phần tiêu thụ dầu mỏ và than đá. Chính sách an
ninh năng lượng hiện nay của Trung Quốc chú trọng vào ngành sản xuất năng
lượng trong nước, đa dạng hóa và tìm kiếm nhiều nguồn cung năng lượng
mới, theo định hướng phát triển ngành năng lượng xanh để bảo vệ môi

17
trường. Trung Quốc quyết định kiên trì theo đuổi mục tiêu phát triển khí đốt,
nhằm nâng mức tiêu thụ khí đốt từ chiếm 4% tổng cầu tiêu thụ năng lượng
trong nước hiện nay lên 10% vào năm 2020. Đến năm 2015, tổng lượng khí
thải các-bon của Trung Quốc sẽ giảm xuống khoảng 17%.
Ngày 24 tháng 10 năm 2012, Trung Quốc đã công bố Sách Trắng về
chính sách năng lượng, cụ thể hóa các chính sách về phát triển năng lượng,
bảo tồn và thúc đẩy năng lượng tái sinh. Chính sách năng lượng của nước này
buộc phải phát triển theo hướng tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật, tiêu hao
năng lượng thấp, giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế và bảo đảm
an toàn. Sách Trắng xác định tiết kiệm là phương châm ưu tiên hàng đầu
trong chính sách năng lượng của Trung Quốc thời gian tới. Bên cạnh đó, nước
này còn tập trung thực hiện một số phương châm chủ đạo khác như tăng
cường sáng tạo khoa học kỹ thuật, mở rộng hợp tác quốc tế, thúc đẩy cải cách,
cải thiện đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường. [39, tr.1]
Như vậy, trước nhu cầu về năng lượng ngày càng cao để đáp yêu nhu
cầu phát triển kinh tế và thực trạng năng lượng của Trung Quốc chủ yếu dựa
vào than đá và các nguồn dầu mỏ, khí đốt nhập khẩu từ nước ngoài, Trung

Quốc đã đề ra chiến lược an ninh năng lượng đảm bảo nguồn cung năng
lượng để phát triển đất nước. Đó là tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi
trường, thúc đẩy sử dụng năng lượng tái sinh. Ngoài sử dụng nguồn năng
lượng trong nước là chính, Trung Quốc xác định đi ra bên ngoài là hỗ trợ.
Trên thực tế, hiện nay Trung Quốc nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ nước
ngoài chiếm tới 40%. Dự kiến, con số này sẽ cao hơn trong những năm tới.




18
Chương 2: NGOẠI GIAO NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC MƯỜI
NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề năng lượng, hầu hết các quốc
gia đều xây dựng cho mình một chiến lược năng lượng phù hợp, coi đó là một
thứ hàng hóa đảm bảo an ninh quốc gia. Từ đó, một xu thế mới xuất hiện
trong quan hệ quốc tế hiện đại, đó là ―ngoại giao năng lượng‖. Và công cụ
này đã thực sự trở thành một trụ cột trong chính sách đối ngoại của nhiều
quốc gia. Tuy nhiên, từ nhu cầu và năng lực của mình, mỗi quốc gia lại lựa
chọn những phương tiện khác nhau để thực thi ngoại giao năng lượng.
Trong bối cảnh dầu mỏ và khí đốt đã trở thành vấn đề quan trọng hàng
đầu liên quan đến an ninh và phát triển của nhiều quốc gia, ―ngoại giao năng
lượng‖ đang ngày càng trở thành một thuật ngữ thông dụng và là công cụ đối
ngoại mang tính chiến lược. Các quốc gia đang gấp rút tìm cách xây dựng cho
mình chiến lược an ninh năng lượng bằng cách tăng cường các hoạt động
ngoại giao nhắm tới các vựa dầu của thế giới.
Chưa bao giờ hoạt động ngoại giao gắn liền với các hợp đồng khai thác
tài nguyên khoáng sản lại có sự chuyển động phức tạp và mạnh mẽ như hiện
nay. Tất cả chỉ vì cơn khát năng lượng của các quốc gia đang ngày càng mạnh
mẽ, trong khi nguy cơ cạn kiệt nguồn dầu mỏ đang hiển hiện trong vài chục

năm tới. Giờ đây, khi nguy cơ cạn kiệt nguồn dầu mỏ có thể trở thành hiện
thực, thì nguồn cung và nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên
làm nguyên liệu công nghiệp và sản xuất năng lượng, đang và sẽ có sức nặng
hơn trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của mọi quốc gia.
Ngay từ năm 1992, Chính phủ Trung Quốc đã đề xuất phương châm
chiến lược ―sử dụng đầy đủ hai nguồn tài nguyên và hai thị trường ở trong và
ngoài nước‖. Tổng công ty dầu khí Trung Quốc đã coi việc kinh doanh trên
toàn cầu là chiến lược phát triển lớn, bắt đầu đi ra nước ngoài tìm kiếm thị

19
trường. Từ tháng 03 năm 1993, Tổng công ty dầu khí Trung Quốc đã trúng
thầu 6 hạng mục trên tổng số 7 hạng mục đấu thầu giếng dầu của Pê-ru, mở ra
con đường mới cho ngành dầu khí Trung Quốc tiến quân ra nước ngoài. Từ
giữa thập niên 1990, các công ty dầu của Trung Quốc như SINOPEC, CNPC,
và CNOOC đã được Chính phủ Trung Quốc khuyến khích đầu tư ra nước
ngoài. Các công ty Trung Quốc đã mua các mỏ dầu và khí đốt ở Xu-đăng,
Ăng-gô-la, Pê-ru, Ca-na-đa, Ca-dắc-xtan và nhiều nước khác. Trung Quốc đã
đầu tư rất nhiều vào xây dựng đường ống dẫn dầu tại các nước láng giềng. Ở
Trung Á, có đường ống dẫn dầu Trung Quốc -Ca-dắc-xtan và Trung Quốc-
Tuốc-mê-ni-xtan, đồng thời, ống dẫn dầu Thái Bình Dương-Tây Xi-bê-ri đang
được xây dựng. Tại Đông Nam Á, một số đường ống dẫn dầu được thiết kế
đặc biệt để đi qua Eo biển Ma-lắc-ca, như Trung Quốc - Mi-an-ma, đường
ống dẫn dầu Pa-ki-xtan-Trung Quốc. Theo thống kê, sau hơn 10 năm nỗ lực,
đến cuối năm 2005, các công ty dầu khí của Trung Quốc đã đầu tư khoảng 7
tỷ USD vào các thị trường dầu khí ở châu Phi, Trung Đông, Mỹ La tinh, châu
Đại dương; lần lượt triển khai hơn 60 hạng mục hợp tác dầu khí quốc tế ở 30
quốc gia. [2, tr.5]
Tuy nhiên, trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, chiến lược ―đi ra bên ngoài‖
hợp tác năng lượng của Trung Quốc đã có bước tiến thành công đáng kể,
nhưng cũng gặp phải một số trở ngại, chủ yếu có những nhân tố kiềm chế sau:

Thứ nhất, trên phạm vi toàn cầu, nguồn nhập khẩu dầu khí của Trung
Quốc chủ yếu đến từ khu vực Trung Đông, châu Phi, Cộng đồng các quốc gia
độc lập (SNG). Phần lớn các khu vực tập trung các điểm nóng và xung đột
quốc tế. Trong khi đó, ảnh hưởng và khả năng kiểm soát của Trung Quốc đối
với những khu vực này có hạn, điều này tăng thêm rủi ro cho hợp tác năng
lượng của Trung Quốc ở những khu vực này.

20
Thứ hai, ở phạm vi khu vực, cơ cấu tiêu dùng và nhập khẩu năng lượng
của các nước Đông Á có xu thế giống nhau. Trên thị trường năng lượng quốc
tế, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước xung quanh khác đều cạnh
tranh nhau tương đối mạnh. Đồng thời, do những vấn đề lịch sử còn để lại và
cộng thêm cơ chế hợp tác khu vực còn chưa kiện toàn, nên hiện các nước
Đông Á còn tồn tại những khó khăn tương đối lớn trong hợp tác năng lượng.
Những vấn đề lịch sử và tranh chấp hiện thực đã đưa tới sự không tin tưởng
lẫn nhau về chiến lược giữa các nước. Sự không tin tưởng này đã cản trở việc
khởi động và đi sâu hợp tác giữa các nước trong khu vực.
Thứ ba, việc kinh doanh ở nước ngoài của các công ty dầu mỏ Trung
Quốc tuy đã có tiến triển, nhưng thực lực và kinh nghiệm kinh doanh còn yếu.
Tổng số vốn của 3 công ty dầu mỏ lớn nhất Trung Quốc cộng lại chỉ bằng 1/3
số vốn của Công ty EXXon –Mobil của Mỹ. Từ thiết bị kỹ thuật thăm dò dầu
khí, cho đến kinh nghiệm kinh doanh và cạnh tranh đấu thầu, các công ty dầu
khí Trung Quốc đều kém xa so với các hãng dầu lớn quốc tế.
Thứ tư, từ trước đến nay, năng lượng không bao giờ là vấn đề kinh tế
đơn thuần, dầu mỏ cũng không phải là hàng hoá bình thường. Đằng sau tài
nguyên dầu khí là các mối quan hệ chính trị phức tạp, thường là sự tranh
giành lợi ích quốc gia. Trong xu thế chính trị hoá vấn đề năng lượng ngày
càng tăng, việc giành được thị phần năng lượng quốc tế đối với các công ty
Trung Quốc ngày càng khó khăn.
Những nhân tố trên đã gây trở ngại đối với chiến lược ―đi ra bên

ngoài‖ của Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc sẽ khó khăn hơn trong việc đặt
mục tiêu giành được tài nguyên dầu khí của nước ngoài trên phạm vi rộng
lớn. Điều này sẽ không chỉ có lợi cho việc thay đổi phương thức tăng trưởng
kinh tế, mà có thể dẫn tới sự căng thẳng trong an ninh năng lượng quốc tế.
Cho nên, quy hoạch phát triển 5 năm lần thứ 11 của Trung Quốc đã đề xuất

21
chiến lược năng lượng: lấy tiết kiệm năng lượng và năng lượng thay thế là
chính, ―đi ra bên ngoài là hỗ trợ‖. [2, tr.6]
―Ngoại giao năng lượng‖ đã trở thành một trong những trụ cột của đối
ngoại Trung Quốc trong thế kỉ XXI. Do đó, từ năm 2000, Trung Quốc đã có
những bước đi chiến lược trong việc tiếp cận các nguồn dầu khí của thế giới.
Tại châu Phi, các công ty dầu khí Trung Quốc đã có mặt ở hầu hết các quốc
gia có dầu mỏ. Thậm chí, Trung Quốc đã đưa quân đội đến bảo vệ các dự án
năng lượng tại Xu-đăng. Bên cạnh đó, Trung Quốc bắt tay với I-ran và Vê-nê-
zu-ê-la. Một chiến lược khác trong chính sách ngoại giao năng lượng của
Trung Quốc là ưu tiên đảm bảo nguồn cung dầu lửa. 80% dầu mỏ nhập khẩu
của Trung Quốc qua eo biển Ma-lắc-ca. Do đó, để giảm thiểu sự phụ thuộc
vào tuyến vận tải quan trọng nhưng nhiều rủi ro này, Trung Quốc đã tích cực
thúc đẩy các dự án xây dựng đường ống dẫn dầu qua Mi-an-ma, phát triển hệ
thống đường sắt xuyên Á hay mở một ―kênh đào Xuy-ê‖ qua miền Đông Bắc
Thái Lan Những kế hoạch khổng lồ này không chỉ giúp quốc gia đông dân
nhất thế giới này đảm bảo an ninh năng lượng mà còn khẳng định vị thế và
ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực. Thời gian qua, chiến lược ngoại giao
năng lượng của Trung Quốc đã được triển khai rất mạnh với sự hỗ trợ của
khối lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ (hiện đã lớn nhất thế giới, hơn cả dự trữ
ngoại tệ của các nước trong G7).
Nếu như sau sự kiện 11 tháng 09 năm 2001, Mỹ sử dụng cuộc chiến
chống khủng bố như là con bài để có được sự hiện diện hợp pháp tại Trung Á,
khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga, Đông Nam Á và Trung Đông… thì

ngoại giao năng lượng cũng đang giúp Trung Quốc làm điều tương tự. Gần
đây, dư luận nhắc nhiều đến ngoại giao năng lượng của Trung Quốc. Vậy bản
chất chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc là gì? Ngoại giao

22
năng lượng của Trung Quốc có đơn thuần chỉ phục vụ cho mục tiêu bảo đảm
an ninh năng lượng, phát triển kinh tế hay vì mục đích khác?
Ngoại giao năng lượng là một hướng chính sách đối ngoại mới của
Trung Quốc, được thúc đẩy bởi thế hệ lãnh đạo thứ tư, đứng đầu là Chủ tịch
nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Chính sách này nảy sinh từ nhu cầu nội tại
của phát triển, đồng thời là bước chuyển lớn về chiến lược của Trung Quốc.
Mặc dù ―lấy tiết kiệm năng lượng và năng lượng thay thế là chính, đi ra
bên ngoài chỉ là hỗ trợ‖, nhưng Trung Quốc có một loạt động thái mới trong
chiến lược ngoại giao năng lượng. Trong một Hội nghị trung ương của Trung
Quốc, cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào từng nhấn mạnh: ―Để đảm bảo an toàn cho
cung cấp năng lượng quốc gia, trong hoạt động đối ngoại, Bộ Ngoại giao phải
coi ngoại giao năng lượng là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng
phải hoàn thành‖. [14, tr.2]
.

Cùng với ngoại giao nước lớn và ngoại giao láng giềng, ngoại giao
năng lượng trở thành trụ cột thứ 3 của đối ngoại Trung Quốc trong thế kỉ XXI.
Trung Quốc xác định ngoại giao năng lượng ―hỗ trợ cho hai trụ cột ngoại giao
láng giềng và ngoại giao nước lớn", và có mối quan hệ qua lại với hai trụ cột
kia trong việc thực thi các mục tiêu.
Đầu thế kỷ XXI, cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Đường Gia Triền cho
biết: ―Ngoại giao của Trung Quốc trong thế kỉ XXI sẽ là ngoại giao dầu mỏ‖.
Trung Quốc chủ trương bên cạnh việc đi ra bên ngoài mua dầu mỏ, nước này
còn cần ra bên ngoài đầu tư để đổi lấy cổ phần dầu mỏ. Nói cách khác, Trung
Quốc chuyển từ ―mua dầu bên ngoài‖ sang ―ra ngoài khai thác dầu‖.

Trung Quốc đã không ngừng tăng cường và củng cố quan hệ với các
quốc gia dầu mỏ, giành sự kiểm soát trực tiếp sản lượng dầu nơi Trung Quốc
đã đầu tư vào thăm dò khai thác. Năm 2006, riêng CNOOC đã có 44 hạng
mục đầu tư tại 18 quốc gia và khu vực có dầu, trị giá trên 7 tỷ USD.

23
SINOPEC cũng đầu tư hơn 4 tỷ USD tại hơn 10 cơ sở khai thác dầu tại 6 quốc
gia ở Trung Đông và châu Phi. [14, tr.3]
Nhà Trung Quốc học người Đức, ông Xan-xchơ-nây-đơ - Giám đốc
Hội đồng Đối ngoại Đức nhận xét, cứ nhìn châu Phi, Mỹ La-tinh và châu Á,
đâu đâu cũng thấy Trung Quốc tích cực tranh thủ chính phủ các nước thông
qua tăng cường quan hệ thương mại, cung cấp viện trợ, xóa nợ quốc gia, giúp
xây dựng đường sá, cầu, cảng… Thậm chí, Trung Quốc đã bắt tay với Nga và
4 quốc gia Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-ghi-ki-xtan, và U-dơ-bê-ki-xan
thúc đẩy cơ chế hợp tác SCO, thu hút nhiều quốc gia quan sát viên, trong đó
có I-ran. Thay vì chủ trương không liên kết, liên minh, Trung Quốc đã thiết
lập cơ chế đối thoại thường niên về nhiều vấn đề, bao gồm cả an ninh. [14,
tr.3]
Nhiều chuyên gia đã gọi ―ngoại giao năng lượng‖ của Trung Quốc là
―ngoại giao vết dầu loang‖. Không đơn thuần chỉ phục vụ cho mục tiêu bảo
đảm an ninh năng lượng, phát triển kinh tế, ngoại giao năng lượng đã trở
thành công cụ, phương cách để Trung Quốc đạt được mục tiêu cao và xa hơn:
tăng cường sự hiện diện, ảnh hưởng, ở ngay những vùng vốn thuộc sân sau
của các cường quốc khác như Mỹ và Nga.
Việc này gắn chặt với chủ trương thúc đẩy khái niệm biên cương mới
của Trung Quốc: một biên cương chiến lược vượt qua biên cương địa lý. Theo
đó, không gian sinh tồn mới của Trung Quốc được đặt trên uy tín và tầm triển
khai sức mạnh của nước này.
Trung Quốc tích cực tham gia một số cơ chế hợp tác đa phương về lĩnh
vực năng lượng, đã thành lập cơ chế đối thoại năng lượng song phương và đa

phương với các tập đoàn dầu lửa lớn của Mỹ, Anh, Nga, Nhật Bản Một
trong những mục tiêu của Trung Quốc trong thời gian tới đó là gia nhập Tổ
chức năng lượng quốc tế. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, việc trở thành

×