Tải bản đầy đủ (.pdf) (258 trang)

Luận án tiến sĩ Lịch Sử Chính sách ngoại giao năng lượng của trung quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 258 trang )


1
MỤC LỤC

Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu dùng trong luận án
Danh mục biểu đồ dùng trong luận án

DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
4. Nguồn tư liệu 19
5. Phương pháp nghiên cứu 20
6. Bố cục của luận án 21
7. Đóng góp khoa học của luận án 22

CHƯƠNG I
: AN NINH NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ
KỈ XXI
1.1 KHÁI NIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG
1.1.1 Khái niệm năng lượng 24
1.1.2 Khái niệm an ninh năng lượng 26
1.2 BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC
1.2.1 Bối cảnh quốc tế 33
1.2.2 Bối cảnh khu vực 38

2
1.3 TÌNH HÌNH NĂNG LƯỢNG VÀ NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA AN NINH


NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI
1.3.1 Tình hình năng lượng thế giới 45
1.3.2 Trữ lượng dầu mỏ phân bố không đều 50
1.3.3 Giá dầu mỏ liên tục tăng cao 50
1.3.4 Sự mất an ninh của các tuyến vận chuyển dầu lửa 52
1.3.5 Sự xuất hiện của chính sách ngoại giao năng lượng trong quan hệ quốc tế
những năm đầu thế kỉ XXI 53
Tiểu kết 57

CHƯƠNG II:
CHÍNH SÁCH AN NINH NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG
QUỐC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI
2.1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU NĂNG LƯỢNG Ở
TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI
2.1.1 Than đá 59
2.1.2 Dầu mỏ 60
2.1.3 Khí thiên nhiên 63
2.1.4 Điện năng 64
2.1.5 Dự báo nhu cầu năng lượng của Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỉ
XXI 67
2.2 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG QUỐ
C TRONG NHỮNG NĂM
ĐẦU THẾ KỈ XXI
2.2.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 72
2.2.2 Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm đầu
thế kỉ XXI 73
2.2.3 Vai trò của an ninh năng lượng đối với sự phát triển của Trung Quốc trong
những năm đầu thế kỉ XXI 77

3

2.3 “ĐI RA NGOÀI – 走出去” – CHÍNH SÁCH CƠ BẢN ĐẢM BẢO AN
NINH NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU
THẾ KỈ XXI
2.3.1 Bối cảnh 99
2.3.2 Đặc trưng của chính sách “Đi ra ngoài – 走出去” tìm kiếm năng lượng của
Trung Quốc 100
2.3.3 Dự báo những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai chiến lược “đi
ra ngoài – 走出去” tìm kiếm năng lượng của Trung Quốc 101
Tiểu kết 105

CHƯƠ
NG III: NGOẠI GIAO NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC TRONG
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI
3.1 QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO NĂNG
LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI
3.1.1 Hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc ở khu vực Trung Đông 107
3.1.2 Hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc ở khu vực Châu Phi 117
3.1.3 Hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc
ở khu vực Mỹ La tinh 127
3.1.4 Hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tại khu vực Nga -Trung
Á 135
3.1.5 Hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam
Á 142
3.2 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO NĂNG LƯỢNG TRUNG
QUỐC ĐẾN KINH TẾ - CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ
KỈ XXI
3.2.1 Đối với kinh tế Trung Quốc 147
3.2.2 Đối với kinh tế thế gi
ới 150


4
3.2.3 Sự đối đầu về chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc 154
3.2.4 Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản về vấn đề năng lượng 158
3.2.5 Vấn đề biển Đông trong chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc 160
3.3 NHỮNG KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ CHÍNH SÁCH NGOẠI
GIAO NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC 163
Tiểu kết 167
KẾT LUẬN 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO 174
PHỤ L
ỤC LUẬN ÁN 189



5
DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm đầu thế kỉ XXI, nhân loại đang chứng kiến những thay đổi
to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Bên cạnh các thành tựu
khoa học kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho đời sống xã hội, con người đang phải đối
mặt với nhiều vấn đề mang tính toàn cầu như: sự nóng lên của trái đất, ô nhiễm môi
trường, dịch bệnh, xung đột, chiến tranh và sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên.
Trong những vấn đề nêu trên, năng lượng đã và đang trở thành vấn đề được toàn thế
giới quan tâm. Đặc biệt, đối với các quốc gia đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa thì năng lượng trở thành vấn đề then chốt và nền tảng cho chiến lược phát
triển quốc gia. Thời gian qua, các nước có nền kinh tế phát triển và nhu cầu tiêu thụ
năng lượng lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Nga… đang ráo riết chạy đua
tìm kiếm, chi phối các nguồn cung cấp năng lượng trên thế giới với mục tiêu là có
được nguồn cung ổn định, lâu dài và giá cả hợp lý.
Trong các quốc gia có nhu cầu tiêu thụ năng lượng lớn, Trung Quốc nổi lên

như một hiện tượng điển hình. Sau hơn 30 năm tiế
n hành cải cách mở cửa, Trung
Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, trong đó nổi bật là
lĩnh vực kinh tế. Tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia này luôn dẫn đầu thế giới.
Để duy trì được tốc độ phát triển kinh tế bền vững, nhất là trong giai đoạn công
nghiệp hóa – hiện đại hóa, Trung Quốc cần có các nguồn năng lượng dồi dào,
phong phú và ổn định. Với dân số hơn 1,3 tỷ người và tốc độ phát triển kinh tế cao,
nhu cầu về năng lượng- đặc biệt là dầu lửa càng ngày càng gia tăng. Bài toán năng
lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế và tiêu dùng xã hội đang được đặt ra cho các
nhà hoạch định chính sách của quốc gia đông dân nhất hành tinh.
Để đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng ổn định, đầy đủ với giá c
ả hợp lý,
chính phủ Trung Quốc đã đề ra chiến lược năng lượng quốc gia và chính sách an
ninh năng lượng với các mục đích và biện pháp thực hiện cụ thể nhằm đảm bảo an
ninh năng lượng cho mình. Trong đó, “ngoại giao năng lượng” hay “ngoại giao dầu
lửa” trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược an ninh năng lượng của quốc

6
gia này. Thông qua các hoạt động ngoại giao để có được nguồn cung ứng dầu lửa,
khí đốt là hoạt động thường thấy của chính quyền Bắc Kinh trong thời gian gần đây.
Vì sao Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến Châu Phi – một khu vực chậm phát triển
và cách xa về địa lý- với những chương trình hợp tác toàn diện mang tính chiến
lược? Vì sao Trung Quốc vẫn củng cố quan hệ với Iran trong khi cộng đồng quốc tế
lên án chươ
ng trình hạt nhân của quốc gia này? Hay Trung Quốc đang cố chen chân
vào khu vực ảnh hưởng truyền thống của Mỹ là các nước Mỹ La-tinh? Các câu hỏi
trên đều có chung đáp án là các quốc gia đó đều là đối tác cung cấp dầu lửa chiến
lược cho Trung Quốc hiện tại cũng như tương lai.
Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đã và đang tác động đến
tình hình chính trị, kinh tế thế giới. Đối vớ

i các quốc gia lớn như Mỹ, Nhật, Nga,
Ấn Độ… việc tìm kiếm nguồn năng lượng của Trung Quốc bằng các biện pháp
ngoại giao đã gây không ít khó khăn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cho
các quốc gia này. Ở một góc độ nhất định, chính sách “ngoại giao năng lượng” của
Trung Quốc đã vô tình dẫn đến một cuộc “chạy đua” tìm kiếm năng lượng giữa các
nước lớn, làm cho tình hình th
ế giới ngày càng phức tạp và mất ổn định. Đối với
các quốc gia láng giềng trong khu vực, trong đó có Việt Nam, chính sách “ngoại
giao năng lượng” của Trung Quốc cũng ít nhiều tác động đến các hoạt động phát
triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Nói cách khác, hoạt động “ngoại giao năng
lượng” của Trung Quốc đang tác động đến tình hình thế giới và khu vực ở những
mức độ khác nhau. Do đó, nghiên cứu chính sách và hoạ
t động “ngoại giao năng
lượng” của Trung Quốc trong thời gian gần đây cũng như tác động của nó giúp
chúng ta có cái nhìn tổng thể, rõ ràng hơn về chính sách đối ngoại của Trung Quốc,
quốc gia láng giềng và luôn có tác động và ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu
vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Do vậy, tìm hiểu chính sách ngoại giao năng
lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI là một việc làm có ý nghĩa
trên cả hai ph
ương diện khoa học và thực tiễn.
Về phương diện khoa học, việc nghiên cứu chính sách ngoại giao năng lượng
của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI nhằm tìm hiểu nguồn gốc, quá

7
trình hình thành và triển khai của loại hình ngoại giao mới này. Mặc dù, hình thành
sau các loại hình ngoại giao truyền thống như ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh
tế, ngoại giao văn hóa nhưng ngoại giao năng lượng đã vượt xa các loại hình ngoại
giao trước đó về cả qui mô, tính chất và mức độ. Mặt khác, thông qua việc nghiên
cứu này làm nổi bật đặc điểm, tính chất của chính sách đối ngoại của Trung Quốc
trong những nă

m vừa qua.
Về phương diện thực tiễn, việc nghiên cứu này góp phần lý giải những biến
động của tình hình chính trị-kinh tế thế giới, khu vực trong những năm vừa qua,
cũng như những tác động của nó đến các nước láng giềng trong khu vực, trong đó
có Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Chính
sách ngoại giao năng lượng của Trung Quố
c trong những năm đầu thế kỉ XXI”
làm đề tài luận án Tiến sĩ Sử học của mình.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về chính sách “ngoại giao năng lượng” của Trung Quốc là một
đề tài khá mới mẻ và đang thu hút giới học giả và các nhà nghiên cứu trên thế giới,
nhưng đến nay trong giới khoa học vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên
sâu về giai đoạn này. Các nhà nghiên cứu chủ yếu đề cập đến chính sách năng
lượng, an ninh năng lượng và ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đối với một
quốc gia ho
ặc khu vực cụ thể. Mặc dù vậy, đó cũng là những nguồn tư liệu rất quan
trọng trong lúc thực hiện đề tài. Trên cơ sở các tư liệu có được tuy chưa đầy đủ và
hoàn chỉnh, chúng tôi cố gắng khái quát một cách khách quan, tổng thể những vấn
đề mà các học giả Việt Nam, phương Tây, Trung Quốc đề cập đến ngoại giao năng
lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI.
2.1 Công trình Tiếng Việt
Ở Việt Nam do đây là đề tài mới nên đến nay vẫn chưa có một cuốn sách nào
đề cập đến vấn đề ngoại giao năng lượng của Trung Quốc chuyên sâu và cụ thể, mà
chủ yếu là các bài báo, tạp chí, hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu cấp Viện, Bộ,
luận văn Cao học, đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên v.v… Nổi bật có các công

8
trình như sau: Tiến sĩ Đỗ Minh Cao với “Chiến lược năng lượng của Trung Quốc
những năm đầu thế kỉ XXI” đăng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế (số 5-2005),

“Trung Quốc – Châu Phi: đối tác chiến lược kiểu mới” đăng trên Tạp chí Nghiên
cứu Châu Phi và Trung Đông (số 17-2007) hay đề tài cấp Viện “Vấn đề an ninh
năng lượng và ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc hai mươi năm đầu thế kỉ XXI”;
tác giả Vũ Lê Thái Hoàng với bài viết “Chiến lược dầu mỏ của Trung Quốc và cuộc
chạy đua dầu mỏ khí đốt giữa Trung Quốc và Nhật Bản đầu thế kỉ XXI” đăng trên
tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 59 năm 2004, các bài báo đề cập đến chiến lược an
ninh năng lượng, chiến lược an ninh dầu mỏ của Trung Quốc trong việc sử dụng và
đảm bảo các nguồn cung cấp, đồng thời các tác giả cũng đưa ra những nhận định
trong việc hoạch định chính sách an ninh năng lượng và cạnh tranh tìm nguồn cung
cấp dầu mỏ giữa hai nền kinh tế lớn nhất Châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản.
Đề tài an ninh năng lượng, ngoại giao năng lượng của Trung Quốc còn được
đề cập đến trong các luận văn cao học và các công trình nghiên cứu của sinh viên
các tr
ường đại học, học viện trong cả nước. Đầu tiên là luận văn Thạc sĩ “Vấn đề an
ninh năng lượng ở Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Hà Thu Thảo,
Học viện Quan hệ quốc tế. Tác giả đã trình bày tổng quan về tình hình năng lượng
của Trung Quốc, phân tích nguyên nhân của sự mất an ninh năng lượng và các biện
pháp đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia này. Trong nội dung, tác giả chỉ
nhấn mạnh hợp tác an ninh năng lượng giữa Trung Quốc và các nước nhằm đảm
bảo nguồn cung. Trong chương 3, tác giả đã phân tích về an ninh năng lượng của
Việt Nam trên cơ sở tác động của chính sách an ninh năng lượng của Trung Quốc.
Nhìn chung, luận văn đã đóng góp những luận điểm khoa học có giá trị khi phân
tích ảnh hưởng của chính sách an ninh năng lượng củ
a Trung Quốc trên qui mô toàn
cầu. Cũng nằm trong mảng nghiên cứu này còn có luận văn cao học “Vấn đề an
ninh năng lượng trong quan hệ quốc tế hiện nay” của tác giả Nguyễn Hải Anh,
Học viện quan hệ quốc tế. Tác giả đã phân tích chiến lược an ninh năng lượng của
các nước lớn- trong đó có Trung Quốc- trong chương 2 của luận văn. Khái niệm “đi

9

ra ngoài- 走出去” và “ngoại giao năng lượng” “ngoại giao dầu lửa” được tác giả
phân tích khá kỹ.
Tác giả Phạm Thị Lan Hương đã nêu bật hoạt động ngoại giao dầu lửa giữa
Trung Quốc tại Châu Phi qua luận văn Cao học “Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở
Châu Phi và những tác động”. Qua nội dung nghiên cứu, người đọc có được cách
nhìn tổng thể về quan hệ chiến lược giữ
a Trung Quốc – Châu Phi trên nhiều mặt
như chính trị - kinh tế - xã hội. Tác giả dành một nội dung phân tích hoạt động
ngoại giao nhằm tìm kiếm các nguồn năng lượng của Trung Quốc tại lục địa đen
thông qua các “chiêu bài” hợp tác, đầu tư, viện trợ kinh tế-khoa học kỹ thuật.
Tại khu vực phía nam, nghiên cứu về chính sách an ninh năng lượng của
Trung Quốc cũng thu hút được sự chú ý của học viên Cao học và sinh viên các
ngành l
ịch sử và quan hệ quốc tế. Với đề tài luận văn “Châu Phi trong chính sách
an ninh năng lượng của Trung Quốc” tác giả Nguyễn Minh Thanh đã phân tích vị
trí của châu Phi trong chính sách an ninh năng lượng của Trung Quốc những năm
gần đây. Bên cạnh đó, còn có công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, đề tài
“Ngoại giao dầu lửa của Trung Quốc từ năm 1993 đến nay” của tập thể tác giả
khoa Quan hệ quốc t
ế -Trường ĐHKHXH&NV TP.Hồ Chí Minh, do sinh viên
Phạm Tấn Ngọc chủ nhiệm đã đề cập đến hoạt động ngoại giao năng lượng của
Trung Quốc từ khi quốc gia này trở thành nhà nhập khẩu dầu lửa từ 1993. Mặc dù
chỉ là hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên nhưng công trình đã đóng góp luận
điểm khoa học có giá trị về hoạt động ngoại giao dầu lửa của Trung Qu
ốc tại các
quốc gia và khu vực có trữ lượng lớn trên thế giới.
Tiến sĩ Lê Văn Mỹ và tập thể nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Trung Quốc
đã biên soạn và hệ thống hóa những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của
Trung Quốc trong 30 năm cải cách mở cửa với tác phẩm “ Ngoại giao Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa (1978-2008)”. Tác phẩm giúp cho

người đọc có cái nhìn xuyên suốt v
ề sự thay đổi của chính sách ngoại giao của
Trung Quốc qua từng thời kỳ khác nhau từ sau tiến hành cải cách mở cửa vào năm
1978. Trong quá trình triển khai chính sách ngoại giao, Trung Quốc phải đối mặt

10
với các dư luận như tập thể tác giả đánh giá: “không ít dư luận ở một số nước đã chỉ
trích Trung Quốc đi lùng dầu mỏ, khai thác khoáng sản ở nhiều nơi trên thế giới để
thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế…” [ 24, tr 373]. Có thể nói, mặc dù không đề
cập nhiều đến ngoại giao năng lượng, nhưng tác phẩm đã giúp chúng tôi hình dung
về bức tranh toàn cảnh về ngoại giao Trung Quốc trong 30 năm tiến hành cải cách
mở cửa. Tập thể tác giả trên cũng cho ra đời ấn phẩm “Ngoại giao cộng hòa nhân
dân Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỉ XXI” vào quý III năm 2011. Tác phẩm này
đã đề cập đến những thay đổi cũng như những thành tựu của ngoại giao Trung Quốc
hai thập kỉ đầu thế kỉ XXI cũng như đưa ra những dự báo và thách thức cho ngoại
giao Trung Quốc trong thời gian tới. Với thế mạnh nghiên cứu chuyên sâu, hai ấn
phẩm trên của tập thể các tác giả Viện Nghiên cứu Trung Quốc đã giúp chúng tôi
định hình một cách nhìn tổng quan về chính sách ngoại giao của Trung Quốc-trong
đó có chính sách ngoại giao năng lượng.
Cuốn “Đại dự đoán Trung Quốc thế kỉ XXI” của tác giả Phùng Lâm, nhà
xuất bản Văn hóa thông tin và cuốn “Trung Quốc trước thách thức thế kỉ XXI” của
tác giả Lưu Kim Hâm lại đưa ra một cách nhìn tổng quát về Trung Quốc trong thế
kỉ XXI, trong tác phẩm của mình tác giả Lưu Kim Hâm đã nêu ra nhận xét của
phương tiện truyền thông Mỹ là “Thế kỉ XXI là thế kỉ của Trung Quốc” [12, tr 101]
và sự phát triển của Trung Quốc sẽ dẫn đến “Thuyết sự uy hiếp toàn diện của Trung
Quốc” trong đó có “Thuyết uy hiếp tài nguyên của Trung Quốc” và “Thuyết uy hiếp
môi trường của Trung Quốc” được ông đưa ra, với dân số tương đối đông nên chắc
chắn “yếu tố” Trung Quốc là một trong những tác nhân tác động đến giá cả thị
trường năng lượng thế giới.
Nói đến năng lượng là nói đến dầu lửa, nhiên liệu chủ yếu của tiêu dùng xã

hội. Trong những năm gần đây, biến động của kinh tế th
ế giới ít nhiều đều liên quan
đến giá dầu, nên sự thăng trầm của giá dầu và tác động của nó đến kinh tế thế giới
cũng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Liên quan đến vấn đề phải kể đến
các công trình “Kinh tế thế giới trước “cú sốc” dầu và cuộc đua tìm nguồn năng
lượng thay thế” của tác giả Trịnh Cường đăng trên Tạp chí Cộng sản số 22 (745);

11
“ Trung Đông: dầu mỏ, hạt nhân và an ninh năng lượng toàn cầu” của tác giả Hồ
Bất Khuất đăng trên Tạp chí Cộng sản số 7 (753); “Cuộc khủng hoảng hạt nhân tại
Iran- tìm giải pháp ngăn chặn giá dầu lên cao” của tác giả Nguyễn Thế Nghiệp
đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 133…những bài viết này cung cấp những
thông tin cập nhật và đáng tham khảo khi chúng tôi thực hiện đề tài.
Ngoài ra, các bài viết trong các tập Tài liệu tham khảo đặc biệt, Tài liệu
tham khảo hàng tháng, Tài liệu tham khảo hàng ngày… của Thông tấn xã Việt Nam
từ năm 2002 đến nay là nguồn tư liệu phong phú và đáng tin cậy khi nghiên cứu vấn
đề an ninh năng lượng và ngoại giao năng lượng của Trung Quốc. Trong quá trình
tra cứu, thống kê những tư liệu có liên quan đến đề tài từ nguồn tư liệu thông tấn xã,
chúng tôi nhận thấy các tài liệu này đ
ã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về nhu cầu
sử dụng cũng như chiến lược năng lượng, hoạt động ngoại giao năng lượng của
Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI. Những nhận xét, quan điểm, dự đoán
của các bài viết đều góp phần giúp chúng tôi tiếp cận nhận thức và đánh giá của các
học giả phương Tây về các vấn đề an ninh và ngoại giao năng lượng của Trung
Quốc.
2.2 Công trình Tiếng Anh
Việc Trung Quốc đang nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng phục vụ cho sự
phát triển quốc gia không chỉ thể hiện sự mở rộng của quốc gia này trên lĩnh vực
kinh tế, mà thông qua đó năng lượng cũng trở thành nhân tố mới chi phối chính trị
và quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Á, Châu Á và trên qui mô toàn cầu. Cu

ộc chạy
đua trong việc tìm kiếm năng lượng giữa Trung Quốc và các nước lớn là nhân tố
chủ yếu chi phối bàn cờ năng lượng thế giới. Liên quan đến vấn đề này có các tác
phẩm nghiên cứu sau đây:
Heinrich Kreft với bài viết “China’s Energy Security Conundrum” đăng trên
tạp chí The Korean Journal of Defense Analysis, vol XVIII, No 3, Fall 2006 đã
phân tích khá kỹ bức tranh năng lượng của Trung Quốc. Theo tác giả sự phát triển
quá “nóng” của nền kinh tế là nguyên nhân dẫn đến việ
c tìm kiếm năng lượng của
Trung Quốc ở các quốc gia và khu vực trên thế giới. Tác động của giá dầu trên thế

12
giới là nguyên nhân dẫn đến những động thái ngoại giao giữa Trung Quốc và các
nước được tác giả trình bày khá rõ.
An ninh năng lượng hay an ninh dầu lửa và khí đốt của Trung Quốc không
còn là vấn đề riêng của quốc gia này mà nó còn ảnh hưởng ở qui mô toàn cầu.
Nhóm tác giả Tatsu Kambara và Christopher Howe đã đưa ra nhận định về sự ảnh
hưởng an ninh dầu lửa và khí đốt của Trung Quốc qua tác phẩm “China and the
global energy crisis-development and prospects for China’s Oil and Natural Gas”.
Tác phẩm nêu bật được tình hình trữ
lượng và nhu cầu về dầu lửa và khí đốt của
Trung Quốc. Điểm khác biệt là nhóm tác giả lại cho rằng khí đốt thiên nhiên có thể
trở thành nguồn nhiên liệu chủ yếu của Trung Quốc trong tương lai khi nguồn dầu
lửa cạn kiệt.
Ở một góc nhìn khác, Haider A.Khan học giả đại học Denver (Mỹ) với bài
viết “China’s energy security: national security, ecological balance and regional
co-operation” đã đánh giá chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc là do
tác độ
ng của sự bùng nổ dân số và phương tiện cơ giới. Bằng các công thức toán
học, Haider đã tìm ra đáp số cho nguồn năng lượng mà Trung Quốc cần hàng ngày.

Tác giả cũng tiên lượng trong tương lai, dầu mỏ sẽ là nguồn năng lượng chính và là
tác nhân chi phối nền kinh tế Trung Quốc.
Cơ quan quản lý thông tin năng lượng (Energy Information Administration-
EIA) là một cơ quan độc lập trực thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ
với trách nhiệm thu
thập, phân tích, thống kê các nguồn năng lượng và nhu cầu năng lượng của các quốc
gia khu vực trên thế giới. Hàng năm EIA có một báo cáo thường niên về tình hình
sản xuất cung ứng và tiêu thụ năng lượng trên thế giới “International Energy
Outlook”, các số liệu cũng góp phần dự báo cho tình hình năng lượng toàn thế giới
trong khoảng 20 năm trở lại đây. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã xử lý các số
li
ệu trong các báo cáo từ năm 2001 đến 2010 liên qua đến nhu cầu tiêu hao năng
lượng của Trung Quốc để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA) đã được thiết
lập từ năm 1992. Tác phẩm “China’s worldwide quest for energy security” tập hợp

13
các bài viết của các chuyên gia của tổ chức này và giới học giả Trung Quốc. Tác
phẩm bao gồm 3 chương đề cập đến 3 vấn đề nổi bật: nguyên nhân Trung Quốc tìm
kiếm nguồn năng lượng ngoài nước? Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung
Quốc? Mục đích của những hoạt động này và chuyện gì sẽ xảy ra? Phần cuối tác
phẩm là các bảng biểu thể hiện các chỉ số năng lượng của Trung Quốc trong thập
niên 90 của thế kỉ XX. Thông qua các cứ liệu và số liệu trong tác phẩm có thể dự
đoán nhu cầu năng lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI.
Quan hệ Trung – Mỹ trong những năm gần đây luôn có tác động đến quan hệ
quốc tế. Trung Quốc trở thành một trong những đối thủ và đối tác quan trọng của
Mỹ trên tất cả
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự lẫn khoa học kỹ thuật. Nghiên
cứu Trung Quốc không những thu hút giới học thuật mà còn thu hút chính giới tại
Mỹ. Ngày 30 tháng 10 năm 2003, thượng viện Mỹ đã có phiên họp điều trần thảo

luận đặc biệt về nhu cầu và chiến lược năng lượng của Trung Quốc, các tài liệu
được tập hợp thành một văn kiện mang tên “U.S. – China economic and security
review commission” (Việ
c tái xem xét mối quan hệ kinh tế và an ninh Trung Mỹ)
bao gồm 135 trang đề cập đến nhu cầu và chiến lược năng lượng của Trung Quốc,
nguồn cung cấp năng lượng cho Trung Quốc để phát triển kinh tế. Đặc biệt, các
nghị viên đã đề cập đến vấn đề ngoại giao năng lượng của Trung Quốc cũng như tác
động của chính sách này đối với địa chính trị và địa kinh tế trên thế giới. Văn kiện
này mang tính thực tiễn cao khi tham dự thảo luận có cả giới nghiên cứu Trung
Quốc tại Mỹ, những quan điểm mang tính khoa học lẫn chính trị được thể hiện khá
rõ trong văn kiện. Thực tế trên cho thấy Trung Quốc và những gì liên quan đến
quốc gia này đang trở thành quan tâm của giới khoa học gia và chính giới của Hoa
Kỳ.
Kent E. Calder – giám đốc trung tâm nghiên cứu Đông Á của đại học Johns
Hopkins, Washington D.C lại nghiên cứu quan hệ năng lượng của Trung Quốc với
một đối tác kinh tế khác ở Đông Á- Nhật Bản. Chuyên khảo “Sino – Japanese
energy relations: prospects for deepening strategic competition” (Quan hệ năng
lượng Trung Quốc-Nhật Bản: viễn cảnh cạnh tranh chiến lược sâu sắc) đã phân

14
tích khá rõ sự khác nhau giữa an ninh năng lượng của Nhật Bản và Trung Quốc,
lịch sử hợp tác năng lượng giữa hai nước, sự mở rộng kinh tế Trung Quốc dẫn đến
sự thay đổi của địa chính trị khu vực Đông Á, thực tế quan hệ đường biển giữa hai
nước…Tác giả tập trung phân tích quan hệ năng lượng của hai quốc gia mạnh ở khu
vực Đông Á là Trung Quốc- Nhật Bản đồng thời tác động của mối quan hệ này đến
khu vực Đông Á nói riêng và châu Á nói chung.
2.3 Công trình Tiếng Trung Quốc
Là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài nên nguồn tư liệu chính thống phải
đề cập là các văn kiện của Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc liên quan đến
chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại trên lĩnh vực năng lượng. Đầu tiên, phải

kể
đến là văn kiện của Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc. Văn kiện này có
tác dụng định hướng cho sự phát triển Trung Quốc trên lĩnh vực năng lượng và kim
chỉ nam cho quá trình triển khai chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc
trong thập kỉ đầu thế kỉ XXI.
Tháng 12 năm 2007, lần đầu tiên Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa cho công bố “Sách trắng về tình hình và chính sách năng lượng”- (中国的能
源状况与政策-白皮书-
China’s Energy Conditions and Policies) bao gồm 8
chương trong đó nhấn mạnh Trung Quốc cố gắng dựa vào nguồn năng lượng trong
nước, hợp lý hóa cơ cấu năng lượng để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
kinh tế-xã hội. Tài liệu này nói rõ lập trường của chính phủ Trung Quốc về chính
sách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đồng thời nêu rõ nhu cầu năng lượng
trong thời gian tớ
i.
“Báo cáo sức mạnh quốc gia – 中国国力报告” của Chính phủ Trung Quốc
là cơ sở để xác định cho các nhu cầu tiêu dùng và phát triển hàng năm của xã hội.
Trên cơ sở các báo cáo, Chính phủ Trung Quốc mới dự kiến cho chỉ tiêu phát triển
kinh tế năm kế tiếp. Các số liệu trong các báo cáo sẽ là nguồn tư liệu đáng tin cậy
khi đánh giá về nhu cầu năng lượng tiêu dùng hàng năm của quốc gia này.
Châu Phi và khu vực Mỹ Latinh là hai tr
ọng điểm trong chính sách ngoại
giao năng lượng của Trung Quốc, nên Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chính sách

15
cụ thể với hai khu vực này nhằm tạo điều kiện phát triển quan hệ đối tác chiến lược
toàn diện giữa hai bên “Chính sách đối với Châu Phi 中国对非洲政策文件(全
文)” và “Chính sách đối với Mỹ la tinh và Caribê 中国对拉丁美洲和加勒比政策
文件(全文)” được xem là cơ sở để Trung Quốc tiến hành hợp tác đầu tư toàn
diện với hai khu vực trên, trong đó có lĩnh vực năng lượng.

Trong bối cảnh đang cần nguồn năng lượng phụ
c vụ cho công cuộc công
nghiệp hóa đất nước, hơn bao giờ hết Trung Quốc đang không ngừng tìm kiếm các
nguồn cung cấp năng lượng dồi dào và ổn định. Hiểu rõ cơ cấu năng lượng trên thế
giới chính là cơ sở để hoạch định chính sách năng lượng cho mình. Từ năm 2000
trở lại đây, giới khoa học Trung Quốc đã có những ấn phẩm đề cập đến tình hình
năng lượng trên thế giới dưới nhiều góc nhìn khác nhau, nhưng tựu chung họ đều
muốn tìm hiểu kỹ về năng lượng trên thế giới cũng như những nguy cơ, thách đố
đối với Trung Quốc trong việc đảm bảo an ninh năng lượng.
Đầu tiên phải kể đến tác phẩm “Bàn cờ năng lượng thế giới” (
全球能源大棋

-Global energy structure) do tập thể tác giả của Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế
hiện đại Trung Quốc và Trung tâm nghiên cứu an ninh kinh tế biên soạn. Tác phẩm
đề cập đến sự thay đổi của tình hình năng lượng quốc tế, quan hệ quốc tế và ngoại
giao của các nước lớn có liên quan đến vấn đề năng lượng, chiến lược an ninh năng
lượng của Mỹ, chiến lược an ninh năng lượng c
ủa Nga và tư tưởng chiến lược an
ninh năng lượng của Trung Quốc. Với kết cấu 3 phần và 23 chương chi tiết, tác
phẩm cung cấp một bức tranh khá toàn diện về tình hình năng lượng trên thế giới
cũng như chính sách năng lượng của các nước lớn. Với các số liệu được thống kê,
người đọc phần nào hình dung ra được nhu cầu năng lượng của các nước lớn trong
thập k
ỉ đầu thế kỉ XXI.
Năm 2006 được xem là mốc chuyển biến trong “ngoại giao năng lượng” của
Trung Quốc, từ đơn phương tiến hành ngoại giao Trung Quốc chuyển sang giai
đoạn hợp tác đa phương. Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc đã
đánh giá lại tình hình an ninh năng lượng trên thế giới. Tác phẩm “Đánh giá tình

16

hình an ninh và chiến lược quốc tế” (
国际战略与安全形势评估
- Strategic and
security review) đã phân tích khá kỹ sự điều chỉnh chiến lược năng lượng của Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, liên minh châu Âu. Những thay đổi trong chiến lược năng
lượng của các khu vực quan trọng trên thế giới như Đông Bắc Á, Đông Nam Á,
Trung Đông, Trung Á, Phi Châu, Mỹ Latinh…làm cho các nước lớn như Mỹ, Trung
Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ phải điều chỉnh lại chi
ến lược năng lượng của từng quốc
gia.
Năng lượng được xếp vào nhóm các nhân tố phi truyền thống tác động đến
tình hình thế giới. Ở góc độ nghiên cứu về “quyền lực mềm” các tác giả Viện
nghiên cứu chính trị và kinh tế thế giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải đã
đóng góp tác phẩm “Hệ thống quốc tế và quyền lực mềm c
ủa Trung Quốc” (
国际体
系与中国的软力量
). Yếu tố địa chính trị được tác phẩm đề cập khá rõ, đối tượng
phân tích của tác phẩm vẫn là chạy đua an ninh năng lượng Mỹ-Trung cũng như tác
động của nó đến tình hình năng lượng thế giới thập kỉ đầu thế kỉ XXI.
Cũng nằm trong mảng sách đề cập đến nhân tố phi truyền thống phải kể đến
hai tác phẩm “Bàn về an ninh phi truyền thống”
(
非传统安全论
-On non-traditional
security) của tác giả Lục Trung Vỹ; “So sánh quan niệm an ninh nước lớn” (
大国
安全观比较
-Conceptions of National Security of Great Power: A Comparative
Study” của tác giả Tùng Bằng. Hai tác giả đã tập trung phân tích an ninh quốc gia

của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Nhật Bản, Anh, Đức dựa trên
các nhân tố phi truyền thống-trong đó an ninh năng lượng là yếu tố quan trọng hàng
đầu.
Năm 2005 Hội nghị an ninh quốc gia lần 3 được tổ chức tại Bắc Kinh, các
học giả thuộc tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quố
c phòng đã có những
bài viết khác nhau về vấn đề an ninh quốc gia. Tập kỉ yếu với nhan đề “An ninh
quốc gia của các quốc gia đang phát triển” (
大国兴起中的国家安全
) đã cung cấp
nhiều bài viết liên quan đến vấn đề an ninh phi truyền thống trên thế giới. Vấn đề an

17
ninh năng lượng của Mỹ và Trung Quốc được các học giả xem là nhân tố hàng đầu
chi phối nền chính trị thế giới.
Tác giả Hạ Nghĩa Thiện với tác phẩm “Nghiên cứu chiến lược phát triển
năng lượng quốc tế của Trung Quốc” (
中国国际能源发展战略研究
) đã phân tích
khá kỹ các biện pháp Trung Quốc tiến hành nhằm đảm bảo an ninh năng lượng
trong những thập kỷ đầu thế kỉ XXI, trong đó tác giả nhấn mạnh cơ cấu việc sử
dụng năng lượng và xây dựng hợp tác an ninh năng lượng với các nước là trọng tâm
mà Trung Quốc nên tiến hành.
Tác phẩm “Chính trị và ngoại giao năng lượng quốc tế” (
国际能源政治与
外交
) của học giả nổi tiếng người Nga Stanislav Z.Zhiznin được tập thể dịch giả
trường Đại học Sư phạm Hoa Đông dịch sang tiếng Hoa.Tác giả Stanislav
Z.Zhiznin là giáo sư Viện nghiên cứu ngoại giao và chính trị năng lượng quốc tế,
Học viện quan hệ quốc tế Maxcơva thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga. Là chuyên

gia nghiên cứu về lĩnh vực an ninh năng lượng, tác giả phân tích khá chi tiết kinh tế
n
ăng lượng thế giới, chính trị năng lượng thế giới, thực tiễn ngoại giao năng lượng,
ngoại giao năng lượng toàn cầu, ngoại giao năng lượng khu vực…Có thể nói, đây là
tác phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn cao. Những quan điểm của tác giả đáng
được xem xét và nghiên cứu xác đáng khi nghiên cứu an ninh năng lượng thế giới
và an ninh năng lượng từng nước.
Đề cập tr
ực tiếp đến đề tài phải kể đến tác phẩm “Nghiên cứu an ninh năng
lượng của Trung Quốc – Phân tích pháp luật và chính sách” (
中国能源安全问题
研究
-
法律与政策分析
) của tác giả Hoàng Tiến. Đứng từ góc độ pháp luật và chính
sách, tác giả đã phân tích khá kỹ chính sách an ninh năng lượng của Trung Quốc ở
các lĩnh vực như chủ quyền lãnh hải, hợp tác đa phương…Phần cuối tác giả đã nhấn
mạnh Trung Quốc cần hoàn thiện hành lang pháp lý về năng lượng dựa trên thực tế
an ninh năng lượng thế giới từng giai đoạn.
Nhìn chung, qua tiếp cậ
n, tra cứu, thống kê các nguồn tài liệu trong và ngoài
nước, chúng tôi nhận thấy, ở Việt Nam chưa có một công trình nào nghiên cứu tập
trung, hệ thống và toàn diện về chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc

18
trong những năm đầu thế kỉ XXI. Trên cơ sở kế thừa công trình nghiên cứu của các
học giả trong và ngoài nước, cũng như những công trình mà chúng tôi chưa có điều
kiện đưa vào phần tài liệu tham khảo do khuôn khổ luận án có hạn, chúng tôi cố
gắng phát triển thêm những quan điểm, nhận xét, đánh giá để hoàn thành một cách
tốt nhất công trình nghiên cứu này.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách
ngoại giao năng lượng của Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XXI. Qua đó,
luận án tập trung phản ánh tình hình năng lượng của Trung Quốc, cơ sở hoạch định
chính sách ngoại giao năng lượng và những hoạt động ngoại giao để tìm kiếm các
nguồn năng lượng của Trung Quốc tại các khu vực, quốc gia trên thế giới trong
những năm đầu thế kỉ XXI.
Không gian nghiên cứu của luận án là hoạt động ngoại giao tìm kiếm nguồn
năng lượng của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu. Mặc dù có nhiều điểm chung
nhưng chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc ở từng quốc gia, khu vực
vẫn có những đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào quan hệ giữa Trung Quốc và quốc
gia, khu vự
c đó. Trong đó, nổi bật lên quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia có
lượng dự trữ dầu lửa lớn. Sự ưu tiên trong ngoại giao năng lượng với từng đối tượng
của Trung Quốc lại phụ thuộc vào việc hoạch định chiến lược đảm bảo an ninh năng
lượng của quốc gia này.
Thời gian mà luận án tập trung nghiên cứu là những năm đầu đầu thế k
ỉ XXI,
để thuận tiện cho việc nghiên cứu chúng tôi lấy thập niên đầu tiên (2000-2010) của
thế kỉ XXI làm giới hạn về mặt thời gian. Đây là khoảng thời gian mà Trung Quốc
tiến hành các hoạt động tìm kiếm nguồn năng lượng thông qua các hoạt động ngoại
giao liên tục với tần suất cao trên qui mô toàn cầu, ảnh hưởng của các hoạt động
ngoại giao này cũng thể hiện rõ trong quan hệ quốc tế trong thờ
i gian nêu trên. Mặt
khác, thập niên đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc cũng đồng thời thực hiện hai kế hoạch
5 năm đầu tiên của thế kỉ mới, kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001-2005) và kế hoạch
5 năm lần thứ 11 (2006 – 2010) với mục tiêu tăng thu nhập GDP năm 2010 gấp 2

19

lần năm 2000 và đến năm 2020 đưa Trung Quốc cơ bản trở thành một nước công
nghiệp.
Từ năm 1993, Trung Quốc đã chính thức trở thành nước nhập khẩu dầu lửa,
nên giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2000 được xem là giai đoạn chuyển tiếp cho
những hoạt động ngoại giao tìm kiếm nguồn năng lượng của Trung Quốc. Do đó,
đây là thời gian Trung Quốc ti
ến hành hoạch định và đề ra chính sách an ninh năng
lượng trong những năm đầu thế kỉ XXI bằng cách tiến hành các hoạt động ngoại
giao để có được các nguồn năng lượng phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế
quốc gia và tiêu dùng xã hội.
4. NGUỒN TƯ LIỆU
Luận án được thực hiện dựa trên các nguồn tư liệu chủ yếu sau:
4.1 Nguồn tư liệu tiếng Việt: các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành,
các công trình nghiên cứu ở các Bộ, Viện, luận văn Cao học và đề tài nghiên cứu
khoa học của các Học viện, Đại học trong cả nước… Đặc biệt là các bài báo,
chuyên đề của Thông tấn xã Việt Nam có liên quan đến đề tài luận án. Mặt dù, các
công trình này chưa phản ánh m
ột cách đầy đủ và hệ thống về chính sách ngoại giao
năng lượng của Trung Quốc nhưng cũng phần nào cung cấp cách nhìn của các học
giả trong nước về vấn đề an ninh năng lượng và ngoại giao năng lượng của Trung
Quốc trong những năm gần đây.
4.2 Nguồn tư liệu tiếng Anh: với thế mạnh luôn cập nhật các thông tin và số
liệu hàng năm, nghiên cứu trong các môi trường mang tính h
ọc thuật cao, nên có thể
nói, nguồn tư liệu tiếng Anh của các học giả phương Tây, học giả người Hoa ở hải
ngoại đã cung cấp những nhận định mang tính khách quan và phản ánh một cách
toàn diện về chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc trong những năm
đầu thế kỉ XXI. Chúng tôi cố gắng tiếp cận nguồn tư liệu này nhằm hiểu rõ quan
điểm của các học gi
ả phương Tây khi nhận thức về vấn đề ngoại giao năng lượng

của Trung Quốc trong những năm gần đây. Tiếp cận các luồng quan điểm này giúp
chúng tôi so sánh, đối chiếu khi tiếp cận với quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá
của các học giả Trung Quốc.

20
4.3 Nguồn tư liệu tiếng Trung Quốc: chủ yếu là văn kiện Đại hội XVI Đảng
Cộng sản Trung Quốc, Sách trắng năng lượng, Văn kiện chính sách đối ngoại của
Trung Quốc đối với Châu Phi và Mỹ la tinh do Đảng Cộng sản, Chính phủ Trung
Quốc ban hành. Đây là những tài liệu bậc 1 khi chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên
cứu đề tài. Ngoài ra, các sách, bài báo, bài tham luận Hội nghị quốc tế của giới
nghiên cứu Trung Quốc cũng là kênh thông tin quan trọng để hiểu vấn đề nghiên
cứu. Khi lấy Trung Quốc là đối tượng nghiên cứu thì việc xem họ nhận thức về
những hoạt động ngoại giao trên lĩnh vực năng lượng là việc làm có ý nghĩa nhằm
góp phần cho luận án phản ánh một cách chân thực lịch sử của vấn đề.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài luận án thuộc chuyên ngành lịch sử thế giới cận đại và hiện đại, nên
trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng hai phương pháp chính là phương
pháp lịch sử và phương pháp lô-gíc để giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra. Ngoài
việc phân tích, so sánh, đối chiếu mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, đề tài cố gắng
trình bày các luận điểm trên cơ sở bám sát các sự kiện lịch sử, chân thực lịch sử,
trình bày lịch sử như nó đã từng có.Trên cơ sở các dữ liệu của tình hình năng lượng
và chiến lược an ninh năng lượng Trung Quốc đề tài phác họa bức hoạt động ngoại
giao tìm kiếm các nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc trong những năm
đầu thế kỉ XXI. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp logic để đánh giá,
phân tích tác động của nhữ
ng hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đối
với các quốc gia, khu vực trên thế giới.
Tất cả các phương pháp đó đều được thực hiện trên nền tảng cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, kim chỉ nam cho những người nghiên cứu
khoa học xã hội – nhân văn, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội.

Ngoài ra, khi nghiên cứu chính sách đối ngoại của m
ỗi quốc gia, các nhà
nghiên cứu về quan hệ quốc tế thường xác định hoặc đứng trên lập trường của chủ
nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do hoặc chủ nghĩa kiến tạo.…nhằm hiểu rõ hơn bản
chất chính sách đối ngoại của quốc gia đó. Chính sách đối ngoại của một quốc gia là
sự nối dài chính sách đối nội của quốc gia đó, hay nói cách khác là phục vụ cho

21
chính sách đối nội. Trong từng giai đoạn cụ thể, các quốc gia sẽ đề ra từng chiến
lược, sách lược ngoại giao khác nhau để phục vụ cho mục đích ổn định và phát triển
quốc gia. Chính sách đối ngoại thời kỳ nào chỉ phục vụ cho mục tiêu quốc gia thời
kỳ đó, tùy vào việc xác định mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách. Trong
những năm đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc đang trong quá trình trở thành một cường
quốc trên thế giới sau Mỹ, ba mũi nhọn trong chính sách ngoại giao những năm đầu
thế kỉ XXI là “ngoại giao nước lớn”, “ngoại giao láng giềng” và “ngoại giao năng
lượng”. Trong đó, “ngoại giao năng lượng” là loại hình ngoại giao mới so với hai
loại hình trước đó. Việc đề ra chính sách “ngoại giao năng lượng” không phải là
điều ngẫu nhiên, mà nó là chính sách ngoại giao mang tính chiến lược nhằm đả
m
bảo nguồn cung ứng năng lượng ổn định, lâu dài với giá cả hợp lý cho nền kinh tế
Trung Quốc hiện tại cũng như tương lai.
Do đó, chúng tôi chọn chủ nghĩa hiện thực
1
(Realism) để lý giải, phân tích
quá trình hoạch định, triển khai và tác động của chính sách ngoại giao năng lượng
của Trung Quốc đến tình hình kinh tế, chính trị thế giới những năm đầu thế kỉ XXI.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án dày 258 trang, ngoài các phần Dẫn luận, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo và Phụ lục, phần nội dung của luận án được trình bày trong 3 chương.
Chương I: An ninh năng lượng thế giới những năm đầu thế kỉ XXI.

Chương này đề cập đến tình hình năng lượng, những biến động của an ninh năng
lượng thế giới trong những năm đầu thế kỉ XXI, từ
đó dẫn đến sự xuất hiện của một
hình thức ngoại giao mới trong quan hệ quốc tế - ngoại giao năng lượng.
Chương II: Chính sách an ninh năng lượng của Trung Quốc trong
những năm đầu thế kỉ XXI. Chương này trình bày hiện trạng sử dụng các nguồn
năng lượng và dự báo nhu cầu năng lượng của Trung Quốc trong hai thập niên đầu
thế kỉ XXI. Từ thực trạ
ng thiếu hụt các nguồn năng lượng, Trung Quốc đã đề ra các

1
Chủ nghĩa hiện thực coi quốc gia là chủ thể chính , nhấn mạnh về vấn đề địa chính trị và an ninh – lợi ích
quốc gia. Động lực của hành vi theo chủ nghĩa hiện thực là “quốc gia là một chủ thể duy lý tìm cách tối đa
hóa lợi ích hay mục tiêu dân tộc mình qua chính sách đối ngoại” và “các vấn đề an ninh quốc gia là quan
trọng nhất”, trong đó “các yếu tố kinh tế là quan trọng nhất
” [24, tr 29].

22
biện pháp nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nổi
bật trong chính sách an ninh năng lượng của Trung Quốc là chính sách “Đi ra
ngoài-走出去” nhằm đảm bảo các nguồn cung cấp năng lượng.
Chương III: Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc trong những năm
đầu thế kỉ XXI. Chương này tập trung phân tích quá trình triển khai chính sách
ngoại giao năng lượng của Trung Quốc ở các khu vực có trữ lượng dầu mỏ
và khí
đốt dồi dào là Châu Phi, Mỹ La-tinh, Nga- Trung Á và Đông Nam Á. Ngoài ra, luận
án bước đầu đánh giá những tác động của chính sách ngoại giao năng lượng của
Trung Quốc đến tình hình kinh tế-chính trị thế giới, khu vực châu Á, trong đó có
Việt Nam.
7. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN

7.1 Luận án phân tích một cách có hệ thống mối quan hệ giữa an ninh năng
lượng và an ninh quốc gia, đồng thời đánh giá tình hình năng lượng và an
ninh năng lượng trên thế giới những năm gần đây, từ đó tìm hiểu nguyên
nhân của sự xuất hiện chính sách “ngoại giao năng lượng” trong quan hệ
quốc tế trong những năm đầu thế kỉ XXI.
7.2 Luận án khái quát về tình hình năng lượng và nhu cầu tiêu th
ụ năng lượng
của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI.
7.3 Luận án phân tích, đánh giá chính sách an ninh năng lượng của Trung
Quốc- cơ sở để tiến hành chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc
trong những năm đầu thế kỉ XXI.
7.4 Luận án phân tích, đánh giá quá trình triển khai chính sách ngoại giao
năng lượng của Trung Quốc ở từng khu vực cụ thể- chủ yếu là ở Trung
Đông, Châu Phi và Mỹ Latinh và một số khu vực khác.
7.5 Luận án bước đầu đánh giá những tác động của chính sách ngoại giao
năng lượng của Trung Quốc đối với nền kinh tế - chính trị thế giới trong
những năm đầu thế kỉ XXI.

23
7.6 Luận án cung cấp nguồn tư liệu tương đối phong phú và tin cậy về chính
sách an ninh năng lượng và ngoại giao năng lượng của Trung Quốc trong
những năm đầu thế kỉ XXI.









24
CHƯƠNG I
AN NINH NĂNG LƯỢNG THẾ GIỚI NHỮNG NĂM
ĐẦU THẾ KỈ XXI
1.1 KHÁI NIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG
1.1.1 Khái niệm năng lượng
Thuật ngữ năng lượng được định nghĩa là những tài nguyên thiên nhiên có
thể cung cấp nguyên liệu làm các vật thể hoạt động, vận động máy móc và thao tác
sản xuất.Từ điển tiếng Việt định nghĩa là “đại lượng vật lý cho khả năng sinh ra
công của một vật”. Đại từ đ
iển “Bách khoa toàn thư tiếng Anh” đã định nghĩa năng
lượng như sau: “là thuật ngữ bao gồm nhiệt năng, thủy năng và ánh sáng, con
người có khả năng chuyển hóa thích hợp để cung cấp nhu cầu năng lượng cho
chính mình” [168, tr2]. Từ điển Hán ngữ hiện đại định nghĩa năng lượng là “những
vật chất có thể sản sinh ra năng lượng, như nhiệt năng, thủy năng…”.
Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ
XIX, việc hoàn thiện và sử dụng máy hơi nước do James Watt phát minh được xem
là cột mốc quan trọng của việc sử dụng các nguồn năng lượng để thay thế sức lao
động cơ bắp của con người. Để giải quyết vấn đề nguyên nhiên liệu, trong thời kỳ
này ngành khai mỏ đ
ã phát triển nhanh chóng, đặc biệt là than đá được xem là
nguồn nhiên liệu quan trọng nhất để vận hành máy móc trong các công xưởng sản
xuất. Ngoài than đá, đến giữa thế kỉ XIX dầu mỏ cũng được đưa vào sử dụng sau
các đợt thăm dò, khai thác đầu tiên của người Đức và Mỹ. Từ đó, than đá và dầu mỏ
đã trở thành nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho sản xuất và các hoạt động
thường nhật của con người.
Nhưng do nhu cầu cuộc sống, sản xuất hoặc do vận chuyển và thói quen sử
dụng, thuật ngữ năng lượng nêu trên được biến đổi để sử dụng phù hợp cho các nhu
cầu năng lượng khác nhau như khí hóa lỏng, xăng dầu, điện lực…những loại hình
đó đều được gọi là năng lượng, vì đều có khả năng

đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng
lượng của con người. Do đó, năng lượng có thể định nghĩa là những tài nguyên

25
thiên nhiên hoặc vật chuyển hóa có khả năng cung cấp các nhu cầu năng lượng cho
hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.
Năng lượng là vật chất cơ bản cần thiết cho mọi hoạt động của con người và
phát triển kinh tế của một quốc gia. Năng lượng hiện chiếm một tỉ lệ quan trọng
trong sản xuất công nghiệp, các dây chuyền sản xuất bằng máy móc đều phải dựa
trên nguồn cung cấp năng lượng để vận hành. Ngoài ra, năng lượng còn có quan hệ
mật thiết với hiện đại hóa nông nghiệp, cơ khí hóa nông nghiệp, điện khí hóa nông
thôn. Các loại hình giao thông hiện nay cơ bản đều sử dụng năng lượng dưới nhiều
hình thức khác nhau:xe lửa, máy bay, xe hơi, tàu thuyền… Đối với các quốc gia
phát triển và đang phát triển năng lượng trở thành nhu cầu chi
ến lược, thậm chí
được so sánh như một nhân tố quan trọng đảm bảo an ninh quốc gia.
Do năng lượng có nhiều hình thức khác nhau, nên có nhiều cách phân loại
khác nhau. Cách phân loại chúng có thể dựa vào các góc độ: bảo vệ môi trường, kỹ
thuật, cách sử dụng, quá trình hình thành hoặc nguồn gốc. Nhưng tựu chung các
cách phân loại này đều phản ánh các đặc trưng của các dạng năng lượng khác nhau.
Căn cứ vào quá trình hình thành có thể chia năng lượng làm 3 loạ
i: 1. năng
lượng có sẵn trong cấu tạo trái đất: năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt ; 2.
năng lượng đến từ các thiên thể ngoài trái đất: bức xạ vũ trụ, năng lượng mặt trời,
các nguồn năng lượng do tác động của mặt trời như: thủy năng, gió, sóng, hải lưu,
tác dụng quang hợp, năng lượng sinh học, năng lượng hóa thạch (than đá, dầu mỏ,
khí tự nhiên); 3. năng lượng do tác dụng của trái đất và các thiên thể khác ngoài nó:
hiện tượng thủy triều.
Căn cứ vào trình độ và cách sử dụng có thể phân làm 2 loại: năng lượng
truyền thống và năng lượng mới. 1.Năng lượng truyền thống như than đá, khí thiên

nhiên, dầu mỏ, thủy năng…do thời gian sử dụng lâu dài, kỹ thuật thành thục, có thể
sản xuất và sử
dụng một cách rộng rãi; 2. năng lượng mới là các nguồn có phạm vi
sử dụng ít và đang trong quá trình nghiên cứu phát triển như năng lượng mặt trời,
năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh học, năng lượng mới
còn được gọi là nguồn năng lượng phi truyền thống hoặc năng lượng thay thế. Năng

×