Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn thạc sĩ văn xuôi hoàng phủ ngọc tường dưới góc nhìn thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------

TRẦN THỊ THU NGA

VĂN XUÔI HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG
DƢỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành : Lý luận văn học
Mã số : 60.22.32

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lý Hoài Thu

HÀ NỘI, 2010


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 5
3. Mục đích - đối tƣợng - phạm vi nghiên cứu ......................................... 8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 8
5. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 9
NỘI DUNG..................................................................................................... 10
Chƣơng 1.KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ THỂ KÝ VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG .................................... 10
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ........................................................... 10
1.1.1. Khái niệm về thể loại ...................................................................... 10
1.1.2. Những đặc trƣng thể loại................................................................ 13


1.2. HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA
HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG ............................................................... 14
1.2.1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng
Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng ........................................................................... 14
1.2.2. Hành trình sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng ....................... 16
Chƣơng 2.QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ
CON NGƢỜI TRONG VĂN CHƢƠNG HOÀ NG PHU NGỌC
TƢỜNG……18

2.1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRONG
VĂN XUÔI HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG .......................................... 18
2.1.1. Những trang văn bám sát hiện thực cuộc sống ............................ 18
2.1.2. Những góc nhìn khác về hiện thực đời sống ................................. 25
2.2. QUAN NIỆM VỀ CON NGƢỜI TRONG VĂN XUÔI HOÀNG
PHỦ NGỌC TƢỜNG ............................................................................... 32
2.2.1. Thế giới nhân vật............................................................................ 32


2.2.2. Con ngƣời dƣới nhiều góc nhìn ..................................................... 40
Chƣơng 3.MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN CỦA
NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN ........................................................................ 46
3.1. THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN TRẦN THUẬT ......................... 46
3.1.1. Thời gian trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng...................... 46
3.1.2. Không gian trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng .................. 51
3.2. GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT ......................................................... 62
3.2.1. Giọng trữ tình sâu lắng ................................................................... 62
3.2.2. Giọng triết lý sâu sắc ....................................................................... 64
3.2.3. Giọng nghị luận xã hội .................................................................... 65
3.3. NGÔN TỪ TRẦN THUẬT………………………………………...90


3.3.1. Ngôn từ triết lý và ảo hóa ............................................................... 68
3.3.2. Ngôn từ đậm chất thơ lãng mạn, bay bổng .................................. 70
3.3.3. Ngôn từ giàu tính liên tƣởng .......................................................... 72
3.3.4. Các biện pháp tu từ ......................................................................... 74
3.4. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH VÀ BIỂU TƢỢNG
TRONG VĂN XUÔI HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG .......................... 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi thời đại đều sản sinh ra dạng thức văn học mang đặc tính của nó. Thời thế
đổi thay, có những thể loại văn học ở đỉnh cao huy hoàng rồi lại lùi vào vang bóng một
thời nhường ngôi cho thể loại khác. Nhưng, cũng có những thể loại từ cổ xưa cho đến
nay như một mạch ngầm lặng lẽ mà vẫn dồi dào tràn chảy. Có thể nói, ký là một trong
những thể loại như vậy. Nói một cách khách quan, so với các thể loại khác thì ký ở vị trí
khiêm tốn và thường bị xem nhẹ hơn. Tuy nhiên, trong văn học thế giới nói chung, văn
học Việt Nam nói riêng, “với tư tưởng dân chủ mạnh mẽ, với tinh thần sẵn sàng “dấn
thân”, nhập cuộc, ký đã trở thành thể loại tiên phong nhất của dòng văn học thời kỳ đổi
mới, trên cơ sở tôn trọng hiện thực khách quan (tính xác thực của đối tượng “người thật
việc thật”, ký đã góp phần đắc lực vào việc phản ánh trung thực những vấn đề bức xúc,
nóng hổi nhất của đời sống hàng ngày” [65]
Trong lịch sử văn học nhân loại, ký đã có sức sống hàng nghìn năm. Ở Việt Nam,
các tác phẩm ký cũng đã xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng phải đến những năm 30 của thế
kỉ XX, ký mới thật sự được khẳng định như một thể loại đồng đẳng với các thể loại khác
với nhiều tác phẩm giá trị của các tác giả nổi tiếng. Từ đó đến nay, người viết ký không
phải là ít, nhưng có một vị trí và đóng góp đối với thể loại thì thật ít tên tuổi. Và, “Hoàng
Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ở nước ta vài chục
năm nay” [19, tr.847]. Nhiều người đã cho rằng đối với thể ký ở Việt Nam, sau Nguyễn

Tuân là Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT). Chính Nguyễn Tuân cũng đánh giá cao những
trang ký của HPNT là những trang văn “rất nhiều ánh lửa”. Có thể nói, trong dòng ký
hiện đại Việt Nam, ký của ông là sự tiếp nối sáng tạo và khẳng định sức sống bền bỉ của
thể loại. Với vị trí và đóng góp không nhỏ như vậy cho thể loại nói riêng, văn học Việt
Nam hiện đại nói chung, tên tuổi HPNT được bạn đọc trong và ngoài nước biết đến. Tuy
nhiên, trong thực tế, chỉ đến khi tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? được đưa vào
chương trình Ngữ văn 12, nhiều người mới thật sự quan tâm đến tác giả và tác phẩm
HPNT và đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về văn chương của ông một
cách hệ thống.
Là giáo viên dạy văn, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các tác giả có mặt trong
chương trình sách giáo khoa văn ở nhà trường. Từ dự thảo thay sách môn văn THPT của
Bộ Giáo dục và Đào tạo (bắt đầu triển khai từ năm 2004 -2005), các tác phẩm ký đã được
quan tâm hơn, trong đó có bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? của HPNT. Thực tế, ký là


thể loại còn nhiều mới mẻ và khó đối với học sinh nên không phải học sinh nào cũng
rung cảm sâu sắc trước những trang ký đẹp, tài hoa về quê hương đất nước. Hơn nữa,
thời đương đại, chiến tranh đã qua đi nhưng nỗi buồn chiến tranh vẫn lắng đọng âm thầm
mà hậu thế không phải ai cũng hiểu. Bên cạnh đó, trước những thách thức của thời kỳ hội
nhập, đời sống có nhiều biến động sâu sắc. Vì vậy, tìm đến những trang văn thấm đẫm
nỗi niềm trăn trở của HPNT, chúng ta sẽ thấy trân trọng cuộc sống hiện tại và không chỉ
thêm yêu Huế mà còn tự hào, yêu thương mảnh đất Việt hơn.
Với tất cả những lí do trên, xuất phát từ lòng say mê, yêu thích những trang hoa
của HPNT và mong muốn góp phần khẳng định vẻ đẹp con người, văn chương của tác
giả cũng như rút ngắn khoảng cách giữa bạn đọc với các tác phẩm của ông nói riêng, thể
ký nói chung, chúng tôi lựa chọn đề tài Văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc
nhìn thể loại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lấy mốc khởi nghiệp văn chương từ năm 1972 ở tuổi 35 khi tập bút ký Ngôi sao
trên đỉnh Phu Văn Lâu được xuất bản, cho đến nay, HPNT đã miệt mài hơn 30 năm trên

trường văn vinh quang có, nhưng cũng không ít nhọc nhằn. Chừng ấy năm với hơn chục
tập sách đã làm nên tên tuổi HPNT bởi “phần đóng góp khiêm tốn nhưng vô cùng quý
báu của Hoàng Phủ Ngọc Tường cho “Bản hợp xướng ngôn từ hoàng tráng của nền văn
học hiện đại” [19, tr.5]. Vì thế, những bài viết về con người và tác phẩm HPNT tương
đối nhiều. Tính đến nay có đến hàng trăm bài viết trên các báo, tạp chí, trang web. Tìm
hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề của những người đi trước, chúng tôi chỉ hệ thống lại
những bài viết, ý kiến giá có giá trị mà chủ yếu là những lời bàn của giới viết, bạn bè văn
nghệ sĩ về con người, tác phẩm HPNT và một số công trình luận văn, luận án những năm
gần đây.
Ngay từ những tập sách đầu tay, HPNT đã được nhiều người trong giới viết và
bạn bè văn nghệ sĩ quan tâm, ngợi ca. Nguyễn Tuân - ông hoàng của thể ký Việt Nam
trong bài Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa đã khẳng định vẻ đẹp ấm
nóng tình đời, tình người của những trang ký Hoàng Phủ. Sau bài viết của Nguyễn Tuân,
có nhiều bài viết khác cảm nhận về “chất lửa” trong văn HPNT như: nhà báo Phạm Xuân
Hùng với bài Lửa phù dung đăng trên Báo Quảng Trị số 5/1999; Ngô Minh Hiền với bài
Biểu tượng lửa trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường in trên Tạp chí Khoa học số
6/2004; Dạ Ngân với bài Hoàng Phủ Ngọc Tường - Nỗi niềm của lửa in trên báo Văn
Nghệ số tháng 12/2006.


Các tập sách tiếp theo, tên tuổi HPNT đã được khẳng định với một phong cách
viết ký đặc trưng đầy sáng tạo. Mỗi người có một cách cảm khác nhau về những trang ký
của ông nhưng có thể xếp theo các hướng cảm nhận sau:
Khẳng định ký HPNT lấp lánh sắc màu văn hóa, thấm đượm chất Huế, đau đáu
hướng về cội nguồn tiêu biểu là những bài viết: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” - Bút ký
sử thi của Hoàng Phủ Ngọc Tường của Giáo sư Trần Đình Sử (báo Văn Nghệ số
7/1987); Đọc bút ký “Rất nhiều ánh lửa” của nhà văn Nguyễn Văn Bổng; Ký văn hóa
của Hoàng Phủ Ngọc Tường của nhà văn Trần Thùy Mai (tạp chí Sông Hương số
05/2002), Chiêm cảm Huế di tích và con người của Hoàng Bình Thi; Hoàng Phủ Ngọc
Tường, một tâm hồn Huế của NSND, đạo diễn điện ảnh Đặng Nhật Minh (Tạp chí Sông

Hương số 05/2002).
Ngợi ca những trang ký của HPNT phản ánh chân thực, sinh động hiện thực chiến
tranh, hiện thực đời sống hiện đại và vẻ đẹp tâm hồn của một nhà văn “có cái tâm đỏ
thắm vì CON NGƯỜI vì TỔ QUỐC” có bài viết chia sẻ cùng HPNT của nhà văn Nguyên
Ngọc trong tập bút ký Rượu hồng đào chưa nhắm đã say (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2001);
Hoàng Phủ Ngọc Tường - người kể chuyện cổ tích chiến tranh của Phạm Phú Phong (tạp
chí Sông Hương số 161-06/2002); Nghĩ về văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường của Ngô
Minh (báo Văn hóa Nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh số 7/2002); Về việc giảng dạy thể ký và
Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chương trình văn học phổ thông của Tiến sĩ Lê
Trà My (Tạp chí Giáo dục số 49 năm 2006).
Khám phá vẻ đẹp văn chương của những trang ký trữ tình HPNT viết về thiên
nhiên có bài viết: Huế vẫn xanh và Tường vẫn trong (báo Văn hóa Thể thao số
2/11/1998) và Thế giới tồn tạo bởi sự lễ độ (Văn nghệ Trẻ số 22/8/1998) của nhà văn
Văn Cầm Hải; Người lễ độ với thiên nhiên của nhà báo Lê Đức Dục (báo Thừa Thiên
Huế số 2/1/2000); Xin được nói về Hoàng Phủ Ngọc Tường như một thi sĩ của thiên
nhiên của Lê Thị Hường (tạp chí Sông Hương số 161-7/2002); Hoàng Phủ Ngọc Tường
và nỗi ám ảnh hoa phù dung của Ngô Minh (báo Phụ Nữ số ngày 24/2/2005), Hoàng Phủ
Ngọc Tường và tài sản sông Hương của Kim Oanh (báo Tuổi trẻ số ngày 29/11/2008);
Vẻ đẹp của một dòng sông của Vũ Thị Luyến (tạp chí Văn học trẻ, số T5 (1888)/2009);...
Khâm phục tài năng, nghị lực, sức sống phi thường và sự “ham chơi” của HPNT
có bài viết: Đọc bút ký “Rất nhiều ánh lửa” của Hoàng Phủ Ngọc Tường của nhà văn
Nguyễn Văn Bổng (bài phát biểu trong buổi lễ trao giải thưởng văn học, Hội Nhà văn
Việt Nam 1981-1982); Viết về tập bút ký “ngọn núi ảo ảnh” của nhà thơ Hoàng Cát (báo


Văn Nghệ số 12/1999); Hoàng Phủ Ngọc Tường trong mắt tôi của nhà văn Nguyễn Xuân
Hoàng (báo Văn hóa và Đời sống, Xuân Quý Mùi); Từ A đến Z với Hoàng Phủ Ngọc
Tường của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (tạp chí Sông Hương số 161-7/2002); Hoàng Phủ
Ngọc Tường - người ham chơi của nhà thơ Ngô Minh (báo Tuổi trẻ số ngày 20/9/2007)
và Người theo "chủ nghĩa" mê đi của Hạnh Lê (báo Quảng Nam số 2/2007);...

Trên đây là một số lời đánh giá nhận xét về con người và văn xuôi HPNT, ngoài
ra, còn khá nhiều bài viết với tấm lòng trân trọng, yêu mến những trang hoa của ông mà
trong phạm vi luận văn có hạn chúng tôi đã không trích dẫn. Đó là các bài viết: Đọc
tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường (Đặng Tiến), Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn sống để
viết (Trần Thuỳ Mai), Đọc “Ai đã đặt tên cho dòng sông” nghĩ về chặng đường sáng tác
của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Phạm Phú Phong), Đọc Nhàn đàm của Hoàng Phủ Ngọc
Tường (Hoàng Sĩ Nguyên),...
Những năm gần đây, đã có sinh viên, học viên ở một số trường đại học lớn say
mê nghiên cứu, tìm hiểu văn chương HPNT để làm luận văn, luận án, như: Ký Hoàng
Phủ Ngọc Tường của Nguyễn Thị Bích Ngọc (Luận văn thạc sĩ khoa Ngữ văn, trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, 2002); Chất trữ tình trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường của
Luơng Thị Hiền (Khoá luận tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004; Bút ký
Hoàng Phủ Ngọc Tường của Phạm Thị Lan Anh (Khoá luận tốt nghiệp trường Đại học
Quốc Gia Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 2005); Hướng dẫn học sinh
đọc hiểu tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Phạm Quế Hằng (Luận văn tốt
nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005); Văn xuôi Nguyễn Tuân và
Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa của Ngô Minh Hiền ( Luận án tiến sĩ ngữ
văn, Viện Văn học, 2009); Đặc trưng nghệ thuật trần thuật ký Hoàng Phủ Ngọc Tường
của Vũ Thị Lệ Mỹ (Luận văn thạc sĩ khoa học văn học, Đại học Huế, trường đại học
Khoa học, 2009);...
Tóm lại, tìm hiểu lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy những bài viết đều đã nói
đến những nét tiêu biểu về con người và văn chương HPNT. Ông là nhà văn được đánh
giá cao với vị trí là một trong những đỉnh cao trong ký Việt Nam, có nhiều đóng góp cho
thể loại và văn học nước nhà. Tuy nhiên, những đánh giá đó mới chỉ là những lời nhận
xét chung, khái quát tùy theo tấm lòng của người yêu quí con người và văn chương
HPNT mà những công trình nghiên cứu hệ thống về văn chương HPNT còn rất ít. Vì
vậy, dựa vào cảm nhận, đánh giá quý báu của những người đi trước như những con
đuờng đã mở, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu hệ thống, cụ thể về văn chương HPNT dưới



góc nhìn thể loại, soi chiếu văn chương của ông theo các đặc trưng thể loại, góp phần
khám phá vẻ đẹp của những trang ký đầy sáng tạo của ông. Qua đó, con đuờng bạn đọc
đến với nhà văn Hoàng Phủ cũng như thể ký ngày càng rộng mở hơn.
3. Mục đích - đối tƣợng - phạm vi nghiên cứu
Mục đích
Mục tiêu mà luận văn xác định là: chỉ ra những đặc sắc nội dung và nét độc đáo
của nghệ thuật biểu hiện mang tính riêng của thể loại in đậm trên các trang văn xuôi của
HPNT.
Luận văn sẽ góp một tiếng nói khẳng định vị trí, đóng góp của HPNT về sự tiếp
nối và phát triển thể ký ở Việt Nam nói chung, ký trữ tình nói riêng qua những đặc trưng
của thể loại. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu này còn có ý nghĩa như một tài liệu
mang tính hệ thống cho những người yêu mến văn xuôi HPNT tìm đến để hiểu về thể ký
và con người, văn chương của ông.
Đối tƣợng - phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là văn xuôi HPNT dưới góc nhìn thể loại.
Phạm vi nghiên cứu là các sáng tác văn xuôi đặc sắc của HPNT, ở đó in đậm
những đặc trưng thể loại khẳng định tài năng, phong cách, đóng góp của tác giả khiến tên
tuổi của ông được tỏa sáng trên văn đàn văn học Việt Nam hiện đại. Cụ thể, chúng tôi tập
trung tìm hiểu các sáng tác văn xuôi của HPNT từ năm 1972 đến năm 2002 được chọn
lọc trong tuyển tập HPNT và các tập xuất bản sau năm 2002: Tuyển tập Hoàng Phủ
Ngọc Tường - tập 1: Nhàn đàm (Trần Thức tuyển chọn, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí
Minh, 2002); Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường - tập 2: Bút ký (Trần Thức tuyển
chọn, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2002); Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường tập 3: Bút ký (Trần Thức tuyển chọn, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2002); Huế di
tích và con người (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003); Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của
hoàng tử bé (Nhà xuất bản Trẻ, 2005); Miền cỏ thơm (Nhà xuất bản Văn nghệ, 2007)
Chúng tôi cũng mạnh dạn so sánh đối chiếu tác phẩm ký của HPNT với một số
tác phẩm của các nhà văn viết ký khác như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Vũ Bằng. Nhưng các
nghiên cứu, so sánh đó không được tách ra thành các chuyên mục riêng mà đặt trong hệ
thống với các tác phẩm của HPNT. Đặc biệt, việc so sánh không nhằm chỉ ra sự hơn kém
mà chỉ giúp phần hiểu sâu sắc hơn về những nét độc đáo trong sáng tác của HPNT.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:


Phương pháp thống kê - phân loại
Phương pháp so sánh - đối chiếu
Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp liên ngành
Kết hợp với các phương pháp nghiên cứu chính trên, chúng tôi còn sử dụng một
số phương pháp khác như phương pháp tiểu sử, phương pháp cấu trúc, để thấy được giá
trị nội dung, nghệ thuật độc đáo trong văn xuôi HPNT.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu (8 tr.), kết luận ( 5 tr.), tài liệu tham khảo (11 tr.), phần nội
dung của luận văn (100 tr.) gồm có ba chương:
Chƣơng 1: Khái lƣợc chung về thể ký và hành trình sáng tác của Hoàng Phủ
Ngọc Tƣờng
Chƣơng 2: Quan niệm nghệ thuật về đời sống và con ngƣời trong văn xuôi
Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng
Chƣơng 3: Một số phƣơng diện của nghệ thuật biểu hiện


NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ THỂ KÝ VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1.1. khái niệm về thể loại
Ký là một thể loại văn học thuộc phương thức tự sự lấy người thật, việc thật làm
đối tượng miêu tả và phản ánh. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa viết ký là sao chép y
nguyên cuộc sống. Sức hấp dẫn của ký là đem lại niềm tin cho người đọc với sự thuyết

phục của những trang văn vừa có vẻ đẹp văn chương, mỹ học, cảm xúc, vừa chân thực
bám sát cuộc sống. Nên, cũng như bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào, cuộc sống hiện thực
chỉ là cái cớ, là xuất phát điểm để nhà văn trình bày quan điểm thẩm mỹ của mình. Do
đó, để viết được những trang ký hay thì điều quyết định chính là tài năng chứ không phải
là sự tình cờ. Viết ký khó và viết nhiều mà hay thì càng không đơn giản chút nào nên
trong thực tế tồn tại nhiều quan niệm, cách tiếp cận khác nhau về thể loại này.
Có hai hướng quan niệm trái ngược nhau trong việc đánh giá thể loại ký. Nhiều
người, trong đó có cả các nhà văn, nhà phê bình văn học có cái nhìn “xem thường”, “hạ
thấp”, "thiếu tín nhiệm" đối với ký, coi ký “là công việc của tay trái, ký là thể loại đàn
em so với các thể loại văn học khác”, "là một loại thủ công nghiệp mang tính chất gia
công (...) là phương tiện để các nhà văn thời đại “lấy ngắn nuôi dài” (...) là một sản
phẩm văn học thứ cấp (sous litérature)”. [18. tr.163+164]. Đây là "những thành kiến vô
lý", "bất công và sai lầm"! Mặt khác, cũng có nhiều người đã khẳng định vị trí, vai trò
của ký. Trong đó, có nhiều ý kiến đồng nhất khi khẳng định tính chiến đấu của thể loại
này như: B.Pôlêvôi, một tác giả viết ký quen thuộc xem ký là thể loại văn học chiến đấu
có hiệu lực cao; Lỗ Tấn xuất phát xem tạp văn là thể loại “ngôn chí hữu vật”, góp phần
tham gia vào đấu tranh xã hội; Giáo sư Hà Minh Đức khẳng định: “Trong văn học nhiều
nước, bút ký góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung của văn học” [40, tr.213] và
“các thể ký văn học góp phần làm cho nền văn học cân đối, nhiều màu sắc và giàu tính
chiến đấu” [40, tr.211]; hay nếu Bùi Hiển xem ký là “vũ khí nhẹ, cơ động và hiệu lực, có


thể xông xáo trên khắp các mặt trận của chiến trường” [40, tr.212] thì nhà văn Tô Hoài
nhấn mạnh: “Từ chỗ bắt đầu như chỉ là những ghi chép có tính chất tài liệu, ký đã trở
thành một vũ khí lợi hại của các nền văn học tiến bộ và cách mạng trong cuộc đấu tranh
chống kẻ thù giai cấp và xây dựng xã hội” [40, 212];...
Tuy nhiên, để xác định khái niệm thể loại ký thì không đơn giản chút nào nên Tô
Hoài cho rằng: “Ký cũng như truyện ngắn, truyện dài hoặc thơ, hình thù nó đấy, nhưng
vóc dáng nó luôn luôn đổi mới, đòi hỏi sáng tạo và thích ứng. Cho nên càng chẳng nên
trói nó vào một cái khuôn” [53. tr.422]. Do đó, tồn tại rất nhiều cách tiếp cận khác nhau

về ký. Có những ý kiến cho rằng ký nằm giữa ranh giới của các thể loại khác nhau như:
“Ký là một biến thể của loại tự sự” (Gulaiép), là “thể loại nằm giữa nghiên cứu và thơ”
(M.Gorki); là “thể loại nằm giữa truyện ngắn và thơ" (Phạm Hổ); hay theo Từ điển thuật
ngữ văn học thì ký là: “một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học,
gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật
ký, tuỳ bút,…” [42, tr.137]. Giáo sư Hà Minh Đức, Phương Lựu, Trần Đình Sử gặp nhau
trong việc định nghĩa ký là thể văn xuôi tự sự với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu
hiện, bình luận về những sự kiện và con người có thật trong cuộc sống, nên phải tôn
trọng tính xác thực với mức độ hư cấu trong một giới hạn nhất định. Hoàng Ngọc Hiến
thì định nghĩa: “Trong nghiên cứu văn học Việt nam đương đại ký là một thuật ngữ được
dùng để gọi tên một thể loại văn học bao trùm nhiểu “thể” hoặc “tiểu thể”: bút ký, hồi
ký, du ký, ký chính luận, phóng sự, tuỳ bút, tản văn, tạp văn, tiểu phẩm (ét-xe)…” [43,
tr.5]... Như vậy, trong các thể loại văn học, ký có một tọa độ khá đặc biệt và mong manh
ranh giới giữa tự sự, trữ tình, báo chí.
Ký có nghĩa gốc là ghi. Đó là những ghi chép về đời sống thường nhật, về văn
hoá, lịch sử, thiên nhiên,… Nhưng, sự ghi chép cũng có nhiều dạng thức nên ký không
phải là thể loại thuần nhất mà bao gồm nhiều hình thức ghi chép và biểu hiện cuộc sống
như ký sự, phóng sự, bút ký, hồi ký, nhật ký, du ký, tuỳ bút, tiểu phẩm văn học, bút ký
chính luận,… Mỗi tiểu loại này đều xuất phát là ghi chép nhưng có những điểm riêng xác
định. Chúng tôi điểm qua một số tiểu loại xuất hiện nhiều trong văn xuôi HPNT là:
Tuỳ bút: Từ trong truyền thống phương Đông, tuỳ bút đã được xác định là một
thể loại văn xuôi thực sự tự do, phóng túng, không bị ràng buộc bởi những khuôn khổ có
tính quy phạm, cả về nội dung tư tưởng và cách thức thể hiện. Hiểu theo cảm tính, tuỳ
bút là những trang văn xuôi mà nhà văn tùy theo ngòi bút mà đưa đẩy như Nguyễn Tuân
từng quan niệm: "Nguyên tắc quan trọng nhất của tùy bút là không có nguyên tắc gì cả".


Trong Hán việt từ điển giản yếu thì tác giả Đào Duy Anh giải thích tuỳ bút là "tuỳ thời
mà biên chép", nghĩa là ngoài cảm xúc chủ quan của người viết, tùy bút còn chịu sự chi
phối của hoàn cảnh khách quan. Có thể hiểu một cách chung nhất, tùy bút là sự ghi chép

về những con người và sự kiện cụ thể có thực và qua đó, tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư,
nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiê ̣n tại.
Bút ký: là một bộ phận của ký văn học, bút ký được xếp vào thể loại trữ tình.
Những trang bút ký kết hợp việc ghi chép con người, sự kiện cùng với việc bày tỏ cảm
xúc, suy nghĩ, tư tưởng tác giả. Đây là “một thể loại phóng khoáng, tự do mà cá tính
nghệ sĩ thường trực tiếp tham gia vào đặc điểm thể loại” [40, tr.206]. Bút ký không chỉ
có những trang thi vị ngọt ngào đằm thắm mà còn có những trang chính luận phản ánh
hiện thực đời sống ở cái thế trực tiếp, bày tỏ thái độ thẳng thắn đấu tranh, phê phán,
châm biếm.
Nhàn đàm: Theo Từ điển Tiếng Việt, nhàn đàm là “bàn về những vấn đề không
quan trọng và không có trọng tâm” [57, tr.704]. Tuy nhiên, nhàn đàm nói ở đây không
phải là một cách nói về những việc vô nghĩa, “không quan trọng” mà là một tiểu loại của
ký. Hòa cùng đời sống báo chí sôi động thời kì đổi mới, báo Thanh Niên mở mục Nhàn
đàm để khuyến khích tiếng nói chân thực, dân chủ, cởi mở về những vấn đề xã hội.
HPNT là một trong những nhà văn đã tham gia đắc lực chuyên mục này với những bài
viết ngắn gọn, sắc sảo mang phong cách báo chí. Ở đây, nhà văn chủ yếu hướng ngòi bút
của mình vào những vấn đề nhức nhối đang đặt ra trong cuộc sống, song đôi lúc, nhàn
đàm cũng là nơi HPNT gửi gắm một triết lí sống, một quan niệm nhân sinh, có khi là một
thú vui, một dòng xúc cảm chợt ùa đến,… và nhất là ông được tự do đàm theo lối riêng
của mình. Đối với ông, nhàn đàm “là một thể loại bút ký cực ngắn và chỉ triển khai một
vấn đề”. Tìm hiểu tản văn Việt Nam thời kì đổi mới, Lê Trà My cho rằng: nhàn đàm của
HPNT từ cuối thập kỉ 90 và những năm đầu thế kỉ XXI “như một sự tái sinh thể loại đã
được Tản Đà khơi nguồn từ những năm đầu thế kỉ XX” [105]. Hoàng Sỹ Nguyên thì
nhận xét: “nhàn đàm mà không nhàn chút nào cả”, đó là “những chữ màu huyết dụ của
máu con chim yến nhả ra xây tổ” [18, tr.11].
Truyện ký: là thể loại có tính chất trung gian giữa truyện và ký nên tác phẩm
thường có cốt truyện hoàn chỉnh tập trung vào việc trần thuật một nhân vật, thường là
những danh dân về khoa học, nghệ thuật; những anh hùng trên mặt trận chiến đấu và sản
xuất; những chính khách; những nhà hoạt động cách mạng;...



Mỗi tiểu loại trên có những nét riêng nhưng về cơ bản đều mang đặc trưng chung
của thể ký như là nền tảng của thể loại đã trầm chắc, lắng đọng trong suốt chặng đường
hình thành và phát triển. Đọc ký của HPNT, có tác phẩm là truyện ký, có tác phẩm là
nhàn đàm, có tác phẩm là bút ký, tùy bút, nhưng tất cả các tác phẩm của ông đều bám sát
đặc trưng cơ bản “người thật việc thật” của ký. Tuy nhiên, điều đặc biệt là ký HPNT
không bị khuôn theo đặc trưng đó một cách cứng nhắc mà phần lớn các tác phẩm đều
thấm đẫm chất trữ tình. Vì thế, dù viết theo tiểu loại nào của ký, HPNT cũng khẳng định
một phong cách đặc trưung của người sở trường với dòng ký trữ tình.
1.1.2. Những đặc trƣng thể loại
“Về ký, thực tế là không thể nói đến cái gì xác định được đặc trưng thể loại của
nó” [53, tr.421]. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là việc tìm hiểu ký rơi vào con
đường bế tắc và ký là cái gì đó chung chung, đại khái chỉ là một tên gọi chứ không có
hồn cốt riêng. Vậy, đặc trưng riêng của thể loại này là gì? Để trả lời câu hỏi này, trước
hết cần phân biệt ký báo chí và ký văn học: “Ký văn học và ký báo chí giống nhau ở chỗ
đều tôn trọng tính xác thực và tính thời sự. Nhưng ở ký báo chí tính xác thực phải được
đảm bảo ở mức tuyệt đối, và tính thời sự cũng mang tính chất thật cấp bách, có khi hằng
ngày hằng giờ. Ký văn học không đòi hỏi như vậy, ngược lại nó đề ra yêu cầu cao hơn về
chất suy nghĩ về tình cảm của chủ thể” [53, tr. 419]. Do dó, có thể xác định rõ hơn đặc
trưng cơ bản của ký văn học
Bất cứ thể loại văn học nào cũng bắt nguồn từ cuộc sống. Tuy nhiên, mỗi thể loại
lại có mức độ phản ánh cuộc sống khác nhau, và ký là thể loại "quan tâm đến hiện thực
mãnh liệt". Cụ thể, “Từ trong nguồn của sự sống mà ra, các thể ký văn học có những mối
liên hệ chặt chẽ, sâu xa với hiện thực xã hội. Nguyên tắc tiếp cận và phản ánh hiện thực
cuộc sống sẽ là cơ sở để tìm hiểu đặc điểm của tác phẩm ký” [40, tr.217]. Tôn trọng tính
xác thực của đối tượng miêu tả, tác phẩm ký chủ yếu nhằm thông tin sự thật. "ký sự có
địa chỉ chính xác của nó” [53, tr.426] nên đòi hỏi người viết phải là người tham dự, có
mặt chứng kiến hoặc được nghe kể lại một cách tỉ mỉ sự việc bởi điều này góp phần quan
trọng xác minh sự thật và tính xác thực của việc miêu tả. Với đặc trưng phản nổi bật là
ánh chân thực cuộc sống của ký như vậy, nhiều người quan niệm ký không được phép hư

cấu. Pôlêvôi quả quyết chắc chắn: “ký sự nhất thiết không được hư cấu” [53, tr.429].
Cũng với quan điểm này, nhà văn Bùi Hiển nói: “Thêm hư cấu hoặc để đưa đẩy sự việc
hoặc để dấu ấn nhưng kết quả chỉ khiến cho sự việc trở thành thực thực, hư hư trong trí
người đọc, không có lợi” [53, tr.428]. Tuy nhiên, ký không phải là những trang văn


“thật” đến mức tuyệt đối. Nhà văn vẫn có thể hư cấu qua vai trò trung gian của chủ thể và
"dù ở dạng này hay dạng khác, cái “quyền hư cấu” vẫn quay trở lại trong tay nhà văn
một cách không có gì cản nổi.” [20, tr.175+176].
Một đặc trưng quan trọng làm tạo thành nét riêng thể loại nữa của ký là “sự hợp
nhất truyện và nghiên cứu”. Đến với ký, chúng ta có thú vị được khám phá tìm hiểu
nhiều thông tin mới lạ. Nói như vậy không có nghĩa tác phẩm thuộc các thể loại khác
không có giá trị này nhưng trong ký, tác giả có một khoảng rộng để đưa những thông tin
mang tính chất nghiên cứu đa dạng, phong phú về nhiều ngành như lịch sử, địa lý, văn
hóa, triết học, sinh học,… HPNT cho rằng: "giữa thời đại chúng ta, nhà văn không thể tự
cho phép mình xa lạ với mọi rung động khoa học" [20, tr.169] và khẳng định: "Trong
lĩnh vực của mình, nhà văn bút ký trước hết được tin cậy như một nhà khoa học thông
báo về các hiện tượng, trong thái độ tôn trọng sự-kiện-tính (facticité) của những gì đã
xảy ra" [20, tr.168]
Có những tác phẩm văn học trực tiếp thể hiện suy nghĩ của nhà văn, cũng có tác
phẩm “như tảng băng trôi” mà tư tưởng ngầm chìm để người đọc tự khám phá. Viết về
những điều mắt thấy tai nghe, ký như một mũi nhọn trực tiếp thể hiện suy nghĩ, quan
điểm, tư tưởng của tác giả. Về đặc trưng này, có người gọi ký là “sự nhức nhối của trí
tuệ”. Và, “Ký có thể phản ánh bất kỳ sự thật nào trong xã hội, kể cả những điều khủng
khiếp nhất. Vấn đề là ở cách nhìn và thái độ tiếp cận” [43, tr.14]. Như vậy, nhà văn tỉ mỉ
quan sát, ghi ghép, miêu tả,… tưởng chừng như lạnh lùng nhưng thực ra để có được
những trang ký đã phải lao động trí óc cực nhọc với sự nhức nhối chân thành để đưa ra
những ý kiến, quan điểm, suy nghĩ mà không bị rơi vào phiến diện, áp đặt chủ quan.
Một số đặc trưng cơ bản của thể loại như trên chính là căn cứ để chúng tôi tiếp
cận tác phẩm của HPNT và thấy được vai trò của tác giả là một trong những người đã

góp phần đặt một mảng màu tô thêm vẻ đẹp cho thể loại.
1.2. HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG
1.2.1. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937 tại Huế. Nguyên quán ở
làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Nhưng, Huế chính là nơi tác giả “đã
sinh ra, lớn lên, đã tranh đấu và chiến đấu, đã yêu thương, đã sống một đời công dân và
một cuộc đời riêng tư” [20, tr.31], là linh hồn, máu thịt của những trang văn Hoàng Phủ.
Xuất thân từ một gia đình chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho học và các thế hệ đi trước
"chìm đắm trong mùi hương sách vở của các Nho sĩ Trung Quốc với bộ văn phòng tứ


bảo riêng, là bút, nghiên, giấy, mực" [24, tr.99], tâm hồn HPNT đã in dấu "tửu, thư, hoa,
mộng" và ảnh hưởng không nhỏ tới các trang văn.
HPNT đã có những giai đoạn sống khác nhau. Từng tốt nghiệp Đại học Sư phạm
Sài Gòn khóa I ban Việt Hán năm 1960, là cử nhân Triết Đại học Văn khoa Huế năm
1964, và trong quãng thời gian từ 1960 đến 1966 dạy học tại trường Quốc Học Huế.
Những năm 60, không khí đấu tranh của nhân dân cả nước chống Mỹ sôi động khắp nơi,
từ tâm trạng mệt mỏi đối diện với những giờ dạy, HPNT đã bắt đầu tìm hướng đi đích
thực cho mình. Năm 1963, ông tham gia phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên và
tri thức Huế với tư cách là Tổng thư kí Tổng hội Sinh viên Huế. Và từ năm 1966 đến
năm 1975, ông thực sự hoà mình vào cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ mà vinh
quang. Những năm tháng đó không dài nhưng “giống như ý niệm hạt nhân của nguyên
tử, mang toàn bộ trọng lượng” [24, tr.149], nó in dấu ấn sâu đậm xuống mọi suy nghĩ,
buồn vui suốt cuộc đời nhà văn. Sau giải phóng, HPNT tham gia công tác quản lý tại các
Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Năm
1998, căn bệnh hiểm nghèo đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự nghiệp sáng tác của
ông. Từ ngày bệnh, “người ham chơi” HPNT không thể đi lại, cũng không thể cầm bút
viết. Tuy nhiên, hơn chục năm nay, tác giả vẫn từng ngày chiến đấu và chiến thắng căn
bệnh nghiệt ngã với việc viết văn bằng... miệng! Sự lên đường bằng trí tuệ, hoài niệm, kí
ức, nghị lực,... của ông đã để cho đời những trang văn lấp lánh giá trị văn hóa, nghệ

thuật, lịch sử.
Cả cuộc đời cầm bút, HPNT đã xuất bản hơn chục tập sách: Ngôi sao trên đỉnh
Phu Văn Lâu (Bút ký,1972); Rất nhiều ánh lửa (Ký, 1979); Ai đã đặt tên cho dòng sông
(Bút ký1984); Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984); Người hái phù dung (Thơ,
1992); Hoa trái quanh tôi (Bút ký, 1995); Huế di tích và con người (Bút ký, 1996);
Người ham chơi (Nhàn đàm, 1998); Ngọn núi ảo ảnh (Bút ký, 2000); Trong mắt tôi (Bút
ký phê bình, 2001); Rượu hồng đào (Bút ký, 2001); Miền gái đẹp (Nhàn đàm, 2001);
Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường (4 tập, 2002); Trịnh Công Sơn và cây đàn Lya của
Hoàng tử bé (Bút ký văn hoá, 2005); Miền cỏ thơm (Bút ký, 2007). Ông đã được nhận
một số giải thưởng văn học như: Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (1980); Tặng
thưởng Văn học Uỷ ban toàn quốc LH các Hội VHNT Việt Nam (1999, 2008); Giải A
giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (1998 - 2003); Giải thưởng Nhà nước về Văn học
Nghệ thuật năm 2007. Một đời theo sự nghiệp văn chương với những trang văn chắt chiu


từ vị muối mặn cuộc đời và được trao các giải thưởng Văn học Nghệ thuật như trên, ông
xứng đáng là nhà văn có đóng góp quan trọng cho thể ký và văn xuôi Việt Nam hiện đại.
1.2.2. Hành trình sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng
Trong quá trình sáng tác, các nhà văn có phương pháp chiếm lĩnh đời sống, thể
hiện các quan niệm thẩm mĩ với hiện thực và có những cách xây dựng hình tượng khác
nhau. Đó là con đường tới một thể loại văn học nào đó mà nhà văn đã định và ghi dấu ấn
riêng của mình. HPNT khi bắt đầu sáng tác đã viết một truyện ngắn (Chuyện một người
đi qua sa mạc) và tiểu thuyết (Cửa rừng). Sau đó, cái duyên nghề nghiệp và tài năng
cùng với sự dũng cảm xuất phát từ tâm huyết của người nghệ sĩ đã đưa HPNT đến với ký
và thơ. Ông đến với ký có lẽ vì hai lí do chính. Thứ nhất, theo như tác giả tâm sự, viết ký
"chẳng qua là việc vá lại chiếc áo cừu của thực tế. Và cũng là “nối nghiệp cơ cừu” cha
mẹ truyền lại" [117]. Thứ hai, ký là thể loại phù hợp với cá tính, con người HPNT. Hơn
nữa, theo quan niệm của nhà văn: "bút ký - ký là một thể loại văn học có thể diễn tả mọi ý
muốn sáng tác của con người” [83] mà sau khi ra khỏi chiến tranh ông càng thấu hiểu
hơn: “tôi nghiệm ra một điều là tôi cần phải nói gì về trải nghiệm, tiểu thuyết và truyện

ngắn có vẻ như không giúp được tôi điều này. Thế là tôi chọn ký, tôi có thể nói tuỳ thích
những gì đang diễn ra trong tâm hồn tôi, những trải nghiệm đẹp và cả khổ đau nữa.”
[90]. Đây cũng là xu hướng của thời đại và văn học Việt Nam bắt đầu thời kỳ đổi mới (từ
năm 1986). Hòa cùng với dòng chảy này, ký của HPNT “nhìn thẳng vào sự thật”, nói lên
sự thật bằng cái tâm chân thành của người nghệ sĩ với một phong cách, cá tính riêng độc
đáo. Chúng ta nhắc đến HPNT bởi trong dòng chảy chung với những đặc trưng cơ bản
của thể loại, ký của ông vẫn có những hồn nét riêng không lẫn với bất cứ ai.
HPNT cũng có những quan niệm sâu sắc, đúng đắn về ký, góp phần bác bỏ
“những thành kiến vô lý” của nhiều người thiếu thiện cảm với thể loại này. Đối với ông,
ký chưa bao giờ là một thể loại thấp trong văn học mà nó có vị trí ngang hàng với các thể
loại khác: “tuổi của ký xem ra cũng đã già gần bằng thi ca, và cũng giống như thi ca, cho
đến bây giờ, nó vẫn giữ được sức trẻ trung, khỏe mạnh” [20, tr.165], và: “Ký không phải
là thừa so với truyện ngắn, ký cũng không phải là thiếu so với tiểu thuyết” [20, tr.166].
Trong bài viết Một vài suy nghĩ về thể ký, HPNT đã bàn tới một số đặc trưng của thể ký
với những kiến giải riêng, thuyết phục. Ông cho rằng “nhiệm vụ thông báo” là “lí do tồn
tại thiết yếu của bút ký" [20, tr.168] và ký có khả năng “chuyên chở đến cho người đọc
những hiểu biết cần thiết trên mọi lĩnh vực thông tin của khoa học” [20, tr.168]. Đặc biệt,
để thực hiện nhiệm vụ thông báo, lượng thông tin trong ký phải “có thực, tất cả phải


được đảm bảo bằng thực chứng” [20, tr.170]. Chân thực nhưng không đến mức cực đoan
cho rằng phải tuyệt đối sự thật một trăm phần trăm mà theo HPNT, ký vẫn được phép hư
cấu thể hiện sự “khéo léo” hay cũng chính là tài năng của tác giả: “Một bút ký giỏi theo
tôi phải là một sự hư cấu được ráp lại từ những mảnh thực tế khác nhau như những
mảnh vá nhưng không làm lộ mối chỉ và nếp gấp” bởi: “Ký là thật, không hư cấu, hoặc
phải có cách viết mà độc giả không cho đó là hư cấu” [112]. Những quan niệm của
HPNT về phạm vi, cách thức hư cấu trong ký đã phần nào hoá giải được sự mâu thuẫn
giữa những vấn đề có tính nguyên tắc giữa một bên là lượng thông tin xác thực trong ký
và một bên là quyền sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, góp phần tháo gỡ sự băn khoăn và
lúng túng của không ít nhà văn cầm bút sáng tác ở thể loại này. Bằng thực tế viết ký của

bản thân trong suốt quá trình hơn nửa đời người, HPNT đã rút ra những kinh nghiệm
sáng tạo nghệ thuật thiết thực và bổ ích dành cho những người viết ký. Đó không chỉ là
yêu cầu đối với người viết ký mà còn là những yếu tố không thể thiếu đối với bất cứ ai
muốn theo nghề viết. Ông cho rằng, muốn viết được ký, nhà văn phải “luôn luôn tự đặt
mình trước những kỷ luật nghề nghiệp rất khắt khe, phong phú trong tư liệu, chính xác
trong hiểu biết và trung thực trong tất cả những gì rút ra từ thế giới nội tâm của người
viết”. Ngoài việc chịu khó đọc sách, ông cũng đặc biệt nhấn mạnh tới tầm quan trọng của
việc đi và sống trước khi viết: "các nhà văn trẻ nên tranh thủ đi thật nhiều (...) đi để
quan sát cuộc sống để nó thấm vào người.” [83]. Sự trải nghiệm thực tế đối với người
viết ký là quan trọng và cần thiết nhưng hơn thế, lượng thông tin thu lượm được từ thực
tế chỉ thật sự có giá trị khi nó đã được thanh lọc qua tâm hồn người viết ký bởi “văn
chương đòi hỏi cái gì hơn cả máu.” [112]. Những quan niệm của HPNT về thể loại là sự
chắt lắng đong đầy của cả một đời cầm bút. Ông đã hướng suy nghĩ của mình vào những
vấn đề mấu chốt của thể ký, nhất là những vấn đề còn nhiều tranh luận để bày tỏ quan
niệm riêng với những kiến giải hợp lí. Và thực tế không chỉ là những quan niệm suông
mà nhà văn đã khẳng định qua một loạt trang ký sắc sảo, tài hoa của mình. Đây chính là
hướng đường giúp chúng tôi triển khai cụ thể hơn phần nội dung tiếp theo của luận văn.


Chƣơng 2
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ
CON NGƢỜI TRONG VĂN XUÔI HOÀNG PHỦ NGỌCTƢỜNG

2.1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRONG VĂN XUÔI
HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG
"Văn học là nhân học" (M. Gorki) nên trang văn trước hết phải là những trang
đời với bộn bề cuộc sống, thân phận, kiếp người. Qua đó, tác giả thể hiện quan điểm
nghệ thuật về đời sống xã hội và con người. Ký là thể loại tôn trọng sự thật đòi hỏi nhà
văn phải phản ánh “người thật việc thật” với một phạm vi hư cấu có hạn. Đến với những
trang văn xuôi thuộc thể ký của HPNT, quan niệm nghệ thuật về đời sống xã hội và con

người được thể hiện đậm nét dưới nhiều cách nhìn, cách tiếp cận khác nhau của tác giả.
2.1.1. Những trang văn bám sát hiện thực cuộc sống
Đi dọc chiều dài đất nước; lăn lộn trên mặt trận ác liệt trong những năm chiến
tranh; mạnh mẽ, dũng cảm trên mặt trận đổi mới thời bình, HPNT đã có những trang văn
phản ánh chân thực, sinh động hiện thực đời sống xã hội: từ hành trình chinh chiến đến
hoà bình xây dựng, hàn gắn vết thương sau chiến tranh và những vấn để bức xúc thời
hiện đại.
Với ưu thế của thể loại, HPNT đã tạo dựng lại bằng con chữ những thời khắc
chiến tranh máu lửa, đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc, ghi lại những
hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, đứng vững trước mọi thử thách ngặt
nghèo một cách chân thực và có tính thời sự. Rời bục giảng, HPNT hòa mình vào cuộc
kháng chiến của toàn dân chống giặc Mỹ xâm lược. Nhà văn đã lấy máu “làm mực”,
“trải đời” “làm giấy”, để viết những trang sử bằng văn chân thành về cuộc chiến tranh


chống Mỹ. Sau chiến tranh, độ lùi thời gian với những chuyến đi thực tế tới những miền
đất nóng bỏng trong cuộc chiến và trực tiếp gặp những người thực, việc thực đã khiến
những suy ngẫm về chiến tranh và cuộc sống của ông càng sâu lắng hơn. Nhà văn đã tái
hiện chân thực, khá chi tiết về tội ác, sự thất bại của giặc và quá trình chiến đấu anh dũng
của quân dân Việt Nam với cái nhìn chân thật của người đã từng trải qua và thấm hiểu
"nỗi buồn chiến tranh".
Tội ác của đế quốc Mỹ đến nay vẫn để lại nỗi đau trên đất và người Việt. Tội ác
đó cũng được ghi lại trong nhiều tác phẩm nghệ thuật. HPNT đã thêm tiếng nói của mình
qua các bài ký chân thực như Hành lang của người và gió, Đánh giặc trên hàng rào điện
tử, Vành đai trong lửa, Miếng trầu đỏ, Bản di chúc của cỏ lau, Đất Mũi,… để viết lên
những lên những bản cáo trạng đanh thép tố cáo kẻ thù. Tác giả đã tái hiện đậm nét
không khí bức bối, ngột ngạt, "bỏng rẫy" và cả đau thương bọn địch gây ra ở các làng
quê trong chiến dịch tố cộng, diệt cộng: “Cuộc tàn sát diễn ra khắp nơi, ác liệt, khẩn
trương, như thể là bọn chúng tranh thủ thì giờ để giết người” [19, tr.476]. Mỹ Diệm thực
hiện “chiến tranh một phía” với các biện pháp đàn áp dưới chiêu bài tố Cộng hết sức

khốc liệt là cái máy chém, chôn sống người, đập vỡ đầu, thiêu cháy tàn rụi, đòn roi vun
vút,... Vùng đất đỏ Gio Linh là mảnh đất ghi dấu tội ác của kẻ thù khi chúng tiến hành
các trận càn và xây dựng cái hàng rào điện tử Mác-ma-ra. Qua một chuyến đi thực tế khá
dài ngày, trực tiếp gặp gỡ những con người đã lăn lộn nhiều năm trong cuộc chiến đấu
với cái hàng rào quỷ quái, tác giả thuật lại chi tiết, sinh động lịch sử hình thành và thất
bại của kẻ thù trong kế hoạch tàn độc này. Những con số ghi dấu tội ác của chúng khiến
nguời ta phải giật mình: “Ở Cồn Tiên, trên diện tích hai trăm hécta đất được giải phóng,
đã thu hồi 62.425 quả mìn, và với một trăm ba chục héc ta của Dốc Miếu, con số là
75.000 quả.” [19, tr.232]. Điên cuồng rào làng, dồn dân vô ấp chiến lược, kẻ thù đã khiến
những người dân buộc phải rời làng mạc, có những nơi sau chiến tranh tính lại dân bám
trụ "cứ ba người thì chết một” [19, tr.490+491]... Đặc biệt, đọc những trang ký rực lửa
căm hờn trong Vành đai trong lửa, tưởng như những trang sử đau thương, bi ai của bao
năm trước hiện về. Giặc Minh xưa kia là:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”
(Bình Ngô đại cáo)
Và nay là: “…trong một trận càn vào vùng giải phóng, bọn lính thuỷ đánh bộ Mỹ
đã giết một lúc 145 người, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em, trong đó 115 người đã


chết ngay chỉ trong mười lăm phút đầu của trận càn. Gia đình ông Cương có sáu người
đều gục chết bên mâm cơm, một em bé bị báng súng đánh dập đầu, còn lại những bát
cơm chan canh và máu. Mẹ con chị Nhớ, mẹ bị bắn chết, đứa bé mới sinh hai hôm bị
chúng xé làm hai mảnh ném vào lửa…” [19, tr.488]... Tàn sát con người, kẻ thù còn rải
chất độc tàn sát cả thiên nhiên. Nhà văn xót xa khi đặt chân đến đâu cũng thấy thiên
nhiên chảy máu và tàn lụi. Kẻ thù rải chất độc da cam “như những cơn mưa độc thời
mông muội” khiến cỏ khô cũng không tồn tại nổi và nhiều khu rừng đã biến mất.
Chiến tranh, dù nhìn từ phía nào cũng là bi kịch, là sự đổ máu và cái chết có thể
đến bất cứ lúc nào với bất cứ ai. Vì thế, viết về chiến tranh nếu chỉ tô hồng, lí tưởng, lãng
mạn một chiều sẽ không có được những trang sử chân thực. Nhà văn, hơn ai hết là những

người thư kí trung thành của thời đại sẽ phải viết bằng chính trái tim đau của mình một
cách chân thực và nghiêm cách bởi: “mọi cách mô tả có tính chất hào nhoáng về chiến
công đều thuộc phạm trù của chủ nghĩa lãng mạn, thậm chí còn bộc lộ cái phi đạo lí của
một kẻ đứng ngoài cuộc, thích kể chuyện đùa về xương máu” [19, tr.510]. HPNT đã
không ngại kể ra những đau thương, mất mát và đôi khi là cả những con số trần trụi để tố
cáo tội ác của kẻ thù. Đọc ký viết về chiến tranh của ông, có những hình ảnh còn ám ảnh
ta mãi như: “Hoàng nằm sõng soài trên sạp, máu từ bụng chảy ra đọng thành một đám
đen cạnh hông, cánh tay bên trái đã cụt mất phần trước khuỷu, với ống tay áo bị xé
mướp, thi thể của Hoàng nghe đã nặng mùi...” [19, tr.601]; “…trong nách, trên đầu
Bình, dòi dã làm tổ trong những vết thương, từng con bằng mút đũa, ôm lấy nhau từng
cục như quả chanh, mỗi lúc dội nước ròi lại rơi lả tả xuống đất…” [19, tr.631]; “chúng
nó đánh đập, tra tấn chị hết sức đau đớn, cuối cùng nó mổ bụng moi gan chị, chị nhìn
thấy hòn mật của mình ngay trước mắt, vẫn cắn răng không hé ra nửa tiếng, lặng lẽ hi
sinh” [19, tr.503];... Những hình ảnh đau thương này không chỉ tố cáo tội ác của kẻ thù
mà còn giúp hậu thế thấu hiểu sâu sắc nỗi đau chiến tranh với bao hi sinh mất mát của
thế hệ cha ông đúng như nhà văn Nguyên Ngọc đã nói: “Tôi nghĩ tôi phải cảm ơn Hoàng
Phủ Ngọc Tường vì bức tranh hết sức hiện thực về chiến tranh (…) Ta rất cần một bức
tranh chân thực, tỉnh táo như vậy, để mà thực sự hiểu về nhân dân của mình, nhân dân
hôm qua và, do đó, từ đó, nhân dân hôm nay” [19, tr.849].
Giặc xâm lược cuồng bạo với vũ khí giết người hàng loạt dường như bất lực
trước ý chí của con người Việt. Quả là: “Có một thời kỳ lạ như vậy, Tổ quốc đã tạo ra
nhân cách lớn lao cho những đứa con của mình, ngang tầm với những vị thánh” [19,
tr.604]. Bằng tâm huyết của một người từng trầm cả tuổi trẻ của mình trong phong trào


thanh niên Huế, HPNT đã làm sống dậy những cuộc biểu tình, đấu tranh rầm rộ của sinh
viên yêu nước với sức mạnh của “cái tôi thứ hai” sẵn sàng nhảy vào lửa”. Không chỉ tái
hiện không khí đấu tranh của thanh niên, học sinh và người dân Huế, nhà văn còn tái
hiện một bức tranh hiện thực rộng lớn về cuộc chiến đấu anh dũng của nhiều lớp người,
nhiều thế hệ ở khắp vùng miền. Đó là những người con anh dũng của làng Trà đã tự đốt

cháy mình để vẹn toàn tấm lòng với cách mạng (Miếng trầu đỏ); những người du kích
chiến đấu với hàng rào Mác Na-ma-ra quỷ quái đầy mìn bom (Đánh giặc trên hàng rào
điện tử); những người đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vẫn viết bằng máu những lời
thiêng liêng như thông điệp truyền đến thế hệ sau (Bản di chúc của cỏ lau);... Và đặc biệt
là câu chuyện về Bình - người cộng sản có nghị lực phi thường đã bao lần vượt qua ranh
giới mong manh của sự sống cái chết (Bản di chúc của cỏ lau). Ý chí và nghị lực của anh
là đại diện cho cả quê hương bởi: “Thế giới chưa có ai dùng tới ba trăm bảy chục lọ
pênixilin loại hai triệu đơn vị. Cũng quả là miền Nam anh hùng” [19, tr.636]. Chính
những con người như anh đã góp phần thắp bùng lên ngọn lửa niềm tin chiến thắng trong
quân dân ta. Làm nên thắng lợi chấn động địa cầu còn có công lao của cả tập thể, quần
chúng nhân dân. Nhân dân là những người đùm bọc cán bộ cách mạng cũng là người trực
tiếp tham gia đấu tranh, góp công, góp máu làm nên chiến thắng. Ta gặp rất nhiều hình
ảnh những bà mẹ, những người phụ nữ, những em nhỏ yêu nước trong tác phẩm của
HPNT viết về chiến tranh. Có những người mẹ "sau khi qua đời còn truyền lại trong ký
ức của nhân dân những sự tích chiến công không thể nào ghi chép hết" [19, tr.490] như
mẹ E (Miếng trầu đỏ); mẹ Thỏa (Đêm chong đèn nhớ lại), mẹ Duyến (Đánh giặc trên
hàng rào điện tử), mẹ Phan thị Sâm (Vành đai trong lửa)... Biết bao người phụ nữ như
chị Cầm (Miếng trầu đỏ), chị Bình (Bản di chúc của cỏ lau) nuốt nước mắt vào trong,
lặng thầm nuôi con cho chồng làm cách mạng; chị La (Vành đai trong lửa) đói khát phải
uống nước giải, lần mò ăn nõn chuối hoang nhưng thà chết không chịu ra chiêu hồi giặc;
chị Nguyễn Thị Chiến (Vành đai trong Lửa) là một biệt động trẻ đã chửi mắng và nhận
lấy một loạt đạn của kẻ thù rồi ngã xuống mảnh đất mình đã lớn lên;... Thật trân trọng và
tự hào biết bao về các mẹ, các chị và truyền thống dân tộc! "chính các bà mẹ, bà chị và
các cô gái đó, những con người mà nhân loại thường gọi là "phái yếu" đó, đã có thể
gánh vác thật giỏi giang trên đôi vai của mình cả một sứ mệnh lịch sử lớn và nặng đến
thế!" [19, tr. 537]. "Thuở trời đất nổi cơn gió bụi", không chỉ cuốn theo những người phụ
nữ vùng lên tranh đấu mà ngay cả những em nhỏ cũng dũng cảm theo cách mạng. Ấn
tượng nhất trên trang văn HPNT là hình chú bé Cả (Vành đai trong lửa): “trong vòng một



năm làm biệt động nội thành, Cả đã độc lập chiến đấu 17 trận, tiêu diệt 96 tên địch, đạt
20 lần danh hiệu dũng sĩ, với năng suất tiêu diệt địch mở đầu một tháng đánh năm trận,
kết thúc một đêm đánh năm trận”[19, tr.551];… Sinh ra khi đất nước khói lửa, "tuổi thơ
dữ dội" của những em nhỏ dũng cảm đã khẳng định tầm vóc của con người Việt - con
cháu của người anh hùng đất Gióng huyền thoại!
Cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam giữ làng, giữ đất phải đánh đổi bằng bao
máu xương nhưng chúng ta đã chiến thắng. Kẻ thù rải chất độc ngăn rừng nhưng: “từ
trong lau và cỏ tranh, những cánh rừng Việt Nam sẽ chiến thắng hoàn toàn cuộc chiến
tranh hóa học của đế quốc Mỹ” [19, tr.369]; chúng đánh đảo, đảo vẫn “tồn tại như một ý
thức quyết chiến trường cửu” [19, tr.420]; đánh làng thì làng quê "vẫn cứ nghiễm nhiên
tồn tại theo ý muốn của nó”[19, tr.514]. Còn con người trong hoàn cảnh chiến tranh là
"Xương máu, lao tù đã đánh vào từng nhà. Nhưng những con người vẫn đứng vững từ
đầu đến cuối như trụ bằng cốt thép, những đứa bé trong gia đình vừa lớn lên là thay thế
ngay vào chỗ cha anh vừa ngã xuống” [19, tr.509]… Đó là cả một dòng thác cách mạng
siết chảy mang tính anh hùng, sử thi hào hùng của dân tộc Việt Nam mà kẻ thù không gì
có thể ngăn nổi!
Ra khỏi cuộc chiến tranh, mải miết đi và viết, viết thật nhiều nhưng HPNT luôn
tự cảm thấy mắc nợ cuộc sống và cho rằng: “Một nhà văn trong thời đại tôi, tôi tạm định
nghĩa, là một tay Chúa Chổm mang nợ đất nước của mình cho đến khi chết” [19, tr.428].
Viết sao, nói sao cho hết tội ác của quân thù và sự chiến đấu, hi sinh anh dũng của quân
dân ta! Bằng máu của đời thực, nhà văn đã viết những trang ký với tất cả tấm lòng của
người nghệ sĩ đau đời và khát vọng “trùng tu ký ức", khơi nguồn quá khứ để hướng đến
hôm nay và mai sau! Do đó, thể ký không chỉ giúp nhà văn nói lên sự thật về “những trải
nghiệm đẹp và cả khổ đau”, là cầu nối giữa nhà văn với dân tộc, nhân dân, bộc lộ những
cảm xúc chân thành, sâu sắc, mãnh liệt của một cái tôi “nhiệt tình công dân và có cảm
hứng chính trị” mà qua đó, người đọc biết nhìn lại và trân trọng quá khứ để sống đẹp
hơn!
Không chỉ bám sát hiện thực chiến tranh, HPNT còn tỏ ra nhanh nhạy trong công
cuộc xây dựng đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh của nhân dân ta. Chế ngự cát,
Rất nhiều ánh lửa, Rừng hồi,… là những tác phẩm mang tính thời sự, phản ánh kịp thời

công cuộc đó của đất nước nhưng vẫn đậm chất văn xúc động lòng người. Trên những
mảnh đất thấm máu như đất Gio Linh, có những con người nén nỗi đau đang dựng xây
cuộc sống mới từ những việc làm nhỏ nhất: tích cực tham gia phong trào hợp tác xã, đi


học văn hóa, tháo gỡ bom mìn. Ở miền biển cát, những con người được “tôi luyện như
thép già lửa trong truyền thống cách mạng” đang bắt tay xây dựng đê cát với "hào khí ra
quân rung chuyển một vùng đất cát" (Chế ngự cát). Thầm lặng nơi xóm nước Cồn Hến ở
Huế, có một người thầy giáo hàng ngày thắp lửa tri thức cho bao người dân xóa nạn mù
chữ sau bão bùng chiến tranh bom đạn (Rất nhiều ánh lửa). Nhà văn đã xúc động nhìn
thấy ở anh “là một hình ảnh quá đẹp của đất nước (…) là hình ảnh chồng lên nhau một
cách khó phân biệt của người bộ đội qua hai thời kỳ đất nước đánh giặc” [19, tr.96]. Xây
dựng đời sống mới sau chiến tranh còn là tấm lòng vị tha của những gia đình cách mạng
và chính sách học tập cải tạo, đối xử khoan hồng với những người đã phản dân, phản
nước làm tay sai cho giặc (Miếng trầu đỏ)... Những trang ký viết về công cuộc xây dựng
đất nước sau chiến tranh của HPNT không nhiều và tỉ mỉ như hiện thực cuộc sống trong
chiến tranh. Tuy nhiên, qua đó, nhà văn cũng giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp của con
người và đất nước trong những bước đi đầu sau chiến tranh để cuộc sống được như ngày
hôm nay.
Không còn nỗi đau đổ máu của chiến tranh thì đời thường lại có những nỗi đau
khác. Đó là những vấn đề tiêu cực, nhức nhối, bức xúc trong cuộc sống hàng ngày. Với
“sự nhức nhối của trí tuệ”, HPNT lại “lên đường”, dùng ngọn bút làm vũ khí phơi bày
muôn mặt ngổn ngang, muôn chuyện “chướng tai gai mắt” của thời thế. Đó là những bài
ký viết về mặt trái của xã hội thể hiện tinh thần “chiến đấu” dũng cảm và nhân cách của
tác giả trong cuộc sống thời bình. Đúng như Hoàng Ngọc Hiến đã nói: “Bài ký có thể viết
về những sự việc tiêu cực. Trong trường hợp này, nhân vật tích cực là bản thân tác giả.
Điều này đòi hỏi người viết ký phải “nhập cuộc” có tinh thần chiến đấu cao và tính
khuynh hướng rõ ràng” [43, tr.15]. Và, HPNT là một “nhân vật tích cực” đã không bàng
quan, khinh bạc hay hằn học mà viết với một thái độ xót xa, bức xúc có trách nhiệm.
Trước hết là những vấn đề ở Huế như những việc làm trái pháp luật, tham nhũng, phá di

tích, chiếm lấn nhà đất, xét xử bất công, rút ruột Nhà nước, Huế đang đứng trước nguy
cơ đánh mất mình, ô nhiễm trường, những hạn chế, bất cập trong đời sống báo chí ở
Huế;... Vươn xa rộng hơn, nhà văn còn đề cập tới nhiều vấn đề mang tính dân tộc, nhân
loại như: giáo dục (Đại học chi đạo); tình trạng giải quyết việc làm của tuổi trẻ sau đại
học (Sát long chi bối); vấn đề hội nhập văn hóa thời mở cửa (Văn hóa thời mở cửa); môi
trường và cuộc sống con người (Để bảo vệ trái đất);... Trong đó, ông nói nhiều hơn cả
đến tệ nạn tham nhũng và thói vong ơn của con người. Nạn tham nhũng được tác giả bàn
đến trong nhiều bài viết khác nhau: Thạc thử, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà, Sợ địa


ngục, "Từ thụ yếu quy" - một cuốn sách hàng đầu về chống tham nhũng ở thế kỷ 19. Với
con mắt của một người lính xông pha chiến trận, ông nhận thấy lũ quan tham nhũng cũng
là một loại giặc, thậm chí, “giặc Mông Cổ thời ấy còn dễ đánh thắng hơn “quốc nạn”
bây giờ, là giặc tham nhũng” [18, tr.97] - "một lũ giàu nứt đố đổ vách, tai to mặt lớn, ô
dù không biết tới đâu” và “thạc thử thời hiện đại xây hang ổ tráng lệ trong bộ máy Nhà
nước, bắt rễ xâu chuỗi tận những cơ quan đặc nhiệm, rong chơi nước ngoài, tiêu xài
trăm ngàn tỉ đô la, còn tự vỗ béo bằng cả… hêrôin!.” [18, tr.182]. HPNT đã cung cấp
cho ta thấy những con số cụ thể như: “trong 9 tháng đầu năm 1995 này, tổng số thiệt
hại do tham nhũng gây ra là 201,457 tỉ đồng. Xin lưu ý đơn vị là tỉ, và chỉ số lên tới 3
con số” [18, tr.98]. Nhức nhối, đau buồn hơn cả là sự bội bạc, ráo hoảnh của con người
với quá khứ đã qua. Hầu hết chúng ta đều đang sống những ngày bình yên không mấy
vướng bận đến dĩ vãng chiến tranh nên đúng như nhà văn Bảo Ninh trong tác phẩm Nỗi
buồn chiến tranh đã nói: “Cuộc chiến tranh vừa được ghi nhớ vĩnh hằng vừa bị quên
lãng từng ngày”. Còn HPNT, ngày bình yên là ngày ông tự nhận thấy mình "bắt đầu trở
thành kẻ gieo tai hoạ cho những người khác” [19, tr.553] khi không truyền lại bức thông
điệp của những người đã ngã xuống cho hậu thế. Nên, bằng trái tim mẫn cảm và những
trang văn xuất phát từ nỗi đau, HPNT đã truyền lại bức thông điệp, bức tranh chiến tranh
của quá khứ chưa thật xa nhưng thế hệ tương lai không mấy ai thấu hiểu bởi con người
“là con vật chóng quên”. Nhà văn thầm lặng góp nhặt những câu chuyện, những mảnh
đời bị lãng quên với tất cả tấm lòng biết ơn, trân trọng, cảm phục và cả sự bất bình đối

với thái độ của nhiều người rồi viết nên những câu văn thức tỉnh. Đó là những câu
chuyện trong các bài ký Bản di chúc của cỏ lau, Đêm chong đen nhớ lại, Ai đem con sáo
sang sông?... Hàng ngày người ta vẫn nói đến đền ơn đáp nghĩa và chính sách cho người
có công. Nhưng, khi đứng trước người đã hi sinh xương máu vì thời bình thì họ lên mặt
của một người có địa vị, chức quyền, tiền của và là người hàm ơn; hay nạt nộ, hoạch sách
những người có công với cách mạng bằng một loạt câu hỏi vô lý “như không phải để ghi
ơn người có công, mà để chất vấn một kẻ có tội” [19, tr.650]. Tác giả xót xa trước hiện
thực: “Vẫn còn bao nhiêu Bà Mẹ Việt Nam vô danh không có trong bảng vàng ghi công,
hàng triệu bà mẹ Việt Nam ấy đã hun đúc nên gương mặt thầm lặng của nhân dân? [18,
tr.70] và: “có những con đường không còn ai đi nữa, những năm tháng không còn ai biết
nữa, và những người chết không còn hắt bóng vào đâu nữa… Cỏ lau mọc lên thật nhanh,
nhưng không nhanh bằng trí nhớ bội bạc của con người. Tôi thấy buốt lòng như lên một
cơn đau dạ dày trong ý nghĩ ấy” [19, tr.559].


Không tô vẽ, không né tránh, đó cũng là thái độ dũng cảm của người cầm bút.
HPNT đã dũng cảm lên tiếng không chỉ bằng vai trò của một người nghệ sĩ đích thực mà
trước hết là xuất phát tự tấm lòng của ông đối với dân, với nước bởi “đau thương là
quyền lớn nhất của nhà văn để viết về những sự việc tiêu cực” [43, tr.14]. Ký là những
tác phẩm giàu tính đấu tranh. Đọc ký HPNT, ta thấy rất rõ điều đó qua những trang tác
giả tái hiện cuộc sống hiện đại với muôn nỗi bức xúc, bất bình như trên. Trong kháng
chiến, nhà văn nguyện pha máu làm mực, lấy bút làm vũ khí thì trong thời bình, ngòi bút
đó vẫn giữ nguyên tính chiến đấu sâu sắc với những dòng chữ từ máu của người đau đời!
Những trang văn bám sát hiện thực cuộc sống là cả một hành trình cuộc đời sống,
viết hết mình của HPNT. Hiện thực muôn màu từ những năm đau thương chiến tranh tới
những vấn đề mang tính thời sự trong cuộc sống hàng ngày là cả một núi thông tin mà
nếu không vững tay, người viết sẽ chỉ đem đến cho độc giả những trang viết ngổn ngang,
khó tiếp nhận. Bằng tài năng, tâm huyết, HPNT đã vượt qua được hàng rào khó khăn này
để thông tin cùng với cảm xúc thăng hoa thành những áng văn có sức sống lâu bền trong
tâm trí độc giả. Ai đã đọc một lần hẳn khó có thể quên được có một thời chiến tranh với

những lớp người đã qua như thế và có những bức xúc cuộc sống thời bình cũng xót xa
đến thế!
2.1.2. Những góc nhìn khác về hiện thực đời sống
Trang ký của HPNT không chỉ tái hiện chân thực hành trình của đất nước từ
những năm đau thương chiến tranh đến thời bình hiện đại mà còn soi chiếu cuộc sống
theo nhiều góc nhìn khác nhau. Đó là hiện thực đời sống qua dòng chảy của lịch sử, văn
hóa và thiên nhiên. Nếu những trang văn tái hiện chiến tranh và muôn nỗi bức xúc thời
bình của HPNT giàu tính thời sự, và tính chiến đấu thì khi soi chiếu hiện thực theo những
góc nhìn trên, nhà văn lại khơi nguồn từ cảm hứng trữ tình miên man cảm xúc mà lắng
sâu những ngẫm suy thâm thúy.
Dòng thời gian chảy trôi đẩy lùi năm tháng thành lịch sử với biết bao thăng trầm
hưng phế. Lịch sử in dấu trên hình sông thế núi và “nén chặt trong những di tích”. HPNT
đã thắp lửa câu văn để hành trình ngược trở lại quá khứ, tìm về cội nguồn giúp ta sống
sâu sắc hơn với cuộc sống hiện tại.
Trước hết là lịch sử của kinh đô Huế, nơi nhà văn gắn bó, đã hiện lên đậm nét qua
nhiều bài ký như: Trung tâm thành Châu Hóa, Chuyện nhà Nguyễn, Tính cách Huế, Ai
đã đặt tên cho dòng sông,... Qua đó, chúng ta thấy cả một quá trình hình thành và phát
triển của đất kinh kỳ mộng mơ, trầm mặc. Rõ hơn cả là lịch sử về vương triều Nguyễn


×