Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tổng hợp 23 câu hỏi và câu trả lời đầy đủ, chi tiết tham khảo cho hội thi cán bộ công đoàn cơ sở giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.06 KB, 12 trang )

BỘ CÂU HỎI - ĐÁP ÁN PHẦN THI KIẾN THỨC
HỘI THI CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ GIỎI LẦN THỨ I, NĂM 2017
___________________________
Câu 1: Đồng chí cho biết đối tượng kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
Điều 1, Điều lệ CĐVN và Hướng dẫn thi hành Điều lệ CĐVN khóa XI quy định đối
tượng kết nạp vào tổ chức Công đoàn là người Việt Nam đang làm việc, hưởng lương trong
các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Cán bộ, Công
chức, Luật Viên chức, Bộ luật Lao động bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức, lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp;
cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Riêng cơ quan xã, phường, thị trấn còn bao gồm cả
những người hưởng định xuất lương, phụ cấp đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân
dân, uỷ ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, phường, thị trấn.
- Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh
nghiệp, hợp tác xã.
- Người Việt Nam đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước
ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
- Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp có nguyện vọng gia nhập công đoàn thì
được kết nạp vào nghiệp đoàn.
- Những người được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của
Nhà nước, đang giữ các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài
công lập, các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài.
- Ngoài các đối tượng trên có thể xem xét kết nạp các đối tượng sau đây vào công
đoàn, nghiệp đoàn khi có đủ điều kiện:
+ Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp, bao gồm những lao động cá thể được
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề nhưng không thuê mướn
lao động trong các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp, thương mại,
dịch vụ, y tế...
+ Người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động được ký kết


giữa các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài, có thời hạn một năm trở lên.
Câu 2: Đồng chí cho biết nguyên tắc tập trung dân chủ được
thực hiện trong tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ với các
nội dung cơ bản như sau:
- Cơ quan lãnh đạo các cấp công đoàn do bầu cử lập ra. Trường hợp cần thiết công
đoàn cấp trên được quyền chỉ định bổ xung UV BCH và các chức danh trong cơ quan thường trực của BCHCĐ cấp dưới.
- Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp Công đoàn là Đại hội công đoàn cấp đó.
Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là BCH.
- BCH Công đoàn các cấp hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
- Nghị quyết của Công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi
hành nghiêm chỉnh.


- Khi thành lập mới hoặc tách, nhập tổ chức công đoàn hoặc những đơn vị, doanh
nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, Công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định BCH công đoàn
lâm thời hoặc chỉ định bổ sung uỷ viên BCH CĐ lâm thời.
Câu 3: Đồng chí cho biết quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn khi
tham gia tổ chức công đoàn Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
Điều 18, Luật Công đoàn năm 2012 quy định quyền của đoàn viên công đoàn như
sau:
- Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị
xâm phạm.
- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được
thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên
quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
- Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công

đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công
đoàn có sai phạm.
- Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động,
công đoàn.
- Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc
ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
- Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
- Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện
chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
Điều 19 Luật Công đoàn năm 2012 quy định trách nhiệm của đoàn viên công
đoàn, cụ thể như sau:
- Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công
đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
- Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp;
rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao
động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
và tổ chức công đoàn.
Câu 4: Đồng chí cho biết trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp đối với Công đoàn?
Gợi ý trả lời:
Điều 22 Luật Công đoàn năm 2012 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp đối với Công đoàn như sau:
- Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, nghĩa vụ của các bên theo
quy định của pháp luật.
- Tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
- Phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối
hợp hoạt động.
- Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm
theo quy định của pháp luật.

- Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức,
hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi Công
đoàn đề nghị.
- Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện Thoả


ước lao động tập thể và Quy chế dân chủ cơ sở.
- Lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp trước khi quyết định những vấn đề liên quan
đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
- Phối hợp với Công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan
đến việc thực hiện pháp luật về lao động.
- Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn và đóng kinh phí
công đoàn.
Câu 5: Đồng chí nêu tóm tắt các bước thực hiện quy trình vận động phát triển
đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở theo điều 17 Điều lệ Công đoàn VN khóa XI?
Gợi ý trả lời:
Bước 1: Điều tra, khảo sát lao động và doanh nghiệp.
Cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở điều tra, khảo sát bằng phiếu điều tra, tra cứu tư
liệu… để nắm rõ tình hình thực tế lao động và doanh nghiệp.
Bước 2: Tiếp cận, tuyên truyền, vận động NLĐ.
- Nội dung tuyên truyền: pháp luật lao động và công đoàn; lợi ích vào CĐ, cung cấp
thông tin, tài liệu miễn phí; hướng dẫn NLĐ tự nguyện viết đơn.
- Hình thức tiếp cận: trong, ngoài DN; qua các hoạt động văn hóa thể thao…để gần
gũi, chia sẻ, nắm tâm tư nguyện vọng; qua đó tuyên truyền, vận động gia nhập công đoàn và
thành lập CĐCS
Bước 3: Tổ chức Ban vận động thành lập CĐCS (viết tắt là BVĐ) gồm những người
có uy tín, hiểu về tổ chức Công đoàn để tiếp tục tuyên truyền; nhận đơn xin gia nhập công
đoàn và chuẩn bị Hội nghị thành lập CĐCS.
- Khi có tối thiểu 5 người, thì tổ chức Hội nghị thành lập CĐCS. BVĐ hoàn thành
nhiệm vụ, chấm dứt hoạt động khi bầu được BCH.

Bước 4: Hội nghị thành lập CĐCS và lập hồ sơ công nhận.
- Tổ chức Hội nghị: Báo cáo quá trình tuyên truyền vận động NLĐ; công bố danh
sách NLĐ có đơn gia nhập công đoàn; tuyên bố thành lập CĐCS.
- Bầu cử BCH bằng bỏ phiếu kín; người trúng cử có quá ½ số phiếu tán thành so với
số phiếu thu về.
- Trong 15 ngày sau hội nghị, BCH lập hồ sơ đề nghị CĐ cấp trên xem xét... CĐCS,
BCH chỉ hợp pháp khi có Quyết định của công đoàn cấp trên công nhận.
Bước 5: Công nhận, thông báo việc thành lập CĐCS
Trong 15 ngày nhận được văn bản, CĐ cấp trên xem xét, ra QĐ công nhận ĐV;
CĐCS; BCH, UBKT...Nếu không đủ điều kiện công nhận thì thông báo bằng văn bản với
đơn vị đề nghị biết.
- Trường hợp tại đơn vị không lập được BVĐ hoặc không đủ điều kiện được công nhận
thì CĐ cấp trên vận động NLĐ vào CĐ theo quy trình truyền thống.
- BCH hoặc CĐ cấp trên thông báo việc thành lập CĐCS
Bước 6: BCH CĐCS tổ chức Đại hội CĐCS lần thứ nhất trong thời gian 12 tháng kể
từ ngày có quyết định công nhận.
Bước 7: Tổ chức hoạt động CĐCS theo quy định Điều lệ công đoàn Việt Nam.
Câu 6: Đồng chí cho biết Tiêu chuẩn xếp loại đoàn viên công đoàn. Các mức xếp
loại đoàn viên; tổ công đoàn, CĐ bộ phận, CĐCS thành viên; CĐCS.
Gợi ý trả lời:
Căn cứ hướng dẫn 1931/HD-TLĐ
1. Tiêu chuẩn xếp loại đoàn viên công đoàn:
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và công đoàn được phân công.


- Thực hiện các Nghị quyết của Công đoàn, tham gia các hoạt động của cơ quan đơn
vị và Công đoàn cơ sở tổ chức.
- Sinh hoạt công đoàn và đóng đoàn phí đầy đủ.
- Tham gia tuyên truyền phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững

mạnh.
- Tích cực học tập nâng cao trình độ và rèn luyện phẩm chất đạo đức giai cấp công
nhân.
- Không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.
- Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ và tổ chức
công đoàn
- Giữ gìn đoàn kết nội bộ, giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ công tác
- Gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hoá.
2. Các mức xếp loại đoàn viên; tổ công đoàn, CĐ bộ phận, CĐCS thành viên;
CĐCS và công đoàn cấp trên cơ sở
- Xếp loại đoàn viên theo 3 mức: Tích cực, Trung bình, Yếu.
- Xếp loại tổ công đoàn (nghiệp đoàn), CĐ bộ phận, CĐCS thành viên theo 4 mức:
Vững mạnh, Khá, Trung bình, Yếu
- Xếp loại CĐCS (nghiệp đoàn) theo 4 mức: Vững mạnh, Khá, Trung bình, Yếu
Câu 7: Đồng chí cho biết nội dung của Hội nghị cán bộ công chức?
Gợi ý trả lời:
Căn cứ Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 9/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân
chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập quy
định nội dung Hội nghị cán bộ công chức bao gồm:
1. Kiểm điểm việc thực hiện các nghị quyết chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của cơ quan đơn vị; kiểm điểm
việc thực hiện nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức viên chức trước đó và những quy định
về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; Đánh giá, tổng kết và kiểm điểm
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác
hàng năm; thảo luận, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tới của cơ quan, đơn
vị.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình của cán bộ,
công chức, viên chức; giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức.
3. Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị, phát động phong trào thi
đua và ký kết giao ước thi đua giữa người đứng đầu cơ quan đơn vị với tổ chức công đoàn

4. Bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ công
chức viên chức trong cơ quan, đơn vị
5. Ban Thanh tra nhân dân báo cáo công tác, Bầu Ban Thanh tra nhân dân theo quy
định của pháp luật
6. Khen thưởng cá nhân tập thể của cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác.
Câu 8: Đồng chí cho biết trách nhiệm của Ban Chấp hành CĐCS trong tổ chức
Hội nghị người lao động?
Gợi ý trả lời:
Theo Hướng dẫn số 1755/HD –TLĐ ngày 20/11/2013 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về
“Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc” quy định
trách nhiệm của Ban Chấp hành CĐCS trong việc tổ chức Hội nghị người lao động như sau:
1. Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị người
lao động


2. Chuẩn bị báo cáo các nội dung được phân công gồm: Giám sát tình hình doanh
nghiệp thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động, cải thiện điều kiện lao động,
thực hiện quy chế dân chủ tại doanh nghiệp, thực hiện kết quả các cuộc đối thoại tại doanh
nghiệp,…vv; nội dung sửa đổi bổ sung hoặc ký mới thỏa ước lao động tập thể để thông qua
tại Hội nghị người lao động
3. Tổng hợp các kiến nghị của Người lao động tại Hội nghị người lao động phòng,
ban, phân xưởng, đội sản xuất trong doanh nghiệp
4. Báo cáo kết quả phong trào thi đua, khen thưởng; báo cáo kết quả và phương
hướng hoạt động Ban Thanh tra nhân dân tại doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp nhà nước)
5. Chuẩn bị nhân sự giới thiệu cho Hội nghị người lao động bầu thành viên đại diện
bên tập thể người lao động tham gia đối thoại tại doanh nghiệp, bầu Ban Thanh tra nhân dân
(đối với doanh nghiệp Nhà nước).
6. Phổ biến và giám sát việc thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động; cùng
người sử dụng lao động định kỳ đánh giá thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động.
Câu 9: Đồng chí hãy nêu vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động

được quy định tại Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012?
Gợi ý trả lời:
Theo điều 188, Bộ luật lao động sửa đổi năm 2012 quy định vai trò của tổ chức công
đoàn trong quan hệ lao động như sau:
1. Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và
giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao
động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác
với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức.
2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này; tuyên truyền giáo dục,
nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn cho người lao động.
3. Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp
cơ sở thực hiện trách nhiệm như quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Tổ chức công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ
chức đại diện người sử dụng lao động để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động.
Câu 10: Đồng chí cho biết “Hợp đồng lao động” là gì? Hãy nêu
những nội dung chủ yếu của Hợp đồng lao động?
Gợi ý trả lời:
1. Theo quy định tại điều 15 Bộ luật Lao động sửa đổi 2012, Hợp đồng lao động là
sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều
kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
2. Theo quy định tại khoản 1 điều 23 Bộ luật Lao động sửa đổi 2012, Hợp đồng lao
động phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân
hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản
bổ sung khác;


e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Câu 11: Đồng chí hãy cho biết các quy định về ký kết Thỏa ước lao động tập
thể?
Gợi ý trả lời:
Theo điều 74, Bộ luật lao động sửa đổi năm 2012 quy định về ký kết thỏa ước lao
động tập thể như sau:
1. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử
dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động.
2. Thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại
phiên họp thương lượng tập thể và:
a, Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương
lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;
b, Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên
cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký
thỏa ước lao động tập thể ngành;
c, Đối với hình thức thỏa ước lao động tập thể khác theo quy định của Chính phủ.
3. Khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố
cho mọi người lao động của mình biết.
Câu 12: Đồng chí hãy cho biết “Đình công” là gì? Ai có trách nhiệm tổ chức và
lãnh đạo đình công? Nêu trình tự của đình công?
Gợi ý trả lời:

1. Theo điều 209 Bộ luật Lao động sửa đổi 2012 quy định về Đình công như sau:
“Đình công là sự ngưng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm
đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
và sau thời hạn 5 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành
mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được hoặc sau thời hạn 3 ngày
trong trường hợp trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành.”
2. Theo điều 210 Bộ luật Lao động sửa đổi 2012 quy định về tổ chức và lãnh đạo đình
công như sau: “Ở nơi có tổ chức CĐCS thì đình công do Ban Chấp hành CĐCS tổ chức và lãnh
đạo. Ở nơi chưa có tổ chức CĐCS thì đình công do công đoàn cấp trên cơ sở tổ chức và lãnh
đạo theo đề nghị của người lao động”
3. Theo điều 211 Bộ luật Lao động sửa đổi 2012 quy định trình tự đình công gồm các
bước sau:
- Lấy ý kiến tập thể lao động
- Ra quyết định đình công
- Tiến hành đình công
Câu 13: Đồng chí hãy cho biết các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
của tổ chức Công đoàn?
Gợi ý trả lời:
Theo điều 4, điều 5 Quy chế khen thưởng của tổ chức Công đoàn ban hành kèm theo
quyết định 1564/QĐ-TLĐ ngày 24/12/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam quy
định các danh hiệu thi đua của tổ chức công đoàn gồm có:
1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân “Đoàn viên công đoàn xuất sắc”


2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể
a. Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam
b. Cờ thi đua của LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương
c. CĐCS vững mạnh xuất sắc, nghiệp đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc
d. Tổ công đoàn xuất sắc, tổ nghiệp đoàn xuất sắc, công đoàn bộ phận xuất sắc,

nghiệp đoàn bộ phận xuất sắc.
Và các hình thức khen thưởng của tổ chức công đoàn gồm có:
1. Bằng khen của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam
2. Bằng khen của Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung
ương
3. Bằng Lao động sáng tạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam
4. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”
5. Giấy khen của Ban Chấp hành Tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ VN, Công
đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; giấy khen của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp, giám đốc các
doanh nghiệp công đoàn
6. Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh của Tổng LĐLĐ Việt Nam
7. Giải thưởng của LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn
tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Câu 14: Đồng chí cho biết tài chính công đoàn bao gồm các nguồn thu nào? Luật
Công đoàn năm 2012 quy định nội dung chi tài chính công đoàn ra sao?
Gợi ý trả lời:
* Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012, Nghị định số 191/2013/NĐ- CP ngày
21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn.
Tài chính công đoàn gồm có 4 nguồn thu chủ yếu sau đây:
- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng góp theo quy định của Điều lệ Công đoàn
Việt Nam;
- Kinh phí do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn
cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
- Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ;
- Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa thể thao, hoạt động kinh tế của tổ chức công
đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài.
* Điều 27 Luật Công đoàn năm 2012 quy định nội dung chi tài chính công đoàn
như sau:
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người
lao động;
+ Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động;
+ Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn
vững mạnh;
+ Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;
+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú
tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;
+ Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;
+ Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;


+ Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai
sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;
+ Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích
trong học tập, công tác;
+ Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ
công đoàn không chuyên trách;
+ Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;
+ Các nhiệm vụ chi khác.
Câu 15: Đồng chí cho biết đối tượng và mức đóng đoàn phí công đoàn được quy
định như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Theo Hướng dẫn số 258/HD-TLĐ ngày 07/03/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam về việc hướng dẫn đóng đoàn phí công đoàn:
- Đoàn viên công đoàn ở các CĐCS cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang
nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo thang bảng lương,
bậc lương do Nhà nước quy định, mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ

đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH;
- Đoàn viên công đoàn ở các CĐCS doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả Công ty cổ
phần Nhà nước giữ cổ phần chi phối) mức đóng đoàn phí công đoàn hàng tháng bằng 1%
tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, thuế thu nhập
cá nhân của đoàn viên), nhưng mức đóng hàng tháng tối đa bằng 10% tiền lương cơ sở theo
quy định của Nhà nước.
- Đoàn viên công đoàn ở các CĐCS doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả Công
ty cổ phần nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối); đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp
tác xã; các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn
phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam, mức
đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo quy định của pháp
luật về BHXH, nhưng mức đóng hàng tháng tối đa bằng 10% tiền lương cơ sở theo quy định
của Nhà nước.
- Đoàn viên công đoàn ở các nghiệp đoàn, Công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định
tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn ở doanh nghiệp đặc biệt khó khăn
trong sản xuất, kinh doanh, thu nhập của đoàn viên thấp thì đóng đoàn phí theo mức ấn định,
nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1% tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
- Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài, mức đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương được
hưởng ở nước ngoài theo chế độ do Nhà nước quy định.
- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời
gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; Đoàn viên công đoàn không có việc làm,
không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời
gian đó không phải đóng đoàn phí.
Câu 16: Đồng chí cho biết nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn
của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Tại Khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 và Điều 4, Điều 5, Điều 6 Nghị định
số 191/2013/NĐ- CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công



đoàn: Mọi loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, không phân biệt đã có hay chưa có tổ
chức công đoàn cơ sở đều có nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn.
- Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn: mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương
làm căn cứ đóng BHXH của người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của
những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật về
BHXH.
- Phương thức đóng kinh phí công đoàn:
+ Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt
động thường xuyên đóng kinh phí mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho
người lao động.
+ Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm
đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.
+ Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương
theo chu kỳ SXKD đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng
BHXH bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
Câu 17: Đồng chí cho biết Ủy ban kiểm tra công đoàn có những nhiệm vụ gì?
Gợi ý trả lời:
Tại Điều 41, Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XI) quy định 5 nhiệm vụ của UBKT
Công đoàn:
1- Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành
Điều lệ công đoàn Việt Nam đối với công đoàn đồng cấp và cấp dưới.
2- Kiểm tra công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi tổ chức, cán bộ, đoàn viên vi phạm
Điều lệ, nghị quyết, chỉ thi và các quy định của công đoàn.
3- Kiểm tra việc thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế
công đoàn cùng cấp và cấp dưới theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam.
4- Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm
quyền giải quyết của công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước và người sử
dụng lao động giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên và người lao động theo quy định

của pháp luật.
5- Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra đối với Ủy viên
UBKT công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
Câu 18: Đồng chí hãy cho biết nội dung khiếu nại công đoàn tham gia giải
quyết? Thẩm quyền tham gia giải quyết khiếu nại của công đoàn?
Gợi ý trả lời:
Theo quy định tại điều 13, điều 15 Quyết định số 254 ngày 05/03/2014 của Đoàn chủ
tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định công đoàn giải quyết và
tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo quy định :
- Những nội dung khiếu nại công đoàn tham gia giải quyết là những khiếu nại thuộc
thẩm quyền giải quyết của các cơ quan chức năng nhà nước và người sử dụng lao đông lien
quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, lao động khi được gửi đến tổ chức công
đoàn thì công đoàn tham gia phối hợp giải quyết.


- Về thẩm quyền tham gia giải quyết: Khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ
quan, tổ chức cùng cấp với công đoàn cấp nào thì công đoàn cấp đó tham gia giải quyết.
Công đoàn cấp trên có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cấp dưới giải quyết (khi cần).
Khiếu nại vụ việc dân sự, hình sự không thuộc thẩm quyền tham gia giải quyết của
công đoàn thì công đoàn hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết
hoặc chuyển đơn đến người có thẩm quyền giải quyết.
Câu 19: Đồng chí cho biết Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được kỳ
họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII thông qua ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực thi hành
từ ngày, tháng, năm nào?
Công đoàn Việt Nam được quy định như thế nào tại Điều 10 của Hiến Pháp?
Gợi ý trả lời:
Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII
thông qua ngày 28/11/2013; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.
Điều 10 của Hiến Pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định: Công đoàn Việt
Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành

lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;
tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị,
doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên
truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp
hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 20. Đồng chí hãy cho biết những nội dung người sử dụng lao động phải công
khai khi thực hiện Quy chế dân chủ tại nơi làm việc?
Trả lời:
1. Kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.
2. Nội quy, quy chế, quy định của doanh nghiệp, bao gồm: nội quy lao động; quy chế
tuyển dụng, sử dụng lao động; định mức lao động; thang, bảng lương, quy chế nâng bậc
lương, quy chế trả lương, trả thưởng; trang bị bảo hộ lao động, quy trình vận hành máy, thiết
bị, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ; bảo vệ bí
mật kinh doanh, bí mật công nghệ; thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
3. Tình hình thực hiện các chế độ, chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, trợ cấp
thôi việc, trợ cấp mất việc làm, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tay
nghề, tiền lương, tiền thưởng, khấu trừ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và
bảo hiểm y tế cho người lao động.
4. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, hình thức
thỏa ước lao động tập thể khác (nếu có).
5. Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động
đóng góp.
6. Trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp.
7. Công khai tài chính hàng năm của doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến người
lao động.
8. Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp và các nội dung khác theo quy định của pháp
luật.



Câu 21. Anh (chị) cho biết Tài chính Công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực
hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn,
bao gồm mấy nhiệm vụ ?
Gợi ý trả lời:
Điều 27 Luật Công đoàn 2012 quy định: Tài chính Công đoàn được sử dụng cho hoạt động
thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn,
bao gồm 12 nhiệm vụ:
1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao
động;
2. Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động;
3. Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn
vững mạnh;
4. Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;
5. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo
nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;
6. Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;
7. Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;
8. Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai
sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;
9. Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích
trong học tập, công tác;
10. Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ
công đoàn không chuyên trách;
11. Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;
12. Các nhiệm vụ chi khác.
Câu 22. Anh (chị) cho biết những nội dung khiếu nại thuộc thẩm quyền giải

quyết của công đoàn?
Gợi ý trả lời:
1. Khiếu nại có liên quan đến việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các
văn bản hướng dẫn thi hành Điều lệ.
2. Khiếu nại liên quan đến việc ban hành, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị và
các quy định thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của công đoàn.
3. Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ,
đoàn viên công đoàn của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hệ thống công đoàn.
4. Khiếu nại có nội dung liên quan đến các quy định liên tịch, liên ngành, liên doanh,
liên kết, trong đó công đoàn là một chủ thể tham gia thì công đoàn phối hợp với các chủ thể
có liên quan giải quyết.
Câu 23. Anh hay chị cho biết vì sao phải xây dựng CĐCS vững mạnh? nêu một số
biện pháp chủ yếu xây dựng CĐCS vững mạnh?
Gợi ý đáp án:
- Công đoàn cơ sở là nền tảng của tổ chức công đoàn, là nơi trực tiếp giải quyết quyền
lợi và nghĩa vụ của đoàn viên và người lao động, là nơi thực hiện chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết của công đoàn cấp trên. Nếu
xem hê thống công đoàn là một cơ thể sống thì công đoàn cơ sở là những tế bào của cơ thể
ấy. Công đoàn cơ sở có mạnh thì cả hệ thống công đoàn mới mạnh.
* Những biện pháp chủ yếu để xấy dựng công đoàn cơ sở vững mạnh


- Xây dựng một BCH CĐCS có năng lực, phân công trách nhiệm rõ ràng; xây dựng
được kế hoạch và nội dung hoạt động phù hợp với từng thời điểm, tổ chức sinh hoạt theo
định kỳ, thường xuyên rút kinh nghiệm trong công tác
- Thuờng xuyên chăm lo xây dựng tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ
sở thành viên vững mạnh; làm tốt công tác phát triển đoàn viên.
- Tổ chức đào tạo, bồi duỡng nghiệp vụ, phuơng pháp và kỹ năng hoạt động của cán
bộ Công đoàn thông qua hình thức tổng kết kinh nghiệm và tập huấn ngắn ngày với các nội
dung thiết thực.

- Phối hợp tổ chức tốt hội nghị CBCC,VC, hội nghị người lao động để CNVC,LĐ
tham gia;
- Xây dựng đuợc các quy chế hoạt động và phối hợp hoạt động, thực hiện hoạt động
theo quy chế.
- Tổ chức mạng lưới, nhóm, tổ chuyên đề, cộng tác viên... để thu hút quần chúng hoạt
động.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát;
- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, thu nhận thông tin và xử lý thông tin kịp thời,
chính xác.
- Xử lý tốt các mối quan hệ trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
- Thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và thực hiện chế độ
báo cáo đối với công đoàn cấp trên.
------------------------------



×