Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở tp thái nguyên và thử nghiệm hiệu quả điều trị ve cho chó bằng dịch chiết của một số thảo dược trồng tại vườn cây dược liệu khoa chăn nuôi thú y trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài:
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH VE CHÓ Ở TP. THÁI NGUYÊN VÀ THỬ
NGHIỆM HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VE CHO CHÓ BẰNG DỊCH CHIẾT
CỦA MỘT SỐ THẢO DƯỢC TRỒNG TẠI VƯỜN CÂY DƯỢC LIỆU
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
MÃ SỐ: T2016-11

Chủ nhiệm đề tài: TS. DƯƠNG THỊ HỒNG DUYÊN

Thái Nguyên – năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài:
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH VE CHÓ Ở TP. THÁI NGUYÊN VÀ THỬ
NGHIỆM HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VE CHO CHÓ BẰNG DỊCH CHIẾT
CỦA MỘT SỐ THẢO DƯỢC TRỒNG TẠI VƯỜN CÂY DƯỢC LIỆU
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


MÃ SỐ: T2016-11

Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ tên)

Xác nhận của Hội đồng nghiệm thu
(Ký, ghi rõ họ tên)

- Chủ tịch HĐ:………………………………

- Phản biện 1:…………………………………
- Phản biện 2:…………………………………

Thái Nguyên - năm 2016


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

A. Danh sách thành viên tham gia
1. TS. Phạm Diệu Thùy

B. Đơn vị phối hợp
1. Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
2. Bệnh viên Đa khoa Trung ương Thái Nguyên


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết...................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................2
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................................................2
Phần 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.............................................................................3
1.1.1. Một số đặc điểm sinh học của chó .........................................................3
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng thuốc thảo dược phòng trừ ngoại ký
sinh trùng cho vật nuôi.....................................................................................4
1.1.3. Thu hái, bảo quản, chế biến dược liệu ...................................................8
1.1.4. Hiểu hiết chung về hạt Na và củ Bách bộ............................................10
1.1.5. Ve Rhipicephalus sanguineus ký sinh ở chó ......................................14
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nýớc ................................................21
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.........................................................21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .....................................................22
Phần 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ....................................................................................................25
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ...............................................................25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................25
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ..............................................................................25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..............................................................25
2.2.1. Địa điểm...............................................................................................25
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...........................................................................25
2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................26
2.3.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó tại Tp. Thái Nguyên .................26
2.3.2. Nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng của chó bị ve ký sinh ................26
2.3.3. Bào chế và thử nghiệm dịch chiết xuất từ hạt Na và củ Bách bộ để diệt
ve chó thí nghiệm...........................................................................................26
2.3.4. Sử dụng dịch chiết xuất từ hạt Na và củ Bách bộ để trị ve cho chó ....26
2.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................26
2.4.1. Phương pháp thu thập mẫu ..................................................................26



2.4.2. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm ve .............................27
2.4.3. Quy định một số yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu nghiên cứu dịch tễ
bệnh ve ở chó .................................................................................................27
2.4.4. Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị ve ký
sinh .................................................................................................................27
2.4.5. Phương pháp xác định sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý máu của chó
bị ve ký sinh ...................................................................................................27
2.4.6. Phương pháp thử nghiệm chiết xuất hoạt chất từ Hạt Na và củ Bách bộ
để trị ve cho chó .............................................................................................28
2.4.7. Chuẩn bị dược liệu ...............................................................................30
2.4.8. Chuẩn bị động vật thí nghiệm ..............................................................30
2.4.9. Bố trí và tiến hành thí nghiệm..............................................................31
Phần 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................35
3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ve ở chó tại Tp. Thái Nguyên.............35
3.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó tại một số xã, phường của Tp. Thái Nguyên ....35
3.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tuổi chó...........................................36
3.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tính biệt chó....................................37
3.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo loại chó...........................................38
3.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó theo mùa trong năm .....................39
3.2. Nghiên cứu về lâm sàng bệnh ve ở chó......................................................39
3.2.1. Những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị ve ký sinh...................39
3.2.2. Sự thay đổi một số chỉ số máu của chó bị ve ký sinh ..........................40
3.2.3. Công thức bạch cầu của chó khỏe và chó bị ve ký sinh ......................41
3.3. Bào chế và thử nghiệm sử dụng hạt Na và củ Bách bộ trị ve cho chó.......42
3.3.1. Xác định dung môi chiết xuất thích hợp với hạt Na và củ Bách bộ ....42
3.3.2. Thí nghiệm xác định thời gian chiết xuất thích hợp của hạt Na và củ
Bách bộ trong dung môi NaOH 5% ...............................................................46
3.3.3. Xác định nồng độ chiết xuất thích hợp của hạt Na và Bách bộ trên ve

chó thí nghiệm................................................................................................49
3.4. Sử dụng dịch chiết xuất từ hạt Na và củ Bách bộ để trị ve cho chó...........51
3.4.1. Sử dụng dịch chiết xuất từ hạt Na và củ Bách bộ để trị ve cho chó trên
diện hẹp ..........................................................................................................51
3.4.2. Sử dụng dịch chiết xuất từ hạt Na và củ Bách bộ để trị ve cho chó trên
diện rộng ........................................................................................................53


Phần 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................54
4.1. Kết luận ......................................................................................................54
4.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh ve trên chó ...........................................54
4.1.2. Bào chế và sử dụng dịch chiết hạt Na trị ve chó..................................54
4.1.3. Bào chế và sử dụng dịch chiết củ Bách bộ tươi trị ve chó...................54
4.2. Đề nghị .......................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................56


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó tại một số xã, phường của Tp.
Thái Nguyên ......................................................................................... 35
Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tuổi chó .......................................... 36
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tính biệt chó .................................. 37
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo loại chó .......................................... 38
Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó theo mùa trong năm ...................... 39
Bảng 3.6. Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị ve ký sinh ..... 40
Bảng 3.7. So sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố
giữa chó khỏe và chó bị ve ký sinh ...................................................... 41
Bảng 3.8. Công thức bạch cầu của chó khỏe và chó bị ve ký sinh...................... 41
Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Na 10% sau 24 giờ trong

các dung môi......................................................................................... 42
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết củ Bách bộ 10% sau 24 giờ
trong các môi trường ............................................................................ 45
Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Na 10% trong môi
trường NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất ..................................... 46
Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết củ Bách bộ 10% trong môi
trường NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất ..................................... 48
Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Na với các nồng độ khác
nhau được làm ẩm bằng NaOH 5%, thời gian ngâm chiết 36 giờ............. 50
Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết củ Bách Bộ với các nồng
độ khác nhau được làm ẩm bằng NaOH 5%, thời gian ngâm chiết
24 giờ .................................................................................................... 51
Bảng 3.15. Kết quả điều trị thử nghiệm cho chó nhiễm ve bằng dịch chiết
hạt Na ngâm trong NaOH 5% (thời gian ngâm 36 giờ) ....................... 52
Bảng 3.16. Kết quả điều trị thử nghiệm cho chó nhiễm ve bằng dịch chiết
Của Bách bộ ngâm trong NaOH 5% (thời gian ngâm 24 giờ) ............. 52
Bảng 3.17. Hiệu lực điều trị ve cho chó bằng dịch chiết hạt Na và củ Bách
bộ 10%.................................................................................................. 53


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cây Na (Annona squamosa L.)............................................................ 10
Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển của ve Rhipicephalus sanguineus ký
sinh trên chó .......................................................................................... 16
Hình 3.1. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% sau 24
giờ trong các dung môi ............................................................................. 44
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết củ Bách bộ 5% sau
24 giờ trong các dung môi...................................................................... 45
Hình 3.3. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10%
trong môi trường NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất ...................... 47

Hình 3.4. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết củ Bách bộ 10%
trong môi trường NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất ...................... 49
Hình 3.5. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính các nồng độ dịch chiết phôi
hạt Na trong môi trường NaOH 5%, thời gian ngâm chiết 36 giờ ......... 50


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

R. sanguineus:

Rhipicephalus sanguineus

cs:

Cộng sự

TB:

Trung bình

g/l:

Gam/lít

fl:


Femtolit

pg:

Picogam

Nxb:

Nhà xuất bản

Tp:

Thành phố

9


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

1. Thông tin chung
Tên đề tài: “Đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở Tp. Thái Nguyên và thử
nghiệm hiệu quả điều trị ve cho chó bằng dịch chiết của một số thảo dược
trồng tại Vườn cây dược liệu Khoa Chăn nuôi thú y - trường ĐH Nông Lâm”
Mã số: T2016 - 11
Chủ nhiệm đề tài: Dương Thị Hồng Duyên

Tell: 0977 265 171

E-mail:

Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:
1. Khoa Chăn nuôi thú y – Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
2. Bệnh viên Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
3. Chủ hộ chăn nuôi chó tại thành phố Thái Nguyên
4. TS. Phạm Diệu Thùy
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016.
2. Mục tiêu
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở một số phường, xã của Tp.
Thái Nguyên.
- Nghiên cứu tác dụng dược lý của hai loại dược liệu Việt Nam: hạt Na và
củ Bách bộ, từ đó xác định nồng độ thích hợp để diệt ve cho chó.
- Điều trị thử nghiệm diệt ve ký sinh trên chó ở một số phường, xã của Tp.
Thái Nguyên.
3. Nội dung chính:
* Một số đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó tại Tp. Thái Nguyên
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó tại một số xã, phường thuộc Tp. Thái Nguyên
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó theo tuổi.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó theo tính biệt.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo loại chó.


- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó theo mùa.
* Nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng của chó bị ve ký sinh
- Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị ve ký sinh
- Sự thay đổi một số chỉ số máu của chó bị ve ký sinh
- Công thức bạch cầu của chó khỏe và chó bị ve ký sinh
* Bào chế và thử nghiệm dịch chiết xuất từ hạt Na và củ Bách bộ để diệt
ve chó thí nghiệm
* Sử dụng dịch chiết xuất từ hạt Na và củ Bách bộ để trị ve cho chó

4. Kết quả nghiên cứu đã đạt được
- Ve R. sanguineus ký sinh rất phổ biến ở chó nuôi tại các xã, phường của
Tp. Thái Nguyên (tỷ lệ nhiễm biến động từ 58,70 – 71,93%). Cường độ nhiễm
biến động từ 2 - 156 ve /chó.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó có xu hướng tăng dần theo lứa tuổi.
- Tính biệt không có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó.
- Chó nội và chó lai nhiễm ve với tỷ lệ và cường độ cao hơn so với chó ngoại.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó cao ở mùa Hè và thấp ở mùa Đông.
- Chó bị ve ký sinh thể hiện các biểu hiện lâm sàng chủ yếu gồm: kém ăn, gầy
yếu, niêm mạc nhợt nhạt; lông xù, da khô và dày lên; dùng chân gãi, gậm, liếm những
chỗ bị ve ký sinh. Tỷ lệ các biểu hiện lâm sàng biến động từ 6,73 – 75,96%.
- Chó bị ve ký sinh có số lượng hồng cầu giảm, số lượng bạch cầu tăng; tỷ
lệ lâm ba cầu và bạch cầu đơn nhân lớn giảm, tỷ lệ và số lượng bạch cầu hạt tăng
rõ rệt so với chó khỏe.
- Dịch chiết hạt Na 10% ngâm trong NaOH 5% có hiệu lực trên 90% và
an toàn trong điều trị ve cho chó.
- Dịch chiết củ Bách bộ 10% ngâm trong NaOH 5% có hiệu lực trên 90%
và an toàn trong điều trị ve cho chó.
5. Sản phẩm
- Dịch chiết hạt Na trong NaOH 5% diệt ve cho chó
- Dịch chiết củ Bách Bộ trong NaOH 5% diệt ve cho chó
6. Hiệu quả và khả năng áp dụng
Sử dụng dịch chiết hạt na vả củ Bách bộ điều trị ve cho chó trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trung du miền núi. Dịch chiết có hiệu quả điều trị
trên 90% và an toàn với chó.

11


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

1.

- Project Title: "Study on some epidemiological characteristics of dog’s
tick diseaseat Thai Nguyen city and appove some therapeutic efficacy on
ticks by extracted liquid of several medicinal herbs cultivatedat medicinal
garden in Faculty of Animal Science and Veterinary medicine –Thai Nguyen
University of Agriculture and Forestry”
- Code number: T2016-11
- Coordinator: Duong Hong Duyen PhD. Tel.: 0977 265 171
- Implementing Institution: Thainguyen University of Agriculture and Forestry
- Cooperating Institution(s): Faculty of animal science and Veterinary medicine
- Duration: from January 2016 to December 2016
2. Objectives
- Study on epidemiological characteristics of canine tick diseases at some
wards and communes in Thai Nguyencity.
- Study on pharmacological effects of two medicinal types: Na seeds and
Bach Bo’ roots, thereby determinateadequate concentration to kill ticks on dogs.
- Treat parasitic ticks on dogs experimentally at some wards and communes
in Thai Nguyen.
3. Main contents:
* Some epidemiological characteristics of canine ticks in Thai Nguyen city
- The prevalence and infection intensity of dog ticks at some communes and
wards in Thai Nguyen city.
- The prevalence and infection intensity of dog ticks in dogs according to age.
- The prevalence and infection intensity of dog ticks in dogs according to specie.
- The prevalence and infection intensity of dog ticks in dogs according to sex.
- The prevalence and infection intensity of dog ticks in dogs according to season.
* Study on clinical symptoms of parasitic tick dog

- The prevalence and mainly clinic manifestations of tick dog.
- The change of some indicators of dog bloodparasited by ticks.
- Leukocyte formula of healthy dogs and parasitic tick dogs.
* Prepare and approve Na and Bach Bo roots extracts to desparasite ticks
for experimental dogs.


* Using extracts from Na seeds and Bach Bo roots to treat ticks for dogs.

4. Results obtained
- R. sanguineus parasitic ticks are the most common in dogs raised at
communes, wards in Thai Nguyen city (prevalence varied from 58.70 to
71.93%). Infection intensity varied from 2-156 ticks/ dog.
- The prevalence and infection intensityof ticksnn dogs increased in
accordance with age.
- The sex of dogs was not affected significantly to the prevalence and
infectionintensity of dog ticks.
- Local dogs and hybrid dogsinfected ticks higher prevalence and
infectionintensity in comparison with foreign dogs.
- The prevalence and infection intensity of ticks on dogs were high in
summer and low in winter.
- Dogs with parasitic ticks represented the major clinical manifestations
such as: loss of appetite, thin, pale mucous membranes; fuzzy, dry and thickened
skin; scratching feet, roaring, licking the site of parasitic ticks. The prevalence of
clinical symptoms varied from 6.73 to 75.96%.
- Dogs with parasitic ticks have reduced the number of red blood cells,
white blood cell count increased; the proportion of lymph and monocytes
decreased, the proportion and number of granulocytes increased significantly in
comparison with healthy dogs.
- The extract of Na seeds 10% soaked in NaOH5% have efficacy over 90%

and safe for treating dog ticks.
- The extract of Bach Bo roots 10% soaked in NaOH 5% have efficacy over
90% and safe for treating dog ticks.
5. Products:
- Extracts from Na seeds in NaOH 5% to treat ticks for dogs.
- Extracts from Bach Bo roots in NaOH 5% to treat ticks for dogs.
6. Effects and applicability:
Use extracts from Na seeds and Bach Bo roots to treat ticks for dogs in the
province of Thai Nguyen and mountainous midland. Efficacy extracts are 90%
effective and safe for dogs.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Từ lâu, chó đã được thuần hóa và coi như là người bạn gần gũi, thân thiện
với con người. Chó dễ nuôi, trung thành với chủ, các giác quan rất phát triển,
thông minh, nhanh nhẹn và có tính thích nghi cao với điều kiện sống khác nhau.
Do vậy, chó được nuôi phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, phục vụ các mục đích
khác nhau. Những năm gần đây, nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống dân trí
được nâng cao, do vậy việc nuôi chó không những để giữ nhà, mà còn để làm cảnh
và làm kinh tế. Nhiều giống chó ngoại quý hiếm được nhập làm phong phú thêm
về số lượng và chủng loại chó ở nước ta. Song chó là loài động vật rất mẫn cảm
với các tác nhân gây bệnh. Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vi rút và bệnh do ký
sinh trùng đã và đang làm chết nhiều chó ở Thái Nguyên, gây thiệt hại kinh tế cho
nhiều hộ chăn nuôi, đặc biệt là các hộ chăn nuôi những giống chó quý hiếm.
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa
nhiều, có điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển quanh năm, gây thiệt
hại đáng kể về kinh tế cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về bệnh
của chó chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là bệnh do ký sinh trùng gây
nên, trong đó có bệnh do ve ký sinh, gây tác hại lớn đối với chó.

Bệnh ve ở chó là một trong những bệnh ngoại ký sinh trùng phổ biến nhất,
không những gây tổn thương thực thể làm giảm sức đề kháng, giảm khả năng
sinh trưởng và phát triển của chó… mà còn là kho lưu trữ mầm bệnh sống (vi
khuẩn, vir rút, ký sinh trùng đường máu…).
Trước kia để phòng và trị bệnh ngoại ký sinh trùng cho vật nuôi nói chung,
người ta thường sử dụng một số hóa dược. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa dược
trong thời gian dài đã gây hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc làm giảm hiệu quả
điều trị bệnh, mặt khác có thể gây độc hại cho vật chủ, tồn dư trong sản phẩm động
vật làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nguồn thảo dược nhiên nhiên sẵn có
để chữa bệnh và truyền lại cho các thế hệ sau.
Ở Việt Nam, nguồn cây thuốc rất phong phú và đã cho thấy có hiệu quả
trong phòng trị bệnh gia súc gia cầm, lại ít độc tính. Sử dụng cây thuốc phòng trị
cho gia súc gia cầm thay thế kháng sinh (đặc biệt trong phòng bệnh và có khả

1


năng kích thích tăng trưởng) sẽ giảm được giá thành, tạo thực phẩm sạch và an
toàn, đã được dân gian sử dụng phòng trị nhiều bệnh cho vật nuôi rất tốt… mà lại
khắc phục được nhược điểm của các loại hóa dược.
Những năm gần đây, phong trào nuôi chó ở tỉnh Thái Nguyên khá phát
triển. Tuy nhiên, việc phòng trị bệnh ngoại ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh do ve
ký sinh ở chó còn ít được quan tâm; để có cơ sở khoa học cho việc ứng dụng các
cây dược liệu trong điều trị bệnh ve cho chó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở Tp. Thái Nguyên và thử nghiệm hiệu quả
điều trị ve cho chó bằng dịch chiết của một số thảo dược trồng tại Vườn cây
dược liệu Khoa Chăn nuôi thú y - trường ĐH Nông Lâm”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở một số phường, xã của Tp.

Thái Nguyên.
- Nghiên cứu tác dụng dược lý của hai loại dược liệu Việt Nam: hạt Na và
củ Bách bộ, từ đó xác định nồng độ thích hợp để diệt ve cho chó.
- Điều trị thử nghiệm diệt ve ký sinh trên chó ở một số phường, xã của Tp.
Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện thêm
các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ bệnh ve ở chó. Đưa ra biện pháp điều trị hiệu
quả bệnh do ve ký sinh ở chó bằng dược liệu.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo những hộ gia đình nuôi
chó tại Tp. Thái Nguyên và các địa phương khác trên địa bàn Tỉnh sử dụng thảo
dược trong phòng và trị bệnh do ve gây ra ở chó, góp phần hạn chế tỷ lệ và
cường độ nhiễm, hạn chế thiệt hại do ve chó gây ra, giúp bảo vệ sức khỏe con
người và vật nuôi.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Một số đặc điểm sinh học của chó
* Nguồn gốc chó nhà
Chó nhà hiện nay có nhiều nguồn gốc khác nhau, đã được con người nuôi
và thuần hóa sớm nhất, cách đây khoảng 13.000 - 15.000 năm. Đông Nam Á là
trung tâm thuần hóa chó cổ nhất. Từ đó, chó nhà xâm nhập sang Châu Úc, các
nước phương Đông, rồi du nhập vào Châu Mỹ.
Chó cỏ hay chó ta, chó nội (để phân biệt với các giống chó ngoại) chó mực,

chó vện hay còn gọi chung là chó Việt Nam là các giống chó thuần chủng có
nguồn gốc tại Việt Nam. Hiện ở Việt Nam có bốn giống chó nội có giá trị và
được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm: Chó Bắc Hà, chó Lài (Dingo Đông Dương,
tên khoa học: Canis lupus dingo), H’mông cộc đuôi và đặc biệt là chó Phú Quốc.
Những giống chó nội địa này đã tồn tại từ lâu trên bán đảo Đông Dương và
ở Việt Nam từ hơn 6.000 năm nay với quá trình gắn bó cùng con người. Trong
các giống chó thì chó Lài khá phổ biến, đây là giống chó nguyên thủy đặc trưng
tại các vùng trung du và miền núi của Việt Nam. Giống này đang được người dân
vùng cao tại Việt Nam nuôi rải rác khắp các vùng lãnh thổ. Chó chủ yếu được
người dân nuôi trông nhà và các hoặt động săn bắn hay đi rừng, chúng có bản
năng trung thành với chủ. Ngoài ra giống chó Phú Quốc là giống chó duy nhất
đến nay của Việt Nam được công nhận trên thế giới.
Các giống chó Việt Nam nhìn chung có tầm vóc trung bình và nhỏ, nặng
khoảng 10 - 12 kg khi trưởng thành. Chó Lài thì có tầm vóc trung bình, cân nặng
từ 15 - 30 kg, chiều cao 45 cm - 65 cm. Cơ thể hơi dài hơn so với chiều cao,
thông thường chó đực to hơn chó cái. Đặc điểm dễ nhận biết với loài này nếu là
thuần chủng phải có bốn chân có màu bít tất trắng và chóp đuôi trắng (đuôi bông
lau), đuôi dài vừa phải, bình thường buông thõng (cụp đuôi), lúc hoạt động dựng
hướng lên trên, hoặc cuộn trên lưng (cong đuôi). Chiều cao tới vai so với chiều
dài cơ thể là 1: 1,2 trong đó phần thân nằm trong hình chữ nhật nằm ngang, lưng
thẳng, bụng thon gọn.

3


Chiều dài toàn đầu so với chiều dài mõm là 2: 1, đầu chúng thon, dài vừa
phải và cân đối, mặt có hình tam giác theo kiểu chó sói, mõm chó hình chữ V và
ngắn, đầu mõm hơi nhọn, gốc mõm khá rộng. Mõm dài gần bằng nửa chiều dài
toàn đầu. mũi có màu đen, lưỡi màu hồng hoặc có đốm màu đen. Tai nằm hai bên
hộp sọ, dựng đứng như hình vỏ sò và hướng về phía trước. Tai to vừa phải, cân

đối, không nhọn, phía trong tai ít lông; nếu nhìn thẳng trực diện thì hai tai dựng
đứng, vuông góc với đỉnh sọ. Các màu lông phổ biến là màu lông đỏ lửa, đen 4
mắt, trắng, đen tuyền, xám, đốm (khoang), nâu, vện. Chó Việt Nam hay còn gọi
là chó ta có khả năng kháng bệnh rất cao.
Độ tuổi thành thục về tính của chó nội đực khoảng 15 - 18 tháng tuổi, chó
cái là 12 - 14 tháng tuổi. Chó cái mang thai 60 ± 2 ngày rồi đẻ.Sự hoạt động rụng
trứng của chó có chu kỳ 180 ngày, tức là 2 lần/năm (Nhóm tác giả, 2003 [26]).
Theo Nhóm tác giả (2003) [26], chó nội khỏe mạnh trưởng thành có các chỉ
tiêu sinh lý như sau:
- Thân nhiệt: 38 - 38,50C.
- Nhịp tim: 70 nhịp/phút.
- Nhịp thở: 50 - 60 nhịp/phút.
- Hồng cầu: 5 - 6 triệu/ mm3 máu.
- Bạch cầu: 7000 - 9000/ mm3 máu.
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng thuốc thảo dược phòng trừ ngoại ký
sinh trùng cho vật nuôi
Với hệ thực vật vô cùng đa dạng và phong phú, chúng ta đã tận dụng được
món quà vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng, đó chính là nguồn thảo
dược dùng làm thuốc. Cùng với bề dày lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc,
nền y học cổ truyền cũng phát triển không ngừng với kho tàng kinh nghiệm sử
dụng thảo dược làm thuốc rất to lớn. Trên cơ sở những kinh nghiệm cổ truyền, đã
có nhiều công trình nghiên cứu về đông dược nhằm tìm hiểu cơ sở khoa học của
các bài thuốc để áp dụng vào việc phòng trị bệnh một cách có hiệu quả.
Đối với ngành thú y, có thể nói lịch sử của quá trình sử dụng thuốc thảo
dược trong thú y trước đây còn do kinh nghiệm mang tính truyền miệng hoặc
được áp dụng tương tự như người (Lê Thị Ngọc Diệp,1999) [9].
Việc dùng các loại thuốc hóa dược trị ngoại ký sinh trùng tuy mang lại hiệu
quả cao nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ như gây hiện tượng nhờn thuốc, gây

4



đột biến gen, tăng nguy cơ ung thư, ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi, gây ô
nhiễm môi trường… Trong khi đó dùng thuốc thảo dược sẽ khắc phục được
những nhược điểm của thuốc hóa dược. Nguồn thảo dược lại rất phong phú, dễ
kiếm, dễ sử dụng, ít hoặc không gây độc, hiệu quả sử dụng cao, giá thành rẻ và
đặc biệt không gây tồn dư trong sản phẩm động vật, không gây ô nhiễm môi
trường. Vì vậy, việc đi sâu khai thác thế mạnh của thảo dược là hướng nghiên
cứu cần thiết không những trong giai đoạn hiện nay mà cả trong tương lai.
1.1.2.1. Yêu cầu đối với thuốc trị ngoại ký sinh trùng
Mỗi loại ký sinh trùng đều có đặc điểm sinh trưởng, phát triển và đặc điểm
ký sinh riêng, vì vậy thuốc dùng ðể phòng trị ngoại ký sinh trùng ngoài những
yêu cầu chung như những loại thuốc khác còn có những yêu cầu riêng. Theo Bùi
Thị Tho (2003) [36], Nguyễn Quang Tính (2014) [37], thuốc trị ngoại ký sinh
trùng lý tưởng cần đạt các yêu cầu sau:
- Thuốc có khả năng tiêu diệt ngoại ký sinh trùng trong tất cả các chu kỳ
phát triển, cả vòng đời biến thái của chúng (từ trưởng thành - trứng - ấu trùng các biến thái của ấu trùng - dạng trưởng thành).
- Thuốc có tác dụng nhanh, không hoặc ít độc với vật chủ và người khi sử dụng.
- Thuốc có tác dụng hiệp đồng hay được phân bố đồng đều trong dung dịch
lỏng phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Thuốc dễ sử dụng, tùy theo loại ký sinh có thể sử dụng dưới các dạng như
trộn vào thức ăn, pha nước tắm, bơm xịt, bôi trên da hoặc tiêm dưới da…
- Không hoặc ít để lại tồn dư trong tế bào, tổ chức vật chủ.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
Để có được một loại thuốc đáp ứng được các yêu cầu trên là hết sức khó
khăn. Những nghiên cứu về các loại thuốc trước đây và hiện nay vẫn đang sử
dụng (phần lớn là các loại hóa dược) cho thấy chúng chỉ đáp ứng được mặt nào
đó trong điều trị. Các thuốc này độc với ký sinh trùng song chúng cũng độc với
ký chủ và người, gây ô nhiễm môi trường vì khó phân hủy trong tự nhiên, đồng
thời tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi. Do đó nhiều các thuốc trước kia sử dụng

phổ biến như: Dipterex, DDT, 666… đã bị Nhà nước cấm sử dụng. Trong những
năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới, đặc biệt là các nhà khoa học vùng
Đông Nam Á đã sử dụng các loại dược liệu (cây thuốc Cá, Cúc trừ trùng, cây
Bách bộ…) có các hoạt chất: Rotenon, pyrethroids, Stemonin… để diệt ngoại ký

5


sinh trùng. Những loại dược liệu đó gần như đã đáp ứng được yêu cầu của thuốc
diệt ngoại ký sinh trùng lý tưởng.
1.1.2.2. Một số thành tựu nghiên cứu và ứng dụng thảo dược trong phòng và trị bệnh
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, gần các trung tâm lớn về y dược truyền
thống như Trung Quốc, Ấn Độ… Việt Nam cũng có nền y học cổ truyền xuất
hiện từ rất sớm, có nhiều bài thuốc hay chữa bệnh cho người và vật nuôi. Riêng
để trị ngoại ký sinh trùng, từ xa xưa nhân dân ta đã biết sử dụng một số thảo
dược có hiệu quả như: Thuốc lá, hạt Na chữa ghẻ, hạt Thàn mát trị ve, ghẻ…
Ngày nay, bằng việc ứng dụng thành tựu của khoa học người ta đã chứng minh
được thuốc có nguồn gốc thiên nhiên dễ được cơ thể chấp nhận, ít có tác dụng
phụ. Trong khi đó các thuốc tổng hợp hóa học hay gây tác dụng phụ, đôi khi gây
đột biến gen, quái thai hay các tổn thất nặng như điếc, tăng nguy cơ ung thư…
Các kết quả nghiên cứu đã thu được càng khẳng định rõ mối quan hệ giữa dược
liệu và sức khỏe cộng đồng. Nhiều bệnh nan y được chữa trị nhờ sự đóng góp
của dược liệu. Đã có nhiều công trình khoa học phát hiện được những đặc tính
quý mới của các thảo dược truyền thống và những cây thuốc mới.
- Nhiều tác giả đã nghiên cứu được tác dụng kháng khuẩn của Bách bộ. Theo
Vũ Ngọc Kim và cs (1996) [18], nước sắc Bách bộ có tính kháng khuẩn như vi
khuẩn tả, phó thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, vi khuẩn lao. Tác giả
cũng đã thí nghiệm cho thỏ uống Bách bộ (có so sánh nhiều đối chứng) thấy số
lượng đại thực bào ở phế nang tăng lên sau 15 - 20 ngày dùng thuốc. Khả năng loại
trừ tụ cầu vàng gây bệnh phổi qua đường phế quản cũng được tăng lên. Điều này

giải thích Bách bộ trị được một số bệnh nhiễm khuẩn đường phổi là có cơ sở.
- Trong lá cây Chè (Thea cinensis) có hoạt chất như cafein, glucozid, men
oxy hóa theaza, ngoài những tác dụng thông thường như giải cảm, giải độc, lợi
tiểu người ta còn mới phát hiện ra một giá trị đặc biệt đó là khả năng làm tăng
sức đề kháng của trẻ em đối với virus gây bệnh Viêm não B Nhật Bản (Bùi Ngân
Tâm, 2003) [31].
- Cây Actiso (Cynara Scolymus. L) chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống
viêm, lợi tiểu, thông mật, bổ gan… (Lê Thị Ngọc Diệp,1999) [9].
- Theo Vũ Xuân Quang (1993) [30], từ cây Đại (Phumeria rubra linn var
acutifolia baill) chiết được chất fulvoplumierin có tác dụng ức chế vi khuẩn lao ở
nồng độ 1 -5 µg/ml.

6


- Vừa qua, các nhà khoa học trên thế giới phát hiện thêm nhiều đặc tính quý
của nấm Linh chi (Ganoderrma lucidum) trong việc chữa các chứng bệnh gan,
mật, ung thư… Thậm chí cả hiệu ứng ngăn ngừa và chống căn bệnh thế kỷ AIDS
(Viện Dược liệu,2001) [40],
Đối với ngành thú y, Đông dược thú y đã có những nghiên cứu và thu được
một số kết quả rất khả quan.
- Trần Minh Hùng (1978) [15] đã nghiên cứu sử dụng kháng sinh thực vật
trong nuôi dưỡng và phòng bệnh cho lợn, đặc biệt bệnh lợn con phân trắng đạt
hiệu quả cao.
- Theo tác giả Bùi Thị Tho (1996) [36], qua theo dõi tính kháng thuốc của
hai loại vi khuẩn E.coli và Salmonella đã cho biết:
+ Các vi khuẩn này kháng lại thuốc hóa học trị liệu (streptomycin,
neomycin, tetracylin…) rất nhanh, đồng thời giữa chúng lại có hiện tượng kháng
chéo. Trong khi đó hiện nay chưa thấy E.coli và Salmonella kháng lại phytoncyd
của tỏi, hẹ mặc dù ông cha ta đã sử dụng hai loại dược liệu này từ xa xưa và rất

thường xuyên.
+ Trong phòng thí nghiệm, thời gian để tạo được các chủng vi khuẩn kháng
lại phytoncid của tỏi, hẹ phải lâu hơn 3 - 5 lần so với thuốc hóa học trị liệu. Khi
tăng nồng độ phytoncid lên 5 lần so với nồng độ tạo kháng vi khuẩn đã bị tiêu
diệt. Nhưng đối với thuốc hóa học trị liệu, mặc dù đã tăng nồng độ lên 120 lần
(thậm chí cao hơn) so với nồng độ tạo kháng vi khuẩn mà vi khuẩn vẫn sống.
Riêng đối với ngoại ký sinh trùng thú y, Đông dược đã đạt được một số
thành tựu nhất định.
- Theo Trần Quang Hùng (1995) [16] trong thuốc lá và hạt Na có chứa kiềm
thực vật Nicotin và Nornicotin, chế phẩm Nicotin trừ được ngoại ký sinh trùng
và côn trùng hại rau màu và cây công nghiệp. Nicotin nhanh chóng phân giải
trong môi trường.
- Theo Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1994) [13], dùng cao hạt mát: hạt
mát giã nhỏ (3 phần), hạt dầu trẩu giã nhỏ (1 phần), lưu huỳnh phi (1 phần), nước
(8 phần). Trộn đều tất cả 4 thứ trên, cô cách thủy trong vòng 30 phút thành cao
đặc sền sệt, để nguội 37 - 400C dùng bôi lên chỗ ghẻ cho gia súc. Hoặc dùng hạt
mát ngâm vào nước nóng, giã nát rồi ngâm vào nước ấm 370C tắm cho gia súc có
thể diệt được cả ve cứng lẫn ve mềm.

7


- Theo Bùi Thị Tho (2003) [36], dùng củ bách bộ nồng độ 5% ngâm trong
môi trường HCl 5%, thời gian ngâm 12 - 24 giờ diệt 91,04% ve chó.
- Kết quả nghiên cứu về chế phẩm thuốc mỡ chế từ cây thuốc cá của
Nguyễn Thanh Hải (2007) [12] cho thấy:
Thuốc mỡ 10% sau 2 lần bôi thuốc, sau 48 giờ điều trị chó, bò sạch ve.
Thuốc mỡ 20% sau 2 lần bôi thuốc, sau 36 giờ điều trị chó, bò sạch ve.
Thuốc mỡ 30% chỉ cần 1 lần bôi thuốc, sau 24 giờ chó, bò sạch ve.
Khi sử dụng các chế phẩm thuốc mỡ trên bôi cho chó và bò không thấy động

vật thí nghiệm nào có biểu hiện trúng độc, không dị ứng hay nổi mẩn trên da.
- Trần Quang Hùng (1995) [16] cho biết, từ hai thập niên của cuối thế kỷ 20
các nhà khoa học vùng Đông Nam Á đã sử dụng hoạt chất của hoa Cúc trừ trùng
để chế những chế phẩm có hiệu lực cao đối với ngoại ký sinh trùng và côn trùng
hại rau màu (chế phẩm Dilatian chứa khoảng 1% Pyrethrin). Người ta phát hiện
trong hoa Cúc trừ trùng có 6 este của axit xiclopropan cacboxylic, độc đối với
sâu đó là Pyrethrin I và II, Cinerin I và II, Jasmolin I và II. Trong bột hoa Cúc trừ
trùng các este Pyrethrin chiếm 75%. Cũng theo tác giả này các Pyrethrin có hiệu
lực trừ sâu, ngoại ký sinh trùng cao hơn và có nhiều ưu điểm hơn các este tổng
hợp. Đồng thời kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy Pyrethroit dưới tác động
của men và ánh sáng mặt trời thì quá trình chuyển hóa và phân giải xảy ra nhanh,
các hợp chất chuyển hóa trung gian ít độc hơn dạng hợp chất ban đầu hoặc không
độc. Mặt khác sau khi sử dụng trên cơ thể, thuốc chỉ có tác dụng diệt ngoại ký
sinh trùng trên bề mặt da mà không gây tồn lưu ít có nguy cơ tích lũy trong sản
phẩm động vật.
- Theo Brander G. C. và cs (1991) [44] các hoạt chất trong hoa Cúc trừ
trùng có hiệu quả tốt trên ngoại ký sinh trùng và côn trùng, ít độc đối với động
vật có vú.
1.1.3. Thu hái, bảo quản, chế biến dược liệu
1.1.3.1. Thu hái dược liệu
Thu hái dược liệu đúng quy trình, kỹ thuật có vai trò lớn, ảnh hưởng
không ít đến hiệu quả điều trị. Theo các tác giả Lê Trần Đức (1977) [11], Đỗ
Tất Lợi (1991) [22], Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1994) [13], thu hái dược liệu
phải tuân theo hai quy tắc: đúng thời vụ và đúng bộ phận dùng làm thuốc. Phải
xác định đúng thời điểm, đúng bộ phận thu hái để có lượng hoạt chất cao nhất.

8


Tỷ lệ hoạt chất trong dược liệu liên quan mật thiết với thời kỳ phát triển của cây

thuốc. Hàm lượng hoạt chất còn khác nhau qua từng năm với cây lưu niên, có khi
qua từng giờ trong ngày. Vì vậy lịch thu hái dược liệu chỉ có tính chất hướng dẫn
chung, tùy thời tiết, tùy từng cây thuốc mà thu hái cho thích hợp.
1.1.3.2. Bảo quản dược liệu
Là khâu quan trọng sau thu hái, bảo quản không tốt sẽ làm thuốc bị giảm
hoạt chất, hư hỏng làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Kho bảo quản dược liệu
phải khô ráo, thoáng mát để đảm bảo hình thức và chất lượng thuốc. Khi bảo
quản dược liệu trong kho phải chú ý: chống ẩm; chống mốc; chống sâu mọt, kiến,
chuột, mối, gián.
1.1.3.3. Chế biến dược liệu
Chế biến dược liệu nhằm mục đích:
- Giúp cho việc bảo quản, sử dụng thuận tiện hơn: qua chế biến thuốc gọn
nhẹ hơn; vi khuẩn, nấm mốc, men bị tiêu diệt để ổn định dược liệu. Mặt khác
thuốc được chế thành những dạng phù hợp cho từng đối tượng sử dụng mà tác
dụng dược lý vẫn được đảm bảo.
- Làm cho tác dụng dược lý của vị thuốc tốt hơn bằng cách loại bỏ tạp chất
và những bộ phận không có tác dụng, khai thác triệt để hoạt chất, điều khiển tác
dụng của vị thuốc dẫn vào cơ quan và bộ phận mong muốn trong cơ thể. Thí dụ
tẩm dấm sao có tác dụng dẫn thuốc vào gan, tẩm muối sao tăng khả năng dẫn
thuốc vào thận.
- Thông qua chế biến có thể thêm hoặc thay đổi hoàn toàn tác dụng dược lý
của vị thuốc. Thí dụ sao thâm làm cho vị thuốc có thêm tác dụng kích thích tiêu
hóa, sao cháy làm cho dược liệu chỉ còn tác dụng cầm máu.
- Làm giảm bớt độc tính của thuốc hay những chất không cần thiết với một
loại bệnh nhất định.
Có một số phương pháp chế biến thường được áp dụng trong Đông dược thú y:
Dạng khô
* Cắt nhỏ làm khô:
- Phơi:
+ Phơi ngoài nắng.

+ Phơi trong bóng râm và có mái che (phơi âm can).
- Sấy bằng không khí nóng và khô.

9


- Làm khô bằng tia hồng ngoại.
- Làm khô ở tủ sấy nóng và tủ sấy chân không..
* Sao (hỏa chế): Là phương pháp dùng sức lửa trực tiếp hay gián tiếp để xử
lý dược liệu. Đây là phương pháp hay gặp nhất trong bào chế dược liệu.
- Sao không thêm chất khác: sao qua, sao vàng, sao thâm, sao tồn tính, sao cháy.
- Sao có thêm chất khác: cát, bột căn cáp, hoạt thạch…
- Tẩm sao: tùy từng trường hợp cụ thể mà tẩm sao với: rượu, dấm, muối…
* Làm bột
* Làm viên
* Làm thuốc mềm
Dạng lỏng: thuốc sắc, ngâm rượu, phương pháp phối hợp.
Các dạng khác: nhũ dịch, cao thuốc, thuốc chế phẩm mới, dầu thuốc.
1.1.4. Hiểu hiết chung về hạt Na và củ Bách bộ
1.1.4.1. Hạt Na
Theo Đỗ Tất Lợi (2000) [23] Na hay còn gọi là Sa lê, mãng cầu, mãng cầu
gai, mãng cầu ta, phan lệ chi.
Tên khoa học: Annona Squamosa L.
Thuộc họ: Na (Annonaceae).
* Mô tả cây và phân bố, thu hái
Theo Đỗ Tất Lợi (2000) [23], Na thuộc dạng cây thân gỗ nhỏ, cao 2 – 6
mét. Thân gỗ tròn, vỏ nháp, nhiều cành. Lá mọc so le hình bầu dục dài 7 - 10cm,
rộng 3 - 4cm. Hoa đơn, nở vào tháng 3 - 4, cánh hoa màu mỡ gà, hoa thường mọc
đối diện với lá. Nhị nhiều, chỉ nhị rộng, chỉ hơi hẹp hơn bao phấn một chút. Quả
kép, dạng quả mọng màu xanh lục nhạt, gồm nhiều múi, mỗi múi là một phân

quả. Thịt quả trắng mềm, ngọt và thơm. Mùa quả từ tháng 8 - 11. Hạt hình bầu
dục, một đầu thuôn tròn, vỏ hạt màu đen, nhẵn bóng, dài từ 2 – 3 cm.

Hình 1.1. Cây Na (Annona squamosa L.)

10


Na được trồng ở khắp nơi trong nước ta, nhiều và ngon nhất là giống Na dai.
Trồng Na cần chọn nơi đất cao, nhiều phân, mát, thấm nước. Cần chọn
những quả to nhất, thật chín, bóc vỏ, để nguyên cả múi và hột đem ươm, như vậy
cây giống sẽ lâu cỗi và cho quả cũng ngon như cây đã cho giống. Khi ươm cây
đã cao 40 - 50cm thì đem trồng. Đầu mùa mưa, đất dọn sẵn, đào lỗ sâu 30cm,
mỗi lỗ cách nhau 2m x 2m, cho chừng 2kg phân chuồng. Cây trồng xong ít phải
trông nom, chỉ cần làm cỏ xung quanh và tỉa bớt cành khô. Từ năm thứ 4 trở đi
mới có nhiều quả, khi ấy hàng năm chỉ cần bón 5 - 10kg phân. Nếu thấy cây cho
nhiều quả nhỏ thì đầu mùa mưa nên cắt bớt những cành cách mặt đất chừng 1m,
cây sẽ cho nhiều cành non và nhiều quả hơn.
Cây Na mau cỗi, sau 7 - 8 năm nên đẵn đi và trồng lại.
* Thành phần hóa học
Trong lá Na có một ancaloit vô định hình, không có glucozit.
Trong quả Na có chứa 72% glucoza; 14,52% sacaroza; 1,73% tinh bột;
2,7% protit.
Trong hạt có chứa chừng 39,5 - 42% dầu, trong đó các axit béo là những
axit myristic, panmitic, stearic, arachidic, hexadecanoic và oleic. Trong hạt Na có
một ancaloit vô định hình gọi là anonain C17H15O2N, là chất độc trong hạt Na.
Nhiệt độ nóng chảy là 122 - 1230C.

Công thức cấu tạo của Anonain
* Công dụng

Theo Đỗ Tất Lợi (2000) [23], Ngoài công dụng cho quả để ăn, các bộ phận
khác của cây Na chỉ mới được dùng trong phạm vi nhân dân, vì chưa có một
nghiên cứu về tác dụng dược lý.
Quả na có vị ngọt chua, tính ấm, có tác dụng hạ khí tiêu đờm. Quả xanh làm
săn da, tiêu sưng. Hạt na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can,

11


giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Lá cũng có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, sát
trùng. Rễ cầm tiêu chảy.
Lá Na được nhân dân dùng để chữa sốt rét: Chọn các lá không bị sâu, rửa
sạch vò lấy nước uống tươi hoặc sắc lấy nước uống. Liều dùng: người lớn 20 lá,
trẻ con 10 lá, giã nhỏ, thêm ít nước lọc vào vắt lấy nước uống 2 giờ trước khi lên
cơn sốt. Ngày chỉ dùng một liều, thường chỉ cần uống 3 - 4 ngày là hết.
Hạt Na tán nhỏ dùng trừ chấy rận: Giã nhỏ, nấu nước gội đầu hay giặt quần
áo. Chú ý khi gội đầu cần tránh đừng để hạt Na hay nước hạt Na bắn vào mắt.
Nhân hạt Na rất độc, chỉ cần nhấm một ít đã thấy khó chịu nhưng khi ăn hạt Na
vô ý nuốt vào không làm sao là do lớp vỏ cứng che chở không cho nhân tác
dụng. Có thể ngâm hạt vào rượu, rồi dùng rượu mà vò đầu hoặc nhỏ vào tóc. Vẫn
cần tránh dây thuốc vào mắt.
Quả Na điếc (quả Na bị một giống nấm làm hỏng, tự nhiên có màu đỏ tím
rồi rụng) nhân dân hay dùng quả Na này để giã nhỏ đắp lên vú bị sưng.
1.1.4.2. Cây Bách bộ (Củ ba mươi, cây diệt ác)
Giới: Plantae
Bộ: Pandanales
Họ: Stemonaceae
Chi: Stemona
Loài: Stemona tuberosa
* Mô tả cây, phân bố

- Mô tả cây: Dây leo có thân mảnh, nhẵn, dài 6 - 8 m, ở gốc có nhiều rễ củ
mọc thành chùm, 10 - 20 hoặc 30 củ (củ ba mươi), có khi tới gần một trăm củ,
dài 15 - 20 cm, rộng 1,5 - 2 cm. Lá mọc đối hay so le, hình tim, nhưng đặc biệt
có hệ gân ngang dày song song với các gân chính hình cung, dài 10 - 15 cm, rộng
4 mm, mặt ngoài màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tươi, có mùi thối; 4 nhị dài 4 5 cm. Quả nang chứa nhiều hạt (Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho, 1994 [13], Đỗ
Tất Lợi, 2000 [23]).
Đỗ Tất Lợi (2006) [24] cho biết: rễ củ gồm 10 đến 20 hoặc 30 củ, có khi tới
100 củ dài 15 - 20 cm, đường kính 1,5 - 2 cm. Màu trắng vàng, vị ngọt, sau rất đắng.
- Phân bố: Cây mọc hoang ở các vùng núi nước ta và nhiều nước khác. Cây
Bách bộ mọc hoang ở khắp các tỉnh nước ta: Hà Tây, Hòa Bình, Bắc Cạn, Thái
Nguyên.... (Đỗ Tất Lợi, 2000 [23]).

12


×