Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Mối quan hệ vương quốc Kambuja và Đại Việt thời kỳ Ăngkor (802-1432)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.12 KB, 85 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
===o0o===

LÊ THU HẰNG

MỐI QUAN HỆ CỦA VƢƠNG QUỐC KAMBUJA
VỚI ĐẠI VIỆT THỜI KỲ ĂNGKOR (802-1432)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

Ngƣời hƣớng dẫn:
Th.S. NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi sẽ không thế hoàn thiện khóa luận này nếu không có sự giúp
đỡ của Th.S Nguyễn Thị Ngọc Thảo – Giảng viên tổ Lịch sử Thế giới trƣờng
Đại học sƣ phạm Hà Nội 2. Ngay từ khi bắt tay vào đề tài mối quan hệ giữa
Kambuja và Đại Việt thời kỳ Ăngkor, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo
tận tình của cô để tôi có thể hoàn thiện khóa luận này.
Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc tới các bài nghiên cứu của những
tác giả đi trƣớc đã cung cấp thông tin, nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á,
Kambuja, Đại Việt và rất nhiều vấn đề khác liên quan đến mối quan hệ của
Kambuja và Đại Việt.
Dù đã có nhiều cố gắng song khóa luận không tránh đƣợc thiếu sót. Rất
mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để tôi có thể tiếp
tục hoàn thiện khóa luận của mình một cách tốt nhất.


Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và trân trọng nhất đối với tất cả những
sự giúp đỡ và quan tâm này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2017
Tác giả

Lê Thu Hằng


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 2
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ..................................................... 5
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.................................................... 6
5. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 6
6. Bố cục của khóa luận ..................................................................................... 7
II. NỘI DUNG ..................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ CỦA
VƢƠNG QUỐC KAMBUJA VÀ ĐẠI VIỆT THỜI KỲ ĂNGKOR (8021432)................................................................................................................... 8
1.1. Điều kiện tự nhiên, văn hóa – lịch sử ......................................................8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 8
1.1.2. Điều kiện văn hóa – lịch sử ............................................................. 10
1.2. Yếu tố khu vực ảnh hƣởng đến sự phát triển của Kambuja và Đại Việt11
1.2.1. Về kinh tế ......................................................................................... 11
1.2.2. Về văn hóa ....................................................................................... 13
1.2.3. Về chính trị....................................................................................... 14
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Vƣơng triều Ăngkor ................ 16
1.3.1. Cơ sở hình thành Vương triều Ăngkor ............................................ 16
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của Vương triều Ăngkor .......... 22
1.3.2.1. Sự hình thành của vƣơng triều Ăngkor ..................................... 22

1.3.2.2. Sự hƣng thịnh của vƣơng quyền và một số thành tựu nổi bật ... 24
1.3.3. Sự suy tàn của Vương triều Ăngkor ................................................. 30
1.4. Tình hình phát triển của Đại Việt từ thế kỷ IX đến XV ....................... 32
1.4.1. Về chính trị....................................................................................... 32
1.4.2. Về kinh tế ......................................................................................... 37
1.4.3. Về văn hóa, xã hội ........................................................................... 40


1.5. Tiểu kết ................................................................................................. 43
CHƢƠNG 2: MỐI QUAN HỆ CỦA VƢƠNG QUỐC KAMBUJA VÀ ĐẠI
VIỆT THỜI KỲ ĂNGKOR (802-1432) .......................................................... 45
2.1. Quan hệ triều cống và thƣơng mại của Kambuja với Đại Việt ............ 45
2.1.1. Mối quan hệ hai quốc gia trước thế kỷ X ........................................ 45
2.1.2. Đại Việt – Kambuja từ sau thế kỷ X đến thế kỷ XV ......................... 50
2.1.1.1. Quan hệ thƣơng mại .................................................................. 50
2.1.1.2. Quan hệ triều cống..................................................................... 57
2.2. Quan hệ chính trị và quân sự của Kambuja với Đại Việt ..................... 62
2.2.1. Quan hệ chính trị ............................................................................. 62
2.2.2. Quan hệ quân sự .............................................................................. 64
2.3. Quan hệ hai nƣớc sau thế kỷ XVI đến nay ........................................... 69
2.4. Nhận xét ................................................................................................ 72
2.5. Tiểu kết ................................................................................................. 73
III. KẾT LUẬN ................................................................................................. 75
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 77


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những tƣ tƣởng tôn giáo và các thể chế chính trị Ấn Độ đƣợc chấp nhận
bởi ngƣời Khmer là một trong những cƣ dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam

Á. Thời đại hoàng kim của nền văn minh Khmer kéo dài từ thế kỷ IX đến thế
kỷ XV. Khi đó vƣơng quốc Kambuja, khởi nguồn cho cái tên Campuchia
ngày nay đã thống trị một vùng đất đai rộng lớn bao gồm cả kinh đô ở vùng
Ăngkor. Kambuja thời kỳ này có sức ảnh hƣởng lớn tới các quốc gia trong
khu vực. Ngoài ra, quan hệ ngoại giao giữa Campuchia và các quốc gia Đông
Nam Á trải qua thời kỳ lịch sử khá dài. Kambuja thời kỳ Ăngkor (802-1432)
đƣợc xem là giai đoạn phát triển huy hoàng nhất và để lại nhiều dấu ấn nhất
trong lịch sử khu vực.
Hiện nay, Campuchia là nƣớc láng giềng thân thiết với Việt Nam và đã
có nhiều sự gắn kết trong lịch sử. Trong xu hƣớng hội nhập kinh tế và văn hóa
thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia trong khối ASEAN (Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á) ngày càng giữ vai trò quan trọng. Để phát triển khối
ASEAN cũng nhƣ các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông, trong đó có Việt Nam
và Campuchia, rất cần sự gắn kết giữa các quốc gia để cùng hƣớng đến mục
đích chung.Xuất phát từ mục đích đó, muốn tăng cƣờng hơn nữa sự hiểu biết
lẫn nhau, cùng hợp tác phát triển giữa các quốc gia thì việc nghiên cứu về mối
quan hệ của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là một xu hƣớng nghiên
cứu phổ biến.
Mặt khác, để hiểu hơn về các lĩnh vực hợp tác cùng phát triển hiện tại và
dự đoán xu hƣớng mở rộng ra bên ngoài trong tƣơng lai của các quốc gia
trong và ngoài khu vực thì chúng ta cần tìm hiểu quan hệ của những nƣớc

1


láng giềng lân cận từ xƣa đến nay, mà trƣớc tiên là mối quan hệ giữa
Campuchia với Việt Nam trong quá khứ.
Với những cơ sở trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu, tìm hiểu mối quan
hệ của Kambuja với Đại Việt trong giai đoạn huy hoàng nhất trong lịch sử
Campuchia: “Mối quan hệ vƣơng quốc Kambuja và Đại Việt thời kỳ

Ăngkor (802-1432)”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ xƣa đến nay mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia láng giềng
thân thiện là Campuchia và Việt Nam luôn đƣợc các nhà nghiên cứu và độc
giả quan tâm. Tuy nhiên tài liệu viết về mối quan hệ giữa Kambuja và Đại
Việt thời kỳ Ăngkor (802-1432) rất hạn chế, đặc biệt là tài liệu tiếng Việt.
Trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về quan hệ của Campuchia
với các quốc gia Đông Nam Á nhƣng nghiên cứu riêng về mối quan hệ của
Campuchia với Đại Việt thì chƣa đƣợc đề cập nhiều.
Cuốn “Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở viễn đông” của George Coedès
nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam
Á chịu ảnh hƣởng của Ấn Độ. Trong tác phẩm này, phần nào đó tác giả đã có
đề cập đến sự hình thành của vƣơng triều Ăngkor của Kambuja và mối quan
hệ về phƣơng diện chính trị, quân sự và kinh tế với các quốc gia Đông Nam
Á. Nhƣng nghiên cứu của ông mang tính phổ quát chung cho khu vực Đông
Nam Á và Kambuja chỉ là một chủ thể của Đông Nam Á đƣợc ông khái quát.
Do đó, công trình chƣa khai thác về mối quan hệ của Kambuja với Đại Việt.
Ngoài ra, cuốn “Lịch sử phát triển Đông Nam Á từ hình thành đến hiện
đại” Mary Somers Heidhues đã có những trang viết nghiên cứu rất cụ thể về
quá trình hình thành, sự phát triển hay lịch sử và văn hóa của các quốc gia
trong khu vực Đông Nam Á, Kambuja và Đại Việt cũng đƣợc đặt trong mối
quan hệ với cả khu vực, tìm hiểu về các hoạt động kinh tế, chính trị, thƣơng

2


mại. Nhƣng quan hệ bang giao giữa vƣơng quốc Kambuja với Đại Việt thì
chƣa đƣợc đi sâu nghiên cứu.
Cũng nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á, một công trình nghiên cứu rất
công phu - “Lịch sử Đông Nam Á” của D.G.E. Hall, giáo sƣ danh dự bộ môn

Lịch sử Đông Nam Á, trƣờng Đại học Luân Đôn, đã cho chúng ta thấy rõ hơn
về quan hệ giao lƣu kinh tế, văn hóa… giữa các nƣớc Đông Nam Á đã có từ
lâu đời trong lịch sử. Tác phẩm đi vào lịch sử một số quốc gia cổ đại Đông
Nam Á đã một thời hƣng thịnh, mở mang bờ cõi nhƣ các đế chế vùng đảo:
Srivijaya, Java... và các vƣơng triều lục địa nhƣ: Ăngkor, Pagan, Đại Việt…
Một bức tranh toàn cảnh đem lại cho ngƣời đọc những kiến thức đại cƣơng về
một thời gian khá dài của lịch sử cũng nhƣ những nét khái quát về kinh tế và
thể chế chính trị trƣớc khi ngƣời châu Âu tới. Tuy vậy, nói về mối quan hệ
của Kambuja và Đại Việt chỉ đƣợc đề cập tới một cách tản mạn.
Bên cạnh những cuốn sách khái quát cả khu vực Đông Nam Á, thì các
học giả nƣớc ngoài cũng rất quan tâm đến việc nghiên cứu riêng về một quốc
gia cụ thể. Nhƣ cuốn sách “Đế quốc Khơme cổ đại” của Lewrence Palmer
Briggs do Trần Thị Lý dịch thuật, là một trong những cuốn sách nổi tiếng viết
về Campuchia, và về tầm quan trọng của các quốc gia ở Phù Nam và Chân
Lạp đến với lịch sử Đông Nam Á. Tác giả đƣa ra những luận cứ chứng minh
cho những luận điểm của mình qua các bi ký và những ghi chép của ngƣời
Trung Quốc. Trong những trang viết của mình tác giả lại chủ yếu đề cập về sự
phát triển của kiến trúc, nghệ thuật và tôn giáo của lịch sử vƣơng quốc
Campuchia cổ đại mà chƣa nói đến quan hệ với các nƣớc láng giềng.
Nhìn chung, với các học giả nƣớc ngoài, ít nhiều cũng đã có những
nghiên cứu về mối quan hệ của Đông Nam Á đối với từng quốc gia trong khu
vực, giữa các quốc gia với nhau, nhƣng chỉ dừng lại ở việc đƣa ra những luận
điểm mà chƣa đi sâu tìm hiểu về một mối quan hệ cụ thể giữa các vƣơng quốc

3


đã có thời gian phát triển đến cực thịnh trong khu vực, cũng là hai quốc gia có
chung đƣờng biên giới là Đại Việt và Kambuja.
Ở Việt Nam, các học giả nƣớc ta chƣa có sự quan tâm nhiều tới mối

quan hệ của Ăngkor và Đông Nam Á và chƣa có nhiều công trình nghiên cứu
về vấn đề này một cách cụ thể. Nghiên cứu về thời kỳ phát triển huy hoàng
nhất trong lịch sử Campuchia cổ đại, các học giả Việt Nam là Nguyễn Văn
Kim, Ngô Văn Doanh, đã có những nghiên cứu mới nhất về thời kỳ này qua
các tạp chí về: “Sự hình thành và phát triển của vương quốc Chân Lạp” hay
“Về sự chia tách giữa Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp” của PGS.TS
Nguyễn Văn Kim, và “Chân Lạp thời kỳ đầu (550-790)” hay “Chân Lạp:
Đường tới kỷ nguyên Ăngkor huy hoàng (790-1000)” của PGS.TS Ngô Văn
Doanh đã làm rõ hơn sự hình thành, phát triển và suy vong của Chân Lạp hay
còn gọi là vƣơng quốc Kambuja giai đoạn 802-1432 là nền tảng quan trọng
trong mối quan hệ bang giao với các quốc gia không chỉ trong khu vực Đông
Nam Á mà còn cả khu vực Đông Bắc Á nhƣ Trung Quốc. Các bài nghiên cứu
có đề cấp tới các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự của Chân Lạp tuy nhiên
chƣa đặt chúng trong một mối quan hệ với một quốc gia trong một giai đoạn
nhất định.
Các học giả Việt Nam cũng đã quan tâm đến mối quan hệ giữa
Kambuja và Đại Việt thời kỳ Angkor (802-1432), để tìm hiểu xem trong kỷ
nguyên huy hoàng nhất của quốc gia núi liền núi, sông liền sông với Đại
Việt, đặt trong mối quan hệ bang giao có những hoạt động gì đã diễn ra và
diễn ra nhƣ thế nào. Bài viết “Về quan hệ của Đại Việt và Chân Lạp thế kỷ
XI-XVI”, “Về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý, Trần (thế
kỷ XI-XIV)” nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Dũng và PGS.TS Nguyễn Thị
Phƣơng Chi đã đƣa ra những số liệu thống kê rất cụ thể về hoạt động triều
cống của Chân Lạp đối với Đại Việt dƣới thời Lý, có lẽ cũng là thời kỳ quan

4


hệ hai nƣớc diễn ra sôi động nhất trong giai đoạn 802-1432. Đây là tài liệu
tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu về quan hệ bang giao giữa hai quốc

gia. Tuy nhiên, quan hệ này mới đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn ngắn (thời
Lý – Trần) còn chƣa có nghiên cứu nào đặt mối quan hệ của Kambuja và
Đại Việt trong cả thời kỳ Ăngkor huy hoàng để so sánh sự phát triển giữa
hai nƣớc trong cùng một thời gian.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Vƣơng quốc Kambuja (Campuchia hiện nay) trong thời kỳ Ăngkor (8021432) và mối quan hệ giữa Kambuja và Đại Việt là đối tƣợng nghiên cứu
chính của khóa luận. Tất cả những hoạt động của hai quốc gia từ thƣơng mại,
chính trị, triều cống, quân sự đều đƣợc tác giả tập trung phân tích để từ đó
đƣa ra nhận định trong mối quan hệ về sau giữa Kambuja và Đại Việt. Trong
bối cảnh hiện nay, hai quốc gia này không chỉ có sự gần gũi về vị trí địa lý mà
còn giữ một vị trí khá quan trọng trong quan hệ kinh tế, chính trị và ngoại
giao giữa Campuchia với Việt Nam chúng ta nên có thể trong quá trình
nghiên cứu sau này đây sẽ là đề tài để tác giả nghiên cứu sâu sắc hơn.
Khung thời gian giới hạn trong đề tài nghiên cứu của khóa luận là từ
năm 802 đến năm 1432 tức là từ đầu thế kỷ IX đến thế kỉ XIV, thời gian tồn
tại của vƣơng triều Ăngkor trong lịch sử Campuchia. Đây là thời gian vƣơng
quốc Kambuja đạt đƣợc sự phát triển thịnh vƣợng nhất và mối liên hệ với các
quốc gia Đông Nam Á diễn ra liên tục và thƣờng xuyên nhất trong lịch sử.
Còn đối với Đại Việt, chỉ đến năm 938 mới là một quốc gia độc lập, trƣớc đó
Đại Việt đang trong thời kỳ Bắc thuộc hoạt động ngoại giao diễn ra đơn thuần
hơn.Vì vậy, trong khóa luận tác giả phân ra ba giai đoạn: trƣớc thế kỷ X, từ
thế kỷ XI đến thế kỷ XIV và từ thế kỷ XV đến nay để làm sáng rõ hơn mối
quan hệ bang giao giữa vƣơng quốc Kambuja và Đại Việt từng thời kỳ.

5


4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Trong qua trình tiến hành nghiên cứu, tác giả đã tìm kiếm các nguồn tƣ
liệu liên quan tới đề tài nhƣ: sách tiếng Việt, sách dịch từ các tác giả nƣớc

ngoài, sách tiếng Anh và các bài nghiên cứu trên tạp chí khoa học. Ngoài ra,
tác giả khai thác các nguồn tài liệu từ các hội thảo khoa học. Trên cơ sở các
tài liệu có đƣợc, tác giả tiến hành nghiên cứu theo các phƣơng pháp sau:
Phƣơng pháp lịch sử: tác giả trình bày, phân tích những nhân tố ở khu
vực Đông Nam Á thời kỳ cổ trung đại tác động đến mối quan hệ của vƣơng
quốc Kambuja với Đại Việt. Và mối quan hệ của hai quốc gia theo quá trình
hình thành, phát triển và suy tàn của vƣơng triều Ăngkor từ năm 802 đến năm
1432, cũng nhƣ tình hình Đại Việt trong khoản thời gian đó.
Phƣơng pháp phân tích so sánh: tác giả dựa trên những mốc sự kiện và
thời gian diễn ra biến cố để đƣa ra những phân tích, so sánh để ngƣời đọc thấy
đƣợc sự khác nhau giữa các thời kỳ trong mối quan hệ giữa Kambuja và Đại
Việt.
Phƣơng pháp phân kỳ: phƣơng pháp này cho phép tác giả nghiên cứu
mối quan hệ của vƣơng triều Ăngkor với Đại Việt để làm sáng tỏ nội dung và
đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của mối quan hệ với Đại Việt đã diễn
ra trên từng lĩnh vực từ thƣơng mại, chính trị, quân sự và triều cống.
Trong bài viết, tác giả sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp để tái hiện lại
một cách chân thực lịch sử giai đoạn 802-1432 trong quan hệ bang giao của
vƣơng quốc Campuchia đối với Đại Việt.
5. Đóng góp của đề tài
Khóa luận giới thiệu khái quát khu vực Đông Nam Á và tình hình của
Kambuja và Đại Việt trong thời kỳ Ăngkor. Hơn nữa, khóa luận góp phần làm
sáng tỏ hơn mối quan hệ của hai nƣớc trong suốt chiều dài lịch sử và tạo điều
kiện cho việc hợp tác cùng phát triển, cùng hƣớng tới sự thịnh vƣợng nhƣ

6


ngày nay, mở ra cơ hội hội nhập thế giới trong tƣơng lai. Đây có thể là một
nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu lịch sử của Kambuja và Đại

Việt thời cổ trung đại.
6. Bố cục của khóa luận
Khóa luận gồm ba phần chính:
Phần mở đầu
Nội dung chính gồm 2 chƣơng:
- Chƣơng 1: Những nhân tố tác động đến sự phát triển của vƣơng quốc
Kambuja và Đại Việt thời kỳ Ăngkor (802-1432)
- Chƣơng 2: Mối quan hệ của vƣơng quốc Kambuja với Đại Việt thời kỳ
Ăngkor (802-1432)
Phần kết luận
Ngoài ra có: mục lục và danh mục tài liệu tham khảo.

7


II. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ
CỦA VƢƠNG QUỐC KAMBUJA VÀ ĐẠI VIỆT THỜI KỲ ĂNGKOR
(802-1432)
1.1. Điều kiện tự nhiên, văn hóa – lịch sử
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vƣơng quốc Kambuja và Đại Việt là hai nƣớc láng giềng nằm trong
khu vực Đông Nam Á. Ngay từ thời kỳ cổ đại khu vực này thể hiện những nét
tƣơng đồng và tiềm ẩn và sự thống nhất cơ bản. Trong khi những yếu tố chính
trị, lịch sử và tôn giáo khiến các dân tộc và quốc gia Đông Nam Á hoàn toàn
khác biệt nhau, thì về cơ bản khu vực này vẫn có sự thống nhất nhờ vị trí, khí
hậu và nhiều đặc điểm văn hóa chung.
Trên bản đồ thế giới, Đông Nam Á nằm trong phạm vi từ 92-140 độ
kinh đông, từ 28 độ vĩ bắc chạy qua xích đạo đến 15 độ vĩ nam. Với diện tích
khoảng hơn 1,4 triệu km2 bao gồm các đảo, quần đảo, bán đảo và các vịnh và

biển chạy dài suốt từ Thái Bình Dƣơng đến Ấn Độ Dƣơng. Tạo điều kiện
thuận lợi trong việc giao lƣu giữa các nền văn minh, văn hóa lớn trên thế giới
với Đông Nam Á. Và Kambuja và Đại Việt là hai quốc gia chịu ảnh hƣởng rất
lớn từ văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ, đó cũng là nét tƣơng đồng trong
văn hóa Kambuja và Đại Việt.
Đông Nam Á có một vị trí đặc biệt quan trọng trên con đƣờng giao lƣu
quốc tế, nằm án ngữ trên con đƣờng hàng hải Đông – Tây. Đông Nam Á từ
lâu vẫn đƣợc coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, Tây Á và
Địa Trung Hải. Thậm chí đến gần đây, một số nhà nghiên cứu gọi khu vực
này là “ống thông gió” hay “ngã tƣ đƣờng”. Là nơi thƣờng xuyên diễn ra các
hoạt động thƣơng mại giữa các quốc gia trong khu vực. Tạo nên sự gắn kết

8


trong mối quan hệ giao thƣơng bằng đƣờng biển, hơn nữa Đại Việt còn cầu
nối giúp mở đƣờng cho Kambuja ra biển qua vùng Nghệ - Tĩnh của nƣớc ta.
Đông Nam Á là khu vực hầu hết chịu ảnh hƣởng của khí hậu vùng
nhiệt đới, nóng và ẩm. Những cơn gió mùa luân phiên đã mang đến cho hai
mùa khô và mùa khô. Những mùa gió thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho
việc buôn bán và cả việc đi lại bằng đƣờng biển. Gần xích đạo, gió mùa ít rõ
rệt và mƣa gần nhƣ quanh năm, với hệ thực vật dày đặc.Điều đó đã khiến cho
Đông Nam Á trở thành một khu vực trù phú, giàu tài nguyên, là miếng mồi
béo bở của các nƣớc phong kiến phƣơng Bắc. Vì vậy, việc các nƣớc láng
giềng tranh giành lãnh thổ của nhau hay liên kết với nhau để chống giặc ngoại
xâm thƣờng xuyên diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử.
Xét về mặt lịch sử, các quốc gia Đông Nam Á lục địa chủ yếu sống bằng
nông nghiệp trồng lúa và những quốc gia hải đảo đƣợc lợi từ việc buôn bán
bằng đƣờng biển. Phật giáo là tôn giáo chính ở vùng lục địa, trong khi hồi
giáo thống trị phần lớn vùng Đông Nam Á hải đảo. Lƣợng mƣa lớn, kết hợp

với việc kiểm soát nguồn nƣớc giúp cho việc thâm canh lúa nƣớc có dẫn thủy
nhập điền, đặc biệt là khu vực, cơm gạo – thƣờng đƣợc bổ sung bằng những
món phụ nhiều gia vị - là thành phần quan trọng nhất trong hầu hêt các bữa ăn
hằng ngày của ngƣời dân Đông Nam Á. Chính vì vậy, đã cho thấy sự tƣơng
đồng rất lớn về mọi mặt giữa hai quốc gia Đông Nam Á lục địa có chung biên
giới lãnh thổ nhƣ Campuchia và Việt Nam.
Với lợi thế là Đông Nam Á có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
vừa là nguồn cung cấp thức ăn, vừa tiện cho việc giao thông bằng đƣờng sông
từ khu vực này đến khu vực khác, là sợi dây gắn kết các nƣớc trong khu vực
lại gần nhau hơn nhƣng cũng là nơi diễn ra rất nhiều cuộc xung đột quy mô
lớn nhỏ. Lịch sử cho thấy Kambuja cũng đã từng mang quân theo đƣờng bộ

9


và con đƣờng dọc theo sông Mêkông sang đánh chiếm một số vùng lân cận
với Đại Việt.
1.1.2. Điều kiện văn hóa – lịch sử
Các nƣớc Đông Nam Á cũng cùng chung nhiều yếu tố văn hóa khác: hầu
hết đều sử dụng những từ ngữ chỉ họ hàng trong quan hệ giao tiếp cá nhân, họ
không dùng từ “you” (tiếng Anh) mà dùng một từ phân định ngƣời nói và
ngƣời đƣợc nói đếnvào một vị trí nào đó trong mối quan hệ thứ bậc.Những hệ
thống thân tộc Đông Nam Á cũng đặt một tầm quan trọng ngang nhau cho
những họ hàng bên nội cũng nhƣ bên ngoại, ngƣợc với Trung Quốc, vốn chỉ
chú trọng dòng dõi bên nội. Yếu tố này khiến cho văn hóa của các nƣớc Đông
Nam Á không bị hòa lẫn vào các nền văn hóa khác mặc dù những cú va chạm
về văn hóa luôn xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử với cả Kambuja và Đại Việt.
Lịch sử cũng làm cho Đông Nam Á có tính khu vực cực kỳ đa dạng. Khu
vực này từ lâu đã là một ngã tƣ cho các hoạt động thƣơng mại quốc tế. Bắt
đầu từ những thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên với sự giao thƣơng giữa hai

nƣớc láng giềng to lớn của nó, Trung Quốc và Ấn Độ. Những ảnh hƣởng của
Ấn Độ về nghệ thuật, chính trị và tôn giáo đã đi sâu vào Đông Nam Á. Việc
buôn bán với Trung Quốc đã kích thích những phát triển kinh tế mới và hình
thành những quốc gia thƣơng mại. Đây là nét chung nhất về văn hóa của các
quốc gia Đông Nam Á, tạo điều kiện để các nƣớc gần gũi nhau hơn. Cũng
nhờ đó mà cả Đại Việt và Kambuja đều đã có thời kỳ phát triển đến thịnh trị
vào bậc nhất khu vực Đông Nam Á.
Mọi tôn giáo chính trên thế giới đều để lại dấu ấn của chúng. Phật giáo
Tiểu thừa là tôn giáo nổi bật của Đông Nam Á lục địa. Nhiều ngƣời Việt Nam
là những phật tử của Phật giáo Đại thừa, những yếu tố Nho giáo và Lão giáo.
Trong khi ở Nam Việt Nam đạo Phật Tiểu thừa cũng có mặt. Hồi giáo là tôn
giáo thống trị của bán đảo Malay và quần đảo Indonexia. Ngƣời Philippines

10


đa phần theo Thiên chúa giáo. Đảo Bali của Indonexia gắn bó với Ấn Độ
giáo. Những nhóm dân tộc thiểu số vùng cao vẫn theo những tôn giáo tự
nhiên, dù qua thời gian, một số đã tiếp nhận nhiều tôn giáo của những miền
đồng bằng hoặc cải sang Thiên chúa giáo. Tuy những tôn giáo chính bành
trƣớng mạnh, nhƣng những yếu tố bản địa và niềm tin cổ xƣa vẫn tồn tại khắp
nơi. Nếu nhƣ ở các đế chế phƣơng Tây yếu tố tôn giáo khiến cho các cuộc
xung đột nổ ra gay gắt thì ở Đông Nam Á, tôn giáo lại là yếu tố mang các
quốc gia đến gần nhau hơn và cũng khơi nguồn cho mối quan hệ hòa hảo,
đoàn kết với các nƣớc có vị trí địa lý gần liền kề trong khu vực.
Vị trí của Đông Nam Á khiến cho chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây rất
chú tâm đến. Bên cạnh việc đƣa thƣơng nhân sang buôn bán ở đây thì đến thế
kỷ XVI, các nƣớc phƣơng Tây nhƣ: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Mỹ đều
để lại nhƣng dấu ấn khác nhau của họ ở các nƣớc Đông Nam Á. Đặc biệt là
các đƣờng biên giới quốc gia ngày nay, thƣờng không đƣợc quyết định bởi

các yếu tố lịch sử và địa lý, và có thể nó đƣợc tạo ra khi các nƣớc thực dân
tiến đến biên giới của các quốc gia. Đƣờng biên giới giữa Việt Nam và
Campuchia do nhân tố này đã bị xê dịch khá thƣờng xuyên trong suốt chiều
dài lịch sử.
1.2. Yếu tố khu vực ảnh hƣởng đến sự phát triển của Kambuja và Đại Việt
1.2.1. Về kinh tế
Bán đảo Đông Dƣơng là xứ chịu ảnh hƣởng của chế độ gió mùa. Mặc
dầu những biến đổi từ năm này qua năm khác có thể gây tác hại cho việc
trồng trọt, sự luân lƣu của mùa khô và mùa mƣa đã tạo nên điều kiện sinh
sống của ngƣời dân sống định cƣ và sự luân chuyển của mùa gió chủ yếu đã
chuyển của mùa gió chủ yếu đã quyết định chiều đi của việc giao hàng bằng
thuyền buồm [3,27]. Từ Kamkuja muốn di chuyển sang Đại Việt buôn bán
hay triều cống ngoài việc đi bằng đƣờng bộ thì ngƣời dân đã lợi dụng yếu tố

11


gió mùa để chở hàng hóa bằng thuyền với số lƣợng nhiều hơn, tốn ít thời gian
hơn. Vì vậy sự trao đổi, tiếp xúc giữa hai bên thƣờng xuyên diễn ra.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Đông Nam Á là một trong những trung
tâm nông nghiệp sớm của châu Á. Sinh hoạt nông nghiệp ở Đông Nam Á
đƣợc chia làm hai loại: Cƣ dân vùng cao trồng các loại hoa màu hợp với vùng
đất khô. Nhƣng, họ cũng đã khai phá các sƣờn đồi, vùng chân núi để phát
triển ruộng bậc thang và phát triển kinh tế nƣơng rẫy. Trong khi đó nguồn
sống chính của cƣ dân miền xuôi là canh tác lúa nƣớc. Do tác động của điều
kiện tự nhiên và nhu cầu sống, cƣ dân châu thổ đã sớm phát triển kỹ thuật
canh tác và năng lực tổ chức, điều hành trên quy mô lớn. Họ cũng sớm hình
thành nên ý thức cộng đồng mạnh mẽ và không ngừng củng cố mối liên kết
cộng đồng nhằm hạn chế những tác hại của tự nhiên, làm chủ không gian
canh tác và tạo ra nguồn lƣơng thực dồi dào sau mỗi mùa gieo gặt [11,33]. Do

đó, ngoài những vật phẩm chung giống nhau ở các quốc gia đều có thì ở mỗi
nƣớc lại có nguồn lợi riêng có giá trị để đem ra trao đổi buôn bán, đem lại lợi
ích về kinh tế.
Với nền kinh tế do tự nhiên mang lại là chính nhƣ vậy khiến cho khu
vực Đông Nam Á là khu vực có rất nhiều đặc sản quý hiếm nhƣ vàng, hƣơng
liệu, ngà voi, đồi mồi, tê giác… là niềm khát khao của các nƣớc phƣơng
Tây. Tuy nhiên từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV ít có sự giao lƣu với các nƣớc
bên ngoài, chỉ sau khi cuộc phát triển địa lý diễn ra thì sự giao lƣu Đông –
Tây mới thực sự tăng lên vƣợt trội giúp kinh tế phƣơng Đông trong đó có
các quốc gia Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển chung
của cả khu vực thì Kambuja và Đại Việt cũng đã có những chính sách mới
về kinh tế để đƣa đất nƣớc giàu mạnh, nhân dân no đủ và mở rộng cƣơng
vực lãnh thổ của mình.

12


1.2.2. Về văn hóa
Từ việc phác dựng lại những đặc tính phát triển tiêu biểu của các nền
văn hóa lớn Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo – Phù Nam, cho thấy văn hóa
Việt Nam không chỉ là một bộ phận hợp thành mà còn có ý nghĩa bổ sung cho
một khu vực văn hóa vốn đã là một tổng thể phức tạp của văn hóa “thế giới
Đông Nam Á”. Theo dòng tƣ duy đó, cũng có thể cho rằng một nền văn hóa
thống nhất không chỉ là sự quy tụ những giá trị văn hóa từ các vùng miền mà
còn trạng thái tích chứa, dung hợp của nhiều truyền thống vốn có những yếu
tố khác biệt. Từ thời lập quốc, cả ba nền văn hóa hình thành trên ba không
gian địa – kinh tế, địa – văn hóa đó, tự thân nó đã chứa đựng trong đó tính đa
truyền thống. Các truyền thống đó diễn tiến một cách đồng thời, bổ sung, bù
lấp và củng cố thế mạnh cho nhau [11,33-34]. Trên cơ sở đó, cùng với những
chuyển biến chung về kinh tế, xã hội và văn hóa, nền kinh tế nông nghiệp

truyền thống đã góp phần xây dựng nên cơ sở vững chắc cho sự ra đời của
Nhà nƣớc.
Từ khi nhà nƣớc ra đời, đã khẳng định hơn nét văn hóa riêng biệt của
từng quốc gia trong khu vực. Ở Kambuja tiêu biểu với nền văn hóa của ngƣời
Khơme với những ngồi đền Ăngkor to lớn, vững trãi, trƣờng tồn với thời gian.
Còn Đại Việt là quốc gia có nền văn hóa ảnh hƣởng của đạo Nho – Phật giáo
nổi bật với đền chùa, miếu mạo ở khắp nơi trong suốt nhiều thế kỷ.
Khi xem xét bối cảnh Đông Nam Á từ thế kỉ IX đến XIV, các nhà nghiên
cứu quốc tế và khu vực đã hợp biên một bộ sách lớn nhan đề: Southeast Asia
from the IXth to XIVth Century (Đông Nam Á từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIV).
Theo quan điểm của tác giả, cho đến thế kỷ XIV, xã hội Đại Việt vẫn còn duy
tồn nhiều yếu tố văn hóa bản địa Đông Nam Á. Những yếu tố đó sâu đậm hơn
nhiều so với những ảnh hƣởng và dấu ấn của văn hóa Trung Hoa. Nhƣng từ
thời Lê Sơ, cấu trúc xã hội bao gồm 4 đẳng cấp sĩ – nông – công – thƣơng

13


đƣợc xác lập và có sự phân lập chặt chẽ. Từ đó, xã hội Đại Việt đã đƣợc chịu
ảnh hƣởng nhiều ảnh hƣởng của Trung Hoa.
Nhƣ vậy, trƣớc khúc quanh của lịch sử, không chỉ Đại Việt mà hầu nhƣ
toàn bộ Đông Nam Á đều chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của văn minh Ấn Độ với
vai trò nổi trội là Bà La Môn giáo, Phật giáo và Hinđu giáo… Giá trị tinh thần
và đức tin của các tôn giáo đó, trên thực tế đã trở thành những kênh truyền tải
linh nhiệm nhiều thành tựu rực rỡ của văn minh sông Ấn – sông Hằng đến các
quốc gia khu vực. Xã hội Đại Việt thời Lý – Trần (thế kỷ XI-XIV), cũng nhƣ
xã hội của các vƣơng quốc cổ Phù Nam, Chămpa, Srivijaya… từ những vận
động nội tại và nền tảng vốn có, đã tìm thấy nguồn năng lực ngoại sinh để đạt
đến những phát triển vƣợt trội. Do tác động của môi trƣờng chính trị, Đại Việt
vừa tiếp tục gắn bó với một Đông Nam Á truyền thống về cơ tầng văn hóa,

kinh tế vừa dự nhập tƣơng đối mạnh mẽ với môi trƣờng chính trị, văn hóa
Đông Bắc Á ở cấp thƣợng tầng. Vì thế, vừa có thể nhìn nhận sự chuyển biến
của xã hội Đại Việt dƣới nhiều góc độ: vừa giữ vai trò cầu nối giữa hai thế
giới Đông Bắc Á và Đông Nam Á vừa trở thành một hiện tƣợng phát triển hết
sức đặc thù một của khu vực.
1.2.3. Về chính trị
Theo dòng phát triển chung, vào những thế kỷ trƣớc và sau công nguyên,
ở Đông Nam Á đã lần lƣợt xuất hiện nhiều nƣớc. Đó là một loại hình nhà
nƣớc xuất hiện từ những điều kiện đặc thù của xã hội Đông Nam Á. Có thể
gọi đó là nhà nƣớc chức năng với vai trò chủ yếu là quản lý, điều hành sản
xuất. Loại hình nhà nƣớc này có những đặc tính của một thiết chế xã hội dân
chủ và thân dân nhƣng đồng thời cũng có tính dị biến động cao và dễ bị tổn
thƣơng. Nhìn chung, loại hình nhà nƣớc này có nhiều điểm khác biệt so với
quá trình hình thành cũng nhƣ bản chất, chức năng của mô hình nhà nƣớc
thống trị ở phƣơng Tây thời kỳ cổ trung đại. Nhà nƣớc đó cũng dị biệt ngay

14


cả với mô hình nhà nƣớc tập quyền, chuyên chế của nhiều xã hội châu Á. Các
loại hình nhà nƣớc lớn và điển hình ở châu Âu và châu Á đều đƣợc thiết lập
trên cơ sở nền kinh tế đã phát triển cao và quan hệ xã hội cũng đã có sự phân
hóa sâu sắc, đấu tranh gay gắt.
Tuy nhiên, do đƣợc thừa hƣởng và tiếp nhận những giá trị văn hóa của
cả hai khu vực, Đại Việt đã mau chóng trở thành một quốc gia cƣờng thịnh ở
Đông Nam Á nhƣng cũng chính vì thế mà nó phải gánh chịu nhiều áp lực
mạnh mẽ từ phƣơng Bắc. Hệ quả tất yếu là, với tƣ cách là một quốc gia có
chủ quyền độc lập, Đại Việt đã thực thi một chính sách đối ngoại mềm dẻo,
có nguyên tắc với phƣơng Bắc, đồng thời có ý thức mạnh mẽ hơn trong việc
hoàn thiện thể chế quân chủ quan liêu và mở rộng chủ quyền lãnh thổ về

phƣơng Nam. Chủ trƣơng này không chỉ nhằm đạt đến một tiềm năng khai
thác rộng lớn [11,35-36]. Ngoài ra, không chỉ Đại Việt mà Kambuja cũng
chịu ảnh hƣởng từ yếu tố chính trị này mà các cuộc đụng độ giao tranh với
các quốc gia lân cận cũng thƣờng xuyên diễn ra nhƣ với Chămpa, 5 lần với
Trung Hoa và 10 lần với Đại Việt.
Cũng giống nhƣ nhiều quốc gia khác trong khu vực Đại Việt cũng có
những thế mạnh và hạn chế. Vì thế mà sự giao thƣơng luôn là phƣơng cách
hiện hữu để phát huy thế mạnh và bù lấp cho những gì mà tƣ thân nền kinh tế
thấy thiếu hụt. Mặc dù những chuyến đi lên phƣơng Bắc, xuống phƣơng Nam
luôn đƣợc coi là đầy mạo hiểm, nhƣng trong sách sử Trung Hoa vẫn thấy
những mô tả về hoạt động thƣơng mại của ngƣời Việt, hay cụ thể hơn về sinh
hoạt của một số thƣơng gia giàu có. Không chỉ đặt quan hệ với Trung Hoa mà
còn với các quốc gia trong khu vực, trong đó quan hệ với Kambuja không thể
không kể đến. Cả hai nƣớc đã thực sự hòa mình vào hệ thống thƣơng mại ở
khu vực.

15


Tuy nhiên, từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV, không chỉ Đại Việt và Kambuja
mà hầu nhƣ tất cả các quốc gia trong khu vực đều chịu sự thần phục với
Trung Hoa, ngoài việc đi sứ, tiến cống còn phải thần phục thiên triều. Nhƣng
không phải diễn ra trong thời gian thƣờng xuyên, liên tục mà có những giai
đoạn lịch sử mối quan hệ này bị ngắt quãng khá lâu, và chƣa hề thấy bất cứ
ghi chép nào nhắc tới.
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Vƣơng triều Ăngkor
1.3.1. Cơ sở hình thành Vương triều Ăngkor
Theo trần thuật của ngƣời Trung Quốc, đế chế Phù Nam biến mất vào
giữa thế kỉ XVI là do cuộc nổi loạn của một nƣớc chƣ hầu tên là Chân Lạp.
Lịch sử nhà Tùy mô tả sự kiện nhƣ sau: “Vƣơng quốc Chân Lạp nằm ở Tây

Nam nƣớc Lâm Ấp, trƣớc kia nó là một nƣớc chƣ hầu của Phù Nam. Vua
Chân Lạp thuộc dòng dõi Kshatriya, tên là Chitrasena (Chất Đà Tƣ Nã) các
đời vua trƣớc kia đã không ngừng mở rộng thế lực của Chân Lạp và cuối cùng
thì Chitrasena đã đánh bại rồi chinh phục đƣợc Phù Nam” [22,13-14].Chƣa
tìm đƣợc lời giải thích cho cái tên Chân Lạp và không thể liên hệ tên đó với
bất cứ từ nào trong tiếng Phạn hay Khơme.
Cũng nhƣ các quốc gia trong khu vực thời bấy giờ, Chân Lạp sớm chịu
nhiều ảnh hƣởng của văn minh Ấn Độ. Phật giáo, Bà La Môn giáo đã thâm
nhập vào xã hội Chân Lạp và có những tác động sâu sắc đến thời lập quốc.
Và để giải thích cho cái tên Kambuja thì trong văn bia Baksay
Chamkrong có niên đại thế kỷ thế kỷ thứ X viết về một đạo sỹ tu hành khổ
hạnh có tên là Kambu Svayambhuva, kết hôn với tiên nữ Mera, con gái thần
Siva. Hai ngƣời đã sinh ra các dòng vua Kambuja, con của Kambu hay
Kambujadesa tức “Đất nƣớc Kambuja” [22,14]. Theo Lawrence Palmer
Briggs, chuyên gia về lịch sử cổ đại Campuchia thì khái niệm “svayambhuva”
có nghĩa là “self-creating” (bản ngã sáng tạo). Tiên nữ Mera là do thần Siva

16


ban cho Kambu Svayambhuva. Nhƣ vậy, yếu tố tôn giáo đã hòa quện với
huyền sử trong tâm thức của ngƣời Khơ me về thời dựng nƣớc. Tiên nữ Mera
là biểu trƣng của Đức thánh mẫu, yếu tố “Mẹ” nguồn cội, đƣợc thiêng liêng
hóa nhằm tôn vinh tổ tiên. Nhiều khả năm tên gọi “Kambu” hay “Kambuja”
hay “Cambujadesa” đã đƣợc cải biến để “phù hợp với tâm lý của ngƣời
Khmer” ở thời kỳ sau [22,14].
Nƣớc Phù Nam nằm ở vùng phía nam Campuchia và Nam Bộ Việt
Nam. Từ địa bàn khởi thủy vùng Basak các vị vua đầu tiên của Chân Lạp đã
mở rộng lãnh thổ xuống phía nam. Về sau các vua Bhavavarman và Srtrasena
đã sáp nhập thêm một phần của Phù Nam, đồng bằng hạ lƣu sông Mun và một

phần khu vực phía nam Biển Hồ. Sau đó, Isanasena sáp nhập thêm vùng phía
bắc của biển Hồ và gần nhƣ tất cả vùng mà sau này là miền Đông của nƣớc
Xiêm. Đến giữa thế kỉ VII, Chân Lạp đã bao chiếm cả một vùng đất nằm giữa
Dvaravati (vùng đồng bằng phía dƣới sông Mê Nam) ở phía Tây và
Mahachampa (Chămpa) ở phía Đông. Khi bị chia đôi thành Lục Chân Lạp và
Thủy Chân Lạp vào đầu thế kỷ VII, Chân Lạp có biên giới với An Nam (miền
bắc Việt Nam) ở phía đông bắc và nhà nƣớc Nam Chiếu (Vân Nam, Trung
Quốc) ở phía Bắc. Theo cuốn Lịch sử nhà Tùy, trƣớc khi Phù Nam bị chinh
phục, thủ đô Chân Lạp nằm gần hòn núi gọi là Ling-kia-po-p‟o, tức là Lingaparvata, trên đó một ngôi đền thờ thần Po-to-li, có nghĩa là Bhadresvara – vị
thần mà hàng năm nhà vua phải nộp một mạng ngƣời vào đêm khuya
[16,165].
Bhavavarman đồ đệ của thần Siva, anh cả của hai anh em đã từng lãnh
đạo cuộc khởi nghĩa chống lại Phù Nam, đã trở thành vua của Chân Lạp do
cuộc hôn nhân với công chúa Lakeshmi thuộc triều đại Kambu-Mera, một
triều đại đã có thế kỷ rƣỡi lịch sử trƣớc sự kiện này. Cuộc hôn nhân của ông
có ý nghĩa rất to lớn trong sự phát triển các truyền thống hoàng gia của ngƣời

17


Khơme, bởi vì nó đƣợc sử dụng để lý giải cho việc các quốc vƣơng
Campuchia sau này tự xƣng họ thuộc dòng dõi Lunar và Solar với các truyền
thuyết vƣơng triều hoàn toàn không liên quan với nhau.
Ngƣời ta chƣa biết chính xác chuyện gì đã xảy ra khi Rudravarman của
Phù Nam biến khỏi vũ đài. Coedès cho rằng đã có ý đồ phục hồi dòng dõi hợp
pháp và điều này đã khiến hai anh em Bhavavarman và Chitrasena đứng đầu
một phong trào nhằm thực hiện quyền của họ là cháu nội của nhà vua trị vì
cuối cùng. Bức tranh này đã trở nên phức tạp thêm bởi mặc dù Rudravarman
đƣợc coi là đã chết khoảng năm 550, Phù Nam vẫn gửi các phái đoàn đến
Trung Quốc vào đầu thế kỷ sau, từ một thủ đô nằm xa hơn về phía nam, bởi vì

thủ đô cũ của Vyadhapura đã bị anhem ngƣời Chân Lạp chiếm. Biggs cho
rằng bằng chứng này chỉ cho thấy là Bhavavarman đã không thôn tính Phù
Nam, có chăng chỉ là nƣớc này vẫn đƣợc hƣởng quyền tự trị cho đến tận năm
627, thì đƣợc sát nhập vào Chân Lạp dƣới triều đạiIsanavarman [36,166].
Sau thời gian chinh phục mở rộng phạm vi ảnh hƣởng của
Bhavavarman I và Mahendravarman, đến thời Isanavarman (611-635), con
của Mahendravarman quyết định dịch kinh đô lên phía Bắc. Ông tiếp tục mở
rộng lãnh thổ đến hầu hết các vùng thuộc Campuchia ngày nay, gồm miền
trung và thƣợng nguồn sông Mun, tiến sát về dãy núi phía đông. Về phía Tây
Nam, Isanavarman đã mở rộng lãnh thổ đến Chanthaburi giáp với vịnh Xiêm.
Ông đƣợc xem là “Chúa tể của toàn trái đất” hay là “Vua của các vua”
[22,14]. Quân đội Khơme ngày càng lớn mạnh, ông còn tấn công tới khu vực
sông Menam. Về phía bắc lãnh thổ của Isanavarman còn mở rộng tới giáp
quốc gia Nam Chiếu. Isanavarman đƣợc coi là kinh đô lớn nhất ở Chân Lạp.
Dƣới thời Isanavarman I, lãnh thổ Chân Lạp tiếp tục đƣợc mở rộng thêm về
phía tây nam. Dõi theo sự mở rộng lãnh thổ của ông ngƣời ta tìm thấy nhiều
văn bia ghi lại dấu tích các chiến công oanh liệt ở địa phƣơng. Dƣới thời

18


Isanavarman I thế lực Chân Lạp đƣợc củng cố trên một lãnh thổ rộng lớn.
„„Isanavarman I đƣợc coi là nhân vật cuối cùng quyết định sự tồn vong của
vƣơng quốc Phù Nam (615-635) [21,18] . Cuộc chinh phục mở rộng lãnh thổ
của vua Chân Lạp đã dẫn tới sự biến động về dân cƣ, quan hệ, cấu trúc xã hội
của nhiều quốc gia ở bán đảo Đông Nam Á. “Cuộc chinh phục Phù Nam và
một số vùng đất của quốc gia láng giềng Chân Lạp cũng đồng thời là quá
trình hợp nhất, hòa hợp sắc thái, truyền thống văn hóa của các tộc ngƣời. Quá
trình hòa quện tạo nên hình ảnh mới về quốc gia Chân Lạp hùng mạnh mà
Bhavarman I là ngƣời có công khai mở” [21,18]. Thế kỷ VII, vƣơng quốc

Chân Lạp đã trở thành quốc gia rộng lớn, có chính quyền trung ƣơng phát
triển và có ảnh hƣởng tới các quốc gia trong khu vực. Sức mạnh của vƣơng
quốc thời kỳ Chân Lạp đã trở thành cơ sở thiết yếu cho sự phát triển của thời
kỳ Ăngkor (802-1432).
Kế tục sự nghiệp của Isanavarman là vua Jayavarman I (635-691). Sau
khi lên ngôi năm 635, Jayavarman I đã cho xây dựng kinh đô ở
Punrandarapura (vùng Ak Yum thuộc về phía tây của Phnom Bakheng tức
trung tâm Ăngkor). Trong suốt thời gian cầm quyền của ông, về tôn giáo ông
vẫn tôn thờ Bà La Môn giáo đề cao quyền năng tối thƣợng của thần Siva.
Trong khoảng thời gian từ thế kỷ VII lịch sử đã chứng kiến Chân Lạp bị chia
tách thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp. Trong các bi ký ghi lại thời gian
trị vì của Jayavarman khá dài (657-681). Sau khi ông mất đã gây biến động về
chính trị, một thời kỳ xung đột nội bộ diễn ra. Vì ông không có con trai kế
nghiệp nên trọng trách nhiếp chính đặt lên vai hoàng hậu Jayadevi (con gái
Jayavarman I). Bà trở thành ngƣời đứng đầu đất nƣớc, ra sức tập trung quyền
lực và cố gắng khẳng định quyền lực đối với các địa phƣơng nhƣng việc cai
trị một quốc gia lớn dƣờng nhƣ vƣợt quá khả năng của một ngƣời phụ nữ.

19


Mặt khác, trong lòng xã hội Chân Lạp chứa đựng những mâu thuẫn bởi
sự cát cứ của các thế lực địa phƣơng. Đầu thế kỷ VIII, vì mục tiêu giành đoạt
quyền lực Chân Lạp, đã nổ ra rất nhiều cuộc chiến tranh quyết liệt giữa các
tiểu vƣơng quốc. Chính vì vậy sự thống nhất của quốc gia Chân Lạp trở nên
rất khó khăn. Chân Lạp diễn ra quá trình li tán và dần mất đi vị trí cƣờng
thịnh. Vƣơng quốc bị chia cắt thành nhiều tiểu vƣơng quốc độc lập, nửa độc
lập, các thế lực cát cứ nổi dậy xƣng vƣơng. Trong bối cảnh khu vực, thế kỷ
VI-VIII nhiều quốc gia Đông Nam, đặc biệt là khu vực hải đảo trỗi dậy một
cách nhanh chóng nhƣ : Sriviyaja ở đảo Sumantra, Sailendra ở Java, Chămpa

(ở miền trung Việt Nam), Dvaravati (thuộc Thái Lan hiện nay) …
Đầu thế kỷ VII, Chân Lạp bị chia tách làm hai nƣớc. Sử sách Trung
Quốc, nhƣ “Văn hiến thông khảo” của Mã Đoan Lâm, cho biết : “Đời
Đƣờng, từ năm Vũ Đức (618-626) đến năm Thánh Lịch (698), Chân Lạp tất
cả bốn lần tới triều cống. Từ niên hiệu Thần Long (705-706) về sau chia làm
hai. Nửa phía bắc nhiều núi nên gọi là Lục Chân Lạp. Nửa nƣớc phía nam bờ
biển, đất thấp, phì nhiêu, đầm nhiều, gọi là Thủy Chân Lạp” [19,302]. “Việc
tìm lại các trung tâm quyền lực, kinh đô của vƣơng quốc có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong nghiên cứu lịch sử của các quốc gia” .Nicholas Tarling cho
rằng : “Vào thời đại sớm, thời tiền Ăngkor, trong mấy thế kỷ của lịch sử
Khơme không thể có một thể chế duy nhất” [30,158]. Qua thƣ tịch cổ các nhà
nghiên cứu cho rằng : “Thủy Chân Lạp đƣợc chia làm nhiều khu vực. Một
tiểu quốc ở phía Nam gọi là Andinditapura thƣờng đƣợc xem là kinh đô chính
của cả Thủy Chân Lạp do Baladitya trị vì”.Vị trí của kinh đô Lục Chân Lạp
thế kỉ VIII. Sambhupura không chỉ là một vị trí quan trọng các tuyến giao
thƣơng, buôn bán dọc theo sông Mêkông. Từ đây có thể thuận lợi liên hệ với
các mối liên hệ với các mối giao thƣơng kinh tế ở Chămpa và An Nam. Dƣới
thời kỳ Jayavarman I và những ngƣời kế vị, Lục Chân Lạp không ngừng mở

20


rộng về phía Nam đồng thời biến Srehthapura thành khu vực lệ thuộc. Ông đã
xác lập đƣợc phạm vi ảnh hƣởng của mình ở khu vực rộng lớn.
Nhìn chung xã hội Chân Lạp thời kỳ này đã chứng kiến nhiều sự biến
động xã hội và lãnh thổ. Lục Chân Lạp thời kỳ này đã chứng kiến nhiều sự
biến động xã hội và lãnh thổ. Bà hoàng Baladitya cai trị vƣơng Aninditapura
và coi mình là con cháu của Kaudinya – Soma, thuộc dòng dõi Thần Mặt
Trời. Chính vì vậy mà “các văn bia thời đại Ăngkor tôn vinh bà là một trong
những ngƣời nối tiếp dòng mạch chính từ các đức thủy tổ khai đến các vua

thời đại Ăngkor thế kỉ XI” [23;tr.6]. Cho dù Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp
có sự đối lập về mặt chính trị nhƣng giữa Sambhupura rồi trở thành quốc
vƣơng của Sambhupura. Nhƣ vậy vƣơng quốc có thế lực ở hai khu vực.
Cuộc hôn nhân là một trong những động lực thúc đẩy sự hòa hợp giữa
Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp. Bằng quan hệ hôn nhân và áp lực chính trị
và nhiều khả năng cả chiến tranh xâm lƣợc, Aninditapura nhanh chóng thành
một quốc gia có thế lực nhất ở Thủy Chân Lạp. Sambhuvarman tiếp tục kết
hôn với ngƣời thừa kế ngai và ngƣời thuộc vƣơng triều Adhirajay ở
Vyadhapura. Ông đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình hợp nhất Thủy
Chân Lạp và tạo nên mối liên hệ giữa các vƣơng quốc ở Chân Lạp. Thời gian
này để khẳng định chủ quyền, Lục Chân Lạp thƣờng xuyên thiết lập quan hệ
đối ngoại với Trung Quốc và quốc gia láng giềng. Sử nhà Đƣờng ghi nhận có
bốn sứ đoàn của Chân Lạp sang Trung Quốc vào các năm 717, 753, 771 và
799. Quan hệ của Chân Lạp với các quốc gia lân cận luôn biến đổi tùy thuộc
vào hoàn cảnh lịch sử của chính Chân Lạp và các nƣớc đó, không phải lúc
nào cũng diễn ra êm đẹp mà luôn biến đổi. Vƣơng quốc đã duy trì nền độc lập
của mình cho đến giữa thế kỷ X thì bị các vua triều đại Ăngkor thôn tính.
Nhƣ vậy là, trong suốt 240 năm (từ 550 đến 790), từ một khu vực nhỏ ở
miền trung sông Mêkông, những ngƣời Khơme đã xây dựng cho mình vƣơng

21


×