Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Quan hệ Mĩ – ASEAN thời kì Tổng thống Barach Obama (2009-2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 100 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
=====o0o=====

NGUYỄN KIM OANH

QUAN HỆ MĨ – ASEAN THỜI KÌ TỔNG
THỐNG BARACK OBAMA (2009 – 2016)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
ThS. Nguyễn Thị Nga

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và trân thành nhất tới các thầy
cô giáo trong khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Viện nghiên
cứu Châu Á, thư viện Quốc gia, thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2,
thư viện trường Học viện Ngoại giao, bạn bè và người thân đã giúp em hoàn
thành khóa luận này.
Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Th.s Nguyễn Thị Nga người
đã trực tiếp giành thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng hoàn thiện khóa luận bằng tất cả năng lực
của mình nhưng do thời gian hạn chế, kiến thức chưa chuyên sâu nên khóa
luận của em không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Vì vậy em rất mong
nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để giúp em
hoàn thiện khóa luận một cách tốt hơn.


Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 05 năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Kim Oanh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt
nghiệp với đề tài “Quan hệ Mĩ – ASEAN thời kì Tổng thống Barach
Obama (2009-2016)” được sự hỗ trợ trực tiếp của Ths. Nguyễn Thị
Nga là trung thực và chưa hề được công bố trong các công trình khác.
Các thông tin trích dẫn trong khoá luận đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng
và được phép công bố.
Hà Nội, Tháng 05 năm 2017
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Kim Oanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 3
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................... 5
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 6
5. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 7
6. Bố cục của đề tài .......................................................................................... 7
NỘI DUNG ...................................................................................................... 8
Chƣơng 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MĨASEAN THỜI KỲ TỔNG THỐNG BARACK OBAMA .......................... 8

1.1.Bối cảnh thế giới ........................................................................................ 8
1.2. Tình hình nước Mĩ khi Obama lên cầm quyền ....................................... 12
1.3. Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Đông Nam
Á thời kỳ Tổng thống Barack Obama ............................................................ 16
1.3.1. Vị trí của Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Mĩ ..................... 16
1.3.2. Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Đông Nam
Á thời kì Tổng thống Barack Obama ............................................................. 19
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 27
Chƣơng 2: QUAN HỆ MĨ - ASEAN THỜI KÌ TỔNG THỐNG BARACK
OBAMA ......................................................................................................... 29
2.1. Quan hệ Mĩ và khối ASEAN ................................................................. 29
2.1.1.Trong lĩnh vực chính trị ............................................................................................ 29
2.1.2. Trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng

............................................................... 32

2.1.3. Trong lĩnh vực kinh tế .......................................................................... 36
2.1.4. Văn hóa, khoa học kỹ thuật .................................................................. 38
2.1.5. Một số lĩnh vực khác ................................................................................................ 40


2.2. Quan hệ song phương giữa Mĩ và một số thành viên của ASEAN ........ 43
2.2.1. Quan hệ Mĩ – Thái Lan ........................................................................ 43
2.2.2. Quan hệ Mĩ – Philippin ........................................................................................... 45
2.2.3. Quan hệ Mĩ - Việt Nam ........................................................................................... 49
2.3. Nhận xét, đánh giá về quan hệ Mĩ - ASEAN .......................................... 57
2.3.1. Tích cực

......................................................................................................................... 57


2.3.2. Hạn chế

.......................................................................................................................... 61

Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 62
Chƣơng 3: TRIỂN VỌNG TRONG QUAN HỆ MĨ – ASEAN VÀ VAI
TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ MĨ – ASEAN thời kì Tổng
thống Barack Obama ................................................................................... 64
3.1. Triển vọng trong quan hệ Mĩ - ASEAN .................................................. 64
3.1.1. Triển vọng trong quan hệ kinh tế Mĩ – ASEAN .................................. 64
3.1.2. Triển vọng trong quan hệ an ninh quốc phòng Mĩ – ASEAN ................. 69
3.2. Vai trò của Việt Nam trong quan hệ Mĩ – ASEAN ................................ 76
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 84
KẾT LUẬN ................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 88


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

tắt
1


2

ABM

ADB

Anti-Ballistic Missile

Hiệp ước chống tên lửa đạn

Treaty

đạo

TheAsian Development Ngân hàng phát triển châu Á
Bank

3

AVANCE The "ASEAN

Chương trình “Tầm nhìn

Development Vision

Phát triển ASEAN Tiến tới

Towards National

Hợp tác Quốc gia và Hội


Cooperation and

nhập Kinh tế”

Economic Integration"
4

5

6

7

8

ADMM

AFTA

AMM

APEC

ARF

ASEAN Defense

Hội nghi Bộ trưởng Quốc


Ministers Meeting

phòng ASEAN

ASEAN Free Trade

Khu vực mậu dịch tự do

Area

ASEAN

Foreign Ministerial

Hội nghị Bộ trưởng ngoại

Conference

giao

Asia-Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác kinh tế

Cooperation Forum

châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN Regional


Diễn đàn khu vực ASEAN

Forum
9

ASEM

Asia-Europe
Conference

Hội nghị Á – Âu


10

ASEAN

Association of

Hiệp hội các quốc gia Đông

Southeast Asian

Nam Á

Nations
11

EAC


East Asian community

Cộng đồng Đông Á

12

EAS

East Asia Summit

Hội nghị cấp cao Đông Á

13

ECA

Committee on culture,

Ủy ban văn hóa, giáo dục

education
14

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

15


NTP

Treaty banning the

Hiệp ước cấm phổ biến vũ

proliferation of nuclear

khí hạt nhân.

weapons.
16

17

18

19

20

POW/MIA Prisoner of War missing

PTA

TAC

TIFA


WTO

Người Mĩ mất tích trong

in Action

chiến tranh

Bilateral Trade

Hiệp định thương mại song

Agreements

phương

Treaty of Amity and

Hiệp định thân thiện và hợp

Cooperative

tác

Trade and Investment

Hiệp định khung đầu tư và

Framework Agreement


thương mại

World Trade

Tổ chức Thương mại thế

Organization

giới


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỉ XXI, đặc biệt là sau sự kiện khủng bố tại Mĩ ngày
11/9/2001, Mĩ điều chỉnh chiến lược toàn cầu và phát động cuộc chiến chống
khủng bố. Chống khủng bố đã trở thành ưu tiên số một, quan trọng hơn bao giờ
hết đối với nước Mĩ trong suốt thời gian nắm quyền của Tổng thống G.Bush và
cũng chính nó đã tạo ra những đổi thay trong chiến lược toàn cầu của Mĩ nói
chung, chính sách đối với châu Á – Thái Bình Dương nói riêng. Sự kiện 11/9
đã buộc chính quyền Bush phải xem xét lại chính sách Đông Nam Á của mình.
Sự hoạt động của các tổ chức Hồi giáo cực đoan, mối liên hệ của chúng với tổ
chức Al Qaeda là đe dọa lớn nhất đối với an ninh của Mĩ. Đông Nam Á đã trở
thành một trong những mặt trận chính trong cuộc chiến chống khủng bố của
Mĩ. Thông qua các hoạt động chống khủng bố, Mĩ tăng cường sự hiện diện
quân sự tại khu vực đồng thời lôi kéo, gây áp lực với các nước nhằm tập hợp
lực lượng hình thành “liên minh chống khủng bố” do Mĩ cầm đầu.
Việc Mĩ can dự trở lại đối với Đông Nam Á đã làm gia tăng lo ngại về
khả năng Mĩ can thiệp, kiểm soát và khống chế cả trên đất liền và trên biển
những khu vực trọng yếu ở khu vực. Đây là điểm đáng quan tâm nhất của tình
hình thế giới những năm đầu thế kỉ XXI, tác động trực tiếp đến các quốc gia ở

khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hơn nữa, đối với Việt Nam, xét
về chiến lược lâu dài, Mĩ không từ bỏ ý định can thiệp vào công việc nội bộ
của Việt Nam trên các mặt để từ đó hướng Việt Nam đi vào quỹ đạo của chủ
nghĩa tư bản.
Khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền tại Mĩ năm 2009, trong bối
cảnh Mĩ gặp nhiều khó khăn về đối nội và đối ngoại, chính quyền Obama đã
và đang tiến hành điều chỉnh tương đối lớn những chính sách đối ngoại: đẩy
mạnh hàn gắn quan hệ với các nước, trong đó có các nước mà trước đây Mĩ

1


coi là kẻ thù; chia sẻ trách nhiệm lớn hơn với đồng minh và các nước lớn như
Nga, Trung Quốc,… Mĩ ngày càng quan tâm nhiều hơn tới khu vực châu Á –
Thái Bình Dương, Tổng thống Obama điều chỉnh theo hướng coi trọng hơn
khu vực này. Mĩ cũng tỏ ra coi trọng hơn vị trí và vai trò của ASEAN về địa –
chiến lược, điều này thể hiện ở chính sách hướng Đông của Mĩ. Chính sách
này được xây dựng trên nguyên tắc phát triển và củng cố toàn diện các mối
quan hệ song phương với các quốc gia kết hợp với việc tham gia tích cực vào
các tổ chức chính trị và kinh tế đa phương trong khu vực. Đường lối đối ngoại
của Mĩ ở khu vực này được khẳng định phải tận dụng tối đa hiệu quả của việc
kết hợp lợi ích bên trong với bên ngoài nhằm đảm bảo an ninh quốc gia cũng
như sự phát triển của Mĩ. ASEAN coi Mĩ là một nhân tố quan trọng cho hòa
bình, phát triển trên thế giới và còn nhiều tiềm năng để ASEAN có thể phát
triển hợp tác trong tương lai.
Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ
và tác động nhiều đến việc định hướng chính sách đối ngoại của các nước và
khu vực trong đó có Mĩ và ASEAN thì quan hệ giữa Mĩ và ASEAN ngày
càng được đẩy mạnh. Việc nghiên cứu chính sách này của chính quyền
Obama có tính thời sự cao, qua đó giúp nhận thức những điểm kế thừa và điều

chỉnh chính trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama với Đông
Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, từ đó góp phần hoạch định và thực
thi chính sách đối ngoại của các nước Đông Nam Á và Việt Nam với một đối
tác hàng đầu là Mĩ.
Do đó, đây là lí do tác giả chọn đề tài “Quan hệ Mĩ – ASEAN thời kì Tổng
thống Barack Obama (2009-2016)” làm đề tài khóa luận của mình.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một siêu cường thế giới nên mỗi sự điều chỉnh chính sách của Mĩ đều
có ảnh hưởng rất rõ rệt đến tình hình thế giới nói chung và Đông Nam Á nói
riêng.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về
quan hệ Mĩ – ASEAN hay chính sách của Mĩ đối với các nước Đông Nam Á.
Có thể nêu một số công trình như: Asean – Mỹ tăng cường hợp tác quốc
phòng, báo Thời nay 24(3/10/2016) số 701, tr.16 của tác giả Hà An; Quan hệ
Mỹ - Asean 1967-1997 lịch sử và triển vọng, năm 2009, nhà xuất bản từ điển
bách khoa của tác giả Lê Văn Anh; Tác động của sự điều chỉnh chiến lược
toàn cầu mới của Mĩ đến Đông Nam Á, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6
năm 2005 của Nguyễn Hoàng Giáp; Việt Nam và tính toán chiến lược mới của
Mĩ tại khu vực Đông Nam Á, đăng trên tạp chí Lí luận chính trị số 4-2011 của
tác giả Nguyễn Thái Yên Hương; Quan hệ Việt – Mĩ những năm dầu thế kỉ
XXI: một vài nhận xét về thực trạng và dự báo triển vọng, đăng trên tạp chí
Nghiên cứu quốc tế, số 75, tháng 12/2008 của tác giả Hà Mỹ Hương; Những
biến động trong chính sách của Mĩ đối với Châu Á – Thái Bình Dương thập
niên đầu thế kỉ XXI: Cơ sở thực tiễn và lí luận, Nghiên cứu lịch sử, 2012 số 4
(432), tr. 46-57 của tác giả Nguyễn Thái Yên Hương; Mĩ điều chỉnh chiến
lược đối với ASEAN trên lĩnh vực an ninh, quân sự, và chính trị sau sự kiện

11/9/2001, Châu Mỹ ngày nay, số 1 năm 2006 của tác giả Nguyễn Thị Hạnh;
Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội năm 2010 của Phạm Bình Minh; Vai trò của Việt Nam trong khu vực
châu Á – Thái Bình Dương, Kỉ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb thế giới, Hà Nội
năm 2011 của Vũ Văn Hà; Vị thế của Việt Nam ở Châu Á – Thái Bình Dương
trong mối liên hệ chính sách của Mĩ ở khu vực, Kỉ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb

3


thế giới, Hà Nội năm 2011 của Nguyễn Thị Thanh Thủy… Một số công trình
liên quan trực tiếp đến đề tài:
“Quan hệ Hoa Kì – ASEAN 2001-2020”, của tác giả Nguyễn Thiết Sơn,
từ điển Bách khoa, 2012. Cuốn sách trình bày thực trạng quan hệ Hoa Kì –
ASEAN trên các mặt quan trọng như: những điều chỉnh chiến lược của Mĩ đối
với khu vực các nước ASEAN, thực trạng quan hệ kinh tế, chính trị, an ninh
quân sự của Hoa Kì với các nước ASEAN. Đồng thời, tác giả còn nêu ra
những dự báo về triển vọng quan hệ Hoa Kì – ASEAN trong 10 năm tới và
những tác động của mối quan hệ song phương đối với sự phát triển của các
nước ASEAN, cũng như đối với Việt Nam.
“Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Mĩ hiện nay: Sự triển khai
và dự báo triển vọng”, của tác giả Nguyễn Văn Lan – Chúc Bá Tuyên
(3/2012), Nghiên cứu quốc tế số 1(88), tr.139-150. Bài viết phân tích những
thuận lợi cũng như những khó khăn, thách thức làm cơ sở để đưa ra một số dự
báo triển vọng cho chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu và ấn phẩm khoa học trên thì quan
hệ giữa Mĩ và ASEAN đã được phản ánh trên nhiều khía cạnh cụ thể. Tuy
nhiên chưa có một công trình nào có tính bao quát và hệ thống về quan hệ Mĩ
– ASEAN thời kì Tổng thống Obama. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn “Quan
hệ Mĩ – ASEAN thời kì Tổng thống Brack Obama (2009 – 2016)” làm đề tài

khóa luận của mình với hi vọng cung cấp một cách nhìn tổng thể và hệ thống
về mảng quan trọng trong sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mĩ dưới thời
kì Tổng thống Obama.

4


3. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1 .Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài, đối tượng nghiên cứu là quan hệ Mĩ – ASEAN trong hai
nhiệm kì của Tổng thống Barack Obama (2009-2015) trên các phương diện
song phương và đa phương ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích làm rõ những nhân tố tác động chính sách, nội
dung cũng như quá trình triển khai chính sách của Mĩ trong quan hệ với
ASEAN dưới thời Tổng thống Obama.
Thứ hai, khái quát được quan hệ Mĩ - ASEAN thông qua các chính
sách của Mĩ đối với ASEAN thời kì Tổng thống Barack Obama. Đồng thời,
phân tích được quan hệ giữa Mĩ với một nước: Việt Nam, Thái Lan và
Philippines trong thời gian này.
Thứ ba, phân tích được những xu thế trong quan hệ giữa Mĩ và ASEAN
và vai trò của Việt Nam trong quan hệ Mĩ – ASEAN.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: tập trung nghiên cứu trong nhiệm kì của Tổng thống
Barack Obama (2009-2016)
- Về không gian: tập trung nghiên cứu quan hệ Mĩ – ASEAN và việc triển
khai các chính sách trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng,
văn hóa. Đồng thời phân tích những chính sách đối với Việt Nam, Thái Lan
và Philippines trên một số lĩnh vực chủ yếu.


5


4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu đề tài “Quan hệ Mĩ –ASEAN
thời kì Tổng thống Barack Obama (2009-2016)” chúng tôi có điều kiện để
tiếp xúc với các nguồn tư liệu sau đây:
- Tài liệu lưu trữ tại thư viện Quốc gia Việt Nam, tại Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á- trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tại thư
viện Học viện Ngoại giao, tại thư viện Đại học Quốc gia…
- Các tác phẩm, bài nghiên cứu của các sử gia, các nhà chính trị - ngoại
giao, đại sứ Hoa Kì tại Việt Nam về quan hệ Hoa Kì - ASEAN thời kì Tổng
thống Barack Obama.
- Các tạp chí trong và ngoài nước, luận văn, luận án có liên quan.
- Bài viết trên các website đã được xác minh.
4. 2. Phương pháp nghiên cứu
- Cũng như các đề tài luận văn lịch sử khác, phương pháp cơ bản nhất mà
tôi sử dụng là phương pháp lịch sử. Trên cơ sở phân tích, so sánh các sự kiện
lịch sử, đề tài này cố gắng trình bày các luận điểm trên cơ sở bám sát sự kiện
lịnh sử, trình bày lịch sử như nó từng có.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Yêu cầu của phương pháp này là đặt đối
tượng nghiên cứu trong một hệ thống mối quan hệ nhất định. Ở đây, chúng tôi
đặt quan hệ Mĩ – ASEAN trong bối cảnh trong nước và thế giới. Từ đó thấy
được quan hệ này vừa là yếu tố tham gia vào các mối quan hệ chung trong
khu vực đồng thời chịu sự tác động của các mối quan hệ ấy.
- Phương pháp liên ngành: Quan hệ Mĩ – ASEAN diễn ra trên rất nhiều
lĩnh vực, vừa mang tính khoa học xã hội vừa mang tính khoa học tự nhiên. Vì
vậy mà chúng tôi cũng sử dụng phương pháp này trong quá trình thực hiện đề


6


tài trên cơ sở tài liệu phân ngành: lịch sử học, ngoại giao học, kinh tế học,
chính trị học…
- Ngoài ra còn có các phương pháp: logic, phân tích, tổng hợp, đánh giá…
5. Đóng góp của đề tài
-Trên cơ sở tập hợp, lựa chọn, xử lí các tư liệu có được từ nhiều nguồn
khác nhau, khóa luận mô tả lại một cách trung thực và khách quan bức tranh
tổng thể quan hệ Mĩ – ASEAN thời kì Tổng thống Barack Obama từ năm
2009 đến 2016 trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,…
- Trên cơ sở những nhận xét, đánh giá quan hệ Mĩ – ASEAN của chính
quyền Obama, khóa luận đưa ra một số triển vọng phát triển trong quan hệ
Mĩ - ASEAN trên một số lĩnh vực: an ninh, chính trị,kinh tế, văn hóa, khoa
học và giáo dục..
- Khóa luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, giảng dạy những nội dung về lịch sử thế giới hiện đại và quan hệ chính
trị quốc tế. Ngoài ra, một số nhận định, đánh giá được trình bày trong khóa
luận có thể góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định
chính sách an ninh quốc phòng và đối ngoại trong bối cảnh và tình hình thế
giới.
6. Bố cục của đề tài
Khóa luận được trình bày trong 93 trang, gồm phần mở đầu, 3 chương nội
dung và phần kết luận.
Chương 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ Mĩ – ASEAN thời kì
Tổng thống Barack Obama
Chương 2: Quan hệ Mĩ – ASEAN thời kì Tổng thống Barack Obama
Chương 3: Xu thế phát triển trong quan hệ Mĩ – ASEAN và vai trò của
Việt Nam trong quan hệ Mĩ – ASEAN thời kì Tổng thống Barack Obama.


7


NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MĨ - ASEAN
THỜI KÌ TỔNG THỐNG BARACK OBAMA
1.1. Bối cảnh thế giới
Trong các nhân tố quốc tế nổi lên những năm gần đây, sự nổi dậy của
Trung Quốc, không chỉ dừng lại ở các con số tăng trưởng kinh tế ngoại mục.
Trung Quốc đang thực sự trở thành siêu cường trên mọi phương diện. Đánh
giá về mối đe dọa Trung Quốc, một số học giả Mĩ và các nước phương Tây
thống nhất ở một số điểm sau:
Thứ nhất, sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc là một thách thức quan
trọng với vị thế chiến lược của Mĩ. Chính phủ Trung Quốc đề ra mục tiêu
hiện đại hóa đến năm 2020, Trung Quốc sẽ phát triển mạnh hơn bộ máy quân
sự có trình độ công nghệ tiên tiến, cho phép tiến hành các hoạt động tác chiến
quy mô, cách rất xa biên giới.
Thứ hai, Trung Quốc không ngừng đưa ra các chính sách để tăng cường
ảnh hưởng ở châu Á và hạn chế quyền tự do đi lại của Mĩ tại đây. Các nước
trong khu vực, đặc biệt là Ấn Độ, ngày càng tỏ ra e ngại trước chiến lược
“chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc. Chiến lược này bao gồm việc thành lập
một cảng tại quốc gia thân thiện ven bờ Bắc của Ấn Độ Dương. Trung Quốc
đang xây dựng một căn cứ hải quân lớn và một trạm nghe ngóng ở Gwadar,
Pakistan, để có thể giám sát hoạt động hàng hải qua eo biển Hormuz – một
cảng ở Pasni, Pakistan, cách Gwadar 120m về phía Đông. Ngoài ra, Trung
Quốc đang xây dựng một trạm tiếp nhiên liệu trên bờ biển phía Nam Sri
Lanka và một cơ sở container thương mại và hải quân ở Chittagong,
Bangladesh. Trung Quốc vận hành các cơ sở dám sát trên nhiều đảo nằm sâu

ở vịnh Bengal. Tại Myanmar (nơi chính phủ quân sự nhận hàng tỉ USD viện

8


trợ quân sự từ Trung Quốc), Trung Quốc đang xây dựng hoặc nâng cấp, các
căn cứ hải quân và thương mại, xây dựng đường bộ, đường thủy và các tuyến
ống dẫn nhằm nối vịnh Bengal với tỉnh Vân Nam, miền Nam Trung Quốc.
Với việc Trung Quốc đang xây dựng các cảng nước sâu ở phía Đông và phía
Tây cũng như sự vượt trội của nước này về doanh số bán vũ khí cho các nước
Ấn Độ Dương, Ấn Độ lo ngại bị bao vây bởi Trung Quốc nếu không mở rộng
tầm ảnh hưởng. Trong những năm qua, Trung Quốc cũng đạt được những
bước tiến lớn trong việc thực hiện chính sách “chống quyền được đi lại/ vùng
bị từ chối” nhằm hạn chế sự đi lại của Mĩ trong việc tiếp sức mạnh cho bờ
Tây Thái Bình Dương.
Một số đánh giá cho rằng, thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á, quyền lực kinh
tế đang dần chuyển sang phương Đông. Sự thống trị thế giới kéo dài 500 năm
của cường quốc Đại Tây Dương – Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan,
Anh và gần đây hơn là Mĩ – đang dần đến hồi kết với ưu thế chính trị của cả
Trung Quốc và Nhật Bản là hai cường quốc kinh tế thứ 2, thứ 3 trên thế giới.
Trong khi, Ấn Độ và Nga là các quốc gia có tiềm năng phát triển cao. Chúng
ta tin rằng vào năm 2050, bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ là Trung Quốc,
Ấn Độ, Mĩ và Nhật Bản; như vậy, có đến ba quốc gia châu Á. Điều này dẫn
đến suy luận là trật tự thế giới đang được sắp xếp lại.
Xu thế đi lên của các nước châu Á ngày càng rõ nét, nhất là khi châu Mĩ
và châu Âu suy giảm tương đối. Vì vậy, khi quyền lực chuyển sang châu Á,
các nước châu Á có vai trò lớn và vị trí độc lập hơn. Ngoài ra, châu Á đang
giảm bớt sự lệ thuộc vào Mĩ về mặt kinh tế (tăng cường hợp tác khu vực trong
lĩnh vực buôn bán và đầu tư tránh lệ thuộc vào thị trường Mĩ) và an ninh (tự
dàn xếp quan hệ với nhau: xây dựng các cơ chế ASEAN, ASEAN+3, Cộng

đồng Đông Á để quản lí quan hệ với nhau). Quan trọng nhất là các nước Châu
Á đang dàn xếp quan hệ với Trung Quốc theo hướng tăng cường hợp tác, nhất

9


là Trung Quốc khéo léo không tự biến mình trở thành mục tiêu của tập hợp
lực lượng chống Trung Quốc nổi dậy. Các mối quan hệ Trung – Nhật, Trung
– ASEAN, Trung – Nga, Trung – Hàn, Trung - Ấn về cơ bản đều ấm lên cả về
kinh tế và chính trị [6]. Khi các quốc gia khác trở nên chủ động hơn sẽ góp
phần đáng kể kìm hãm Washington. Theo Fareed Zakaria, trong trật tự quốc
tế ngày nay, không một nước nào được tự tung tự tác, kể cả Mĩ. Mĩ sẽ phải
chấp nhận sự gia tăng quyền lực và tầm ảnh hưởng của các quốc gia khác,
cũng như xuất hiện thêm những lợi ích và những mối quan tâm mới. Thách
thức ngoại giao đối với Mĩ trong vài thập kỉ tới là thích nghi với sự trỗi dậy
của những quyền lực khác, của rất nhiều lực lượng chính trị trên khắp các
châu lục… Liệu Washington có điều chỉnh và thích nghi với một thế giới mà
trong đó những kẻ khác điều vươn lên? Liệu Mĩ có thể đưa ra hành động đáp
trả trước những biến đổi về sức mạnh kinh tế và chính trị? Một số thách thức
cụ thể trong chính sách đối ngoại nhiều khi còn khó khăn và phức tạp hơn
nhiều so với các vấn đên đối nội.
Sự cứng rắn trở lại của Nga cũng mang lại nhiều thách thức mới cho
chính quyền Obama. Nhờ giá nhiên liệu tăng cao cũng như những cải cách
theo hướng thị trường được Tổng thống Putin khởi động ngay trong năm đầu
ông lên cầm quyền đã tạo ra sức bật cho nền kinh tế. Miễn bàn đến sức mạnh
quân sự và sức mạnh hạt nhân, trong mối quan hệ với châu Âu, nguồn cung
cấp dầu lửa từ Nga sang các nước EU, có tầm quan trọng rất lớn để đưa ra các
quyết định có lợi. Mặc dù cũng bị tác động mạnh bởi khủng hoảng kinh tế thế
giới, nhưng nền kinh tế của Nga đang phục hồi mạnh mẽ trong vài năm gần
đây và giá dầu thô lên đến mức như 114 USD/thùng vào ngày 20/8/2009 tạo

điệu kiện cho Nga có nguồn ngân sách quan trọng. Tạm thời, chỉ dựa vào đó
cũng đủ khiến cho các nước NATO châu Âu lúng túng khi họ chưa thể tạo ra
chỗ dựa vững chắc vào nguồn năng lượng mới. Mặc dù giá dầu giảm đáng kể

10


trong thời gian gần đây song Nga vẫn là yếu tố quan trọng mà Mĩ phải tính
đến trong chính sách của mình, bởi Nga sở hữu sức mạnh quân sự ngang hàng
với Mĩ và có thể vẫn sẽ là quốc gia duy nhất hủy diệt được Mĩ trong tương lai.
Bên cạnh đó, các đồng minh truyền thống của Mĩ cũng đang trong giai
đoạn suy yếu. Cả EU và Nhật Bản đều đang ở trong tình trạng khó khăn, cho
thấy cấu trúc quyền lực nổi lên từ sau Chiến tranh thế giới thứ II và tồn tại
trong nhiều thập kỉ qua đang suy yếu. Giới chuyên gia cho rằng EU không thể
sớm đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc quyền lực thế giới. Như vậy, hai
đối thủ tiềm năng nguy hiểm nhất của siêu cường Mĩ là Nga và Trung Quốc
đã trỗi dậy trong sự bất lực của Mĩ và đồng minh. Đó là chưa kể bản thân các
đồng minh của Mĩ cũng có những điều chỉnh cụ thể trong quan hệ với Mĩ, đôi
khi tạo ra những “rào cản” nhất định trong việc phát triển quan hệ giữa họ với
Mĩ. Mục tiêu ngăn chặn sự trỗi dậy của các đối thủ tiềm tàng có mưu đồ bá
chủ khu vực và toàn cầu của Mĩ về cơ bản là khó đạt được.
Chất độc hóa học, vũ khí sinh học, tia X-quang và vũ khí hạt nhân được
xem là những mối đe dọa chính đang ảnh hưởng từng ngày chống lại nước
Mĩ. Nhưng các mối đe dọa này không chắc có thể xảy ra đồng bộ bởi vì lực
lượng khủng bố Al-Qaede và các nhóm khủng bố tương tự còn rất khó khăn
để có thể tiếp cận trực tiếp. Mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda vẫn đang
tiếp tục mục tiêu chú trọng vào Mĩ và thực hiện các âm mưu phá hoại theo lối
mới như làm thiệt hại kinh tế trên diện rộng, bắt cóc và giết hại các con tin mà
phần nhiều dính dáng đến các yếu tố chính trị.
Cuộc chiến chống phổ biến vũ khí hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân

dân Triều Tiên trong năm 2009 cũng như những tuyên bố cứng rắn của Triều
Tiên gần đây đã đưa Mĩ vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Điều có thể dự
đoán được, các vụ thử đã và sẽ còn gây ra phản ứng quốc tế gay gắt, kể cả
việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ nghiêm khắc lên án và gia tăng khả

11


năng cấm vận đối với Triều Tiên. Vụ thử gây thêm căng thẳng cho bán đảo
Triều Tiên và đẩy tiến trình đàm phán 6 bên, cũng như đẩy các nỗ lực ngoại
giao Wasington – Bình Nhưỡng vào ngõ cụt.
Hai cuộc chiến tranh chưa kết thúc, nền kinh tế rơi vào suy thoái trầm
trọng, thâm hụt ngân sách trên 1000 tỉ USD và hình ảnh của nước Mĩ ở nước
ngoài suy giảm nghiêm trọng là những gì mà Tổng thống Bush để lại sau 8
năm cầm quyền. Dù không phủ nhận những thành công của Tổng thống Bush
trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ, Trung Quốc và chiến đấu với đại
dịch AIDS ở châu Phi song di sản ngoại giao mà ông Bush để lại cho chính
quyền kế nhiệm không hề dễ dàng. Di sản nặng nề nhất mà Tổng thống
Obama thừa hưởng từ vị trí tổng thống tiền nhiệm là nền kinh tế lâm vào tình
trạng khủng hoảng trầm trọng. Thứ hai, đó là cuộc chiến chống khủng bố
không có hồi kết, cũng không ngăn chặn được lực lượng Al-Qaeda củng cố
các căn cứ ở biên giới Pakistan – Afghanistan. Thứ ba, Tổng thống Bush để
lại những nhiệm vụ đối ngoại đang dở khác, tất cả dường như khẳng định
quan điểm về sự bất lực của nước Mĩ đối với những mâu thuẫn trên thế giới.
Chương trình hạt nhân của Iran và rộng hơn là vấn đề hòa bình giữa Israel và
Palestine ở Trung Đông sẽ là những thách thức đối ngoại của chính quyền
Obama trong kế hoạch khôi phục lại uy tín của nước Mĩ.
1.2. Tình hình nƣớc Mĩ khi Obama lên cầm quyền
Với những lợi thế so sánh có ý nghĩa quan trọng quyết định tiềm lực của
một quốc gia, Mĩ cơ bản vẫn là siêu cường duy nhất có khả năng chi phối, tác

động nhiều nhất đến các vấn đề quốc tế.
Về chính trị, xét từ góc độ trật tự thế giới, Mĩ vẫn có vai trò đi đầu trong
việc dựng nhiều “luật chơi” và thể chế trong quan hệ quốc tế để từ đó hình
thành một “tiêu chuẩn hành vi” mà các nước khác đều tuân thủ, đủ miễn
cưỡng hay tình nguyện. Như vậy ý chí của Mĩ cũng là một thực tế khách quan

12


mà hầu hết các nước phải tính đến trong chính sách của mình. Các nước khác,
kể cả các cường quốc đang trỗi dậy như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ đều tạm
thời chấp nhận vị trí hiện có, không tỏ ra công khai tranh giành vị thế, vai trò
của Mĩ mặc dù đang triển khai chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng và lợi ích với
Mĩ.
Về an ninh, không có chiến tranh giữa các nước lớn mặc dù xung đột hay
tranh chấp có thể tồn tại mà chưa được giải quyết. Sự phụ thuộc lẫn nhau
ngày càng lớn về kinh tế và cái giá phải trả cho việc phá vỡ quan hệ; những
điểm tương đồng về thể chế chính trị, triết lí cầm quyền; sự tồn tại của vũ khí
hạt nhân với sức nặng răn đe; khả năng vượt trội của Mĩ về sức mạnh quân sự
là nguyên nhân chính đưa tới việc giảm thiểu khả năng chiến tranh giữa các
nước lớn. Đây là nguyên tắc chính trong cách hành xử của các cường quốc
đối với nhau. Vì vậy, chiến tranh lạnh sẽ khó có khả năng quay lại. Căng
thẳng có thể tồn tại nhưng không đạt tới mức của những thập kỉ 1950-1980.
Trung Quốc tránh đối đầu trực diện với Mĩ và không nhấn mạnh đến mâu
thuẫn đối kháng về ý thức hệ với các nước phương Tây, chỉ khẳng định việc
xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đặc điểm riêng của Trung Quốc.
Về kinh tế, sau khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông
Âu, các nước XHCN còn lại tiến hành đổi mới và mở cửa, kinh tế thị trường
phát triển mạnh mẽ và phổ biến. Hơn nữa, các nguyên tắc của nền kinh tế “tự
do” (nhấn mạnh vào sự can thiệp của nhà nước, phá bỏ các rào cản thương

mại và đầu tư) ngày càng phát triển mạnh. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
vừa qua khiến nhiều nhà phân tích đặt nghi vấn về sự phù hợp của mô hình
này nhưng vẫn giữ quan điểm kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa sẽ tiếp tục là
xu hướng chính trong thời gian tới.
Trong tương lai gần, Mĩ là siêu cường duy nhất, song khoảng cách giữa
Mĩ và các cường quốc sẽ thu hẹp lại. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái

13


kinh tế bắt đầu từ Mĩ đã đặt ra câu hỏi quá trình suy giảm quyền lực của Mĩ
có thể diễn ra nhanh hơn do hậu quả của suy thoái? Đồng thời cũng có ý kiến
cho rằng đây cũng là cơ hội để Mĩ điều chỉnh ở quy mô lớn giúp cho kinh tế
Mĩ mạnh hơn và nước Mĩ duy trì lợi thế của mình trong tương lai xa hơn?
Thực tế diễn ra gần một thế kỉ qua cho thấy: đúng là nước Mĩ đã lao đao vì
những đợt suy thoái, khủng hoảng kinh tế, tài chính. Nhưng mỗi lần khốn
khó, Mĩ lại tiến hành những điều chỉnh lớn về chính sách kinh tế vĩ mô và vi
mô để đưa kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, phục hồi với chu kì tăng trưởng
mới làm gia tăng sức mạnh tổng hợp của nước Mĩ. Có thể cuộc khủng hoảng
này buộc Mĩ phải tìm kiếm một chiến lược phát triển mới dựa nhiều vào nền
kinh tế nội địa, nhưng chính truyền thống linh hoạt, cởi mở và táo bạo có thể
khiến nước Mĩ tự “cải tạo” lại mình trong cơn suy thoái này. Tổng thống
Obama đã mạnh dạn đưa ra kế hoạch thắt chặt kiểm soát tài chính, sẵn sàng
buộc tiến hành cải tổ hoặc phá sản, thậm chí cho các nhà quản lí từ chức nếu
một cơ quan tài chính nào đó bị Ủy ban kiểm soát rủi ro hệ thống thẩm định
và vốn thiếu trầm trọng. Động thái này được cho là một biện pháp vô cùng
cấp bách trong việc phòng chống rủi do cho các doanh nghiệp lớn bởi nó cho
phép các cơ quan Ủy ban kiểm soát hệ thống mới, Cục dự trữ liên bang Mĩ,
Cơ quan bảo hiểm tiền gửi sử dụng quyền lực của mình để giám sát và giải
quyết những rủi ro có thể tác động đến sự ổn định kinh tế do chính các cơ

quan nắm cổ phần tài chính gây ra.
Về văn hóa – xã hội, do còn nắm giữ những thế mạnh kinh tế, chính trị,
quân sự mà tác động của toàn cầu hóa, văn hóa Anh – Mĩ tiếp tục giữ một số
lợi thế tuy đang trên đà giảm sút ảnh hưởng. Ấn phẩm tuyên truyền lối sống,
suy nghĩ của khối Anh – Mĩ rất thịnh hành (nhưng không có nghĩa là được ưa
chuộng như trước). Đây là những thành tố quan trọng của sức mạnh mềm mà

14


Joseph Nye đã chỉ ra. Hệ thống luật Anh – Mĩ hiện đang chiếm vị trí chi phối
trong hệ thống luật pháp quốc tế.
Về mặt thể chế quốc tế, Mĩ vẫn giữ được ảnh hưởng vượt trội trong các
thiết chế thương mại, tài chính, tiền tệ toàn cầu như Liên hợp quốc, WTO,
WB, IMF… Đây thực sự là các sân chơi và luật chơi chung điều chỉnh các
mối quan hệ kinh tế, các nguyên tắc về tự do thương mại, đầu tư, tỉ giá, lãi
suất… Liên hợp quốc trở thành một trong những nơi Mĩ có thể áp đặt ý trí của
mình đối với nhiều vấn đề tranh chấp lợi ích an ninh và chính trị (ví dụ như
cơ chế NPT – Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân liên quan với vũ khí
hủy diệt hàng loạt. Tuyên ngôn Nhân quyền và bộ máy Liên hợp quốc hỗ trợ
nhân quyền trên toàn thế giới).
Cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mĩ và tàn phá nặng nề nền kinh
tế Mĩ cũng làm dấy lên làn sóng kêu gọi thay thế vai trò ngoại tệ dự trữ của
đồng đô la Mĩ. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu
Xuyên đề nghị xây dựng một “đơn vị tiền tệ xuyên quốc gia”, thay thế cho
đồng đô la của Mĩ làm phương tiện thanh toán chung cho toàn cầu phản ánh
phần nào lo ngại của cộng đồng quốc tế trước nguy cơ đồng đô la Mĩ sụp đổ
trong bối cảnh thế giới đang phải chống chọi với khủng hoảng kinh tế. Mặc
dù vậy, Mĩ vẫn có những ưu thế vượt trội trong nhiều lĩnh vực Khoa học –
Công nghệ. Chẳng hạn, công nghệ Nano sẽ tạo ra những bước tiến bộ vượt

bậc trong 50 năm tới và Mĩ vẫn là nước dẫn đầu trong lĩnh vực này. Mĩ sở
hữu nhiều “trung tâm nghiên cứu Nano” hơn cả ba nước Anh, Đức và Trung
Quốc cộng lại và là quốc gia trao đổi số bằng sáng chế công nghệ Nano nhiều
hơn cả thế giới cộng lại. Điều này cho thấy thế mạnh của Mĩ trong việc
chuyển các triết lí trừu tượng thành các ứng dụng thực tiễn. Công nghệ sinh
học hiện cũng do Mĩ thống trị. Lợi nhuận mang lại từ ngành này ở Mĩ năm

15


2005 đã lên đến 50 tỉ USD, gấp 5 lần lợi nhuận của châu Âu và chiếm tới
76% lợi nhuận toàn cầu từ ngành này[49].
Trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc khôi phục vai trò khoa học, sử dụng các tiến bộ khoa học
kĩ thuật để nâng cao chất lượng cuộc sống. Vị tổng thống mới khẳng định
quyết tâm đưa khoa học thành một trong những ưu tiên hàng đầu và khôi phục
vai trò lãnh đạo thế giới của Mĩ trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Ngày
9/3/2009, Tổng thống Obama đã kí một sắc lệnh cho phép rót tiền liên bang
vào việc nghiên cứu tế bào gốc mở rộng, quyết tâm này được các nhà khoa
học ca ngợi là “một tiến bộ lớn đối với khoa học nói chung và nước Mĩ nói
riêng”. Sean J. Morrison – Giám đốc Trung tâm Sinh học Tế bào gốc thuộc
Đại học Michigan nhận xét: “Sắc lệnh của Tổng thống Barack Obama đánh
dấu một ngày mới, trong đó chính sách về khoa học sẽ được dựa trên chính
khoa học và chính phủ liên bang có thể đầu tư vào những ý tưởng tốt nhất với
tiềm năng lớn nhất để cải thiện sức khỏe của công chúng. Nước Mĩ một lần
nữa nỗ lực trở thành cỗ máy của thế giới về khám phá y sinh” [7].
1.3. Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Đông
Nam Á thời kì Tổng thống Barack Obama
1.3.1. Vị trí của Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Mĩ
Đông Nam Á là khu vực đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát

triển của nhiều nước lớn, trong đó có Mĩ và Trung Quốc. Đông Nam Á từng
là nơi có sự hiện diện của quân đội Mĩ nhưng do những sức ép từ cả trong và
ngoài nước khiến Mĩ buộc phải rút đi, và không giấu diếm dấu hiệu quay trở
lại. Hơn thế nữa, Đông Nam Á còn có vai trò địa - chiến lược đáng kể trong
chiến lược toàn cầu thập niên đầu thế kỉ XXI của Mĩ. Tiếp nối các tham vọng
thống trị (hay lãnh đạo) thế giới của các chính quyền tiền nhiệm, Đông Nam

16


Á trở thành một mắt xích quan trọng trong chiến lược châu Á- Thái Bình
Dương của Tổng thống Obama, cụ thể như sau:
Thứ nhất, trên tư cách là một cường quốc biển có vị trí địa lí được bao bọc
bởi hai đại dương (Đại Tây Dương và Thái Bình Dương), từ xa xưa Mĩ đã
luôn quan tâm đến vai trò của biển và quyền lực biển đối với xây dựng, phát
triển và bảo vệ an ninh đất nước. Các chiến lược của Mĩ coi việc kiểm soát
đại dương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là nhân tố chính trong việc kiểm
soát thế giới. Điều này lí giải vì sao từ rất sớm, nước Mĩ đã hoạch định chiến
lược kiểm soát đại dương, xây dựng lực lượng hải quân hùng hậu nhất thế
giới, lấy nó làm cơ sở xác lập và mở rộng ảnh hưởng trên tất cả các đại
dương. Chính vì vậy, mối quan tâm đến châu Á – Thái Bình Dương và Đông
Nam Á gần như là điều đương nhiên với tất cả các đời Tổng thống Mĩ. Trong
bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ngày càng gia tăng cường độ phát triển cả về bề
rộng lẫn chiều sâu như giai đoạn hiện nay, Đông Nam Á còn ngày càng chiếm
ưu thế quan trọng hơn trong chiến lược biển, quyền lực biển của Mĩ. Đó trước
hết là bởi Đông Nam Á tiếp tục là một trong những tuyến đường biển nhộn
nhịp nhất, quan trọng nhất của thế giới đi qua, nối liền châu Âu với châu Á,
Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Trong bối cảnh cán cân quyền lực thế
giới đang dịch chuyển từ châu Âu – Đại Tây Dương sang châu Á – Thái Bình
Dương, mà sự chuyển dịch này lại liên quan trực tiếp đến, hay bắt nguồn từ

sự trỗi dậy và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực, Mĩ chủ
trương thiết lập một khuôn khổ hợp tác khu vực mới ở châu Á – Thái Bình
Dương nói chung, Đông Nam Á nói riêng trong đó có vấn đề an ninh biển
Đông. Nói chính xác hơn, lợi ích của Mĩ ở biển Đông bao gồm các loại lợi ích
đa dạng về tự do hàng hải, kinh tế, quân sự và an ninh, những lợi ích này là
không thay đổi cho dù chính quyền Mĩ thay đổi qua mỗi nhiệm kì tổng thống.
Với vị trí liền kề, là cửa ngõ đi vào Trung Quốc, Đông Nam Á – trong đó có

17


biển Đông, trở thành mắt xích quan trọng trong vành đai trực tiếp ngăn chặn,
kiềm chế, bao vây Trung Quốc mà Mĩ đang có ý đồ thiết lập, đó là vành đai
kéo dài từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (khu vực Đông Bắc Á) qua
Phillipines, Indonesia, Singapore, Thái Lan (khu vực Đông Nam Á và kết
thúc ở vịnh Pécxích tại Trung Đông.
Thứ hai, trên lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác: Trên tư cách là một
siêu cường có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, Mĩ có quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư với rất nhiều nước phát triển ở hầu khắp địa cầu. Trong
khi đó, Đông Nam Á nhiều năm qua đã nổi lên là một khu vực hấp dẫn các
nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh buôn bán nước ngoài, nhất là Trung Quốc,
do nước này có những điều kiện thuận lợi hơn những nước khác. Vì vậy Mĩ
không thể chậm chân hơn nữa trong cuộc cạnh tranh kinh tế với các nước lớn
khác, bởi sự chậm chân này có thể làm mất đi những cơ hội làm ăn kinh tế thu
lợi nhuận cao từ các nước Đông Nam Á. Trên thực tế, nước Mĩ có nhu cầu
nhập khẩu nhiều loại sản phẩm đa dạng và phong phú của các nước Đông
Nam Á, nguyên liệu cho các ngành sản xuất Mĩ, tới hàng tiêu dùng, lương
thực, thực phẩm, rau quả các loại,…cho người tiêu dùng. Nước Mĩ cũng cần
tăng lượng hàng xuất khẩu tới các quốc gia Đông Nam Á, từ các sản phẩm
cao cấp đến bình dân, từ công nghệ tiên tiến đến máy móc các loại. Mĩ cần
thu hút giới trẻ ở các nước Đông Nam Á tới Mĩ học tập, nghiên cứu, bởi việc

này tạo cho Mĩ không những rất nhiều lợi ích kinh tế, mà cả những lợi ích
quan trọng trên các lĩnh vực chính trị an ninh. Vì vậy Mĩ muốn thúc đẩy quan
hệ song phương một cách sâu đậm và năng động với các nước trong khu vực
Đông Nam Á.
Xuất phát từ những tính toán và lợi ích như trên, về cơ bản, mục tiêu
chiến lược lâu dài của Mĩ của Đông Nam Á được xác định cụ thể như sau:

18


×