Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Quan hệ Trung - Mỹ từ khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 93 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ TUẤN THẮNG

QUAN HỆ TRUNG -MỸ
TỪ KHI TỔNG THỐNG BARACK OBAMA LÊN CẦM QUYỀN



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ












Hà Nội - 2011


2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ TUẤN THẮNG



QUAN HỆ TRUNG - MỸ
TỪ KHI TỔNG THỐNG BARACK OBAMA LÊN CẦM QUYỀN


Ngành: QUỐC TẾ HỌC
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.NGUYỄN HUY QUÝ







Hà Nội - 2011
3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do lựa chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Nguồn tài liệu tham khảo 4
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của đề tài 5
Chƣơng 1: BỐI CẢNH QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ TRUNG -
MỸ DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG BARACK OBAMA 7
1.1. Khái quát quan hệ Trung - Mỹ trước khi Tổng thống Obama lên cầm quyền7
1.2. Bổi cảnh quốc tế và bối cảnh mỗi nước tác động tới quan hệ Trung - Mỹ 9
1.2.1. Bối cảnh Quốc tế 9
1.2.2. Nội tình nước Mỹ và Trung Quốc .12
Chƣơng 2: DIỄN BIẾN QUAN HỆ TRUNG - MỸ TỪ KHI TỔNG THỐNG
BARACK OBAMA LÊN CẦM QUYỀN 21
2.1.Quan hệ chính trị - ngoại giao 21
2.2. Quan hệ an ninh - quân sự 26
2.3. Quan hệ kinh tế - thương mại 33
2.4. Quan hệ Trung - Mỹ trên các lĩnh vực khác. 40
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ TRUNG - MỸ, TRIỂN VỌNG VÀ TÁC
ĐỘNG 44
3.1. Thực chất quan hệ Trung - Mỹ 44
3.2. Triển vọng phát triển quan hệ Trung - Mỹ 45
3.3. Tác động của quan hệ Trung - Mỹ 47
3.3.1. Tác động đối với thế giới và khu vực……… ……………… 47
3.3.2. Tác động đối với Việt Nam……………………… …………50
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
4


PHỤ LỤC 61
Biên niên các sự kiện trong quan hệ hai nước Trung Quốc và Mỹ từ khi Tổng thống
Barack Obama lên cầm quyền (2009-2011) 61
Tuyên bố chung Trung Quốc - Mỹ năm 2009 68
Tuyên bố chung Trung Quốc - Mỹ năm 2011 78




























5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiện nay, quan hệ giữa các nước lớn luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống
chính trị thế giới nói chung và trong mối quan tâm của các nước khác nói riêng. Tình
hình thế giới thay đổi liên tục, quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa đã và đang diễn
ra hết sức sôi động, mối quan hệ giữa các nước lớn ngày càng trở nên quan trọng gấp
bội phần. Quan hệ Trung - Mỹ đã được hình thành trong bối cảnh như vậy từ nhiều
thập kỷ qua, đặc biệt là trong nửa cuối thế kỷ XX. Hơn ba thập kỷ thiết lập quan hệ
ngoại giao, cùng trải qua hầu hết các sự kiện quan trọng của lịch sử quan hệ quốc tế,
Trung - Mỹ đã và đang bước vào giai đoạn mới và mối quan hệ này được tiên đoán sẽ
trở thành quan hệ định hình tình hình của khu vực và thế giới. Diễn biến và chiều
hướng phát triển của cặp quan hệ này đã trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với các
nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và các nhà phân tích
chiến lược của các nước trên thế giới.
Nói tới chủ thể trong quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh lạnh cho tới hơn một
thập niên đầu thế kỷ XXI, Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới về chính trị, kinh tế
và quân sự, còn Trung Quốc là một cường quốc đang trỗi dậy - được ví như “con sử tử
vừa thức dậy sau hàng trăm năm ngủ quên” và đang gây ra sự cạnh tranh cũng như ảnh
hưởng tới lợi ích của Mỹ. Sự nồng ấm hay lạnh nhạt trong cặp quan hệ này đều ảnh
hưởng không nhỏ tới quan hệ quốc tế bởi Trung - Mỹ có nhiều mối quan hệ phức tạp,
chi phối nhiều tới chính sách cũng như cách ứng xử của nhiều nước - trong đó có Việt
Nam. Trung Quốc và Mỹ đều là đối tác đặc biệt của Việt Nam. Trải qua những thăng
trầm của lịch sử, những mối quan hệ này (Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Mỹ)
vẫn luôn thu hút rất nhiều sự chú ý của các nước và các nhà khoa học trong cũng như
ngoài nước. Việt Nam có quan hệ với một siêu cường duy nhất trên thế giới và một

trong những cường quốc đang trỗi dậy có thể coi là cơ hội nhưng cũng là thách thức
không nhỏ. Với chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, Việt Nam ngày càng khẳng định
được vai trò của mình và vận dụng hiệu quả công cụ ngoại giao để phát triển nền kinh
tế. Tìm hiểu về hai nước lớn , đánh giá đúng tương quan lực lượng sẽ giúp Việt Nam
có những đối sách phù hợp để tranh thủ các cơ hội, vượt qua các thách thức, tạo lập ra
môi trường hòa bình để phát triển.
6

Chính bởi vậy, quan hệ Trung - Mỹ luôn là đề tài hấp dẫn cho các tác giả nghiên
cứu. Tuy nhiên kể từ khi Barack Obama trở thành Tổng thống của nước Mỹ thì ở Việt
Nam chưa có một công trình nghiên cứu tổng hợp nào về mối quan hệ này. Một điểm
nổi bật nữa có thể nhận thấy đó chính là quan hệ Trung Quốc và Mỹ từ khi Tổng thống
Obama lên cầm quyền cũng trùng với giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy
thoái của nền kinh tế thế giới. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay, các nước vẫn tiếp tục
quá trình khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và ảnh hưởng từ cuộc
khủng hoảng này cũng đã khiến nhiều quốc gia điều chỉnh chính sách đối ngoại của
mình, trong đó Trung Quốc và Mỹ với tư cách là hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới
đã đóng một vai trò hết sức quan trọng. Xuất phát từ những ý nghĩa khoa học và thực
tiễn nói trên, học viên quyết định lựa chọn tên đề tài luận văn “Quan hệ Trung - Mỹ từ
khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói, số ấn phẩm về quan hệ Trung - Mỹ xuất hiện rất nhiều. Quan hệ giữa
hai nước cũng được thể hiện rất phong phú trên các lĩnh vực, đề tài và nổi bật trong
từng kênh thông tin hàng ngày, qua báo đài, tivi, tạp chí nghiên cứu, sách hoặc các bài
liệu tham khảo khác…Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu tại nước ngoài và
Việt Nam như sau.
Tình hình nghiên cứu tại nước ngoài: Các học giả nước ngoài có nhiều công
trình, tài liệu liên quan tới quan hệ Trung-Mỹ nhưng các ấn phẩm này tập trung chủ
yếu tại Mỹ và Trung Quốc. Có thể kể tới như cuốn sách“Return of the dragon: US-
China relations in the 21

st
century” của Danny Shiu Lam Paau và Herbert S.Yee xuất
bản năm 2005, tác phẩm “China-US relations transformed: Perspectives and strategic
interactions” xuất bản năm 2009 của tác giả Suizheng Zhao, hoặc “US-China
relations in the 21
st
century: Power transition and peace” của Zhiqun Zhu xuất bản
năm 2009. Đầu năm 2010, tại Trung Quốc xuất hiện cuốn sách với tựa đề “Trung
Quốc mộng” của Đại tá Lưu Minh Phúc, giảng viên Đại học Quốc phòng Bắc Kinh,
trực thuộc Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Cuốn sách này tác giả tuy có xu
hướng cực đoan, nhưng cũng đưa ra được nhiều so sánh giữa Mỹ - Trung - Nga, và các
đế chế trong lịch sử, đặc biệt lý giải những thuận lợi, thách thức của các siêu cường
trước đây và những bước đi để Trung Quốc có thể thay thế được Mỹ để trở thành siêu
cường số 1 trong thời gian tới. Năm 2011, Nhà xuất bản The Penguin Press (Mỹ) đã
7

giới thiệu quyển sách “On China” (Bàn về Trung Quốc) của Henry Kissinger…Ngoài
ra cũng còn rất nhiều website, tạp chí nghiên cứu, các bài phỏng vấn của các viện
nghiên cứu lớn trên thế giới. Có thể nói những tác phẩm này được nghiên cứu theo
cách nhìn của các nước lớn, ít khi đề cập tới góc độ hoặc cách nhìn nhận của những
nước tầm trung hoặc các nước bị cặp quan hệ này chi phối. Và với cách phân tích của
các nước lớn như vậy, thật khó để tìm được những nội dung đề cập tới chính sách dành
cho những nước tầm trung kể trên (trong đó có Việt Nam) để có thể sử dụng trong
quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.
Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam: Đề tài quan hệ Trung - Mỹ luôn được các
nhà nghiên cứu của Việt Nam quan tâm. Đề tài “Quan hệ Mỹ - Trung: 30 năm hợp tác
- cạnh tranh và triển vọng đến năm 2020” là một ví dụ. Đây là đề tài khoa học cấp bộ
của Bộ Ngoại giao do nhóm tác giả thuộc học viện Ngoại giao (PGS.TS.Nguyễn Thái
Yên Hương chủ trì đề tài) hoàn thành tháng 12 năm 2010, và một cuốn sách dựa trên
những thành tựu nghiên cứu của đề tài này cũng đã được xuất bản. Bên cạnh đó, Học

viện ngoại giao cũng là đơn vị có khá nhiều ấn phẩm khác như “Quan hệ Mỹ-Trung
giai đoạn 2006-2010: triển vọng và tác động” ra đời năm 2006… Tháng 1 năm 2011,
Học viện ngoại giao đã tổ chức “Tọa đàm với Giáo sư Stephen Martin Walt về chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ” trong đó có đề cập tới nhiều vấn đề như tác động của việc
Trung Quốc trỗi dậy, chính sách của Mỹ đối với Châu Á, với các nước đồng minh và
trong đó có đánh giá những thách thức và cơ hội đối với quan hệ của Trung Quốc và
Mỹ với hai nước nói riêng và trật tự khu vực nói chung. Năm 2007, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội đã xuất bản quyển sách “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa- ngoại giao
trong bối cảnh mới”, nhà xuất bản từ điển Bách Khoa năm 2011 cũng xuất bản quyển
sách “Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 20 năm đầu thế kỷ XXI” cùng của
tác giả là Tiến sĩ Lê Văn Mỹ (thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Trong cả hai
quyển sách này, tác giả đều đề cập tới quan hệ Trung - Mỹ trong những năm qua và
trong bối cảnh mới, nhưng chủ yếu là những chính sách từ phía Trung Quốc dưới góc
nhìn của học giả Việt Nam. Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết của các học giả khác
đăng trên các tạp chí chuyên ngành như nghiên cứu Trung Quốc, Châu Mỹ ngày nay,
tin tham khảo hàng ngày của thông tấn xã Việt Nam Hầu hết các công trình trong
nước đều cố gắng đúc kết những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu trên
thế giới và Việt Nam, trong đó cũng không quên dành sự quan tâm về cách nhìn nhận,
8

đánh giá của Việt Nam với cặp quan hệ Trung - Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu
điểm là các công trình nghiên cứu rất chuyên sâu về một lĩnh vực trọng tâm trong quan
hệ Trung - Mỹ thì lại chỉ có rất ít công trình nghiên cứu tổng hợp về mối quan hệ giữa
hai nước trên tất cả các lĩnh vực trong giai đoạn mới nhất - từ khi tổng thống Barack
Obama lên nhậm chức.
Từ những thành tựu và giới hạn trong phạm vi nghiên cứu của các công trình
trong nước cũng như nước ngoài, hi vọng rằng đề tài luận văn “Quan hệ Trung - Mỹ từ
khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền” của học viên sẽ góp một phần nhỏ bé
nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát, tổng hợp và hoàn thiện hơn nữa cho các công
trình nghiên cứu toàn diện về quan hệ của Trung Quốc và Mỹ, từ đó tạo điều kiện

thuận lợi hơn cho những học giả hoặc những người quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu về
hai nước lớn này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về thời gian và không gian, căn cứ vào tên đề tài luận văn, Tổng thống Barack
Obama mới nhậm chức từ tháng 1 năm 2009 nên luận văn sẽ đề cập tới tiến trình phát
triển của quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Mỹ từ năm 2009 cho cuối năm
2011.
Về mặt nội dung, luận văn nghiên cứu diễn biến mối quan hệ Trung - Mỹ trên tất
cả các lĩnh vực, thể hiện qua các khía cạnh hợp tác và cạnh tranh trong từng lĩnh vực,
vấn đề cụ thể nhưng đặc biệt nhấn mạnh vào quan hệ chính trị, ngoại giao, an ninh
quân sự và kinh tế, thương mại. Một phần nữa của luận văn, học viên sẽ sử dụng để
đưa ra những nhận định, đánh giá đối với triển vọng quan hệ Trung Quốc và Mỹ, đồng
thời phân tích những tác động của cặp quan hệ này đối với khu vực và Việt Nam.
4. Nguồn tài liệu tham khảo
Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trên tất cả các lĩnh vực cho đến nay đã được đề
cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại, sách
chuyên khảo hoặc các bài báo, tạp chí chuyên ngành. Để hoàn thành luận văn này, học
viên đã sử dụng những nguồn tài liệu gốc và nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu bằng tiếng
Anh và tiếng Việt. Những nguồn tài liệu gốc được học viên khai thác như các hiệp
định, Tuyên bố chung trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trong thời gian vừa qua.
Các nguồn tài liệu thứ cấp có thể kể tới trong luận văn như sau:
9

- Sách, công trình nghiên cứu, đề tài khoa học các cấp: các ấn phẩm của học viện
Ngoại giao, các công trình sách của Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện nghiên cứu
Châu Mỹ
- Báo, tạp chí nghiên cứu, tài liệu tham khảo đặc biệt: các tạp chí Nghiên cứu
Trung Quốc, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Các vấn đề quốc tế, Nhịp cầu tri thức, Tài
liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí Đối ngoại (của Ban đối
ngoại Trung ương)…

- Nguồn tin tức từ Internet: các trang web của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Chính phủ
Trung Quốc, Bộ ngoại giao Việt Nam, báo điện tử Vietnamnet…
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Do luận văn có đề cập tới mối quan hệ song phương có liên quan đến các vấn đề
quốc tế và diễn ra trong một giai đoạn nhất định nên phương pháp được sử dụng chủ
yếu ở đây là các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế.
Ngoài ra, luận văn cũng được sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
khác như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, logic, tổng hợp, kiểm
tra, đánh giá tư liệu, hệ thống hóa nhằm rút ra những nhận định có tính tổng hợp, khái
quát phục vụ cho nghiên cứu được chi tiết, xác thực hơn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của đề tài
Nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích chính của luận văn nhằm phân tích quan hệ đối
ngoại của Mỹ đối với Trung Quốc từ khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền
trên tất cả các lĩnh vực. Luận văn cũng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi về các điểm
nóng còn tồn tại trong mối quan hệ giữa hai nước; giải pháp nào cho những tồn tại đó
và triển vọng của hai nước trong tương lai ra sao; Quan hệ giữa hai nước lớn này có
tác động như thế nào đối với thế giới và khu vực, đối sách của Việt Nam ra sao trước
những tác động từ mối quan hệ Trung - Mỹ.
Đóng góp của đề tài: “Quan hệ Trung - Mỹ từ khi Tổng thống Barack Obama
lên cầm quyền” là một đề tài có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Đây cũng lại là
một trong những vấn đề quốc tế quan trọng, hết sức tế nhị và nhạy cảm. Những đóng
góp chủ yếu của luận văn bao gồm: trước nhất là về mặt tư liệu. Luận văn đã tập hợp
được những tư liệu cần thiết, trong đó có những tài liệu gốc, cập nhật và có liên quan
đến đề tài để nghiên cứu phân tích và có thể làm tài liệu tham khảo sau này. Thứ hai,
luận văn cũng đã phân tích, đánh giá được một số sự kiện trong quan hệ Trung Quốc
10

và Mỹ một cách khách quan, từ đó giúp cho việc tìm hiểu đường lối đối ngoại của hai
nước trở nên dễ dàng hơn. Thứ ba, luận văn cũng đã chú ý đề cập, phân tích những
khía cạnh trong quan hệ Trung - Mỹ có tác động tới thế giới, khu vực và Việt Nam.

Một đóng góp nữa của luận văn đó là bước đầu có những dự báo về quan hệ của hai
nước Trung Quốc - Mỹ trong thời gian sắp tới, tiếp tục nghiên cứu góp phần bổ sung
để tạo ra những cơ sở khách quan cho việc hoạch định chính sách đối ngoại và thực thi
quan hệ đối ngoại của Việt Nam với hai nước lớn.
Nghiên cứu quan hệ Trung - Mỹ là một đề tài hay nhưng các vấn đề thể hiện
trong cặp quan hệ này không hề đơn giản, hơn nữa đề tài của luận văn lại là một đề tài
mới. Tuy có nhiều nguồn tài liệu phong phú và đồ sộ nhưng với tầm nhìn còn hạn chế,
sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót và tính cập nhật chưa cao, học viên hi vọng sẽ nhận
được nhiều đóng góp quý báu của quý thầy cô, các nhà khoa học và các bạn học viên
có quan tâm để đề tài được hoàn thiện và có giá trị tham khảo cũng như nghiên cứu.



















11


CHƢƠNG 1:
BỐI CẢNH QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ TRUNG - MỸ
DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG BARACK OBAMA
1.1 . Khái quát quan hệ Trung - Mỹ trƣớc khi tổng thống Obama lên cầm quyền
Những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ XX, quan hệ Trung - Mỹ đã được định
vị là "quan hệ hợp tác có tính xây dựng". Sự định vị quan hệ đó đã được khẳng định
trong tuyên bố chung nhân chuyến thăm chính thức Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc
Giang Trạch Dân năm 1997 và chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng thống
B.Clinton năm 1998. Nhưng sự hòa dịu đó chỉ là tương đối và không che lấp được
những mâu thuẫn gay gắt khi có dịp sẽ bùng nổ trong quan hệ Trung - Mỹ. Ngay trong
thời gian cuối nhiệm kỳ hai của tổng thống B.Clinton, quan hệ Trung - Mỹ đã có
những dấu hiệu gay gắt hơn. Nhưng bước ngoặt mới trong quan hệ Trung - Mỹ phải
đợi đến khi G.W.Bush lên nắm quyền tổng thống Mỹ vào năm 2001. Trong quá trình
tranh cử và mấy tháng đầu mới vào Nhà Trắng, Tổng thống G.W.Bush đã chuyển sang
khuynh hướng coi Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh chủ yếu" mà không phải là đối
tác chiến lược. Tổng thống Bush phê phán chính quyền Clinton vì đã chú trọng quan
hệ với Trung Quốc mà lạnh nhạt với Nhật Bản, do vậy ngay khi nắm quyền, Bush đã
tăng cường quan hệ đồng minh với Nhật để làm đối trọng với Trung Quốc.
Sau sự kiện 11/9/2001, quan hệ Trung - Mỹ thực sự chuyển sang sang một bước
ngoặt mới. Nước Mỹ đã điều chỉnh chính sách đối ngoại mang tính hòa dịu và quay trở
lại quỹ đạo "quan hệ đối tác hợp tác mang tính xây dựng" đối với Trung Quốc. Mỹ rất
cần sự ủng hộ của Trung Quốc trong các quan hệ quốc tế liên quan tới chống khủng
bố, còn chính quyền Trung Quốc thì nhận ra rằng đây là cơ hội tốt để tăng cường quan
hệ giữa hai nước. Ngay sau sự kiện 11/9, chủ tịch Giang Trạch Dân đã có cuộc điện
đàm với tổng thống Bush, bày tỏ sự cảm thông với tổn thất mà nước Mỹ chịu phải, và
tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ, với cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu
tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố. Đi đôi với lời tuyên bố, Trung Quốc đã có sự giúp
đỡ hữu hiệu đối với Mỹ trong cuộc chiến ở Afganistan, đặc biệt là lĩnh vực tình báo
(mặc dù Trung Quốc công khai phản đối giải pháp chiến tranh của Mỹ). Đáp lại, dù

bận rộn với việc giải quyết hậu quả của vụ khủng bố 11/9 và cuộc chiến tại
Afganistan, tổng thống Bush vẫn tham gia Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Thượng
Hải vào tháng 10 năm 2001, và thực hiện chuyến thăm chính thức Trung Quốc vào
12

tháng 2 năm 2002. Chuyến thăm đó đã đạt được khá nhiều kết quả khả quan, dần đưa
quan hệ hai nước trở lại với quỹ đạo “hợp tác có tính xây dựng”. Chính quyền Bush
yêu cầu Quốc hội gia hạn quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với
Trung Quốc, không phản đối việc Trung Quốc đăng cai tổ chức Olympic Bắc Kinh
2008, đồng thời chính quyền Bush cũng không tán thành việc tổng thống Đài Loan
tham gia Hội nghị cấp cao không chính thức APEC. Không chỉ ủng hộ Mỹ trong cuộc
chiến chống khủng bố, Trung Quốc còn coi Mỹ là “đối tác đặc biệt” bởi hai nước có
quan hệ trực tiếp trên nhiều mặt như kỹ thuật, công nghệ, vốn…Nhờ quan hệ với Mỹ,
Trung Quốc có cơ hội mở rộng thị trường sang các nước Tây Âu, hoặc các nước đồng
minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc…
Nhưng từ nửa cuối năm 2004, bước sang năm 2005, quan hệ Trung - Mỹ có
những dấu hiệu chuyển sang căng thẳng, bằng chứng là các chính sách cứng rắn của
Mỹ lại tiếp tục được thi hành. Hai bên đã có những bất đồng và sự bất đồng này chủ
yếu do chính sách “kiềm chế, bao vây” của Mỹ đối với Trung Quốc. Trong thời gian
hai nhiệm kỳ của Tổng thống G.Bush, Mỹ bị sa lầy tại hai cuộc chiến tranh Afganistan
và Iraq, uy tín và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới giảm sút, trong khi đó kinh tế Trung
Quốc hàng năm tăng trên 10%, ảnh hưởng của Trung Quốc tăng mạnh ở Á, Âu, vươn
tới Châu Phi và Mỹ La tinh vốn là sân sau của Mỹ [40]. Từ ngày 18 đến 21 tháng 4
năm 2006, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã tới thăm Mỹ. Quan hệ ngoại giao của
hai nước được cải thiện hơn qua các cuộc thảo luận về kinh tế chiến lược. Tổng thống
G.Bush cũng hoan nghênh một đất nước Trung Quốc phồn vinh, hòa bình và nhấn
mạnh các lĩnh vực hợp tác của hai nước ngày càng rộng, có ảnh hưởng quan trọng đối
với hòa bình thế giới và có ý nghĩa chiến lược toàn cầu. Đứng trước những sự đe dọa
an ninh truyền thống và phi truyền thống, hai nước cần xúc tiến để phát triển và có lợi
ích chiến lược chung để bảo vệ hòa bình thế giới. Cũng dưới thời chính quyền Bush,

quan hệ Mỹ - Trung khá đằm thắm: hai nước có 19 cuộc gặp thượng đỉnh, 5 cuộc đối
thoại chiến lược cấp phó thủ tướng - bộ trưởng tài chính, 10 cuộc đối thoại quân sự cấp
thứ trưởng. Tóm lại, cả hai nước trong giai đoạn này đều coi việc ổn định và phát triển
quan hệ hai nước là mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mỗi nước, do đó
có thể nói rằng, mối quan hệ Trung - Mỹ luôn luôn vận động trong vòng xoáy hợp tác,
cạnh tranh và kiềm chế. Nói tóm lại, trong thập niên cuối của thế kỷ XX và cả trong
thập niên đầu của thế kỷ XXI, quan hệ Trung - Mỹ vẫn được định hình là mối quan hệ
13

“đối tác hợp tác có tính xây dựng”, thể hiện đan xen giữa việc hợp tác và cạnh tranh,
có những lúc đẩy căng thẳng lên tới kịch tính.
1.2 . Bối cảnh Quốc tế và bối cảnh mỗi nƣớc tác động tới quan hệ Trung - Mỹ
Sẽ rất khó để có thể tìm hiểu được quan hệ giữa các quốc gia trong một giai đoạn
nhất định theo một cách thức độc lập, bởi vì quan hệ của bất kỳ quốc gia nào cũng
phải được xây dựng dựa trên những nền tảng cơ bản nhất định như: chiều dài lịch sử
của quốc gia, của việc thiết lập quan hệ ngoại giao và đặc biệt bối cảnh của quốc tế
cũng như nội tình của mỗi quốc gia đó. Quan hệ Trung-Mỹ dưới thời tổng thống
Barack Obama cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ, để tìm hiểu được kỹ hơn
nội dung của mối quan hệ này, có thể kể ra trước hết một số nhân tố và tình hình của
quốc tế, khu vực và trong mỗi nước trong thời gian qua như sau.
1.2.1. Bối cảnh Quốc tế
Hơn một thập niên đầu của thế kỷ XXI, tình hình thế giới tiếp tục có những thay
đổi to lớn trên tất cả các lĩnh vực trong đó đặc biệt phải kể đến sự phát triển sâu rộng
hơn của toàn cầu hoá kinh tế và đa cực hoá thế giới. Khoa học và công nghệ đã đánh
dấu những tiến bộ kinh ngạc cũng như sự phát triển của xã hội loài người. Khoa học
kỹ thuật công nghệ bước vào thời đại sáng tạo cao độ chưa từng có với rất nhiều phát
minh quan trọng trên các lĩnh vực như công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công
nghệ năng lượng mới và công nghệ nano…
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại ngày càng diễn ra quyết liệt.
Cho dù xu thế này còn bị phản đối hoặc công kích, nhưng mọi người buộc phải thừa

nhận rằng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại là xu thế không thể cưỡng lại được.
Những cuộc tranh đua quyết liệt về quân sự dường như đã nhường chỗ cho những
cuộc cạnh tranh không khoan nhượng về kinh tế của các nước nhằm chiếm lĩnh thị
trường thế giới. Sự hình thành trật tự thế giới đa cực ngày càng rõ nét khi nhiều nước
lớn khác tranh thủ sự suy giảm sức mạnh của Mỹ đã vươn lên mạnh mẽ: Nga, Trung
Quốc, Ấn Độ, Braxin…Tuy thế, đại đa số các quốc gia dân tộc vẫn thừa nhận Mỹ là
siêu cường duy nhất trên thế giới. Có thể thấy, lợi ích kinh tế giữa các nước tồn tại
song song với sự đối kháng và hợp tác, không một nước nào có thể đứng ngoài cuộc
chơi, không có hợp tác nào hoàn toàn và cũng không có đối kháng nào là hoàn toàn.
Mối quan hệ với khoa học kỹ thuật với các ngành kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã
hội ngày càng được rút ngắn và gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong quan hệ quốc tế, các
14

nước cần tới nhau nhiều hơn, cố gắng kiềm chế và giải quyết các xung đột theo chiều
hướng hòa bình. Sự mở rộng của các tổ chức hợp tác và liên minh đã minh chứng cho
sự cần nhau của các quốc gia ngày nay. Đó là sự mở rộng của Liên minh Châu Âu để
trở thành một liên kết khu vực có hiệu quả và thành công nhất hiện nay. Đông Nam Á
với tổ chức ASEAN sau khi kết nạp đầy đủ các thành viên cũng đã nỗ lực hợp tác
nhằm hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày càng thu hút sự tham gia của nhiều nước,
đặc biệt có cả sự tham gia của các nền kinh tế lớn của thế giới. Thông qua các hoạt
động của hội nghị, diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) cũng ngày càng phát triển, trở
thành minh chứng điển hình cho mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa kinh tế, chính trị
và văn hóa giữa các châu lục. Có thể nói, hòa bình và phát triển vẫn là dòng chảy
chính của thời đại. Duy trì hoà bình thế giới và thúc đẩy phát triển chung đòi hỏi có sự
tham gia của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, tình hình thế giới vẫn còn bất ổn, nhân loại đang đứng trước nhiều
thách thức lớn và nguy cơ chia rẽ vẫn còn cao. Toàn cầu hóa kinh tế phát triển theo cả
chiều sâu và chiều rộng nhưng tiến trình phát triển của nhiều nước còn khác nhau, tạo
nên sự chênh lệch về khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và đang phát

triển, thậm chí những nước kém phát triển ngày càng bị tụt hậu và đứng ngoài những
“cuộc chơi”. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực tín dụng nhà đất đã lan ra toàn
bộ hệ thống tài chính Mỹ và nhanh chóng lan rộng thành khủng hoảng tài chính toàn
cầu, đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng nhất từ sau
cuộc Đại khủng hoảng năm 1929-1933. Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và môi
trường tạo nên các vấn đề ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thiếu
hụt nguồn năng lượng. Những ngày đầu năm 2011, thế giới chứng kiến sự tàn phá
khốc liệt của tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu. Những trận bão tuyết và băng giá
đậm kéo dài phủ kín cả nửa bắc bán cầu, trong khi lũ lụt lịch sử diễn ra tại một số nước
ở nam bán cầu. Vấn đề di cư và tị nạn, dịch bệnh hoành hành, xung đột tôn giáo và sắc
tộc, tội phạm quốc tế và chủ nghĩa khủng bố ngày càng trở nên nguy hiểm hơn bao giờ
hết. Giá lương thực, dầu mỏ tiếp tục tăng cao, biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai và
dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, đầu tư không hợp lý đã và đang làm cho số người
nghèo đói trên thế giới tăng lên trở lại. Biến đổi khí hậu đã diễn ra trong một thời gian
dài nhưng đặc biệt trong thời gian hiện nay, vấn đề này lại được nhắc lại và quan tâm
15

hơn bao giờ hết. Biến đối khí hậu cũng tác động cho quan hệ quốc tế theo hai chiều
hướng khác nhau. Nó tạo ra sự hợp tác giữa các nước trong việc tìm ra các phương án
để giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ nguồn sống, môi trường của nhân loại. Nhưng đồng
thời, biến đối khí hậu cũng gây ra những mâu thuẫn giữa các nước trong việc cắt giảm
chất thải, đóng góp của những nước lớn vào vấn đề môi trường. Điều đó được thể hiện
rõ nhất qua đối thoại về môi trường ở Copenhaghen (Đan Mạch) và Hội nghị khí hậu
Liên hợp Quốc ở Nam Phi…vẫn “đầy kịch tính” và gần như chưa có hồi kết.
Thế giới đã bước vào một kỷ nguyên chạy đua vũ trang hạt nhân mới. Vũ khí hạt
nhân đã được cắt giảm nhưng việc tiếp tục phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt khiến cả
thế giới phải lo lắng. Nhiều nước đang nghiên cứu các chương trình hiện đại hóa kho
vũ khí hiện có và chế tạo những loại vũ khí mới. Trong khi Nga và Mỹ là những
cường quốc dẫn đầu về số lượng vũ khí hạt nhân thì Trung Quốc đã nổi lên là nước
duy nhất có thể cạnh tranh với hai nước trên. Một số nước khác như Ấn Độ, Pháp,

Israel, Pakistan và Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng tiến hành các nghiên
cứu mới trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân.
Cùng với vấn đề hạt nhân đó là các mâu thuẫn xã hội cũng trở thành một vấn đề
quốc tế nổi bật. Mâu thuẫn sắc tộc vốn có từ lâu nay đã hình thành nên các “điểm
nóng” tạo nên sự bất ổn trong khu vực. Những mâu thuẫn đó là mảnh đất màu mỡ, khi
bị đẩy lên cao trào nó sẽ hình thành và gia tăng cho sự phát triển của chủ nghĩa khủng
bố và chủ nghĩa cực đoan. Liên tiếp trong năm 2010 và 2011 là các cuộc khủng hoảng
chính trị tại Bắc Phi và Trung Đông làm ảnh hưởng và thay đổi mau lẹ cục diện kinh
tế, chính trị và an ninh của các quốc gia khu vực này, tạo điều kiện cho phương Tây
can thiệp. Cuộc khủng hoảng này đã khiến cho thế giới phải quan ngại bởi nó có thể
kéo theo hàng loạt các hệ lụy, hậu quả và khó lường khác, đe dọa nghiêm trọng đến an
ninh toàn cầu như việc cạnh tranh năng lượng, nguyên vật liệu giữa các nước
Như vậy, tình hình thế giới trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI có nhiều thuận
lợi và cũng không ít những khó khăn, thử thách cho các quốc gia, dân tộc. Những vấn
đề toàn cầu, khu vực sẽ không thể giải quyết được nếu nó chỉ bó hẹp trong phạm vi
quan hệ song phương, đa phương mà chỉ có thể thể giải quyết được khi có nhận thức
chung và đồng thuận của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, chính sách đối ngoại
của các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là sự hợp tác, giúp đỡ của các nước lớn như
Trung Quốc và Mỹ cũng là một nhân tố rất quan trọng. Bối cảnh của thế giới và khu
16

vực trong thời gian qua chắc chắn sẽ đặt ra rất nhiều thách thức và vấn đề cho hai nước
Trung Quốc - Mỹ để tìm cách giải quyết.
1.2.2. Nội tình nước Mỹ và Trung Quốc
Khái quát nội tình nước Mỹ từ khi Obama lên nắm chính quyền
Ngày 20/1/2009, Barrack Obama chính thức tuyên thệ trở thành tổng thống thứ
44 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Chính quyền Tổng thống Obama thừa hưởng một di
sản nặng nề sau tám năm cầm quyền của Tổng thống G.Bush: khủng hoảng tài chính -
kinh tế trầm trọng và vị thế, hình ảnh của nước Mỹ cũng bị suy giảm nghiêm trọng
trên trường quốc tế, đặc biệt là việc Mỹ ngày càng sa lầy trong cuộc chiến chống

khủng bố ở Iraq và Afganistan [33,69]. Việc tham gia vào hai cuộc chiến kéo dài đã
làm ảnh hưởng tới các lực lượng mặt đất của quân đội Mỹ, tác động tới sự kiên nhẫn
và chờ đợi của nhân dân Mỹ đối với những sự can thiệp tương tự trong tương lai.
Riêng chi phí tài chính cho cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Iraq và Afganistan
đã lên tới hơn 1.000 tỷ USD trong thập kỷ qua. Các chi phí khác liên quan chống
khủng bố của Mỹ, như tăng cường bảo đảm an ninh trong nước, chi phí khắc phục hậu
quả liên quan tới chiến sự cũng không kém con số trên. Chi phí cho các cơ quan tình
báo Mỹ riêng trong năm 2010 đã lên tới 75 tỷ USD, cao gấp hơn 2 lần so với thời kỳ
trước sự kiện 11/9. Thị trường nhà xây dựng thái quá đã sụp đổ vào năm 2007, tiếp
theo đó vào năm 2008 là cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng toàn thế giới. Lần đầu
tiên kể từ cuộc Đại suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, đã từng lên tới hai con số
nhưng khi giảm thì rất chậm, thất nghiệp của Mỹ leo lên tới 10% trong năm 2009, mãi
tới tháng 3 năm 2011 mới giảm chút ít xuống còn 8,8% cho đến tháng 8 năm 2011, tỉ
lệ thất nghiệp của Mỹ còn 9,1% [51]. Tăng trưởng GDP của Mỹ đã liên tục giảm từ
quý III năm 2008, hàng loạt các ngân hàng, công ty bị tuyên bố phá sản hoặc bị quốc
hữu hóa, gánh nặng nợ nần lên tới đáng lo ngại khi mà thâm hụt ngân sách hàng năm
là 1.000 tỷ USD. Nợ của các quận, bang trong nước Mỹ lên tới 3.000 tỷ USD. Nhiều
bang không còn khả năng trả nợ và cuối cùng liên bang phải gánh cả khoản nợ này.
Các khoản chi tiêu cho an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ y tế, cựu chiến binh
và lương hưu năm 2010 cao hơn rất nhiều so với nợ quốc gia. Dù đã có nhiều cố gắng,
nhưng số liệu về thâm hụt kinh tế Mỹ chỉ ra cho thấy năm 2009 thâm hụt 1.420 tỷ
USD, năm 2010 giảm xuống còn 1.290 tỷ USD nhưng lại tăng lên 1.300 tỷ USD
(chiếm 8,7% GDP) của năm 2011 [41].
17

Trong bối cảnh đó, chính quyền Obama đã nhanh chóng thông qua các biện pháp
nhằm giải cứu hệ thống ngân hàng tài chính, phục hồi kinh tế Mỹ: hạ lãi suất xuống
mức thấp kỷ lục 0,25% (thấp nhất trong 50 năm qua), gói kích thích kinh tế 787 tỉ
USD… tuy đã có những thành tựu bước đầu về phục hồi kinh tế, nhưng dấu hiệu phục
hồi của nước Mỹ vẫn còn chứa đựng nhiều rủi ro, chưa thực sự bền vững. Nhiều người

dự báo cho rằng tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ vẫn duy trì ở mức trên 8% cho tới tận ngày
bầu cử năm 2012. Đó thực sự là một thách thức không nhỏ đối với Tổng thống Obama
và chính quyền của mình.
Về mặt đối ngoại, chính quyền Tổng thống Obama đang đi những nước cờ khôn
ngoan nhằm trở lại các vùng đất mà trước đây người tiền nhiệm G.W. Bush đã “xao
nhãng” để mối quan hệ với các đồng minh và đối tác khác bị giảm sút. Nước Mỹ dưới
chính quyền Tổng thống Obama rõ ràng đã “trở lại Châu Á”. Nắm bắt được sự tăng
trưởng và năng động của châu Á là điều thiết yếu đối với lợi ích kinh tế và chiến lược
của Mỹ và là một ưu tiên quan trọng cho Tổng thống Obama. Thị trường mở ở châu Á
đem lại cho nước Mỹ những cơ hội to lớn về đầu tư, thương mại, và tiếp cận với công
nghệ tiên tiến. Về mặt chiến lược, duy trì hòa bình và an ninh trong toàn bộ khu vực
châu Á - Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng đối với tiến bộ thế giới, dù đó
là việc bảo đảm tự do hàng hải trong khu vực Biển Đông, chống phổ biến vũ khí của
Bắc Triều Tiên hay bảo đảm sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của các cường
quốc trong khu vực. Châu Á-Thái Bình Dương được coi trọng hơn trong chiến lược
toàn cầu của Mỹ, đặc biệt là để tranh thủ kiềm chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Hoạt động của ngoại trưởng Hillary Clinton tại Hội nghị Bộ trưởng Asean và các đối
tác tại Phukhet (Thái Lan), đặc biệt là việc ký kết hiệp định thân thiện và hợp tác
(Treaty of Amity and Cooperation - TAC) giữa Mỹ và Asean, Mỹ nâng cấp quan hệ
với Nhật lên thành “đồng minh thân thiện và tin cậy”, cũng như việc nâng tầm quan hệ
đồng minh với Hàn Quốc rõ ràng đã đánh dấu rõ nét việc Mỹ đã trở lại Đông Nam Á
và và mở đường tham gia hợp tác Đông Á. Ngoại trưởng Hillary Clinton trong bài viết
đăng trên tạp chí Foreign Policy số tháng 11 năm 2011 đã định hướng ra con đường
ngoại giao của Mỹ sẽ tiến triển theo 6 đường hướng hoạt động chính: tăng cường các
liên minh an ninh song phương; làm sâu sắc quan hệ với các cường quốc đang nổi lên,
kể cả Trung Quốc; gắn kết với các cơ chế đa phương ở khu vực; mở rộng thương mại
18

và đầu tư; xây dựng một sự hiện diện quân sự rộng rãi; và thúc đẩy dân chủ và nhân
quyền.

Bên cạnh đó, nước Mỹ cũng phải đối phó với rất nhiều vấn đề: nạn thất nghiệp
tăng cao trong thời gian gần đây, các gói kích cầu hỗ trợ kinh tế vẫn được yêu cầu duy
trì, vấn đề biến đổi khí hậu chỉ là những cam kết chung chung của Mỹ và gây ra sự
chưa đồng tình của các nước khác, thâm hụt ngân sách vẫn còn cao (cho đến tháng 9
năm 2009, tổng quy mô của thâm hụt ngân sách Mỹ là 1.417 tỷ USD, tăng gấp ba lần
so với con số này của năm 2008, đồng thời con số này cũng đạt đỉnh điểm kể từ sau
đại chiến thế giới hai)…Đương kim Tổng thống Mỹ đang đứng trước một khó khăn là
những chính sách của ông hầu hết là chỉ có thể mang lại kết quả trong dài hạn nhưng
lại khó có thể mang lại những kết quả "đẹp" trong ngắn hạn. Điển hình như đạo luật
của Tổng thống Obama về cải cách hệ thống bảo hiểm y tế, một chính sách không nghi
ngờ gì là nhân bản nhưng hiện tại lại làm tăng thêm gánh nặng lên ngân sách Mỹ và
làm cho nhiều người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu có cảm giác mình đang phải rút
thêm tiền để "bao" cho những người khốn khó (trong đó có cả những người nhập cư)
mà không được đền bù bao nhiêu.
Trong những năm đầu cầm quyền, tổng thống Obama đã ghi được những “điểm
vàng” trong chính sách đối ngoại như: tiêu diệt được trùm khủng bố Osama bin Laden,
rút quân và kết thúc cuộc chiến tại Iraq vào cuối năm 2011; khởi động lại chính sách
đàm phán hòa bình Trung Đông; sự trở lại của Mỹ tại Đông Nam Á; thắt chặt quan hệ
với Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, răn đe Iran, tăng cường chống khủng bố ở
Afghanistan Tuy nhiên, những chính sách của Tổng thống Obama hầu hết là chưa
mang lại những kết quả như kỳ vọng của người dân trong ngắn hạn và thậm chí còn
gây ra những khó khăn. Đặc biệt, trong khi tỉ lệ ủng hộ cho Tổng thống Obama đang
ngày một giảm sút, thì sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, đảng Dân chủ đã chịu thất bại
nặng nề Hạ viện đã thuộc về phe Cộng hòa trong nửa nhiệm kỳ còn lại. Tại Hạ viện,
tương quan lực lượng giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ là: 239/186 trên tổng số 435
ghế. Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Hạ viện John Boehner đã trở thành Chủ tịch Hạ viện,
đồng thời phe này cũng nắm giữ cương vị chủ tịch các ủy ban và tiểu ban ở Hạ viện.
Quyền kiểm soát Thượng viện vẫn nằm trong tay đảng Dân chủ với tỷ lệ sít sao: 53/47.
Đảng Cộng hòa giành được 11 ghế, nâng tổng số ghế thống đốc bang lên 29 và giành
lại quyền kiểm soát nghị viện tại 19 bang. Đó chính là thất bại của đảng Dân chủ.

19

Trong năm 2011, với thành tích lật đổ nhà lãnh đạo quá cố Libya Muammar Gaddafi
và tiêu diệt trùm khủng bố Al Qaeda Osama bin Laden, Tổng thống Mỹ Barack
Obama đã trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới năm 2011, tuy nhiên điều đó
cũng không làm tăng thêm đáng kể số lượng cử tri ủng hộ cho Obama tiếp tục tranh cử
năm 2012. Với tình hình trong nước như thời gian qua, có thể buộc Tổng thống Obama
phải xem xét lại chương trình nghị sự và nối lại sợi dây ủng hộ của cử tri trước cuộc
bầu cử tổng thống năm 2012.
Khái quát nội tình Trung Quốc
Xuất phát từ bối cảnh quốc tế và khu vực nói trên, Trung Quốc - một quốc gia có
diện tích rộng thứ ba thế giới và dân số đông nhất trên thế giới đã trỗi dậy và trở thành
một cường quốc trên thế giới. Sự lớn mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự cùng với
đường lối chính sách ngoại giao khôn khéo đã làm cho vị thế và ảnh hưởng của Trung
Quốc được nâng cao chưa từng có. Trung Quốc đã nhiều lần điều chỉnh chiến lược đối
ngoại với tư duy “tiến cùng thời đại”. Chuyển sang giai đoạn cải cách mở cửa, Trung
Quốc không còn cho rằng đặc trưng của thời đại là “chiến tranh và cách mạng” nữa,
mà nhận định rằng “hoà bình và phát triển là hai vấn đề lớn của thế giới đương đại”,
“5 nguyên tắc chung sống hoà bình là phương thức tốt nhất để giải quyết các vấn đề
quốc tế” [53].
Trong lĩnh vực kinh tế, từ năm 1978 đến năm 2010, tổng lượng kinh tế Trung
Quốc tăng hơn 8 lần, chiếm tỷ trọng trên thế giới tăng từ 1,8% lên 9,3%. Nhờ tăng
trưởng kinh tế liên tục ở mức cao trong suốt ba thập kỷ, đến cuối năm 2010, Trung
Quốc đã vươn lên, vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về tổng
sản phẩm quốc nội (GDP). Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, từ 2001-
2010 tổng sản phẩm trong nước tăng hơn 3 lần. Năm 2001, GDP của Trung Quốc mới
đạt tỉ lệ bằng 10% GDP của Mỹ nhưng cho tới hiện nay GDP của Trung Quốc đạt
5.880 tỷ USD, bằng khoảng 40%GDP của nước Mỹ (14.660 tỷ USD) [34,119].
Bảng: tỉ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc giai đoạn 2000-2011
(Nguồn: Học viên tổng hợp từ các số liệu của Ngân hàng thế giới, địa chỉ )

Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Tỉ lệ
8.4%
8.3%
9.1%
10.1%
10.1%
11.3%
12.7%
14.2%
9.6%
9.1%
10.4%
9.2%
20

Trung Quốc đã thực hiện nhiều thay đổi đột phát trong lĩnh vực kinh tế như chuyển từ
thể chế kinh tế kế hoạch tập trung cao độ sang thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ

nghĩa đầy linh hoạt, hình thành cơ chế kinh tế cơ bản mà chế độ công hữu là chủ thể,
tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển, vai trò mang tính cơ bản của thị trường
được tăng cường rõ rệt trong việc phân bố nguồn tài nguyên, hệ thống điều tiết, khống
chế vĩ mô ngày càng được hoàn thiện. Sự thay đổi còn thể hiện ở việc Trung Quốc đã
từ thành lập đặc khu kinh tế đến mở cửa các khu vực ven biển, ven sông, trong đất
liền, từ thu hút vốn nước ngoài đến khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư
đối ngoại, từ việc mở rộng cánh cửa để xây dựng đất nước đến gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) vào năm 2001. Trung Quốc tham gia toàn cầu hóa kinh tế
và hợp tác kinh tế khu vực, không ngừng nâng cao mức độ mở cửa đối ngoại. Với sự
linh hoạt và đột phá đó từ năm 2008, Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất
thế giới với tổng giá trị xuất siêu hàng năm đạt khoảng xấp xỉ 300 tỷ USD ( tổng mức
xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 20,6 tỷ USD năm 1978 lên 297,4 tỷ USD năm
2010) [53]. Hàng hóa Trung Quốc từ đồ gia dụng đến các sản phẩm điện tử, hàng may
mặc, đồ văn phòng, đồ chơi, máy móc thiết bị và công nghệ, từ đồ rẻ tiền tới đồ cao
cấp đều tràn ngập trên thị trường thế giới. Cũng nhờ đó, Trung Quốc trở thành nước
đứng đầu thế giới về dự trữ ngoại tệ và là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Đến nay, Trung
Quốc đã cùng với 163 nước và khu vực xây dựng cơ chế hợp tác kinh tế - thương mại
song phương, ký 10 hiệp định khu thương mại tự do, cùng với 129 nước ký hiệp định
bảo hộ đầu tư song phương, cùng với 96 nước ký hiệp định tránh đánh thuế quan hai
lần. Có thể nói, Trung Quốc bây giờ là một bộ phận nội tại của kinh tế thế giới và trở
thành động lực chính thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế [48].
Trên cơ sở tăng trưởng và phát triển của kinh tế, thực hiện nguyên tắc và đường
lối mở cửa, tận dụng môi trường an ninh xung quanh đã được cải thiện đáng kể, Trung
Quốc từ lâu đã duy trì được ổn định về hệ thống chính trị, đảm bảo tính kế thừa và
chuyển giao tốt đẹp giữa các thế hệ lãnh đạo, đời sống nhân dân cũng vì thế được cải
thiện đáng kể. Những năm gần đây, Trung Quốc lại đưa ra yêu cầu cần thúc đẩy xây
dựng thế giới hài hòa với nền hòa bình bền vững và cùng phồn vinh, mở rộng sự quan
tâm và tham gia vào công việc quốc tế và khu vực. Một là, tích cực tham gia và đối
phó với các vấn đề toàn cầu như năng lượng, lương thực, biến đổi khí hậu, chủ nghĩa
khủng bố, thiên tai, bệnh truyền nhiễm, khủng hoảng tiền tệ, và giải quyết các vấn đề,

21

điểm nóng khu vực như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Iran, Afganistan,
Darfur Hai là, tích cực tham gia vào xây dựng hệ thống quốc tế. Trung Quốc là người
tham dự có trách nhiệm đối với hệ thống quốc tế. Hệ thống quốc tế hiện hành chưa
hoàn hảo, cần phải tiến cùng thời đại, tiến hành cải cách, hoàn thiện, làm cho nó ngày
càng công bằng, hợp lý. Từ nay về sau, Trung Quốc mong muốn tham dự tiến trình
này tích cực hơn, bao gồm tham gia xây dựng và hoàn thiện quy tắc quốc tế, tiếp tục
gánh vác trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế phù hợp với quốc lực của mình. Ba là, tích
cực tham gia vào thúc đẩy chương trình phát triển. Trung Quốc tập trung sức lực giải
quyết tốt vấn đề phát triển của Trung Quốc, sự phát triển của Trung Quốc là một bộ
phận cấu thành quan trọng của sự phát triển của thế giới, Trung Quốc càng phát triển,
càng có thể mang lại lợi ích cho thế giới.
Các thành tựu Trung Quốc đóng góp cho hòa bình và phát triển của khu vực cũng
như trên thế giới được thể hiện bằng những hoạt động và minh chứng hết sức cụ thể
như: Trung Quốc tích cực thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp
quốc, trở thành quốc gia duy nhất giảm một nửa số lượng dân nghèo trước kế hoạch,
tích cực viện trợ cho nước ngoài. Từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đến
nay, hàng hóa nhập khẩu bình quân hàng năm của Trung Quốc đạt gần 750 tỷ USD,
tương đương với việc tạo ra hơn 14 triệu việc làm cho các nước và khu vực liên quan.
Cũng từ khi gia nhập WTO đến cuối năm 2009, Trung Quốc đã viện trợ rất nhiều tiền
cho 161 quốc gia, hơn 30 tổ chức khu vực và quốc tế, giảm và xóa 380 khoản nợ cho
50 quốc gia nghèo nợ nần nhiều nhất, đào tạo hơn 120 nghìn lượt người cho những
nước đang phát triển. Trung Quốc đã cử tổng cộng 210 nghìn nhân viên y tế và gần 10
nghìn giáo viên đến những quốc gia này. Trung Quốc tích cực thúc đẩy những nước
kém phát triển nhất tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc, đồng thời cam kết ưu đãi
miễn thuế cho 95% mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc của các quốc gia này [53].
Những thành tựu đã đạt được của Trung Quốc được cả thế giới thừa nhận. Song
đồng hành với những thành công đó là sự xuất hiện của hàng loạt các vấn đề đáng kể
đối với đất nước có dân số đông nhất thế giới này. Những mâu thuẫn nghiêm trọng

trong phát triển chính trị - xã hội, kinh tế và văn minh ngày càng thêm sâu sắc.
Về mặt kinh tế, Trung Quốc đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO). Quá trình tham gia tổ chức này là một điều kiện tiền đề tốt nhưng Trung
Quốc sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn nữa với những quốc gia khác ngay trong thị
22

trường của mình. Nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc vẫn chưa có những thay đổi
theo hướng tích cực như mong muốn của Đảng và Chính phủ, đặc biệt là những mất
cân bằng trong phát triển kinh tế tiếp tục được bộc lộ. Để cố đạt được những tham
vọng về công nghiệp hóa, Trung Quốc đã tăng cường đầu tư ồ ạt vào các ngành công
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, cũng như cơ sở hạ tầng. Quá trình này được thực
hiện thông qua các biện pháp hỗ trợ cũng như các chính sách tiền tệ và tài khóa nới
lỏng để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh
nghiệp nhà nước, tiến hành tràn lan các dự án đầu tư, bất chấp hiệu quả kinh tế. Tình
trạng này dẫn đến hàng hóa dư thừa trong khi mức độ tiêu thụ nội địa vẫn thấp, bắt
buộc Trung Quốc phải bằng mọi giá tìm đường đầu ra thông qua con đường xuất khẩu.
Có thể thấy rằng trong những năm gần đây xuất khẩu đã đóng góp một phần không
nhỏ cho tăng trưởng. Sự gia tăng lệ thuộc vào thị trường xuất khẩu này đã làm Trung
Quốc bị ảnh hưởng nặng nề khi nền kinh tế thế giới lâm vào suy thoái. Trong cuộc suy
thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, Trung Quốc đã quyết định tiêu tiền theo cách riêng
của mình để thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Trung Quốc đã tung ra gói kích thích kinh
tế lên đến 586 tỉ đô la vào tháng 11/2008 trong một nỗ lực duy trì một mức độ tăng
trưởng tương đối cao nhằm tránh những bất ổn xã hội. Năm 2009, nước này đã đưa ra
gói kích cầu trị giá 1,1 nghìn tỷ USD để bơm vào nền kinh tế trị giá 4,3 nghìn tỷ USD.
Kết quả là Trung Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ 9,1% trong năm
2009 và 10,4% vào năm 2010. Nhưng cũng cùng với quá trình tăng trưởng, các khoản
nợ ẩn của quốc gia này cũng tăng vọt vì các nhà lãnh đạo nước này buộc Ngân hàng
nhà nước phải cho các dự án không có khả năng trụ vững vay tiền.
Trung Quốc trở thành quốc gia tiêu hao nhiều năng lượng nhất thế giới, nền kinh
tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào tiết kiệm. Mặc dù dân số đông, nguồn lao động dồi dào

nhưng Trung Quốc vẫn hạn chế trong khâu đào tạo và chất lượng đào tạo nhân lực, do
đó sức lao động vẫn còn rẻ và đi vào tình trạng sản xuất thừa. Sự phát triển ồ ạt của
các ngành công nghiệp đã gây ra sự tàn phá môi trường ở phạm vi rộng lớn. Theo
thống kê, trong 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới thì Trung Quốc có tới 20 thành
phố. Và Trung Quốc hiện nay đã vượt qua Mỹ để trở thành nước xả khí thải carbon lớn
nhất thế giới.
Về mặt xã hội, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc những năm đầu
tiên của thế kỷ XXI mới chỉ đạt 800USD/người, tới năm 2010 đã đạt bình quân 4.400
23

USD/người, đứng thứ 100 thế giới nhưng sự chênh lệch giàu nghèo và mất cân đối
trong phát triển giữa nông thôn và thành thị vẫn còn [51]. Tăng trưởng nhanh chóng đã
đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo nhưng cũng tạo ra bất bình đẳng
kinh tế trên diện rộng ở một nước xã hội chủ nghĩa. Bất bình đẳng kinh tế ở Trung
Quốc nghiêm trọng hơn gần như tất cả các nước khác ở Châu Á. Nạn tham nhũng, ăn
hối lộ đã làm tốn tới 90 tỷ USD tăng trưởng kinh tế mỗi năm và làm bại hoại nền chính
trị Trung Quốc. Những vùng xa, vùng sâu như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông càng
ngày càng “khó bảo”, còn ở nông thôn, nơi tăng trưởng đã bị hạn chế để ở bớt lại
thành phố, hàng chục nghìn cuộc biểu tình nổ ra mỗi năm, rất nhiều cuộc mang màu
sắc bạo lực. Những mâu thuẫn mang tính kết cấu trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội, sự hạn chế mang tính then chốt trong quá trình như về mặt tài nguyên môi trường
cũng rất nổi cộm, sự tăng trưởng kinh tế quá phụ thuộc nhiều vào việc khai thác tài
nguyên, nhiệm vụ chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế khó. Thất nghiệp gia
tăng, sức ép việc làm cho người lao động cũng trở nên nặng nề, các vấn đề xã hội như
tệ tham nhũng cũng gây ra sự bất bình của người dân. Sự không hài lòng của người
dân về an sinh xã hội, y tế và giáo dục. Tất cả đều là những vấn đề khó khăn cản trở
Trung Quốc trong việc xây dựng một “xã hội hài hòa”.
Về mặt an ninh chính trị, Trung Quốc phải đối phó với các vấn đề dân tộc trong
nước.Trung Quốc là nước có nhiều dân tộc, trong đó vấn đề Tây Tạng, người Tân
Cương và người theo đạo Hồi vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ ly khai, bùng nổ xung đột.

Tây Tạng chỉ “thực sự trở về” với Trung Quốc đầu những năm 50 của thế kỷ trước và
đã mấy lần nổi dậy, hiện nay lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng là Đạt Lai Lạt Ma vẫn ở
nước ngoài và đã tuyên bố người “truyền thế” của ông không nhất thiết phải ở trong
nội địa. Ông này được sự công khai ủng hộ của dư luận và người lãnh đạo của một số
nước phương Tây (Mỹ, Đức, Na Uy…). Ở Tân Cương đầu những năm 60 đã có hàng
vạn người bỏ quê sang sống ở các nước SNG Trung Á ngày nay và sự chống đối chính
quyền Trung ương Trung Quốc chưa bao giờ tắt. Gần 10 triệu dân Hồi cũng là những
nguy cơ tiềm ẩn. Vấn đề Đài Loan cũng được đưa ra bàn thảo rất nhiều, và không dễ
dàng cho Trung Quốc có thể lấy lại hòn đảo này như đã từng thu hồi được Hong Kong
(1997) hay Ma Cao(1999).
Tóm lại, cũng như các quốc gia khác đã, đang hòa mình vào dòng chảy của thế
giới, Trung Quốc cần nhận thức rõ những thời cơ, các khó khăn đang diễn ra xung
24

quanh mình để có những chiến lược, đối sách hợp lý cả trong nước lẫn ngoài nước, đặc
biệt là trong quan hệ với một nước lớn như Mỹ.
Sự biến đổi không ngừng của tình hình thế giới, khu vực cũng như trong nội tình
của mỗi nước đã có những tác động nhất định tới sự điều chỉnh chính sách đối ngoại
của Trung Quốc và Mỹ. Đây cũng có thể coi là một cơ sở khách quan để phân tích
những diễn biến trong quan hệ song phương giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực mà
luận văn sẽ đề cập tới ở chương hai.

25

CHƢƠNG 2:
DIỄN BIẾN QUAN HỆ TRUNG - MỸ
TỪ KHI TỔNG THỐNG BARACK OBAMA LÊN CẦM QUYỀN
2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao:
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Mỹ
Những năm đầu thế kỷ XXI, quan điểm và đường lối đối ngoại của Trung Quốc

được thể hiện rõ nhất qua nghị quyết của hai kỳ đại hội Đảng Cộng sản: Đại hội lần
thứ XVI (Năm 2002) và Đại hội XVII (năm 2007). Đặc biệt, sau khi phân tích tình
hình thế giới, Đại hội XVII đã đề ra chủ trương về các vấn đề thế giới cũng như công
tác đối ngoại qua tuyên bố của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào: “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi
chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, kiên định theo con đường phát triển hòa bình.
Chúng tôi sẽ phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với tất cả các quốc gia trên cơ sở
năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, thúc đẩy xây dựng một thế giới hòa hợp với hòa
bình và thịnh vượng lâu dài…”. Đối với các nước phát triển, Trung Quốc thực hiện
chính sách tiếp tục tăng cường đối thoại chiến lược, hiểu biết lẫn nhau, hợp tác sâu
rộng và thu hẹp sự khác biệt nhằm thúc đẩy quan hệ song phương dài hạn, ổn định và
phát triển lành mạnh.
Có thể nói khái quát về chính sách đối ngoại của Trung Quốc những năm đầu thế
kỷ XXI là “một chủ trương” (thi hành chính sách ngoại giao hòa bình, độc lập tự chủ,
thúc đẩy xây dựng thế giới hài hòa, hòa bình lâu dài, cùng phồn vinh), “một đường
lối” (trước sau không thay đổi đi con đường phát triển hòa bình, phát triển quan hệ hợp
tác hữu nghị với tất cả các nước trên cơ sở năm nguyên tắc cùng tồn tạ hòa bình) và
“một chiến lược” (trước sau không thay đổi thực hiện chiến lược mở cửa cùng có lợi,
cùng thắng lợi, cùng các nước trên thế giới chia sẻ cơ hội phát triển, cùng ứng phó các
loại thách thức).
Những thành tựu to lớn mà Trung Quốc đạt được trong thời gian qua đã tạo thế
và lực vững mạnh cho nước này trong thế kỷ XXI có thể sánh vai cùng các cường
quốc và các nước lớn khác trên thế giới. Từ năm 2000, Trung Quốc đã tuyên bố chính
sách ngoại giao nước lớn với nội dung coi trọng hơn các mối quan hệ. Nhận thức được
vai trò của Mỹ đối với sự phát triển của mình, Trung Quốc cũng đã xây dựng một
chính sách đối ngoại đối với nước Mỹ và luôn đặc biệt ưu tiên cao nhất quan hệ với
nước này. Trung Quốc luôn coi quan hệ với Mỹ là trọng điểm, là trục chính. Trung

×