Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đề xuất một số bài tập vận động theo nhạc cho lứa tuổi 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 117 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====***=====

NGỤY THỊ LIÊN

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN ĐỘNG
THEO NHẠC CHO LỨA TUỔI 5 - 6 TUỔI
TẠI TRƢỜNG MẦM NON HOA SEN
VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Âm nhạc

HÀ NỘI, 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====***=====

NGỤY THỊ LIÊN

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN ĐỘNG
THEO NHẠC CHO LỨA TUỔI 5 - 6 TUỔI
TẠI TRƢỜNG MẦM NON HOA SEN
VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Âm nhạc
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


Th.S LẠI THẾ ANH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tôi tìm hiểu và nghiên cứu khóa luận này, nhờ đƣợc sự
giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy Lại Thế Anh, tôi đã từng bƣớc tiến hành và
hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài: “Đề xuất một số bài tập
vận động theo nhạc cho lứa tuổi 5 - 6 tuổi tại trƣờng Mầm non Hoa Sen –
Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc”
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Lại Thế Anh, thầy là
ngƣời đã giúp đỡ, chỉ bảo rất tận tình trong suốt thời gian tôi làm khóa luận.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm
non – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình và tâm huyết truyền
đạt kiến thức cho tôi trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại trƣờng. Các
thầy cô không chỉ dạy tôi kiến thức chuyên ngành mà còn truyền đạt những
kinh nghiệm sống quý báu, đó là hành trang, là nền tảng để tôi có thể tự tin
hơn trong cuộc sống sau này.
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng nhƣ về kiến thức của bản thân
nên khóa luận của tôi khó tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong
nhận đƣợc sự góp ý cả quý thầy cô và các bạn để khóa luận của tôi đƣợc hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2016
Ngƣời cam đoan

Ngụy Thị Liên



LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này là kết quả sự cố gắng của bản thân tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài: “Đề xuất một số bài
tập vận động theo nhạc cho lứa tuổi 5 - 6 tuổi tại trƣờng Mầm non Hoa Sen –
Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc” là do tôi viết.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2016
Ngƣời cam đoan

Ngụy Thị Liên


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

TT:

Thông tƣ

BGDĐT:

Bộ giáo dục đào tạo

TCAN:

Trò chơi âm nhạc

HĐAN:

Hoạt động âm nhạc


NDTT:

Nội dung trong tâm

NDKH:

Nội dung kết hợp

MGL:

Mẫu giáo lớn

GV:

Giáo viên

GD:

Giáo dục

ĐT:

Đào tạo


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Sự cần thiết của việc dạy học vận động theo nhạc cho trẻ ............... 25
Bảng 2: Mức độ thầy cô giáo dạy vận động theo nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
trƣờng Mầm non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc ...................................... 26

Bảng 3: Khả năng vận động của trẻ 5 - 6 tuổi tại trƣờng Mầm non Hoa Sen 28
Bảng 4: Chất lƣợng vận động theo nhạc của trẻ 5 - 6 tuổi tại trƣờng Mầm non
Hoa Sen ........................................................................................................ 29
Bảng 5: Kết quả HĐAN của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các bài hát ở nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng trƣớc khi thực nghiệm.......................................97
Bảng 6. Kết quả HĐAN của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các bài hát ở nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng sau khi thực nghiệm..........................................99
Biểu đồ 1. Kết quả HĐAN của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các bài hát ở nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm trƣớc khi thực nghiệm......................................98
Biểu đồ 2. Kết quả HĐAN của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các bài hát ở nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng sau khi thực nghiệm....................................99


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
NỘI DUNG.......................................................................................................6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG
THEO NHẠC TẠI TRƢỜNG MẦM NON HOA SEN - VĨNH YÊN - VĨNH
PHÚC............................................................................................................. 6
1.1. Vận động theo nhạc trong hoạt động giáo dục ở trƣờng Mầm non ................... 6
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 6
1.1.2.Ý nghĩa của vận động theo nhạc đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm
non ................................................................................................................................ 8
1.1.3. Đặc điểm vận động theo nhạc của trẻ qua các độ tuổi .................................13
1.1.4. Phương pháp dạy học vận động theo nhạc cho trẻ .......................................14
1.2. Hoạt động vận động theo nhạc trong giờ âm nhạc tại trƣờng Mầm non Hoa
Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc .....................................................................................18
1.2.1. Một số đặc điểm của trường Mầm non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh
Phúc …………………………………………………………………………………..18
1.2.2. Nội dung chương trình dạy học vận động theo nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại

trường Mần Non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc..................................................20
1.2.3. Thực trạng dạy học vận động theo nhạc lứa tuổi 5 - 6 tuổi tại trường Mần
Non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc .......................................................................24
1.2.4. Khảo sát hoạt động dạy học vận động theo nhạc tại trường Mầm non Hoa
Sen Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. ........................................................................................26
Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................................31
CHƢƠNG 2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN ĐỘNG THEO NHẠC
PHÙ HỢP CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON HOA SEN –
VĨNH YÊN – VĨNH PHÚC ......................................................................... 33


2.1. Một số tiêu chí trong dạy vận động theo nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trƣờng
Mầm non Hoa Sen .....................................................................................................33
2.1.1. Tiêu chí đảm bảo tính mục đích......................................................................33
2.1.2. Tiêu chí đảm bảo tính vừa sức ........................................................................33
2.1.3. Tiêu chí đảm bảo tính khoa học – hệ thống ...................................................34
2.1.4. Tiêu chí đảm bảo tính sáng tạo.......................................................................34
2.1.5. Tiêu chí đảm bảo tính thẩm mĩ .......................................................................34
2.2. Lựa chọn bài hát, bản nhạc phù hợp với năng lực vận động của trẻ ...............35
2.3. Đề xuất một số bài tập vận động theo nhạc phù hợp cho trẻ 5 - 6 tuổi…42
2.3.1. Một số bài tập vận động thô theo nhạc phù hợp cho trẻ 5 - 6 tuổi……..….42
2.3.2. Một số bài tập vận động tinh theo nhạc phù hợp cho trẻ 5 - 6 tuổi………..46
2.3.3. Một số bài tập kết hợp vận động thô và tinh theo nhạc phù hợp cho trẻ 5 - 6
tuổi ..............................................................................................................................51
2.3.4. Một số bài tập vận động theo nhạc nâng cao phù hợp cho trẻ lứa tuổi 5 - 6
tuổi ..............................................................................................................................57
2.4. Áp dụng một số giáo án cụ thể về vận động theo nhạc phù hợp cho trẻ 5 - 6
tuổi ..............................................................................................................................59
2.5. Thực nghiệm sƣ phạm………………………………………………….80
2.6. Tổ chức thực nghiệm………………………………..………………......81

Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhƣ chúng ta đã thấy, Giáo dục Mầm non là “mốc son” khởi động đầu
tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây cũng là một bộ phận quan trọng,
không thể thiếu trong sự nghiệp đào tạo thế hệ “măng non” trở thành những
con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa, có đủ đức, đủ tài và đủ sức khỏe để cống
hiến cho nƣớc nhà.
Trong các môn học ở trƣờng Mầm non thì môn âm nhạc có vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện về: Đức, trí, thể,
mỹ cho trẻ. Âm nhạc còn là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển
năng lực, cảm xúc, tƣởng tƣợng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả
những hứng thú của trẻ. Âm nhạc cũng là phƣơng tiện giúp cho trẻ nhận thức
dễ dàng cuộc sống xung quanh, phát triển lời nói, các mối quan hệ trong giao
tiếp, gửi gắm tâm tƣ tình cảm ngây thơ của con trẻ… Đối với trẻ, âm nhạc là
thế giới kỳ diệu, với muôn màu muôn vẻ và tràn đầy cảm xúc - Thế giới âm
thanh muôn màu, sống động đó tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng
tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.
Trẻ có thể cảm nhận đƣợc âm nhạc ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Bởi
vậy, việc cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc ngay từ khi trẻ còn bé là việc nên làm.
Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lứa tuổi 5 - 6 tuổi rất thích
âm nhạc. Ở lứa tuổi này, trẻ có khả năng hoạt động với âm nhạc tốt hơn so
với các lứa tuổi khác. Các bài hát, các bài tập vận động theo nhạc đã trở thành
món ăn tinh thần đặc biệt và không thể thiếu với trẻ. Việc giáo dục trẻ thông
qua các hoạt động âm nhạc, giúp trẻ thể hiện đƣợc sự sáng tạo, hƣớng trẻ đến

cái chân - thiện - mỹ, đây cũng là nhiệm vụ trọng yếu trong sự nghiệp giáo
dục và đào tạo của nƣớc ta.
Ta có thể nói, việc nâng cao chất lƣợng giáo dục trẻ nói chung và chất
lƣợng giáo dục âm nhạc nói riêng thông qua sử dụng các bài tập vận động
1


theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là vấn đề quan trọng. Trẻ ở độ tuổi này
bắt đầu có khả năng tƣ duy logic và có thể cảm nhận đƣợc những sự vật –
hiện tƣợng đơn giản, xảy ra trong cuộc sống xung quanh mình qua hoạt động
với âm nhạc.
Quả thực, khi trẻ thực hiện các bài tập vận động theo yêu cầu của cô.
Nếu có sự xuất hiện của âm nhạc, đặc biệt là những bài hát có giai điệu, tiết
tấu phù hợp với bài tập vận động thì sẽ khiến cho trẻ rất hứng thú, ghi nhớ rất
nhanh các động tác trong bài tập vận động đó.
Qua thực tế và trong quá trình giảng dạy của mình, tôi đã thấy đƣợc
những ƣu điểm, nhƣợc điểm của việc sử dụng các bài tập vận động theo nhạc
cho trẻ lứa tuổi 5 - 6 tuổi tại trƣờng Mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên – Vĩnh
Phúc. Đây là ngôi trƣờng công lập đƣợc đánh giá rất cao về chất lƣợng chăm
sóc, nuôi dạy trẻ; hơn thế nữa trƣờng Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh
Phúc đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục âm nhạc cho trẻ, nhiều
năm qua trƣờng đã đạt đƣợc khá nhiều thành tích trong việc nuôi dạy trẻ nói
chung và tổ chức các hoạt động âm nhạc thông qua việc thực hiện các bài tập
vận động theo nhạc cho trẻ mầm non nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tích đã đạt đƣợc thì trƣờng Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong phƣơng pháp tổ chức các bài tập vận
động theo nhạc cho trẻ. Nhƣ: Chƣa gây đƣợc hứng thú của trẻ khi tham gia
vào các bài tập vận động, gây nhàm chán; các bài tập vận động chƣa sáng tạo,
chƣa hấp dẫn, lôi cuốn đƣợc trẻ; chƣa chú ý phát huy đƣợc năng lực cảm thụ
âm nhạc cho trẻ, dẫn tới chất lƣợng hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ

chƣa cao.
Từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Đề xuất một số bài tập vận động
theo nhạc cho lứa tuổi 5 - 6 tuổi tại trƣờng Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên –
Vĩnh Phúc” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2


2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục âm nhạc cho
trẻ mẫu giáo, tôi có thể đƣa danh sách các tài liệu theo nhóm nhƣ sau:
2.1. Tài liệu của tác giả nước ngoài:
Tiêu biểu nhƣ:
N.A.Vet-lu-ghi-na (1989), Phương pháp giáo dục âm nhạc ở nhà trẻ và
mẫu giáo, Nxb Giáo dục Matxcơva. Sách đề cập đến vấn đề dạy học âm nhạc
cho trẻ ở trƣờng Mầm non với 2 độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo.
2.2. Tài liệu trong nước:
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu
giáo ở trong nƣớc, nhƣ:
- Đề tài nghiên cứu khoa học của Tô Thị Lệ Quyên: “Cải biên một số trò chơi
phục vụ hoạt động âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi”
- Đề tài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Thị Trang: “Một số biện pháp nâng
cao chất lƣợng giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày đối với trẻ ở
trƣờng Mầm non”.
- Ngô Thị Nam (2008), Phương pháp dạy học âm nhạc cho trẻ trước tuổi học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- Phạm Thị Hoà (2009), Giáo trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm
non, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu của những tác giả kể trên chủ yếu nghiên
cứu về dạy âm nhạc nói chung cho trẻ mẫu giáo, phần lớn các tài liệu đều viết

về lứa tuổi mầm non, nhƣng chƣa có tài liệu nào đề xuất các biện pháp cụ thể
về việc đề xuất một số bài tập vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi,
tại một địa chỉ cụ thể là trƣờng Mầm non Hoa Sen – Phúc Yên – Vĩnh Phúc
nhƣ hƣớng đi của đề tài mà tôi đang nghiên cứu.

3


3. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đề xuất một số bài tập vận động theo nhạc cho lứa tuổi 5 - 6 tuổi
tại trƣờng Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, tổng hợp các tài liệu liên quan
đến đề tài.
Tìm hiểu về thực trạng sử dụng các bài tập vận động theo nhạc cho lứa
tuổi 5 - 6 tuổi tại trƣờng Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
Đề xuất một số bài tập vận động theo nhạc cho lứa tuổi 5 - 6 tuổi tại
trƣờng Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề xuất một số bài tập vận động theo nhạc cho lứa tuổi 5 - 6 tuổi tại
trƣờng Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Một số bài tập vận động theo nhạc cho lứa tuổi 5 - 6 tuổi
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn nghiên cứu về việc sử dụng một số bài tập vận động
theo nhạc cho lứa tuổi 5 - 6 tuổi.
Địa bàn nghiên cứu: Trẻ lứa tuổi 5 - 6 tuổi tại trƣờng Mầm non Hoa
Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.
Thời gian nghiên cứu: Từ 06/02/2017 đến ngày 24/03/2017

7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2 Phương pháp quan sát.
7.3 Phương pháp phỏng vấn.
7.4 Phương pháp thống kê toán học
4


7.5 Phương pháp thực nghiệm
8. Những đóng góp của đề tài
Nếu đề xuất đƣợc một số bài tập vận động theo nhạc cho lứa tuổi 5 - 6
tuổi tại trƣờng Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc:
Thứ nhất, sẽ hình thành ở trẻ kĩ năng vận động theo nhạc cần thiết
trong các giờ học phù hợp.
Thứ hai, tháo gỡ những khó khăn, nắm bắt đƣợc tâm lý trẻ, gây hứng
thú trong việc dạy học các bài tập vận động theo nhạc cho trẻ mầm non.
Thứ ba, nâng cao khả năng thực hiện các bài tập vận động theo nhạc
cho trẻ mầm non nói riêng và giáo dục trẻ mầm non nói chung.
9. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận bao gồm:
Chƣơng 1: Tổng quan chung về hoạt động vận động theo nhạc tại trƣờng
Mầm non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
Chƣơng 2: Đề xuất một số bài tập vận động theo nhạc phù hợp cho trẻ 5 - 6
tuổi tại trƣờng Mầm non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.

5



NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC
TẠI TRƢỜNG MẦM NON HOA SEN - VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC
1.1. Vận động theo nhạc trong hoạt động giáo dục ở trƣờng Mầm non
1.1.1. Khái niệm
* Vận động:
Ta có thể hiểu khái niệm vận động theo nhiều nghĩa khác nhau:
Vận động theo hiện tƣợng vật thể: Là không ngừng thay đổi vị trí trong
quan hệ với những vật thể khác.
Vận động theo từ chuyên môn: Là hoạt động biểu thị sự tồn tại của vật
chất, bao hàm chuyển động, biến đổi, phát triển.
Ví dụ: Vật chất vận động trong không gian, thời gian.
Vận động theo hoạt động: Là thay đổi tƣ thế hay vị trí của thân
thể hoặc bộ phận thân thể (khái quát, về mặt có tác dụng giữ gìn và tăng
cƣờng sức khỏe).
Ví dụ: Phải chăm chỉ vận động thì ngƣời mới khỏe mạnh.
Vận động cũng có nghĩa là di chuyển, thay đổi vị trí trong chiến đấu.
Ví dụ: Vận động bằng cơ giới.
Vận động cũng có nghĩa là: Tuyên truyền, giải thích, động viên làm cho
ngƣời khác tự nguyện làm theo việc gì, thƣờng là theo một phong trào nào đó.
[8]
Ví dụ: Vận động nhân dân quyên góp.
* Vận động theo nhạc:
Vận động theo nhạc là những động tác đơn lẻ, biểu hiện cảm xúc, theo
tính chất và nhịp điệu âm nhạc có mang những yếu tố múa. [1;45]
Vận động có thể có luật động nhất định do đã tích luỹ kinh nghiệm
hoặc không có luật động mà tự do, tùy hứng. Theo Sôstacôvich đã nói rằng:
6



Khi nghe nhạc ta đều cảm thấy muốn đƣợc chuyển động trong nhịp điệu của
nó, ta bắt đầu làm các động tác tay, đập hai chân, lúc lắc đầu. Đó là điệu múa
vô thức”
Vận động theo nhạc là mức độ đơn giản của múa, vừa sức với mọi lứa
tuổi của trẻ.
Vận động theo nhạc thƣờng là những động tác biểu hiện tính chất nhịp
điệu theo một nét nhạc, một tiết tấu nhất định của bài hát.
Trong vận động theo nhạc các động tác vỗ tay, dậm chân phải tạo dáng
khác với những động tác gõ nhịp trong âm nhạc. Hay nói cách khác, các động
tác vỗ tay, dậm chân phải đƣợc tạo dáng ở một tƣ thế đẹp nào đó phù hợp với
bản nhạc và “có tính múa”.
Nhƣ vậy, giữa động tác của vận động theo nhạc và cách gõ nhịp có
cùng mục đích là cảm nhận cảm xúc âm nhạc nhƣng hoàn toàn khác nhau về
yêu cầu.
Vận động theo nhạc bắt đầu từ nhà trẻ đến mẫu giáo, làm cơ sở cho
việc dạy trẻ học múa.
Các dạng âm hình tiết tấu
+ Hình tiết tấu 1 (tiết tấu chậm)

+ Hình tiết tấu 2 (tiết tấu phối hợp)

+ Hình tiết tấu 3 (tiết tấu nhanh)

7


* Vận động thô:
Vận động thô là những kỹ năng liên quan đến vận động, hoặc sự phối
hợp vận động các cơ lớn của cơ thể.

Vận động thô gồm những khả năng nhƣ: Lăn, bò, trƣờn, xoay cơ thể,
chạy nhảy, đi đứng, cò cò, đá chân, ném, vung tay, kéo, đẩy, leo trèo, giữ
thăng bằng trên một chân…
Trẻ phát triển kỹ năng vận động thô trƣớc kỹ năng vận động tinh.
* Vận động tinh:
Vận động tinh là những kỹ năng liên quan đến các cơ nhỏ của mắt và
bàn tay (điều khiển bàn tay và các ngón tay)
Vận động tinh gồm khả năng cầm, nắm đồ chơi, xoay, nặn, siết, lắp
ghép khối và các động tác phức tạp hơn nhƣ: Thêu, đan, nặn tƣợng, vẽ tranh,
cầm bút, viết chữ, cắt kéo, cầm muỗng…
Kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi - tập luyện của trẻ.
1.1.2. Ý nghĩa của vận động theo nhạc đối với sự phát triển toàn diện của
trẻ mầm non
Trẻ em lứa tuổi mầm non có tính hiếu động, ham thích cái mới, trẻ tiếp
nhận thế giới xung quanh bằng trực quan cảm tính và ở lứa tuổi này ngôn ngữ
của trẻ còn chƣa phát triển đầy đủ. Do vậy, đối với trẻ, múa và vận động theo
nhạc có thể làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Thông qua múa và vận
động theo nhạc, trẻ có thể bộc lộ cảm xúc để giao tiếp với thế giới xung quanh
và thể hiện đƣợc bản thân mình.
Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp xuất phát từ cơ sở
sinh lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và
thăng bằng. Nhà tâm lý học B.N. Chep-lô-va cho rằng: “Việc tri giác âm nhạc
xảy ra cùng lúc hoàn toàn trực tiếp với những phản ứng vận động âm nhạc
theo diễn biến thời gian”.

8


Múa và vận động theo nhạc là phƣơng tiện góp phần giáo dục và tạo cơ
sở hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Trẻ tham gia múa,

vận động theo nhạc sẽ vui tƣơi, hồn nhiên, hoạt bát và mạnh dạn, tự tin hơn
rất nhiều so với trẻ không tham gia khác.
Múa và vận động theo nhạc đặc biệt giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp
điệu một cách tốt nhất. Vận động theo nhạc nhƣ một phƣơng tiện đẩy mạnh
khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, giúp trẻ nhạy cảm hơn với âm nhạc, và là
tiền đề để phát triển những năng lực âm nhạc của trẻ.
Hệ thống các bài múa, bài vận động theo nhạc đƣa vào chƣơng trình giáo
dục Mầm non không chỉ giúp trẻ có những hiểu biết về múa, vận động theo
nhạc mà còn làm cho tâm hồn trẻ thơ thêm vui vẻ và trong sáng hơn, có hình
thể đẹp, phong thái, dáng dấp đẹp hơn.
Không chỉ vậy, vận động theo nhạc và múa còn giúp trẻ có thể diễn đạt
cảm xúc trong lòng bằng hình thể, bằng cử chỉ, hành vi, thái độ. Qua đó, trẻ
bƣớc đầu làm quen, thử so sánh, biết cảm thụ cái đẹp, biết phân biệt và lựa
chọn cái hay, cái đẹp của múa và vận động theo nhạc.
 Vận động theo nhạc đối với sự phát triển thể chất của trẻ:
Âm nhạc có ảnh hƣởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể của trẻ. Trƣớc
hết, âm nhạc có khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất đa
dạng của âm nhạc và các bài tập vận động theo nhạc phong phú đã gợi ra cho
trẻ những phản ứng gắn với sự thay đổi về: Nhịp tim mạch, sự trao đổi máu,
sự hô hấp và giãn nở cơ.
Trong vận động theo nhạc, trẻ vừa tƣ duy tƣởng tƣợng sáng tạo - ghi nhớ
tác phẩm, vừa thể hiện hứng thú của mình với âm nhạc bằng việc phối hợp
các động tác đi lại vững vàng, chạy nhảy nhẹ nhàng, những động tác nhún
nhảy, lắc lƣ thân ngƣời theo giai điệu của bài hát hoặc thực hiện những động
tác múa đơn giản.

9


Nhờ có âm nhạc, những giai điệu của bài hát làm cho động tác của trẻ trở

nên nhịp nhàng, uyển chuyển và chính xác hơn; tạo cho trẻ sự hoạt bát nhanh
nhẹn và tƣ thế đẹp, duyên dáng.
 Vận động theo nhạc đối với sự phát triển đạo đức của trẻ
Nhà văn A.Xookhor cho rằng: “Để sử dụng âm nhạc như một phương
tiện giáo dục đạo đức: Khi tác động đến con người, nó thức tỉnh một cách đặc
biệt mạnh mẽ trong người ấy tất cả những gì là tốt đẹp, tìm được sự hưởng
ứng trong những khía cạnh ưu tú nhất của tâm hồn người ấy. Chính khả năng
ấy của âm nhạc làm cho tính tình dịu hơn và tốt hơn, làm con người cao đẹp
hơn, trong sạch hơn và nhân hậu hơn”.
Quả thực, vận động theo nhạc có thể tác động một cách kỳ diệu vào
trong tƣ tƣởng, tình cảm của trẻ. Nuôi dƣỡng tâm hồn trẻ thêm phong phú.
Nội dung lời ca trong các bài hát giúp trẻ phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, sự
ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc, về tình cảm gia đình, bạn
bè, lòng yêu thiên nhiên, đất nƣớc…, từ đó bồi dƣỡng đạo đức, hình thành
nhân cách làm ngƣời đúng đắn cho trẻ.
Việt Nam ta có 54 dân tộc anh em và mỗi dân tộc lại có những bài dân
ca, đồng dao khác nhau, phong phú về âm điệu, tiết tấu, phƣơng thức diễn
xƣớng, phong tục tập quán riêng. Vì vậy, trẻ có rất nhiều cơ hội để cảm nhận
và gia tăng hiểu biết về bản sắc âm nhạc dân tộc Việt nam… Từ đó bồi dƣỡng
cho trẻ lòng tự hào về văn hóa dân tộc.
Khi trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc, đặc biệt là vận động theo nhạc
thì mỗi trẻ đều phải tập chung, chú ý quan sát, phản ứng nhanh, điều khiển
vận động phù hợp với âm nhạc, biết nhƣờng nhịn giúp đỡ nhau và chấp hành
tính tổ chức, kỷ luật do tập thể lớp đề ra… Những điều đó góp phần giáo dục
cho trẻ văn hóa giao tiếp, văn hóa hành vi và tính tập thể, tạo điệu kiện hình
thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

10



 Vận động theo nhạc đối với sự phát triển thẩm mĩ của trẻ
Trong các bộ môn nghệ thuật, thì bộ môn âm nhạc đƣợc coi là phƣơng
tiện hữu hiệu nhất để đƣa vào ý thức của trẻ một cách dễ dàng và sâu sắc nhất
mối quan hệ thẩm mĩ.
Mục đích cốt lõi của giáo dục thẩm mĩ là phát triển ở trẻ khả năng lĩnh
hội, cảm thụ và hiểu cái đẹp, phân biệt cái tốt, cái chƣa tốt, cái hay, cái dở,
hoạt động độc lập và sáng tạo trong khi tiếp xúc với các dạng hoạt động âm
nhạc khác nhau.
Khi vận động theo nhạc, trẻ cảm nhận đƣợc tính chất, tình cảm của bài
nhạc nên trẻ có thể dễ dàng hƣởng ứng vận động linh hoạt, đúng theo nhịp
điệu và cao hơn nữa là trạng thái cảm xúc của tác phẩm.
Vận động theo nhạc còn dẫn dắt trẻ đến với những sự vật, hiện tƣợng
sống động của đời sống thƣờng nhật, giúp trẻ hình thành sự liên tƣởng.
Ví dụ nhƣ khi giáo viên dạy trẻ vận động theo bài hát: “Bàn tay mẹ”,
nhạc và lời Bùi Đình Thảo.
Thông qua những động tác vận động cô dạy, trẻ cảm nhận đƣợc tình cảm
nồng ấm của ngƣời mẹ dành cho mình. Trẻ cảm nhận đƣợc bàn tay âu yếm
của mẹ khi mẹ bồng bế, chăm sóc trẻ. Trẻ còn cảm nhận đƣợc những bữa cơm
ngon đƣợc nấu từ tình yêu thƣơng của mẹ, những giọt nƣớc mát lành do tay
mẹ đun. Những cơn gió mát lành từ tay của mẹ khi trời nóng bức và cả những
cái ôm ấm áp của mẹ khi trời giá rét nữa… Qua đó trẻ cảm nhận đƣợc sự hy
sinh thầm lặng của mẹ dành cho mình!
Nhịp điệu rắn rỏi của các bài hát hành khúc gợi cho trẻ không khí vui
nhộn, hào hứng, rộn rã, hứng khởi,… nhƣ bài “Đội kèn tý hon” nhạc và lời:
Phan Huỳnh Điểu, hay bài hát “Chú bộ đội” sáng tác Hoàng Hà…
Việc tích lũy dần những khái niệm đơn giản cũng nhƣ số lƣợng tác phẩm
âm nhạc mà trẻ đƣợc nghe, đƣợc học trong quá trình vận động theo nhạc sẽ
đặt cơ sở đầu tiên của thị hiếu âm nhạc.
11



 Vận động theo nhạc đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ
Âm nhạc không đơn thuần chỉ là để vui chơi, giải trí mà còn để thúc đẩy
sự phát triển của trẻ. Ở mẫu giáo, khi trẻ tiếp xúc với âm nhạc thì trẻ dần dần
có khả năng tổng hợp cùng với tƣ duy logic. Ví dụ, khi nghe đƣợc các thể loại
âm nhạc khác nhau nhƣ những khúc hát ru có giai điệu êm dịu, tình cảm; còn
thể loại hành khúc thì có giai điệu mạnh mẽ, rộn ràng, vui nhộn…
Âm nhạc giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ. Trí nhớ âm nhạc là khả
năng thu nhận và ghi nhớ lại. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo là ghi nhớ âm nhạc,
ghi nhớ trực quan hành động. Trẻ học động tác thông qua các bƣớc làm mẫu
của cô và khi cô cho trẻ thực hành nhiều. Trẻ càng yêu thích thì càng thuộc
nhanh và nhớ lâu. Vì vậy khi dạy trẻ vận động theo nhạc, giáo viên nên gợi
mở, gây hứng thú cho trẻ về nội dung vận động, giúp trẻ nhận thức và trên cơ
sở ấy trí nhớ của trẻ ngày càng phát triển.
Tính tích cực và sự tập trung chú ý trong giờ học vận động theo nhạc của
trẻ, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc củng cố và phát triển trí nhớ.
Vận động theo nhạc là ngôn ngữ hình thể hữu hiệu nhất để trẻ tạo dựng
hình tƣợng âm nhạc. Hình tƣợng âm nhạc là loại hình tƣợng biểu hiện mang
tính khái quát và ƣớc lệ rất cao. Chính vì vậy mà hình tƣợng âm nhạc không
mang tính xác định cụ thể, nhƣng làm thức dậy ở trẻ mơ ƣớc và tƣởng tƣợng.
Ví dụ: Ngƣời lớn khuyến khích trẻ làm động tác múa minh họa một bài hát,
trẻ sẽ suy nghĩ, tổng hợp những chi tiết quen thuộc và chi tiết mới trong động
tác… Vì vậy trí tuệ phải hoạt động tích cực.
Nhƣ vậy, khi dạy trẻ vận động theo nhạc giúp bồi dƣỡng và thúc đẩy
hoạt động trí tuệ của trẻ phát triển.
Có thể nói, vận động theo nhạc là 1 trong những con đƣờng hoàn thiện
đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể lực cho trẻ. Nhà sƣ phạm V. Xu-khôm-lin-xki
đã đánh giá rất cao hiệu quả giáo dục toàn diện của âm nhạc: “Chất lƣợng

12



công việc giáo dục trong 1 nhà trƣờng đƣợc xác định phần lớn bởi mức độ
hoạt động âm nhạc trong hoạt động của nhà trƣờng đó”.
Nhận thức đúng đắn và sâu sắc tác dụng giáo dục toàn diện của âm nhạc
đối với trẻ mẫu giáo là điều cần thiết đầu tiên để tiến hành tốt việc dạy học
vận động theo nhạc cho trẻ. Bƣớc đầu cho trẻ làm quen, tiếp xúc với âm nhạc
để trẻ bộc lộ rõ năng khiếu âm nhạc. Đây cũng là thời điểm phát hiện, bồi
dƣỡng những trẻ có năng khiếu để khi có điều kiện có thể cho trẻ học chuyên
nghiệp.
1.1.3. Đặc điểm vận động theo nhạc của trẻ qua các độ tuổi
+ Trẻ một tuổi:
Trẻ bắt đầu biết đứng, đi, dậm chân, vỗ tay, nắm, lắc chuông, huơ bàn
tay. Song trẻ còn chƣa biết kết hợp vận động với âm nhạc. Phải qua một quá
trình lặp đi, lặp lại nhiều lần một động tác với một bài hát cụ thể, có sự theo
dõi, nhắc nhở, hoặc giúp đỡ trực tiếp của cô thì mới dần dần hình thành đƣợc
ở trẻ phản ứng với âm nhạc.
+ Trẻ hai tuổi:
Trẻ đã biết vận động một cách dễ dàng và nhanh nhẹn hơn. Trẻ đi vững
vàng hơn, biết leo trèo, vƣợt qua 1 số chƣớng ngại vật đơn giản hoặc nhảy
qua một lối đi nhỏ. Trẻ thực hiện nhiều vận động bằng tay. Trẻ chƣa biết ức
chế cảm xúc nên hành động của trẻ còn nhiều tính xung động. Trẻ có thể học
đi theo điệu nhạc. Cùng với tính hay bắt chƣớc, trẻ thích lặp lại một động tác
theo một nhịp điệu nhất định. Trẻ biết làm một số động tác nhƣ đánh nhịp
bằng chân, chạy tại chỗ hoặc chạy vòng quanh theo lời ca và 1 vài trò chơi
theo bài hát.
+ Trẻ 3 - 4 tuổi:
Các vận động của trẻ đã phong phú hơn. Trẻ bắt đầu biết làm các động
tác phối hợp đơn giản. Trẻ có thể làm những động tác toàn thân, cơ bắp lớn,
biên độ lớn và các động tác đối xứng. Trẻ chƣa thể làm những động tác nhỏ,

13


nhiều chi tiết, những vận động căng thẳng hoặc các động tác đòi hỏi độ chính
xác cao.
+ Trẻ 5 - 6 tuổi:
Các vận động cơ bản ở trẻ đã hoàn thiện hơn ở các độ tuổi trƣớc. Đặc
biệt là khả năng vận động của các cơ lớn ở trẻ đã phát triển.
Trẻ biết làm động tác phối hợp với bạn, đứng 1 chân giữ thăng bằng
trong 10 giây, nhảy lò cò, đi nối gót, đi giật lùi, khả năng thăng bằng tốt. Trẻ
biết xoay xung quanh bạn và quanh mình, biết múa theo đội hình đơn giản.
Các vận động và múa của trẻ phong phú hơn. Trẻ làm đƣợc động tác nhảy
chân sáo, đá chân. Trẻ còn hạn chế ở các kỹ năng khống chế, sử dụng thân
mình và các động tác có biên độ hẹp…
* Về khả năng sử dụng nhạc cụ của trẻ em:
- Lớp nhà trẻ và lớp mẫu giáo bé vỗ tay theo nhịp, theo phách của loại
nhịp 2/4 chuẩn bị cho việc sử dụng nhạc cụ gõ.
- Trẻ 4 - 5 tuổi: Trẻ có thể sử dụng phách, trống đệm cho bài hát theo
nhịp và tiết tấu chậm. Có thể thổi kèn các giai điệu đơn giản trên cơ sở 1 - 2
âm thanh.
- Trẻ 5 - 6 tuổi: Trẻ có thể sử dụng các loại nhạc cụ gõ (dụng cụ) đệm
cho bài hát. Thêm tiết tấu nhanh, tiết tấu phối hợp, thổi kèn các giai điệu đơn
giản.
1.1.4. Phương pháp dạy học vận động theo nhạc cho trẻ
Phƣơng pháp dạy trẻ vận động theo nhạc thƣờng đƣợc xây dựng trên cơ
sở những nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý, khả năng tiếp thu của trẻ và lý
luận dạy học hiện đại. Mặt khác còn căn cứ vào đặc trƣng của nghệ thuật múa
và vận động theo nhạc, những nguyên tắc, luật động trong múa. Tuy nhiên,
việc sử dụng các phƣơng pháp, biện pháp hỗ trợ còn tùy vào sự cân nhắc, lựa
chọn của giáo viên sao cho giờ học đạt hiệu quả.


14


 Phương pháp làm mẫu
Phƣơng pháp làm mẫu có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình
dạy trẻ vận động theo nhạc. Các động tác, thƣ thế vận động không thể chỉ nói
mà trẻ có thể học đƣợc, nhất là đối với trẻ lứa tuổi Mầm non. Do đặc điểm tƣ
duy trực quan hình tƣợng và cảm thụ của trẻ, đòi hỏi cô phải làm mẫu nhiều
lần và chính xác.
Trong thực tế, đã có nhiều động tác, mặc dù không khó lắm, nhƣng khi
cô hƣớng dẫn cho trẻ, trẻ vẫn không thể làm theo đƣợc. Song nếu cô làm mẫu
nhiều lần, trong những hoàn cảnh khác nhau thì trẻ lại làm đƣợc động tác ấy.
Vì vậy, cô cần theo dõi, nắm bắt mức độ nhận biết của trẻ và củng cố nhiều
lần để trẻ có thể nhận biết, nhớ lâu hơn các động tác vận động.
Khi làm mẫu, cô phải thực hiện rõ ràng, đúng tính chất, tạo dáng có
đƣờng nét đẹp. Cô không nên yêu cầu trẻ làm đẹp nhƣ cô. Hình mẫu của cô
giúp trẻ có thể dễ dàng thực hiện, nhớ lâu hơn và nhận biết đƣợc đúng mạch
xúc cảm của các động tác trong bài vận động, qua đó trẻ cũng đƣợc tiếp cận
với cái đẹp của múa, góp phần phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
 Phương pháp dùng lời
Phƣơng pháp dùng lời không phải là phƣơng pháp chủ yếu, nhƣng cũng
có vai trò quan trọng trong quá trình hƣớng dẫn trẻ múa và vận động theo
nhạc. Đồng thời, đây cũng là phƣơng pháp có vai trò hỗ trợ cho các phƣơng
pháp khác nhƣ phƣơng pháp thực hành luyện tập hay phƣơng pháp kiểm tra,
đánh giá. Chính vì vậy, khi sử dụng lời nói trong dạy học âm nhạc cần phải có
sự chuẩn bị kỹ, dùng lời đúng lúc, đúng chỗ.
Khi cô làm mẫu hoặc sau khi làm mẫu, cô dùng lời giải thích những
yêu cầu, chi tiết và đặc điểm của động tác, bài vận động. Ngay trong khi
luyện tập, cô vẫn phải nói với trẻ về những yêu cầu, chi tiết của động tác hoặc

âm nhạc. Thƣờng gần đến chỗ trẻ chƣa làm đƣợc, cô phải nhắc trƣớc để trẻ có
phản ứng kịp thời và làm đúng động tác vận động.
15


Ngoài ra, phƣơng pháp dùng lời còn dùng để động viên, khuyến khích
trẻ, gợi mở để giúp trẻ tƣởng tƣợng khi làm động tác và tạo cảm xúc cho trẻ
khi vận động.
 Phương pháp bắt chước và luyện tập
Nếu làm mẫu và dùng lời là tiền đề, chất xúc tác để trẻ thực hiện các
động tác vận động thì bắt chƣớc và luyện tập là phƣơng pháp trọng tâm trong
quá trình nắm bắt và thuộc bài vận động. Trẻ ở lứa tuổi Mầm non thƣờng có
thói quen bắt chƣớc, dựa vào đặc điểm này, giáo viên phải tạo điều kiện để trẻ
có cơ hội đƣợc bắt chƣớc. Cô nên cho trẻ đƣợc làm theo cô từ đầu đến cuối
bài vận động ngắn, đơn giản, hoặc làm từng đoạn rồi làm từng động tác riêng
lẻ đối với những động tác khó. Bên cạnh đó, cô giáo cũng nên cho trẻ luyện
tập thƣờng xuyên, làm đi, làm lại nhiều lần. Khi trẻ đã nắm đƣợc khái quát
các động tác, cô cần chú ý đến những gì trẻ chƣa thực hiện đƣợc theo yêu cầu
để luyện tập thêm cho trẻ.
Trƣớc khi luyện tập bài vận động theo nhạc, trẻ cần phải biết bài hát,
bản nhạc đó. Nếu là những bài trẻ chƣa học hát, cô phải cho trẻ nghe nhiều
lần hoặc là cô giáo dạy trẻ thuộc lời của bài hát đó. Khi tập, cô dùng lời giải
thích rõ lời ca này làm động tác gì và động tác này đến lời ca, nhạc điệu nào
thì dừng, chuyển động tác khác…
Cô phải tổ chức, luyện tập nhiều lần mới hình thành, định hình đƣợc
động tác ở trẻ.
Cô cần lƣu ý, những bài luyện tập không phải là đòi hỏi trẻ thuộc, nhớ
chính xác, mà điều quan trọng hơn đó là trẻ vận động phải có cảm xúc, đúng
với tính chất âm nhạc, đúng nhịp. Trẻ có thể làm không hoàn toàn đúng động
tác của cô, cô không nên áp đặt, yêu cầu trẻ làm theo 1 cách máy móc, dập

khuôn.

16


 Phương pháp thường xuyên tiếp xúc
Đối với trẻ, thƣờng xuyên đƣợc tiếp xúc với vận động theo nhạc có
hiệu quả tốt về mặt giáo dục. Do vậy, không nên chỉ bó hẹp hoạt động vận
động trong giờ dạy học âm nhạc. Trẻ cần phải đƣợc xem vận động, tự vận
động trong mọi sinh hoạt hàng ngày nhƣ xem băng hình, các chƣơng trình văn
nghệ, các nghệ sỹ biểu diễn hoặc xem cô múa, vận động theo nhạc. Vì vậy, cô
cần phải mạnh dạn, tự tin và nhiệt tình, say mê múa, vận động theo nhạc.
 Một số phương tiện dạy học
Để có thể dạy trẻ vận động theo nhạc và múa ở trƣờng Mầm non đạt
hiệu quả cao thì giáo viên cần phải kết hợp với 1 số phƣơng tiện nhất định
nhƣ là:
- Gƣơng soi: Trong mỗi lớp học nên có 1 cái gƣơng to để khi trẻ múa, vận
động theo nhạc trẻ có thể soi vào. Trƣớc hết, nó giúp cho trẻ có khoái cảm tự
thƣởng thức, tự ngắm mình. Sau nữa là trẻ có thể điều chỉnh động tác, tƣ thế.
Đồng thời, qua đó cô giải thích động tác, sửa chữa cho trẻ đƣợc cụ thể, trẻ dễ
dàng nhận ra đƣợc lỗi sai của mình hơn.
- Giọng hát, đàn, máy nghe, băng đĩa: Vận động theo nhạc không thể thiếu âm
nhạc. Vì vậy giọng hát của cô và trẻ là 1 trong những phƣơng tiện để hỗ trợ
cho vận động đƣợc đúng nhịp. Nhƣng vừa hát, vừa vận động thì dễ mệt và
hạn chế khả năng cô dùng lời để hƣớng dẫn trẻ. Do đó, cô nên kết hợp với
đàn, băng đĩa và máy nghe để làm tăng hiệu quả hoạt động vận động theo
nhạc. Song cần chú ý, khi bắt đầu tập thì cô và trẻ cần phải hát. Khi trẻ đã
nắm đƣợc khái quát bài vận động theo nhạc thì cô mới sử dụng các phƣơng
tiện khác.
- Đạo cụ: Cô giáo nên dùng thêm 1 sô đạo cụ nhƣ: Đồ chơi, quạt, cờ, hoa,

khăn, trống, vòng, và những trang phục đơn giản, phù hợp với bài vận động
theo nhạc để làm tăng hiệu quả biểu hiện nội dung cho bài vận động. Nếu có

17


×