Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Ứng dụng một số mẫu âm khởi động giọng cho trẻ 5 -6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 96 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

TRẦN THỊ MAI

ỨNG DỤNG MỘT SỐ MẪU ÂM
KHỞI ĐỘNG GIỌNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Âm nhạc
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Th.S LẠI THẾ ANH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo
dục Mầm non, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ em trong quá
trình nghiên cứu, học tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo, Th.s Lại
Thế Anh – ngƣời đã hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em để em hoàn thành khóa
luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu và các cô giáo trƣờng mầm
non Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội cùng các bạn sinh viên trong khoa Giáo
dục Mầm non.
Qua đây em cũng xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận.
Do thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế và thiếu


sót. Em rất mong tiếp tục nhận đƣợc sự đóng góp của thầy cô và các bạn để
khóa luận em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Trần Thị Mai


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Ứng dụng một số mẫu âm khởi động giọng
cho trẻ 5 -6 tuổi” là kết quả mà tôi đã trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu đƣợc,
thông qua quá trình học tập tại nhà trƣờng và dƣới sự hƣớng dẫn của Th.s Lại
Thế Anh. Đây là kết quả của riêng cá nhân tôi và tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Trần Thị Mai


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ..........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................4
3. Phạm vi nghiên cứu...... ...............................................................................4
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ...........................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................4
7. Những đóng góp của đề tài .........................................................................4

8. Cấu trúc khóa luận ......................................................................................5
PHẦN 2. NỘI DUNG

6

CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CA HÁT TRONG HOẠT
ĐỘNG ÂM NHẠC Ở TRƢỜNG MẦM NON ..............................................6
1.1. Vai trò của hoạt động âm nhạc trong quá trình hình thành và phát
triển nhân cách trẻ em ....................................................................................6
1.2. Khái quát về ca hát................................................................................10
1.2.1. Khái niệm chung về ca hát................................................................10
1.2.2. Vai trò của ca hát đối với đời sống của trẻ.......................................11
1.2.3. Ý nghĩa của hoạt động ca hát trong trường mầm non ....................11
1.3. Vai trò của khởi động giọng trong hoạt động ca hát cho trẻ ở
trƣờng mầm non ........................................................................................13
1.3.1. Quy trình dạy ca hát cho trẻ ở trường mầm non

13

1.3.2. Vai trò của khởi động giọng trong hoạt động ca hát cho trẻ ở
trường mầm non..........................................................................................14
1.4. Đặc điểm cấu tạo bộ máy phát âm ......................................................15
1.5. Một số kĩ năng ca hát .............................................................................22
1.5.1. Một số kĩ năng ca hát .......................................................................22


1.5.2. Kĩ năng ca hát của trẻ 5 – 6 tuổi ......................................................26
1.6. Cách phát âm các nguyên âm................................................................27
1.7. Một số phƣơng pháp dạy học âm nhạc ................................................28
1.7.1. Phương pháp trình bày tác phẩm ...................................................28

1.7.2. Phương pháp hướng dẫn thực hành luyện tập................................29
1.7.3. Phương pháp dùng lời ......................................................................30
1.7.4. Phương pháp trực quan ....................................................................31
1.8. Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ.....................................................31
1.8.1. Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ ...............................................31
1.8.2. Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
Cổ Loa..........................................................................................................34
1.9. Thực trạng hoạt động dạy ca hát cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm
non Cổ Loa ....................................................................................................37
1.9.1. Khái quát trường mầm non Cổ Loa .................................................37
1.9.2. Khảo sát thực trạng trường mầm non Cổ Loa.................................38
1.9.3. Phân tích kết quả khảo sát thực trạng .............................................39
CHƢƠNG 2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MẪU ÂM KHỞI ĐỘNG GIỌNG
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ..................................................................................42
2.1. Mẫu 1 .......................................................................................................42
2.2. Mẫu 2 .......................................................................................................48
2.3. Mẫu 3 .......................................................................................................53
2.4. Mẫu 4 .......................................................................................................57
2.5. Mẫu 5 .......................................................................................................62
Tiểu kết chƣơng 2 .........................................................................................68
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...........................................................................69
1. Kết luận ......................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................72


PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................73
PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................75
PHỤ LỤC 3 ....................................................................................................84



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và
phát triển nhân cách của con ngƣời. Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển
toàn diện về: thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, bƣớc đầu hình thành nhân
cách cho trẻ, chuẩn bị những kiến thức kĩ năng cho trẻ chuẩn bị vào lớp một.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó cần phải kể đến sự đóng góp rất lớn của âm
nhạc. Bởi âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể
thiếu, thông qua âm nhạc đã phản ánh đƣợc niềm vui, nỗi buồn, khát vọng,
ƣớc mơ của con ngƣời. Đặc biệt, đối với trẻ thì những nốt nhạc trầm bổng,
những giai điệu mƣợt mà, vui tƣơi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc nhƣ
là dòng sữa ngọt ngào nuôi dƣỡng cho tâm hồn trẻ thơ. Nhƣ nhà sƣ phạm
Xukhômlin-Ski đã nói: “Tuổi ấu thơ không thể thiếu âm nhạc cũng như không
thể thiếu được trò chơi và truyện cổ tích, thiếu những cái đó trẻ em chỉ còn là
những bông hoa khô héo”.
Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc, trẻ
thích nghe nhạc và nhún nhảy theo giai điệu của bài hát. Mục đích của giáo
dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ, giáo dục âm
nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thƣơng con
ngƣời. Bên canh đó, âm nhạc còn hình thành và phát triển ở trẻ những thói
quen tốt trong sinh hoạt tập thể nhƣ: Tính tổ chức, tính hợp tác, mạnh dạn và
tự tin trƣớc mọi ngƣời. Giáo dục âm nhạc còn là phƣơng tiện nhằm nâng cao
khả năng phát triển trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tƣởng
tƣợng và củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và
hoạt động âm nhạc nhƣ học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi
âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn
diện, hài hoà. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm
1



vụ vô cùng quan trọng.
Sự phản ứng với âm thanh đƣợc thể hiện rõ nhất khi trẻ ra đời đƣợc 7 8 tuần tuổi. Khi trẻ lên 3 tuổi thích nghe hát, sự hứng thú đó đƣợc thể hiện rõ
qua nét mặt nhƣ vui sƣớng, chăm chú lắng nghe nhƣng những cảm xúc ấy
cũng chóng qua đi và ít để lại ấn tƣợng. Trẻ ở độ tuổi này đã có biểu hiện nhớ
và nhận biết bài hát mà mình yêu thích. Đến tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ thƣờng
thích nghe những tác phẩm có giai điệu xúc tích dễ nhớ, tiết tấu nhịp nhàng,
nhịp độ linh hoạt. Nếu nhƣ ở mẫu giáo bé, sự tập trung chú ý chỉ là tạm thời
không chủ định thì đến mẫu giáo lớn, khả năng chú ý của trẻ đã lâu hơn, trẻ
cảm nhận trạng thái chung của âm nhạc, phân biệt đƣợc âm thanh cao - thấp,
giai điệu đi lên - đi xuống, độ to - nhỏ của âm nhạc, thậm chí cả sự thay đổi
cƣờng độ âm nhạc mạnh dần hay nhẹ dần, phân biệt đƣợc âm sắc của một số
nhạc cụ và âm sắc giọng hát. Ngoài ra, trẻ mẫu giáo lớn đã hình thành thói
quen nghe nhạc và đã biết lựa chọn bài hát mà mình yêu thích, trẻ hiểu đƣợc
nội dung của tác phẩm âm nhạc thông qua lời ca, nhận xét đƣợc giọng hát
đúng, giọng hát sai của bạn mình. Trẻ cảm thụ âm nhạc có định hƣớng hơn,
hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc và biết sáng tạo.
Nội dung hoạt động âm nhạc âm nhạc ở trƣờng mầm non bao gồm ca
hát, vận động, nghe nhạc và trò chơi âm nhạc. Hoạt động ca hát có ảnh hƣởng
trực tiếp đến con ngƣời bằng tác động của âm nhạc và lời ca. Bài hát là
phƣơng tiện tốt nhất để truyền tải, phản ánh những hình tƣợng sống động, đa
dạng của cuộc sống. Nó khơi dậy ở trẻ những cảm xúc chân thực với cái đẹp,
cái thiện và có lúc còn thuyết phục mạnh hơn bất kỳ các hình thức giáo dục
khác. Hầu hết trẻ yêu thích ca hát từ rất sớm. Có thể nói, giọng hát là nhạc cụ
đầu tiên. Hoạt động hát luôn đồng hành cùng với trẻ (lúc múa, vận động, hoạt
động góc, lúc dạo chơi). Trong khi hát, trẻ vừa thể hiện một cách tích cực
những xúc động và tình cảm của mình đồng thời cũng cảm thụ âm nhạc đƣợc
dễ dàng hơn. Vì vậy, hát đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các nhiệm
2



vụ giáo dục âm nhạc, tạo cơ sở phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Dạy hát cho
trẻ là nội dung trọng tâm trong giáo dục âm nhạc.
Khởi động giọng trong hoạt động dạy hát cho trẻ gắn với sự phát triển
sinh lý trẻ, giúp trẻ đẩy mạnh chức năng hoạt động của các cơ quan phát âm,
hô hấp, làm cho giọng hát của trẻ tốt hơn, tạo điều kiện cho sự rèn luyện phối
hợp giữa nghe và hát. Khi khởi động giọng tốt sẽ giúp tạo điều kiện cho trẻ
phát triển giọng hát, hơi thở tốt hơn và phát triển các kĩ năng ca hát tốt hơn,
tạo cho trẻ có dáng dấp uyển chuyển, đẹp. Bên cạnh đó, khởi động giọng
trong hoạt động dạy ca hát cho trẻ còn giúp cho trẻ tự tin, mạnh dạn hơn khi
hát cũng nhƣ tự tin hơn trong cuộc sống, học môn âm nhạc tốt hơn, góp phần
nâng cao hiệu quả giáo dục âm nhạc cho trẻ.
Trong những năm học vừa qua, mặc dù ngành học đã đổi mới hình thức
giáo dục âm nhạc dạy cho trẻ mầm non, nhƣng trên thực tế tôi thấy kỹ năng
ca hát và giọng hát của trẻ còn có phần hạn chế. Đặc biệt khi trẻ tham gia vào
các hoạt động âm nhạc, trẻ có thể dễ dàng học thuộc những bài hát mà cô giáo
đã dạy tuy nhiên giọng hát của trẻ còn yếu, trẻ hay bị hụt hơi, đuối hơi khi
hát. Trẻ không biết cách lấy hơi, giữ hơi và hát làm sao cho đúng cho hay. Có
nhiều trẻ thấy giọng mình yếu và nghĩ rằng mình không thể hát đƣợc dẫn tới
việc tích cực tham gia trong hoạt động âm nhạc cũng nhƣ việc thể hiện của trẻ
bị hạn chế vì vậy mà giờ học của trẻ chƣa thực sự sôi nổi và đạt hiệu quả nhất.
Và việc cần xem xét ở đây là cần có giải pháp để giúp đỡ trẻ cải thiện vấn đề.
Đó chính là việc tổ chức khởi động giọng cho trẻ trong các hoạt động âm
nhạc trong trƣờng mầm non. Tuy nhiên vấn đề này hiện nay vẫn chƣa đƣợc
nhiều nhà giáo dục chuyên ngành mầm non quan tâm và để ý đến.
Với đặc điểm đặc trƣng của mầm non, của trẻ 5 - 6 tuổi và vai trò của
hoạt động ca hát trong hoạt động âm nhạc ở mầm non, tôi đã quyết định đi
vào nghiên cứu việc: “Ứng dụng một số mẫu âm khởi động giọng cho trẻ lứa
tuổi 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non” nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục âm nhạc
3



nói riêng và chất lƣợng giáo dục bậc học mầm non nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số mẫu âm khởi động giọng cho trẻ giúp trẻ tự tin và nâng
cao chất lƣợng dục âm nhạc ở trƣờng mầm non Cổ Loa
3. Phạm vi nghiên cứu
Trƣờng mầm non Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Một số mẫu âm có thể ứng dụng khởi động giọng
cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non Cổ Loa
4.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức hoạt động dạy ca hát cho trẻ
mầm non
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát chung về dạy ca hát cho trẻ trong hoạt động âm nhạc ở trƣờng
mầm non
- Thực trạng hoạt động dạy ca hát cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non Cổ
Loa
- Đề xuất một số mẫu âm khởi động giọng cho trẻ 5 – 6 tuổi
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Phƣơng pháp quan sát
- Phƣơng pháp điều tra
- Phƣơng pháp phỏng vấn
- Phƣơng pháp xử lý số liệu
7. Những đóng góp của đề tài
Đề tài đã đi vào nghiên cứu vị trí, vai trò của âm nhạc đối với đời sống trẻ
cũng nhƣ trong quá trình giáo dục trẻ trong trƣờng mầm non; nghiên cứu ý
nghĩa của khởi động giọng trong hoạt động dạy ca hát cho trẻ trong trƣờng
mầm non. Điểm mới của đề tài đó là đề xuất các mẫu âm khởi động giọng cho

4


trẻ theo các nguyên âm cơ bản để phát triển các kỹ năng ca hát cho trẻ. Thông
qua đó để minh chứng rằng đối với trẻ việc khởi động giọng cho trẻ có thể
phát triển giọng hát, mở rộng âm vực giọng , phát triển tai nghe âm nhạc, thị
hiếu âm nhạc cho trẻ.
Ngoài ra luận án còn hỗ trợ cho các giáo viên trong hoạt động dạy ca hát
cho trẻ nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục âm nhạc cho trẻ, trẻ đƣợc phát
triển toàn diện trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống. Góp phần nâng cao
chất lƣợng giáo dục mầm non cũng nhƣ việc giáo dục toàn diện cả về Đức Trí - Thể - Mĩ cho trẻ lứa tuổi mầm non.
8. Cấu trúc khóa luận
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
PHẦN 2. NỘI DUNG
Chƣơng 1. Khái quát chung về dạy ca hát cho trẻ trong hoạt động âm nhạc ở
trƣờng mầm non
Chƣơng 2: Đề xuất một số mẫu âm khởi động giọng cho trẻ 5 – 6 tuổi
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3

5


PHẦN 2. NỘI DUNG

CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CA HÁT TRONG HOẠT
ĐỘNG ÂM NHẠC Ở TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Vai trò của hoạt động âm nhạc trong quá trình hình thành và phát
triển nhân cách trẻ em
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật biểu hiện bằng âm thanh, có sức tác động
mạnh mẽ đến tình cảm của con ngƣời.
Ngôn ngữ âm nhạc là giai điệu, âm sắc, cƣờng độ, nhịp độ, hòa âm, tiết
tấu… đã thu hút, hấp dẫn, thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, giúp trẻ nhận
thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp.
Ở trƣờng mầm non, tổ chức hoạt động âm nhạc bao gồm: Hát, vận động
theo nhạc, nghe nhạc… Quá trình tham gia vào các hoạt động trên sẽ hình
thành ở trẻ những yếu tố đầu tiên của nhân cách, phát triển về thẩm mĩ, trí tuệ,
đạo đức, thể lực, phát triển các chức năng tâm lý cho trẻ.
1.1.1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mĩ
Âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ.
Lời ca, giai điệu của các bài hát, bản nhạc đã giúp trẻ tƣởng tƣợng, tập nói lên
cảm xúc của mình. Trẻ thấy đƣợc mình có thể diễn tả những ý nghĩ, ƣớc mơ,
những cảm xúc mạnh mẽ.
Trong giáo dục âm nhạc, điều quan trọng không phải là dạy trẻ hát
chuẩn xác, rõ ràng một cách đơn giản mà trẻ phải đƣợc tham gia các hoạt
động âm nhạc nhƣ nghe nhạc, vận động theo nhạc, múa, trò chơi âm nhạc.
Đƣợc tiếp xúc với âm nhạc, ở một chừng mực nào đó trẻ sẽ biết nhận xét, trao
đổi… sự cảm nhận của ý nghĩa lời ca, âm điệu, tiết tấu. Đó chính là ý nghĩa
của giáo dục thẩm mĩ.
Âm nhạc giúp trẻ hình thành ở trẻ thị hiếu âm nhạc lành mạnh, trong
sáng, là cơ sở của tình cảm thẩm mĩ, đạo đức tốt đẹp. Ví dụ: bài “Đàn gà con”
6


đã tạo dựng hình ảnh đàn gà con lông vàng đi theo mẹ kiếm mồi trong vƣờn.

Lời ca trên nhắn nhủ, nhắc nhở các em biết vâng lời mẹ, biết yêu thƣơng mẹ
và cùng chăm chỉ làm việc. Hay bài “Cháu yêu bà”…
Âm nhạc có sức lay động tâm hồn mạnh mẽ, không gì có thể đánh thức
tâm hồn con ngƣời bằng âm nhạc. Những hình ảnh mang biểu trƣng về cái
đẹp đƣợc thể hiện rõ trong các bài hát: Chị ong nâu và em bé, Cá vàng bơi,
Màu hoa… Những hình ảnh đó đã nuôi dƣỡng cho tâm hồn trẻ những nhận
thức về cái đẹp.
Âm nhạc giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ, trong đó có cái đẹp về
cách ứng xử, giao tiếp với ông bà, cha mẹ, bạn bè và những ngƣời trong cộng
đồng.
Vì vậy, giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động âm
nhạc trong trƣờng mầm non làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ,
giúp trẻ cảm thụ cái đẹp, tạo niềm tin tƣởng trong các cháu.
1.1.2. Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức
M.Gorki nhận xét: “Âm nhạc tác động một cách kì diệu đến tận đáy
lòng. Nó khám phá ra cái phẩm chất cao quí nhất ở con người”.
Lời ca của âm nhạc giàu tính biểu hiện và chất trữ tình. Nội dung lời ca
phong phú trong các bài hát giúp trẻ phát hiện vẻ đẹp trong thiên nhiên… từ
đó gợi mở cho trở về cách ứng xử hay nói cách khác là giáo dục trẻ đạo đức
làm ngƣời. Thí dụ bài Cháu yêu bà, Sắp đến tết rồi, Bàn tay mẹ…
Những bài dân ca, đồng dao khác nhau của các dân tộc Việt Nam sẽ
cho trẻ hiểu biết về bản sắc âm nhạc dân tộc Việt Nam, cho các cháu cảm xúc
trữ tình, lòng tự hào về văn hóa dân tộc.
Đặc điểm của các hoạt động diễn xuất của trẻ là diễn ra trong tập thể
trẻ, giúp các cháu vui tƣơi, hồn nhiên, tự tin hơn. Các bài tập có mức độ phức
tạp khác nhau tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của từng trẻ.
Các hoạt động âm nhạc có ảnh hƣởng tốt đến hành vi văn hóa của trẻ
7



bởi cách diễn xuất các tác phẩm có tâm trạng khác nhau.
Khi trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc, mỗi trẻ đều phải chấp hành
tính tổ chức, sự chú ý, phản ứng nhanh, biết kiềm chế, điều khiển vận động
phù hợp với âm nhạc, biết nhƣờng nhịn, giúp đỡ nhau. Những cái đó giáo dục
cho trẻ văn hóa giao tiếp, tạo điều kiện hình thành những phẩm chất đạo đức
ở trẻ.
1.1.3. Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ
Âm nhạc không chỉ đơn thuần là để vui chơi, giải trí mà còn thúc đẩy
sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Hoạt động trí tuệ chịu sự khống chế của não, song não lại chia thành
hai bán cầu là bán cầu não phải và bán cầu não trái và hai bán cầu này có ƣu
thế, chức năng khác nhau. Để trẻ tham gia các hoạt động thực tiễn liên quan
đến âm nhạc. Những hoạt động nhƣ âm nhạc, hội họa, múa, thể dục… đều cần
sử dụng nhiều dụng cụ trực quan và hình tƣợng, để trẻ tiếp xúc nhiều với tự
nhiên và xã hội, làm phong phú hình tƣợng cảm tính, kích thích làm bán cầu
não trở nên linh hoạt hơn. Khích lệ trí tƣởng tƣợng đầy màu sắc của trẻ.
Ở trẻ mẫu giáo, các hình thức tƣ duy trực quan hành động, trực quan
hình tƣợng và tƣ duy trừu tƣợng đƣợc biểu hiện trong bất kì hoạt động nào,
trong đó có âm nhạc. Tiếp xúc với âm nhạc, đứa trẻ dần dần có khả năng tổng
hợp cùng với tƣ duy logic.
Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ. Trí nhớ âm nhạc là khả năng thu
nhận và ghi nhớ lại. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo là ghi nhớ âm nhạc bằng tai
nghe dựa vào nhạc cảm. Vì vậy, khi tập hát, giáo viên nên gợi mở, giúp trẻ
nhận thức và trên cơ sở ấy trí nhớ ngày càng phát triển.
Tính tích cực và sự tập trung chú ý trong giờ học hát giữ vai trò quan
trọng trong việc củng cố và phát triển trí nhớ. Trẻ yêu thích ca hát bao nhiêu
thì càng thuộc nhanh nhớ chính xác và nhớ lâu bài hát bấy nhiêu. Điều này có
tác dụng rèn luyện đôi tai nhạy bén của trẻ, đồng thời tăng cƣờng sự nhận
8



thức của trẻ với thế giới xung quanh.
Âm thanh là ngôn ngữ đặc thù của âm nhạc để tạo dựng hình tƣợng âm
nhạc mang tính khái quát và ƣớc lệ cao. Chính vì điều này mà hình tƣợng âm
nhạc không mang tính xác định cụ thể nhƣng làm thức dậy ở trẻ mơ ƣớc,
tƣởng tƣợng và sáng tạo. Ví dụ: Khi cô cho trẻ tự vận động minh họa cho một
bài hát trẻ sẽ phải suy nghĩ, tổng hợp những động tác đã biết và sáng tạo ra
những chi tiết mới trong động tác. Mặt khác, trong mọi hoạt động âm nhạc trẻ
phải quan sát, tập trung chú ý, biết tổng hợp, so sánh… Vì vậy, trí tuệ phải
hoạt động tích cực.
Nhƣ vậy, giáo dục âm nhạc thực hiện đƣợc nhiều nhiệm vụ thúc đẩy
hoạt động trí tuệ.
1.1.4. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ phát triển về thể chất
Hoạt động âm nhạc ảnh hƣởng đến hô hấp, đến tuần hoàn của máu và
các quy trình sinh lí khác.
Nghe, vận động theo nhạc giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi, chạy
nhảy chính xác, tác phong nhanh nhẹn. Vận động toàn thân khi có nhạc kèm
theo tạo cho trẻ sự mềm dẻo, nhịp nhàng, có ảnh hƣởng tốt đến tim mạch và
sự phát triển cơ. Nếu nghe nhạc đúng mức, phù hợp sẽ làm thƣ giãn thần kinh,
kích thích óc sáng tạo.
Hát cũng liên quan trực tiếp đến sự phát triển thể lực của trẻ, giúp trẻ
củng cố cơ quan phát âm, thở sâu, tránh nói lắp, đẩy mạnh chức năng hoạt
động của cơ quan phát thanh, hô hấp, hình thành giọng hát của trẻ… tạo sự
liên hệ nhạy bén giữa các giác quan. Hát còn ảnh hƣởng đến tƣ thế của trẻ.
Khi học hát trẻ luôn đƣợc nhắc nhở đứng thẳng, ngồi thẳng, không gù tạo tƣ
thế đúng.
“Tai âm nhạc” phát triển cùng với sự nhạy cảm sẽ giúp trẻ hƣởng ứng
những tình cảm và hành vi tốt đẹp, hoàn thiện mọi vận động thế chất ở trẻ.
Ca hát giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, phát triển khả năng hoạt
9



động âm nhạc.
Kết luận: Có thể nói giáo dục âm nhạc là một trong những con đƣờng
hoàn thiện giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể lực.
1.2. Khái quát về ca hát
1.2.1. Khái niệm chung về ca hát
Ca hát là bộ môn nghệ thuật phối hợp giữa ngôn ngữ và âm nhạc, gọi
là thanh nhạc, nó khác với khí nhạc là loại âm nhạc viết riêng cho nhạc cụ
diễn tấu. Ai trong chúng ta cũng đã từng hát, hoặc ít nhất cũng đã từng nghe
ngƣời khác hát. Một ngƣời hát goi là đơn ca, hai ba ngƣời hát gọi là song ca,
tam ca … nhiều ngƣời cùng hát một lời ca, một giai điệu là đồng ca. Còn nếu
hát theo nhiều bè, nhiều giai điệu khác nhau gọi là hợp ca (Hợp xƣớng)
Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại
hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến ngƣời nghe cả về
âm nhạc và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tƣ tình cảm của con
ngƣời và nó gần gũi với con ngƣời, đƣợc đông đảo quần chúng yêu thích.
Trong trƣờng mầm non ca hát là 1 hoạt động đƣợc thực hiện thƣờng xuyên
liên tục và đƣợc lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt
động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để
trẻ tham gia vào các hoạt động.
Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một
hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm)
nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Kỹ năng ca hát là năng lực hay khả năng của chủ thể điều khiển thuần
thục giọng hát trên cơ sở những hiểu biết và kinh nghiệm về các kỹ thuật
thanh nhạc cơ bản, cao độ và âm thanh nhằm để giọng hát của mình trong
sáng, khỏe và hay hơn.

10



1.2.2. Vai trò của ca hát đối với đời sống của trẻ
Âm nhạc là hơi thở của cuộc sống, chính vì nhu cầu lớn lao này mà chỗ
nào, lúc nào âm nhạc cũng có mặt. Không chỉ trên những hoạt động học trên
lớp mà âm nhạc còn có ở mọi ngóc ngách trong những hoạt động sinh hoạt
thƣờng ngày của cuộc sống. Âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn
tinh thần không thể thiếu đƣợc đối với con ngƣời.
Ca hát là loại hình nghệ thuật có gía trị biểu hiện tình cảm cao vì nó tác
động đến ngƣời nghe bằng âm nhạc và lời ca. Ca hát phản ánh cuộc sống sinh
động của con ngƣời và là hình thức nghệ thuật dễ tiếp thu, dễ thể hiện.
Hát đóng vai trò đặc biệt trong cuộc sống hằng ngày của trẻ. Trẻ mầm
non hầu hết đều yêu thích việc ca hát và đặc biệt khả năng ngôn ngữ sẽ đƣợc
phát triển khi bé trực tiếp tiếp cận với âm nhạc thông qua việc lắng nghe và
hát những bài hát, vì khi đó có thể luyện âm thanh, thực hiện đƣợc những điệu
bộ có quy định sẵn hay sáng tạo ra những hành động đi kèm.
Vai trò của việc ca hát đối với đời sống trẻ đó là hƣớng trẻ đến việc thể
hiện cảm xúc, cảm nhận của mình và niềm vui của hoạt động học tập và cuộc
sống. Trong quá trình phát triển cơ thể, ca hát giúp cho trẻ thở sâu, phát triển
giọng, củng cố thanh quản, phát triển ngôn ngữ, phát triển tƣ duy đặc biệt là
sự nhạy cảm và khả năng tái hiện chính xác âm điệu, nhịp điệu, trí nhớ, âm
nhạc…
1.2.3. Ý nghĩa của hoạt động ca hát trong trường mầm non
Hát có vị trí quan trọng trong đời sống, có ảnh hƣởng trực tiếp đến con
ngƣời bằng tác động của âm nhạc và lời ca, bằng cả sự thể hiện tình cảm của
ngƣời hát và khơi dậy ở ngƣời nghe những cảm xúc, hiểu biết nhất định.
Ca hát đặc biệt gần gũi với trẻ mọi độ tuổi. Đó là dạng hoạt động chủ
yếu trong tất cả các chƣơng trình giáo dục âm nhạc ở mọi cấp học.
Bài hát là sự phản ánh một cách hình tƣợng những khái niệm sâu sắc về
cuộc sống. Sức diễn cảm của giọng hát cùng những cử chỉ, điệu bộ, nét mặt

11


phù hợp rất thu hút trẻ, khơi dậy ở trẻ những cảm xúc chân thực với cái đẹp,
cải thiện và nhiều lúc có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn những cách truyền đạt
thông tin khác.
Từ những tháng tuổi rất sớm, trẻ đã có những biểu hiện hƣởng ứng xúc
cảm với tiếng hát, trong khi còn chƣa hiểu nội dung bài hát. Giọng hát là một
nhạc cụ tự nhiên mà trẻ có đƣợc từ rất sớm, từ khi còn chƣa biết nói. Vì thế
mà hoạt động hát là bạn đồng hành với trẻ lúc vui chơi, giúp trẻ tổ chức trò
chơi, hoạt động sáng tạo, khi nghỉ ngơi, trong lúc dạo chơi, trên sân trƣờng,
trong tiết học, trên đƣờng về nhà, khi tham giá các hoạt động âm nhạc trong
ngày lễ, hội…
Khi hát, trẻ vừa thể hiện một cách tích cực những xúc động và tình cảm
của mình, đồng thời cũng vừa cảm thụ âm nhạc đƣợc dễ dàng hơn.
Qúa trình học hát đòi hỏi trẻ phải hoạt động tích cực, xem hình hát thế
nào, các bạn hát thế nào, đồng thời lắng nghe giai điệu âm nhạc, sự thay đổi
tiết tấu, đối chiếu sự khác nhau giữa các câu, các đoạn, đánh giá chất lƣợng
hát…
Hoạt động hát góp phần củng cố và phát triển giọng hát, giúp trẻ thở
sâu hơn, tƣ duy trừu tƣợng đƣợc huy động để nắm bắt dòng âm thanh vô hình
mà đầy màu sắc phong phú và biểu cảm, làm rung động lòng ngƣời. Khi học
hát, những khả năng âm nhạc cơ bản đƣợc phát triển mạnh nhƣ tai nghe âm
nhạc, cảm giác tiết tấu, giai điệu, trí nhớ âm nhạc, khả năng khái quát để hiểu
đƣợc tác phẩm…
Ca hát mang lại cho trẻ niềm vui đặc biệt ở sự giao lƣu, thống nhất, gắn
bó với nhau trong cùng những cảm xúc, những hoạt động chung. Ca hát là
hoạt động đƣợc sử dụng ở mọi cấp học, đóng vai trò chủ yếu trong việc giải
quyết những nhiệm vụ giáo dục âm nhạc, tạo cơ sở phát triển toàn diện nhân
cách cho trẻ.


12


1.3. Vai trò của khởi động giọng trong hoạt động ca hát cho trẻ ở trƣờng
mầm non
1.3.1. Quy trình dạy ca hát cho trẻ ở trường mầm non
Từ tham khảo các bƣớc dạy trẻ ca hát trong sách “Phƣơng pháp dạy học
âm nhạc cho trẻ trƣớc tuổi học” của TS. Ngô Thị Nam và “Các hoạt động âm
nhạc của trẻ mầm non” của Lê Thị Đức – Lý Thu Hiền – Phạm Thị Hòa tôi
đƣa ra quy trình dạy ca hát cho trẻ ở trƣờng mầm non:
Thông thƣờng hoạt động dạy trẻ ca hát đƣợc tiến hành theo 3 bƣớc:
Bước 1: Giới thiệu bài hát, giáo viên nên giới thiệu gián tiếp rồi mới vào tên
bài hát, bản nhạc.
Ví dụ: Dạy bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn”
+ Trình chiếu mảnh đất, con ngƣời Tây Nguyên và các con vật gần gũi
với cuộc sống con ngƣời Tây Nguyên.
+ Thuyết trình về 1 số con vật tiêu biểu ở Tây Nguyên, trong đó có con
Voi
Dẫn dắt trẻ vào tiêu đề bài hát hay là bản nhạc. Giáo viên giới thiệu về
nội dung bài , khái quát về tác giả.
Bước 2: Dạy trẻ hát
- Hát mẫu lần 1:
+ Giáo viên đứng giữa lớp hát đúng cao độ , trƣờng độ, làm sao hát,
đàn chuẩn xác và hấp dẫn nhất có thể kết hợp với động tác, cử chỉ, điệu bộ. Vì
đây là lần đầu tiên trẻ đƣợc tiếp xúc với tác phẩm
+ Đàm thoại với trẻ về nội dung bài dạy theo thiết kế bài giảng của cô
giáo sau đó giáo viên trả lời trẻ, khơi gợi hứng thú của trẻ
- Hát mẫu lần 2:
+ Cô hát có âm nhạc(đàn organ, nhạc beat)

+ Dẫn dắt trẻ sang phần dạy bài mới
- Dạy bài mới
13


+ Sắp xếp chỗ cho trẻ: chữ U, V, hàng ngang, hàng dọc (Phân loại theo
năng lực: Giỏi – Khá – TB – Yếu)
+ Khởi động giọng cho trẻ bằng các mẫu âm đơn giản: i, ê, a, o, u và có
thể thêm các phụ âm l, m, n…
Chú ý: Khởi động giọng cho trẻ nên dựa vào những giai điệu hay và dễ nhớ
để khởi động giọng
+ Cho trẻ đọc từng câu theo giáo viên (giáo viên sửa sai cho trẻ về phát
âm)
+ Giáo viên đọc diễn cảm cho trẻ đọc theo
+ Cho trẻ đọc lời ca ghép với tiết tấu nếu có thể
- Dạy trẻ hát theo lối truyền khẩu từng câu nhƣng phải vừa dạy hát vừa
kết hợp với 1 hoạt động để dạy trẻ từng câu ẩn dƣới đó
Ghi chú: Phần dạy hát càng dạy chậm thì càng nhớ lâu và dễ thuộc, dạy
càng nhanh thì càng nhanh quên
+ Cho tổ/ nhóm/ cá nhân hát
+ Cả lớp hát lại 2 lần
Bước 3: Củng cố, ôn luyện
+ Giáo viên nên cho trẻ nghe hoặc hát lại toàn bộ bài hát
+ Giáo viên có thể cho trẻ vừa hát vừa kết hợp với các hoạt động khác:
+ Giáo viên giáo dục thông qua bài hát
1.3.2. Vai trò của khởi động giọng trong hoạt động ca hát cho trẻ ở trường
mầm non
Luyện thanh đối với ngƣời lớn là hƣớng dẫn các kỹ thuật thanh nhạc từ
đơn giản đến chuyên nghiệp nhằm giúp ngƣời học nâng cao giọng hát, cải
thiện chất giọng cũng nhƣ mở âm vực rộng hơn giọng và rèn các kỹ năng ca

hát. Âm vực rộng hơn giúp chúng ta có nhiều “lựa chọn” hơn khi chọn bài
hát.

14


Khởi động giọng cho trẻ cũng là một hình thức luyện thanh nhƣng yêu
cầu đơn giản hơn so với ngƣời lớn. Tức là hƣớng dẫn trẻ tập một số mẫu âm
khởi động (luyện thanh) đơn giản nhằm rèn các kỹ năng ca hát cho trẻ để trẻ
có tƣ thế hát đẹp, giọng hát tự nhiên, âm thanh sáng sủa và nhẹ nhàng, biết
cách điều chỉnh hơi thở cho phù hợp, hát chính xác rõ lời và đồng đều. Từ đó
giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong việc thể hiện đồng thời cũng nâng cao
chất lƣợng giáo dục âm nhạc cho trẻ.
Việc khởi động giọng cho trẻ trƣớc khi tập hát là rất cần thiết. Mục
đích của việc khởi động giọng giúp trẻ thông qua giai điệu âm nhạc phát âm
rõ ràng, mạch lạc các nguyên âm sáng có độ mở rộng, hơi rộng (a, ô, o); các
nguyên âm tối có độ mở hẹp, hơi hẹp (e, u, ƣ, i…). Luyện giọng làm nhiệm
vụ cộng hƣởng, tạo âm vang, âm sắc giúp cho thanh đới đƣợc khởi động trƣớc
khi hát bài hát. Với trẻ 5 – 6 tuổi, các bài luyện giọng ghép 2 – 3 âm góp phần
cho trẻ làm quen với việc học chữ chuẩn bị trƣớc khi đến trƣờng phổ thông.
Để hoạt động ca hát có chất lƣợng đồng thời giúp trẻ phát triển cơ quan
phát âm, tai nghe âm nhạc và kĩ năng ca hát trƣớc khi hát cần tập cho trẻ các
bài luyện âm cơ bản theo giai điệu. Giúp trẻ rèn đƣợc các kĩ năng ca hát một
cách có hệ thống và phát triển tiềm năng vốn có của trẻ.
1.4. Đặc điểm cấu tạo bộ máy phát âm
Tiếng hát cũng nhƣ tiếng nói, đƣợc tạo ra do hoạt động phối hợp rất
chặt chẽ và đồng bộ của nhiều bộ phận khác nhau làm thành bộ máy phát âm.
Các bộ phận chính yếu của bộ máy phát âm gồm:
- Bộ phận cung cấp làn hơi
- Bộ phận phát thanh

- Bộ phận truyền tăng âm
- Bộ phận phát âm (nhả chữ)
- Bộ phận dôi âm (cộng minh)
15


a. Bộ phận cung cấp làn hơi
Bao gồm hai lá phổi, đƣợc tác động của các cơ ngực, sƣờn, cơ hoành
cách mô, cơ bụng (hình 1):

+ Phổi gồm những tế bào xốp, có độ co giãn lớn, tạo thành bởi những
túi nhỏ, các túi này giãn ra để chứa đầy không khí, và co lại để đẩy không khí
ra ngoài bằng các phế quản. Các phế quản này đều thông vào khí quản, trông
giống nhƣ những rễ cây bám vào gốc cây.
Sự co giãn chủ động của phổi là do sự hỗ trợ tích cực của lồng ngực và
hoành cách mô cùng các cơ bụng: Hoành cách mô hạ xuống, lồng ngực
trƣơng ra, làm cho phổi giãn ra tăng thêm thể tích, tạo khoảng trống cho
không khí ở bên ngoài vào. Hoành cách mô nâng lên, bụng hơi hóp vào, lồng
ngực buông lỏng xuống, làm cho phổi thu nhỏ lại, đẩy không khí ra ngoài
(hình 2):

16


+ Chúng ta có thể ví hai lá phổi nhƣ một cái bễ cung cấp dƣỡng khí cho
cơ thể và thải thán khí ra ngoài. Mỗi lần thở bình thƣờng, ta hít vào nửa lít
không khí.
Khi làn hơi từ phổi đƣợc đẩy ra ngoài, nếu tác động đúng cách lên
thanh đới (dây tiếng), thì sẽ phát ra âm thanh. Chất lƣợng của âm thanh phát
ra, một phần lớn phụ thuộc vào làn hơi từ phổi đƣa lên tác động vào thanh

đới. Cần phải tập luyện hơi thở sao cho đầy đặn, và điều chế làn hơi sao cho
nhuần nhuyễn phù hợp với nhu cầu trong ca hát.
b. Bộ phận phát thanh
Chỉ mới phát ra âm thanh chứ chƣa phát ra tiếng, ra lời gồm 2 thanh đới nằm
trong thanh quản (hình 3a):

17


+ Thanh quản là một ống nối tiếp với khí quản. Phần giữa thanh quản
thắt lại nhƣ cổ chai. Chỗ thắt lại này là do các dây cơ và sụn chắn ngang hai
bên tạo nên thanh đới. Thanh đới là bộ phận chủ yếu tạo ra âm thanh: Do áp
lực của làn hơi từ phổi đƣa lên, thanh đới, với những độ căng khác nhau và
hình dạng khác nhau, mở ra và đóng lại nhanh chậm khác nhau, cắt làn hơi
thành những sóng âm có tần số khác nhau, tạo thành những âm thanh có cao
độ khác nhau. Thanh đới mỏng/ngắn mở đóng nhanh hơn thanh đới dày/dài
(thanh đới ở phụ nữ và trẻ em ngắn và mỏng hơn ở đàn ông, nên giọng nữ và
trẻ em cao hơn giọng đàn ông 1 bát độ). Thanh đới mỏng hơn khi đƣợc căng
ra, hoặc thanh đới không mở đóng toàn phần, mà chỉ mở đóng trên một phần
nào đó của mình, làm cho phần thanh đới tham gia cắt làn hơi ngắn đi, và nhƣ
vậy tạo đƣợc những âm t hanh cao. Độ căng, hình dạng, kích thƣớc của thanh
đới không chỉ ảnh hƣởng đến cao độ, mà cả âm sắc nữa. Còn cƣờng độ âm
thanh là do sức mạnh của làn hơi đƣa lên
Nhƣ vậy âm thanh phát ra phù hợp hay không là do sự phối hợp nhuần
nhuyễn giữa làn hơi và các cơ điều khiển thanh đới. Do đó, cần bảo vệ thanh
đới cho lành mạnh.
18


+ Biện pháp bảo vệ thanh đới tốt nhất là hát cho đúng cách, nghĩa là hát

làm sao để cho mọi hoạt động khác hỗ trợ cho thanh đới đều phải phù hợp,
không bao giờ hát quá sức, tức là hát quá lớn và quá cao. Hát quá lớn nhƣ gào
thét, có thể dẫn đến chỗ “mất tiếng” do thanh đới bị tổn thƣơng không có khả
năng làm việc linh hoạt theo yêu cầu của nghệ thuật ca hát. Hát quá cao
không phù hợp với loại giọng của mình, làm cho thanh đới căng quá mức, nếu
kéo dài và phối hợp với hát lớn, cũng gây tổn thƣơng đến thanh đới.
c. Bộ phận truyền tăng âm:
Gồm chủ yếu là cuống họng (yết hầu) thông với đƣờng miệng hoặc đƣờng
mũi.
+ Các chấn động âm thanh do thanh đới tạo ra, đƣợc bộ phận truyền âm gom
lại và dẫn ra ngoài theo hƣớng miêng hoặc mũi. Cuống họng và miệng không
19


×